[Vướng mắc] Hỏi về đọc kinh hồi hướng công đức và quả báo nhãn tiền và 1 vài câu hỏi khác

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch Thầy Tấn Hạnh

Con có 1 vài thắc mắc sau đây mong thầy hoan hỉ giải đáp:

1/ Luật Nhân-Quả con đã biết từ lúc nhỏ, cách đây 5 năm con bắt đầu tìm hiểu Phật pháp. Nhưng 2 năm trở lại đây con cảm thấy dường như tất cả thiện báo và ác báo của con đều rất mau đến, và hầu hết con đều nhận ra rằng do nhân gì mà con gặp quả này. Ví dụ như có lần con giận quá, nhéo lỗ tai con chó nhà con thật đau, lập tức qua ngày hôm sau thì ngay vành tai của con đúng vị trí mà con đã nhéo lỗ tai con chó, nổi lên 1 cục đau nhức rất nhiều, chẳng biết sức thuốc gì cho hết. Hay vụ con hay giơ ngón tay thối (ngón giữa, ám chỉ 1 câu chửi thề) về phía người khác khi chạy xe ngoài đường (vì con còn trẻ, lại ảnh hưởng văn hóa Mỹ) mỗi khi xém đụng nhau, thì qua mấy ngày sau, ngay ngón tay đó của con liền bị lở ra rất đau và khó chịu. Con sám hối và tự nhắc nhở sẽ ko làm vậy nữa thì nó mới từ từ hết. Cho con hỏi, trường hợp như con là lành hay dữ, và do duyên gì mà con lại gặp quả báo nhãn tiền như thế?

2/ Mỗi đêm con đều đọc 1 thời chú gồm :Kinh Bát Nhã, Chú Vãng Sanh, Chú Đại Bi. Sau khi đọc xong con liền đọc lời nguyện hồi hướng công đức cho 1 người mà con yêu. Cho con hỏi hồi hướng như vậy có hiệu quả không, và nếu xuất phát từ ái tình thì có sai không

3/ Con nên đọc thần chú theo Phạn Ngữ hay Hán Việt là tốt?

4/ Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, có đoạn Phật nói: Vạn pháp ko phải vô thường, vô ngã, bất tịnh mà là thường, lạc, ngã, tịnh. Như vậy là sao thưa thầy, rõ ràng con thấy sự vật luôn biến chuyển liên tục, rõ ràng là vô thường mà?

Mong thầy hoan hỉ khai ngộ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
1/ Luật Nhân-Quả con đã biết từ lúc nhỏ, cách đây 5 năm con bắt đầu tìm hiểu Phật pháp. Nhưng 2 năm trở lại đây con cảm thấy dường như tất cả thiện báo và ác báo của con đều rất mau đến, và hầu hết con đều nhận ra rằng do nhân gì mà con gặp quả này. Ví dụ như có lần con giận quá, nhéo lỗ tai con chó nhà con thật đau, lập tức qua ngày hôm sau thì ngay vành tai của con đúng vị trí mà con đã nhéo lỗ tai con chó, nổi lên 1 cục đau nhức rất nhiều, chẳng biết sức thuốc gì cho hết. Hay vụ con hay giơ ngón tay thối (ngón giữa, ám chỉ 1 câu chửi thề) về phía người khác khi chạy xe ngoài đường (vì con còn trẻ, lại ảnh hưởng văn hóa Mỹ) mỗi khi xém đụng nhau, thì qua mấy ngày sau, ngay ngón tay đó của con liền bị lở ra rất đau và khó chịu. Con sám hối và tự nhắc nhở sẽ ko làm vậy nữa thì nó mới từ từ hết. Cho con hỏi, trường hợp như con là lành hay dữ, và do duyên gì mà con lại gặp quả báo nhãn tiền như thế?
Thầy Tấn Hạnh đã lâu rồi không có bài , chắc là Thầy bận Phật sự nào đó. Ở đây chỉ xin bàn luận cùng bạn.
Về nhân quả, nhân lành thì quả lành, nhân ác thì quả ác, nhưng nhân nhỏ mà quả lại lớn, thí dụ như hạt ớt hạt cà nhỏ xíu mà thành cây ớt cây cà bự chảng, chuyện của bạn tả lại chẳng phải là quả báo nhản tiền gì cả đâu! Bạn cứu người, cứu con vật và mai sau hoặc vài ngày hoặc vài tháng hoặc vài năm sau bạn thoát chết trong gang tất, điều này có thể gọi là "quả báo nhản tiền", bạn hay bố thí cho tiền của tài vật cho người bổng một hôm bạn được tài sản lớn, như trúng độc đắc chẳng hạn, đó mới gọi là "quả báo nhản tiền","nhản tiền" là ngay kiếp này, ngay hiện đời này có quả báo, mà quả không phải là nhỏ hoặc bằng với nhân mà lớn tùy theo "tâm tạo tác nhân" có khi cao bằng núi, mênh mông bằng biển.

2/ Mỗi đêm con đều đọc 1 thời chú gồm :Kinh Bát Nhã, Chú Vãng Sanh, Chú Đại Bi. Sau khi đọc xong con liền đọc lời nguyện hồi hướng công đức cho 1 người mà con yêu. Cho con hỏi hồi hướng như vậy có hiệu quả không?, và nếu xuất phát từ ái tình thì có sai không?
Hồi hướng thì dỉ nhiên có hiệu quả, và xuất phát từ đâu củng được, nhưng lớn hay nhỏ mà thôi như nước trong thau và nước đại dương vậy. Đọc kinh , Chú, nên hồi hướng làm lợi lạc cho hết tất cả chúng sanh, thì như nước Đại Dương, hồi hướng cho một người thì như nước trong thau chậu xô. Vả lại, Từ Bi là "Vô duyên đại Từ, đồng thể đai bi" đó là yếu chỉ Chú Đại Bi, và "ngũ uẩn giai không" là tinh yếu của Bát Nhả, yêu củng là "không", "Không" yêu mới thật là yêu.
3/ Con nên đọc thần chú theo Phạn Ngữ hay Hán Việt là tốt?
Chú liên hệ Mật Tông, vì vậy tốt nhất là đọc theo Phạn Ngữ nếu có thể được.
4/ Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, có đoạn Phật nói: Vạn pháp ko phải vô thường, vô ngã, bất tịnh mà là thường, lạc, ngã, tịnh. Như vậy là sao thưa thầy, rõ ràng con thấy sự vật luôn biến chuyển liên tục, rõ ràng là vô thường mà?
Đây là câu hỏi hơi cao vậy để quý Thầy trả lời cho, CT xin luận bàn vào dịp khác.
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Thầy Tấn Hạnh đã lâu rồi không có bài , chắc là Thầy bận Phật sự nào đó. Ở đây chỉ xin bàn luận cùng bạn.
Về nhân quả, nhân lành thì quả lành, nhân ác thì quả ác, nhưng nhân nhỏ mà quả lại lớn, thí dụ như hạt ớt hạt cà nhỏ xíu mà thành cây ớt cây cà bự chảng, chuyện của bạn tả lại chẳng phải là quả báo nhản tiền gì cả đâu! Bạn cứu người, cứu con vật và mai sau hoặc vài ngày hoặc vài tháng hoặc vài năm sau bạn thoát chết trong gang tất, điều này có thể gọi là "quả báo nhản tiền", bạn hay bố thí cho tiền của tài vật cho người bổng một hôm bạn được tài sản lớn, như trúng độc đắc chẳng hạn, đó mới gọi là "quả báo nhản tiền","nhản tiền" là ngay kiếp này, ngay hiện đời này có quả báo, mà quả không phải là nhỏ hoặc bằng với nhân mà lớn tùy theo "tâm tạo tác nhân" có khi cao bằng núi, mênh mông bằng biển.


Hồi hướng thì dỉ nhiên có hiệu quả, và xuất phát từ đâu củng được, nhưng lớn hay nhỏ mà thôi như nước trong thau và nước đại dương vậy. Đọc kinh , Chú, nên hồi hướng làm lợi lạc cho hết tất cả chúng sanh, thì như nước Đại Dương, hồi hướng cho một người thì như nước trong thau chậu xô. Vả lại, Từ Bi là "Vô duyên đại Từ, đồng thể đai bi" đó là yếu chỉ Chú Đại Bi, và "ngũ uẩn giai không" là tinh yếu của Bát Nhả, yêu củng là "không", "Không" yêu mới thật là yêu.

Chú liên hệ Mật Tông, vì vậy tốt nhất là đọc theo Phạn Ngữ nếu có thể được.

Đây là câu hỏi hơi cao vậy để quý Thầy trả lời cho, CT xin luận bàn vào dịp khác.

Con cám ơn thầy đã hoan hỉ giải đáp. Về việc số 2 và 4 chắc là con phải có thời gian tư duy mới hiểu được. À con có 1 thắc mắc nhỏ, thầy có phải là người đọc quyển "Đường Xưa Mây Trắng" ko?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Con cám ơn thầy đã hoan hỉ giải đáp. Về việc số 2 và 4 chắc là con phải có thời gian tư duy mới hiểu được. À con có 1 thắc mắc nhỏ, thầy có phải là người đọc quyển "Đường Xưa Mây Trắng" ko?


Chào bạn tiachop911,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ muốn gợi ý với Bạn về hai câu số 2 và số 4.
Qua những sự việc Bạn kể d/đ có thể đoán biết lòng thành của Bạn khi trì chú. Vì khi có lòng thành Bạn mới có được sự báo ứng như vậy. Và theo luật nhơn quả khi Bạn gieo duyên Bạn có thể hồi hướng cho ai cũng được - không có gì là sai cả. Nhưng… đúng với Phật Pháp hay không thì đó lại là việc khác. d/đ sẽ trích lời đức Phật giảng trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa để Bạn suy ngẫm

Các Phật ra nơi đời
Chỉ một việc này thực
Hai thứ chẳng phải chơn.

Trọn chẳng đem Tiểu thừa
Mà tế độ chúng sanh,


Phật tự trụ Đại-thừa
Như pháp của mình được
Định, huệ, lực trang nghiêm
Dùng đây độ chúng sanh.
Tự chứng đạo vô thượng


Pháp bình-đẳng Đại-thừa
Nếu dùng tiểu thừa độ
Nhẫn đến nơi một người
Thời ta đọa sân tham
Việc ấy tất không được,


http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-469_5-50_6-2_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, d/đ nghĩ các vị tu theo pháp của Như Lai - không Bạn khi trì chú mà độ Bạn. Còn sở dĩ Phật nói chỉ cần Ngài độ riêng một người - Ngài cũng đọa sân tham. Là vì khi độ riêng như vậy là các Ngài còn có sự phân biệt. Mà nếu các Ngài còn có sự phân biệt thì các Ngài chưa đạt được quả Vô thượng Bồ đề - để được gọi là Phật. Vì vậy, chúng sanh bị đọa thì các Ngài cũng bị đọa - không có gì sai khác cả. Do đó, nếu Bạn muốn tu thoát sanh tử - thì điều Bạn cần suy ngẫm là có nên “trì chú” hay không.

Còn Bạn nói : “Kinh Đại Bát Niết Bàn, có đọan nói: Vạn pháp không phải vô thường, vô ngã, bất tịnh mà là thường, lạc, ngã, tịnh.” Thì d/đ không biết lời này Phật giảng trong trường hợp nào và nguyên văn ra sao. Nhưng theo d/đ hiểu thì Vạn pháp tuy nhìn thì thấy là vô thường. Nhưng thật ra cội nguồn của Vạn pháp là thường. Cho nên, chúng ta mới tu học Phật Pháp là để tìm về thật tướng của Vạn pháp. Và khi nhận ra thật tướng của Vạn pháp thì chúng ta được lạc, ngã, tịnh.

Vạn pháp ví như hoa đốm. Cội nguồn của hoa đốm ví như con mắt (do mõi mệt) nhìn thấy hoa đốm. Hoa đốm là vô thường. Con mắt là thường.

d/đ hiểu như vậy, xin góp lời
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Thầy Tấn Hạnh đã lâu rồi không có bài , chắc là Thầy bận Phật sự nào đó. Ở đây chỉ xin bàn luận cùng bạn.



Đây là câu hỏi hơi cao vậy để quý Thầy trả lời cho, CT xin luận bàn vào dịp khác.


__________________________________

KÍnh chào đạo hữu Chiếu Thanh,

"Đây là câu hỏi hơi cao vậy để quý Thầy trả lời cho,...": Quả là lời tuyệt diệu của người Vô Sự, xin chân thành tán thán.

Kính, hề hề.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
__________________________________

KÍnh chào đạo hữu Chiếu Thanh,

"Đây là câu hỏi hơi cao vậy để quý Thầy trả lời cho,...": Quả là lời tuyệt diệu của người Vô Sự, xin chân thành tán thán.

Kính, hề hề.

__________________________
Kính Bác "trừng hải"!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Vô sự" lại có "tuyệt diệu" sao? Lại còn "tán thán chân thành" nữa ? Đùa chút thôi! Hỷ Xã hỷ xã. Nếu chấp lời Bác, CT này chẳng còn "thong dong vô sự" nữa rồi. Đạo có dạy rằng, nhịn một, hai lời dèm pha, cai độc, thị phi thì dể, nhưng nhịn luôn cả lời ca ngợi, tán thán thật khó vô cùng, nhịn được mới thật sự là thong dong, không nghiêng ngã. Thí dụ như trúng số giãi đặc biệt mà trong bụng như không có gì, thì vậy mới là đáng quý.
<P style="TEXT-INDENT: 45pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính quý đạo hửu!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tại sao nói "Vô thường" mà là "Thường"?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một người chỉ cây ớt rồi hỏi người bạn: "Anh có thấy, từ khi là hột ớt cho đến khi thành cây, cây ớt có lớn không?" Bạn trả lời: "Lớn, chứ sao không lớn, việc đó là "Thường" thôi, cây nào rồi củng lớn.". Hỏi tiếp: "Hạt thành cây, cây lớn rồi cây chết vậy là"vô thường", sao bảo là "thường"?" Đáp:"Tất cả trong vũ trụ, ngoài vũ tru đều "Vô thường" như vậy nên gọi là "Thường". Có ai, hay con gì hoặc vật gì vượt qua luật "vô thường" ấy đâu, cho nên nói là "thường" vậy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thưa quý đạo hữu, qua mẩu đối thoại trên hy vọng các Đ/H hiểu ý CT muốn chia sẻ.</p>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
__________________________
Kính Bác "trừng hải"!
"Vô sự" lại có "tuyệt diệu" sao? Lại còn "tán thán chân thành" nữa ? Đùa chút thôi! Hỷ Xã hỷ xã. Nếu chấp lời Bác, CT này chẳng còn "thong dong vô sự" nữa rồi. Đạo có dạy rằng, nhịn một, hai lời dèm pha, cai độc, thị phi thì dể, nhưng nhịn luôn cả lời ca ngợi, tán thán thật khó vô cùng, nhịn được mới thật sự là thong dong, không nghiêng ngã. Thí dụ như trúng số giãi đặc biệt mà trong bụng như không có gì, thì vậy mới là đáng quý.

Kính quý đạo hửu!

Tại sao nói "Vô thường" mà là "Thường"?

Một người chỉ cây ớt rồi hỏi người bạn: "Anh có thấy, từ khi là hột ớt cho đến khi thành cây, cây ớt có lớn không?" Bạn trả lời: "Lớn, chứ sao không lớn, việc đó là "Thường" thôi, cây nào rồi củng lớn.". Hỏi tiếp: "Hạt thành cây, cây lớn rồi cây chết vậy là"vô thường", sao bảo là "thường"?" Đáp:"Tất cả trong vũ trụ, ngoài vũ tru đều "Vô thường" như vậy nên gọi là "Thường". Có ai, hay con gì hoặc vật gì vượt qua luật "vô thường" ấy đâu, cho nên nói là "thường" vậy".

Thưa quý đạo hữu, qua mẩu đối thoại trên hy vọng các Đ/H hiểu ý CT muốn chia sẻ.
---------------------------
Kính quý Đạo Hửu!

Lạc

Nơi trần thế này, nơi nào có sự sống , sinh trưởng, lụi tàn, và chết là có khổ đau. Khổ đau là một chân lý gắn liền với đời sống mọi loài.

Thật vậy, chúng ta có mặt nơi trần thế này là chúng ta vô tình đã chấp nhận gắn liền với biết bao hệ lụy đi theo sự có mặt của chúng ta. Những hệ lụy này toàn là khổ đau, hoặc sẻ gây ra khổ đau. Vui sướng một chút rồi củng khổ, tệ hại hơn chính cái vui sướng một chút lại chính là nguyên nhân gây ra khổ đau trầm trọng hơn, nguy cấp hơn.

Chúng ta phải chấp nhận và nhìn rỏ cho "khổ đau", và chỉ có nhìn thấy rỏ mới làm mất đi tác hại và "khổ" không tác hại nửa thì chính là "An lạc" vậy.

Nhìn rỏ "Khổ", không phải nhìn chăm chú mà nhìn với "Chánh Kiến" mới thấy rỏ được, người không có chánh kiến thấy "khổ" là "khổ", người có chánh kiến thấy "khổ" có 4 yếu tố, gọi là 4 hành tướng của "Khổ Đế" là: 1/ Chân tướng khổ, 2/ Khổ là vô thường, 3/Khổ, bản lai tánh của nó là "Không", và cuối cùng 4/ khổ không có ngã tướng, ngả thể. Khi nhìn rỏ bằng chánh kiến rồi thì mới sinh khởi được Tuệ giác về cuộc sống, chính Tuệ Giác này mới làm mất đi tác hại của khổ, dẩn sinh ra an lạc.

Vì vậy, thay vì nói, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Bất tịnh thì trong kinh Niết Bàn lại nói là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Tiachop911 và Sư-Huynh Chiếu-Thanh kính,
bangtam xin phép sư-huynh và Tiachop911 cho bangtam cùng được góp ý với nhe.
1/ Luật Nhân-Quả con đã biết từ lúc nhỏ, cách đây 5 năm con bắt đầu tìm hiểu Phật pháp. Nhưng 2 năm trở lại đây con cảm thấy dường như tất cả thiện báo và ác báo của con đều rất mau đến, và hầu hết con đều nhận ra rằng do nhân gì mà con gặp quả này. Ví dụ như có lần con giận quá, nhéo lỗ tai con chó nhà con thật đau, lập tức qua ngày hôm sau thì ngay vành tai của con đúng vị trí mà con đã nhéo lỗ tai con chó, nổi lên 1 cục đau nhức rất nhiều, chẳng biết sức thuốc gì cho hết. Hay vụ con hay giơ ngón tay thối (ngón giữa, ám chỉ 1 câu chửi thề) về phía người khác khi chạy xe ngoài đường (vì con còn trẻ, lại ảnh hưởng văn hóa Mỹ) mỗi khi xém đụng nhau, thì qua mấy ngày sau, ngay ngón tay đó của con liền bị lở ra rất đau và khó chịu. Con sám hối và tự nhắc nhở sẽ ko làm vậy nữa thì nó mới từ từ hết. Cho con hỏi, trường hợp như con là lành hay dữ, và do duyên gì mà con lại gặp quả báo nhãn tiền như thế?
Thưa, theo bangtam thì trường hợp quả báo nhãn tiền là 1 điều tốt, vì thấy quả báo đến liền thì mình mới mau phản tỉnh mà tu sữa.
Còn Duyên để gặp quả báo nhãn tiền hay chưa nhãn tiền đi nữa, thì gốc của nó vẫn là Tham, Sân, Si từ vô lượng kiếp. Thí dụ như loài cây độc thường hay ra hoa kết quả, nay không muốn nó còn nữa thì phải bứng chặt từ rễ sâu. Chớ đừng bận tâm, thắc mắc làm chi những cành và quả hiện tiền.
4/ Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, có đoạn Phật nói: Vạn pháp ko phải vô thường, vô ngã, bất tịnh mà là thường, lạc, ngã, tịnh. Như vậy là sao thưa thầy, rõ ràng con thấy sự vật luôn biến chuyển liên tục, rõ ràng là vô thường mà?
Kính lễ Tam-Bảo
Kính sư-huynh Chiếu-Thanh và Tiachop911,
Theo như bangtam được dạy thì Thường nhận ra sự vật luôn biến chuyển liên tục, Thường thấy các tướng hư huyễn đều không có gì chắc thật, nên Tâm không còn đắm nhiễm gọi là Lạc. Lạc đây là cái an vui trong tâm tĩnh thức. Tâm đã tĩnh thức, không còn lầm mê thì gọi là Ngã Chân Thật, Ngã Chân Thật nầy còn được gọi là Phật-Tánh, Phật-Tánh không sinh, không diệt, không lớn, không nhỏ, không có còn bất tịnh hay cố gắng giử cho thanh tịnh để mau được đạo quả gì. Vì Phật tánh đã tự Tịnh rồi vậy.
Kính xin bậc trên trước chỉ dạy thêm cho bangtam.

Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên