chát linh tinh

chát linh tinh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,968
Điểm tương tác
786
Điểm
113
ơ, không có gì nhỉ? không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm... ôi thật thảnh thơi
Ồ, vậy tại sao "ôi thật thảnh thơi" mà bảo không có gì?
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
ơ, không có gì nhỉ? không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm... ôi thật thảnh thơi
Sẵn đang đợi mấy mod ở đây Hóa Độ, cũng ráng vào đây Chào cố nhân Vạn Vấn một tiếng "hello!".

Cái thấy của cố nhân vẫn còn dính mắc như người còn ngủ mê.
Nếu thật sự cố nhân thấy không có gì thì nói ra không có gì giống như thấy là có cái gì không rõ rồi nói lại là không có gì.

Không có gì trong đạo Phật chỉ là cái thấy (Chánh Kiến, Phật Tri Kiến).
Bất Kiến Nhất Pháp tức Như Lai.
Trong cái thấy! Chỉ là thấy.

Cố nhân Vạn Vấn vẫn chưa thật thảnh thơi đâu, vì vẫn còn lấn cấn "không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm?"

Tìm ngài Viên Quang được chưa?
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
6. 7. KINH SUBHŪTI
tamtangpaliviet.net/VHoc/28/Kh_05.htm#08

1. Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Subhūti ngồi ở nơi không xa đức Thế Tôn, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng, thể nhập định vô tầm. Đức Thế Tôn đã nhìn thấy đại đức Subhūti ngồi ở nơi không xa, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng, đang thể nhập định vô tầm.

2. Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:
“Đối với vị nào, các tầm đã được tiêu tan, khéo được xếp đặt ở nội tâm, không còn dư sót,
sau khi vượt lên sự dính mắc ấy, có sự nhận biết về vô sắc,

(vị ấy) vượt qua bốn sự gắn bó, chắc chắn không trở lại.”
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "vạn vật Bình Đẳng"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "vạn vật Bất Nhị"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "vạn vật Tịch Diệt"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "Thật Tướng vạn vật"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "Trung Đạo"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "Tự Tánh"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "Pháp trong Pháp, Cảnh giới trong cảnh giới (parallel universal, multiples universal of black holes)"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy vô biên, vô tận, vô lượng, vô thượng.

Tới đây chắc mấy mod ở đây nói như trên mà không trích nguồn là nói dóc. Có ngon Hóa Độ đi. Nói mà không làm là nói lịch sự à?

Làm sao trích nguồn cái Thấy cá nhân như vị Vạn Vấn thấy gì mà lại đi nói ra:
ơ, không có gì nhỉ? không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm... ôi thật thảnh thơi
Nói mà trích nguồn như quí vị, và mấy mod trong đây có HIỆN THỰC không?
Nói mà trích nguồn như quí vị, và mấy mod trong đây không phải là cái thấy của mỗi người.

Suy xét, suy luận, suy tư, suy tưởng, suy nghĩ lời đức Phật nói chỉ suy nhược tánh giác của quí vị, và mấy mod trong đây thôi.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Qua đây chat linh tinh với cố nhân Vạn Vấn thấy gì mà đi nói:
ơ, không có gì nhỉ? không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm... ôi thật thảnh thơi
Thử lên đại mấy câu hỏi cho cố nhân Vạn Vấn đọc thử.

Không có gì thì có cái gì là cố nhân Vạn Vấn?
Có phải cố nhân Vạn Vấn thấy có cái gì là cố nhân Vạn Vấn thấy có gì là "Không có gì?"

Xin mời quí vị đại chúng đặt câu hỏi hay nói ra cái thấy của quí vị đại chúng về "Không có gì?".

Xin quí vị đại chúng đừng đánh giá người thấy SAI?
Bởi vì cái Thấy của một cá nhân không thể nào khẳng định được gì cho chính cá nhân đó.
Cũng như cái Thấy "Không có gì?" không khẳng định được cho chính người Thấy là Thấy gì?

Chắc chắn cố nhân Vạn Vấn không thể giải thích cái Thấy của mình là Thấy gì?
Nói như vậy nếu quí vị đại chúng muốn Thấy cái Thấy hay Phật Tri Kiến của Đức Phật là điều không thể được.

Đức Phật cũng không ở HIỆN THỰC thì cái Thấy của Đức Phật trong quá khứ cũng không ở HIỆN THỰC thì:
Tại sao quí vị đại chúng lại dính mắc, cố chấp vào cái quá khứ với những "Suy xét, suy luận, suy tư, suy tưởng, suy nghĩ của quí vị đại chúng về lời đức Phật nói có THỰC HIỆN được đâu?"

Cũng tức cười những dính mắc, cố chấp vào:"Suy xét, suy luận, suy tư, suy tưởng, suy nghĩ về cái gọi là minh tuệ"
Có cái gì đáng để dính mắc, cố chấp vào: VỌNG TƯỞNG ...aka...."Suy xét, suy luận, suy tư, suy tưởng, suy nghĩ"
Trân Trọng.
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 64%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
496
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Xin chào Cố Nhân,
Dựa người, người ngã, dựa núi, núi đổ, dựa mình,... ơ mình hình như không có
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Xin chào Cố Nhân,
Dựa người, người ngã, dựa núi, núi đổ, dựa mình,... ơ mình hình như không có ! NHƯ THỊ!
Indeed! Such is Such.
"Such is such" essentially means "that's just how it is" or "it is what it is," indicating acceptance of a situation as it is,
No need to specify details:
"Such is such" doesn't require explaining the specifics of the situation, as the focus is on the acceptance of its current state.

Here is your favorite a Zen master.
HUYỀN GIÁC VĨNH GIA
CHỨNG ĐẠO CA

Cố nhân thấy CHĂNG!!?

Người đắc Đạo thì Tuyệt Học, Vô Vi, An Nhàn Vô Sự
Họ chẳng cần trừ vọng tưởng cũng chẳng cầu chân
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Thầy Viên Minh
phatgiao.org.vn/phat-thuyet-phap-49-nam-nhung-chang-noi-loi-nao-ca-d84982.html#google_vignette


Hỏi: Thưa Thầy, tại sao trong Kinh Đại Niết Bàn của Phật giáo phát triển nói rằng:
Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm nhưng chẳng nói lời nào cả?

Đáp:
Câu này không nên hiểu theo nghĩa đen, đó chỉ là nói Ý thôi. Nhưng Ý này rất hay.

Đức Phật nói ra, chỉ ứng vào căn cơ trình độ người đối diện, chủ yếu để người đó nhận ra “SỰ THẬT” mà ngài muốn,
Ngôn từ hoàn toàn không quan trọng. Cho nên, nói cũng như KHÔNG,

THẤY ra” mới là chính yếu.

Đức Phật cũng chỉ TÙY DUYÊNnói, NÓI đâu BỎ đó.
vì người khác có NGHE cũng chẳng hiểu gì, GIỮ lại làm chi.

Chân lý (tất cả Pháp là Phật Pháp) vốn HIỂN HIỆN khắp mọi nơi,
Cho dù đức Phật nói hay không thì ai cũng THẤY, chỉ vì “nhiều bụi trong mắt” nên không nhận ra thôi.
- "Pháp DUYÊN KHỞI ấy, dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy.
Đấng toàn giác
Bậc đạo sư vô thượng
Ngài đã tuyên thuyết
Nguyên lý tương đối của vũ trụ (≈ Duyên khởi)
Như Niết bàn,
Tịch lặng mất TÁNH sai biệt.
Không có gì biến mất
Cũng chẳng có gì xuất hiện.

Không có gì đoạn
Cũng chẳng có gì thường.
Không có gì đồng nhất với chính nó
Cũng chẳng có gì dị biệt.
Không có gì di chuyển
Đến chỗ này hay chỗ kia
.

Người sau, không ngay đó mà TỰ THẤY SỰ THẬT, cứ CHẤP vào ngôn từ kinh điển, hiểu theo Ý mình, rồi gán cho đó là lời Phật dạy.

Nếu hỏi lại, Phật có nói "LỜI đó?" không?, CHẮC Ngài cũng sẽ trả lời:

Như Lai nói HỒI nào, đâu có NHỚ? Sư Thầy HT. Viên Minh nói....​

 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 64%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
496
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính Cố Nhân,
TỰ có thể là Chữ, TỰ có thế Chùa, TỰ có thể là bản thân vân vân... vậy TỰ gì ạ? Hì hì
ĐỘ là đất, ĐỘ cũng là cương thổ, ĐỘ là một danh trong Ngũ Hành vân vân... vậy ĐỘ gì ạ? Hì hì
TỰ ĐỘ là ĐỘ cái TỰ nào ạ?
ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA từ NHƯ LAI TẠNG TÂM mà ra Hì hì vậy ĐỘ hay không ĐỘ? TỰ hay không TỰ?
Phật không ra đời, thế gian vạn cổ như đêm tối!!!
Kính vạn vấn
 

Duy Long Nhân

Registered

Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
153
Điểm tương tác
2
Điểm
18
Kính Cố Nhân,
TỰ có thể là Chữ, TỰ có thế Chùa, TỰ có thể là bản thân vân vân... vậy TỰ gì ạ? Hì hì
ĐỘ là đất, ĐỘ cũng là cương thổ, ĐỘ là một danh trong Ngũ Hành vân vân... vậy ĐỘ gì ạ? Hì hì
TỰ ĐỘ là ĐỘ cái TỰ nào ạ?
ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA từ NHƯ LAI TẠNG TÂM mà ra Hì hì vậy ĐỘ hay không ĐỘ? TỰ hay không TỰ?
Phật không ra đời, thế gian vạn cổ như đêm tối!!!
Kính vạn vấn
Đất nước gió lửa từ Vô Thỷ Tạng Tâm chứ không phải từ Như Lai Tạng Tâm
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28

Độ nhất thiết khổ ách - Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi ta tự độ


Một bậc giác ngộ, một bậc minh sư, một bậc thầy điều mà họ có thể làm cho ta là:

Họ CHỈ ra con đường.
Họ CHỈ cho ta nhận ra vị Phật ngay bên trong mình, vị minh sư bên trong mình.

Còn mỗi người phải TỰ mình nhận ra, TỰ mình bước đi, TỰ mình giác ngộ...

Không ai có thể độ cho ta thành Phật được cả.
Chính bản thân ta phải tự thắp đuốc lên và tự bản thân phải bước đi từng bước dưới ánh sáng của trọn vẹn nhận biết.


Ta tự độ

Trong định nghĩa của Nghiệp và vai trò của nghiệp:
Ðức Phật tuyên bố rất rõ chữ Nghiệp (Karma) có nghĩa là hành động, từ động từ Karoti nghĩa là làm, là hành động về thân, về lời và về ý, nhưng hành động ấy phải là hành động có tư tâm sở, tức là một hành động tự ý mình làm, tự mình quyết định làm, không ai xúi giục, không do ai sai bảo.

đã là hành động tự mình ý thức làm, tự mình quyết định làm, nên:

Ðức Phật xác định chúng ta là chủ nhân của Nghiệp (Kammassako) chúng ta là thừa tự của Nghiệp (Kamma-dàyadà),
Chúng ta vừa chịu trách nhiệm những hành động của chúng ta, chúng ta vừa tự mình chịu kết quả các hành động của chúng ta làm.
Kinh Pháp Cú nêu rõ:

"Ðiều ác TỰ mình làm,
TỰ mình sanh, mình tạo,
Nghiền nát kẻ ngu si,
Như kim cương ngọc quý". (Pháp Cú 161)

Một câu kệ nữa xác định rõ ràng hơn:

"TỰ mình, điều ác làm,
TỰ mình làm nhiễm ô,
TỰ mình ác không làm,
TỰ mình làm thanh tịnh,
Tịnh, không tịnh, tự mình,
Không ai thanh tịnh ai
". (Pháp Cú 165)

"TỰ mình chỉ trích mình,
TỰ mình dò xét mình,
Tỷ kheo tự phòng hộ,
Chánh niệm trú an lạc". (Pháp Cú 379)

Ta suy nghĩ như sau:
'Với Pháp mà Ta đã chân chính giác ngộ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống Y chỉ Pháp ấy'”
 
Sửa lần cuối:

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 64%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
496
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Đất nước gió lửa từ Vô Thỷ Tạng Tâm chứ không phải từ Như Lai Tạng Tâm
Ồ, vậy ạ
Em nghe quý Thầy giảng giải về Kinh Lăng Nghiêm, có nói Tứ Đại là từ Như Lai Tạng Tâm ạ, vậy em nên nghe ai ạ?
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 64%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
496
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính Cố Nhân,
Không biết Cố Nhân nhân nghĩ sao về câu mà em đã nói: "Phật không ra đời, thế gian vạn cổ như đêm dài" ạ
 

Duy Long Nhân

Registered

Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
153
Điểm tương tác
2
Điểm
18
Ồ, vậy ạ
Em nghe quý Thầy giảng giải về Kinh Lăng Nghiêm, có nói Tứ Đại là từ Như Lai Tạng Tâm ạ, vậy em nên nghe ai ạ?
Từ "Như Lai" là để chỉ cho việc tu hành từ NAY về SAU theo trục thời gian từ quá khứ đến tương lai. Như Lai cũng được hiểu quả vị đích đến của quá trình tu tập cho đến khi hoàn thiện ở tương lai. Như ở đây là như thị tức chỉ hiện tại, Lai là nói đến cái sắp sảy đến trong tương lai về sau.
Chưa cần đến Tương Lai thì đất, nước, gió, lửa đã tồn tại trước đó rồi thì nên nói nó có từ Vô Thủy chứ không phải ở Tương Lai mới có
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top