Diệu Đức thắc mắc về danh tự

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Ngọc Quế,

d/đ thấy trong kinh Pháp Bảo Đàn - phẩm Định Huệ - Tổ Huệ Năng nói :


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
1.– Tổ dạy cho chúng hiểu rằng : “Nầy thiện-tri-thức ! – Pháp-môn ta đây lấy Định Huệ làm gốc ; đại-chúng chớ mê mà nói Định và Huệ riêng khác. – Thiệt Định và Huệ một thể, vốn chẳng phải hai. – Định là “thể” của Huệ, Huệ làm “dụng” của Định ; – trong lúc Định tức là Huệ, thì Định ở nơi Huệ ; – trong lúc Huệ tức là Định, thì Huệ ở nơi Định ; – nếu hiểu nghĩa ấy, tức là Định Huệ đồng học.

2.–
“Các kẻ học đạo chớ nóitrước Định rồi sau phát Huệ, hay là nói trước Huệ rồi sau phát Định mà chia riêng ra. – Nếu chỗ thấy biết như vậy, thì thành pháp có hai tướng.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?17547-Kinh-ph%C3%A1p-b%E1%BA%A3o-%C4%91%C3%A0n/page3

Trong khi Bạn nói :


Dĩ nhiên học Phật chúng ta phải nhiếp tâm, bớt phóng tâm, bớt vọng tưởng, bớt loạn niệm thì trí tuệ mới lần lần phát sinh _điều này gọi là nhơn Đnh sinh Tu.
Cho nên d/d không hiểu có phải Bạn vẫn còn đang nói về pháp có hai tướng ?
Nếu đúng thì d/đ nghĩ Bạn nên giải thích rõ để tránh sự hiểu lầm. Vì như Bạn biết ngoại đạo cũng tu “pháp có hai tướng”. Cho nên, khi còn tu theo "pháp có hai tướng” là chưa đến ngã rẽ đi vào Phật Pháp

Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93

Trong khi Bạn nói :

Dĩ nhiên học Phật chúng ta phải nhiếp tâm, bớt phóng tâm, bớt vọng tưởng, bớt loạn niệm thì trí tuệ mới lần lần phát sinh _điều này gọi là nhơn Định sinh Tuệ.
Cho nên d/d không hiểu có phải Bạn vẫn còn đang nói về pháp có hai tướng ?
Nếu đúng thì d/đ nghĩ Bạn nên giải thích rõ để tránh sự hiểu lầm. Vì như Bạn biết ngoại đạo cũng tu “pháp có hai tướng”. Cho nên, khi còn tu theo "pháp có hai tướng” là chưa đến ngã rẽ đi vào Phật Pháp

Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Kính chào cô Diệu Đức !

Bản thân chủ đề này "Cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi" đã có 2 tướng rồi cô ạ !

Thứ nhất là tướng Sinh Tử Luân Hồi, thứ hai là tướng Giải Thoát.
Thứ nhất là tướng chúng sinh mê đang cầu đạo học đạo, thứ hai là tướng Giác Ngộ.

Dựa trên 2 tướng đó, chủ đề này được thành lập, không có 2 tướng đó chủ đề này không thể thành lập.

Ngày xưa nói PHÁP KHÔNG HAI (PHÁP BẤT NHỊ) là trong Kinh Duy Ma Cật, Ngài cùng chư Bồ tát phát biểu, hơn ngàn năm sau đề cập đến pháp môn này là Đức Lục Tổ Huệ Năng _ Ngài là một vị Đại Bồ tát _ Còn ngày nay N/Q chỉ là một kẻ phàm phu tục tử ĐÂU DÁM LẠM BÀN, chỉ dám mong đem những lời thô ý thiển, luận bàn những chỗ cạn cợt trong Giáo Lý Căn Bản (trình cấp 1) mà thôi.

Kính mong cô thông cảm, điều cô nói đó vượt quá trình độ tu học của Ngọc Quế rồi !

Kính !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Ngọc Quế,

Theo như tên của chủ đề thì “Cầu Giải Thoát Sanh Tử Luân Hồi” là một phần của chủ đề “Cùng Ôn Học Phật Pháp”. Mà khi nói “Ôn Học” thì có nghĩa là chúng ta đã học, đã hiểu _ giờ ôn lại.
Cho nên, trong chủ đề này - nếu chỉ luận bàn về Giáo Lý Căn Bản [trình độ cấp 1] như lời Bạn nói - thì không nên đề tên chủ đề “Cùng Ôn Học Phật Pháp” mà nên nói rõ là “Cùng Ôn Học Phần Căn Bản Của Phật Pháp” để tránh sự hiểu lầm Phật Pháp chỉ có bấy nhiêu.


Còn Bạn nói :

"Cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi" đã có 2 tướng rồi cô ạ !

Thứ nhất là tướng Sinh Tử Luân Hồi, thứ hai là tướng Giải Thoát.
Thứ nhất là tướng chúng sinh mê đang cầu đạo học đạo, thứ hai là tướng Giác Ngộ.

Dựa trên 2 tướng đó, chủ đề này được thành lập, không có 2 tướng đó chủ đề này không thể thành lập.
Thì đúng là Bạn đang nói về hai phần của “pháp có hai tướng” [có sinh tử luân hồi, có giải thoát].
Nhưng nếu nói : “pháp sanh tử, pháp giải thoát” thì lại là hai phần của Phật Pháp.


Do đó, dầu chúng ta không dựa vào hai tướng [tướng sinh tử luân hồi, tướng giải thoát].
Mà dựa vào hai pháp [pháp sanh tử luân hồi, pháp giải thoát] vẫn có thể thành lập chủ đề “Cầu Giải Thoát Sanh Tử Luân Hồi”.


Và theo như d/đ hiểu - thì lời Phật giảng về “tướng sanh tử luân hồi và tướng giải thoát” _ chưa phải là giáo pháp [dạy cách tu tập]. Xin góp lời

Thân
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính cô Diệu Đức !

Với tư cách là Mod của box Thảo Luận Phật Học Tổng Quan, V/Q xin phép di chuyển phần thảo luận của cô ra ngoài chủ đề Cùng ôn học Phật pháp _Bài 2.
Vì cô nói cao siêu quá, bác Ngọc Quế trả lời không được.

Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chị D/Đ ,
Cho PTD có ý kiến một chút nghe chị
Tổ dạy cho chúng hiểu rằng : “Nầy thiện-tri-thức ! – Pháp-môn ta đây lấy Định Huệ làm gốc ; đại-chúng chớ mê mà nói Định và Huệ riêng khác. – Thiệt Định và Huệ một thể, vốn chẳng phải hai. – Định là “thể” của Huệ, Huệ làm “dụng” của Định ; – trong lúc Định tức là Huệ, thì Định ở nơi Huệ ; – trong lúc Huệ tức là Định, thì Huệ ở nơi Định ; – nếu hiểu nghĩa ấy, tức là Định Huệ đồng học.

Theo em hiểu lời Tổ dạy là Định và Huệ là hai Tướng của một pháp tu , không phải là hai Pháp đối đãi như Sinh Tử và Thoát Sinh Tử .
Tổ cho biết Định là Thể (của Huệ )
Huệ là Dụng ( của Thể Định)
Như vậy hai tướng này lại có liên hệ chặt chẽ với nhau
Như ly nước có cặn bẩn không để yên mà cầm đi là mất Định , thì Huệ ( nước trong để uống ) không thể có .
Nếu để yên một chỗ là có Định , thì Huệ (nước trong ) sẽ có
Tổ còn cho chúng ta biết nhờ Định có Huệ , có ít huệ rồi thì càng dễ đi vào Định hơn .

Các kẻ học đạo chớ nóitrước Định rồi sau phát Huệ, hay là nói trước Huệ rồi sau phát Định mà chia riêng ra. – Nếu chỗ thấy biết như vậy, thì thành pháp có hai tướng

Câu này là Tổ nói Định và Huệ quan hệ chặt chẽ . Như để ly nước yên thì có nước trong ,như ban đêm bật đèn thì có ánh sáng , tắt đèn thì có bóng tối . . Nếu chúng ta tự tách Định và Huệ ra thành Hai Pháp , thì chúng ta sẽ nhầm lấy tướng Định làm cứu cánh của việc tu Mà thật ra cứu cánh là tướng Huệ .

Kính
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính thầy Viên Quang,

Rất ngại đã làm phiền Thầy. Sau này nếu gặp những trường hợp như vậy d/đ sẽ tự mở chủ đề mới để trình bày chỗ hiểu của mình. Thành thật cám ơn Thầy.

Còn Thầy nói :

Vì cô nói cao siêu quá, bác Ngọc Quế trả lời không được.
Thì vì Phật Pháp vốn dĩ là như vậy. Nên khi lạm bàn về Phật Pháp không thể không nói đến những điều này. Và d/đ nói những điều này là chỉ để gợi ý chứ không có ý hỏi khó bác Ngọc Quế. Xin được giải thích.

Kính
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Phithuydu,
Cảm ơn Bạn đã đóng góp chỗ hiểu của Bạn về lời Tổ dạy. Vì theo quan niệm của d/đ thì mỗi chúng ta chỉ mới rờ được một phần của con voi. Cho nên, muốn hiểu rõ về Phật Pháp. Chúng ta cần có nhiều chỗ hiểu khác nhau để tham khảo. Vì vậy, lời cảm ơn của d/đ là rất chân thành - không phải là “sáo ngữ”. Và chỗ hiểu của d/đ cũng chỉ là một phần của Phật Pháp. Cho nên, đối với d/đ không có phân biệt ai đúng ai sai. Và mục đích chúng ta tham khảo nhiều ý kiến khác nhau là để nhận ra căn duyên của mình và pháp tu nào hợp với căn duyên của mình. Do đó, d/đ thường chỉ chuyên tâm chia sẻ những điều mình biết - và lắng nghe những điều mình chưa biết. Thỉnh thoảng, d/đ mới có sự gợi ý về những điều mà d/đ nhận thấy nơi chỗ hiểu đó có thể bị hiểu lầm.


d/đ giải thích như vậy là để Bạn và các Bạn khác hiểu - khi d/đ nói về chỗ hiểu của mình không phải là d/đ đả phá hay chỉ trích chỗ hiểu của các Bạn.

Ví dụ như vừa rồi Bạn trình bày chỗ hiểu của Bạn về lời nói của Tổ Huệ Năng. Còn d/đ thì lại hiểu :

Tổ dạy cho chúng hiểu rằng : “Nầy thiện-tri-thức ! – Pháp-môn ta đây lấy Định Huệ làm gốc ; đại-chúng chớ mê mà nói Định và Huệ riêng khác. – Thiệt Định và Huệ một thể, vốn chẳng phải hai. – Định là “thể” của Huệ, Huệ làm “dụng” của Định ; – trong lúc Định tức là Huệ, thì Định ở nơi Huệ ; – trong lúc Huệ tức là Định, thì Huệ ở nơi Định ; – nếu hiểu nghĩa ấy, tức là Định Huệ đồng học.
Là cho chúng ta biết pháp của Như Lai lấy Định Huệ làm gốc. Sở dĩ d/đ hiểu như vậy là vì Tổ Huệ Năng là vị Tổ được truyền trao gìn giữ chánh pháp của Như Lai.

Và Tổ Huệ Năng lưu ý chúng ta đừng nói Định và Huệ là hai pháp khác nhau. Sở dĩ Tổ lưu ý chúng ta điều này là vì pháp của ngoại đạo cũng có tu Định và tu Huệ.


Còn Tổ nói :

trong lúc Định tức là Huệ, thì Định ở nơi Huệ ; – trong lúc Huệ tức là Định, thì Huệ ở nơi Định ; – nếu hiểu nghĩa ấy, tức là Định Huệ đồng học.
Là dạy chúng ta cách nhận ra pháp tu Định Huệ của Như Lai. Đó là, khi chúng ta tu Định cũng tức là đang tu Huệ. Cho nên, chúng ta muốn nói mình đang “tu Định hay tu Huệ” đều được cả. Vì pháp tuy có hai tên nhưng chung cùng một cách tu. Cho nên, sự tăng tiến giữa Định và Huệ _ tỷ lệ thuận với nhau.


Còn Tổ nói :

Các kẻ học đạo chớ nói trước Định rồi sau phát Huệ, hay là nói trước Huệ rồi sau phát Định mà chia riêng ra. – Nếu chỗ thấy biết như vậy, thì thành pháp có hai tướng
Là giải thích cho chúng ta thấy sự sai khác giữa pháp tu Định tu Huệ của ngoại đạo và pháp tu Định tu Huệ của Như Lai. Đó là, pháp tu Định tu Huệ của ngoại đạo thì cho là do nhờ nơi Định mà phát Huệ. Vì nếu nói “trước Định rồi sau phát Huệ” thì _ có nghĩa là pháp có hai tướng . Vì có sự phân biệt giữa lúc có Định và có Huệ - không đồng có cùng một lúc như pháp của Như Lai.

Thân
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên