Chánh Pháp Pháp Môn Tịnh Độ.

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Đầu tiên, xin được trình bày bốn câu kệ trong kinh Hoa Nghiệm :
Nhược nhân dục liểu tri.
Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán pháp giới tánh.
Nhất thiết duy tâm tạo.
Tạm dịch là:
Như người muốn hiểu rỏ.
Chư Phật cả ba đời.
Hảy quán xét cội nguồn Pháp giới.
Tất cả đều từ Tâm sinh.
Cả cái gọi là "Chánh pháp", dỉ nhiên có "Chánh pháp Pháp Môn Tịnh Độ". Nhưng...

1/Nguồn gốc tông phái.
Tịnh độ Tông là một trường phái tu Đạo Phật phổ biến rất nhiều tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao Tăng Trung Quốc với Pháp Danh Huệ Viển (334-416) sáng lập.
2/Tông chỉ.
Lấy câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật làm hạnh duy nhất, lấy cảnh giới Cực Lạc của Phật A Di Đà là phát nguyện duy nhất sanh về, và tất cả hạnh, nguyện này là tín tâm duy nhất của hành giả.
Cho nên Tín, hạnh, nguyện này nói ba nhưng thật ra là một.
Tịnh độ tông lấy ba bộ kinh chính là;
-Kính Vô Lượng Thọ.
_Kinh A Di Đà.

-Quán Vô Lượng Thọ kinh.




 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Đầu tiên, xin được trình bày bốn câu kệ trong kinh Hoa Nghiệm :
Nhược nhân dục liểu tri.
Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán pháp giới tánh.
Nhất thiết duy tâm tạo.
Tạm dịch là:
Như người muốn hiểu rỏ.
Chư Phật cả ba đời.
Hảy quán xét cội nguồn Pháp giới.
Tất cả đều từ Tâm sinh.
Cả cái gọi là "Chánh pháp", dỉ nhiên có "Chánh pháp Pháp Môn Tịnh Độ". Nhưng...

1/Nguồn gốc tông phái.
Tịnh độ Tông là một trường phái tu Đạo Phật phổ biến rất nhiều tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao Tăng Trung Quốc với Pháp Danh Huệ Viển (334-416) sáng lập.
2/Tông chỉ.
Lấy câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật làm hạnh duy nhất, lấy cảnh giới Cực Lạc của Phật A Di Đà là phát nguyện duy nhất sanh về, và tất cả hạnh, nguyện này là tín tâm duy nhất của hành giả.
Cho nên Tín, hạnh, nguyện này nói ba nhưng thật ra là một.
Tịnh độ tông lấy ba bộ kinh chính là;
-Kính Vô Lượng Thọ.
_Kinh A Di Đà.

-Quán Vô Lượng Thọ kinh.
1/Nguồn gốc tông phái.
Tịnh độ Tông là một trường phái tu Đạo Phật phổ biến rất nhiều tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao Tăng Trung Quốc với Pháp Danh Huệ Viển (334-416) sáng lập.
Cầu Pháp 1: đhv Chiếu Thanh đạo hữu có thể vui lòng cho hỏi.

Thời Đức Phật Thích Ca còn thị hiện ở cõi Ta-bà là đã có Pháp môn Niệm Phật rồi, do mình đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đức Phật đã truyền pháp này lại cho Quốc mẩu là Vi Đề Hy, mẩu hậu vua A xà Thế...
Đáng lẽ sau khi Phật nhập diệt thì đã có rồi, cớ sao phải tới 544 + 334 = hơn 800.. năm sau, Thời Pháp Sư Huệ Viễn (334-416) là năm trước tây lịch hay sau tây lịch?

Cầu Pháp 2:

"Chánh pháp Pháp Môn Tịnh Độ" từ nơi kinh nào mà có câu này ?

Mong Quí vị / đhv giải nghi thật cảm ơn.

Kính,
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cầu Pháp 1: đhv Chiếu Thanh đạo hữu có thể vui lòng cho hỏi.

Thời Đức Phật Thích Ca còn thị hiện ở cõi Ta-bà là đã có Pháp môn Niệm Phật rồi, do mình đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đức Phật đã truyền pháp này lại cho Quốc mẩu là Vi Đề Hy, mẩu hậu vua A xà Thế...
Đáng lẽ sau khi Phật nhập diệt thì đã có rồi, cớ sao phải tới 544 + 334 = hơn 800.. năm sau, Thời Pháp Sư Huệ Viễn (334-416) là năm trước tây lịch hay sau tây lịch?

Cầu Pháp 2:

"Chánh pháp Pháp Môn Tịnh Độ" từ nơi kinh nào mà có câu này ?

Mong Quí vị / đhv giải nghi thật cảm ơn.

Kính,
Kính diễn đàn !
Xin gọi chung là Đạo hửu!
Kính!
Thưa, từ ngày xa xưa PG chẳng có tông phái nào hết! Đây là điều quý đạo hửu phải biết trước tiên.
Tịnh Độ Tông chỉ là cái quy ước có từ thời Phật Thích Ca nhập diệt sau đó gần hơn 600 năm
Và đây là tông phái của người Trung Hoa.
Và vô số phát sanh sau đó.
Thưa.
Quý vị có dám chắc rằng là quý vị đang theo người Trung Hoa ở khía cạnh Phật Giáo không ?
Bao nhiêu bản dịch kinh điển đều xuất phát từ Hán Tạng.
Nếu cái trước đã đúng thì cái sau, sao lại sai !!!
Xin cãm ơn!
Nay xin trở lại với Pháp môn Tịnh Độ.
Thưa, Chánh pháp pháp môn Tịnh Độ. lấy câu :" Duy Niệm nhất cú A Di Đà Phật thị Hạnh Nghiệp, Hạnh Nguyện, Hạnh tín tâm.".
Nghĩa là chỉ lấy câu Niệm Phật làm hạnh cho mình, cho đồng thọ nghiệp như mình và cho tất cả pháp giới chúng sanh.
Thế thì, chẳng phân biệt, chẳng không phân biệt , và xa lìa phân biệt.
Chánh Pháp Pháp Môn Tịnh Độ chỉ có như vậy thôi!
_________________________


2/Đúng là không có Chánh Pháp Pháp Môn Tịnh Độ, và ... hiểu theo ý Đh hỏi là có cái để gọi là Phi Chánh Pháp Pháp Môn Tịnh Độ!
Vâng!
_Khi không lấy câu niệm :Nam mô A Di Đà Phật làm hạnh nghiệp, hạnh nguyện, hạnh tín tâm
là phi chánh pháp.

Con người ta thường nghĩ xa vời mông lung, cần đạt cái gì xa xôi vọng tưởng mà không biết rằng tự tánh sanh tất cả pháp.

...

....

Các Đ/h sẻ hỏi rằng : Ồ! chẳng lẻ Pháp môn tịnh độ chỉ có vậy thôi sao ?
Àh! vậy thôi đấy! Chỉ một câu duy nhất và ngắn gọn.
Giống như câu chuyện thế này:
Trong buổi lể khai mạc Thế Vận Hội Xê_Uôn vị Bộ Trưởng Thể Thao bước lên đọc lời khai mạc như thế này:
-Kính thưa..., kính thưa....
Tôii xin khai mạc thế vận hội Xê Uôn lần thứ ...

Vỗ tay...
...và bước xuống

Lời khai mạc ngắn nhất và không thiếu.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Diển Đàn.
Con người thường tự hào vào trí tuệ thông minh kiệt xuất.
Nhưng thưa rằng đó chỉ là nhửng chướng duyên mà "con người" phải nhận lảnh mà thôi!.
Đơn giản nhất là khi "anh" biết cái tối thì vô tình chính "anh" đả tự nhận mình đã biết cái sáng, không biết sáng như thế nào thì làm sao biết tối?
Từ nghĩa tối sáng như trình bày , có thể quy ra nóng và lạnh, thương và ghét, yêu thương và thù hận, hiền và ác. .... vân vân và vân vân
Và Pháp Môn Tịnh Độ chỉ lấy duy nhất câu niệm Phật để chúng sanh rời bỏ từ từ thế giới nhị nguyên. Cái thế giới vô cùng vô lượng A Tăng Kỳ chuyện từ thế giới nhị nguyên này.
Những câu chuyện Thiền củng chỉ là một trong vô lượng vô biên A Tăng kỳ chuyện từ thế giới nhị biên.
Vì vậy, Tịnh Độ chính là Pháp môn siêu việt của Chư Phật mười phương.
Có câu chuyện như thế này:
Vị học trò tu theo Pháp Môn Tịnh Độ. Lâu ngày rồi củng phải hỏi Thầy:
_Thưa Thầy Niệm Phật hoài đặng chi, hả Thầy?
Thầy nói :
_ Niệm Phật đi con.
...
Rồi lâu ngày nửa. Trò lại thưa:
_Thưa thầy, con người như con đây có trí khôn sao Thầy chẳng dạy chi hết?
Thầy chậm rải trả lời
_Thầy hồi xưa củng có , nay Thầy bình an được như bây giờ nhờ Thầy đã vưt bỏ!... Niệm Phật đi con!
Trò nghe và suy tư... cuối cùng quyết định.
Bỏ Thầy...
Và bốn mươi năm sau
....
Đoạn kết xin dành quý vị.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trước đây, tôi vẩn thường suy nghỉ rằng Tịnh Độ tông là pháp Tu dành cho người lớn tuổi, sắp theo ông theo bà, sắp chết. Nay tôi đã là người luống tuổi tôi bổng nhiên tín tâm Tịnh Độ chắc là điềm báo tôi củng sắp...
Giống như câu chuyện của người học trò sau bốn mươi năm nghiền ngẫm chân lý.
Vâng, tôi có đọc đâu đó câu chuyện như thế này:
Có một vị Sư già trong giây phút gần chết. Người bạn vị Sư đến nói rằng:
_Để tôi chđường cho anh đi.
Vị Sư nói:
_Tôi đến đây một mình thì tôi đi một mình, không cần ai cđâu!
(thật là câu nói đầy vẻ minh triết)
Người bạn vị Sư mỉm cười đáp:
_Nếu ông nghỉ rằng ông thật có đến có đi thì đó chỉ là vọng tưởng của ông mà thôi!
Ngừng một chút. Ông ta nói tiếp:
_Để tôi chỉ cho ông một con đường không đến, không đi.

VSư mỉm cười, và ... nham mat
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trong bài kệ Phục Nguyện có câu :

Nguyện sanh tây Phương Tịnh độ trung.
Cửu Phẩm liên hoa vi phụ mẫu....

Đây là cách giáo đầy thâm ý của các Tổ Sư Tịnh Độ, theo đó, các Ngài chỉ ra và chia ra thành chín tầng cao thấp khi vảng sanh. Và sanh thì sanh từ hoa sen. Nghĩa của ý kệ là như thế nào?


Kinh Cửu Phẩm Vãng Sanh A Di Đà Tam Ma Địa Tập Đà La Ni nói tên của 9 Phẩm là:

Thượng Phẩm

Thượng Phẩm Thượng Sinh Chân Sắc Địa
Thượng Phẩm Trung Sinh Vô Cấu Địa
Thượng Phẩm Hạ Sinh Ly Cấu Địa

Trung Phẩm

Trung Phẩm Thượng Sinh Thiện Giác Địa
Trung Phẩm Trung Sinh Minh Lực Địa
Trung Phẩm Hạ Sinh Vô Lậu Địa

Hạ Phẩm

Hạ Phẩm Thượng Sinh Chân Giác Địa
Hạ Phẩm Trung Sinh Hiền Giác Địa
Hạ Phẩm Hạ Sinh Lạc Môn Địa

Lấy thí dụ tên thấp nhất là Hạ Phẩm Hạ Sanh Lạc Môn Địa.
Chữ Địa trong Phật Giáo không có nghĩa là Đất, mà chữ "Địa" còn có nghĩa là tâm địa chúng sanh. Như đất là nơi mà tất cả các loài thực vật cây cỏ từ đó mà sanh, thì Tâm địa chúng sanh củng vậy là nơi chủng chủng tánh sanh khởi, Tánh Phật, tánh phàm, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh... củng không ngoài cái tâm địa này mà có, giống như cây đại thụ, hay cỏ lau.... củng không thể ngoài đất mà tồn tại được.

Chữ Lạc môn : có nghĩa là cổng dẩn đến an lạc thật sự, tưởng tượng như Thiên Chúa Giáo có cổng Thiên đường,

Lạc môn địa là Tâm địa của người sung sướng hạnh phúc mừng rở như người tới cổng của an lạc của hạnh phúc, Chúng ta có thể tưởng tượng như câu chuyện của người ở giửa biên, lênh đênh trên biển, bổng một buổi sáng thấy được đất liền, tâm trạng của người ấy là "Lạc môn Địa".

Như vậy, suy ra rằng sự đặt tên là chuyện "Thấy Biết" của Tổ Sư và mượn ngôn ngữ thế gian mà gọi, ngỏ hầu cho người thế gian thông qua ngôn ngữ tên gọi mà hiểu được Ý Tổ.

Chứ làm gì có cái hoa sen nào tên gọi là "Lạc Môn Địa", nằm ở đâu đó bên trời Tây, màu xanh hay đỏ hay vàng tím,

Vậy thì làm sao và khi nào thì vảng sanh để thọ thai trong liên hoa mà đặng Lạc môn địa?

Bằng cách suy luận ngược, chúng ta có thể hiểu đôi chút.

Ái hà thiên xích lảng.
khổ ài vạn trùng ba

Con người bơi lội trong dòng sông "Ái", mà trùng trùng sóng dử vồ vập xô đẩy, nếu có ai đã từng vượt biên sẻ hiểu rất rỏ cận cãnh mà Tổ sư dùng hình tượng trên để diển tả. Thấy được bờ là O^I WAO, MY GOD, ....

Dòng sông sâu ngàn dặm và mênh mông đó thực ra là chữ "ÁI" mà thôi ! nên gọi là "Ái Hà", Chúng ta chỉ cần thôi (bỏ) :"ÁI" thì đâu còn sông hay biển gì nửa ??? Nhưng Các Ngài Tổ Sư biết hàng phàm phu khó được như vậy nên mới dụng phương tiện. Phương tiện trì danh Phật.

Dục thoát luân hồi khổ.
Tảo cấp Niệm Di Đà.

Đó là phương tiện. Niệm Di Đà mà dứt "Ái" hoặc nhân duyên sanh :"Ái" thì mới thoát, chứ không phải niệm Di Đà là Bùa chú mà thoát, hay có ông Phật tên A Di Đà nào tới cứu . Và Niệm mà dứt "Ái" hoặc nhân duyên sanh "Ái" thì ngay lúc đó là vảng sanh, lúc vảng sanh ấy thì bổng thấy thoát khỏi "Ái Hà Thiên xích lảng", như người ở giửa biển mà thấy được đất liến, con đường dẩn đến Cực Lạc. Nên gọi là "Lạc Môn Địa".

Người nào, trì danh hiệu Phật nhất tâm rồi, có trí tuệ phát sanh thấy xưa nay lặn hụp trong bể khổ là đều do "Ái nghiệp" mà ra, và niệm Phật bổng thấy an ổn không còn đua tranh trong biển ái. thì người đó gọi là "Vảng sanh Liên Hoa Hạ phẩm hạ sinh Lạc Môn Địa".

Từ nơi "Sanh" như vậy. (sanh ở đây là sanh tâm địa, chứ không có nghĩa là sanh đẻ như ở nhà Bảo sanh). Nhất tâm trì niệm danh hiệu Phật, thì trí tuệ phát sanh, biết rỏ việc nên làm, việc gì nên tránh. Thì đó gọi là "Hạ phẩm trung sanh Hiền Giác Địa". Nghĩa là trí tuệ đã có được Giác Ngộ, tương ưng Giác của các bậc Thánh Hiền. Hằng ngày sống trong hành động, giác ngộ chuyện nên làm và chuyện không nên làm. Biết rỏ Thiện Ác mà xa lánh hoặc gần gủi. Do công phu trì danh Hiệu Phật, mà được như vậy thì người đó đã "Vảng sanh Liên Hoa Hạ Phẩm Trung Sanh Hiền Giác Địa.".

Niệm danh hiệu Phật không ngơi nghỉ và nhất tâm, trong không cầu, ngoài không vọng tưởng. Căn tánh thành thục, xa rời ác nghiệp, thành tựu thiện nghiệp từ Tâm địa Hiền Giác, thì trí tuệ phát sanh, như cây ngày càng lớn từ sự chăm sóc (niệm Phật), bón phân ( Làm thiện nghiệp), lúc đó sẻ tỏ tường Tánh Thiện, Tánh Ác vốn không phải hai. (Bất nhị). Tâm và cảnh là một. Người được như vậy thì gọi là : "Vảng sanh Liên Hoa Hạ Phẩm Thượng sanh Chân Giác Địa"

Qua phân tích như vậy, chúng ta thấy rằng, "Vảng sanh" là chuyện ngay bây giờ, và trong thế giới Ta Bà này, chứ không phải là chuyện viễn vong vọng tưởng ở Phương Tây. Sanh trong sen, là Tâm địa sanh, sen là dụ cho Tánh Phật. Tức là Tâm địa sanh trong tánh Phật. Còn cho rằng chết rồi thần thức sẻ nhập thai sen là tầm bậy hết sức.

Cho nên, Lục Tổ có dạy, "Giác ngộ là ở tại thế gian này tìm giác ngộ, Bỏ thế gian này mà tìm Giác ngộ khác gì lông rùa sừng thỏ".
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính ĐH Chiếu Thanh
SPL cám ơn ĐH đã quan tâm chỉ dạy về pháp môn Tịnh độ

Có thể nói ,pháp môn mà chúng ta có nhiều kiến giải khác nhau nhất và đã từng có nhiều tranh luận nhất là pháp môn Tịnh Độ , ở trong này.
Những sự tranh luận về Lý và Sự của pháp môn Tịnh Độ (trong khi chúng ta đều đang tìm học về Lý của Tịnh Độ và tu để đạt Sự Lý viên dung vô ngại ) là những tranh luận trong quá khứ cho thấy là vô ích . Sau đây xin đan cử một bài luận trong số các bài luận về pháp môn này.

HOA NGHIÊM HỢP LUẬN
Biển trí bát ngát mênh mông chẳng thể xét cùng bờ mé
Nguồn chân rộng lớn bao la khó tìm kiếm được bến bờ
Pháp giới Tỳ Lô Giá Na, thể tướng bao quát nơi trần sa .Pháp môn Phương Quảng, tịnh uế chan hòa nơi vô cực. Tùy theo nghiệp dụng tu tập trong hiện tại, nên thấy cảnh giới chẳng đồng, vì trái với cảnh thánh nên y báo và căn trần bất định.
Hoặc dùng quyền biến phân biệt Tịnh Độ nơi cõi khác để chỉ cõi uế trược nơi Ta bà . Hoặc bảo nơi đây chỉ là phương tiện để dẫn dắt giáo hóa và nói rõ phương tiện trên mới là cõi Thật báo. Bồ tát Văn Thù ở thế giới Kim Sắc từ cõi nước phương Đông đến , Quan Âm ở cõi mầu An Lạc từ phương Tây sang. Mỗi vị đều có cách hiển bày sự quyền biến khác nhau, dẫn dắt người mê giúp họ thấu rõ sự , lý .
Do đó , chúng sinh chỉ nên tin chắc , không nên chấp trước .
Nay sơ lược gom lại các môn để giúp cho người mới tu có chỗ y cứ vững . Trình bày tóm lược có mười loại để làm kim chỉ nam
1- Tịnh Độ trong kinh A Di Đà, kinh Vo Luong Tho _Đây là pháp môn dành cho hàng phàm phu còn một phần chấp tướng, chưa tin được lý chân thật về pháp Không. Chỉ do chân thành chuyên nghĩ nhớ tưởng niệm không đổi dời . Vì vậy , tâm được phần nào thanh tịnh mà vãng sinh Tịnh Độ. Đó là quyền biến chưa phải chân thật.
2-Tịnh Độ trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ _ Đây là pháp môn dành cho những chúng sinh có một phần chưa tin lý chân thật về pháp không, và ưa thích sắc tướng vi diệu.Do đó dạy bảo họ đem tâm quán tưởng về sắc tướng của Phật A Di Đà , đến khi thành tựu thì vãng sinh cõi Phật. Đó là quyền biến , chẳng phải chân thật
3-Tịnh Độ trong kinh Duy Ma _ Đức Phật dùng ngón chân ấn xuống đất , khi ngài sử dụng thần lực thì tạm hiện bày cõi Phật , nhưng rồi cũng trở về không . Tuy đó là cõi Thật Báo Trang Nghiêm , nhưng chưa trình bày đầy đủ về sự rộng lớn và nhỏ hẹp .Ở đây là chân thật mà chưa rộng lớn.
4- Tịnh Độ trong kinh Phạm Võng _ Tuy nói một đóa hoa vương to lớn và có ngàn cánh , trên mỗi một cánh có trăm ức vị hóa Phật, giáo hóa các chúng sinh trong trăm ức tứ thiên hạ. Nhưng do hàng Bồ tát Tam thừa thấy chưa được rộng lớn nên phân ngàn cánh kia và hoa vương kia nói là cảnh Thật Báo chưa viên mãn . Đây là quyền biến chưa phải chân thật.
5-Tịnh Độ của cõi trời Ma Hê Thủ La _ đức Như Lai ở nơi tòa sen , thành tựu đạo giác ngộ chân chánh, lấy đó làm Thật Báo . Còn lúc đức Phật ở trong đạo tràng Bồ Đề, nước Ma Kiệt Đà nơi cõi Diêm Phù Đề này thành tựu đạo giác ngộ chân chánh, đó là vì để giáo hóa hàng Bồ tát quyền giáo trong ba thừa. Đối với người vẫn còn cái thấy về nhiễm và tịnh, nói rằng cõi Diêm Phù Đề này và sáu cõi trời... là cõi Dục hữu lậu, còn cõi trời Ma hê Thủ la thượng giới là vô lậu. Tâm còn nhiễm và tịnh, chưa quên kia đây...Đó là giáo lý quyền biến chưa phải chân thật.
6- Tịnh Độ được trình bày trong kinh Niết Bàn _ đức Như Lai có Tịnh độ Thật Báo ở Tây phương, trải qua số cõi Phật nhiều gấp hai mươi lần số cát sông Hằng. Đây là giáo lý quyền biến trong ba thừa để giáo hóa những người còn một phần nhiễm, tịnh chưa hết. Nói Tam thiên Đại thiên thế giới này đều là cõi uế trược, và dùng phương tiện quyền biến nói rằng chỉ có cảnh Thật Báo của Như Lai là cõi Tịnh Độ ở Tây phương( là thanh tịnh ), trải qua số cõi Phật nhiều gấp hai mươi lần số cát sông Hằng.Đây là giáo lý quyền biến trong ba Thừa để giáo hóa những người còn một phần nhiễm ,tịnh chưa hết . Đây là quyền biến chẳng phải chân thật.
7- Tịnh Độ được biến hiện ba lần trong Kinh Pháp Hoa _ Đây là vì hàng Bồ Tát trong giáo lý quyền biến ba thừa, chưa hết tâm nhiễm , tịnh , mà nói . Dời chư thiên và loài người đặt ở cõi khác . Đó là quyền biến chẳng phải chân thật.
8-Tịnh Độ được hiển bày trên hội Linh Sơn - Đây là vì dẫn dắt hàng Bồ tát trong giáo lý ba thừa chưa hết tâm nhiễm, tịnh; khiến họ biết ngay nơi cõi này : uế trược tức là thanh tịnh.Đại chúng tuy có tín nhận , nhưng chưa thể tự thấy. Đó là chân thật , chẳng phải quyền biến
9-Tịnh Độ duy tâm _ Tự mình chứng ngộ tự tâm , ngay nơi thể vô tâm. Tự tánh là trí tuệ chân thật, chẳng còn suy nghĩ phân biệt tịnh , uế ; xứng hợp với chân tánh . Tâm không ngăn ngại, không tham không si, hồn nhiên vận dụng từ bi, trí tuệ để làm an lạc chúng sinh. Đây là Tịnh Độ chân thật, do tự mình thanh tịnh nên khiến người khác cũng thanh tịnh. Thế nên , kinh Duy Ma nói :"Tùy theo tâm mình thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh. Muốn được cõi nước thanh tịnh thì nên thanh tịnh tâm mình". Đó là Tịnh Độ chân thật.
10- Tịnh Độ của Phật Tỳ Lô Giá Na cư trú _ là ở cõi nước của mười đức Phật.Cõi nước Phật Liên Hoa bao hàm cả tịnh lẫn uế . Cõi ấy không uế không tịnh; không có tướng cao ,thấp, kia , đây, mình người . Mỗi một cõi Phật đều trải rộng cùng khắp Pháp giới , nhưng không chướng ngại nhau.Nói sơ lược về cõi nước nhiều như cát bụi của mười đức Phật để thấy được vô tận cõi Phật không ra ngoài một hạt bụi, vì không có lớn nhỏ nên không lập ra hạn lượng. Lấy pháp làm giới , chẳng hạn cuộc ở nơi bờ mé , sắc tượng trùng trùng . Đây là Tịnh Độ chân thật chẳng thuộc về quyền biến.
(MƯỜi LOẠI TỊNH ĐỘ TRONG LUẬN HOA NGHIÊM HỢP của cư sỹ Lý Thông Huyền )

Mong đạo hữu chỉ dạy thêm
Kính
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
1- Tịnh Độ trong kinh A Di Đà, kinh Vo Luong Tho _Đây là pháp môn dành cho hàng phàm phu còn một phần chấp tướng, chưa tin được lý chân thật về pháp Không. Chỉ do chân thành chuyên nghĩ nhớ tưởng niệm không đổi dời . Vì vậy , tâm được phần nào thanh tịnh mà vãng sinh Tịnh Độ. Đó là quyền biến chưa phải chân thật.

(MƯỜi LOẠI TỊNH ĐỘ TRONG LUẬN HOA NGHIÊM HỢP của cư sỹ Lý Thông Huyền )

A Di Đà 2.jpg Cầu Pháp 26 :eusa_dance:"Đoạn này, mình thấy chỉ nói sơ lược của cư sỹ Lý Thông Huyền... "Phàm phu còn một phần chấp tướng thì làm sao có thể Vãng Sanh!"
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính ĐH Chiếu Thanh
SPL cám ơn ĐH đã quan tâm chỉ dạy về pháp môn Tịnh độ
.......
......
(MƯỜi LOẠI TỊNH ĐỘ TRONG LUẬN HOA NGHIÊM HỢP của cư sỹ Lý Thông Huyền )

Mong đạo hữu chỉ dạy thêm
Kính
Kính cô Sương Pha Lê!
Tịnh Độ là ly kiến giải, dừng tư kiến, xã nhân pháp (vô nhân vô pháp), chỉ còn nhất tâm mới thật là Tịnh độ, không có chuyện vừa "Tịnh" vừa "cầu", nửa "tịnh" nửa "Tưởng". Và "Tịnh" là xã luôn "Tín, Nguyện, Hành".
Vì sao?
Vì đã "Tin" mới tu "Tịnh", lập Nguyện mới tu "Tịnh", và Hành chính là tu "Tịnh" nên tu "Tịnh" là dẹp hết mấy cái nhặt nhảnh đó.
Thí dụ như Ông A ở Cali đến nhà bạn là Ông B ở Nửu Ước, thì không cần phải đem chiếc xe trình cho ông bạn mình rằng: "Tui tới nhà ông bằng xe ... !!!" ... !?
Như vậy mới thật là Chánh Pháp Pháp Môn Tịnh Độ.
Lại nửa
! là câu chuyện mà tôi trình bày, chỉ là câu chuyện phiếm đàm thôi, chẳng ăn nhập tới Pháp Môn Tịnh Độ. Pháp Môn Tịnh Độ là pháp hành, và chỉ có hành giả mới thật sự nếm được hương vị của Giải Th oát.
Này, thưa các bạn Tịnh Độ Tông, hảy niệm Phật cùng tôi.

 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính cô Sương Pha Lê!
Tịnh Độ là ly kiến giải, dừng tư kiến, xã nhân pháp (vô nhân vô pháp), chỉ còn nhất tâm mới thật là Tịnh độ, không có chuyện vừa "Tịnh" vừa "cầu", nửa "tịnh" nửa "Tưởng". Và "Tịnh" là xã luôn "Tín, Nguyện, Hành".
Vì sao?
Vì đã "Tin" mới tu "Tịnh", lập Nguyện mới tu "Tịnh", và Hành chính là tu "Tịnh" nên tu "Tịnh" là dẹp hết mấy cái nhặt nhảnh đó.
Thí dụ như Ông A ở Cali đến nhà bạn là Ông B ở Nửu Ước, thì không cần phải đem chiếc xe trình cho ông bạn mình rằng: "Tui tới nhà ông bằng xe ... !!!" ... !?
Như vậy mới thật là Chánh Pháp Pháp Môn Tịnh Độ.
Lại nửa! là câu chuyện mà tôi trình bày, chỉ là câu chuyện phiếm đàm thôi, chẳng ăn nhập tới Pháp Môn Tịnh Độ. Pháp Môn Tịnh Độ là pháp hành, và chỉ có hành giả mới thật sự nếm được hương vị của Giải Th oát.
Này, thưa các bạn Tịnh Độ Tông, hảy niệm Phật cùng tôi.


Kính đạo hữu Chiếu Thanh
Vâng Tịnh Độ là ly kiến giải chỉ còn Sự thôi
Nhưng Pháp Môn Tịnh độ thì là một Pháp Môn tu trong nhiều pháp môn do Phật dạy để thoát luân hồi.
Đã là Pháp Môn dạy cách tu thì phải có phần Lý phải không thưa bác ,để người tu nắm được yếu chỉ hầu có đủ TÍN để chọn theo, và khi người tu có đủ Tín rồi thì mới Nguyện mạnh mẽ , nguyện sâu ; khi nguyện đã đủ mạnh , sâu rồi thì mới hành Hạnh niệm Phật nhất tâm , đủ sức để đạt được .
Cho nên thiết nghĩ bước đầu tiên là chữ TÍN là quan trọng lắm .Chính vì chữ này mà mới có bàn ra bàn vào thảo luận , pháp đàm ... tất cả chỉ để tạo được niềm tin vững chắc ...
Thưa đạo hữu để xa lìa hồng trần , tham dục , ngã chấp... người ấy nhận ra đó là cấu uế và chọn thanh tịnh thì mới theo đuổi pháp môn Tịnh Độ.
Tại vì ĐH nói đến Tín , Nguyện , Hạnh là trong phép tu của Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của kinh A Di Đà , kinh Vô Lượng Thọ cho nên mình nói theo yếu chỉ ( tạm gọi như vậy )của pháp môn này là bỏ cấu uế chọn thanh tịnh ( trong Pháp môn Tịnh độ còn có nhiều pháp môn Tịnh Độ theo nhiều loại nữa, đạo Phật có 84. 000 pháp môn ).
Tín , Nguyện , Hành ... và cả những yếu chỉ , là phương tiện giúp ngươi tu qua sông .
Qua đựoc sông rồi thì mới bỏ BÈ phương tiện . Chưa qua sông sao đã vội bỏ bè ?
Nhờ có ngón tay chỉ , người ta mới nhìn thấy đối tượng .Ngón tay không thể lầm với vật mà ngón tay chỉ đâu ĐH ơi.
Còn với một hành giả đã tu Thiền ( có thể nói như ĐH vậy ) thì không có tư duy về :bỏ cấu uế tìm thanh tịnh
Thì đối với hành giả này không thể có TÍN theo yếu chỉ của Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc là bỏ cấu uế tìm thanh tịnh được , cho nên theo pháp môn Tịnh Độ khác .
Đại khái là như vậy
Mình vào đây để góp ý chớ không để tranh luận nhưng ... mong ĐH thông cảm

Còn như bác Chiếu Thanh nói :

Thí dụ như Ông A ở Cali đến nhà bạn là Ông B ở Nửu Ước, thì không cần phải đem chiếc xe trình cho ông bạn mình rằng: "Tui tới nhà ông bằng xe ... !!!" ... !?
Thì SPL xin có ý kiến như sau : Ông A ở Cali có một chiếc xe hơi đẹp lộng lẫy chẳng hạn. Ông A không phải là tự hào về tài sản là chiếc xe xinh đẹp của mình mà đem khoe với ông B ở Newyork về cái xe xinh đẹp mà tôi có ( người tu đâu được phép khoe khoang, ham mê thứ gì )mà chỉ là chia sẻ với người bạn về phương tiện giao thông mà mình có.

Nhưng sự chia sẻ về phương tiện mình có , cái đó là phúc bố thí theo spl nghĩ ,còn ai không nhận ra và cảm ơn thì sau này chẳng có ai đến chia sẻ nữa đâu, vì biết người ấy tự hào mình không cần ai chia sẻ.

Còn ông A có đến nhà ông B hay không: thì với sự chia sẻ về chiếc ô tô này, chúng ta người ngoài không thể biết . Đời ông A có nhiều nơi chỗ để phải dùng phương tiện giao thông đi đến
là những nơi cần thiết và có thể đến được chớ đâu phải cho xem hình xe có nghĩa là nói :tôi sẽ đến nhà bạn để ... nói chuyện phiếm .SPl nghĩ rằng ông A chắc có nhiều việc quan trọng hơn để làm .
Cám ơn các phần chia sẻ trước của ĐH Chiếu Thanh
Và không cám ơn phần chia sẻ sau cùng vừa rồi của ĐH.Hì hì

KÍNH
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
1- Tịnh Độ trong kinh A Di Đà, kinh Vo Luong Tho _Đây là pháp môn dành cho hàng phàm phu còn một phần chấp tướng, chưa tin được lý chân thật về pháp Không. Chỉ do chân thành chuyên nghĩ nhớ tưởng niệm không đổi dời . Vì vậy , tâm được phần nào thanh tịnh mà vãng sinh Tịnh Độ. Đó là quyền biến chưa phải chân thật.

(MƯỜi LOẠI TỊNH ĐỘ TRONG LUẬN HOA NGHIÊM HỢP của cư sỹ Lý Thông Huyền )



View attachment 6368 Cầu Pháp 26 :eusa_dance:"Đoạn này, mình thấy chỉ nói sơ lược của cư sỹ Lý Thông Huyền... "Phàm phu còn một phần chấp tướng thì làm sao có thể Vãng Sanh!"

Đạo hữu Cầu Pháp kính
Chính vì phàm phu còn một phần chấp tướng : cấu uế và thanh tịnh

Cho nên mới có pháp môn Tịnh Độ cầu sanh Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc (như trong kinh A Di Đà , kinh Vô Lượng Thọ)là nơi thanh tịnh , thoát luân hồi

Pháp môn Tịnh Độ này hành giả phải niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ



Pháp môn Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc là niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc

Có lắm kẻ tuy niệm Phật mà chẳng phải cầu sanh Tây Phương , chỉ là cầu hết bệnh , thoát tai nạn, được thành công ,có tiền bạc, hạnh phúc... thì làm sao có thể vãng sanh được ?

KÍNH
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Xin cảm ơn @suongphale, cùng chủ topic @Chiếu Thanh.
Cho mình được tham gia vào chuyên mục Tịnh Độ này.

Đặt biệt đạo hữu Suongphale đã giải nghi điểm trọng yếu 1- Tịnh Độ trong kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ của cư sĩ Lý Thông Huyền.


Trích dẫn:
2-Tịnh Độ trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ _ Đây là pháp môn dành cho những chúng sinh có một phần chưa tin lý chân thật về pháp không, và ưa thích sắc tướng vi diệu.Do đó dạy bảo họ đem tâm quán tưởng về sắc tướng của Phật A Di Đà , đến khi thành tựu thì vãng sinh cõi Phật. Đó là quyền biến , chẳng phải chân thật
(MƯỜi LOẠI TỊNH ĐỘ TRONG LUẬN HOA NGHIÊM HỢP của cư sỹ Lý Thông Huyền )

Cầu Pháp 27 :eusa_dance:"Theo mình hiểu, lời đ/h giải "Kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy cho những phàm phu còn mê nhiều trong tướng "Nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả." Thì Phật dạy, nên tin xâu vào "Tín Nguyện Hạnh và kiên trì niệm, lục tự Di Đà, để "Thuần tưởng vào cõi Tây Phương Cực Lạc". Hay thật...
Phật pháp thật thâm thâm vi diệu cho tất cả phàm phu, Mà có những "Phương Tiện Thiện Xảo "
Riêng về Kinh Quán Vô Lượng Thọ _ Đây là pháp môn dành cho những chúng sinh có một phần chưa tin lý chân thật về pháp không, và ưa thích sắc tướng vi diệu. Do đó Phật dạy bảo họ đem tâm quán tưởng về sắc tướng của Phật A Di Đà. Là thế nào...!?

534497_280503492051970_1075918686_n.jpg
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8



Ông A ở Cali có một chiếc xe hơi đẹp lộng lẫy chẳng hạn. Ông A không phải là tự hào về tài sản là chiếc xe xinh đẹp của mình mà đem khoe với ông B ở Newyork về cái xe xinh đẹp mà tôi có ( người tu đâu được phép khoe khoang, ham mê thứ gì )mà chỉ là chia sẻ với người bạn về phương tiện giao thông mà mình có.

Nhưng sự chia sẻ về phương tiện mình có , cái đó là phúc bố thí theo spl nghĩ ,còn ai không nhận ra và cảm ơn thì sau này chẳng có ai đến chia sẻ nữa đâu, vì biết người ấy tự hào mình không cần ai chia sẻ.

KÍNH
CT đã chia sẻ rồi đấy thôi, chỉ khéo nhận ra hay không?
Tịnh Độ là ly kiến giải, dừng tư kiến, xã nhân pháp (vô nhân vô pháp), chỉ còn nhất tâm mới thật là Tịnh độ, không có chuyện vừa "Tịnh" vừa "cầu", nửa "tịnh" nửa "Tưởng". Và "Tịnh" là xã luôn "Tín, Nguyện, Hành".
Vì sao?
Vì đã "Tin" mới tu "Tịnh", lập Nguyện mới tu "Tịnh", và Hành chính là tu "Tịnh" nên tu "Tịnh" là dẹp hết mấy cái nhặt nhảnh đó.
.
Thưa các bạn!
Theo như ý CT giải thích thì thật ra trong diển đàn này, tôi và các bạn, tất cđều đã "vảng sanh" rồi vậy. Chí ít thì củng "Vảng sanh hạ phẩm hạ sanh lạc môn địa" , nghĩa là đã thấy "vùng trời" giải thoát, đã tới cửa "an lạc". Người đạt tầm cao hơn là "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành" là đã "Vảng sanh hạ phẫm trung sanh Hiền Giác Địa", cao hơn nửa là :"Tự tịnh ký", thế là đã "vảng sanh hạ phẫm thượng sanh Chân giác". địa
Chúng ta thường mơ hồ hai chử "Vảng Sanh". Thật ra chẳng có gì cầu kỳ cao siêu gì cả và chẳng phải đợi đến lúc "xuôi tay, nhắm mắt".
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
A Di Đà Phật

  • A-di-đà:
    阿 彌 陀; danh từ dịch âm từ chữ amita, dạng viết tắt của hai chữ Phạn (sanskrit) là Amitābha và A*mitāyus. Amitābha nghĩa là Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng, Amitāyus là Vô Lượng Thọ, là thọ mệnh vô lượng;
    Tên của một vị Phật quan trọng, được tôn thờ nhiều nhất trong Ðại thừa (s: ma*hā*yāna). A-di-đà là giáo chủ của cõi Cực lạc (s: su*khāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí huệ.
    h001.png

    H 1: A-di-đà Phật

    Trong Phật gia (s: buddhakula) thì Phật A-di-đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào khoảng thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Thân hình của Ngài thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Tay của Ngài bắt Ấn thiền định, giữ Bát, dấu hiệu của một giáo chủ. Những trái cây trong bình bát tượng trưng cho trí huệ phong phú của Ngài. Tao sen tượng trưng cho sự thanh tịnh và hai con công là biểu hiện của sự thoát hiểm, thoát khổ. Tại Ấn Ðộ và Tây Tạng, người ta tin rằng con công có thể ăn tất cả những chất độc mà không bị ảnh hưởng gì.
    Phật A-di-đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng ngọc quý, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỉ-khâu, đầu cạo trọc, một dạng tiền kiếp của Ngài. Thông thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên toà sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay ấn giáo hoá. Cùng được thờ chung với A-di-đà là hai vị Ðại Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (s: avaloki*te*śva*ra), đứng bên trái và Ðại Thế Chí (s: ma*hā*sthā*ma*prāpta), đứng bên mặt của Ngài. Có khi người ta trình bày Ngài đứng chung với Phật Dược Sư (s: bhai**ṣajyaguru-*bud*dha). Tương truyền rằng A-di-đà từng là một nhà vua. Sau khi phát tâm mộ đạo, Ngài từ bỏ ngôi báu và trở thành một tỉ-khâu với tên Pháp Tạng (s: dhar*mā*kara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng sinh sống trong cõi Cực lạc của mình cũng sẽ thành Phật. Ngài lập 48 đại nguyện nhằm giúp chúng sinh giải thoát. Các lời nguyện quan trọng nhất là:
    »Sau khi ta đạt chính quả, chúng sinh trong khắp mười phương thế giới chỉ cần nghe đến tên ta là đã khởi niệm cầu đạt quả vô thượng. Lúc họ chết mà nhớ nghĩ đến ta, ta sẽ hiện đến cùng quyến thuộc xung quanh để giúp họ khỏi sợ hãi. Nếu không được như thế thì ta quyết không thành Phật«; »Sau khi ta đạt chính quả, chúng sinh trong vô số thế giới chỉ cần nghe đến tên ta, muốn thác sinh trong Tịnh độ của ta để trau dồi thiện nghiệp thì họ phải được toại nguyện. Nếu không được như thế thì ta quyết không thành Phật.« Nhờ phúc đức tu học, cuối cùng Pháp Tạng trở thành Phật A-di-đà, giáo chủ cõi Cực lạc.
    Trong lịch sử đạo Phật, việc tôn xưng A-di-đà là một mốc phát triển quan trọng. Phép niệm A-di-đà là một cách tu dưỡng mới của Phật tử, không phải trải qua vô số kiếp. Ðây là cách tu dưỡng dựa vào Tha lực, dựa vào đại nguyện của một vị Phật – một phép tu »nhanh chóng, dễ dàng« hơn chứ không phải dựa vào tự lực của chính mình. Ðó là phép tu nhất tâm niệm danh hiệu »Nam-mô A-di-đà Phật« lúc lâm chung để được sinh vào cõi của Ngài.
trích "Từ Điển Đạo Uyển"_ Chân Nguyên biên soạn_ Tủ sách Rộng mở tâm hồn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên