Tôi kể chuyện...(Một góc nhìn về Giáo lý Nam Tông - Bắc Tông và sự phát triển của Phật giáo qua các

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Hôm nay latuan sẽ bắt đầu kể hầu đại chúng một câu chuyện liên quan ít nhiều đến thực tướng của đạo Phật.
Có thể sau khi tham cứu câu chuyện này sẽ có nhiều vị nhận diện được đâu là bến mê, đâu là bờ giác và cũng có thể mọi người sẽ nắm được chứng cứ để phán quyết latuan là kẻ ác, là quyến thuộc của Ma vương.
Câu chuyện của latuan kể sẽ liên quan đến kinh điển nguyên thủy, kinh điển đại thừa, vì sao Phật giáo Nam Tông bác bỏ kinh đại thừa, vì sao Lục Tổ Huệ Năng lại tuyên thuyết pháp đại thừa đốn giáo,... Xem xong hẳn mọi người sẽ ít nhiều nhận ra vì sao latuan ngày nay lại lắm lời.
Thêm nữa, câu chuyện này latuan xin thông cáo trước là sẽ ít nhiều đặt giới Tăng sĩ thanh văn thừa về đúng vị trí mà Phật Thích Ca cũng như những vị Giác giả nhìn nhận.
Để tránh việc không liền mạch của câu chuyện thì latuan mong rằng sẽ không có quý hữu nào chia sẻ nơi topic này.
Tuy nhiên, topic này cũng không là màn độc thoại của latuan. Latuan sẽ làm những topic nhánh để thảo luận, chia sẻ cùng với mọi người trước khi bày ra chánh kiến của mình. Rất hy vọng mọi người cùng tham gia thảo luận trên tinh thần khách quan học hỏi và chia sẻ.
Kính!
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Vì sao kinh điển Nam Tông bị gọi là kinh tiểu thừa?

Nguyên nhân dẫn đến việc kinh điển của hệ phái Nam Tông bị người học Phật sau này gọi là kinh tiểu thừa? Gọi như vậy có đúng không hay nên gọi khác đi?...
...
Phật Thích Ca vốn không có thuyết kinh tiểu thừa cũng như kinh đại thừa? Việc phân định tiểu thừa đại thừa là do tâm phân biệt rạch ròi dính mắc tri kiến lập tri ở người học Phật đời sau.
Phật Thích Ca sơ khởi chỉ nói đến cụm từ đại thừa nhằm thể hiện pháp khí của những người học Phật mang tâm hạnh bồ tát. Vì hiểu lầm tâm Phật nên về sau việc phân định tiểu thừa, đại thừa ở người học Phật chưa chứng ngộ đã gây ra sự rạn nứt dẫn đến việc chia Tông rẽ giáo. Đây là lỗi làm thân Phật chảy máu ở người học Phật vô minh. Là việc làm khiến người học Phật sau này mê mờ sự chân ngụy của chánh pháp.
(Còn tiếp)
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Nền tảng của kinh điển Nam Tông là những lời mộc mạc, gần gũi do chính Phật Thích Ca chỉ bày dựa cơ sở người đến tham cứu về sự giải thoát. Chính vì vậy mà giáo lý Nam Tông thể hiện khuynh hướng tu thân rèn chí, là phương pháp học Phật hướng nội để đắc ngộ giải thoát hoàn toàn.
Tuy nhiên, lời Phật Thích Ca chỉ bày cho người là tùy bệnh cho thuốc mang tính trung đạo nhưng trải qua quá trình trao truyền khi đặt những lời Phật thuyết vào một bối cảnh khác thì lời Phật thuyết đã bị người đời sau hiểu sai khác dẫn đến lời Phật rơi vào biên kiến chủ quan. Người học Phật về sau nương theo kinh nguyên thủy đúng như lời Phật thuyết chỉ biết lo cho thân, hạn chế việc cứu khổ, phò nguy giúp người. Gặp người nhất nhất lắng nghe thì chỉ bày trong sự hiểu biết giới hạn bởi sự y kinh cùng thiên kiến chủ quan; Gặp người nhiều tri kiến muốn tham cứu kỹ lối đi một cách rõ ràng trước khi dấn thân tầm Đạo Lớn thì cho rằng đó là những kẻ chống trái, là ngoại đạo tà ma phá hoại đạo Phật hoặc là cho rằng không phải duyên nên bỏ người rời đi và tự thân ngày càng chìm sâu vào biên kiến chủ quan, cực đoan, quá khích.
Hẳn là về sau do nhận thấy người học Phật Nam Tông chỉ chú trọng lo thân, không ra sức hộ trì chánh pháp nên người đời sau gọi là hệ phái tiểu thừa dần dà kinh điển Nam truyền cũng bị gọi là kinh tiểu thừa.
Vì không chấp nhận sự phân biệt có tính kỳ thị đó nên người học Phật Nam Tông phản kháng, không thừa nhận hệ phái Bắc Tông là đạo Phật thông qua việc bác bỏ kinh đại thừa vì kinh đại thừa không do lời Phật Thích Ca tuyên thuyết. Kinh không do Phật Thích Ca tuyên thuyết mà hệ phái Bắc Tông trao truyền, hoằng pháp thì hệ phái Bắc Tông là ngoại đạo chứ không phải là đạo Phật chánh thống.
Tuy nhiên, người đời đã thừa nhận hệ phái Bắc Tông là đạo Phật. Hệ phái Nam Tông phóng lao theo lao đành bài bác kinh đại thừa không có bát chánh đạo, không có pháp hành giúp học nhân chứng ngộ giải thoát hoàn toàn.
Thật ra liệu đã có mấy ai học Phật theo đường lối Nam Tông chứng ngộ hoàn toàn? Nếu có thì rào cản, phân biệt kỳ thị kinh đại thừa đã được tháo gỡ. Vì sao? Vì thực tế là kinh điển đại thừa nương nơi kinh điển Nam Tông mà thành tựu, nếu không có gốc kinh điển Nam Tông sẽ không có kinh điển phát triển đại thừa.
Việc gọi kinh điển Nam truyền liệu có đúng mực không?
Hẳn là không vậy. Dẫu rằng kinh điển Nam Tông chú trọng việc giải thoát cá nhân, hạn chế tâm Bồ tát nhưng cũng có câu "Nếu chưa cởi trói cho mình thì đâu thể cởi trói cho người", vậy nên chăng tháo gỡ gút mắc gây điều chống trái, xung đột giữa những người học Phật bằng cách đồng tiến về trung đạo.
Kinh điển Nam Tông đã đến lúc không nên gọi là kinh tiểu thừa mà là kinh nguyên thủy. Đây là sự mở lối để thừa nhận kinh điển đại thừa (kinh điển phát triển) là không do Phật Thích Ca tuyên thuyết mà là do một vị Giác giả thông tuệ đời sau, có vài bộ kinh đại thừa lại không do một người Giác ngộ hoàn toàn tuyên thuyết.
Và trong kinh điển phát triển (kinh đại thừa) một khi còn cụm từ giác ngộ giải thoát hoàn toàn thì nơi đó chứa đủ đầy bát chánh đạo và những pháp hành rốt ráo đủ để cho mọi chúng sinh muốn thoát khỏi luân hồi tựu thành việc chấm dứt sinh tử.
Kính!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Sai lầm đặc biệt nghiêm trọng hiện tồn ở giáo lý hệ phái Nguyên Thủy - Đã có những ngộ nhận đáng tiếc!

Vì không dung nạp kinh điển phát triển nên có một thời người học Phật ở hệ phái Nam Tông bị gán ghép vào Tông phái tiểu thừa. Việc không dung nạp kinh đại thừa là một sai lầm nghiêm trọng của người học Phật thuộc hệ phái Nam Tông. Nếu người học Phật thông pháp thì sẽ rõ tất cả các pháp đều là Phật pháp. Bởi do chấp ngã, chấp tướng, chấp chánh tông Phật môn mà tri thức người học Phật Nam Tông có sự tụt hậu nhất định so với mặt bằng tri thức chung của nhân loại.
Một sai lầm đáng kể nhất ở người học Phật Nam Tông là hiểu sai về lời Phật nói, đây là sai lầm đặc biệt nghiêm trọng ở một số lượng không nhỏ người học Phật Nam Tông. Đó là sự sai lầm khi khẳng định không có linh hồn, giả như việc trình bày về sự không có linh hồn rõ ràng thì đã không gây ra sự ngộ nhận đáng tiếc ở người tham cứu kinh điển. Giá như việc trùng tuyên, kết tập, suy luận hay dịch thuật được trình bày sáng rõ rằng Không Có Linh Hồn Trường Cữu thì giáo lý hệ phái Nguyên Thủy đã có sự hoàn thiện hơn.
Vì chỉ ghi nhận linh hồn không có dễ khiến người tham cứu liên tưởng không có thức tái sinh (linh hồn bất định). Nếu nhận thức như thế thì giáo lý của đạo Phật sẽ rơi vào Đoạn Diệt vì nếu không có linh hồn hay thức hay một khái niệm nào đó thay cho nghĩa linh hồn bất định bị phủ định rằng không tồn tại thì nghiệp của chúng sinh sẽ biết bám vào đâu để ràng buộc chúng sinh 6 đường trôi lăn trong Tam giới. Vậy nên không thể khẳng định linh hồn không có một cách không rõ ràng, minh bạch.
Vì sao? Vì linh hồn bất định hay thức chính là chỗ dựa của nghiệp và người học Phật muốn giải thoát thì phải xả bỏ tàng thức, tâm phân biệt dính mắc sinh diệt mà liễu sinh thoát tử.
Latuan sẽ giả lập một cuộc tham vấn của ngoại đạo trước Phật Thích Ca vào thuở xưa về sự tồn tại của Đại Ngã (linh hồn thường tại).
- Thưa ngài Cù Đàm! Nếu học và hành theo giáo lý giải thoát thì sẽ được gì?
- Khoan hãy nói việc học theo đạo giác ngộ sẽ được gì vì rốt ráo của sự giải thoát là không có gì để được.
- Nếu hành pháp của ngài mà không được gì thì tôi sẽ hành theo pháp tu mà tôi đang y tựa.
- Học theo pháp tu đó ông sẽ được gì?
- Được hợp thể với đại ngã, trở thành linh hồn trường cữu bất tử.
- Linh hồn trường cữu đó có thật không?
- Có thật.
- Và ông đã từ linh hồn trường cữu đó mà thọ sinh ra nơi đây, đúng không?
- Đúng vậy. Và pháp tu của tôi là hành trì để trở về linh hồn trường cữu bất tử đó.
- Lời ông nói nghe thật điên đảo.
- Sao ngài Cù Đàm nói thế?
- Ông nói rằng ông từ nơi linh hồn bất tử mà thọ sinh nơi đây. Vậy hiện tại trong thể xác này ông có linh hồn không?
- Hiển nhiên là có.
- Vậy cái linh hồn này có phải do linh hồn bất tử sinh ra? Nếu do linh hồn bất tử sinh ra và mai này khi ông chết thì linh hồn hiện tại của ông sẽ diệt để trở về linh hồn bất tử. Vậy là có sinh có diệt thế sao ông lại bảo là linh hồn thường tại bất diệt. Ngược lại, nếu linh hồn hiện tại của ông không do linh hồn thường tại sinh ra thì linh hồn của ông do đâu mà có. Còn nếu bảo hiện ông không có linh hồn thì lẽ ra đã không có ông.
Vậy nên nếu cho rằng linh hồn thường tại đã sinh ra ông thì linh hồn đó đã là có sự sinh diệt.
...
Với giả lập trên thì Phật chỉ bác bỏ linh hồn thường tại của ngoại đạo chứ không hề bác bỏ linh hồn bất định, thức tái sinh ở mỗi chúng sinh.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Những khiếm khuyết khác tồn lưu ở giáo lý kinh điển của hệ phái Nam truyền.

(Trích dẫn kinh Mi tiên vấn đáp)
Vua Mi lan đà hỏi:
- Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng?
Ngài Na tiên trả lời:
- Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương .
Vua Mi lan đà vấn:
- Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
Ngài Na tiên đáp:
- Đúng là như thế.
Vua Mi lan đà nói:
- Xin đại đức giảng cho nghe.
Ngài Mi tiên đáp:
- Thức tái sanh ấy được gọi là kết sanh thức, tức là thức nối liền từ kiếp này sang kiếp kia. Khi chết, thức diệt, không đi theo, nhưng nó tác động, chuyển hướng trong nháy mắt là kết sanh thức đi sang cảnh giới khác liền. Ví như người ta mồi lửa từ cây đèn này sang cây đèn khác. Lửa từ cây đèn bên này không đi sang cây đèn bên kia như thế nào, thì thức cũng không đi theo như thế ấy, tâu đại vương .
- Xin cho nghe thêm ví dụ.

- Thuở nhỏ đại vương có học toán số, văn phạm, sử truyện với các thầy phụ đạo phải chăng?

- Đúng thế.

- Thế thì toán số, văn phạm, sử truyện... ấy nó có chạy ra từ miệng, từ óc của thầy phụ đạo sang miệng và óc của đại vương chăng?

- Không có chạy qua.

- Và khi đại vương học giỏi, thì kiến thức, hiểu biết của các thầy phụ đạo chắc là cạn hết vì đã truyền sang tất thảy cho đại vương rồi?

- Không phải như thế. Kiến thức và hiểu biết của các vị ấy còn y nguyên.

- Vậy là không có cái gì đi qua cả sao?

- Không có.

- Tái sanh cũng y cũng như thế. Khi chết ngũ uẩn diệt, thức cũng diệt, chẳng có thức đi theo, nhưng thức ấy tác động, hướng tâm, trong một niệm là duyên theo cảnh giới tái sanh liền, tâu đại vương .

- Trẫm đã rõ.

* * *

Đức vua hỏi:

- Cho trẫm trở lại câu hỏi trước. Đại đức nói là khi chết, ngũ uẩn diệt, nghĩa là cả thân tâm này diệt hết, không còn gì?

- Đúng vậy.

- Chẳng có bất cứ cái gì ở thân này đi sang cảnh giới tái sanh cả?

- Tạm thời có thể nói như vậy.

- Vậy thì tiện lắm, khỏe lắm rồi. Nếu trên đời này mà trẫm có làm ác, giết người vô số; khi chết, tất cả nghiệp cũng diệt theo; sang cảnh giới mới, trẫm sẽ không bị trả quả do ác nghiệp của mình đã tạo!

- Chẳng phải thế đâu, đại vương! Chỉ có người chấm dứt mọi nguyên nhân sanh tử, kẻ ấy mới chấm dứt được nghiệp; còn tất cả mọi chúng sanh, không ai thoát được nghiệp đã gieo!

- Thế tại sao đại đức bảo là diệt hết!

- Đại vương có nhớ chuyện xử phạt người trộm xoài không?

- Có nhớ.

- Kẻ trộm xoài ấy đã ngụy biện ra sao?

- Y nói rằng, tôi hái trái ở trên cành còn xoài của người trồng ở trong đất đã bị diệt mất tiêu.

- Rồi đại vương phán tội ra sao?

- Trái dưới đất nó diệt nhưng nó nảy mầm, lớn lên, ra hoa ra trái. Trái mà ngươi hái cũng do từ trái dưới đất mà sanh ra.

- Nghiệp cũng như thế, tâu đại vương! Thân tâm tuy diệt, nhưng nghiệp đã tạo giống như mầm cây, nó sẽ ra hoa kết trái ở thân tâm mới. Người hái trộm xoài không thoát khỏi tội như thế nào thì chúng sanh cũng chẳng thể tránh khỏi nghiệp khi nó đã trổ quả, tâu đại vương!
...
Đành rằng kinh Mi tiên vấn đáp không phải là chánh kinh do Phật Thích Ca thuyết nhưng bộ kinh này được hệ phái Nam Tông dung nạp. Do vậy nên tạm chấp nhận tư tưởng có nơi bộ kinh chính là hệ tư tưởng kế thừa kinh điển Nikaya.
Có một thực tế là bộ kinh này ra đời sau những bộ kinh Nikaya và có mặt trước những bộ kinh phát triển đại thừa.
...
Xét lại ngôn phong của bộ kinh Nikaya cũng như kinh Mi tiên là rất mộc mạc, gần gũi, giản dị. Điều này thể hiện sự tương thích trình độ nền của tri thức nhân loại ở thời điểm hơn 2500 về trước. Do vậy có thể nhìn nhận hệ thống giáo lý kinh điển đạo Phật đã được canh tân, hoàn thiện qua các thời kỳ và điều này mở ra một giả thuyết kinh đại thừa là hệ thống kinh điển kế thừa phát triển tư tưởng, tri kiến của Phật Thích Ca. Pho kinh điển phát triển ra đời sau thời Phật Thích Ca những 400, 500 năm nên đương nhiên pho kinh điển này không thể là những lời do chính Phật Thích Ca truyền trao. Vấn đề này tạm gác lại. Hồi sau sẽ rõ.
Quay lại những khiếm khuyết tồn lưu ở phần trích dẫn y kinh của kinh Mi tiên vấn đáp.
Ngài Na tiên đại diện tri kiến Phật khẳng định ngũ uẩn diệt và thức uẩn cũng diệt khi chúng sinh chết đi. Hẳn là do nương theo giáo lý không liễu nghĩa này mà nhiều người học Phật khẳng định linh hồn không có.
Ngài Na tiên lại nói:
- Tái sanh cũng y cũng như thế. Khi chết ngũ uẩn diệt, thức cũng diệt, chẳng có thức đi theo, nhưng thức ấy tác động, hướng tâm, trong một niệm là duyên theo cảnh giới tái sanh liền, tâu đại vương.
...
Lập luận như thế này thì với chánh pháp quả thật là phạm không ít lỗi lầm.
Trên thực tế là chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn (tạm gọi là linh hồn bất định) và linh hồn này bị ràng buộc bởi niệm yêu ghét cũng như nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo. Nếu nhập thai người trải qua 9 tháng 10 ngày bị chèn ép trong thai ngục tàng thức bị che mờ. Khi sinh ra đời thì những tánh hạnh tốt xấu ở tiền kiếp chỉ còn đọng lại như những vệt ký ức và tùy duyên mới mà được dần dần hé lộ.
Bảo người chết thức liền diệt là sai lầm cơ bản của người học Phật.
Việc mở ra Kết sanh thức hay Thân trung ấm là sai lầm của người học Phật rơi vào suy lường là việc trên đầu lại gắn thêm đầu, trên mỏ lại gắn thêm mỏ. Lẽ ra cứ hiểu đó là thức, là linh hồn của người chết thì vấn đề đã gọn gàng, sáng rõ hơn.
...
Và đoạn trích dẫn y kinh như trên vẫn còn rất nhiều sạn. Tương tự như vậy trong những bộ kinh Nikaya có không ít khiếm khuyết tồn lưu hẳn đây là do việc hiểu sai lời Phật Thích Ca nói cũng như việc thêm thắt vào kinh gốc bằng vào ý chủ quan của người kết tập, việc tam sao thất bản.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên