- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
Chào đạo hữu Quang,Chào mọi người, mình không am hiểu giáo lý đạo Phật hay các đạo khác, mình có một số câu hỏi nếu ai có nhã hứng thì cứ trả lời theo ý hiểu của bản thân ạ.
Theo đạo Phật mà gọi Chúa hay các tôn thần của ngoại đạo là "ngài" có nên không?
Nếu chùa không có tượng Phật có còn là chùa? Và nếu Sư mang tượng Phật trong chùa bổ củi thì không khiến tín chúng hoang mang sao?
Nếu xá lợi không quan trọng vậy tại sao những nước Phật giáo nguyên thủy họ xây tháp thờ xá lợi và coi là bảo vật quốc gia?
Nếu thần thông là sai trái trong đạo Phật, vậy tại sao Phật lại nói được về thần thông? Ngài nghe ai tả lại hay tự suy diễn được sao?
Nếu vì lẽ phải khiến tâm mình sân si, suy nghĩ và hành xử cực đoan, thì lẽ phải đó là gần hay xa chân lý? Theo mình là xa.
Mong được học hỏi từ mọi người ạ.
1. "Nếu vì lẽ phải khiến tâm mình sân si, suy nghĩ và hành xử cực đoan, thì lẽ phải đó là gần hay xa chân lý?"
Người mà bảo vệ điều cho là phải nhưng lại bị suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hành xử cực đoan thì ấy là vì chưa rõ ràng chân lý. Hay nói cách khác, điều cho là phải chưa hiểu tới rốt ráo do xa rời hiện thực, vì hiện thực là thước đo một lý lẽ bất kỳ gần hay xa với chân lý hiện tồn vậy.
Ví dụ: xờ tay vào lửa bị nóng bỏng da, một người cho là phải, con cá ở dưới nước cho là không phải, vì do hoàn cảnh của nó không được tiếp xúc với lửa, từ bé đến lớn nó ở dưới nước không biết lửa là cái gì, một ngày đẹp trời bạn bế cá lên và giải thích cho con cá nghe: lửa rất nóng nhé, xyz rất nhiệt tâm, cá vẫn đớp đớp quẫy đuôi cắn bạn, thế là vì bạn là một người tôn sùng chân lý, bảo vệ lẽ phải, bạn điên tiết thả con cá vào chảo dầu sôi, không phải vì ăn nó mà muốn nó giác ngộ,
Ba Tuần hỏi con cá ấy có giác ngộ được không ? Và người sùng chân lý kia làm đúng hay sai, và cái hiểu về chân lý của anh ta vs cách hành xử của anh ta là xa hay gần chân lý ? Hí hí.
2. Theo đạo Phật mà gọi Chúa hay các tôn thần của ngoại đạo là "ngài" có nên không?
Việt Nam có câu "tôn sư trọng đạo", " nhất tự vi sư bán tự vi sư", "ba người đi cùng ắt có một người là thầy ta" v..v người đi cùng còn như thế huống là người được số đông người tôn kinh, lẽ nào một câu tôn kính thể hiện đức khiêm cung là "Ngài" lại không thể thốt ra từ miệng một người theo Phật và Chúa.
Một vị thì nói "tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật", một vị thì nói " hãy thương yêu kẻ thù như thương yêu chính bản thân mình", thế thì Ngài (Sir) sử dụng với đối tượng như vậy không có gì là trái đạo, phi lý cả. Hí hí.
3. Nếu chùa không có tượng Phật có còn là chùa? Và nếu Sư mang tượng Phật trong chùa bổ củi thì không khiến tín chúng hoang mang sao?
Tượng Phật là để hướng tâm, nơi nào tâm thiện lành thì nơi đó Phật cư ngụ, chùa là chỗ cư ngụ của người xuất gia nên đặt tôn tượng Phật nhằm thúc liễm bản thân, trau dồi đức hạnh, học theo gương Phật mà tu hành để sau này thay Phật giáo hoá quần sinh. Sơ cơ cần hình tượng kinh giáo, thuần thục chỉ hướng tâm, tùy theo đó mà tự quyết định, không nên cứng nhắc, Phật pháp là bất định pháp, lấy gột rửa tham sân si mạn nghi tà kiến nơi tâm mình làm chánh yếu.
Tượng Phật đem bổ củi vì lý do gì ? Chân lý thì hiển nhiên gần gũi, giữ tâm bình khí hoà làm quan trọng, cần gì phải mươn dao rìu mới thuyết được giáo nghĩa tối thượng, mới hiển bày được chân lý. Hí hí
Ngồi lên chữ Phật đã là hạ sách rồi, nay đem tượng ra trẻ gọi là bần cùng bế tắc sách quá. Hí hí
4. Nếu xá lợi không quan trọng vậy tại sao những nước Phật giáo nguyên thủy họ xây tháp thờ xá lợi và coi là bảo vật quốc gia?
Chỉ mang tính biểu tượng tri ân, do tâm chí thành kính tín mà gặt quả phước hữu lậu, chứ với sự giác ngộ giải thoát đâu dính dáng gì !
5. Nếu thần thông là sai trái trong đạo Phật, vậy tại sao Phật lại nói được về thần thông? Ngài nghe ai tả lại hay tự suy diễn được sao?
Đạo Phật không chú trọng tu luyện thần thông, cũng như hơi ấm tự có khi đốt lửa lên, thần thông tự có khi trí tuệ phát sinh.
Lậu tận thông chỉ riêng Phật giáo mới có, nhờ Trí huệ Bát Nhã soi chiếu, phiền não tham sân tan rã, tâm bình khí hoà, 6 căn dung thông thành ra bản nguyên hiện tiền, "hơi ấm" thần thông hiện ra, vô cầu vô đắc vô trụ vô xả, ấy gọi là "một thông tất thảy đều thông vậy". Chẳng do tu mà thành, chẳng co cầu mà được. Hí hí.
Mến kính,
Ba Tuần.
Sửa lần cuối: