Đôi lời muốn hỏi.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Lão ca ngươi bị làm sao đấy?

Độ sanh là làm cái quỷ gì? Giảng rõ tiểu đệ nghe với???? :eek:nion32:

Ngươi đã hiểu rõ biết rồi hỏi chi nữa? Cái con ma ba tuần với cái lão già sư phụ ngươi nói rằng người học Phật hễ học Phật là bắt buộc phải ăn chay, nếu chưa ăn chay trường thì chưa trì tụng thần chú. Đúng là một lũ ngạo mạn, chỉ biết hý luận ngôn ngữ trên văn tự, chỉ biết tự sướng cái ngã của mình, một loài sâu bọ phá hủy chánh pháp, ngăn cản Phật pháp đến với hàng tỷ người. Số người học Phật ăn chay trường chỉ khoản 1/10 so với những người ăn mặn, vì cái ngã chấp tự sướng mà ngăn cản hàng trăm triệu người đến Phật pháp. Đạo Phật là đạo giác ngộ từ bi trí tuệ giải thoát, mấy tên miệng thơn thớt học hành biết dăm ba chữ vôi huynh hoang khua môi múa mép đảo điên chân lý, đảo ngược con đường hoằng pháp của đức bổn sư. Biến đạo Phật thành một đạo gò bó, hà khắc, phan duyên. Biến đạo phật xa rời chánh đạo, xa rời thực tế, chỉ hý luận chữ nghĩa văn tự cho sướng cái miệng cho vui cái ngã, chứ không có giúp mang lại lợi lạc thật sự cho người.

Nay người điên không lên tiếng cảnh báo thì những hạng ngươi này sẽ cứ huyenh hoang tự đắc, cho mình tài giỏi mà khinh chê tất cả, phỉ báng tổ thấy và đức bổn sư. Hạng người này là những con mọt đục khoét chánh pháp nhãn tạng góp phần đưa Phật đạo đến con đường diệt vong nhưng với vỏ bọc bên ngoài là bảo vệ chánh pháp, hộ pháp. Thật là nực cười thay. Chỉ vì một cái ngã tự sướng mà cứ huynh hoang trôi lăn trong dòng vô minh gây ra bao tội lỗi khủng khiếp. Nam mô A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
:) Thân gửi tuantrungbmt
Đọc bài viết của bạn, mình thấy, bạn còn trẻ là sinh viên. Việc bạn đang làm tốt các việc như học hành cho tốt, hay những việc cố gắng không để người thân mình lo lắng, đó là việc tốt lên phát huy, vì đó là bạn đang Tu nhân học Phật, cũng là hoàn thành các việc thế gian, cũng là hoàn thành việc Bồ Tát Đạo. Nên cứ vững tin mà làm.
Trong quá trình tu tập, mình giờ đây có tí kinh nghiệm đem hết ra chia sẻ với bạn:
1. Việc bạn trì chú hay niệm Phật tuỳ bạn, nhưng phải dọn tâm mình cho sáng. Minh tâm thì kiến tánh.
Tu Phật dùng Tâm để nắm bắt, quán xét và dùng Trí để chặt bỏ, loại bỏ, Quán xét chính mình, chỉ thấy lỗi của mình chớ quán xét người khác. Trí để chặt bỏ những điều dư thừa làm mình phiền não.
Mỗi một ngày bạn hãy dành thời gian để quán sổ tức (ngày và đêm thì tuỳ): Quán thế nào ?
Hãy quán như sau: Ngồi ngay ngắn, hít một hơi dài từ mũi vào trong người đếm 1 và suy nghĩ Vui vẻ, sự an lạc vào trong. sau đó thở mạnh ra và suy nghĩ những điều không hay làm mình phiền não hãy đi đi, tham sân si đi đi. Lưỡi đưa lên nóc vọng. Cứ thế đếm đến 10, rồi dừng lại. Hơi thở ra vào bằng đường mũi đều đều.
Khi hơi thở ra vào mũi đều đều rồi, ta quán đến Quán thân bất tịnh. Quán rằng ta tôi nghiệp sâu dầy, thân ta, ý ta, khẩu ta dù vô tình hay cố ý thì ta cũng đa tạo nghiệp. Ta còn ở kiếp người này, ta còn chưa trau chuốt lời ăn tiếng nói, cuộc sống ta còn đầy rẫy sự phiền não thì đó là do Thân Khẩu Ý của ta chưa được tịnh hoá.
Ta hãy sám hối, sám hối trong tâm sám hối ta đã gây đau khổ bởi do Tam NGhiệp Thân Khẩu Ý gây ra từ vô tỉ kiếp cho tới nay đối với tất cả chúng sinh.
Ta hãy Xả bỏ đi những ai làm ta đau khổ, phiền não. Hiểu rằng có lẽ đây là đến lúc họ đến họ đòi lại những gì ta gây cho họ.
Ta hãy tha thứ cho chính ta bởi những hành động mà ta đã gây ra để hoan hỷ và dẹp đi tính tự ti.
Khi quán những điều trên rồi. Ta quán rải lòng từ tới hết thảy chúng sinh. Tâm ta an lạc, tâm ta không còn bực tức bởi người A nói ta câu gì, người B tranh luân ta câu gì. Rải như thế nào ? Khi lòng nhẹ nhàng trống vắng thanh tịnh, vui vẻ, thì là lúc Tâm ta đã được rải khắp, càng an lạc thì rải càng lớn.
Lúc này ta lại quán nhân duyên, ta quán hiểu rằng tất cả mọi chuyện ta gặp, những ai ta gặp đều có duyên với ta. Nếu là thiên duyên thì vun bồi, nếu là nghịch duyên thì tháo gỡ.
Quán tiếp rằng, đời này ta gặp Phật Pháp gặp Tăng, gặp thiện tri thức thật là may mắn. Vui vẻ mà tụng niệm, vui vẻ mà học Phật. Khi bạn làm những điều trên. Dọn tâm cho sáng tự bạn sẽ biết mình nên chọn cái gì. Những lời của mình, hay của các đạo hữu khác bạn hãy tham khảo
Sau khi làm điều QUán trên: Bạn hãy khấn trong tâm như sau: Con tên gì tuổi gì pháp danh (nếu có) đem tâm chân thành tu học Phật pháp, tâm cung kính với chư Phật Bồ Tát và chúng sinh cúng dường Chư Phật và Bồ Tát 10 phương. Rồi niệm Phật Nam mô A Di Đà Phật.
Nếu là thần chú thì tham khảo thần chú Tara xanh, Lục tự đại minh, hay Liên Hoa Sinh Đại Sư xem sao.
Nhớ là khi niệm chớ có đếm, cứ niệm khi nào mỏi miêng, hơi thở gấp gáp thì dừng.
Nên dành thời gian mỗi ngày ít nhất 5 phút để nhớ tới Phật và quán xét mình, và rải yêu thương tới tất cả.
Cái quán sổ tức ban đầu rất quan trọng. Khi bạn đi làm đi học, nếu gặp cảnh trái ý nghịch lòng. Hãy hít 1 hơi dài ,điều vui vẻ sẽ đến, và thở ra phiền não, tà niệm, tham sân si tan biến. Rồi hãy nương và danh hiêu Phật hay câu thần chú.
Khi bạn Quán ở trên thì những cảnh đến từ bên ngoài vào, hay do các hình ảnh quá khứ hiện lên bạn cứ kệ đi vì lúc này Tâm ta đang hướng tới Phật chứ không phải lăng xăng chạy theo điều không tốt kia. Điều không tốt này dần dần sẽ tan biến.
Và dù gặp chuyện gì dù là lỗi của mình cũng không nản chí
Có 2 loại người quý: 1 không mắc lỗi gì và 2 là biết được lỗi của mình, luôn có tâm sám hối khi biết sai, và sẵn sàng sửa đổi.
Hãy đương đầu với Nhân QUả, vì theo lẽ thường quán xét ta gây ra nhân ta ắt gặt quả. nhân xấu quả xấu, nhân tốt quả tốt nhưng mà Nhân xấu chưa chắc nhận quả xấu, nhân tốt chưa chắc nhận quả tốt đó còn do ta coi sóc và chăm bón. Muốn được thế thì việc của ta là tu tập để cải tạo chứ không trốn tránh.
Chúc tinh tấn và an lạc.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
VẤN ĐỀ ĂN CHAY ĂN MẶN của TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ - Thầy của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thủy tổ thiền phái Trúc Lâm.

SỬ LIỆU

Một hôm, Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (em gái của Tuệ Trung Thượng sĩ ) mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chaỵ Thượng sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn. Hoàng Thái hậu hỏi :

“Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được ?” Thượng sĩ cười dáp : “Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nóị Văn Thù là Văn Thù, Giải thoát là giải đó saỏ” Trong bữa tiệc này có cả vua Trần Nhân Tông, vua rất thắc mắc về việc này và chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Thượng sĩ, nhưng chưa tiện hỏi...

Năm Đinh Hợi (1287), Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm băng. Thượng hoàng Trần Thánh Tông trông lo việc triều chỉnh ở kinh đô, vua Trần Nhân Tông phải cấp tốc về đất An Bang để thỉnh cậu là Thượng sĩ Tuệ Trung về lo lễ tang. Trên đường về kinh đô bằng thuyền, có thời giờ để Thượng sĩ Tuệ Trung và cháu (vua Trần Nhân Tông) đàm luận. Khi đó, vua vẫn còn thắc mắc về việc Thượng sĩ ăn mặn và những câu trả lời của Thượng sĩ trong bữa tiệc mà Thái hậu đãi lần trước, vì vậy, vua hỏi Thượng sĩ : Thưa cậu, chúng sanh quen cái nghiệp ăn thịt, uống rượu, làm thế nào thoát khỏi tội báo nghiệp lực ?

Thượng sĩ đáp : Nếu có người đứng xây lưng lại, thình lình có vua đi qua phía sau lưng, người kia không biết, vô tinh ném vật gì đó trúng vào vua, thử hỏi người ấy có sợ bị tội hay không và vua có giận bắt tội hay không ? Nên biết, hai việc đó không dính dấp gì đến nhau cả. Tiếp theo đó Thượng sĩ đọc cho vua nghe hai bài kệ rong kinh sách Phật :

Vô thương chư pháp hành
Tâm nghi tội tiện sanh
Bổn lai vô nhứt vật
Phi chủng diệc phi manh
Nhựt nhựt đối cảnh thời
Cảnh cảnh tòng tâm xuất
Tâm cảnh bổn lai vô,
Xứ xứ Ba-la-mật.

Tạm dịch :
Vô thường các pháp hiện,
Tâm ngờ tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Không giống cũng không mầm
Ngày ngày thi đối cảnh
Cảnh cảnh theo tâm xuất
Tâm cảnh vốn là không,
Khắp nơi là “Niết bàn”.


Vua suy nghĩ giây lâu nhưng vẫn chưa hiểu hết ý Thượng sĩ nên lại hỏi cậu : Tuy là như vậy, nhưng nếu tội là phước rõ ràng thì làm thế nào ?
Thượng sĩ biết vua chưa hiểu rõ nên đọc thêm một bài kệ để chỉ bảo thêm :

Khiết tháo dữ khiết nhục,
Chúng sanh các sở thuộc,
Xuẩn lai bách thảo sanh
Hà xứ liến tội phúc. .

Tạm dịch (TT) :
Ăn chay cùng ăn thịt
Chúng sanh tùy sở thích
Xuân về cây cỏ tươi
Chỗ nào thấy tội phước !


Vua lại hỏi: Như vậy, việc công phu giữ giới tinh nghiêm không chút lơi lỏng là để làm gì ? Thượng sĩ chỉ cười mà không đáp câu hỏi, vua cố năn nỉ, Thượng sĩ đọc hai bài kệ ấn tâm cho vua :

Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bớt chiêu phúc
Dục tri vô tội phúc,
Phi trì giới nhẫn nhục,
Như nhân thượng thọ thì
An trung tự cầu nguy
Như nhân bất thượng thọ
Phong nguyệt hà sờ vi

Tạm dịch :
Trì giới và nhẫn nhục
Chuốc tội chẵng chuốc phúc
Muốn biết không tội phúc,
Không nhẫn nhục trì giới
Như người đang leo cây
Đang yên lại tìm nguy .
Như người không leo cây
Trăng gió làm gì được?


Đoạn Thượng sĩ bí mật dặn kỹ vua :
“Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân).

Từ đó, vua Trần Nhân Tông mới biết môn phong Thiền học của Thượng sĩ cao thâm siêu việt. Một hôm khác, vua Trần Nhân Tông hỏi Thượng sĩ về “yếu chỉ của Thiền Tông” và muốn biết được bí quyết giác ngộ mà Thượng sĩ được Thiền sư Tiêu Dao truyền. Thượng sĩ ứng khẩu đáp : “Hãy quay về tự quán xét chính bản thân mình chứ không thể nhờ một người nào khác”. (phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tòng tha đắc).

Nhờ vào lời dạy thâm sâu bí yếu này của Thượng sĩ mà vua Trần Nhân Tông ngộ được yếu chỉ của Thiền tông và thấy được đường vào Đạọ Từ đó, vua Trần Nhân Tông mới hết lòng tôn kính Thượng sĩ và thờ Thượng sĩ làm thầỵ

Trên đây là trích đoạn “Tuệ Trung Thượng Sĩ Với Thiền Tông Việt Nam, Viện Khoa Học Xã Hội, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2000 (trang 352-355)”.


 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Và học Phật đơn giản lắm, hãy nhớ là dùng Tâm để nắm bắt, và dùng Trí để loại bỏ. Nhớ dùng Trí để loại bỏ điều không hay điều muộn phiền, hễ gây cho ta vậy, ta loại bỏ ngay không để nó vương vấn. Phàm các nghi vấn trong quá trình học Phật, hỏi là điều tốt, nhưng trước khi hỏi nên dùng tâm để quán rồi đem ra trao đổi. Hãy dùng tâm của người cầu Pháp không cho rằng ý ta là đúng, loại bỏ cái tôi của mình. Nếu chưa thoả mãn cái nghi vấn về học Phật hãy dừng lại nghi vấn, loại bỏ nghi vấn dù đúng hay sai, hãy thực hành Tứ Vô Lượng Tâm nhiều hơn Từ Bi Hỷ Xả, rồi sẽ tìm ra được câu trả lời ở điều mình nghi vấn. Thay vì cố gắng tìm hiểu chữ nghĩa văn tự, hãy thực hành Quán như mình chia sẻ nếu như bạn tin tưởng, hãy thực hành Tứ Vô Lượng Tâm nhiều hơn nữa.
Tứ Vô Lượng Tâm là gì: Từ Bi Hỷ Xả.
Mình trao đổi những gì mình đã trải qua, mình cũng mong được cầu Pháp từ bạn, vì bạn tuy tự nhận là mới, nhưng biết đâu bạn ngộ tánh cao hơn, bạn hiểu rõ hơn sau khi tu học 1 thời gian thì sao? Rất mong là vậy
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Thay mặt Tam Bảo,

Tuệ Trung mà còn sống ! Ta mà gặp lúc ăn thịt, ta túm tóc bạt tai cho mấy phát !

Sau đó đuổi ra khỏi bàn nhậu, bắt về quỳ hương !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
BÌNH LUẬN Của Hoà Thượng Thích Minh Châu

Thay mặt Tam Bảo,

Tuệ Trung mà còn sống ! Ta mà gặp lúc ăn thịt, ta túm tóc bạt tai cho mấy phát !

Sau đó đuổi ra khỏi bàn nhậu, bắt về quỳ hương !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

haaaaaaaaaaaa, cứ tự sướng đi hén, với trí tuệ như ngươi làm gì hiểu được lời nói hành động của một vị tổ sư thiền việt nam như ngài Tuệ Trung thượng sỹ. haaaaaaaaa. đọc tiếp đi Ma.


Phật Giáo Thiền Việt Nam quan tâm đến con người đích thực, chứ không chú trọng đến con người hình tướng. Và trong con người, nó trước hết chú trọng đến tâm địa, tức là chỗ sâu sắc nhất của con người, chứ không phải hình thức bề ngoài. Một người là cư sĩ, nhưng có tâm địa giải thoát, thì có khác gì xuất gia, mặc dù chưa xuốngtóc và chưa khoác áo cà sa. Trái lại, một người tuy đã xuống tóc và mặc áo cà sa, nhưng tâm còn vương vấn thế tục nặng nề, thì sẽ không tránh khỏi phạm giới và mắc tội. Đó lá ý tứ của câu kệ sau đây của Thượng sĩ Tuệ Trung, một câu rất dễ hiểu lầm:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc...”

Chúng ta cần chú ý là Thượng sĩ không nói: Trì giới, nhẫn nhục là tội lỗi. Người xuất gia phát nguyện trì giới và nhẫn nhục, nhưng vì còn vương vấn thế tục, nên không trì giới nhẫn nhục được, thì mắc tội. Khi còn là người tại gia, thì không thành vấn đề, bởi vì không nhận lãnh sự cung kính và cúng dường của thập phương tín thí. Nhưng một khi đã xuất gia, mặc nhiên đứng vào hàng Tăng Bảo, chịu sự cung kính và cúng dường của tín đồ mà lại không trì giới nhẫn nhục được, không thoát khỏi dục vọng thế gian, thì sao lại không mắc tội? Nói cách khác, đã xuất gia làm Tăng, thọ 10 giới làm Sa Di hay là 250 giới làm Tỳ Kheo, nhưng không giữ giới được thì phạm tội. Thí dụ người xuất gia đã thọ giới không dâm dục, dù là chánh dâm hay là tà dâm cũng đều phạm giới. Ngày xưa, khi Phật còn tại thế, có trường hợp một tăng sĩ trẻ, thỉnh thoảng lại về thăm vợ cũ, ngủ lại đêm. Phật quở trách, nói không được. Tăng sĩ muốn về với vợ cũ thì phải làm lễ xả giới, hoàn tục, rồi hãy về với vợ, như vậy sẽ không phạm giới và phạm tội.

Xuất gia làm tăng sĩ, đứng vào hàng tam bảo, được sự cúng dường của tín thí thập phương, mang nhãn hiệu sứ giả của Như Lai... mà lại sống không đạo đức, thậm chí phạm cả những giới luật tối thiểu của người tại gia, thì đúng như Tuệ Trung Thượng Sĩ nói:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc...”

Nếu người đọc thiếu suy nghĩ, cho rằng Tuệ Trung muốn nói giữ giới và nhẫn nhục là có tội và không được phúc, thì đó là một sự hiểu lầm tai hại. Mà cũng vì sợ người thường không hiểu cho nên Thượng Sĩ đã nhắn với vua Trần Nhân Tông: “Vật thị phi nhân”. Chớ bảo điều này cho bọn phi nhân, tức là những kẻ thiếu nhân phẩm, không xứng đáng làm người.

Cũng như chuyện Thượng sĩ ăn mặn, không ăn chay. Thượng sĩ có phát nguyện ăn chay bao giờ đâu, cho nên Thượng sĩ có ăn mặn là chuyện thường. Hơn nữa Thượng sĩ là người giác ngộ, không có vướng mắc, chấp trước vào chuyện ăn uống, ăn chay hay ăn mặc đối với thượng sĩ chỉ là để nuôi thân và hành đạo.

Tuy nhiên, trong câu trả lời của Thượng sĩ đối với câu hõi của Thái hậu, thì có người không hiểu. Thượng sĩ nói: : “Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nóị Văn Thù là Văn Thù, Giải thoát là giải đó saỏ”

Trong nguyên bản chữ Hán viết: (“Phật tự Phật, huynh tự huynh. Huynh đà bất yếu tố Phật. Phật đà bất yếu tố huynh. Bất kiến cổ đức đạo: Văn Thù tự Văn Thù, Giải thoát tự Giải thoát”)
“Huynh giả bất yếu tố Phật”, nếu dịch như trong tập Thơ Văn Lý Trần thì không được ổn lắm: “Anh chẳng cần làm Phật”. Theo tôi (HT. Minh Châu) nên dịch: “Anh không được làm Phật”, hay là “Anh không thể làm Phật”. Bởi vì, với quá khứ tu hành và cuộc sống hiện tại của Thượng sĩ thì làm Phật sao được. Cũng như đức Phật, với cương vị là Đạo sư của cả Trời và loài người, thì xữ sự như Thượng sĩ sao được.

Mỗi người đều có cương vị của mình, chỗ đứng của mình. Thực ra, không ai có thể thay ai được, cũng như không ai có thể hoàn toàn bắt chước ai được. Sẽ là buồn cười, nếu Thượng sĩ lại sống như một Tăng sĩ, và cũng không hợp lý, nếu có tăng sĩ nào đó lại muốn ăn nói, xử sự như Thượng Sĩ là một người sống tại gia.

Khi Thượng sĩ nói với Trần Nhân Tông là người hiểu đạo, thì Thượng sĩ nói:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc...”

Nhưng đối với người khác, không phải là Trần Nhân Tông, Thượng sĩ sẽ không nói như thế hay nói khác đi. Đối với người xuất gia, giữ giới là việc quan trọng hàng đầu. Chính giới luật phân biệt người tại gia và người xuất gia, chính giới luật phân biệt người mới tu hành với người tu đã lâu năm. Ví vậy mà Trần Thái Tông trong Khoá Hư Lục đã viết rất nghiêm túc:

“Giới như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra, giới như thầy thuốc gỏi, chữa được mọi loại bệnh, giới như ngọc Minh Châu, phá tan mọi tăm tối, giới như thuyền bè vượt qua bể khổ, giới như chuỗi ngọc, trang nghiêm pháp thân...” (KHL-Thọ Giới Luận)
Trần Thái Tông viết cuốn “Khó Hư Lục” để dạy học trò đông đảo, không thể nói như Thượng Sị:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc...”

Trích đoạn: “Tuệ Trung Thượng Sĩ Với Thiền Tông Việt Nam, Viện Khoa Học Xã Hội, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2000 (trang 32-36)”.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113


haaaaaaaaaaaa, cứ tự sướng đi hén, với trí tuệ như ngươi làm gì hiểu được lời nói hành động của một vị tổ sư thiền việt nam như ngài Tuệ Trung thượng sỹ. haaaaaaaaa. đọc tiếp đi Ma.


Phật Giáo Thiền Việt Nam quan tâm đến con người đích thực, chứ không chú trọng đến con người hình tướng. Và trong con người, nó trước hết chú trọng đến tâm địa, tức là chỗ sâu sắc nhất của con người, chứ không phải hình thức bề ngoài. Một người là cư sĩ, nhưng có tâm địa giải thoát, thì có khác gì xuất gia, mặc dù chưa xuốngtóc và chưa khoác áo cà sa. Trái lại, một người tuy đã xuống tóc và mặc áo cà sa, nhưng tâm còn vương vấn thế tục nặng nề, thì sẽ không tránh khỏi phạm giới và mắc tội. Đó lá ý tứ của câu kệ sau đây của Thượng sĩ Tuệ Trung, một câu rất dễ hiểu lầm:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc...”

Chúng ta cần chú ý là Thượng sĩ không nói: Trì giới, nhẫn nhục là tội lỗi. Người xuất gia phát nguyện trì giới và nhẫn nhục, nhưng vì còn vương vấn thế tục, nên không trì giới nhẫn nhục được, thì mắc tội. Khi còn là người tại gia, thì không thành vấn đề, bởi vì không nhận lãnh sự cung kính và cúng dường của thập phương tín thí. Nhưng một khi đã xuất gia, mặc nhiên đứng vào hàng Tăng Bảo, chịu sự cung kính và cúng dường của tín đồ mà lại không trì giới nhẫn nhục được, không thoát khỏi dục vọng thế gian, thì sao lại không mắc tội? Nói cách khác, đã xuất gia làm Tăng, thọ 10 giới làm Sa Di hay là 250 giới làm Tỳ Kheo, nhưng không giữ giới được thì phạm tội. Thí dụ người xuất gia đã thọ giới không dâm dục, dù là chánh dâm hay là tà dâm cũng đều phạm giới. Ngày xưa, khi Phật còn tại thế, có trường hợp một tăng sĩ trẻ, thỉnh thoảng lại về thăm vợ cũ, ngủ lại đêm. Phật quở trách, nói không được. Tăng sĩ muốn về với vợ cũ thì phải làm lễ xả giới, hoàn tục, rồi hãy về với vợ, như vậy sẽ không phạm giới và phạm tội.

Xuất gia làm tăng sĩ, đứng vào hàng tam bảo, được sự cúng dường của tín thí thập phương, mang nhãn hiệu sứ giả của Như Lai... mà lại sống không đạo đức, thậm chí phạm cả những giới luật tối thiểu của người tại gia, thì đúng như Tuệ Trung Thượng Sĩ nói:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc...”

Nếu người đọc thiếu suy nghĩ, cho rằng Tuệ Trung muốn nói giữ giới và nhẫn nhục là có tội và không được phúc, thì đó là một sự hiểu lầm tai hại. Mà cũng vì sợ người thường không hiểu cho nên Thượng Sĩ đã nhắn với vua Trần Nhân Tông: “Vật thị phi nhân”. Chớ bảo điều này cho bọn phi nhân, tức là những kẻ thiếu nhân phẩm, không xứng đáng làm người.

Cũng như chuyện Thượng sĩ ăn mặn, không ăn chay. Thượng sĩ có phát nguyện ăn chay bao giờ đâu, cho nên Thượng sĩ có ăn mặn là chuyện thường. Hơn nữa Thượng sĩ là người giác ngộ, không có vướng mắc, chấp trước vào chuyện ăn uống, ăn chay hay ăn mặc đối với thượng sĩ chỉ là để nuôi thân và hành đạo.

Tuy nhiên, trong câu trả lời của Thượng sĩ đối với câu hõi của Thái hậu, thì có người không hiểu. Thượng sĩ nói: : “Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nóị Văn Thù là Văn Thù, Giải thoát là giải đó saỏ”

Trong nguyên bản chữ Hán viết: (“Phật tự Phật, huynh tự huynh. Huynh đà bất yếu tố Phật. Phật đà bất yếu tố huynh. Bất kiến cổ đức đạo: Văn Thù tự Văn Thù, Giải thoát tự Giải thoát”)
“Huynh giả bất yếu tố Phật”, nếu dịch như trong tập Thơ Văn Lý Trần thì không được ổn lắm: “Anh chẳng cần làm Phật”. Theo tôi (HT. Minh Châu) nên dịch: “Anh không được làm Phật”, hay là “Anh không thể làm Phật”. Bởi vì, với quá khứ tu hành và cuộc sống hiện tại của Thượng sĩ thì làm Phật sao được. Cũng như đức Phật, với cương vị là Đạo sư của cả Trời và loài người, thì xữ sự như Thượng sĩ sao được.

Mỗi người đều có cương vị của mình, chỗ đứng của mình. Thực ra, không ai có thể thay ai được, cũng như không ai có thể hoàn toàn bắt chước ai được. Sẽ là buồn cười, nếu Thượng sĩ lại sống như một Tăng sĩ, và cũng không hợp lý, nếu có tăng sĩ nào đó lại muốn ăn nói, xử sự như Thượng Sĩ là một người sống tại gia.

Khi Thượng sĩ nói với Trần Nhân Tông là người hiểu đạo, thì Thượng sĩ nói:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc...”

Nhưng đối với người khác, không phải là Trần Nhân Tông, Thượng sĩ sẽ không nói như thế hay nói khác đi. Đối với người xuất gia, giữ giới là việc quan trọng hàng đầu. Chính giới luật phân biệt người tại gia và người xuất gia, chính giới luật phân biệt người mới tu hành với người tu đã lâu năm. Ví vậy mà Trần Thái Tông trong Khoá Hư Lục đã viết rất nghiêm túc:

“Giới như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra, giới như thầy thuốc gỏi, chữa được mọi loại bệnh, giới như ngọc Minh Châu, phá tan mọi tăm tối, giới như thuyền bè vượt qua bể khổ, giới như chuỗi ngọc, trang nghiêm pháp thân...” (KHL-Thọ Giới Luận)
Trần Thái Tông viết cuốn “Khó Hư Lục” để dạy học trò đông đảo, không thể nói như Thượng Sị:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc...”

Trích đoạn: “Tuệ Trung Thượng Sĩ Với Thiền Tông Việt Nam, Viện Khoa Học Xã Hội, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2000 (trang 32-36)”.

Hề hề

Ngươi không biết câu: chớ bảo điều này cho bọn "Phi nhân", chính là nói mi đấy chuột nhắt !

Đem lời người khác ra tính hại người hả ?

Đâu dễ dàng thế !

Mi đã "đi lại tự do", "sống chết tự tại" được chưa, mà đòi ăn thịt ?????

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Thay mặt Tam Bảo,

Tuệ Trung mà còn sống ! Ta mà gặp lúc ăn thịt, ta túm tóc bạt tai cho mấy phát !

Sau đó đuổi ra khỏi bàn nhậu, bắt về quỳ hương !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

haaaaaaaaaaaaa, nhìn lại cái thân tứ đại thúi hoắc của ngươi, cái trí tuệ của ngươi ngươi nghĩ ngươi là ai mà thay mặt tam bảo. haaaaaaaaaaaaaaa. Tam bảo đâu phải chổ người nói xằng bấy cuồng ngôn như vậy dám tát tai tổ sư thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ. Hố sâu địa ngục đang đợi ngươi rồi đó. Ngươi điên thấy ngươi ngạo man tự lâu rồi nhưng không hề lại dám phỉ bnag1 Tổ Sư cả một dong phái thiền của nước Việt Nam như vậy. heeeeeeeeee. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
BÌNH LUẬN Của Hoà Thượng Thích Đức Nghiệp


Việc không ăn chay, cũng như không giữ giới và nhẫn nhục của Tuệ Trung Thượng Sĩ, trái với Phật giáo Đại Thừa, có thể có những lý do riêng sau đây:
(1) Ông đã tu chứng cao siêu, khỏi cần cố chấp và phân biệt chay mặn;
(2) Ông là cư sĩ Phật tử, tu tại gia và có gia đình;
(3) Vì đại nghĩa và lợi ích chung cho nước, cho dân trong ba lần kháng chiến hào hùng, chống lại quân xâm lược Nguyên Mông, 1257, 1258, 1287, trong đó riêng ông đã góp công vào hai lần sau.

Bởi vậy, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã bày tỏ ý kiến của mình trong sách Thượng Sĩ Ngữ Lục như sau:

(1) Không ăn chay:
Ăn rau hay ăn thịt,
Tuỳ theo loài chúng sinh.
Xuân đến trăm cỏ mọc,
Thấy tội phúc gì đâu!

(2) Không giữ giới và nhẫn nhục:
Giữ giới và nhẫn nhục,
Phải tội, chẳng được phúc.
Muốn biết không tội phúc,
Chẳng trì giới nhẫn nhục.

Như vậy, xuyên qua ba lý do nêu trên, chúng ta phải xác nhận rằng; Tuệ Trung Thượng Sĩ đã đúng với quan điểm của mình về vấn đề “Không ăn chay, và không trì giới, nhẫn nhục”. Bởi lẽ mỗi Phật tử, xuất gia hay tại gia, đều có hai bổn phận chính: bổn phận công dân đối với Tổ quốc và dân tộc; và bổn phận đối với tôn giáo của mình, mà nhằm trong Bốn Ân của Phật Giáo. Trong thời gian ba mươi năm, từ 1257 đến 1287, ba lần quân Nguyên Mông, một quân đội hùng mạnh nhất thế kỷ 13, đến xâm lược nước Việt Nam ta, vậy ông cha ta và Tuệ Trung Thượng Sĩ bấy giờ có thể cứ ngồi yên, ăn chay, giữ giới sát và chịu cái nhục mất nước, nhà tan, dân tộc cúi đầu làm nô lệ, và chùa chiền bị đốt phá được không? -- Chắc chắn là không. Nghĩa là, trong thời gian này, hoàn cảnh này, chúng ta phải nhất trí với Tuệ Trung Thượng Sĩ là không trai, giới, nhẫn nhục gì hết, mà phải đặt quyền lợi của Tổ quốc và dân tộc lên trên, phải đoàn kết cứu nước, cứu dân, phải đánh giặc, vì “giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”, huống chi tất cả các nam nhi và Tuệ Trung Thượng Sĩ.... Theo Đạo Phật Việt Nam, thì các Phật tử cần phải dấn thân vào cuộc đời, mang ánh sáng từ bi và trí tuệ để giác ngộ và giải thoát cho mọi người được tự do và hạnh phúc cùng được thành Phật, thành những người Việt có nhân cách xứng đáng nhất, và văn minh nhất. Bên cạnh đó, luôn luôn đặt sự lợi ích chung trên cá nhân Phật tử, vì trong cái chung, tất yếu phải co riêng, để chung sống hài hoà, không mâu thuẫn, không thù nghịch. Phật Pháp không thể tồn tại ngoài thế gian; tìm chân lý ngoài cuộc đời là ảo tưởng, không thực tiễn. Còn xuất thế gian, không có nghĩa là trốn tránh cuộc đời, mà chính là cứu giúp đời để đạt tới một lẽ sống cao đẹp hơn, siêu việt hơn và mới mẻ hơn....
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
haaaaaaaaaaaaa, nhìn lại cái thân tứ đại thúi hoắc của ngươi, cái trí tuệ của ngươi ngươi nghĩ ngươi là ai mà thay mặt tam bảo. haaaaaaaaaaaaaaa. Tam bảo đâu phải chổ người nói xằng bấy cuồng ngôn như vậy dám tát tai tổ sư thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ. Hố sâu địa ngục đang đợi ngươi rồi đó. Ngươi điên thấy ngươi ngạo man tự lâu rồi nhưng không hề lại dám phỉ bnag1 Tổ Sư cả một dong phái thiền của nước Việt Nam như vậy. heeeeeeeeee. A di đà Phật!

Có Phật thường trụ,
Có Pháp là Kinh,
Có Tăng bảo lung linh, chưa từng gián đoạn !

KINH NHẬP LĂNG GIÀ TÂM ẤN đã viết:
Đại Huệ ! Ta thường nói: "Tỳ kheo ăn cái gì cũng nên nghĩ như ăn thịt con !". Các thức ăn khác còn thế, thì sao ta lại cho phép đệ tử ăn thịt được ?

Đại Huệ ! Ta chưa bao giờ cho phép đệ tử ăn thịt, cũng không đang cho phép, cũng không sẽ cho phép.

Đại Huệ ! Tất cả sự ăn thịt đối với người xuất gia đều là bất tịnh.

Đại Huệ ! Nếu có kẻ ngu si phỉ báng Ta bằng cách nói Như Lai cho phép ăn thịt và chính Như Lai cũng đã có ăn, nên biết kẻ ấy bị ác nghiệp buộc ràng, sẽ bị đọa vào những chỗ không lợi lạc.

Hai chữ thay mặt có gì không nói được !

Ngươi học chưa tới nơi, hành chưa tới chốn, toàn đem lời của những người đắc Đạo ra mà phổ độ chúng sanh !

Đem thuốc cho bậc thượng căn, mà phương hại hàng Trung hạ.

Thật đúng là hàn lu !

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Có Phật thường trụ,
Có Pháp là Kinh,
Có Tăng bảo lung linh, chưa từng gián đoạn !

Hai chữ thay mặt có gì không nói được !

Ngươi ăn chưa tới nơi, hành chưa tới chốn, toàn đem lời của những người đắc Đạo ra mà phổ độ chúng sanh !

Đem thuốc cho bậc thượng căn, mà phương hại hàng Trung hạ.

Thật đúng là hàn lu !

Mộ Phần.

haaaaaaaaaaaaaaaa, con ma như ngươi nói sao mà trái ngược quá vậy, ngươi đang chính nói bản thân ngươi đó? Cứ tự sướng đi nhé, rồi từ từ ngươi sẽ hiểu thế nào là địa ngục của ngôn từ kinh điển. haaaaaaaaaaa, sao hết tự sướng được rồi, mà tỏ ra sân si quá vậy. heeeeeeeeeeeeee
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
haaaaaaaaaaaaaaaa, con ma như ngươi nói sao mà trái ngược quá vậy, ngươi đang chính nói bản thân ngươi đó? Cứ tự sướng đi nhé, rồi từ từ ngươi sẽ hiểu thế nào là địa ngục của ngôn từ kinh điển. haaaaaaaaaaa, sao hết tự sướng được rồi, mà tỏ ra sân si quá vậy. heeeeeeeeeeeeee

Hề hề

Thọ mạng ngươi chẳng còn mấy đâu !

Yên tâm !

Hộ Pháp, Thiện Thần còn dậm chân đấm ngực vì lời ngu si cuồng ngôn của kẻ như mi đấy !

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
BÌNH LUẬN Của Hoà Thượng Thích Thanh Từ

Theo Tuệ Trung, không cần phải ăn chay, trì giới vì “ăn cỏ hay ăn thịt là tập quán tự nhiên của mỗi loài khác nhau, cũng như xuân về thì trăm cây cỏ nảy nở, không cái nào là tội và cái nào là phúc”. Thậm chí ông còn bảo “trì giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc . Thái độ quyết liệt này xét đến cùng nhằm đánh tan những đầu óc bảo thủ, cố chấp thường làm con người ta trở thành kẻ nô lệ của mọi thứ và của cả chính mình. Ở Tuệ Trung nổi bật một tinh thần “phá chấp” triệt để. Ông cực lực đả kích cái nhìn “nhị kiến phân chia mọi vật ra thành hai cực giá trị để gán cho nó một cực này hoặc cực kiạ Tuy nhiên Ngài đã bí mật dặn kỹ vua :

“Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân).


Lời dạy của ngài là chân lý. Là cứu cánh, nhưng kẻ tầm thường thì không nên biết. Vì họ biết qua lời này họ sẽ chấp. Hoà thượng Thanh từ có giảng trong Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục là “Những người tầm thường, họ không hiểu nổi những ý nghĩa thâm sâu thì không nên nói cho họ nghe có hạị Những câu này chỉ nói cho người xuất cách, vượt khỏi tầnm thường nghe, hạng người này mới có đủ khả năng tiếp nhận…( Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải HT Thanh Từ Thường Viện Thường Chiếu VIỆT NAM ấn nành 1996 trang 104 )

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Theo Tuệ Trung, không cần phải ăn chay, trì giới vì “ăn cỏ hay ăn thịt là tập quán tự nhiên của mỗi loài khác nhau, cũng như xuân về thì trăm cây cỏ nảy nở, không cái nào là tội và cái nào là phúc”. Thậm chí ông còn bảo “trì giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc . Thái độ quyết liệt này xét đến cùng nhằm đánh tan những đầu óc bảo thủ, cố chấp thường làm con người ta trở thành kẻ nô lệ của mọi thứ và của cả chính mình. Ở Tuệ Trung nổi bật một tinh thần “phá chấp” triệt để. Ông cực lực đả kích cái nhìn “nhị kiến phân chia mọi vật ra thành hai cực giá trị để gán cho nó một cực này hoặc cực kiạ Tuy nhiên Ngài đã bí mật dặn kỹ vua :

“Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân).


Lời dạy của ngài là chân lý. Là cứu cánh, nhưng kẻ tầm thường thì không nên biết. Vì họ biết qua lời này họ sẽ chấp. Hoà thượng Thanh từ có giảng trong Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục là “Những người tầm thường, họ không hiểu nổi những ý nghĩa thâm sâu thì không nên nói cho họ nghe có hạị Những câu này chỉ nói cho người xuất cách, vượt khỏi tầnm thường nghe, hạng người này mới có đủ khả năng tiếp nhận…( Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải HT Thanh Từ Thường Viện Thường Chiếu VIỆT NAM ấn nành 1996 trang 104 )


Hề hề

Hỏi xem quý Ngài Thanh Từ, giảng nghĩa như thế ! Xem hiện giờ thọ thân như thế nào rồi ?!!!

Còn muốn nói nữa không ?!!

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Hề hề

Thọ mạng ngươi chẳng còn mấy đâu !

Yên tâm !

Hộ Pháp, Thiện Thần còn dậm chân đấm ngực vì lời ngu si cuồng ngôn của kẻ như mi đấy !

Mộ Phần.

Ê con ma, người điên hỏi ngươi: trước khi trường chay ngươi có ăn mặn không? A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Hề hề

Hỏi xem quý Ngài Thanh Từ, giảng nghĩa như thế ! Xem hiện giờ thọ thân như thế nào rồi ?!!!

Còn muốn nói nữa không ?!!

Mộ Phần.

Kể cả bồ tát Thích Thanh Từ ngươi còn phỉ báng nữa huống chi là ia khác. Người điên không hiểu vì sao hạng người như ngươi mà ngài Viên Quang cho ngươi là thành viên danh dự của diễn đàn. Cái thùng rỗng kêu to Hết tát tai Tuệ Trung Thượng Sĩ, bấy giờ còn phỉ báng bồ tát Thích Thanh Từ. Heeeeeeee. Địa ngục đang chờ ngươi đó. heeeeeeee. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Hề hề

Đương nhiên có ăn !

Mộ Phần.

Vậy lúc đó ngươi đang ăn mặn đó người đã niệm 1 câu phật hiệu nào chưa?, hay ngồi thiện đọc kinh Phật hay trì chú, tìm hiểu về Phật pháp chưa? haaaaaaaaa, A di đà Phật!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kể cả bồ tát Thích Thanh Từ ngươi còn phỉ báng nữa huống chi là ia khác. Người điên không hiểu vì sao hạng người như ngươi mà ngài Viên Quang cho ngươi là thành viên danh dự của diễn đàn. Cái thùng rỗng kêu to Hết tát tai Tuệ Trung Thượng Sĩ, bấy giờ còn phỉ báng bồ tát Thích Thanh Từ. Heeeeeeee. Địa ngục đang chờ ngươi đó. heeeeeeee. A di đà Phật!

Hề hề

Ta y cứ Kinh điển, đâu có nói càn như người !

Mà kêu la ầm ĩ !

Đừng nói là Ngài Tuệ Trung, Thanh Từ...

Giờ mi có bảo Phật hiện ra nói: Ta cho các con ăn đấy !

Thì mi cho ta cái địa chỉ của Phật ấy, để ta mang Kinh này tới, đập cho hắn mấy nhát !

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Hề hề

Ta y cứ Kinh điển, đâu có nói càn như người !

Mà kêu la ầm ĩ !

Đừng nói là Ngài Tuệ Trung, Thanh Từ...

Giờ mi có bảo Phật hiện ra nói: Ta cho các con ăn đấy !

Thì mi cho ta cái địa chỉ của Phật ấy, để ta mang Kinh này tới, đập cho hắn mấy nhát !

Mộ Phần.

Người điên này có lời nào không y kinh điển đâu hẻ, haaaaaaaaaa, thôi đừng đánh trồng lãng nữa cha nội, trả lời câu hỏi của người điên đi. A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên