A

Giới thiệu một người mà tôi yêu mến

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
9 Tháng 7 lúc 17:17 ·
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN " .........xx "" BỊ DÍ."".......TRỜI ƠI TÔI BỊ NẮM CHÂN....
Trời ơi tôi bị nắm chân.....
Một đứa cháu cố mới lên năm lên ba " miệng còn hơi sửa " như một Thiên thần...ôi thánh thiện, ôi chân thật và dể thương...theo Ông Bà đến chơi nhà Ông Cố.
Quậy là chuyện tất yếu, nó không bao giờ yên, vừa chơi cái này một cách thích thú say mê thì buông ra và bắt qua cái khác với tất cả sự thích thú say mê mà không một thái độ lưu luyến những món đồ đã chơi vừa qua.
-- Thôi này Quân, con bày phá quá Cố chịu sao nổi.
Đứa bé ngở ngàn nhìn Bà nó với đôi mắt tròn ngẩn ngơ !!
-- Kệ nó con, Cháu nó chơi cùng lắm là chiều nó về với các con rồi, cứ để nó chơi, chiều Bà nó dẹp, có sao đâu.
Tôi bế cháu vào lòng, thương làm sao - không sao đâu con, con chơi đi Ông xin cho con rồi đó.
Nụ cười hồn nhiên trẻ thơ với đôi mắt cũng tròn xoe
-- Ông ơi, Ba của Ông đâu rồi ?.
-- À,....à...à....Ông ở trên trời đó con.
-- Ông ở trên trời làm gì vậy Ông ?.
-- À,...à.....làm...à....làm.....cho Phật.
-- Phật nhà Ông sao không giống Phật nhà Bà Ngoại con vậy Ông ?.
Tôi ngọng !!. Tôi ngọng thiệt các Bạn ạ.
-- Mỹ Duyên, Ba mệt rồi ẩm cháu cho Ba đi con
-- Làm sao Ba mệt vậy ?. Mới giởn đây mà.
-- Không, con cứ ẩm cháu đi. Ba bị cháu nó "" DÍ KHÔNG TRẢ LỜI ĐƯỢC "" mệt quá chứ không có việc gì ?.
Tôi phải trả lới sao đây các Bạn ?. Tôi phải nói dối cách nào đây các Bạn ?. Nếu ẩm chàu thêm chút nữa thì các câu hỏi ..Ông trời là người nào ?. Ông Phật là ai ?. Tại sao Ông Cố không gọi Ông Phật là Ông Sơ ?....... Thật quả trẻ thơ là " một triết gia " như một Triết gia nổi tiếng đã khẳn định.
Tại sao chúng ta lại luôn luôn nói với nhau Thái Tử Tất Đạt Đa giác ngộ và thành Phật - mà hàm ý như là một thần linh ở đâu đó ?. Ai, ai có thể thăm định Thái Tử Tất Đạt Đa giác ngộ ??. hay chúng ta chỉ " đánh giá " Ngài ( xin lỗi tôi dùng từ này để dể hiểu thôi ) qua thời gian Ngài còn sanh tiền và thái độ tiếp cận của Ngài với con người ?.
Chúng ta đã biết Ngài thường minh định mình với con người Ngài chỉ là một CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG như những con người bình thường khác trên thế gian này. Ngài sanh ra là một con người có Cha có Mẹ, sống như một con người và từ giả cõi đời như một con người Điều con người chúng ta BIẾT là Ngài đã trở thành một người phi thường - theo cách nhìn của chúng ta- một bậc siêu nhân, do những cá tính đặc biệt duy nhất của Ngài. Đức Phật đã ân cần nhắc nhở nhiều lần như vậy và không điểm nào trong cuộc sống hoặc trong lời dạy của Ngài để chúng ta hiểu rằng Ngài là một nhân vật vô sanh, bất diệt.
Đạo quả của Ngài -CON NGƯỜI CHÚNG TA GỌI THẾ - là thành đạt trạng thái tối thượng của sự toàn thiện, do sức kiên trì cá nhân. Nhưng Ngài không giử riêng cho mình " sự liễu ngộ " siêu phàm đặc biệt đó. Ngài công bố với con người rằng con người có thể giác ngộ như Ngài và thoát khổ, trầm luân ngay tại thế gian mà ai cũng than đau khổ này - " địa ngục hiện tiền, Niết bàn tại thế ".
Ngài xác định với thế gian rằng : " tâm có khả năng và oai lực bất khuât để đến giác ngộ". Ngài không khi nào tựhào rằng chỉ có Ngài là người duy nhất đắc quả Phật - người HIỂU, BIẾT CHÂN TÍNH VẠN HỮU, THOÁT NHỮNG ĐAU KHỔ...... hay Ngài cũng không xâc định Ngài là " gạch nối " của con người với thần linh nào.bởi quả Phật - như con người gọi - không phải là một ơn huệ đặc biết dành riêng cho một cá nhân tốt phước nào đó hay một cá nhân nào đó được chọn trước.
Lúc sanh tiền, Đức Phật không cưỡng bách tín đồ phải nô lệ cho giáo lý của mình hay cho chính mình. Nếu có ai bước theo dấu chân Ngài đều được tự do tư tưởng. Ngài khuyên dạy hàng môn đồ không nên nhắm mắt chấp nhận những lời của Ngài chỉ vì kính nể, tôn trọng, mà phải xem xét, nghiên cứu, suy ngẫm cẩn thận cũng như người trí tuệ muốn thử vàng phải " đốt, cắt, và chà vào đá "; cũng như người muốn biết " cái mát của nước " thì chỉ có cách là tự mình phải " uống nước đó " chứ không có cách nào nghe theo mà biết được mát là gì.
Tuy thế, sao mà tôi vẫn lấn cấn, tôi vẫn nói với cháu tôi Ông Trời, Ông Phật, tôi vẫn nói ...và tôi bị cháu tôi " DÍ " đến ngỏ cùng nên thấm mệt......thật là cuộc đời như thế
. Nếu mình không tu, không liên tục bước từng bước như người đi dây thăng bằng thì mình sẽ rơi vào miệng cá sấu .....ôi cuộc đời là đau khổ, tu Phật là tự độ mà.
www.facebook.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
8 Tháng 7 lúc 07:05 ·
Ý KIẾN : NGỘ NHẬN CHĂNG ????................xx
Sau khi lướt trên FB thấy các Bạn nhiều thoái mái bước vào một ngày mới, lòng mình cũng càng vui thêm - những nụ cười, những lời thơ yêu người, yêu đời, những trích dẩn kim ngôn Phật tổ, cùng những bài pháp thoại của các Bạn ..........
Ô..quả thật một ngày đẹp cho mọi người trong thế giới hiện tại đầy nhiểu nhương, lo âu và khổ sở !!..Mình cầu mong được thế, ngày nào hay ngày nấy...
Mình muốn la to lên Sáng mở mắt ra " một ngày tươi đẹp cho mọi người ".và viết những suy nghĩ của mình với các Bạn..
Nhưng ...ôi trời ơi, ôi Phật ơi.......một dòng FB ghi :
" CÓ TIỀN QUẢ THẬT SẼ KHỞI VỌNG TƯỞNG, THÌ BỐ THÌ LÀ TỐT ĐẸP HƠN, ĐÂY LÀ SỰ THẬT MÀ QUÍ VỊ PHẢI BIẾT, CHẲNG GIẢ TÍ NÀO "" .
Với tinh thần trao đổi HỌC PHẬT mà chúng ta thường trao đổi với nhau - nghĩa là học cách " sống cho ra sống " và hợp với Đạo giải thoát rốt ráo khổ đau...........thì câu này trong một bài Pháp thoại của Vị Pháp sư - đã xác định " Có tiền QUẢ THẬT sẽ khởi vọng tưởng ", " Đây là sự thật mà Quí Vị phải biết, chẳng giả tí nào ", làm mình giật mình....
Có phải chắc thế không ?. Có phải thật thế không ?. Có phải đây là SỰ THẬT chẳng giả tí nào ư ? mà chúng ta cần PHẢI BIẾT ??
Chúng ta bình tỉnh nhớ.....
1/. Thư nhất trong suốt quá trình phổ Đạo, qua với bao nhiêu Kinh sách lưu truyền chưa bao giờ có việc Đức Phật dạy con người KHÔNG BẢO VỆ CUỘC SỐNG của chính mình, nói nôm na là bảo vệ " thân xác này, ngũ uẩn này " bởi Ngài cũng đã từng có ý nghĩ " ngũ uẩn này là cản trở lớn đối với tu tập ", chúng ta đã thấy bao nhiêu lâu Ngài đã khổ hạnh ?. và Ngài đã thấy mình SAI. Đồng thời chúng ta cũng thấy KHÔNG BẤT CỨ TÔN GIÁO nào lại dạy con người chấp nhận " không lưu tâm hoặc ít lưu tâm " đến thân xác này. Thế thì trong thế giới con người HIỆN TẠI " không tiền thì sống bằng gì ?. Cho dù dưới hình thức nào đi nữa như : lá cây, vỏ sò, con vật, kim loại hay giấy qui ước TIỀN .... thì " phương tiện trao đổi này " vẫn là cần thiết - là cần có của con người BẢO TỒN CUỘC SỐNG nếu còn tiếp tục sống trong cộng đồng con người. Giảm thiểu... TRI TÚC ngoại trừ các Vị Tăng tu qui ẩn, các Vị Tăng tu " chưa méo mó, lăng xã vào đời sống tham dụcái - để giữ đời sống PHẠM HẠNH thì đồng ý nhưng không phải ĐẾN ĐỘ SỢ SỆT SỰ HIỆN HỮU CỦA TIỀN bởi tiền VÔ NGHĨA đối với Họ..
2/. " Có tiền QUẢ THẬT sẽ khởi vọng tưởng " ????. Có thể, có thể chăng ?... ..nhưng chúng ta đã từng tự nhủ " mình là con Nhà Phật " và ít ra cũng hiểu " tác hại của CHẤP HỮU " thì liệu chắc chắn có tiền sẽ khởi vọng tâm chăng ?. Đối với Phật tử, nghĩa là đối với con người hiểu biết tác hại của sự CHẤP HỮU thì không ai bảo phải rời bỏ " phương tiện sống " mà trái lại còn bảo " có thì cứ có mất thì cứ mất nhưng.......... nhưng phải giử gìn để làm phương tiện sinh tồn cho chính bản thân mình, cho chúng sinh mà mình có duyên tương tác, như người hàng xóm, như người neo đơn, cùng khổ, như Cha Mẹ, như vợ con...... "
ĐẤY BỐ THÍ ĐẤY " Bó thí VÔ ĐIỀU KIỆN, Bó thí KHI XÚC ĐỘNG, Bố thì không bởi CHỌN CÁCH TỐT HƠN. Tư BỐ THÍ trong Đạo Phật - theo thiển ý nó có thể MỘT PHẦN tương đồng về hình thức với từ CHO ĐI " cái của mình đang có " trong đời sống bình thường nhưng ĐIỂM CỐT YẾU QUAN TRỌNG mà người Phật tử Bố thí là :
a/. Bản thân mình CÓ XÚC CẢM DO LÒNG "TỪ" TRỰC TIẾP trước đối tượng bố thí, có xót xa thương cảm trước đối tượng bố thí..... Thế nên gần như Bố thí là " hành dộng LÀM CHO ĐỐI TƯỢNG GIẢM hay HẾT ĐAU KHỔ - cho dù bố thí TÂM hay bố thí VẬT.
b/. Bố thí mà do lòng sợ VỌNG TÂM KHỞI LÊN..., do lòng sợ CHẤP HỮU; bố thí mf có kế hoạch ĐỂ GIẢI TRỪ " cái gì ", để biết rằng SẼ TĂNG THÊM " cai gì " ; bố thí mà bản thân mình không CÓ CẢM THỌ HÃNH DIỆN, VUI SƯỚNG, HÂN HOAN, hay HẠNH PHÚC trong tiến trình hay sau tiến trình tương tác Bố thí.
c/. Bản thân mình BIẾT " không có một động lực nào bên ngoài hay trong lòng mình " tác dộng. Nghĩa là không nhằm mục đích LÀM HÀI LÒNG, VỪA Ý bất cứ ai - chính mình hay đoàn thể, Thầy, Bạn...của mình.
Thế nên BỐ THÍ vời tinh thần Đạo Phật có thể xem như...... " hình ảnh mặt trời ban phát ánh sáng cho vạn vật " - không phải vì "" tốt hơn hay nên làm hơn... "", không biết VÌ AI, CHO AI, BỞI VÌ, DO RẰNG,......SẼ ĐƯỢC GÌ.....
-- GIỬ GÌN là cụm từ thường dùng, ở đây chỉ có nghĩa " đừng bỏ nó ngoài đường, đừng phô trương, đừng khoe của mà gây loạn, chứ không phải là CHẤP HỮU ". Giữ gìn - có thể coi như một đức tính tốt của người Phật tử. Thế thì làm gì có vọng tâm phát khởi ?. Bạn thử nghĩ một Phật tử - ngoại trừ, CHỈ những Phật tử MỘT BÁT, BA Y thì một con người tu tại gia, sống trong xã hội này, nếu chỉ còn 4 cái áo, 3 cái quần và cơm ngày 2 bửa thì liệu Vọng tâm có chấm dứt không ? . Hay lại biện hộ rằng như thế là ĐỂ CHO CHẤM DỨT TỪ TỪ...
Một Phật tử Tăng tu MỘT BÁT, BA Y có xúc cảm, có Bố thí vật thực trong bát cho một người đói lã nằm trước mặt mình không ?.
Đối với Phật tử tại gia, Họ KHÔNG THỂ CHẤM DỨT, HỌ CÒN ĐANG SỐNG TRONG mọi tương quan với " xung quanh " thì làm việc để tự có những phương tiện đó thì tốt rồi, nhưng Họ có " xót ruột, đau lòng " chăng trước những cơ duyên tương tác ?.
KHÔNG THỂ NÀO CÓ Ý THỨC SỢ VỌNG TÂM ( sợ có nhiều riền ) mà chúng ta cố diệt nó bằng mọi cách, bằng mọi hình thức MÀ CHẤM DỨT ĐƯỢC NÓ - nó vẫn là ý thức SỢ tồn tại ĐỂ CHO BẠN SỢ.......Chúng ta nhớ - cho dù được KỂ LẠI NHƯNG HỢP LÝ, ĐÚNG ĐẮN ...Thái Tử Taát Đạt Đa "" SỢ NGỦ UẢN "", sợ cái thân xác này ô trược, cám dổ, cản trở.......RỒI NGÀI THẾ NÀO với các csch NÉ TRÁNH, UỶ HOẠI NÓ ??....
Theo thiển kiến - NGOẠI TRỪ những Vị Tăng tu xuất gia ( phải thực là Tăng tu chân chánh Phật giáo ) thì Phật tử ĐANG TU , Phật tử tại gia, nghĩa là còn ĐANG SỐNG TRONG CUỘC ĐỜI CON NGƯỜI, nghĩa là NGƯỜI ĐÃ Ý THỨC TU PHẬT - TU GIẢI THOÁT KHỔ , nghĩa là những người BIẾT YẾU CHỈ GIẢI THOÁT KHỔ CỦA ĐỨC PHẬT, nghĩa là những người ĐÃ Ý THỨC "" sự cám dổ của lục trần...""thì KHÔNG CÓ GÌ PHẢI SỢ NỮA......nên nhiều tiền hay ít tiền...nhiwwfu dola hay ít dola KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ HỌ LƯU TÂM.; KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ ĐỂ HỌ PHẢI'' BỎ ĐÍ,mà gọi là bố thí "" bởi Họ KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ BỎ ĐI - KHÔNG CHẤP THỦ mà.....
Như thế theo thiển kiến - VỀ HIỆN TƯỚNG - người Phật tử VẪN LÀM VIỆC TICH CỰC ( HẾT LÒNG ) để có phương tiện sinh tồn và trợ giúp chúng sanh bằng mọi hình thức......
để lo cho vợ con những thứ mà Họ cần thiết - vì Họ không phải là Anh ta.....người Phật tử có thể "" mua một tờ giấy số giúp Bà Cụ già "" và...và.....nếu trúng độc đắc thì CHẮC CÓ LẼ KHÓ TRÁNH ĐƯỢC VUI MỪNG THOÁNG QUA...và CHẮC CÓ LẼ HỌ CŨNG CÒN BIẾT nên mua tủ sắc Hàn quốc để giữ gìn cẩn thận.....tuy nhiên...tuy nhiên ..khi đi đến Ngân hàng để đổi......
.......nhưng khi móc túi ra thì tờ giấy số trúng ĐÃ KHÔNG CNH MÀ BAY ĐI... ( chắc có lẽ ở một lúc nào đó bất cẩn..)
thì...thì.....Ồ, ồ...NÓ ĐÃ HẾT DUYÊN RỒI.......Chắc có lẽ, người Phật tử CỨ THONG DONG RA VỀ......nhưng PHẢI RẤT KHÓ KHĂN "" thuyết trình.." với những người - KHÔNG PHẢI ANH TA - mà có tương quan xã hội với Anh ta.............
( Chắc có lẽ...lại chắc có lẽ...lúc đó PHẢI NÓI NHIỀU VỀ từ "" buông bỏ ", "" buông xuống " theo ý nghĩa của ĐẠO PHẬT ...)
""Đây mới là SỰ THẬT MÀ QUÍ VỊ PHẢI BIẾTCHẲNG GIẢ TÍ NÀO "".
Khó...khó ...à nha......nhưng cũng tùy.....tùy.......
Chúc các Bạn MỘT NGÀY MỚI BÌNH YÊN nha.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
3 Tháng 7 lúc 07:30 ·
Ý KIẾN : CÂU VÔ SANH PHÁP NHẪN....
Chào các Bạn - Sau khi trình bày với các Bạn "" sự bó tay của ngôn ngữ trong Giác ngộ Phật giáo, tôi đọc bài của các Bạn lại gặp câu "" VÔ SANH PHÁP NHẪN "
Thấy cũng vui vui khi đọc câu Vô sanh pháp nhẫn Nhẫn....Nhẫn Ở chỗ nào đây ?. Cùng để trao đổi học hỏi về Phật pháp - có lẽ thế nếu tôi nghĩ không lầm - do đó nói " bá nhân vạn pháp " nên tôi gởi Bạn câu này có thể " đồng cảm" với nhau thôi - hy vọng vậy - chứ không thể góp ý với Bạn được.
Thế nào là Vô sanh pháp nhẫn..??
-- 1/. Có phải chăng pháp HAY NHẤT, TỐT NHẤT là TẬP NHẪN ???
-- 2/. Có phải chăng " Phật pháp - pháp giải được khổ cho con người " thì không thể SUY NGHĨ MÀ RA....không phải tính toán mà có...??.không phải NGHE NGƯỜI NÓI mà được Pháp Phật? bởi Đức Phật dạy :: "" Mọi thế pháp đều hư dối cho dù pháp áy Như lai vừa mới ban truyền mà bất cứ người nào lập lại "" và...và... rồi con người thấy ra trong đời sống NỔI BẬT TÍNH NHẪN..??....và thực tế trong đời AI CŨNG ĐÚNG, nhiều Tông, nhiều Chi, nhiều Phái.....; Bá nhân vạn pháp mà.
Như bài vừa trình bày ...Tiểu thừa, Đại thừa hay Thiền tông .....v....v.....ĐỀU CHỈ LÀ CON THUYỀN để nguòi tu " BƠI ĐI "" đi qua sông đến bến giác; . ĐỀU CHỈ LÀ NGÓN TAY CHỈ TRĂNG
để người tu " ĐỊNH HƯỚNG " mục đích là thấy TRĂNG.....
Trong " quá trình ĐẾN BỜ GIÁC "" đến giác ngộ giải thoát khổ, người thì tập trung,chú trọng "" VIỆC BƠI "" cho cản thận, người thì cho rằng bơi là chuyện đương nhiên phải tập trung, chú trọng "" BẾN GIÁC " sau cùng.....
......và KHÔNG AI LÀ KHÔNG ĐÚNG
Bất cứ người nào nói ....CHỈ NÓI RẰNG..Tiểu thừa quan trọng cho người tu Phật...... hay Đại thừa là quan trọng cho người tu Phật .....hoặc CHỈ CÓ PHÁP MÔN CỦA TÔI, CỦA THẦY, TỔ TÔI là nhất nhát.thôi.......liệu có vỏ đoán chăng ? .Liệu có tự tôn chăng ?.
Như trong Tây Du Ký Vị Thiền sư tác giả viết ::"" Ở trên không có. Ở dưới không có. Đông, Tây, Nam, Bắc đều không có ". .
Vậy Ở CHỖ nào ?. Đây là câu hỏi mà ai cũng đặt ra khi đọc....
truyện này...nhưng với tinh thần của người Phật tử tại sao chúng ta không tự hỏi ::"" AI ...ai đã đặt ra câu hỏi này ??.""phải chăng chúng ta thấy ngay là NHÂN TRÍ - cũng là TRÍ, trí của con người, THẤY, BIẾT của con người NHƯNG NÓ HÀNH HOẠT THEO HƯỚNG mà Đức Phật gọi là SAI LẦM, VÔ MINH.hoặc chúng ta cũng nghe câu ::"" Đừng TÌM...bởi TÌM thì không thấy, mà Niết bàn trong chính các người ". TÌM..tìm là hành hoạt của Nhân trí theo hướng "" CẦN CÓ, CẦN BIẾT...."" nên theo Đạo giải thoát khổ thì TÌM SẼ KHÔNG THẤY.....Niết bàn.
. Thiển ý là thế....trình bày như vậy...." đồng cảm " hay " không đồng cảm "" mà nhận được góp ý cũng là điều hữu ìch cho bản thân tôi. Xin thành thật đa tạ và kính chúc các Bạn..
.
..
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Thientu Tran
3 Tháng 7 lúc 07:30 ·
Ý KIẾN : CÂU VÔ SANH PHÁP NHẪN....
Chào các Bạn - Sau khi trình bày với các Bạn "" sự bó tay của ngôn ngữ trong Giác ngộ Phật giáo, tôi đọc bài của các Bạn lại gặp câu "" VÔ SANH PHÁP NHẪN "
Thấy cũng vui vui khi đọc câu Vô sanh pháp nhẫn Nhẫn....Nhẫn Ở chỗ nào đây ?. Cùng để trao đổi học hỏi về Phật pháp - có lẽ thế nếu tôi nghĩ không lầm - do đó nói " bá nhân vạn pháp " nên tôi gởi Bạn câu này có thể " đồng cảm" với nhau thôi - hy vọng vậy - chứ không thể góp ý với Bạn được.
Thế nào là Vô sanh pháp nhẫn..??


-- 1/. Có phải chăng pháp HAY NHẤT, TỐT NHẤT là TẬP NHẪN ???
-- 2/. Có phải chăng " Phật pháp - pháp giải được khổ cho con người " thì không thể SUY NGHĨ MÀ RA....không phải tính toán mà có...??.không phải NGHE NGƯỜI NÓI mà được Pháp Phật? bởi Đức Phật dạy :: "" Mọi thế pháp đều hư dối cho dù pháp áy Như lai vừa mới ban truyền mà bất cứ người nào lập lại "" và...và... rồi con người thấy ra trong đời sống NỔI BẬT TÍNH NHẪN..??....và thực tế trong đời AI CŨNG ĐÚNG, nhiều Tông, nhiều Chi, nhiều Phái.....; Bá nhân vạn pháp mà.

Như bài vừa trình bày ...Tiểu thừa, Đại thừa hay Thiền tông .....v....v.....ĐỀU CHỈ LÀ CON THUYỀN để nguòi tu " BƠI ĐI "" đi qua sông đến bến giác; . ĐỀU CHỈ LÀ NGÓN TAY CHỈ TRĂNG
để người tu " ĐỊNH HƯỚNG " mục đích là thấy TRĂNG.....

Trong " quá trình ĐẾN BỜ GIÁC "" đến giác ngộ giải thoát khổ, người thì tập trung,chú trọng "" VIỆC BƠI "" cho cản thận, người thì cho rằng bơi là chuyện đương nhiên phải tập trung, chú trọng "" BẾN GIÁC " sau cùng.....
......và KHÔNG AI LÀ KHÔNG ĐÚNG

Bất cứ người nào nói ....CHỈ NÓI RẰNG..Tiểu thừa quan trọng cho người tu Phật...... hay Đại thừa là quan trọng cho người tu Phật .....hoặc CHỈ CÓ PHÁP MÔN CỦA TÔI, CỦA THẦY, TỔ TÔI là nhất nhát.thôi.......liệu có vỏ đoán chăng ? .Liệu có tự tôn chăng ?.
Như trong Tây Du Ký Vị Thiền sư tác giả viết ::"" Ở trên không có. Ở dưới không có. Đông, Tây, Nam, Bắc đều không có ". .
Vậy Ở CHỖ nào ?. Đây là câu hỏi mà ai cũng đặt ra khi đọc....
truyện này...nhưng với tinh thần của người Phật tử tại sao chúng ta không tự hỏi ::"" AI ...ai đã đặt ra câu hỏi này ??.""phải chăng chúng ta thấy ngay là NHÂN TRÍ - cũng là TRÍ, trí của con người, THẤY, BIẾT của con người NHƯNG NÓ HÀNH HOẠT THEO HƯỚNG mà Đức Phật gọi là SAI LẦM, VÔ MINH.hoặc chúng ta cũng nghe câu ::"" Đừng TÌM...bởi TÌM thì không thấy, mà Niết bàn trong chính các người ". TÌM..tìm là hành hoạt của Nhân trí theo hướng "" CẦN CÓ, CẦN BIẾT...."" nên theo Đạo giải thoát khổ thì TÌM SẼ KHÔNG THẤY.....Niết bàn.
. Thiển ý là thế....trình bày như vậy...." đồng cảm " hay " không đồng cảm "" mà nhận được góp ý cũng là điều hữu ìch cho bản thân tôi. Xin thành thật đa tạ và kính chúc các Bạn..
.
..


ha ha hahah .. nghĩa của SANH/TỬ .. tức là VÔ SANH

nguồn của SANH/TỬ.... cũng tức là VÔ SANH

-->> thì gọi là vô sanh PHÁP NHẪN [smile]

mà đúng không ?


1 GÓC NHÌN

Tất cả thế gian

SỐNG, CHẾT .. nối nhau

Sông = theo đường thuận

Chết = theo đường khác

khi vừa mệnh chung:

- chưa dứt hơi ấm

thiện ác một đời

- đồng thời hiện ra

cái thuận của sống

cái nghịch của chết

hai luồng tập khí

xen kẽ lẫn nhau - Kinh Thủ Lăng Nghiêm



Ở nay lúc SỐNG và CHẾT .. đường này và đường khác ... ... khi YÊU CÁI THUẬN của ĐƯỜNG NÀY .. KHÔNG THÍCH cái NGHỊCH của đường này ..

thì GIÁ của đường KHÁC là bao nhiêu ?


và con đường đó .. có GIÁ .. thì GIÁ TRỊ của CON ĐƯỜNG KHÁC:

- vật liệu là bao nhiêu ?

- làm được là bao nhiêu ?

- công sức là bao nhiêu ?


bởi vì LÚC TẬP KHÍ THUẬN NGHỊCH XUẤT HIỆN --> ít có người chịu khó nhìn ý nghĩa và giá trị của NGŨ UẨN = VÔ SANH ... ngũ uẩn phù hư .. không khứ lai cho nên .. mới gọi đó là VÔ SANH PHÁP NHẪN [smile]

mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha haha .. tiếp nhé [smile]

Luận Câu Xá có nói tới 16 loại hành tướng của Tứ Diệu Đế .. mà trong đó .. lý Tứ Đế được phân loại bằng ba NHÃN VỊ: hạ phẩm nhẫn, trung phẩm nhẫn, thượng phẩm nhẫn .. và tùy theo ý nghĩa của chữ "NHẪN" mà người ta nhận ra:

GIÁ TRỊ VÔ SANH = của NGŨ UẨN đi chẳng hạn .. hay là nhận ra GIÁ TRỊ của CHỮ "NHẪN" theo một cách nào đó .. để mà phân loại các bậc hiền nhân .. [smile]

-->> chắc phải là cái gì đó ..cũng có một chút xíu ... lý lẽ về nội dung của TÂM "NHẪN" [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
4 giờ ·
VẤN ĐỀ : MỤC TIÊU, CỨU CÁNH và CÁC PHÁP CỦA PHẬT GIÁO.
Như trong 6 bài trước tôi trình bày ( là để trao đổi học tập, nhận thêm sự hiểu biết nơi các Bậc cao nhân, nơi các Bạn ) và tôi xác định theo mình - CÁI "" TRÍ THẤY, BIẾT "" HIỆN ĐANG CÓ của con người - xin tạm dùng từ Nhân trí -thì luôn luôn " đi cùng " với con người trong cuộc đời và con người luôn luôn sử dụng nó trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống tương tác NHƯNG giữa người TU PHẬT và người không tu Phật khác nhau là BIẾT hay không BIẾT " TÍNH ĐẶC THÙ SỬ DỤNG" của nó và vận dụng vào cuộc đời mình để đạt đến mục đích của mình..
Thế nên, trong phạm vi, trong " chiều hướng riêng ", trong quan điểm của mỗi người, việc gọi Nhân trí là vô minh, u mê, sai lầm, thì ĐÓ LÀ CỦA CHỈ Ở NHỮNG NGƯỜI MUỐN THOÁT KHỔ THEO QUAN ĐIỂM PHẬT ĐẠO, trsi lại thì không phải thế, mà nó còn được đề cao, nhân rộng nữa là đằng khác.
Do vậy, trở lại vấn đề thiển ý, tôi vẫn NHÌN " cái nhân trí hiện có của tôi " hay của mọi con người hiện đang chỉ là một " công cụ tối cần thiết " mà TUỲ THEO CÁCH SỬ DỤNG RIÊNG ĐỂ ĐƯA ĐẾN MỤC ĐÍCH SỐNG CỦA MÌNH mà con người gọi tên khác nhau..
Với người Phật tử còn đang sanh sống trong đời thường - lúc là vô minh trí, u mê trí,...........lúc là Tuệ trí tức là lúc THẤY, BIẾT mà con người KHÔNG CÒN "" VƯỚNG MĂC...sai lầm, u mê.."", không còn tạo nghiệp nữa trong cuộc sống thường nhật này, thì cuộc sống trở nên HÀI HOÀ DUNG HỢP hơn.
Trình bày đến đây tôi tin chắc rằng CÓ Bạn KHÔNG ĐỒNG TÌNH, không đồng ý, bởi tôi cho rằng Đạo Phật có mục đích, Bạn cho rằng tôi sai - ĐẠO PHẬT MÀ CÓ MỤC ĐÍCH à?
Vâng, về tổng thể hướng đến một cách sống nào đó là CÓ MỤC ĐÍCH, như đến KHÔNG KHỔ đã là mục đích rồi. Còn về PHƯƠNG PHÁP để đạt đến thoát khổ, " giải thoát hết rốt ráo các vọng tưởng " - chấm dứt vọng tưởng thì KHÔNG CÓ MỤC ĐÍCH..
Chúng ta trở lại cuộc đời Ngài Thái Tử Tất Đạt Đa - xin thông cảm, hoan hỉ bởi chúng ta đang tìm hiểu và trình bày để hiểu - thoát ly gia đình là Ngài muốn điều gì ??. Có mục đích không ? Ngài ĐI TÌM những gì ?? và để làm gì ??. MỤC ĐÍCH nằm ở đây.
Tuy rằng Ngài CHỈ MƯỜNG TƯỢNG trong tâm trí ", chúng ta con người chỉ có thể nói như thê, chư ngay ở Ngài, Ngài cũng không thể BIẾT TRƯỚC những điều Ngài CHƯA BIẾT.và rằng phải có con đường giải thoát khổ " và đó CHÍNH LÀ " nỗi băng khoăn chết người của chính Ngài " - tôi nghĩ thế - khi tôi CÒN và RẤT TÔN KÍNH NGÀi. Thế nghĩa là Ngài ra đi CÓ MỤC ĐÍCH, CÓ MỤC TIÊU.
Thế thì MỤC TIÊU của Thái Tử Tất Đạt Đa quá rõ ràng - GIẢI THOÁT KHỔ cho chính bản thân mình và con người bởi CÙNG CẢNH NGỘ; Đến khi giác ngộ thì ( với chúng ta nói thế thôi ) là CỨU CÁNH là Niết bàn ( hoặc các từ khác mà sau này con người khi sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt cho nhau là Thiên đàng, Tây phương Cực Lạc hay Tịnh độ quốc.....).
Để bắt đầu quá trình nấy không có ai có thể nói rằng Ngài KHÔNG SỬ DỤNG NHÂN TRÍ ĐANG CÓ như các con người khác, cho đến khi " nhân trí HẾT CÁCH tìm tòi, HẾT CÁCH hướng dẩn BẤT LỰC nên nó VẮNG BẶT, im hơi lặng tiếng dưới cội Bồ đề thì Ngài mới phát hiện ra À.......À CHÍNH NÓ - chính CÁI DỤNG QUEN THUỘC , chính cái TÍNH HÀNH HOẠT ĐẶC THÙ của nó giúp cho con người THƯỜNG hướng đến ĐƯỢC THOẢ MÃN nhưng những thoả mãn ấy lại luôn luôn hàm chứa BẤT THOẢ MÃN - nghĩa là KHỔ, nghĩa là "" con người SAI LẦM ở chỗ này "" nên Ngài gọi nó là VÔ MINH trí, trí u mê và Ngài cũng phát hiện ra rằng cái Nhân trí đang có, hiện có của con người luôn luôn đeo bám, luôn luôn hiện hữu trong con người khi còn sống hay nói một cách khác
như Đức Phật ban truyền Chân lý : "" CON NGƯỜI LUÔN LUÔN ĐEO BÁM NHỮNG SAI LẦM CỦA MÌNH nên con người KHỔ "" là thế.
Điều này không phải là mới lạ ở thời đại của Ngài, điều này không phải là trước Ngài không ai biết đến " cái khổ " của con người NHƯNG TẤT CẢ ĐỀU cho rằng KHỔ của con người là DO THẦN LINH ĐỊNH ĐOẠT hay GIÁN HOẠ cho con người khi con người KHÔNG LÀM "" VỪA LÒNG HỌ "...
.....; không có ai PHÁT HIỆN RA chính " sự vô minh, mê mờ của nhân trí " nên KHỔ....
Thời đó cũng có người phản bát, chê bay Ngài, cũng có người tôn danh Ngài và xem Ngài như Thần Thánh; Ngài nói :
-- Ta không phải là một thần thánh, không phải là vị được mặc khải mà CHỈ LÀ NGƯỜI GIÁC NGỘ .
Người giác ngộ là người THẤY LẼ THẬT, thật không còn chối cải như Chân lý và sau này chúng ta gọi người ấy là Phật.
Đơn giản, Phật là người thấy, biết Chân lý chấm dứt khổ và bất cứ con người nào cũng có khả năng thành phật NẾU XA RỜI VÔ MINH Ngài dạy ;
-- " Ta là phật đã thành và con người là phật sẽ thành ".
Mọi con người có thể sẽ thành phật; mọi con người sẽ là người đạt đến " hết khổ ", nghĩa là đạt đến một trạng thái KHÔNG BẤT TOẠI,
Cái quái oăm là trạng thái - tức " cái mà con người cảm thọ " TOẠI hay BẤT TOẠI thì duy chỉ của một người - CHỈ NGƯỜI ẤY BIẾT ( nên gọi là thân chứng ) không có một " ký hiệu truyền thông " nào của ngôn ngữ nào diễn tả chính xác được, nên KHÔNG BẤT TOẠI cũng thế VÔ NGÔN THUYẾT.
Thế nên chúng ta không lạ gì tất cả những từ TẠM DÙNG để CHỈ TRẠNG THÁI ĐÓ như Niết bàn, hạnh phúc viên mãn ......Tây phương cực lạc.....thì KHÔNG MỘT VỊ NÀO ĐỊNH NGHĨA RÕ RÀNG cho chúng ta.
Thế nên chúng ta không lạ gì tất cả các Vị Cao Tăng, các Vị Thiền sư không bao giờ dùng ""XÁC-ĐỊNH CÁCH "" mà chỉ trả lời theo ""PHỦ-ĐỊNH-CÁCH "" - nghĩa là Họ chỉ nói "" cái này không phải là.....Niết bàn "", thế kia không phải là.......và Họ không bao giờ giải thích, phân trần mà Họ KÉO, LÔI, ĐẠP NHÀO ..........các môn sinh VÀO THỰC TẠI để mốn sinh, thiền sinh TỰ THÂN CHỨNG thì biết CỨU CÁNH của việc tu tập Phật đạo.
Thế nên MÁT CỦA NƯỚC không thể nói với nhau, không thể giải trình nhưng CÁCH UỐNG thì CÓ NHIỀU, rất nhiều, và có thể giảng giải cho nhau..
Phật giáo trình bày mục tiêu Niết bàn cho những ai cảm thấy CẦN ĐẾN và không bao giờ ý CƯỠNG BÁCH.. .
Đức Phật chỉ khuyên : " HÃY ĐẾN VÀ THẤY
Phật giáo có những nguyên tắc luân lý tốt đẹp, thích hợp với người khác, người sa cơ trên đường Đạo pháp cũng như người đã tiến khá xa. Đó là những nguyên tắc GIỚI HẠN DẦN VÔ MINH trí trong cuộc sống đời thường, đó là những nguyên tắc cảnh giác, giữ gìn không để Vô minh khống chế.....giảm dần...giảm dần......:
-- 1/. Năm giới - Panca Sĩla - : không sát sanh, không trộm xắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không dùng chất say.
-- 2/. Bốn trạng thái cao thượng - Brahma Vihãra, Tu vô luơng tâm - Từ, Bi, Hỷ và Xả.
-- 3/. Mười phẩm hạnh siêu thê - Pãramita, Ba la mật - Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Tâm từ và tâm xã.
-- 4/. Bát chánh Đạo : Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Với ý KHÔNG CƯỠNG BÁCH, chỉ đường thì có, chỉ pháp thì có - cho những ai có nguyện vọng BIẾT CÁI MÁT CỦA NƯỚC hay giải thoát đau khổ thì điều lưu tâm suy niệm đến CÁC PHÁP rút ra từ các nguyên tắc trên từ các Vị Tiền bối, nhưng Đức Phật cũng lưu tâm con người " Mọi Thế pháp đều HƯ DỐI cho dù lập lại pháp của Như lai " . Pháp nào giải thoát khổ mới là pháp Phật nhưng không phải các pháp được Ngài thuyết - các cách được Ngài chỉ bày trước đây đều ÁP DỤNG ĐÚNG cho mọi người. Các Vị Tiền nhân còn vì Đức Phật như một Lương ý là thế - TUỲ BỊNH CHO THUỐC chứ khjông phải thuốc của Lương ý trị mọi bịnh.
Nếu người ta có gọi Đức Phật là người " cứu thế " đi nữa thì cũng chỉ có nghĩa rằng Ngài ĐÃ PHÁT HIỆN RA và CHỈ CHO BIẾT CÓ ĐƯỜNG đi đến Giải thoát, Niết bàn nhưng tự chính chúng ta , ta phải bước trên con đường của mình.
Trong Kinh Đại Bát Niết bàn - Mahàparinibbàna - chúng ta thấy Ngài không bao giờ có ý nghĩ áp đặt một pháp cho bất cứ trường hợp nào, Ngài không bao giờ có ý điều khiển, áp đặt ai hay đoàn thể tăng già - Sangha - và Ngái cũng không muốn đoàn thể này tuỳ thuộc vào Ngài, Ngài dạy rằng trong giáo lý của Ngài không có lý thuyết huyền bí, mầu nhiệm, không có gì giấu diếm trong " nắm tay của Bậc Đạo sư - àcariyamutthi - hay nói cách khác, MUỐN BIẾT ...HÃY UỐNG ĐI THÌ BIẾT NƯỚC MÁT thế nào.
 

Đính kèm

  • 37112064_695112330828807_6141045506559705088_n.webp
    37112064_695112330828807_6141045506559705088_n.webp
    15.9 KB · Xem: 196

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
7 Tháng 7 lúc 06:01 ·
Ý KIẾN : ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI TU PHẬT...
SỰ NGỘ NHẬN CỦA CON NGƯỜI LÀ TẤT YẾU, BỞI VÌ CON NGƯỜI LÀ "" CON NGƯỜI QUI ƯỚC...''. ( Trình bày vơi Bạn Bình Lặng Mãi ).
Bài vừa rồi tôi đã trình bày với các Bạn phương tiện trao truyền để thông cảm nhau của con người là ngôn ngữ thì ngôn ngữ QUÁ CỤC BỘ, HẠN HẸP và GIỚI HẠN trên một qui ươc chung, nhưng chung của cũng chỉ một số lượng giơi hạn con người, trên một một số lượng giới hạn hình ảnh do đó NGÔN NGỮ TRỞ THÀNH CỐ ĐỊNH đối với hiện tượng giới luôn luôn thay đổi - hay nói theo quan điểm Phật giáo ngôn ngữ của con người tuy cần thiết với con người nhưng luôn luôn SAI TRÁI
1/. đối với hiện tượng giới - VẬT THỂ - thì luôn luôn biến động VÔ THƯỜNG nhưng ngôn ngữ, tri thức của con người BẮT NÓ CỐ ĐỊNH, nhất là Khoa học - bộ óc vĩ đại đại diện cho con người càng cố định hiện tượng giới hơn, định danh, định phẩm, định lượng rõ ràng hơn là đièu con người muốn.. ; nên sai lầm là tất yếu và con người ĐÃ BIẾT, ĐÃ HIỂU nhưng phải dùng, do đó có từ TƯƠNG ĐỐI sinh ra trong sự đòi hỏi chính xác của Khoa học, và của con người.
2/. đối với hiện tượng giới - PHI VẬT THỂ - TINH THẦN - thì cũng luôn luôn biến động VÔ THƯỜNG cho dù ở mỗi CÁ NHÂN, mỗi con người, xúc cảm và cảm thọ là chắc chắn, là xác định được rõ ràng NHƯNG cũng CHỈ PHẢI Ở NGAY SÁT NA ĐÓ - tức LÚC ĐÓ tại NƠI ĐÓ và CON NGƯỜI ĐÓ mà thôi..thế nên ngôn ngữ qui nạp để diễn đạt là ngôn ngữ LÀM MỘT VIỆC SAI LẦM.
Điều này, những bộ óc vĩ đại của chúng ta - những nhà Khoa học, những Triết gia - quá ngở ngàng nhận ra vào cuối thế kỷ 19, mà Thái Tử Tất Đạt Đa - Đức Phật - đã nói ra trên 2500 năm nay rồi !!
Tóm lại, đứng trên QUAN ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI, ngôn ngữ và " chủ nhân của nó - tư tưởng " là hữu dụng, là hữu ích, là cần thiết NHƯNG đứng trên QUAN ĐIỂM GIẢI THOÁT KHỔ CỦA PHẬT trong cuộc sống này thì SAI LẦM,
Thê nên, trong " thế lấp lững " đúng và sai - thực dụng và giải thoát, con người cũng đã không ít thời gian tranh biện vơi nhau về SỰ HIỆN DIỆN CỦA MÌNH trên quả địa cầu này !!!, ĐƯỢC hay BỊ - là TÙY theo cảm thọ " được nhận định BẰNG TƯ TƯỞNG " trong quá trình sống, quá trình tương tác, mà chấp thuận một trong hai từ trên; nhưng ĐÃ HIỆN HỮU RỒI trong thế giới này, trong không-thời-gian này là một điều tất yếu và xử dụng Ngôn ngữ của con người mà CHÍNH CON NGƯỜI hình thành cũng là một điều tất yếu nhưng SỰ NGỘ NHẬN của con người thì không bao giờ con người thoát khỏi
Sáng nay đọc Bài " SỰ BẤT TỬ CỦA LINH HỒN ĐƯỢC CÁC NHÀ KHOA HỌC CHỨNG MINH BẰNG CƠ HỌC LƯỢNG TỬ " với một luận-thuật hoàn toàn mới do Nhà Khoa học Mỹ Robert Lanza, đề xuất tại Đại Học Wake Forest North Carolica, cùng với sự hổ trợ từ hai năm trước của Nhà Vật Lý học nổi tiếng người Anh Roger Penrose, Tiến sĩ Stuart Hameroff, nhất là Tiến sĩ Hamer Rove, họ đã tiến thêm một bước về hiểu biết Linh hồn của con người. Tôi vụt thấy mừng, thấy " khoái chí, thú vị " bởi những vấn nạn của tôi hay cũng có lẽ là vấn nạn của các Bạn, hình như SẼ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP bởi các Nhà Khoa học Lượng tử.
Rồi bổng nhớ đến lời Đức Phật dạy trong Kinh sách lưu truyền
" CÓ NGƯỜI TẠO NGHIỆP nhưng KHÔNG PHẢI CHÍNH NGAY NGƯỜI ĐÓ THỌ NGHIỆP ".
Bổng nhớ tới Bát Thức trong Đạo Phật - 7 thức đầu - huân tập, tương tác và giúp con người nhận định, cảm thọ - thọ CÓ THỂ con người cho là khổ, thọ CÓ THỂ con người gọi là hạnh phúc sung sướng. Duy chỉ, duy chỉ Thức thứ tám - là A Lại Gia Thức - được diễn tả như " một kho chứa ", một tàng-các CHỈ dung chứa những chủng tử, hay CÓ PHẢI CHĂNG BÂY GIỜ trong Khoa học Lượng tử coi như những hạt cơ bản nhất mà con người chấp nhận hiện nay.
Những chủng tử này, hạt tử này không định phẩm, không định lượng, không hàm ý mang " một tính chất đặc thù " nào và............khi HỘI ĐỦ ĐIỀU KIỆN "" CẦN và ĐỦ " nói theo Khoa học - đến một cơ duyên tương hợp nào đó thì NÓ HÓA SINH, chuyển biến, hình thành " một thứ khác ", Một THỨ KHÁC chứ không phải " BẤT CỨ CÁI NÀO VỪA QUA "..
Bài viết này của các Nhà Khoa học Lượng tử Robert Lanza.... chỉ nói đến "" một sự chuyển đổi, tiếp tục theo ĐIỀU KIỆN CẦN và ĐỦ - nhân duyên tương tác..Nghĩa là Họ không XÁC QUYẾT hay tạo cho chúng ta một XÁC TÍN " CÁI NÀY thành CÁI KIA " nghĩa là Ông ta không XÁC ĐỊNH với con người " một sự biến thể nhưng NÓ VẪN LÀ CHÍNH NÓ " tuy rằng Họ " buộc phải dùng từ LINH HỒN ".
Ở trường hợp này, chính con người với sự KHÔNG THÍCH, không muốn, và SỢ HẢI hay sự MƠ MỘNG, hảo vọng của con người đã hình thành từ Linh hồn - một cái gì đó của chính mình ở một không-thời-gian nào đó chưa biết !!!!
Tuy rằng hàng giờ, hàng ngày chúng ta nói chúng ta là con Phật, là người noi theo Phật, là Đạo sư minh triết chân truyền, mà có bao giờ chúng ta lưu tâm đến YẾU CHỈ, lời dạy của Ngài !!. ( Xin ghi lại một phần ở bài trước - và tiện đây tôi xác định là tôi ghi theo những sách, kinh mà các Vị Tiền bối lưu truyền......... ...chúng ta thấy THAY VÌ Đức Phật tham dự vào những biện luận vô tận của Nhị nguyên và qui ước, thì Ngài thường " LÔI " người tương tác, người " được độ " trở về THỰC TẾ để nhìn thẳng vào bản chất thực sự của thực tại.
" Này Malunkyaputta, mặc dù có một quan điểm theo đó vũ trụ vô tận và cũng có một quan điểm khác, theo đó vũ trụ không vô tận, nhưng trước nhất phải hiểu rằng có sinh, có già, có chết, có khổ, có đau đớn xót xa và tuyệt vọng. Nhưng đối với Ta, Ta chỉ giảng cho con về sự CHẤM DỨT những thứ ấy trong thế giới này, trong chính sự sống này. Vì thế, này Malunkuyaputta, hãy giữ lấy trong tâm những gì Ta giảng, đúng như Ta đã giảng, và những gì Ta không giảng, đúng như Ta không giảng ....." ( Kinh Cula-Malunkya- sutta ).
Đã có bao lần chúng ta đọc vấn nạn " với một A La Hán thì việc gì xảy đến với Ngài sau khi Ngài viên tịch - chết đi ... ??". Với sự SỢ SỆT hay MONG CẦU, với lòng ham muốn tồn tại của con người chúng ta VẺ RA một con đường liên tục, một dòng sống của CHÍNH TA nên vô tận, một Linh hồn CỦA TA như vĩnh cữu, phải vĩnh cữu......và mơ mộng một không-thời-gian HOÀN HẢO ở đâu đó - đại loại như Niết bàn, Thiên đàng, Tây phương Cực Lạc để chúng ta né tránh Địa ngục, Hỏa ngục. Từ đó chúng ta NGỘ NHẬN Niết bàn là PHÁP SIÊU THẾ, ngoài không gian, thời gian và ngôn ngữ không thể diễn tả được điều tuyệt mật đó !!.
Đức Phật bảo :
-- Ai cho rằng Niết bàn là không có gì........kẻ ấy lầm
-- Ai cho rằng Niết bàn là thường hằng vĩnh cữu thực có mãi mãi.........kẻ ấy cũng lầm
-- Họ đâu có hiểu, thực có một cảnh cực kỳ sung sướng vẫn thường ở trong đời sống của con người và thời gian.
............và " NẾU TÌM THẤY MỘT CÁI GÌ THUỘC VỀ CON NGƯỜI MÀ Ở NGOÀI CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI thì ĐÓ CHỈ LÀ ẢO VỌNG, TƯỞNG THỨC ""
Ý nghĩ, suy tưởng và ngôn ngữ của con người được hình thành từ khái niệm, qui ước nghĩa là từ " CÁI CON NGƯỜI ĐÃ BIẾT " thế nên NÓ không diễn tả được CÁI CHƯA BIẾT là đương nhiên, thế nên sự NGỘ NHẬN là tất yếu bởi ĐỂ HIỂU, ĐỂ BIẾT nó phải áp đặt một CÁI NÀY vào cái KHÔNG PHẢI CÁI NÀY.
Theo lời Đưc Phật dạy, "" nói rằng một Vị A La Hán còn sống hay không còn sống, " tại " hay " bất tại " SAU KHI NGÀI viên tịch đều không đúng..... .
Tỷ như ngọn lửa đang cháy bổng nhiên tắt, không thể nói ngọn lửa ấy đi về phía nào của bốn phương, tám hướng. Và Ngài thường im lặng khi có vấn đề như thế - mà sau này con người chúng ta gọi là SỰ IM LẶNG CAO CẢ bởi chúng ta không thể nào biết mà thôi.
Với ý tưởng này chúng ta trở lại nền Khoa Học hiện đại - Robert Oppenheimer, cũng có một thời gian " âm thầm nghiên cứu " Đạo đã phát biểu :
" Thí dụ, nếu hỏi hạt điện tử có giử nguyên vị trí không ?. Ta phải nói - KHÔNG . Nếu hỏi với thời gian, hạt điện tử có thay đổi vị trí không ?. Ta phải nói - không. Nếu hỏi hạt điện tử có ở yên không ?. Ta phải nói - KHÔNG. Nếu hỏi hạt điện tử có di động không ?. Ta phải nói - KHÔNG " .
Đức Phật đã giải đáp tương tự TRƯỚC ĐÂY HƠN 2500 NĂM.khi có người hỏi Ngài về " một người sau khi quá vãng ", sau khi chết. Nhưng đó là câu trả lời không QUEN với con người, không quen thuộc với giới truyền thông khoa học trước thế kỷ 18 nghĩa là NGỘ NHẬN chắc chắn là không thể không xảy ra !!
Khi con người hiện diện trên hành tinh này và với con người thì Đạo Phật không phủ nhận ý tưởng THỜI GIAN CỦA CON NGƯỜI, một dòng chảy triền miên mà con người hình thành trong tư tưởng, nhưng mục tiêu cứu cánh của Đạo Phật không phải là sự TIUYỆT DIỆT, bởi vì KHÔNG CÕ CÁI GÌ LÀ THƯỜNG HẰNG, cũng không phải là "" trường tồn vĩnh cữu, thường hằng "", bởi không có một "" con người bất tử ", không có một LINH HỒN TỒN TẠI TRƯỜNG TỒN VĨNH CỬU.
Đối tượng " giải quyết bức xúc KHÔNG CÒN CÓ THỂ CHỊU ĐƯỢC " của Thái Tử Tất Đạt Đa LÀ CÁI KHỔ ĐANG CÓ CỦA CON NGƯỜI...nên Mục tiêu cứu cánh của Phật giáo có thể đạt được CHỈ CHÍNH TRONG KIẾP SỐNG NÀY..........
ngoài ra Ngài trả lời LÀ KHÔNG THÍCH HỢP....nghĩa là không nên nghĩ..., không nên làm.........- như lời khuyên trong truyện "" người trúng mủi tên độc ""..
Chúng ta hãy tự mình " bước đi " trong cuộc đời của chúng ta, với những gì chúng ta học hỏi được - kiến thức trong đời thường lẫn trong Đạo, trong cuộc đời của Bạn; những gì Bạn SẼ TRẢI NGHIỆM "" ở từng bước đi "" là THÀNH ĐẠT, là HẠNH PHÚC, là THOÁT KHỔ cuộc đời hay tu tập của con người Bạn, chứ không LÀ TỔNG KẾT một kết quả ở cuối con đường . Và Bạn hãy lắng nghe lời dạy bảo của Người Giác ngộ, để tránh những NGỘ NHẬN, những sai lầm do mê mờ, ảo vọng rồi " bước đi "......." bước đi "........ bởi Bạn không thể không " bước đi " và khi vì lý do nào đó Bạn nói tôi KHÔNG BƯỚC ĐI, Tôi BUÔNG XUÔI. TUỲ DUYÊN.... thì quyết định đó đồng nghĩa với " Bạn ĐÃ CHỌN MỘT CÁCH SỐNG DỞ NHẤT CHO CHÍNH MÌNH. ".
Chắc chắn Đạo Phật không dạy chúng ta thế.
Đạo Phật có phải chăng ĐÃ VẠCH RA CHO CON NGƯỜI THẾ GIỚI TA BÀ LÀ ĐAU KHỔ, nghĩa là kích thích " bộ máy tính vi xử lý " nhận thức, lựa chọn và TU TẬP, nhưng LỰA CHỌN và QUYẾT ĐỊNH là CỦA CHÚNG TA....mà KHÔNG KHỔ.... TẠI THẾ GIAN NÀY.
Chúc các Bạn NGÀY MỚI VUI VẺ YÊU THƯƠNG.
 

Đính kèm

  • 36689271_686400648366642_1028985241118703616_n.webp
    36689271_686400648366642_1028985241118703616_n.webp
    42 KB · Xem: 190
  • 36689271_686400648366642_1028985241118703616_n.webp
    36689271_686400648366642_1028985241118703616_n.webp
    17 KB · Xem: 231

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha hahah ... mời lão uống một LY TRÀ [smile]

người xưa nói ... trong biến cố sinh tử có HÓA THÂN ... thì chắc chắn, cái HÓA THÂN ấy giúp cho chúng ta "HOÁN THÂN ĐỔI CỐT" ...

- Ờ .. mà chắc có lẽ vì vậy mà đức PHẬT cũng có HÓA THÂN ... và ung dung với sự sanh diệt của hiện tượng vạn pháp: tùy duyên sanh diệt .. thanh tịnh bất biến


Nhưng khi chúng ta nói như vậy .. thì tên gọi của Phật Đạo sẽ trở thành Thanh Tịnh Đạo .. và mục đích của Thanh Tịnh Đạo là không rời thanh tịnh trong bất kỳ..... --->> DUYÊN SANH DIỆT làm biến động đến tự ngã nào ...

chẳng lẽ .. HÓA THÂN chính là --> nguồn năng lượng thanh tịnh bất biến sao ?

nhưng nó làm bằng cái gì nhỉ ?

TÍC TÍC TÍC .. cơm chín rồi .. rút cái ruột nồi cơm ra .. thì cả một quá trình VO GẠO ..NẤU CƠM . CHỜ CƠM CHÍN .. đều là cùng một một đích ...

- tự lợi .. lợi tha ... chứ đâu có buông xuôi .. yếm thế gì đâu ... vẫn là chuyển động ầm ầm ... như Krishnamurti nói:

THẤY HẾT .. và KHÔNG BẤT ĐỘNG [smile]

mà đúng không ?


Ở một thế giới cách chúng ta không xa .. thế giới của con người chúng ta có khi lại không nhìn thấy HÓA THÂN ... cho dù là thịt nát xương tan .. quốc phá gia vong .. cả một bia cũng không còn .. --> HẬN ĐỒ BÀN

Rừng trầm cô tịch

Đèo cao thác sâu

Đồi hoang suối reo

Hoang vắng cheo leo

Ngàn muôn tiếng âm

Tháng, năm buồn ngân...

Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.

Người xưa đâu?

Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.

Lầu các đâu?

Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu.



Người xưa đâu ? ... Lầu các đâu ? .. .mộ bia đâu ? ... rừng .... hoang ... vu .... [smile]

CẢ THẾ GIỚI ĐÃ ĐỔI THAY .. nhưng CÁI ĐAU KHỔ CỦA TỰ NGÃ ... vẫn còn ... dù là đã gần cả ngàn năm ..


phải chăng ở trong thế giới đó .. chúng ta đã QUÊN MÌNH LÀ AI ? [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
4 giờ
MỘT Ý KIẾN CỦA MỘT NGƯỜI NHƯNG THẬT LÀ CỦA MỌI NGƯƠI.
Cư Sĩ Tấn Lực Tất cả pháp đều là Phật pháp . Vậy pháp nào là pháp sai lầm ? Xin Ngài khai thị .
Quản lý
Thích · Trả lời · 3 giờ · Đã chỉnh sửa
Thientu Tran
Thientu Tran : Bạn Cư sĩ Tấn Lực, tôi hiểu rằng khi Bạn nêu vấn đề với tôi dù Bạn dùng "" Xin Ngài khai thị "" thì KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN KHÔNG HIỂU vấn đề hay tôi hiểu hơn Bạn hoặc Bạn cho là tôi đã giác ngộ, để đủ sức KHAI THỊ cho Bạn mà Bạn muốn nêu lên vấn đề CỦA GẦN NHƯ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI PHẬT TỬ CÒN TRĂN TRỞ mà không nói ra hay còn hưng phấn khi tôn xưng Thầy mình, môn phái mình, .....cho rằng CHỈ "" Pháp của tôi, pháp của Thầy tôi, pháp của Tông , Chi tôi là chánh Phật pháp, là nguyên thuỷ, là vi diệu...,... là hữu hiệu nhất...nhất......
Nên việc tôi trình bày ý kiến sau đây góp ý vơi Bạn thôi
chứ không phải là " TÔI KHAI THỊ CHO BẠN "". Mong Bạn hiểu cho như thế.
Tại sao Đức Phật lại nói :" Mọi thế pháp ( mọi pháp do con người nói lên, lập lại ) đều Hư dối cho dù pháp đó Như lai vừa mới ban truyền "" ??.
Tại sao thế ??. Tại sao rõ ràng pháp mà Đức Phật vừa mới ban truyền đó.. mà bất cứ người lập lại đều là HƯ DỐI KHÔNG NÊN TIN CHĂC CHẮN vì cho rằng Đức Phật vừa mới ban truyền, vì đó là Kim ngôn Phật tổ....
Bình tỉnh...bình tỉnh....điều này Ngài KHÔNG NÓI các Tông, Chi, Phái truyền pháp SAI...cho con người MÀ Ngài lưu ý con người .. từ các Thầy, các Đạo sư, Pháp sư...và cả chúng ta.....
Thang thuốc nào trị hết " cái bịnh " gọi là diệu dược và không phải thang diệu dược đó cũng trị mọi thứ bịnh mà CHỈ HẾT BỊNH ĐO THÔI. Do đó CÁCH nào - pháp nào - giải thoát khổ chúng ta gọi là Phật pháp; NHƯNG không phải hể Phật pháp là giải được khổ, thế nên Đức Phật mới dạy :" Thế pháp ( tức là cách mà do con người lập lại ) đều là HƯ DỐI cho dù pháp ấy Như lai vừa mới ban truyền "" . Thế nên, cũng từ những pháp ( cách ) do Thái Tử Tất Đạt Đa - Đức Phật lúc còn sanh tiền - chỉ bảo, giáo giảng cho bất cứ NGƯỜI NÀO ĐỂ HỌ TỰ THOÁT KHỔ thì đều là Phật pháp, rồi các Vị Tiền nhân lưu truuyèn về sau này cho con người ... chúng ta hân hoan đón nhận.....lập thành Tông, Chi, Phái ...... thì các Kinh sách, giảng luận của các Tông, Chi, Pháo đó KHÔNG SAI NHƯNG điều đó KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ pháp của Tiền nhân lưu lại dạy đổ con người chúng ta LÀ ĐÚNG.........ĐÚNG HẾT CHO MỌI "" CÁI KHỔ " của con người..........không khéo thang DIỆU DƯỢC trở thành thuôc độc VỚI NGƯỜI BỊNH KHÁC, Nhân sâm rất tốt cho người bịnh phục hồi sức khoẻ, người già yếu hay người thiếu sức ..nhưng Bạn thử dùng QUÁ LIỀU trong 1 tuần...1 tuần thôi Bạn sẽ thấy TÁC HẠI của nó...!!. . Do vậy có thể nói khác đi...Phật pháp KHÔNG SAI mà người vận dụng...người chỉ giảng cho đệ tử KHÔNG RÕ RÀNG........... hay vì lý do nào đó mà Họ cố ý LỜ ĐI điều này....như Bạn đã và đang tháy nhan nhản trong đời sống Phật tử, trong giới Tăng tu hiện tại..... . Trình bày với Bạn chỉ là Y KIẾN CÁ NHÂN TÔI, mong Bạn hiểu và hoan hỉ thông cảm cho nha.
 

Đính kèm

  • 37229574_695690650770975_7247279428168843264_n.webp
    37229574_695690650770975_7247279428168843264_n.webp
    6.7 KB · Xem: 218

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hahaha .. nếu chúng ta gặp đức Phật . thì ngài sẽ không trả lời như vậy [smile]

- bởi vì ngài sẽ chỉ cho mọi người thấy trong SINH DIỆT của TỪNG NGÃ ... có CHƠN NHƯ [smile]


Phật bảo A Nan:

- Nay ta lấy tay kéo mối hai bên mà chẳng mở được, vậy ngươi có cách nào để mở chăng?

- Bạch Thế Tôn! Nên mở nơi trung tâm thắt kết thì tan rã ngay.

Phật nói:

- Đúng thế! Đúng thế! Muốn giải tỏa thắt kết thì phải mở nơi trung tâm thắt kết. A Nan, ta thuyết pháp từ nhân duyên ra, chẳng phải lấy tướng thô hòa hợp của thế gian. Như Lai phát minh pháp thế gian và xuất thế gian, đều biết rõ bản nhân của nó theo sở duyên gì mà ra; cho đến quá trình dời đổi của một giọt mưa ở ngoài hằng sa thế giới, trước mắt các thứ tòng thẳng, gai cong, cò trắng, quạ đen v.v.. đều rõ nguyên do. A Nan! Nay tùy ngươi lựa chọn một căn nơi Lục căn, nếu giải tỏa được gốc căn thì tướng trần tự diệt, vọng tưởng liền tiêu, vậy chẳng phải chơn là gì?

- A Nan! Ta lại hỏi ngươi: Cái khăn sáu kết này nếu cùng một lượt mở ra, có được chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không ạ! Kết này khi thắt có thứ tự, nay mở cũng phải theo thứ tự. Sáu kết dù đồng thể, nhưng thắt chẳng cùng thời, thì làm sao có thể mở cùng một lượt?

Phật nói:

- Giải tỏa lục căn cũng như vậy, căn này vừa bắt đầu giải tỏa thì được Nhân Ngã Không, nếu tánh Không sáng tỏ, thì Pháp Ngã giải thoát, thành tựu pháp giải thoát xong, cả hai thứ Không đều chẳng sanh, ấy gọi là từ Tam Ma Địa, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn của Bồ Tát.
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 5, Thích Duy Lực dịch giải


cho nên ... chỗ cần sáng tỏ của một pháp không "BỊ SAI" chính là chỗ "VÔ SANH" ... mà nơi đó .. cũng là TAM MA ĐỊA [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hahaha ..tiếp nhé [smile]

đặc biệt trong quyển 5 của Kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật hỏi các vị BỒ TÁT LỚN do PHƯƠNG TIỆN GÌ mà lọt vào TAM MA ĐỊA [smile]


lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo khắp chư Đại Bồ Tát và hàng vô lậu Đại A La Hán trong chúng rằng:

- Các ngươi là hàng Bồ Tát và A La Hán trong pháp ta, đã chứng quả vô học, nay ta hỏi các ngươi: trong lúc mới phát tâm, nơi thập bát giới, ở giới nào mà ngộ được viên thông, và do phương tiện gì được vào Tam Ma Địa.



i. Kiều Trần Na ...đảnh lễ chân Phật mà bạch rằng:

- Con do âm thanh mà đắc quả A La Hán, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Âm Thanh là hơn cả.


ii. Ưu Ba Ni Sa Đà liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- con quán tướng bất tịnh, sanh lòng nhàm chán, ngộ các tánh sắc đều là bất tịnh như xác chết, xương cốt thúi mục hóa ra vi trần, rồi cuối cùng trở thành hư không. Sắc và Không cả hai vốn chẳng có nên thành đạo vô học. Như Lai ấn chứng cho con tên là Ni Sa Đà (tánh không), tướng trần đã sạch, thì diệu sắc mật viên. Con do sắc tướng mà đắc quả A La Hán, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì Sắc Tướng là hơn cả.


iii. Hương Nghiêm Đồng Tử liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Con nghe Như Lai dạy quán các tướng hữu vi, khi về trai đường tĩnh tọa, đang lúc thiền quán, thấy các Tỳ Kheo đốt hương trầm thủy, mùi hương lặng lẽ bay vào lỗ mũi. Con quán mùi hương này phi gỗ phi không, phi khói phi lửa, chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, do đó, ý căn tiêu diệt, phát minh vô lậu, Như Lai ấn chứng cho con hiệu là Hương Nghiêm, hương trần đã diệt thì diệu hương mật viên. Con do hương nghiêm đắc quả A La Hán, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Hương Trần là hơn cả.


iv. Hai vị Pháp Vương Tử Dược Vương và Dược Thượng, cùng với năm trăm Phạn Thiên trong hội, liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Chúng con làm lương y nơi thế gian nhiều kiếp từ vô thỉ, trong miệng từng nếm những cỏ cây, kim thạch trong cõi Ta Bà này, đến mười vạn tám ngàn thứ, nên biết hết các vị đắng, chua, mặn, lạt, ngọt, cay v.v... và sự biến đổi của các vật hòa hợp hay tự sanh, là tánh thuốc nóng hay mát, có độc hay chẳng độc, thảy đều biết cả.

- Từ khi phụng sự Như Lai, rõ biết tánh vị phi không phi hữu, phi tức thân tâm, phi lìa thân tâm, do phân biệt bản nhân của vị trần mà khai ngộ , được Phật ấn chứng cho anh em chúng con cái danh hiệu Dược Vương và Dược Thượng Bồ Tát; nay ở trong hội này, làm Pháp Vương Tử. Chúng con do vị trần mà giác ngộ, lên bậc Bồ Tát, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của chúng con, thì Vị Trần là hơn cả.


v. Bạt Đà Bà La cùng các bạn mười sáu Đại Sĩ liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Chúng con trước kia ở nơi Phật Oai Âm Vương nghe pháp rồi xuất gia, đến giờ tắm, chúng con theo lệ vào phòng tắm, bỗng ngộ tánh nước đã chẳng rửa bụi, cũng chẳng rửa thân, khoảng giữa an nhiên, vốn vô sở đắc. Cho đến hôm nay theo Phật xuất gia, vì sự huân tập từ xưa chẳng quên, khiến đắc quả vô học, Như Lai đặt tên con là Bạt Đà Bà La (hiền hộ) do phát minh diệu xúc, thành Pháp Vương Tử, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì Xúc Trần là hơn cả.


*** NƯỚC bổn nhiên vô vật .. bổn lai vô nhất vật [smile]


vi. Ma Ha Ca Diếp và Tử Kim Quang Tỳ Kheo Ni liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Con quán thế gian, lục trần đều biến hoại, chỉ y theo Pháp Không Tịch, tu Diệt Tận Định, thì thân tâm mới có thể trải qua trăm ngàn kiếp như búng ngón tay. Con do quán Pháp Không, đắc quả A La Hán. Thế Tôn khen con tu hạnh đầu đà bậc nhất, diệu pháp sáng tỏ, tiêu diệt phiền não, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Pháp Trần là hơn cả.


vii. A Na Luật Đà liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Lúc con mới xuất gia, thường ham nằm ngủ. Như Lai quở con là loài súc sinh, nghe lời Phật quở, con khóc lóc tự trách, suốt bảy ngày không ngủ, hư cả hai con mắt. Thế Tôn dạy con tu pháp "Lạc Kiến Chiếu Minh Kim Cang Tam Muội" chẳng nhờ con mắt, xem thấy mười phương rỗng suốt như trái cây trong bàn tay ; Như Lai ấn chứng cho con đắc quả A La Hán. Phật hỏi về viên thông như chỗ chứng của con, thì Xoay Cái Thấy Trở Về Bản Tánh là hơn cả.



viii. Châu Lợi Bàn Đặc Ca liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Con kém trí nhớ, chẳng thể tụng trì, khi mới gặp Phật, nghe Pháp rồi xuất gia, con cố nhớ một câu kệ của Như Lai, trong một trăm ngày mà chẳng thuộc lòng, hễ nhớ trước thì quên sau, nhớ sau thì quên trước, Phật thương xót con ngu muội, dạy con an cư, tu Sổ Tức Quán. Con quán hơi thở đến chỗ cùng tột, thấy các hành tướng vi tế dời đổi từng sát na nơi sanh, trụ, dị, diệt, tâm con bỗng ngộ, được đại vô ngại, cho đến phiền não dứt sạch, đắc quả A La Hán, trước pháp tọa của Phật, được ấn chứng thành bậc vô học. Phật hỏi về viên thông như chỗ chứng của con, thì Xoay Hơi Thở Trở Về Tánh Không là hơn cả.

*** lục diệu pháp môn ... [smile]


ix. Kiều Phạm Bạt Đề liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Con có khẩu nghiệp khinh rẻ Sa Môn trong kiếp quá khứ, nên đời đời mắc bệnh nhai như trâu, Như Lai dạy con pháp môn: "Nhất Vị Thanh Tịnh Tâm Địa". Con quán tánh biết vị chẳng phải thân thể, chẳng phải ngoại vật, ngay đó được siêu thoát những tập khí thế gian, bên trong giải thoát thân tâm, bên ngoài lìa bỏ thế giới, xa lìa tam giới như chim sổ lồng, lìa cấu tiêu trần, pháp nhãn thanh tịnh, đắc quả A La Hán. Như Lai ấn chứng cho con lên bậc vô học. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Xoay Cái Biết Vị Trở Về Tự Tánh là hơn cả.

*** tam giới duy chỉ một tâm .. nương nơi TỰ TÁNH mà lãnh hội



x. Tất Lăng Già Bà Ta liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Khi con mới phát tâm theo Phật, thường nghe Như Lai dạy về những việc chẳng vui trong thế gian. Lúc đi khất thực trong thành, đang suy nghĩ pháp môn, bất giác bị gai góc đâm vào chân, cả thân đau đớn con nghĩ: Có cái năng biết mới biết sự đau đớn này; dù biết đau đớn, nhưng bản giác trong sạch, vốn chẳng có năng đau và sở đau. Con lại suy nghĩ: Một thân đâu thể có hai giác? (năng giác và sở giác). Nhiếp niệm chưa bao lâu, thân tâm bỗng thành không tịch, trong 21 ngày, các tập khí phiền não đều dứt sạch, đắc quả A La Hán. Như Lai ấn chứng cho con lên bậc vô học. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Quên Thân Thuần Giác là hơn cả.

*** năng giác sở giác .. NHẤT và NHỊ [smile]


xi. Tu Bồ Đề liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Con từ nhiều kiếp đến nay, tâm được vô ngại, tự nhớ thọ sanh nhiều đời như hằng sa; lúc còn trong thai đã biết tánh Không Tịch, cũng khiến chúng sanh chứng được tánh Không, như thế cho đến mười phương đều thành tánh Không. Nhờ Như Lai phát minh Giác Tánh Chơn Không, nên tánh Không được sáng tỏ, đắc quả A La Hán, đốn nhập Tánh Không sáng tỏ của Biển Giác, đồng Tri Kiến Phật, được ấn chứng thành bậc vô học, về giải thoát tánh Không, con là bậc nhất, Phật hỏi về viên thông như chỗ chứng của con thì chư tướng phi tướng, cả năng phi và sở phi đều sạch, xoay Pháp Về Tánh Không là hơn cả.

** phi năng tuyệt sở ..


xii. Xá Lợi Phất liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con từ nhiều kiếp đến nay, Tánh Kiến của bản tâm trong sạch, thọ sanh nhiều đời như hằng sa, đối với các pháp biến hóa của thế gian và xuất thế gian, hễ thấy liền thông suốt, được chẳng ngăn ngại. Con ở giữa đường gặp anh em Ca Diếp Ba thuyết nghĩa nhân duyên, ngộ tâm chẳng bờ bến. Con theo Phật xuất gia, giác ngộ Tánh Kiến sáng tỏ, được đại vô úy, đắc quả A La Hán, do pháp âm của Như Lai hóa sanh, làm trưởng tử của Phật. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Tánh Kiến Của Bản Tâm Sáng Tỏ, Sự Sáng Tỏ Đến Chỗ Cùng Cực, Đồng Tri Kiến Phật là hơn cả.


xiii. Phổ Hiền Bồ Tát liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Con đã từng làm Pháp Vương Tử cho hằng sa Như Lai, mười phương Như Lai dạy những đệ tử có căn cơ Bồ Tát, tu hạnh Phổ Hiền, hạnh đó theo con mà lập tên. Thế Tôn, con dùng Tánh Văn của bản tâm, phân biệt tất cả tri kiến của chúng sanh. Nếu ở phương khác, ngoài hằng sa thế giới, mỗi thế giới đều có chúng sanh phát tâm theo hạnh Phổ Hiền, thì liền trong lúc đó con cỡi voi sáu ngà, phân thân thành trăm ngàn, đồng thời đến mọi nơi, dẫu cho họ nghiệp chướng còn sâu, chưa thấy được con, con cũng thầm xoa đầu họ, ủng hộ an ủi, khiến cho họ được thành tựu hạnh nguyện. Phật hỏi về viên thông, nơi bản nhân của con thì Tánh Văn của Bản Tâm Sáng Tỏ, Phân Biệt Tự Tại là hơn cả.


xiv. Tôn Đà La Nan Đà liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Lúc con mới theo Phật xuất gia, dù giữ đủ giới luật, nhưng với pháp Tam Ma Địa, tâm thường tán loạn, chưa được vô lậu. Thế Tôn dạy con và Câu Si La quán nơi chót mũi, lúc con mới bắt đầu tu quán này, trải qua 21 ngày, thấy hơi thở ra vào như khói, thân tâm sáng tỏ, chiếu khắp thế giới thành rỗng không, trong sạch như lưu ly; tướng khói dần dần tiêu tan, hơi thở hóa thành màu trắng, tâm được khai ngộ, tập khí dứt sạch, những hơi thở ra vào hóa thành ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới, đắc quả A La Hán. Thế Tôn thọ ký cho con sẽ được Bồ Đề. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Sổ Tức, Tiêu Diệt Hơi Thở, Quán Lâu Phát Minh Sáng Tỏ, Dứt Sạch Phiền Não là hơn cả.

*** lục diệu pháp môn


xv. Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con từ nhiều kiếp đến nay, được biện tài vô ngại, thuyết pháp Khổ Không, thông đạt thật tướng, như thế cho đến pháp môn bí mật của hằng sa Như Lai, đều vi diệu khai thị cho chúng sanh được sức vô úy. Thế Tôn biết con có biện tài lớn, dạy con dùng âm thanh giúp Phật chuyển pháp luân, hoằng dương Chánh Pháp. Con do thuyết pháp, đắc quả A La Hán. Thế Tôn ấn chứng cho con thuyết pháp bậc nhất. Phật hỏi về viên thông, con do Pháp Âm Hàng Phục Tà Ma Ngoại Đạo, Tiêu Diệt Tập Khí Phiền Não là hơn cả.

*** chơn ngôn diệu thuyết [smile]


xvi. Ưu Ba Ly liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con theo Phật, vượt thành xuất gia. Như Lai sáu năm khổ hạnh, hàng phục tà ma, chế phục ngoại đạo, giải thoát tham dục phiền não của thế gian, tất cả con đều đích thân được thấy. Phật dạy con trì giới, cho đến ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, các Tánh Nghiệp và Giá Nghiệp thảy đều trong sạch, thân tâm tịch diệt, đắc quả A La Hán. Con là người điều hành kỷ luật trong chúng. Thế Tôn ấn chứng cho con tu thân trì giới bậc nhất. Phật hỏi về viên thông, con do Trì Thân, Thì Thân Được Tự Tại, Lần Đến Trì Tâm, Tâm Được Thông Suốt, Rồi Cả Thân Tâm Đều Thông Triệt là hơn cả.

*** giơi định tuệ


xvii. Đại Mục Kiền Liên liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Trước kia con khất thực giữa đường, gặp ba anh em Ca Diếp Ba là: Ưu Lâu Tần Loa, Già Gia, và Na Đề, giảng về nghĩa nhân duyên thâm sâu của Như Lai, con liền phát tâm, được đại thông đạt. Như Lai ban cho con áo cà sa đắp trên mình, râu tóc tự rụng, con đi khắp mười phương được chẳng ngăn ngại, phát ra thần thông là bậc nhất, đắc quả A La Hán. Chẳng những Thế Tôn, cả mười phương Như Lai đều khen thần lực con sáng tỏ trong sạch, tự tại vô úy. Phật hỏi về viên thông, con do xoay Ý Thức Lăng Xăng, Trở Về Tịch Lặng, Nên Diệu Tâm Sáng Tỏ, như lắng nước đục lâu thành trong sáng là hơn cả.

*** xoay cái DIỆU TƯ .. nghĩ nhớ mà không tư ...


xviii. Ô Xô Sắt Ma chắp tay đảnh lễ bạch Phật:

- Con thường nhớ những kiếp xưa, tánh hay tham dục. Lúc ấy có Phật Không Vương ra đời, nói người đa dâm như đống lửa hồng, dạy con quán khắp hơi lạnh và nóng trong cơ thể, ánh sáng tự tánh lặng đứng nơi trong, hóa tâm đa dâm thành lửa trí huệ, từ đó chư Phật đều gọi con là Hỏa Đầu. Con nhờ sức "Hỏa Quang Tam Muội", đắc quả A La Hán; trong tâm phát đại nguyện, chư Phật thành đạo, con sẽ làm lực sĩ, uốn dẹp bọn tà ma. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Hơi Ấm Nơi Thân Tâm Lưu Thông Chẳng Ngại, Phiền Não Dứt Sạch, Sanh Lửa Trí Huệ, Chứng Vô Thượng Giác là hơn cả.

*** tánh giác diệu minh .. bản giác minh diệu .. ầm ầm như dòng thác đổ .. chẳng .. ngừng


xix. Trì Địa Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Khi Phật Tỳ Xá Phù ra đời, nhằm lúc đói kém, con cõng giúp người, chẳng kể xa gần, chỉ lấy một xu; hoặc có xe trâu bị sa xuống bùn lầy, con dùng thần lực xô kéo, khiến ra khỏi khổ não. Thuở đó, vua thiết trai cúng dường Phật, con bèn sửa đường, chờ Phật đi qua, Tỳ Xá Như Lai xoa đỉnh đầu con và bảo rằng: "Nên bình tam địa, thì tất cả địa trên thế giới đều bình". Con liền khai ngộ, thấu vi trần của thân thể với tất cả vi trần tạo thành thế giới đều chẳng sai biệt; vi trần tự tánh không, nên mỗi mỗi chẳng đụng chạm nhau, cho đến binh lính giao chiến cũng chẳng đụng chạm. Con do pháp tánh ngộ Vô Sanh Nhẫn, đắc quả A La Hán, hồi tâm hướng Đại Thừa, vào ngôi vị Bồ Tát, nghe chư Phật khai diễn Diệu Pháp Liên Hoa, nhập Tri Kiến Phật, con được chứng minh là bậc thượng thủ. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Thân Thể Và Thế Giới Hai Thứ Vi Trần Chẳng Sai Biệt, Vốn Là Như Lai Tạng, Do Hư Vọng Phát Ra Cảnh Trần; Trần Tiêu thì Trí Hiện, Thành Vô Thượng Đạo là hơn cả.


*** các pháp "KHÔNG ĐẾN NHAU" là giải thoát .. lúc thấy khắp .. thì nhỏ như hạt vi trần .. khô nhuyễn .. rời ...


xx. Nguyệt Quang Đồng Tử liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con trải qua nhiều đời, gặp vô số Phật, đến đời Sơn Hải Tự Tại Thông Vương Như Lai, thì con mới được quên thân. Từ đó, cả thân đều hóa thành nước, cùng với nước các bể Hương Thủy nơi mười phương thế giới đồng một tánh Chơn Không, chẳng hai chẳng khác; nay ở nơi Như Lai, được danh hiệu là Đồng Chơn, dự hội Bồ Tát. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Tánh Nước Một Mực Lưu Thông, Được Vô Sanh Nhẫn, Bồ Đề Viên Mãn là hơn cả.

*** chơn tâm thường trú .. nhứt không đồng lưỡng


xxi. Lưu Ly Quang Pháp Vương Tử liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Bấây giờ, con quán sự an lập của không gian, sự động chuyển của thời gian, hành động của thân thể, sự động tịnh của tâm niệm, những cái động ấy đều chẳng hai chẳng khác. Lúc đó, con liền giác ngộ tánh của những thứ động ấy, chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, mười phương vô số điên đảo chúng sanh đều đồng một hư vọng, như vậy cho đến tất cả chúng sanh trong một tam thiên đại thiên thế giới, giống như hàng trăm con muỗi đựng trong bình, vo ve kêu ầm, ở nơi nhỏ hẹp phát ra náo loạn. Con gặp Phật chưa bao lâu, được Vô Sanh Nhẫn, lúc bấy giờ khai ngộ, thấy cõi Phật Đông Phương Bất Động, làm Pháp Vương Tử, phụng sự mười phương Phật, thân tâm phát ra ánh sáng, thấu triệt chẳng ngại. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Sức Gió Chẳng Nơi Nương Tựa, Ngộ Tâm Bồ Đề, Vào Tam Ma Địa, Khế Hợp Với Diệu Tâm Của Mười Phương Phật là hơn cả.

*** như lai tạng .. vô sanh pháp nhẫn


xxii. Hư Không Tạng Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con cùng Như Lai chứng vô biên thân nơi Phật Định Quang. Lúc ấy, tay con cầm bốn hạt châu lớn, chiếu sáng mười phương vô số Phật Sát đều hóa thành hư không, lại ở nơi tự tâm hiện Đại Viên Cảnh, hào quang vi diệu, soi khắp Liên Hoa Tạng Thế Giới và tận mười phương hư không, đều vào trong Viên Cảnh, xen nhập thân con, như xen vào hư không, chẳng ngăn ngại nhau. Thân con hay vào vô số quốc độ, tùy thuận đại thần lực, rộng làm Phật sự. Con quán tứ đại chẳng nơi nương tựa, vọng tưởng, sanh diệt, với hư không và cõi Phật vốn đồng, do phát minh tánh đồng, đắc Vô Sanh Nhẫn. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Hư Không Vô Biên, Vào Tam Ma Địa, Diệu Lực sáng tỏ là hơn cả.

*** không vô biên xứ .. pháp vô vi ..

xxiii. Di Lặc Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Thế Tôn! Vì con ngộ Duy Tâm thức như thế, nên từ tánh thức hiện ra vô số Như Lai, nay được thọ ký sẽ thừa kế ngôi Phật ở cõi này. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Mười Phương Duy Thức, Tâm Thức Sáng tỏ, Chứng Nhập Viên-Thành-Thật, Xa Lìa Tánh Y-Tha-Khởi Và Biến-Kế-Chấp, Đắc Vô Sanh Nhẫn là hơn cả.

*** tam tám tam lượng thông tam cảnh .. tam giới luân thời ... dị khả tri ...


do đó .. chúng ta tuy thấy các vị BỒ TÁT KHỞI ĐIỂM khác nhau .. trên cùng một con đường tu .. mà tất cả cùng vào một TAM MA ĐỊA [smile]

- nếu người học pháp phật mà không đi lên những điểm tựa .. con đường có thể kiểm chứng đó .. chắc là không đúng pháp .. và sẽ không vào TAM MA ĐỊA đâu .. [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hahah .. tiếp nhé [smile]

nếu chúng ta thật sự quan sát những bộ kinh PHẬT .. thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra một hiện tượng:

- đức Phật luôn truyền đạt tri thức bằng những câu hỏi .. được đặt ra với tư cách dẫn dắt có hệ thống .. để dẫn người tham dự vào những câu hỏi đó .. đến một hiểu biết, một tri thức nhất định ..

phương pháp đó .. rất giống như là Socratic method = elengkhos: tức là phương pháp đặt những câu hỏi với mục đích hướng dẫn .. có đặc tính tham khảo suy tư theo hệ thống .. và đúng chỗ .. [syllogistically] ...

như vậy .. đây cũng là một trong những phương pháp mà đức Phật thường hay sử dụng khi ngài tham dự các pháp hội với các bậc hiền triết .. thức giả, đệ tử .. bồ tát, vv... thời đó ...


mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
2 giờ ·
Ý KIẾN : TRONG MỘT QUÁ TRÌNH TU PHẬT CON NGƯỜI THẬT SƯ CÓ BỎ CÁI TRÍ THƯỜNG DÙNG ....???
:
Viết xong một phần Bài QUÁ TRÌNH TÌM CHÂN LÝ GIẢI THOÁT của Thái Tử Tất Đạt Đa, tôi nhận được sự đóng góp TRỞ LẠI - "" không nên viết nhiều, lý nhiều về Phật Đạo..."".
Xin thành thật đa tạ các Bạn, tôi xin ghi nhận hảo ý của các Thấy và các Bạn; nhưng có lẽ trong tôi vẫn cưu mang Ý - BẤT TRI BẤT KIẾN và BẤT KIẾN BẤT GIẢI và chắc có lẽ VỚI TÔI - hiểu, biết, cảm, thọ nơi con người khi còn là con người MÀ BẤT TRI có lẽ là đồng nghĩa với CHẾT RỒI hoặc là người thưc vật, ngay cả người tâm thần ( điên ) vẫn còn tri, kiến. Đồng thời tôi rất thích thú khi sơ lượt lại " quá trình tìm Chân lý của Thái Tử Tất Đạt Đa " thì THẤY, BIẾT rất rõ Ngài cũng bưt đầu " đi " từ PHẢI TRI, chứ không là PHẢI TIN hay BỊ BẮT BUỘC TIN.
Cho dù Ngài ĐÃ TRI nhưng cũng ĐÃ TIN ở thời gian học hỏi nơi 2 Tôn giáo, nơi 2 Thiền Sư nhưng rồi Ngài biết rằng TIN là " không tời đâu " hay có thể nói rõ hơn là TIN thì chỉ lậo lại CÁI GÌ AI ĐÓ ĐÃ NÓI, AI ĐÓ ĐÃ LÀM cho dù là người đó NÓI LÊN CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI thì người TIN chỉ đí đến CUỐI CON ĐƯỜNG CỦA AI ĐÓ VẺ LẠI cho dù là tốt tuyệt vời thì cũng chỉ là cảm thọ " cái mà người khác cảm thọ " biết " cái người khác đã biết " chứ không phải Chân lý giải thoát cho chính mình.
Không ai có thể trao tay cho chúng ta Chân lý - sự thật tuyệt đối cả.
CÓ THỂ TÔI CÒN U MÊ, nhưng tôi cũng tin rằng Đạo Phật là Đạo TRÍ chứ không phải Đạo TIN, bao gồm các Tín điều, giáo lý cố định và giáo qui... được dẩn dắt bởi giáo hội hay giáo đoàn với những Chúc sắc cao thấp phẩm hàm.
Đức Phật dạy : tôi cũng nghe lại từ các sách ghi lại bởi các Tiền nhân gọi là Kinh NHƯNG xét cho cùng, xét cho rõ thì ĐÁNG TIN, ĐÁNG GHI NHỚ :
-- Hãy đến để ( tự ) THẤY và BIẾT.
-- Tự Uống nước đi thì mới biêt nước như thế nào.
và
-- Đừng tin tưởng Ta chỉ vì các người đã xem ta là Người giác ngộ, đã xem Ta là Thầy các người. Đừng tin tưởng nơi Ta chỉ vì nhiều người khác đã làm vậy và cũng đừng tin tưởng bất cứ điều gì bởi các người khác nói lại trong Kinh, sách hay do người khác nữa kể lại. Đừng tin tưởng những tin đồn, những hệ thống giáo dục hay tôn giáo nào. Đừng tin tưởng bởi uy tín của các Bậc Trưởng thượng hay bởi uy tín của bất cứ ai. Đừng dựa vào kết luận của lý luận cho là chính xác nào do suy đoán. Hãy tự thân biết rõ ràng rằng điều nào đó làm chính mình buồn phiiền, đau khổ hay người khác buồn phiền, đau khổ THÌ VỨT BỎ CHÚNG ĐI .
Từ khi tôi - cũng ví những bức xúc cá nhân - tôi thâm nhập ( chứ không dám dùng từ nghiên cứu ) vào Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hindu, Đạo Cao Đài và Thần võ.. rồi trở lại Đạo Phật tôi mới thấy tôi trước kia thường hay nói : " không, tôi không làm như thế hay tôi phải làm như vậy bởi tôi là người tu hành ....bởi tôi tu theo tôn giáo này......"...v....v và v....v.trước một biến cố mà tôi tương tác và tôi biết tôi lầm, tôi sai.... ...!!. Tôi đã gò ép mình, bắt buộc mình làm một cái gì đó , theo một khuông thức mẫu mực nào đó CÓ Ý THỨC. Tôi BỊ KẸT vào " cái bẩy " CÁI NÀY TỐT, CÁI KIA XẤU hay CÁCH NÀY MỚI THOÁT KHỔ........ ...CÁCH ĐÀO THOAT qua một thực tại hiện tiền mà tôi không vừa ý, không mong muốn.
Thế là tôi lại phải TỰ " TRI " khi học ở Phật giáo " cái gì tốt ", " cái gì xấu " hoặc cái gì u mê, sai lầm ...mà Phật giáo gọi là VÔ MINH.
Thế là tôi lại phải TỰ " TRI " khi học được ỏ Phật giao KHI KHÔNG " VÔ MINH " thì là " TUỆ " - không vô minh thì là tuệ....không vô minh thì là tuệ ......chứ KHÔNG VỊ NÀO ĐỊNH NGHĨA TUỆ LÀ GÌ...cũng như KHI KHÔNG CÒN KHỔ là HẾT KHỔ..., cũng như KHI KHÔNG CÒN BỊNH là HẾT BỊNH ......trạng thái đó là CẢM và THỌ của con người - CẢM THỌ - nghĩa là Bạn vẫn TRI..., vẫn BIẾT mà không diễn đạt được bằng ngôn từ, văn tự....nếu ai nói là Bạn sung sướng...thì Ờ CŨNG ĐÚNG; nếu ai nói là Bạn Hạnh phúc....thì Ờ CŨNG ĐÚNG......; nếu ai nói là Bạn thong dong tự tại, bình an, ....hay là cảm thọ Niết bàn.....thì Ờ CŨNG ĐÚNG......BẤT TƯ NGHÌ là thế; CHỨ KHÔNG PHẢI PHẬT PHÁP BÂT TƯ NGHÌ - PHÁP ( cách, phương pháp ) GIẢI THOÁT KHỔ thì con người PHẢI BIỂT nghĩa là TRI ngay bằng " cái tí thường dùng để Họ mới có thể TỰ QUYẾT, TỰ TU...và đương nhiên là TỰ GIẢI THOÁT KHỔ như ý chỉ của Đạo Phật. và cũng như thế Thái Tử Tất Đạt Đa lúc sanh thời - cho dù con người chúng ta nói Ngài ĐÃ GIÁC NGỘ - hay các Sư, Thầy PHẢI DẠY, PHẢI GIẢNG " những PHÁP ( cách giải khổ ) THÍCH HỢP VỚI CĂN CƠ MỖI NGƯỜI....RÕ RÀNG, ĐƠN GIẢN, DỂ HIỂU để người khổ mới lãnh hội được.
Đó là tôi, riêng tôi, mong các Bạn hoan hỉ và cho tôi ý kiến khi tôi trình bày một vấn đề - điều này giứp tôi có được Bạn " đồng hành " đồng cảm hay những lời phản bát cho dù nặng hay nhẹ cũng đều là lời góp ý cho tôi chiệm nghiệm lại mình và tôi coi đó là " cái gỏ đầu cảnh giác " của Sư phụ ban cho.
 

Đính kèm

  • 37236190_696242430715797_9067092852856586240_n.webp
    37236190_696242430715797_9067092852856586240_n.webp
    20.8 KB · Xem: 187
  • 37236190_696242430715797_9067092852856586240_n.webp
    37236190_696242430715797_9067092852856586240_n.webp
    10.1 KB · Xem: 222

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
7 Tháng 7 lúc 18:22
TRÍCH DẨN VÀ SUY NGẪM.
Sách Đức Phật và Phật pháp của Nãrada Mahã Thera do Việt dịch Phạm Kim Khánh.
Con người chúng ta ai cũng kính ngưỡng Đức Phật, người đã chỉ ra CÓ CON ĐƯỜNG CHẤM DỨT KHỔ ĐAU - Thái Tử Tất Đạt Đa - tuy rằng nói thế, nhưng thật sự xác quyết của bất cứ người nào rằng tôi biết Đức Phật thì là một điều không thể không hoài nghi...ngay cả việc chúng ta nói chúng ta biết Thái Tử Tất Đạt Đa thì cũng chỉ là biết qua sự lưu truyền, qua sách vở, qua Kinh điển.
Làm thế nào để một người có thể biết được thật sự CHÍNH XÁC CẢM XÚC của một người khác ??.
Làm thế nào để một người biết được CHÍNH XÁC SUY TƯ của một người khác ??.
Làm thế nào mà các Tiền nhân thời của Ngài Tất Đạt Đa biết rằng Ngài chưa Giác ngộ hay đã Giác ngộ ??.
Không nên, Không phải chúng ta hoài nghi, không nên cho rằng như thế là bất kính, trịch thượng hay ngạo mạn, khi chúng ta xem xét rõ thái độ và mục đích của người ấy, bởi vì rằng hoài nghi là cần thiết CHO SỰ HIỂU BIẾT và LÒNG TIN TƯỞNG - bởi vì không hiểu biết mà tin tưởng là CẢ TIN đưa đến " bị tuân phục, ép buộc " chứ không phải trọn tin, thuần phục. Thế nên CẢ TIN mới là ĐIỀU ĐÁNG TRÁCH.
Còn kính hay không kính trọng Ngài thì câu nói này :
" Các Đấng Như lai chỉ là những Vị thầy ".
Thái độ này của Ngài, của bất cứ Vị Thầy nào đúng đắn, chân chính cũng đều cho phép nếu không muốn nói rằng Ngài còn khuyến khích chúng ta " phải hiểu rõ Thầy ", " phải biết thật kỹ những lời dạy của Thầy " huống hồ gì chúng ta thực sự kính trọng Ngài, thì việc này lại càng nên làm. nên tìm hiểu, càng nên suy tư về Ngài, về những gì có liên quan đến Ngài, nghĩa là chúng ta nhớ đến Ngài cho dù đó là chuyện kể - chuyện kể thì không nhất định là chắc chắn, chính xác - chúng ta lại cần suy ngẫm cẩn trọng hơn.
Phật sử kể rằng trước thời Thái Tử Tất Đạt Đa đã có những tôn giáo, những người tu hành lưu tâm về những khổ đau, khó khăn trắc trở trong đời sống của con người, nhưng riêng Ngài, riêng Vị Thái Tử Tất Đạt Đa đã cưu mang " những ưu tư " chết người ", những trăn trở không ngui về cuộc đời con người, về nỗi đau khổ của con người " nên đã đưa Ngài đến thuần thành, tuân thủ nghiêm mật theo hai tôn giáo, hai Vị Thiền sư..... nhưng Ngài không tìm được " Chân lý mà Ngài MƯỜNG TƯỢNG PHẢI CÓ " . Điều này chúng ta có thể tin được bởi hai tôn giáo đó, hai Vị Thiền sư đó đã khẩn khoản mời Ngài ở lại để tiếp nối truyền thừa.
Rồi cũng không thành....chúng ta biết rằng Ngài không toại nguyện - Ngài chưa tìm được Chân lý mà Ngài DỰ TƯỞNG PHẢI CÓ. Tiếp đến, thời gian khổ hạnh - Ngài NHẬN ĐỊNH " vời tấm thân mỏi mòn không thể hoàn toàn sáng suốt, một sức khỏe thích nghi để tiến bộ tinh thần, nên quyết định không nhịn đói mà chỉ dùng những vật thực thô sơ.
Một mình một thân, một tâm hồn cô đơn. một tâm trí nặng trỉu trăn trở. một tâm trí " tịt ngòi bất lực suy tư, hêt phương tìm kiếm " ở giữa rừng sâu núi thẩm......có phải chăng " cái động lực sau cùng " là NHẤT ĐỊNH NGỒI IM MỘT CHỖ, SUY TƯ - KHÔNG XONG THÀ CHẾT.
Những gì Hệ não làm thì đã làm ....đều không thành, không cho Ngài biết điều gì cả. Nó trở nên một " CÔNG CỤ BẤT LỰC ", có phải chăng ? " Ngài không sử dụng nữa " hay nó ĐÃ TỰ VẮNG MẶT và hiển lộ SỰ YÊN LẶNG, TRẦM MẮC đã đưa Ngài qua 3 giai đoạn NHẬN ĐỊNH - mà tất cả quá trình TÌM ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHỔ ĐÃ HIỆN RÕ RÀNG QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI và TƯƠNG LAI - sau này con người nói Ngài đã qua 3 tầng Thiền và ngộ ra :
1/. Phá tan Vô minh có liên quan đến quá khứ, Ngài hướng tâm thanh tịnh về " tri giác hiện tượng DIỆT và SANH của chúng sinh "
2/. Phá tan Vô minh có liên quan đến tương lai, Ngài hướng tâm thanh tịnh về " sự chấm dứt các pháp TRẦM LUÂN của con người, chúng sinh.
3/. Cũng một thế ấy, đúng với THỰC TẠI Ngài NHẬN ĐỊNH " đây là những Ô nhiễm ", " đây là chấm dứt Ô nhiễm ", " đây là con đường dẫn đến chấm dứt Ô nhiễm ".
Ngài NHẬN THỨC như thế, Ngài biết rằng " ta đã được giải thoát ra khỏi dục lậu - ô nhiễm của dục vọng, hữu lậu - ô nhiễm của sự luyến ái đời sống, và vô minh lậu, ô nhiễm của vô minh và..... " tái sanh đã chấm dứt, đời sống phạm hạnh đã được viên mãn, đã làm xong những việc cần phải làm, không còn cản trở lại trạng thái này nữa ".
Trích dẩn trên đây của sách The Buddha and his teachings của Đại đức Nãrada Mahã Thera và suy tư của chúng ta, đưa đến kết luận " đây là tuệ giác viên mãn mà Thái Tử Tất Đạt Đa chứng ngộ trong đêm thành Đạo"
Màn vô minh đã được giải tỏa, trí tuệ phát sinh. Đêm tối đã tan và ánh sáng đến.
Và Thái Tử Tất Đạt Đa CÒN SỐNG, VẪN SỐNG và sống " đời phạm hạnh ", Ngài trở lại với thế đời, hoà nhập với con người để hoành dương Đạo Pháp, nghĩa là độ chúng sinh thoát vòng đau khổ trầm luân và qua thời gian " sống phạm hạnh ", những " hành động đầy tình thương con người " trong sinh hoạt bình thường như con người - con người tôn xưng Ngài là Đức Phật.
Trích dẫn, người viết ĐÃ TRÍCH DẨN bằng cách ghi lại một số câu từ trong Kinh, sách, bằng " những tồn đọng trong tâm trí đã gom nhặt khi dọc Kinh, sách " cho dù chỉ một ít phần cần thiết.
Tiền nhân đã dạy VĂN, TƯ, TU, nên Suy ngẫm là việc của chúng ta - con người - phần suy ngẫm của mỗi một con người là của mỗi các Bạn. Người viết chỉ mong chúng ta không phụ lòng của Vị Thầy nhân loại.
 

Đính kèm

  • 36708873_686874578319249_1991227046939852800_n.webp
    36708873_686874578319249_1991227046939852800_n.webp
    7.4 KB · Xem: 218

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
2 giờ
VẤN ĐỀ : NIẾT BÀN TRẢ LỜI CHO BẠN - NÓ LÀ GÌ...
( Xin lỗi Các Vị, các Bạn nếu không " đồng cảm " khi đọc những nhận định sau đây của cá nhân tôi - các Vị cũng nhận định theo cách riêng của mình - thì xem đây là một người u mê, sai lầm đang lặn ngụp trong bể khổ mà không biết - tội nghiệp thay - trong lòng các Vị sẽ HIỂN LỘ TÌNH THƯƠNG hết giận, hết bức xúc ).Tôi không có ý trịch thượng hay muốn tranh biện với bất cứ ai.
Điều oái oăm của con người khi đã biết cuộc đời bao giờ cũng có lo âu, sợ sệt - cái căn cơ của khổ dù trong cuộc sống con người có cho là đầy đủ, hạnh phúc, uy quyền, toại ý thì vẫn KHỔ - dù theo Đạo giải thoát đau khổ nào đi nữa thì cũng đều " được bảo hay ám chỉ " khổ sinh ra từ NHÂN TRÍ" . Đạo Phật gọi là Vô Minh ( u mê, sai lầm - tôi nghĩ không vì quen cách hành văn chữ Hán ngắn, quá ngắn, quá cô đọng thì Kinh sách nên ghi là NHÂN TRÍ VỚI HOẠT DỤNG VÔ MINH có lẽ mọi người dễ nắm được nội hàm của Kinh Phật hơn, bởi ở một nơi nào đó trong Kinh chúng ta thấy "Vô minh từ nguyên thủy" làm chúng ta lầm tưởng Vô minh nó CÓ từ lúc nào xa xưa cố hữu không bức nó ra được,,.... rồi chúng ta không lưu tâm thành ra không để ý nơi nào đó lại nói khổ do u mê, sai lầm - nên chúng ta không tự thắc mắc TRÍ THẾ NÀO LÀ U MÊ, THẾ NÀO LÀ SAI LẦM ? . Có phải chăng TRÍ, nhân trí. Đạo Thiên Chúa gọi là " tội Tổ tông - cái tri thức được có do nghe theo lời khuyến dụ của con rắn, cái tri thức KHÔNG GIỐNG NHƯ TRI THỨC HỒN NHIÊN CỦA TRẺ THƠ - Đức Chúa bảo " chỉ có những người tân hồn như đứa trẻ thơ là những người đầu tiên vào Nước Thiên Đàng ". Đạo Hindu gọi đó là MÂY - " do mây che mờ nên con người không thấy Thượng Đế " v...v...... Con người có trí là tất yếu theo thời gian trưởng thành - một cơ chế tự nhiên của thân nhưng sống trong quần thể loài người chúng ta được uốn nắn, dạy bảo rồi chúng ta huân tập tất nhiên là theo qui ước, khái niệm, định chế mà con người " sáng lập, qui ước " để chúng ta thích nghi với con người khác, với cuộc sống .....CÁI DỤNG của tri đã đi dần vào thế đối đải phân hai - thế NHị nguyên đối đãi - Chúng ta trưởng thành như thế và chúng ta KHÔNG CÒN BIẾT CHÚNG TA ĐÃ VONG THÂN VÀO NHÂN TRÍ VÔ MINH ! Chúng ta xác lập " CÁI TA, cái tôi " mà không hay. Mọi tri thức của con người phải được minh định bằng SỰ THỎA THUẬN CHUNG - và phải qua NGÔN NGỮ dù bằng âm hay ký hiệu thì con người mới HIỂU và chỉ nói là ĐÃ HIỂU mà quên đi có những thứ HIỂU MÀ KHÔNG CẦN NÓI - CẢM MÀ KHÔNG CẦN NGHĨ - như NIẾT BÀN của Đạo Phật ( đôi khi dùng là Cực lạc phương hoặc dùng sai lầm là Thế giới của Chư Phật ), NƯỚC THIÊN ĐÀNG của Đạo Thiên Chúa, THƯỢNG ĐẾ của Đạo Hindu hay THẤY CHÍ TÔN PHẬT MẪU của Đạo Cao Đài.
Tất cả các cụm từ này CỦA NGÔN NGỮ DIỄN TẢ khái niệm, qui ước lại đi dùng để diễn tả CÁI KHÔNG ĐƯỢC DIỄN TẢ ! !. Ví dụ Bạn muốn nói về Tình yêu của Bạn đối với người Bạn yêu - bao nhiêu ?. Giống như cái gì ?. Vô phương ! ! Không thể diễn tả cái không được diễn tả nên tạm dùng tạm các từ tuyệt vời, tuyệt đối, thiêng liêng, ........vô lượng ( không cân, đo, đong, đếm được )
Vô phương hết cách phải chăng ??. ! ! Không thể định lượng, định phẩm cái không thể cân, đo, đong, đếm nên phải tạm dùng các từ Vô biên, Vô lượng ( không giới hạn ), Vô lượng ( không cân, đo, đong, đếm được chứ không phải RẤT LỚN ). Vi diệu, thiêng liêng ( không thể nói được ) .
Oái oăm thay!. Nếu phải biết hay phải nhớ rằng " KHÔNG AI CÓ THỂ BIẾT TÔI ĐANG CẢM THỌ CÁI GÌ " ; ai nói tôi cảm thọ như thế nào thì đều không chính xác, nếu không muốn nói họ sai lầm - không như tôi cảm thọ. Đức Phật đã bảo
" Người nào nói Niết Bàn là không có .......người ấy lầm.
Người nào nói Niết Bàn là có thực thường hằng vĩnh cửu, người ấy cũng lầm. Bởi họ không biết Niết Bàn là một cảnh có thực cực kỳ sung sướng trong đời sống con người và thời gian ".
Vào " cái thế chẳng đặng đừng" Đức Phật phải nói - nhưng Ngài không nói ở thể xác định hay các Vị Tiền nhân, các Vị Tổ sau này cũng thế Họ không bao giờ DÙNG "" THỂ XÁC ĐỊNH "" mà luôn luôn DÙNG "" THỂ PHỦ ĐỊNH "" để diễn tả .....
Chúng ta có lầm không ?. Chúng ta có ngộ nhận không ?. . Chính cái "" TRẠNG THÁI CẢM "" này chúng ta thấy CÁI KHÔNG ĐƯỢC DIỄN TẢ đã diễn tả hàng loạt Niết Bàn như : sự an lạc ( sukha ), bình an ( khema ), thanh tịnh ( suddhi ), an tịnh ( santi ), bất tử ( amata ), ........Rồi chúng ta lại căn cứ vào các thuộc tính đó mà phân loại Niết Bàn :
-- Theo quan niệm của Tiểu Thừa Niết Bàn có hai loại
1/. Hữu dư y Niết Bàn.
2/. Vô dư y Niết Bàn .
-- Theo quan điểm Đại Thừa Niết Bàn có hai loại :
1/. Vô trụ xứ Niết Bàn
2/. Tánh tịnh Niết bàn.
-- Theo con người thì Bá nhơn vạn ý. Ôi thôi nhiều lắm. Chúng ta lầm, lầm hoàn toàn nên không trách chúng ta thấy đã có biết bao nhiêu Vị đã " xây dựng NIết Bàn thành Tây phương Cực Lạc, thành nơi an nghĩ vĩnh hằng không đau khổ ( chúng ta đang trốn sự đau khổ ), không còn sanh tử luân hồi ( chúng ta đang sợ chết ), không còn cực nhọc ( chúng ta không dám đối mặt với cuộc đời ) v...v...và v...v . Từ các " nơi ĐÃ ĐỊNH HÌNH ĐÓ " một Vị nào đó định hình như thế CÓ THỂ RẤT ĐÚNG VỚI CHỈ CHÍNH HỌ chứ không phải cho chúng ta nên sanh ra không biết bao nhiêu là con đường đi đến, không biết bao nhiêu là " sự hứa hẹn ", không biết bao nhiêu là " phần thưởng " và không biết bao nhiêu là pháp và chắc chắn là KÈM THEO không biết bao nhiêu là qui tắc, điều kiện, ..... cùng không biết bao nhiêu là " sự trừng phạt, đoạ đày... " nếu không theo như thế.
Chúng ta ngộ nhận ! ! " Lỗi tại ta, lỗi tại ta mọi bề " Đức Chúa nhắc nhở chúng ta thế.
-- Niết Bàn, ...Niết Bàn, Thiên Đàng, ...Thiên Đàng thực ra " mi "là gì ?. Mi ở đâu ?.
-- Tôi hả ?.Thực sự Bạn biết rồi mà Bạn làm bộ hỏi, bởi Bạn không nói được thôi ! Vâng, Bạn biết rồi mà như Bạn biết, Bạn Yêu con Bạn vậy. Bạn có nói một cách nào chính xác được đâu, Bạn có diễn tả có được đâu và Bạn chỉ nói NHƯ LÀ...... chỉ TẠM NÓI NHƯ THẾ chứ không chính xác như Bạn CẢM và THỌ.
Thế là Bạn của Bạn hiểu lầm NHƯ LÀ ......... là thế này, thế khác !!.
-- Tôi ở đâu à ?. Bạn cũng biết mà - Tôi không ở ngoài kia, không ở bên phải, không ở bên trái, không ở trên Trời kia, không ở dưới Đất nọ, Tôi à, tôi ở trong Bạn khi Bạn hết U mê, sai lầm - Vô minh
 

Đính kèm

  • 37161528_696517570688283_6331645585241669632_n.webp
    37161528_696517570688283_6331645585241669632_n.webp
    8 KB · Xem: 289

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... kính LÃO một ly trà [smile]

phật đạo tu hành tại tâm ..nên TÂM là CĂN BẢN

ở thời đại nào cũng vậy .. tu hành vẫn lấy tâm làm căn bản .. bởi vì chân lý phải là cụ thể .. nên căn bản và cụ thể về tâm: danh từ .. nguyên tắc, nguyên lý về tâm .. quan sát tâm .. thực nghiệm về tâm .. trải nghiệm về những quy trình ngã lập, thức lập, pháp lập .. vv. ... vẫn phải là cụ thể

-->> bởi vì CHÂN LÝ phải là CỤ THỂ mà


khi chúng ta quan sát và đọc vào những tập kinh, chúng ta thấy đức Phật và chư tỳ kheo, tôn đức, đệ tử .. tôn giả .. bồ tát .. vv.... họ nói chuyện với nhau bằng những CỤ THỂ VỀ TÂM GÌ ?

- mà chúng ta có biết không ?

- mà nêu không biết thì phải làm gì mới biết ? [smile]


nếu TÂM là căn bản mà chúng ta không hề biết gì về tâm .. thì câu chuyện của chúng ta nói với nhau .. còn thiếu nhiều chi tiết và lý sự về điểm tựa duy nhất này lắm [smile]

Ờ .. mà đúng không ?


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ahaha .. tiếp nhé [smile]

có một vấn đề mà chúng ta nên cùng nhau quán sát ... là THỜI GIAN ..

- ở đây chúng ta ai cũng từng ngồi lắng nghe những bài kinh giảng .. tham dự những buổi giảng kinh ... có thể là một vài tiếng .. dài thì có khi là vài ngày, vài tuân .. nhưng chúng ta cũng đều thấy

con đường "NHẬP VÀO TAM MA ĐỊA" của những vị BỒ TÁT ..phương tiện của họ .. họ xài tới .. ĐAM MÊ .. SAY ĐẮM .. MIÊN MẬT .. dài cả hàng năm .. hàng chục năm ...

cho tới một ngày ... TRI THỨC qua con đường TRẢI NGHIỆM BÙNG NỔ -->> NGỘ LÝ VÔ SANH



lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo khắp chư Đại Bồ Tát và hàng vô lậu Đại A La Hán trong chúng rằng:

- Các ngươi là hàng Bồ Tát và A La Hán trong pháp ta, đã chứng quả vô học, nay ta hỏi các ngươi: trong lúc mới phát tâm, nơi thập bát giới, ở giới nào mà ngộ được viên thông, và do phương tiện gì được vào Tam Ma Địa.



i. Kiều Trần Na ...đảnh lễ chân Phật mà bạch rằng:

- Con do âm thanh mà đắc quả A La Hán, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Âm Thanh là hơn cả.


ii. Ưu Ba Ni Sa Đà liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- con quán tướng bất tịnh, sanh lòng nhàm chán, ngộ các tánh sắc đều là bất tịnh như xác chết, xương cốt thúi mục hóa ra vi trần, rồi cuối cùng trở thành hư không. Sắc và Không cả hai vốn chẳng có nên thành đạo vô học. Như Lai ấn chứng cho con tên là Ni Sa Đà (tánh không), tướng trần đã sạch, thì diệu sắc mật viên. Con do sắc tướng mà đắc quả A La Hán, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì Sắc Tướng là hơn cả.


...... ....

xxii. Hư Không Tạng Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con cùng Như Lai chứng vô biên thân nơi Phật Định Quang. Lúc ấy, tay con cầm bốn hạt châu lớn, chiếu sáng mười phương vô số Phật Sát đều hóa thành hư không, lại ở nơi tự tâm hiện Đại Viên Cảnh, hào quang vi diệu, soi khắp Liên Hoa Tạng Thế Giới và tận mười phương hư không, đều vào trong Viên Cảnh, xen nhập thân con, như xen vào hư không, chẳng ngăn ngại nhau. Thân con hay vào vô số quốc độ, tùy thuận đại thần lực, rộng làm Phật sự. Con quán tứ đại chẳng nơi nương tựa, vọng tưởng, sanh diệt, với hư không và cõi Phật vốn đồng, do phát minh tánh đồng, đắc Vô Sanh Nhẫn. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Hư Không Vô Biên, Vào Tam Ma Địa, Diệu Lực sáng tỏ là hơn cả.

*** không vô biên xứ .. pháp vô vi ..

xxiii. Di Lặc Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Thế Tôn! Vì con ngộ Duy Tâm thức như thế, nên từ tánh thức hiện ra vô số Như Lai, nay được thọ ký sẽ thừa kế ngôi Phật ở cõi này. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Mười Phương Duy Thức, Tâm Thức Sáng tỏ, Chứng Nhập Viên-Thành-Thật, Xa Lìa Tánh Y-Tha-Khởi Và Biến-Kế-Chấp, Đắc Vô Sanh Nhẫn là hơn cả.

*** tam tám tam lượng thông tam cảnh .. tam giới luân thời ... dị khả tri ... - kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 5, Thích Duy Lực dịch giải

*** tương truyền .. phương tiện mà Di Lăc Bồ Tát sử dụng: Duy Thức để nhập vào Tam Ma Địa .. có nét cập nhập và khả năng cập nhật với tư duy và suy tư, và hiểu biết của con người rất là cao .. cho nên, cũng có một số những câu truyện kể về pháp hội mà đức Phật Di Lặc đến .. tay cầm cuốn Duy Thức học .. giảng về phật đạo .. con đường nhâp vào Tam Ma Địa .. thay thế giáo lý của Thích Ca [smile]


Cho nên .. chúng ta cũng đều thấy, họ vốn đâu có ngồi không, họ đi con đường thật là dài .. dài ơi là dài đó chứ .. mới tới được những chỗ đó ...

- và nơi đó .. SỰ TÌNH CỜ chỉ xảy ra cho NHỮNG AI ĐÁNG ĐƯỢC TÌNH CỜ ... sự bùng nổ của TRÍ TUỆ về những tri thức về TÂM qua con đường trải nghiệm .. quá trình trải nghiệm ...


còn chúng ta .. nhiều khi chỉ nghe một tí .. đã CHÁN RỒI [smile]

mà đúng không ?


:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63

Thientu Tran
5 giờ ·
Ý KIẾN :CÁI THẾ GIỚI KỲ LẠ hay TÔI TU CHƯA TỚI " MỨC ĐỘ"" ĐỂ BIẾT" ??.
Bạn CÓ THỂ sống - bằng uởng tượng thôi - trong một Thế giới kỳ lạ mà chưa bao giờ Bạn biết không ??.
Chúng ta, con người đang sống trong Thế giới Ta bà NHỊ NGUYÊN PHÂN LẬP, nghĩa là có " sự đánh giá, hiểu biết của chúng ta có hai mặt "..Bạn nói đen khi có trắng, nói tối khi có sáng, nói tốt khi có xấu, nói hạnh phúc khi có đau khổ, nói đoàn tụ khi có chia lìa, nói Thiên đường khi có Địa ngục, nói Thiên Chúa khi có Quỉ Sa tăng.......v...v và v......v không bao giờ nói đến một thứ gì " chỉ có một mặt mà không có mặt đối đải " mà chúng ta có thể hiểu được ".
Thế nghĩa là " vượt ngoái " cái thế NHỊ NGUYÊN thì chúng ta, con người " mù tịt " hết biết, hết hiểu và chắc có lẽ CON NGƯỜI- con người không ai mong muốn sống nơi đó NẾU CÓ, Có lẽ buồn lắm phải không Bạn ?. Bởi Bạn sẽ không hiểu gì, bởi con người sẽ không còn CẢM THỌ được nữa...!!!!...
À, có lẽ thế nên Đức Phật mới bảo " Niết bàn tại thế " tại đây này, tại nơi con người chúng ta đang sống đây hay " đau khổ THỊ Niết bàn " nghĩa là không có đau khổ thì làm sao có Niết bàn, làm sao BIẾT Niết bàn, làm sao cảm thọ Niết bàn - chỉ tại thế gian này thôi nha, không có ở một nơi nào khác đâu.
Và Đức Chúa bảo : " Vinh danh Thiên Chúa ( thì ở ) trên trời, bình an dưới thế ( thì dành cho ) cho người trần gian ".
Hai " lãnh địa " khác nhau. "" Trên trời "" thì chỉ là nơi con người tôn sùng, vinh danh Thiên Chúa mà thôi. "" Trần gian "" là nơi con người sống bình an, như thế dứt khoát không thể có con người trên Trời hay nói cách khác con người không SỐNG trên Thiên đàng.
Theo thiển kiến thì kỳ lạ khi bình thường rất nhiều Pháp sư, Thầy giảng KHUYẾN KHÍCH CON NGƯỜI "" vãng sanh về Tây Phương Cực lạc, không cần lưu ý đến cuộc sống Họ và chúng ta đều khổ đau, cực nhọc........ và cũng thế, từ tấm bé tôi đã được dạy, đã được khuyên " cố gắng, cố gắng " lên Thiên đàng......... và tôi cũng đã từng " nói dối " với con cháu tôi - như là TÔI ĐÃ BIẾT hay ĐÃ SỐNG TRÊN ĐÓ rồi.... Ông Nội con ở trên Trời !!! Tôi tĩnh bơ nói như thế. Bạn có thấy tôi nói dối thật tài tình chưa NHƯNG bây giờ tôi biết tôi nói dối. Và cũng ngay khi tôi biết tôi nói dối thì cũng còn nhiều Pháp sư, nhiều Đạo sư cũng thuyết giảng ẨN Ý như thế, mà tôi và nhiều người im lặng !!.
Tôi không biết - chắc chắn tôi không thể biết - rằng các Pháp sư đó, các Đạo sư đó có tự biết mình đang nói dối, như tôi đã biết tôi nói dối con cháu tôi hay không !!
Thôi, thôi KỆ.....một thế giới kỳ lạ.....
Tôi chỉ biết mình đã nói dối với con cháu mình và bây giờ tôi xin tin theo lời Đức Phật " Niết bàn tại thế ", tin theo lời Đức Chúa " bình an dưới thế cho người thiện tâm ".
BÌNH AN là SUNG SƯỚNG rồi.
Nên xin chúc các Bạn thêm một ngày BÌNH AN dưới thế đi nha..
 

Đính kèm

  • 37295109_696547620685278_5461318055239876608_n.webp
    37295109_696547620685278_5461318055239876608_n.webp
    14.7 KB · Xem: 205

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha hahaha ... kính Lão Huynh một Ly Trà nữa [smile]

người ta nói .. TÂM BÌNH THƯỜNG --> thị ĐẠO ...

nhưng ý nghĩa của cái thấy đạo ... thường xảy ra ở những lúc không bình thường và cũng là ở những mức độ khác nhau ... bởi vì KHÔNG THẤY ĐẠO --> thì lúc TÂM BẤT BÌNH THƯỜNG XẢY RA .. -->> TÌM TÂM BÌNH THƯỜNG CHẾT LUÔN .. và chúng ta phải làm sao bây giờ ? [smile]


cho nên .. ngay trong lúc bình thường cũng cần phải có những ý nghĩ ... PHI THƯỜNG ...

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
15 giờ
VẤN ĐỀ : YẾU CHỈ CỦA PHẬT TỔ.
CHỈ GIẢI THOÁT KHỔ MÀ THÔI...
Nếu được minh định như trình bày trước đây - nghĩa là chúng ta " đồng cảm " thì Thái Tử Tất Đạt Đa - người đã XÁC QUYẾT rằng ĐỜI con người là KHỔ ( xin lỗi nếu tôi nói như thế không được vừa lòng bất cứ Vị nào đó ) bởi ngay và trước thời Thái Tử Tất Đạt Đa thì mọi người đều BIẾT - con người khổ - nhưng biết là biết thôi chứ chưa có ai, chưa có Tôn giáo nào " xác quyết rõ ràng " do vì rằng đa phần những con người và những Tôn giáo trước đó đều " KHÔNG ĐỐI MẶT TRỰC TIẾP " mà chỉ linh thiêng hóa, trừu tượng hóa CÁI KHỔ - họ không đưa ra hay không đưa ra được một biện pháp hóa giải khổ - PHÁP GIẢI THOÁT. Đa phần chỉ linh thiêng hóa hay trừu tượng hóa đó làm cho con người - đối tượng chính trong cái khổ chỉ còn lại là TUÂN PHỤC những uy lực siêu thực. TUÂN PHỤC chứ không phải là GIẢI THOÁT.
Đa phần họ cho rằng muốn giải thoát được là con người phải NGHE THEO, TUÂN THEO.......mà thôi.! !. Một điều lẩn thẩn có lẽ " Thượng Đế cũng phải tức cười " ( tên một cuốn phim ) hay các Bạn cũng phải tức cười - như chúng ta đã từng cười một số Bộ tộc ở Phi Châu - họ có những " giáo điều" hay " qui tắc của Thần Linh - là không được bắt một con thú nào đó khác quy tắc, không được đốn một cây nào đó khác quy tắc. Những sự sai trái với Thần Rừng, Thần Nước đó phải được bái lễ, sấm hối, tạ lỗi - trồng lại một cây khác nơi đó hay thả ngay con thú đó, con cá đó tức thời.
Có phải một số không ít chúng ta đã cười và cho họ KHỜ KÉM, họ thiếu Văn minh " đốn cây, bắt thú " để giúp cho sự sinh tồn có gì mà phải " dính líu " đến Thần Thánh.
Họ những con người thiếu Văn minh đó đúng không ?. Trước đây chúng ta cười, bây giờ chúng ta cho rằng họ đúng!
Người Văn minh chúng ta khi có được con mắt " cân bằng sinh thái " khi có con mắt " sống cộng sinh " thì đã cho là họ đúng, nhưng ở thời điểm đó họ không có cách nào khác, họ không Pháp nào hơn thế - Họ chỉ TUÂN PHỤC.
Thế đấy. Thái Tử Tất Đạt Đa ( xin lỗi, lại xin lỗi ) không PHÁT KIẾN GÌ CẢ mà sau một thời gian dài băng khoăn, ưu tư, ray rứt ....Ngài thoát ly gia đình ra đi KHÔNG NGOÀI MỤC ĐÍCH TÌM CÁCH THOÁT KHỔ mà ngay thời dó không người nào...., không Tôn giáo nào...dám nghĩ đến bởi như thế sẽ trái ý Thánh Thần.....Nguy hơn.....
Tuy rằng khi đó Ngài chưa biết ....Tuy rằng khi đó Ngài CHỈ MƯỜNG TƯỢNG PHẢI CÓ....và Ngài PHẢI TÌM ĐƯỢC ......vf sau cùng NGÀI ĐÃ XÁC QUYẾT cái mà con người gọi là KHỔ....là do "" con người suy nghĩ SAI LẦM...VÔ MINH "" đồng thời CÓ CÁCH GIẢI THOÁT, giải thoát có nghĩa là con người hết khổ, mà cái khổ Ở TẠI ĐÂY nghĩa là giải thoát TẠI ĐÂY - hết khổ phải TẠI ĐÂY.
Bởi : .
1/. Không cần thiết để biết tại sao bây giờ chúng ta khổ vì cái khổ ĐÃ và ĐANG có rồi, ĐÃ và ĐANG ở nơi chúng ta....... i........ Đức Phật đưa ra ẩn dụ người bị mủi tên bắn trúng thì phải làm gì ?. . . .
2/ Không thể đúng và không thể nói rằng " tu giải thoát đau khổ " mà chúng ta vẫn còn - vẫn phải khổ hay cam chịu ở Hiện tại - ĐỂ RỒI SAU NÀY hay ĐỂ RỒI SẼ ĐẾN MỘT NƠI NÀO ĐÓ hết khổ. ( Tôi không có ý mạo phạm, không có ý bất kính nhưng cho phép tôi suy tư - và tôi suy tư là như thế. Tôi không thể và không muốn CẢ TIN mà tôi phải TRỌN TIN.các Vị, các Vị Trưởng Thượng, các Vị lớn tuổi, kể cả các Bạn " chê trách " vì với tôi lời chê trách là một vấn đề suy tư, chiêm nghiệm lại mình - đó là " cái gõ đầu của Sư phụ ban cho . Xin lỗi nha ). .
3/. Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi giác ngộ - Đức Phật nói cho mọi người biết một điều luôn luôn ĐÚNG - CHÂN LÝ - Chân lý duy nhất "" ĐỜI con người KHỔ "" và Ngài CHỈ cho mọi người cách giải thoát - PHÁP. . Thái Tử Tất Đạt Đa, Ngài bảo " ta là con người bình thường, ta không phải đến từ Cõi Phạm Thiên hay Cõi Trời, TA CHỈ LÀ NGƯỜI GIÁC NGỘ và chúng sinh sẽ là những người giác ngộ " . Nhưng đối với chúng ta, Ngài là " mặt trời " soi rọi vào thế giới con người đang đau khổ - Ngài là Đức Phật.và Đức Phật có vô lượng pháp để độ chúng sinh, bởi - một lời của Ngài chỉ bảo cho một ai đó hướng đến giác ngộ là một pháp. Vô lượng PHÁP PHẬT. . Nhưng đối với chúng ta - đối với con người thì ĐỨC PHẬT và PHÁP , chúng ta hình thành Tôn giáo ( là việc của con người - ngay lúc Thái Tử Tất Đạt Đa còn sinh tiền Ngài cũng nhiều lần khuyên không nên thành lập Tăng đoàn, nhưng rồi Ngài cũng im lặng TÙY, tùy điều kiện của con người, tùy ý thức của con người, tùy duyên ).
MỌI PHÁP PHẬT ĐỀU ĐÚNG ( đúng là đúng hướng giải thoát khổ đau cho con người ) Các Vị Trưởng Thượng và các Vị sau này gìn giữ, hệ thống lại TÙY CĂN CƠ, TÙY HOÀN CẢNH rồi hình thành các Tông, Chi, Phái khác nhau về cách sinh hoạt - CÁCH TU - để giáo hóa chúng sinh, để hoằng dương Đạo Pháp, chứ không hay chưa có một Vị Tổ, Thầy nào dạy bảo rằng "" Chi, Phái, ...này giải thoát MỌI CÁI KHỔ cho con người " bởi khôngcó thang thần dược nào mà có thể trị HẾT TẤT CẢ CÁC BỊNH....dù rằng gọi chung là bịnh nhưng thang thần dược cho bịnh này có thể là độc dược với bịnh khác ....và tựu chung vẫn đến GIẢI THOÁT KHỔ là mục đích tối thượng. .
Một cách nhìn, một cách suy tư của một con người đang lạc trong rừng thẩm âm u và đang cố tìm đường về nhà của mình - chân thật và chỉ mong nhìn thấy bóng dáng một ai đó thấp thoáng, một tia sáng, chỉ mong có được sự " đồng cảm".là phúc rồi. . .
 

Đính kèm

  • a.webp
    a.webp
    9.7 KB · Xem: 157
  • 37377583_701049400235100_3364614535724924928_n.webp
    37377583_701049400235100_3364614535724924928_n.webp
    7.2 KB · Xem: 187
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên