A

Giới thiệu một người mà tôi yêu mến

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
Hôm qua lúc 17:02 ·
VẤN ĐỀ : TRI THỨC VÀ TUỆ ( phần 1 ).......xx
.
Những ai đã biết Đạo Phật hay muốn tu theo Đạo Phật thì điều mà họ mong muốn trước nhất là GIÁC NGỘ thứ đến là có TUỆ nhưng kỳ thật tất cả chúng ta chưa bao giờ cảm thấy ở chính mình hay thấy ở người khác xung quanh mình đạt đến điều này - Bạn có thể phản bác lại - nhưng Bạn ơi, bởi Đức Phật đã dạy " Một La Hán biết mình Giác ngộ là Vị La Hán ấy chưa Giác ngộ " nên người tu chúng ta - không thấy mình giác ngộ là đúng rồi. Hoặc Bạn phản bác - Giác ngộ là một TRẠNG THÁI NỘI HƯỚNG của một ai đó - thế thì trên biểu tướng làm sao chúng ta biết rằng họ giác ngộ hay chưa giác ngộ.
Thế nên Bạn nói chúng ta chưa thấy mình giác ngộ, chúng ta không thấy ai giác ngộ là tất yếu thôi.
Vâng, Bạn đúng. - xin lập lại tôi chỉ " phơi bày một cách " hoạch toẹt " thiển ý " để Bạn tham khảo - không có ý tranh biện hay phê bình bất cứ ai, bất cứ vấn đề nào mà một ai nêu lên, nên tôi nói Bạn đúng. Và qua thiển ý của tôi, Bạn sẽ là người vui vẻ, hưng phấn tiếp tục tu học bởi đó là lúc tôi trình bày " đúng chỗ ngứa của Bạn " tôi hiểu cái hay của Bạn - chúng ta " đồng cảm" ha. Nhược bằng qua sự trình bày của tôi SAI theo cách " nhìn " của Bạn - Bạn sẽ minh định được mình ĐÚNG và tôi chắc chắn rằng :: một người hướng thiện, một người Phật tử không bao giờ bị " sóc" hay trách tôi bởi khi Bạn bị " sóc " hay muốn trách khứ, chê bai tôi là Bạn tự hại mình - nghiệp SÂN đã hiện hữu trong Bạn - ôi thôi nhiều vấn đề tiếp theo làm chính Bạn phiền toái trước nhất, phải không Bạn ?. - còn tôi thì chưa chắc có phiền toái gì không ! ! Thứ đến nếu Bạn không bị " sóc " nghĩa là Tâm Bạn bình yên - Tịnh hay định gì đó - AN TÂM - và Bạn thấy lòng Từ bi hay hỉ xã hiện hữu ngay trong Bạn - Bạn đang hạnh phúc, Bạn đang cười đấy phải không ?. Chẳng những thế mà có thể Bạn còn " phát Tâm độ chúng " - Tánh Phật - một cách nào đó Bạn nghĩ ra để đến một cơ duyên nào đó Bạn ĐỘ tôi. Với quan điểm đó, tôi tin rằng tôi có thể " hoạch toẹt " trình bày ĐIỀU TÔI SUY TƯ với Bạn.
Đọc KInh Thánh, nếu chúng ta là tín đồ Thiên Chúa giáo - thì đây quả là một trong những cuốn Kinh tối thượng nhưng nếu chúng ta là người ngoại Đạo Thiên Chúa, những con chiên lạc bầy ( xin lỗi đừng mặc cảm bởi ngôn từ ) thì đây quả là MỘT CUỐN SÁCH TUYỆT VỜI - những câu chuyện ẨN DỤ để giáo huấn con người của Bậc Vĩ Nhân - Đức Chúa. Và như thế khi đọc Kinh Thánh, trước tiên tôi không nghĩ rằng Chúa đã trừng phạt con người như nhiều lần tôi đã nghe giảng - cho dù nói rằng Chúa đài con người xuống nơi trần gian khổ cực này để con người tu sủa - biết ăn năn, hồi lỗi do tội Tổ tông - Ông Adam và Bà Eva nghịch ý Chúa " ăn trái của cây cấm " theo lời khuyến dụ của con rắn.
Chúa, Người toàn năng, toàn thiện - Ngài tạo dựng thế giới, con người và muôn loài sống trên Thiên đàng hạnh phúc - chắc chắn. Thế nhưng Chúa bảo " các người không nên nghe theo lời khuyến dụ của con rắn ".
Tại sao thế ?. Con rắn bảo với Bà Eva "
-- Các người ăn trái của cây đó đi, ăn đi thì các người sẽ có TRÌ KHÔN, có trí thì các người có tri thức, các người sẽ không thua gì Chúa " .
Lời khuyến dụ này có tác dụng - Tổ tiên con người ăn trái của cây đó. cũng theo Kinh Thánh họ bắt đầu thấy xấu hổ vì thân trần trụi, lõa lồ và họ biết - một Nam, một Nữ, một Dương, một Âm ( nói theo ngôn ngữ loài người ) và họ vào thế giới KHỔ - họ tự bị chứ tôi không nghĩ Đức Chúa đài ải họ đâu - bởi Đức Chúa còn bảo trước " con người sẽ khổ và vấp ngả chính bởi tri thức của mình "
VẤN ĐỀ, vấn đề là ở chỗ này. Chúng ta " đừng cắt cớ " đừng vội nghĩ rằng Đức Chúa " chơi kỳ " đã tạo ra con người " như món đồ chơi, những con búp bê " để trong khu vực nào đó đến khi không thích thì ném đi - không phải thế đâu, tôi không nghĩ thế đâu ( xin lỗi nếu tôi dùng từ không vừa lòng Quý Vị ).
Thánh thiện, con người được Chúa tạo dựng ban đàu hoàn toàn thánh thiện, thuần lương ( xin nhớ cho cả hai từ này cũng là từ của con người lập ra khi có ngôn ngữ chứ nơi Thiên đàng tôi NGHĨ không có từ này đâu) và có lẽ đúng bởi có người xưa nhận xét NHÂN CHI SƠ TÁNH BỔN THIỆN . .
Nhìn với góc độ con người - Có phải chăng chúng ta có MỘT THỜI HỒN NHIÊN, thánh thiện, vô ưu, vô tư, không tham, không sân hận...v..v và v....v TRẺ THƠ. CÓ AI CƯỠNG LẠI được trước những " nét đẹp tuyệt vời " của trẻ thơ?. CÓ AI CƯỠNG LẠI được "yêu cầu " của trẻ thơ ( dù nó không yêu cầu, không đòi hỏi ). Họ - những trẻ thơ " sống hoàn toàn hạnh phúc" như ở Thiên đàng mà chúng ta ước mơ. Có lẽ thê - Đức Chúa Bảo " chỉ có những đứa trẻ thơ là những người đầu tiên vào Nước Thiên đàng của Chúa, còn người trưởng thành vào Nước Thiên đàng như con lạc đà chui qua lổ xỏ chỉ ở cay kim " và những Thiên thần được các danh họa minh họa bằng các em bé đối với Đạo Thiên Chúa, nhất là hai bức " Đức Mẹ thăng thiên " của một bậc Thầy thế giới ( tôi không nhớ đúng chữ viết có phải là Mastress không ). Thánh thiện, vô ưu, vô tư và rồi...........và rồi.............tội Tổ tông TRÙM LÊN con người Thánh thiện đó làm họ mất ngay đặc tính Thánh thiện, cái tri Thánh thiện đó không còn hành hoạt - bát đầu từ lúc " mở mắt tròn xoe, ngơ ngát " nhìn về hướng có tiếng gọi thân thương - tên mình - của Mẹ, Cha, ....rồi nào là " bẩn đó, bẩn đó... bỏ đi ", " cái này tốt giữ lại, cái kia xấu bỏ đi ", " điều này đạo đức nên học, điều kia vô luân nên bỏ ", " theo cái này sẽ sung sướng, cái kia sẽ bất hạnh "...........v....v và v...v. cái nhìn NHỊ NGUYÊN PHÂN LẬP đã bao trùm cái nhìn ( khó diễn tả quá à - tạm dùng vậy nha ) của TÍNH KHÔNG - không phân lập, đối đãi, có không, xấu tốt, khổ sướng..... Người thánh thiện kia đã thành con người KHÔN như chúng ta hiện nay.và bắt đầu biết KHỔ ! ! .
Nhìn vấn đề với góc độ, với quan điểm Triết học Phật giáo, cái trí KHÔN của con người hiện tại là cái TRÍ hành hoạt Vô minh - vô minh nghĩa là mê mờ, không sáng suốt ( xin đừng lộn với từ sáng suốt trong một phạm trù nào đó, sáng suốt ở đây trong phạm trù giải thoát rốt ráo lo âu, sợ sệt ,khổ đau của Đạo Phật ) Cái TRÍ hành hoạt vô minh làm cho con người thấy, biết biểu kiến, không chính xác NHƯ NÓ ĐANG LÀ...., NHƯ LAI....NHƯ NÓ TRÌNH HIỆN..... Cái TRÍ hành hoạt Vô minh này đã hình thành CÁI TA ( cái tôi ) cùng bầu đoàn thê tử của nó CÁI CỦA TA, CÁI CỦA CHÚNG TA và con người vong thân vào những CÁI đó - con người là CÁI đó. Con người Thánh thiện mất dạng vào nơi nào đó chúng ta không thẻ biết được. Chúng ta KHỔ, chúng ta bơ vơ giữa rừng thẩm âm u - bể khổ - và chúng ta phải mò mẫn - TU để trở lại Niết Bàn hay chúng ta đã xa rời Nước Thiên đàng của Chúa và chúng ta phải trở lại TÂM HỒN TRẺ THƠ- có phải thế chăng ?.
TÙY - điều Bạn nghĩ là của Bạn, tôi chỉ mong chúng ta được " đồng cảm" mà thôi.
37554943_702340663439307_1591316873868214272_n.webp
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha hah a... trà hôm nay thơm hông lão huynh ? [smile]

Có một đám trẻ đang chơi xây nhà trên cát ... một đứa trẻ bé hơn những đứa kia tới phá những hình thù đó đi .. thế là đám trẻ này xúm lại đánh đứa bé kia ..

CHIỀU ĐẾN .. bãi biển hoang vu .. mọi người đã trở về nhà ...



Đó .. chúng ta có thể thấy .. TRẺ CON .. vẫn xây dựng TỰ NGÃ = .. mà có MỘT THỜI GIAN .. một không gian .. CÁI TỰ NGÃ ĐÓ NÓ TRỞ THÀNH ĐIỀU GÌ ĐÓ THIÊNG LIÊNG và TỐI CAO .. như một vị BÁ VƯƠNG làm chủ tể tất cả

- nhân ngã = tối cao, và

- ĐỨC PHẬT CŨNG KHÔNG PHỦ NHẬN ĐIỀU ĐÓ ... .. .ngài gọi đó là DUY NGÃ ... ĐỘC TÔN [smile]


cho dù là .. tự ngã đó .. chỉ là SÁNG RA BIỂN CHƠI XÂY ... tối BỎ ... [smile]



Chúng ta là những con người vô minh như thế đó ... xây dựng tự ngã bằng: ÁI THỦ HỮU .. LỤC NHẬP THỌ TƯỞNG .. để có thể trở thành vô minh như thế đó ..

- khi ngã tồn tại .. trong một thời gian .. và một không gian .. gọi là --> SẮC [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... tiếp nhé [smile]

người ta nói tâm hồn của trẻ thơ là THIÊN QUỐC .. nhưng sự thật không phải vậy ..

i. Đầu Óc của Trẻ Thơ còn Trống Rống với thế giới hiện tượng

cho nên việc gì chúng làm .. điều gì chúng làm cũng là mới mẻ .. là thích thú .. là say mê ... và trẻ em thường không biết sợ với những gì mới lạ chúng đụng tay vào trên dòng nhân quả ...

và khi chúng lớn lên .. trưởng thành .. thế giới hiện tượng của chúng trở thành ĐẦY ẮP VÀ CHẬT CHỘI với những điều kiện:

- điều gì dễ làm .. làm được .. chúng đã biết ... TỚI CHÁN

- điều gì không làm được, không đủ điều kiện .. không được phép làm .. CHÚNG ĐÃ BIẾT TỚI HÀNG NGÀN ..

và thế giới .. trở thành chật cứng ... sự MỚI MẺ = ĐÃ CHẾT .... vậy thì còn đâu những ngày vui ... khi tâm hồn của chúng đã trở nên ... CẰN CỖI ...

-->> Ồ .. chắc là chúng ta cũng hay trở thành MAU GIÀ và CHẾT cũng từ một con đường như thế đó ..


ii. Trẻ Em dễ bị khuất phục

khi mà từng bữa cơm, từng chiếc áo . từng vật liệu nhân lực vật lực .. nguồn vật liệu để xây dựng tự ngã của trẻ em .. vẫn còn ở trong vòng kiểm soát của người lớn .. TỰ NGÃ của chúng dễ dàng bị khuất phục hơn ... [smile]

cho tới một thời gian .. chúng lớn lên, .. khẻo mạnh hơn, dẻo dai hơn, tự lập hợn .. tự làm ra được những gì chúng muốn

tự ngã của chúng ... khó bị KHUẤT PHỤC ...


đã biết có lúc XA NHAU RỒI .. mà tại tại sao .. vẫn cứ CỐ GẮNG: yêu thương người

đó là bởi vì khi lớn lên .. TỰ LÀM CHỦ .. là TỰ TÔN TÌNH CẢM CỦA MÌNH LÊN VỊ TRÍ ĐỘC TÔN chứ sao ?


cho nên ... học hỏi giáo lý VÔ NGÃ .. như Thiền Sư Thích Mạnh Phát nói: là con đường .. VÔ CHỦ ... VÔ CHỦ khi mà cái VỊ TRÍ ĐỘC TÔN ĐÓ = KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG LÊN CAO NGỒI CAO ĐÓ HOÀI ĐƯỢC ..

ngã bị rớt đài thê thảm ..chỉ là chuyện thường rất hay thấy được .. dù đó ... ngàn đời .. chỉ là NHỮNG CÂU TRUYỆN ... ĐAU .. LÒNG [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
2 giờ ·
VẤN ĐỀ TRI THỨC và TUỆ ( phần 2 )
Như thế thì có một sư, một việc, một vật nào mang một tính chất đặc thù cố hữu của nó không ?.
Lẽ tất nhiên, nếu có thì nhạc sỹ Trần Thiện Thanh không sáng tác được nhạc phẩm Hoa Trinh Nữ khi nhìn dây mắc cỡ để những người lính trước 1975 ngân nga khi chợt nhớ đến người yêu bé nhỏ, e ấp,nguyên trinh của mình - nếu có, thì có thể bác nông phu già sẽ không ngẩn ngơ, tức giận đứng nhìn dây mắc cỡ, sao nó sẽ mọc tràn lan nhanh thế. Nếu có, thì có thể trong văn phòng Công ty của Bạn hôm đó sẽ không có người nào hướng mắt đến Cô nhân viên mang văn thư vào, bởi Cô không được đẹp hoàn hảo bằng Cô thư ký kế toán của Bạn, phải không Bạn ?.
Không có một tính đặc thù cố hữu nào của chính nó, trong chính nó như chúng ta nghĩ về nó : tốt hay xấu, dễ yêu hay dễ ghét, hòa nhã hay bực bội, lợi hay hại.......phát xuất từ một đối tượng tương tác với con người.
Không có một tính đặc thù cố hữu nào của chính nó, trong chính nó như chúng ta nghĩ về nó.
Bản thân nó độc lập về THỂ CÁCH NHẬN THỨC đối với nó của những con người khác nhau, ở mỗi thời điểm, mỗi trường hợp khác nhau và mỗi con người " nói nó là.......nó như thế.....này hay thế khác...... - con người " dán nhãn, định lượng, định phẩm " cho nó và con người cảm thọ như họ nhận thức về nó, trong khi nó vẫn là nó - nó trình hiện là như thế NHƯ LAI....., NÓ ĐANG LÀ........., một THỰC TẠI HIỆN TIỀN ........chỉ như thế.
Đạo Phật nói Vạn vật KHÔNG nghĩa là Đạo Phật muốn đề cập - VẠN VẬT KHÔNG CÓ CÁI ĐẶC TÍNH MÀ CON NGƯỜI DÁN NHẢN MÁC CHO NÓ và TỪ ĐÓ CON NGƯỜI CÓ CẢM, THỌ TIÊNG TƯ KHÁC BIỆT.
Như thế có phải chăng đã hé lộ cho chúng ta thấy do bởi CÁI TA, cái TRÍ KHÔN Phân Lập tạo cho chúng ta cách tiếp cận với đối vật theo tính đặc thù của chính trí khôn - cách này SAI LẦM - đối vật không phải thế, hoàn toàn không phải thế. SAI LẦM bởi chúng ta cho nó là thế.
Vậy CÓ MỘT CÁCH TIẾP CẬN với vạn vật; CÓ MỘT CÁCH NHẬN BIẾT với vạn vật - phải chăng đó là cách con người " không dán nhãn, không minh danh, không đánh giá đối tượng ". Nghĩa là chúng ta, con người vẫn TRI, vẫn THẤY BIẾT, CẢM, THỌ, nhưng chúng ta thoát khỏi TƯ TƯỞNG, suy nghĩ của chúng ta.
Có buổi chiều nào Bạn đứng ngoài đồng nội mênh mông, mạ xanh bạt ngàn xa tít, hương mạ thoang thoáng quanh Bạn; tiếng chuông Chùa vang vọng từ đâu đây.......
Có một buổi sáng nào đó Bạn đứng trên bờ biển mênh mông, mặt nước kéo dài mãi tít đến chân trời, ánh dương đỏ rực vừa ló dạng từ mãi cuối chân trời, phản chiếu xuống mặt nước như những con rắn vàng cuồn cuộn rồi mất hút đàng xa
Ôi ..... bạn ngọng nếu Bạn muốn nói, muốn diễn tả,.bạn biết cái tương quan này rất rõ như nó đã thấm vào Bạn, Bạn cảm thọ rất rõ, rất trọn vẹn CHỈ LÀ NHƯ THẾ, chỉ như cảnh đang trình hiện trước Bạn - NHƯ LAI ( như nó đến ). Không có một từ nào của ngôn ngữ để Bạn minh định, minh định chính xác cảm thọ của Bạn - vô ngôn ( thuyết, nói, diễn tả ). Bạn như hòa nhập trọn vẹn trong cái toàn thể nào đó. Tíc tắc đó, Ở ĐÂY BÂY GIỜ, THỰC TẠI HIỆN TIỀN NÀY. Bạn có thấy cảm thọ này do nguyên nhân nào đưa đến không ?. Hoàn toàn không - không sanh - bởi cảm thọ này không dẩn xuất từ " cái gì...." không có quá khứ. Bạn - sau đó chỉ " một chút ", Bạn có biết nó sanh ra cái gì nối tiếp không ?. - không - hoàn toàn không sanh ( thêm ) - không có tương lai, nghĩalà nó chấm dứt tại đó...Bạn VỪA THOẠT NGHĨ về nó LÀ CẢM THỌ ĐÓ ." như mất đí liền ".nghĩa là CHỈ NHƯ LAI...., NHƯ THỊ.......... ĐANG LÀ......NÓ BẤT SANH BẤT TỬ.
Bạn biết ( tri và thức ), bạn có cảm thọ như nó đang là, như nó trình hiện, không sanh, không diệt - bất sanh bất tử ( nhưng không phải là sống mãi, trường sanh, không chết ) trọn vẹn, viên mãn, không " gợn " chút âu lo, sợ sệt.
Bạn có muốn diễn tả ?. không diễn tả được bằng ngôn ngữ cho dù bằng ký hiệu tượng trưng, ẩn dụ. Ở tại thực tại hiện tiền cái nhân trí, cái tri thức khôn ngoan, thông minh thường ngày của Bạn đâu ?. Bạn nói rằng tôi bảo nó đi chỗ khác, Bạn nói rằng trước đó tôi CỐ GẮNG BẰNG CÁCH NÀY. ......hay BẰNG PHÁP KIA....để chấm dứt nó, để tiêu diệt nó - SAI, SAI LẦM hoàn toàn.........., không có một cách nào, một phương pháp nào làm được như thế - mà nó TỰ VẮNG MẶT bởi CÁCH TIẾP CẬN TRỰC NHẬN - thấy và biết tức thời không suy tư, chúng ta biết không có một kẻ hở nào cho ý thức cái tôi hiện hữu, không có một quãng thời gian nào cho ý thức cái tôi có mặt, nhưng tôi đang sống, tôi vẫn biết, tôi vẫn cảm thọ - mà Tâm lý học gọi là trực giác.
Đứng trước Thực tại hiện tiền, ở đây bây giờ thì khác hoàn toàn những gì chúng ta huân tập, đã học hỏi chỉ còn lại kỹ năng sống, và phản ứng thấy, biết tức thời - KIẾN DIỆN NHƯ LAI và hành động như người đang đi trên dây thăng bằng - TRI HÀNH HỢP NHẤT thâm nhập trọn vẹn vào tổng thể " có mình mà mình không biết có mình, CÓ NGƯỜI CẢM THỌ MÀ KHÔNG NHẬN RA NGƯỜI CẢM THỌ '' không còn nghĩ ngợi, đúng sai, trái phải, trên dưới, hay dở....
Việc.phê phán, định phẩm là của những người đứng xem bên dưới là " ANH CHÀNG ĐI DÂY THĂNG BẰNG ", là của những người khác Bjan, chứ không phải Họ.
Xin lỗi các Vị nha....
"" Ai, ai là người ĐỦ TƯ CACH THẨM QUYẾT Thái Tử Tất Đạt Đa giác ngộ ?? hay con người chúng ta CŨNG CHỈ LÀ NGƯỜI ĐỨNG XEM NGƯỜI ĐI DÂY THĂNG BẰNG..?
Chỉ cần khởi một niệm - nghĩ rằng......dù nghĩ gì đi nữa thì ôÔI THÔI THẢM HOẠ... ! Anh chàng đi dây thăng bằng MẤT THĂNG BẰNG, mất thăng bằng và ........( những gì ở phía dười đang đón chờ Anh ta ). Sau đó người đi dây thăng bằng muốn nhận định và diễn tả lại tình huống này chỉ còn cách tạm dùng........ Ôi tuyệt vời, ôi sung sướng và cũng có thể là Bình an, thanh thoát,tỉnh lặng hoàn toàn....v....v...
Có phải chăng đây là cách tiếp cận mà Thiền tông đề cao, chú trọng ?. Có phải chăng các Sư phụ Thiền tông dùng những cái NGHỊCH LÝ, dùng những thuật BẤT CHỢT - CẮT ĐỨT DÒNG SUY TƯ của Thiền sinh bằng tiếng hoát to bất chợt trong không gian yên tĩnh, bằng cái gõ đầu bất chợt, cái đá lộn nhào bất chợt làm cho Thiền sinh không còn " ôm chắc sự tập trung trong CÁI CỐ TỈNH LẶNG, CÁI SỐ BẤT ĐỘNG " Đột nhiên - chúng ta thường nói thế theo nhận thức biểu kiến - không phải đột nhiên mà là trạng thái đột ngột CHẤM DỨT hành hoạt hay hoạt dụng của nhân trí, của cái khôn và........ TUỆ hiện hữu.
Thế thì, Tuệ không gì khác hơn cũng là TRÍ, rồi THỨC mà đôi khi trên biểu tướng chúng ta gọi là cái BIẾT KHÔNG BÁM VÍU, cái BIẾT KHÔNG SANH DIỆT, cái TRÍ BÁT NHÃ VI DIỆU..... vì không diễn tả được bằng ngôn ngữ nên tạm dùng nhiều từ và từ nào CŨNG được.
Có phải chăng TUỆ là thế ?. Nếu phải thế thì không bao giờ TUỆ hiện hữu khi còn Vô minh - dù một chút, một chút nhỏ nào đi nữa cũng là Vô minh nên TUỆ không hiện hữu.
Vậy " con đường đến với TUỆ " không phải là một quá trình từ từ, tiệm tiến, tiệm tu, lần lần gọt dũa - gọt một củ hành dù Bạn có gọt mãi, gọt mãi thí nó vẫn là một củ hành nhỏ nhất, không bao giờ NÓ TRỞ THÀNH TRÁI ỔI, TRÁI TÁO hay TRÁI LÊ..... TUY NHÊN, quá trình dần dần, tiệm tiến, tiệm tu không phải không cần đối với người tu tập, rất cần thiết đối với con người tu tập Đạo giải thoát khổ. Quá trình này cho chúng ta học, uốn nắn, bớt dần, bớt dần Vô minh bằng " Ý THỨC VỀ TUỆ " chứ không phải TUỆ - MÀ vẫn là tư tưởng.
Với cuộc đời, người tu tập đó vẫn " tốt" . Với con người, người tu tập đó đã " đáng kính phục" . Nhưng với Đạo giải thoát khổ của Đức Phật, người tu tập đó chưa giải thoát - điều này cho chúng ta thấy không lạ gì sự khác biết, sự tranh biện, sự chứng tỏ cao thấp của các người tu tập đó đã từng xăy ra !
Thiển kiến là thế, tôi chỉ phơi bày, không hàm ý tranh biện, so kè, ngạo mạn - con đường giải thoát khổ của ai người ấy quyết định và đi - tôi chỉ mong thấy được dáng dấp của người thấp thoáng trong rừng thẩm âm u mà tôi đang lạc trong đó - một sự " đồng cảm" là quý cho tôi vững tin tiến bước, nhược bằng có một lời " chê, quở trách " thì đó là một vấn đề tôi phải chiêm nghiệm lại mình, là một " cái gõ đầu " mà Sư phụ tôi ban cho để cảnh tỉnh - tôi xin cúi đầu đảnh lễ .
37640576_708185019521538_7683517383817822208_n.webp
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
‎Thientu Tran
THOANG THOẢNG ĐÂU ĐÂY MÙI NGUYỆT QUẾ.
LÒNG NGƯỜI AN LẠC CHỐN BÌNH AN....
Trời đất thật yên bình, bình minh còn ẩn mình nơi xa, không một tiếng chim hay tiếng là xao động. Thiền bắt nguồn từ những chiều sâu hun hút của không biết và cường độ của Thiền cư thế mà gia tăng rồi quét sạch, dọn đường cho trí não thâm nhập vào sự tịch lặng hoàn toàn, đào sâu tận những tầng đáy tư tưởng, nhổ sạch tình cảm, vứt bỏ trống trơn cái ĐÃ BIẾT khỏi não bộ.
Đây là một cuộc đại phẩu thuật mà không có người phẩu thuật,
Thiền cứ thế mà tiến luôn..........
Thiền không có thiền giả........Người cảm thọ chỉ cảm thọ.......
Đây là nền tảng của Thiền, trống trơn - KHÔNG - một sức sống không mê mờ, không có vô minh và hương mùi nguyệt quế là hương mùi nguyệt quế.......vạn vật chỉ ĐANG LÀ....Như lai.......như thị.......như nó đang trình hiện ......
Một khi Bạn BIẾT tức là Bạn NHẬN RA " đây là hương nguyệt quế " thì xong rồi ....Thiền chấm dứt...Bạn trở lại cuộc đời và.miệng cá sấu đang chờ Bạn bên dưới của từng bước đi ....từng bước đi........
..........ÔI THÔI NẾU BẠN ;
-- NẾU BẠN ; không biết Chân lý mà Đức Phật ban truyền : " ĐỜI CON NGƯỜI thì KHỔ ""
-- NẾU BẠN ; không hiểu YẾU CHỈ GIẢI THOÁT của Đức Phật...."" CON NGƯỜI KHỔ DO BỞI ĐEO BÁM VÔ MINH "" thế nên TỨ DIỆU ĐẾ sẽ giúp Bạn NHẬN CHÂN " CÁI KHỔ " ...từng " cái khổ "......từng cái .......mà Bạn đối diện trong cuộc sống; CĂN NGUYÊN cùng với PHÁP Giải thoát khổ.
-- NẾU BẠN ; không biết trong đời thường, Bạn không " nắm bắt " BÁT CHÁNH ĐẠO để giữ mình. để tu tập thì chuyện đó là quan điểm sống riêng của Bạn....nhưng NÊN GIỮ LÀ TỐT HƠN
-- NẾU BẠN ; không biết trong đời thường KHÔNG AI PHỦ NHẬN VIỆC TRAO DỒI KIẾN THỨC, kiến thức Khoa học, kiến thức Tôn giáo, kiến thức xã hội.và đạo đức xã hội.....để nâng cao đời sống tinh thần lẩn vật chất....nhưng luôn luôn NHỚ "" kiến thưc chỉ mang đến cho con người "" cảm thọ THOẢ MÃN " chứ không mang đến cho con người "" cảm thọ Giải thoát KHỔ ""......thế nên CẦN NHỚ - KHÔNG MỘT THANG THẦN DƯỢC CHỬA TRỊ MỘT BỊNH NÀO ĐÓ MÀ LẠI KHÔNG CÓ THỂ LÀ ĐỘC DƯỢC VỚI BỊNH KHÁC.
Đức Phật dạy :: " Mọi thế pháp ( pháp mà con người lập lại, nói lại..... ) đều Hư dối cho dù pháp đó Như lai vừa mới ban truyền ".........
37627984_708184866188220_5655622384300851200_n.webp 37640576_708185019521538_7683517383817822208_n.webp
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
1 giờ
Ý KIÊN VÀ TRẢ LỜI BẠM TAM DO .
ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN......??.
Thành thật cám ơn những gì Bạn nghĩ về tôi, nhưng đây chỉ là " điểm tương ứng, tương đồng, đồng cảm " chứ thật sự Bạn KHÔNG CÓ NHỮNG ĐIỀU ĐÓ TRONG TÂM thì Bạn hoàn toàn KHÔNG HIỂU những gì tôi trình bày.
Nhất là về Đạo Phật, thiển ý của tôi - tất cả các Kinh, sách, giảng luận ĐỀU LÀ ĐƯỢC GHI LẠI BỞI CÁC TIỀN BỐI cho dù Họ có xác định hay nhất định là lời của Đức Phật thì CŨNG " DÍNH PHẦN MỘT CHÚT CHỦ QUAN " của Họ.
Đối với chúng ta, những người hậu bối chúng ta, điều quan trọng là KHÔNG VỘI TIN CHẮC NHỮNG ĐIỀU ĐÓ mà phải đọc...đọc....rất nhiều, suy nghĩ thật kỷ, bởi BẤT TRI thì BẤT KIẾN và BẤT KIẾN thì BẤT GIÁC ( không biết ).
Do vậy và cũng như một số Kinh sách lời Đức Phật được ghi lại là " KHÔNG tin tưởng bất cứ điều gì TỪ ĐÂU ĐẾN và ........kể cả các Người xem Ta là Thầy các Người mà phải suy ngẫm thật kỷ - điều gì không làm buồn phiền, đau khổ mình và người khác thì mới làm "
Thế nên trong cuộc đời bình thường của người Phật tử, tức con người ĐANG HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT KHỔ - không phải là kiêu ngạo hay trịch thượng - mà KHÔNG TIN VỘI và KHÔNG THEO VỘI BẤT CỨ AI, BẤT CỨ ĐẠO SƯ, PHÁP SƯ NÀO, BẤT CỨ PHÁP NÀO, TÔNG NÀO........ sau khi ĐÃ NHỚ NHƯ ĐINH ĐÓNG CỘT Chân lý mà Đức Phật tuyên xưng "" ĐỜI người KHỔ " và những đúc kết trong TỨ ĐẾ, trong BÁT CHÁNH ĐẠO " nằm lòng " rồi từng bước cẩn thận......... từng bước cản thận..... ....ĐỐI ĐẦU với " cái khó khăn, ô trượt " trong cuộc sống đời thường, xong bước này tiếp bước kia, từng cái, từng cái sẽ được HOÁ GIẢI tuỳ duyên đến với mình, nghĩa là BIẾT NƯỚC MÁT hay NÓNG Ở TỪNG NGỤM, TỪNG NGỤM MÌNH UỐNG và tiếp tục cuốc sống chứ không phải ĐỢI ĐẾN KHI QUA ĐỜI. Lại nữa sau khi qua đời NẾU CÓ GÌ ĐI NỮA thí CŨNG KHÔNG PHẢI CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI CHÍNH MÌNH. Đức Phật luôn luôn nhắc nhở con người trong chuyện " người bị mủi tên đọc ghim vào thân " mà Bạn và chúng ta đều biết "" GIẢI QUYẾT ĐI....TU và HÀNH ĐI...ĐỪNG HỎI, ĐỪNG TÌM. ĐỪNG CHỜ...... .........BẰNG KHÔNG BẠN SẼ CHẾT TRƯỚC KHI CÁC THẮC MẮC ĐƯỢC GIẢI ĐÁP''
Một người THÍCH VÀNG có thể nghe theo sự dạy bảo, chỉ dẩn theo kế hoạch thế này...thế này... SẼ TÌM RA VÀNG nhưng không người nào dẩn chúng ta đến với Chân lý - không người nào trao tận tay chúng ta Chân lý cả; nên khi Họ bảo " làm thế này đi....tu thế này đi.......... luyện tập thế này đi......rồi sẽ ĐƯỢC bất cứ cái gì kể cả Họ nói là Chân lý, là giác ngộ, là đạt đến Tây phương cực lạc......... thì đó chỉ là " cái bánh mà Họ vẻ lại cho mình " là con đường Họ ĐÃ ĐI QUA và VẺ LẠI cho chúng ta. Có thể Họ đi qua và thân chứng được cái gì đó ...nhưng là thân chứng của riêng Họ - chân lý, cảm thọ của tiêng Họ.mà thôi...... .....,mát nhiều, nóng nhiều hay mát ít, nóng ít mình không bao giờ CẢM ĐƯỢC như Họ.
Chừng nào CHƯA LÀM CHA ( hoặc MẸ ) thì chừng đó Bạn chưa BIẾT TÌNH YÊU của Cha Mẹ ĐỐI VỚI CON cho dù Bạn có nghe qua hàng triệu lần thuyết trình, cho dù Bạn đọc hàng vạn cuốn sách, qua hàng ngàn lần diễn tập và ai đó có xác định rằng PHẢI TẬP LUYỆN NHƯ THẾ TỪ TỪ SẼ.....sẽ đưa đến kết quả LÀ BIẾT TÌNH CHA / MẸ THƯƠNG CON.......nhưng thực sự kết quả đó chỉ là NHỮNG ĐIẾU ĐÃ ĐƯỢC HOACH ĐỊNH bằng trí não, kế hoạch ...............và Bạn vẫn KHÔNG THỌ ĐƯỢC NHƯ THẬT như khi là Cha là Mẹ.
Cách và dụng cụ uống nước thì có muôn ngàn cách - pháp - và CÓ THỂ GIỐNG NHAU, nhưng cảm thọ thì KHÔNG THỂ NÓI GIỐNG NHAU. và CHỈ CÓ BẠN BIẾT RẤT RÕ, thật rõ mà cũng không giải thích, trình bày được bằng ngôn ngữ của con người.
Thế nên chúng ta CHỈ CÓ THỂ NÓI " QUÁ MÁT., QUÁ NÓNG hay bất cứ từ nào đại loại như thế mà chúng ta có thể.......
Thế nên, Đức Phật CẢM THỌ được " trạng thái KHÔNG CÒN KHỔ " - điều mà Ngài xã thân truy tìm GIẢI THOÁT KHỔ - khi Ngài còn sanh tiền và...và....Ngài cũng không biểu đạt được nên có lẽ các Tiền bối dùng một từ MỚI - " NIẾT BÀN " cho trạng thái ấy, cho cảm thọ ấy và Ngài dạy :
-- Người nào nói rằng không có Niết bàn, người đó sai lầm.
-- Người nào nói Niết bàn là thường hằng vĩnh cữu người đó cũng sai lầm.
-- Họ không biết rằng Niết bàn THỰC CÓ là một CẢNH cực kỳ sung sướng trong đời sống của con người và thời gian .
Chú suy nghĩ thế, Chú cố gắng trình bày thế và Cháu đọc cứ đọc nhưng đừng bận tâm hãy nghe Ca sỹ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn - Anh ta không tìm được từ để dùng vì Anh ta " ngọng với từ ngử con người " khi cần diễn cảm thọ riêng của mình !!
"" nắng có HỒNG bằng đôi môi Em.
mưa có BUỒN bằng đôi mắt em
gió sẽ MỪNG vì tóc em bay
cho mây HỜN ngủ quên trên vai
nắng có còn HỜN GHEN môi em
mưa có còn BUỒN trong mắt trong...
....nắng HỒNG à ?. mưa BUỒN à ?. Gió MỪNG được sao ?. Hay mây lại HỜN được sao ?. ...nhưng khi nghe rồi chúng ta thấy nhẹ nhàng và chỉ nói CŨNG ĐƯỢC...vậy thôi. .
Bạn đọc bài thơ sau .....cũng để thông cảm...cũng để ngấm vào THẾ THÔI...
"" Như thế thì em đã biết rồi
Đói ăn, khát uống chỉ thế thôi
Khi đêm nhiều nắng , trời thơm ngát
Sen nở trên đồi, mai nở môi. "
T.T.T NHƯ KHÔNG .....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hahahahahah ... mời Lão Huynh một ly trà [smile]

tương truyền Bồ Đề Đạt Ma có một đôi giày rơm ... không thể coi thường .. bởi vì: đôi giày này bền lắm ... tới cuối đời nó mới MÒN ĐI CÓ MỘT CHIẾC


nhưng mà khoan đã: nói vậy thì người ta cũng không mường tượng đôi giày rơm "RẺ TIỀN CHẲNG GIÁ TRỊ GÌ CẢ" ... lại có thể là VÔ GIÁ tới như vậy ..

vì vậy chúng ta phải nói khác đi một tí ... một chút xíu thôi [smile]

Bồ Đề Đạt Ma có một đôi giày rơm .. đi cả ngàn dặm không hư ..

và mỗi bước chân:

- là một kiếp sống [smile]



Vậy đó ... có một vấn đề mà đáng lẽ chúng ta cần quan tâm hơn .. là những gì đức Phật khám phá ra ngày xưa .. đã CŨ QUÁ RỒI .. đã bị CHÔN VÙI TRONG KINH SÁCH .. TRONG THƯ VIỆN .. mà đời sống hiện đại quay cuồng thay đổi đến chóng mặt .. nên người ta đâu còn thời gian để mà xem lại NHỮNG GIÁ TRỊ XƯA CŨ .. MÀ NGÀN ĐỜI .. vẫn vậy chứ

mà đúng không ?

tìm EM .. tìm về chốn xưa ..

người tình mãi đâu

- tóc xanh phai màu


và Em chờ ngày tháng qua

- cuộc tình mãi xa

để nhớ .. tình TA .. đã mù lòa ... ....


CHỜ EM .. chờ nơi ... bến cũ


:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
‎Thientu Tran‎
Ý KIẾN VỀ NGƯỜI MÀ CON NGƯỜI TÔN XƯNG LÀ ĐỨC PHẬT.
Tôi hay Bạn, chúng ta đều là những người CHỈ BIẾT người mà con người chúng ta tôn xưng là Đức Phật là chỉ NGHE, chỉ ĐỌC, chỉ ĐƯỢC DẠY...chứ thật sự chúng ta không biết " người ấy "....Những lời Đức Phật lưu lại cũng được BIẾT là như thế….
cho nên " việc BIẾT và việc TIN "" là việc do chính chúng ta quyết định ...….., do chính tôi hay chính Bạn..bang cách nào đó của chúng ta, phù hợp với chúng ta.chứ that chúng ta KHÔNG THỂ " khờ khạo nghe theo ai hay tin theo ai " nhất là điều này ai cũng biết Đức Phật không cổ vũ, động viện...ngay cả việc TIN THEO NGÀI :
"" đừng tin tưởng nơi ta cho dù các người xem ta như là Thầy các người…..mà hay SUY, XÉT việc gì không làm buồn phiền, âu lo cho mình hay cho người thì hãy thực hiện "".
Thế nên, ngay cả những Kinh, sách luận giảng Đạo Phật cho đến bây giờ nhiều không biết bao nhiêu và con người chúng ta mới vào đường Đạo thật quá ngở ngàng không biết đâu là chính thống…, đâu là chính kim ngôn Đức Phật, mặc dù rất nhiều người, nhiều Sư, nhiều Luận sư cả quyết rang đây là hữu hiệu nhất…, đây là kim ngôn chân truyền của Đức Phật.
Do vậy, đối với những Kinh, sách luận giảng con người chúng ta TIN hay KHÔNG là tùy theo sự suy nghĩ, luận xét của chính chúng ra.…..nó có khách quan KHÔNG VỊ NGÃ.....nó có chân that BẤT VỤ LỢI hay không, ngay cả trong phạm vi tinh thần như SỰ HẢNH DIỆN, THÍCH THÚ...….
Như trong Kinh Samayutta - Laba Sakkara Samiyutta Đức Phật có dạy đồng thời để trả lời cho người Bà La Môn tên là Udaya :
-- Này các tỳ khoe, lợi lạc, thanh danh, vinh quang,....và lời tán thán tất cả đều là thô bỉ. Những thứ này đâm thủng làn da ngoài của con người; rồi chúng đâm thủng làn da trong của con người. Chúng sẽ tiếp đâm thủng những bấp thịt, ...sau khi đâm thủng bấp thịt chúng sẽ đâm thủng mạch máu, rồi chúng đâm thủng xương…chúng sẽ bỏ đi hay lưu trú trong tủy của xương của con người phá hoại dần cho đến hết cuộc đời"".
Trong tinh thần giải thoát rốt ráo KHỔ của Đạo Phật, Bạn đọc và thấy rõ ràng rằng lợi lạc, thanh danh, lời tán thán, khát vọng quyền thế, khát vọng của cải, tham vọng địa vị, uy quyền, thế lực, nổi tiếng ...đều thô bỉ, khủng khiếp, phá hoại và có hại khôn cùng….VÀ TUYÊN BỐ NÀY KHÔNG CẦN AI GIẢI BÀY, GIẢNG DẠY chúng ta cũng có thể TIN là lời tuyên bố của con người tối thượng đã loại bỏ được tất cả những điều đó sau khi hiểu được kết quả thực sự do kinh nghiệm chính bản thân - hay giác ngộ được điều đó..
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
1 Tháng 8 lúc 12:43
THIỂN Ý VỀ TU GIẢI THOÁT KHỔ THEO ĐẠO PHẬT.
Ai cũng hiểu từ TU và ai cũng muốn từ tu " gần " mình, bởi nó hình thành từ khái niệm " sửa chữa cho tốt hơn, hoàn thiện hơn " trong bất cứ phạm trù nào - và cũng chính vì nội hàm của TU là chuyển hóa từ xấu, từ chưa hoàn thiện thành tốt, thành hoàn thiện hơn " mà ( theo thiển ý ) có một sự ngộ nhận " chết người " trong phạm vi Đạo giải thoát KHỔ - trong Đạo Phật. .
Bản thân của từ TU đã gợi cho chúng ta ý " đi đến mục đích tốt hơn " - đối với đời sống thường nhật chúng ta có các từ : Tu chỉnh, Tu bổ, Tu nghiệp, Tu thân, Tu.........v..v và v...v đại loại là như thế NHƯNG trong phạm vi Đạo giải thoát khổ - theo thiển ý - từ Tu này QUẢ thật nghiệt ngã ! !
Nói theo cách bình thường Tu theo Đạo Phật là " có mục đích TỐI HẬU - giải thoát đau khổ, chứng nhập Niết bàn " . Ai cũng hiểu thế, ai cũng đồng tình như thế nhưng bất cứ người nào am hiểu Đạo Phật đều không đồng thuận khi một người Tu theo Phật giáo mà nói " tôi tu ĐỂ THÀNH phật "; " tôi tu ĐỂ sau này HẾT KHỔ " , '' tôi tu ĐỂ....." dại loại là ĐỂ SAU NÀY...…...
" Sai rồi con, sai rồi cháu, sai rồi em ...."", người tu Phật, người lớn sẽ bảo với chúng ta như thế và chắc chắn trong một trường hợp nào đó với Bạn, Bạn cũng nói như thế với ai đó nếu thuận duyên - rõ ràng hơn, trong lời khuyên đó Họ sẽ nói thêm Tu Phật con phải " bỏ " từ ĐỂ đó đi, tu mà ĐỂ THÀNH PHẬT, thì thành cái gì chứ ?. .
Thế có phải chăng tu - theo sống đời thường một người KHÔNG CÓI MỤC ĐÍCH thì thật tội nghiệp….. có mục đích, có điểm đến ?. " "" Cải tạo dần dần " có định hướng từ BỚT CÁI XẤU đến CÁI TỐT . Từng bước, từng bước theo con đường THẲNG, con đường tịnh tiến, tích lũy rồi tốt thêm, tốt thêm hay BỚT NGHIỆP ÁC dần dần, tích bồi NGHIỆP THIỆN, phước báu để đến ĐIỂM CUỐI CÙNG .....cho một giai đoạn LÀM NGƯỜI TỐT HƠN......?? .
Thế có phải chăng tu theo Đại Phật có mục đích, có hoạch định ?.
À, có lẽ không phải thế, các Vị Tiền bối, kể cả Bạn cũng bảo BỎ từ ĐỂ cơ mà, cho dù rằng trước khi xác định, trước khi hạ quyết tâm tu chúng ta ai cũng thấy mục đích trước mắt nhưng khi " vào con đường tuu Phật tức là giác ngộ YẾU CHỈ GIẢI THOÁT KHỔ - thì lại không thấy mục đích ( xin lỗi, tôi chỉ trình bày qua sự TƯỞNG, NGHĨ của mình và cho mình, chứ không hàm ý rằng mình đã giác ngộ - xin đừng hiểu lầm nha….. ) điều này có lẽ xưa kia Thái Tử Tất Đạt Đa cũng thế, Ngài cũng TƯỞNG, NGHĨ tức là quán xét lại......sau mỗi một giai đoạn TU THEO......2 Tôn giáo, 2 Thiền sư và cả giai đợn tuyệt thức..
Thế nên tu theo Đạo Phật - đạo giải thoát rốt ráo khổ không phải " CẢI TẠO DẦN DẦN "" và có định hướng từ xấu đến mục đích tốt. Không có từng bước, từng bước theo con đường tích lũy, ĐỂ rồi tốt thêm, tốt thêm.......nhiều phước báu, ...........giảm nghiệp ác -- giảm nghiệp ác ....như chúng ta LỘT MỘT CỦ HÀNH CHO NÓ NHỎ DẦN NHỎ DẦN.......và nó VẪN LÀ CỦ HÀNH.....
Dù rằng "" đời con người "" trôi chảy theo thời gian như trôi chảy trên một con đường có khởi đầu, có kết thúc, có sanh, trưởng, hoại, diệt tuần tự như thế, không thể khác hơn NHƯNG GIÁC NGỘ - hiểu " Chân thực tướng vạn vật "", thì CHỈ Ở ĐÂY BÂY GIỜ không có khởi đầu, không có kết thúc, THÌ CHỈ...…..... ngay ở THỰC TẠI HIỆN TIỀN, nên mới nói "" không sanh không diệt "", nghĩa là CHẦM DỨT LUÂN HỒI, nghĩa là CÁI ĐANG LÀ là CÁI ĐANG LÀ ....không nên NHÌN, không nên NGHĨ " nó " được sanh từ......hay CÁI ĐANG LÀ là CÁI ĐANG LÀ...........không nên NHÌN, không nên NGHĨ " nó " sẽ tạo thêm ........hoặc đôi chỗ các Vị còn nói là "" việc đã làm thì đã làm rồi và không thêm bớt " XONG.- trong khi đời con người vẫn tiếp diễn, con người sống vẫn sống.
Mỗi một " giác ngộ " chỉ là một giác ngộ nó không hình thành từ cái vừa qua và nó cũng không là tiền đề cho cái sắp tới.
Có phải thế chăng ?. Nếu chúng ta " nhìn, nghĩ " sự, vật, việc bằng ký ức, bằng cái dấu ấn trong lòng, thì sự vật " méo mó " nghiệp sanh ra, dù chúng ta có cho là thiện hay ác cũng là nghiệp - khổ ngay ! Nếu chúng ta " nhìn, nghĩ " sự, vật, việc thêm dự phóng, trù tính ....sư, vật cũng " méo mó " chưa thật và nghiệp cũng hiện hình trong ta - khổ ngay !.
Vậy có NÊN CHĂNG xem hình ảnh người đi dây thăng bằng là hình ảnh của một người tu Phật giáo ?. Trên hiện tượng, họ phải đi từ đầu dây đến cuối dây như con người ……..KIẾP NGƯỜI, Họ phải đi từ sanh đến tử, nhưng mỗi một bước chân là trọn vẹn chân thực, hoàn toàn sống trọn vẹn, cảm thọ thực trọn vẹn, không "" được "" lo âu, sợ sệt không "" được "" sung sường, hạnh phúc ( từ lo âu, sợ sệt, sung sướng, hạnh phúc là những từ bình thường con người dùng ).
Bằng tất cả những gì mà họ đã học tập trong Trường xiếc, bằng tất cả cái gì gọi là kinh nghiệm mà họ đã có NHƯNG ngay THỰC TẠI HIỆN TIỀN, Ở ĐÂY BÂY GIỜ tất cả những thứ đó chỉ là kỹ năng - theo từ chuyên môn nghề nghiệp hay " thiện xảo " từ thường dùng của Đạo Phật.
Quá khứ hồi ức ( bước đi này giống hay không giống bước đi trước ), hay dự phóng tương lai ( ta sẽ bước kế tiếp như bước đi này hay bước đí trước đây...) nếu xuất hiện trong tâm trí họ - chỉ cần mống khởi một niệm : tốt hay xấu, hay hay dở, kinh nghiệm có được vận dụng được không, đôi giày đang mang hiệu gì, phải tính toán bước kế tiếp phải như thế nào, .........những người đứng dưới kia nhìn mình kìa và Họ sẽ đánh giá mình là.........thì ôi thôi - tội nghiệp, thê thảm...........!! quả là tệ hại cho Anh ta...…. , mất thăng bằng và.....và chúng ta biết Anh ta sẽ........thế nào rôồi... !.
Chúng ta có thể hỏi Lý trí, cái nhân trí của họ đâu ?. Có lẽ họ chỉ có thể trả lời " nó đi đâu tôi không biết " - tôi không bảo nó gì hết - nó tự vắng mặt. . Rồi họ cứ bước đi, bước đi, họ không rút kinh nghiệm gì từ bước trước, họ không tích lũy gì từ việc đã qua, họ chỉ trọn vẹn sống, trọn vẹn cảm thọ những gì đang xảy ra trong từng bước rất thực với cái gì đang xảy ra, cái đang là mà trong tâm tư họ không còn khái niệm tốt xấu, hơn thiệt, ít nhiều, hay dở.............. - điều này chỉ là của những người đang đứng dưới đất " cho là.....hay nghĩ rằng và đánh giá rằng....... " mà thôi.
Người đi dây thăng bằng đi hết dây như con người sống hết đời mình, chu ký sanh diệt của thân, Kiếp người. Họ hoàn thành, người tu giác ngộ viên mãn.
Tôi, tự nghĩ thế và ( xin đừng giận nha ) tôi nghĩ ngày xưa Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi ngồi dưới gốc Bồ đề và .....chúng ta gọi là Ngài GIÁC NGỘ - cũng như những khán giả xem xiếc đánh giá Anh đi dây thăng bằng hay, giỏi. Rồi Ngài THẤY, BIẾT TỪNG VIỆC, TỪNG CI KHỔ, từng hoàn cảnh khổ của người khác - CHỨ NGÀI KHÔNG VƯỚNG MẮC.... ....NGÀI ĐƯA RA MỘT CÁCH GIẢI QUYẾT - một Pháp Phật. Cũng phải ngày này qua ngày kia.......cho đến Ngài nhập diệt. Chúng ta NGHĨ và TIN rằng Ngài Giác ngộ viên mãn…... XONG. .
Có phải thế chăng ?. Tôi tự hỏi để tự " củng cố " đời mình, để xác định con đường ( tạm gọi là ) tu tập của mình.
Và trình bày....., Nếu có " đồng cảm " là tôi thấy thấp thoáng bóng ai đàng kia .....trong rừng mà tôi đang lạc, nếu có một lời chỉ trích vì bất đồng thì chỉ là một vấn đề tôi phải suy nghĩ lại hay cũng có thể là cái " gõ đầu cảnh giác của Sư phụ tôi " . Xin cúi đầu đảnh lễ Sư phụ. .
Chúc các Bạn thân tâm thường an lạc.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
1 giờ ·
NIẾT BÀN : Ý Thức về Niết bàn
Như trên nếu chúng ta nói rằng " chúng ta hiểu Niết bàn " hay bất cứ người nào giải thích về Niết bàn thì đó là một sự lầm lẫn lớn và rất quan trọng bởi nó làm sai lệch Niết bàn - điều nói về Niết bàn không phải là Niết bàn !. Tuy nhiên nói Niết bàn là đích đến, là mục đích tối hậu trên đường giải thoát lo âu, sợ sệt - khổ - thì có thể. bởi Niết bàn không phải là một nơi đến như thường được dùng như thế giới Cực lạc, NHƯ MỘT NƠI NÀO ĐÓ mà con người sống hoàn toàn không còn đau khổ, không còn luân hồi vào thế giới trầm luân, sung sướng toại nguyện thì vô hình chung tạo ra một ngộ nhận đáng buồn vì con người cứ vào đó thì không bao giờ đến được, nên con người lầm tưởng mình không bao giờ Giác ngộ được.
Niết bàn là một trải nghiệm NỘI HƯỚNG tâm lý. Niết bàn là cảm nhận " kết quả tự thân " như đau khổ - thân chứng nên khi trình bày, lý giải nghĩa là lý giải bằng ngôn ngữ khái niệm, qui ước thì không thể nào tránh khỏi lầm lẫn và ngộ nhận. . Cái đích đến tối hậu, tối thượng đó được Đạo Phật gọi là Niết bàn, Đạo Thiên Chúa gọi là Thiên đàng, Đạo Bà La Môn gọi là Brahma nhưng tựu chung vẫn là một điểm NỘI HƯỚNG mà mỗi cá nhận tự thân chứng. Nó không phải là một cảnh giới HIỆN TƯỢNG bên ngoài tâm ý của con người nên không thể nhầm lẫn mà đồng hóa như đất, như nước, như tinh tú hay một khu vực địa lý, một không gian nào đó......
NIết bàn cũng không phải là một Ý niệm nhi nguyên, Ý niệm phi nhị nguyên hay ý niệm phi phi nhị nguyên nên chúng ta rất dể nhầm lẫn trạng thái mà trạng thái ấy lại dùng các từ sung sướng, hạnh phúc, lạc thú, tĩnh lặng..... tròn đầy viên mãn, vô biên. .
Nói Niết bàn là " kết quả sau cùng, tối thượng " nhưng dù là một kết quả mà bản chất thực của nó không phải là một ĐẠI LƯỢNG, là một cái gì đó mà có thể đong, có thể đo, có thể đếm,, có thể ước lượng hay so sánh được. Niết bàn có thể mô tả khái lược TÌNH TRẠNG CẢM THỌ TỰ THÂN của người đột nhiên thọ được hay của hành giả tu dưỡng đạt đên sau khi vượt thoát mọi ưu phiền trói buộc, mọi đau khổ hoặc hành giả hoàn thành sự chuyển hóa tâm ý, nhận thức và hành vi. Thế nên chúng ta khó tránh được lấn cấn,lúng túng khi để hiểu Niết bàn bằng ngôn ngữ qui ước, định lượng định phẩm, khái niệm qui phạm. . Niết bàn là một cảm thọ tự thân - thân chứng - dù nó có thể có qua một quá trình nhận thức, một quá trình tu dưỡng hay không nhưng bao giờ cảm thọ này cũng chỉ đến, chỉ xuất hiện đột ngột lạ lùng kèm theo cảm giác tròn đầy, viên mãn - một sự bùng nổ tự nhiên, như một sự thoát xác trọn vẹn. Hành giả tự biết không do một chủ đích đạt được, một ham muốn, ước vọng thúc đẩy, một điều kiện nào trước đó hay sẽ là một tác duyên nào sanh ra hay là nguyên nhân cho một cái gì cả.- một kết quả như cuối cùng, nó viên mãn không sanh không diệt " đến và đi như thế " .
Kết quả cuối cùng đó mà nội dung chỉ định giác ngộ hay nhập Niết bàn, nó là một thực trạng THỰC HỮU dù không phải do một tiến trình, dần dần, từ từ. Nó không có một cái gì mang tính đặc thù như nó, giống nó trước đó hay sau đó - NÊN NIẾT BÀN LÀ KẾT QUẢ SAU CÙNG. . TRI- hành giả có tri, phải còn tri. Tri kiến đó không phải là tri kiến của tri thức huân tập, khuôn thức, mẫu mực, tri của tri vô minh, u mê. . THỨC - thức trong Niết bàn với các Vị đã chứng nhập " gợi ý " cho chúng ta - các Vị ấy CÓ Ý THỨC về Niết bàn khi và chỉ khi CHẤM DỨT ý thức nhị nguyên - loại ý thức nhị nguyên với các cập đói đải, các vướng bận chấp hữu, thường hằng và không bao giờ tránh khỏi nghiệp chướng, lo âu, xung đột, bất hòa. phiền não. Trong thế giới tương đối, biến chuyển liên tục không có cái gì thường hằng, viên miễn và chúng ta lại xử dụng ngôn ngữ khái niệm để diển đạt, để lãnh hội " CÁI KHÔNG THỂ NÓI ĐƯỢC " bằng " CÁI NÓI ĐƯỢC " thi tất yếu là sai lầm từ ban đầu !. .
Có phải chăng các Vị Tiền nhân buộc phải nói Niết bàn là một cảnh siêu việt hơn thực tế. - Niết bàn thoát khỏi sinh tử luân hồi ?. Trí năng của con người rõ ràng " không với tới " nó được. Có phải chăng vì thế mà chúng ta không tìm được một giải thích khẳng định về NIết bàn ?. . Có phải chăng trong Bộ Áo Nghĩa thư Upanishada chúng ta chỉ có thể đọc được " đó là cái này ....." hay " đây là cái này..." hoặc " ở đây bây giờ ". . Có phải chăng vì thế mà các Đạo Sư Thiền tông chỉ bảo " uống nước đi thì biết nước mát thế nào " ?. Những cảm thọ này không thể giải bày như một trạng thái có hiện tướng, có tương liên nhân quả. Nó là những gì đang xảy ra và thực là như thế, đang là, như thị ( thị hiện ), " kiến diện như lai " . Chúng ta chỉ có thể biết nó như nó trình hiện và chúng ta " bước trọn, hòa quyện vào chính nó ". . Từ đó có hai chiều hướng nhận định sai khác sanh ra khác biệt trong luận giải, luận giảng trong Triết học Phật giáo :. . 1/. Nhiều Học phái cho rằng : được phát khởi từ sự phải có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, căn cứ trên giới luật GIỚI, ĐỊNH để dần dần giảm bớt, giảm bớt...... giảm bớt.........cho đến khi hoàn toàn chấm dứt cái trí u mê, Vô minh thì lúc đó giác ngộ, thọ Niết bàn. .
2/. Một số Học phái cho rằng tu dưỡng, giới luật có nghiêm nhặc tới mức nào đi nữa thì cái giảm thiểu, CÓ GIẢM THIỂU cách nào thì vẫn luôn luôn là chính nó. Mài một miếng đồng bằng cách nào đi nữa thì vẫn là miếng đồng không thể thành cái gương. CỎ, có đè mãi thì nó cũng chỉ là cỏ bị đè chứ không thành một thứ nào khác cỏ. Bằng trên THỰC TÍNH CỦA NIẾT BÀN họ nói Giác ngộ là giác ngộ . Giác ngộ không tới bằng sự tu dưỡng, rèn luyện nào cả.
Cả hai chiều hướng này đều cùng đến MỤC ĐÍCH TỐI HẬU - NIẾT BÀN hay giác ngộ nhưng một bên nói về " cách đi đến " và một bên nói về lúc đến "" nhắm vào điểm đạt được " . Tựu chung tất yếu phải khác nhau bởi tất cả chỉ là những CÁNH TAY NGỌC NGÀ CHỈ TRĂNG ( còn tiếp )
38489384_738279993178707_5977928786165891072_n.webp
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
17 giờ ·
VẤN ĐỀ : TU THEO ĐẠO PHẬT.
BÀI 7 : Ngộ nhận về tu hành Giải thoát KHỔ ĐAU và tu tập ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THOẢ MÃN..
Chúng ta, con người không bất cứ ai mà đã không cố găng hết sức mình kể từ ngày Vị Thái Tử khả kính ra đời và mang nặng NỔI ƯU TƯ về CÁI KHỔ CỦA CON NGƯỜI nghĩa là cũng có phần của riêng Ngài, của thân bằng quyến thuộc và nhừng người thân thương của Ngài........
Với một tương lai huy hoàng, hạnh phúc vô tân, đương nhiên là theo quan điểm SỐNG của CON NGƯỜI tư khi có Ngài và về trước đó.
Nhưng với Ngài, không một ai THOÁT KHỎI KHỔ ĐAU - cái điều LẠ LÙNG trước khi Ngài Đản sanh, con người ai cũng khổ mà KHÔNG AI DÁM ĐỐI MẶT VỚI KHỔ .....Khổ được Thần Tượng hoá, khổ đươc Thánh thần hoá, khổ được thiêng liêng hóa và... không biết bao nhiêu LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT, TRIẾT LÝ được chính con người đăc ra ......ĐỂ LẠI KHỐNG CHẾ, CHEN ÉP LẠI CHÍNH MÌNH.........chính con người mình..!!!!.
Hãy cố gắng bình tỉnh xét lại quá trình TÌM KIẾM CHÂN LÝ của Đức Phật,
Ngài không là một Nhà Luyện kim tìm vàng, Ngài không phải là một Nhà Xã Hội học, Ngài không phải là một Nhà Nhân Chủng học, Ngài không phải là Nhà Bát học MÀ NGÀI LÀ CON NGƯỜI - con người KHỔ và Ngài CHỈ TÌM RA CHÂN LÝ "" GIẢI KHỔ "" .
"" CON NGƯỜI KHỔ là DO U MÊ, SAI LẦM, VÔ MINH " - biêt được NHƯ THẾ....liễu ngộ được NHƯ THẾ, tức là BIẾT ĐƯỢC CÁCH HOÁ GIẢI, nghĩa là BIẾT CÁCH HẾT KHỔ - PHÁP HẾT KHỔ - PHÁP PHẬT.
Mục tiêu CỐT LÕI của con đường TRUY TÌM của Đức Phật KHÔNG PHẢI LÀ " tìm vàng " không phải " tìm hạnh phúc thoả mãn, không phải là tìm uy quyền tột đỉnh MÀ TÌM HẾT KHỔ - cái cảm thọ HẾT KHỔ của con người hiển lộ khi CÁI KHỔ MẤT TÍCH - tuỳ nghi đẵc tên, gọi danh, dán nhản….. NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ THOẢ MÃN.
Thế nên, bất cứ CÁCH NÀO, PHƯƠNG PHÁP NÀO giải quyết ĐƯỢC VẤN ĐỀ "" HẾT KHỔ "" là " đi vào ĐÚNG mục tiêu giải khổ của Phật giáo " và sau này chúng ta, con người gọi là Phật pháp.
Có bao nhiêu CÁI KHỔ trên thế gian này ??. Có CÁI KHỔ NÀO GIỐNG CÁI KHỔ NÀO trên thế gian này khồng ??. Và NẾU KHÔNG CÓ CÁI KHỔ NÀO GIỐNG CÁI KHỔ NÀO thì CŨNG KHÔNG CÓ PHÁP PHẬT NÀO ĐANG ÁP DỤNG CHO MỘT CON NGƯỜI KHỔ MÀ CÓ THỂ ĐEM ÁP DỤNG CHO BẤT CỨ NGƯỜI KHỔ NÀO KHAC HỞN HỌ, thế nên con người chúng ta KHÔNG THỂ VỎ ĐOÁN RẰNG ....PHÁP NÀY CỦA THẦY TÔI, PHÁP KIA CỦA TỔ TÔI, hay PHÁP NÀY LÀ DUY NHẤT MẬT TRUYỀN, BÍ TRUYỀN CUA TÔNG, CỦA PHÁI CHÚNG TÔI.....v...v... ......KHÔNG .
Nghe thêm lại một lần nữa lời của Đức Phật - nếu Bạn hoài nghi về Kinh sách ghi lại - thì NỘI-DUNG của LỜI KHUYÊN NÀY cho chúng ta thấy " sự tự trọng, đúng đắn và minh bạch .." rồi sẽ cho Bạn tin, đây chính là lời của Đức Phật.
" Đừng tin tưởng ở Ta chỉ ví các người đã xem Ta là Người giác ngộ, chỉ ví các người đã xem Ta là Thầy của các người. Đừng tin tưởng ở nơi Ta chỉ vì các người khác đã làm như vậy. và cũng đừng tin tưởng bất cứ điều gì bỏi các người đã đọc nó trong Kinh, sách, theo những gì người khác kể, tin đồn từ Hệ thống giáo dục nào, từ một Tôn giáo nào hay bất cứ Đạo sư, Pháp sư, Đạo sĩ nào. Dừng tin tưởng bởi uy tín của các Bậc Trưởng Thượng hay bởi uy tín của bất cứ ai. Đừng dựa vào lý luận, kết luận chính xác nào do suy đoán. Hãy tự thân mình biết rõ rằng " điều nào đó " làm cho chính mình buồn phiền, đau khổ hay người khác buồn phiền, đau khổ thì hãy vứt bỏ chúng đi. ".
Lời khuyên này cho chúng ta rút ra được
--1/. Tu theo Đạo Phật là VẪN SỐNG, CÒN SỐNG trong cuộc đời này, trông cái Thế giới Ta bà mà từ trước đến giờ chúng ta vẫn " bị hù, bị dọa " nên quá sợ, sợ khiếp vía hồn kinh và đã sanh ra không biết bao nhiêu Đạo sư, Pháp sư, Giảng sư........... đã chỉ ra phương pháp TRÁNH NÉ, những cách TÍCH LŨY, ĐẦU TƯ phước báu, như một NĂNG LỰC hay VỐN LIẾN "- mà Họ cho là CHỈ có phương pháp, CHỈ có cách của Họ là Chân truyền, là tuyệt vời để đạt đến mục đích Tối thượng là sẽ RỜI KHỎI CHỖ NÀY, cõi Ta bà khổ ải này, là sẽ VÃNG SANH CỰC LẠC.
--2/. Tu theo Đạo Phật là CỐT YẾU không phải tin mọi KIẾN THỨC cho dù đến từ đâu, học hỏi từ ai - NÓ chỉ là kiến thức - mà TỰ MÌNH PHẢI QUÁN XÉT thật kỷ " sự, việc đó " - cái đang làm, đang xảy ra có làm cho chính mình hay người khác buồn phiền, khổ đau..Vậy thì BỎ NÓ ĐI, BUÔNG NÓ ĐI. Điều này có phải chăng là Tu theo Đạo Phật chúng ta phải ĐẦU TIÊN nhớ và chỉ nhó câu của ĐỨC PHẬT : " Con người khổ sở bởi do VÔ MINH ".nghĩa là khi tu theo Đạo Phật thì PHẢI THẬM THÂM liễu nghĩa VÔ MINH, những cái THẤY, BIẾT sai lầm, rồi nó tự mất ( bởi nó biết là không HẠP, không CÙNG HỆ, không CÙNG PHE với chúng ta ) hay lúc đó mới TỪ BỎ, BUÔNG BỎ CÁI NGUYÊN NHÂN TẠO RA nó đi.
-- 3/. Tu theo Đạo Phật là phải " nắm bắt " được đắc tính của VÔ MINH đầu tiên và tối cần thiết - có phải chăng đây là YẾU CHỈ của Phật tổ trên con đường giải thoát rốt ráo khổ đau ? Cón những Tông, những Phái, những Pháp có phải chăng là những NHÓM NGƯỜI, những HỆ THỐNG LÝ LUẬN, những PHƯƠNG CÁCH " đồng cảm, đồng tình " tổng hợp lưu lại cho chúng ta; chỉ là những CÁNH TAY CHỈ TRĂNG, mà Đức Phật cũng đã cảnh giác con người : " mọi Thế pháp đều Hư dối cho dù Pháp đó do Như lai vừa ban truyền " ( từ Như Lai đây để chỉ Đức Phật do các Vị Tiền nhân sử dụng ). Ngài cảnh giác bởi không có một Thế pháp nào ( pháp do con người thuyết, con người giảng, trình bày ), có thể áp dụng cho MỌI sự, vật, việc ví rằng không có sự, vật, việc nào lại giống sự, vật, việc nào….NÊN Hư dối là thế.
-- 4/. Tu theo Đạo Phật " phải nắm được thuộc tính của VÔ MINH" nghĩa là cái THẤY, BIẾT của con người không còn mê mờ,không còn bị bám víu bởi KÝ ỨC quá khứ, KHÁI NIỆM của hiện tại và DỰ TƯỞNG tương lai, không còn gì cả CHỈ KIẾN DIỆN NHƯ LAI - tất cả các Pháp cũng thế chỉ là thiện xảo, tuy rằng những pháp đó cúng cần đối vời con người nhưng chỉ là những thiện-xảo khi HÀNH mà thôi. Nó tùy duyên, túy cơ - cũng như có ai, có Tông, Phái nào QUẢ QUYẾT rằng tu Thiền không có Tịnh hay tu Tịnh không có Thiền. Tùy lúc, tùy thời, tùy cơ - tu Thiền cũng có Tịnh, tuTịnh cũng có Thiền. Nhưng lời của Đức Phật nêu trên cho chúng ta biết rằng - chính mình nếm mật, chính mình uống nước, chính mình ăn me, chính mình đi trên dây thăng bằng THÌ SẼ BIẾT, chứ không phải qua hay bằng việc đi theo một con đường vẻ lại nào đó thì chúng ta sẽ biết
Thế nên, tôi không dám nói nhưng khi đã trình bày rồi thì tùy các Bạn NHẬN ĐỊNH chứ với tôi một thời gian qua rất dài, rất uổng phí chúng ta với ý thức " tầm Đạo , cầu Đạo, tìm Thầy, tìm pháp....." là ý thức SAI LẦM.
Chúng ta đi tìm cách ở bên ngoài chúng ta trong khi nó ở ngay trong chúng ta.
Ôi ngộ nhận...... m.webp
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. kính Lão Ca một ly trà [smile]:

Lời lẽ của lão ca có nét ôn hòa . . tràm tĩnh .. chân thành .. người ta bảo .. đi một ngày đàng càng một sàng khôn: những lời khuyên có một chút trải nghiệm, nội dung tình yêu và trí tuệ trộn lẫn vào nhau .. nghe cũng hay thiệt [smile]

không riêng chỉ bây giờ .. mà từ xưa vấn đề NIỀM TIN được đặt không đúng đã tồn tại .. ở trong triết học, vào khoảng thế kỷ 14, các nhà khoa học và triết học đã bắt đầu chán ngán nền tảng triết học dựa trên NIỀM TIN mà không có những nền tảng trải nghiệm thật sự .. mà phần lớn là bắt nguồn từ nền tảng triết học Hy Lạp:

- trái đất không phải là hình cầu

- mặt trời không quay quanh trái đất

- hông phải việc làm nào của con người cũng phát xuất từ nền tảng thần linh ... [smile]

cũng vì vậy .. họ bắt đầu đề xương ra một nền triết học dựa trên sự quan sát những sự thật của những sự việc xảy ra ở trong thế giới hiện tượng có thể quan sát được, kiểm chứng được và lập lại được .. và từ đó .. làm nên nền tảng triết học và khoa học đương thời ..

làn gió mới trong tư tưởng triết học này mang họ đi sâu vào sự quan sát của tất cả các vấn đề: dê bò, đất đá .. sông núi .. trà .. sữa .. và cà phê ..

lấy điển hình cà phê đi chẳng hạn: họ đi vào những trải nghiệm đầu tiên về chất kích thích của cà phê tại Ethiopia, một miền đất chẳng ai nghĩ đến là có cà phê khi những con lừa được phát hiện là có những biểu hiện - vui vẻ và phấn khích hơn bình thường .. họ đi vào những mẩu chuyện về những giọt cà phê đắng đầu tiên tại Yemen .. và từ từ .. những kiến thức mới mẻ, chọn lọc đó .. được phổ biến và đi sâu vào lòng con người .. vượt qua những làn ranh tôn giáo .. quốc gia .. phong tục tập quán

để rồi .. tại LUÂN ĐÔN .. xuất hiện những quán cà phê đầu tiên .. [smile]

- ở một nơi mà gần hơn hai thế kỷ, các nhà giáo dục, truyền giáo .. giáo sư .. vv... miệt mài giảng thuyết: CÀ PHÊ .. tại vì nó ĐEN .. nên chất kích thích của nó có độc tố ma mị của MA QUỶ ... ha ha hahahahahhahha

ờ mà đúng không Lão Ca ? [smile]

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
VẤN ĐỀ : PHẬT PHÁP...
......PHẬT PHÁP và PHẬT PHÁP.....
Bài 8 :
Không một Phật tử nào, không một Nhà nghiên cứu Phật giáo nào mà lại không BIẾT từ " Phật pháp ". Mà có thật chúng ta ĐÃ CÓ BAO LẦN TỰ HỎI THẬT LÒNG MÌNH " sự HIỂU, BIẾT NÀY " là chắc chắn HAY KHÔNG ??. Có chắc chắn chúng ta HIỂU , BIẾT từ " Phật pháp " ĐÚNG như Tư tưởng của Đức Phât chăng ??.
Chắc chắn chứ, Sư phụ tôi, Pháp Sư của tôi, Tông, Chi, Phái của tôi, của chúng tôi đã bao nhiêu ngàn năm nay, đã không biết bao nhiêu Vị, không biết bao nhiêu người lên rừng xuống biển, để bảo vệ PHẬT PHÁP, bảo vệ những " lời dạy của Đức Phật ", để bảo vệ các Kinh Tạng Vi diệu xuất trần, thoát thế.
Qua bài trước đây, tôi, và cũng đã KHÔNG CÒN DỂ DUI, cả nể để chấp nhận như bao lâu nay chúng ta dể dui chấp nhận, bởi cái tính CẢ TIN - THẬT SỰ chúng ta quá dể dui cả tin, khi nghe, khi được giảng, khi được dạy bảo từ bao lâu nay và thật sự chuyện TIN " đây là Phật Pháp như các Pháp Sư, các Thầy các Tổ , các Tông, Chi, Phái mà tôi đã từng tu học, trên nền tảng QUÁ VỮNG CHẮC ĐẠO ĐỨC, LUÂN LÝ mà không một con người nào có thể có một " chút ngờ vực ".
Lòng Từ Bi, lòng Bác ái..............và hệ thống triết lý, những hệ thống tương quan, nhưng hệ thống giáo điều luôn luôn HƯỚNG THIỆN CHO CON NGƯỜI, luôn luôn HƯỚNG CON NGƯỜI xa rời CÁI ÁC, bất nhân, bất nghĩa.....v v ......thoát khỏi KHỔ ẢI TA BÀ.. .rồi bao nhiêu ngàn năm nay, bao nhiêu ngàn pho Kinh sách, giảng luận, bao nhiêu Tông, Chi, Phái….
.tất cả, tất cả....đều không phải la những CÁCH, những PHEP, những PHÁP hoàn hảo hay cũng không ít người cho là thật hoàn hảo, tuyệt vòi, vi diệu............ cho con người, đưa con người đến " hạnh phuc, sung sương " hay sao ??.
Vâng, đúng, đúng đó là những PHÁP, những PHÉP, những CÁCH GIẢI QUYẾT TỐT....những cách GIẢI QUYẾT TỐT VẤN ĐỀ nhưng hầu hêt con người chúng ta QUÊN........ như đã nói trên chúng ta QUÁ DỄ DUI RỒI QUÊN hay VÌ NỂ NANG MÀ CHẤP NHẬN - Chấp nhận sai lầm
Chúng ta bình tĩnh, bình tỉnh lại, NHÌN THẬT KỸ MỤC ĐÍCH CỦA Thái Tử Tất Đạt Đa không phải hy sinh gia đình, không phải hy sinh hạnh phúc - loại hạnh phúc thoả mãn mà mọi con người đều mơ ước... những PHÁP ĐÓ THỰC SỰ KHÔNG PHẢI LÀ "" PHẬT PHÁP "" những Pháp đó, những Phương pháp đó chẳng qua như " phép thuật, như phép luyện kim ma thuật thời trung cổ hay những pháp luyện linh đơn các Đạo sĩ Đông Phương đã từng thực hiện, mà con người NGHĨ là trường sanh bất lão........hay những Pháp - cách tạo nên được CÁI Gì ĐÓ.... tất cả những PHÁP đó CÓ NGUYÊN TĂC RIÊNG, CÓ CUNG CÁCH RIÊNG, CÓ QUI TRÌNH TIẾN HÀNH....NGHIÊM NHẶC THÌ NHÁT ĐỊNH SẼ THÀNH CÔNG..............như NHỮNG KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT MÀ HAI TÔN GIÁO, HAY VỊ THIỀN SƯ đã truyền dạy cho Thái Tử hoặc gần đây con người chúng ta nghe theo các Pháp sư, các Đạo Sư, các Thầy........để nghiêm chỉnh chấp hành " với hy vọng về Tây phương Cực Lạc mau mau........" MÀ RÕ RÀNG ĐÃ QUÊN RẰNG...............đã quên rằng : "" PHẬT PHÁP "" cũng là một pháp, một cách, NHƯNG CỐT LÕI CỦA CÁCH ĐÓ LÀ CHÁM DỨT KHỔ ĐAU. nghĩa là bất cứ cách nào, phương pháp nào giải quyết vấn đề của con người MÀ VẪN CÒN VƯỚNG KHỔ ĐAU, CÒN VƯỚNG ƯU PHIỀN, CÒN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC...cho dù đạt đợc " cái gọi là quả Phật " cho chình mình và người tương quan, thì đó KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT PHÁP.
Do vậy, nếu chúng ta nói PHẬT PHÁP là một HỆ THỐNG LÝ THUYẾT, là một Tôn giáo, là một nền Triết học hay Đạo học.....LÀ CHÚNG TA SAI LẦM.....PHẬT PHÁP CHỈ LÀ MỘT CÁCH - MỘT CÁCH GIẢI QUYẾT "" HẾT KHỔ "".
Bất cứ cách nào không gỉải quyết HẾT KHỔ, không chấm dứt khổ thì đó không phải là PHẬT PHÁP.cho dù cách Cách đó có ai nói là vi diệu, cao siêu, huyền nhiệm, bí truyền, mật truyền.............đưa con người đến " kết quả nào " đi chăng nữa. .......
Trong cuộc sống đời thường, Bạn có thấy có bao nhiêu " cái khó khăn, rắc rối về tình cảm " nói nôm na như chúng ta hay gọi là " thất tình " ấy mà............riêng loại khổ này có hàng triệu triệu dạng khác nhau, thê thì sẽ PHẢI CÓ HÀNG TRIỆU, TRIỆU cách - Pháp gỉải quyêt .....NHƯNG, như....đi chơi đêm........, đi nhảy đầm....đi nghe nhạc......ở nhà đếm vàng, tiền hay hột xoàn.....vào Chùa bố thí hành thiện, phong sanh cứu độ chúng sanh.............hoặc cả việc cạo ầầu đi tu..
"" thì chẳng qua ĐỂ QUÊN. quên dần... chứ không phải giải quyêt ….DỨT KHỔ nên tất cả các PHÁP ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT PHÁP..
Đơn giản, bình thường….PHẬT PHÁP đơn giản, bình thường như chuyện đời phố thị...NHƯNG các Bạn CHO PHÉP HÝ LỘNG nha..
-- Này con, người đó KHÔNG PHẢI CỦA CON, con "" chấp hữu ", CON MUỐN CÓ ĐƯỢC là SAI, con nghĩ rằng " con tốt, con thành thật, con yêu thật ư ?....con buộc PHẢI LÀ CỦA CON à...?? SAI LẦM..... ( thấy nguyên nhân gây khổ )
-- Hiện tại...CON ĐANG NHƯ THẾ NÀO..?? ( Tôi là ai ?? ). Con phải KIẾN DIỆN NHƯ LAI như hiện trạng đang trình hiện trước con.... ( như lai ).
..Có phải " cái tham, cầu,..." ngày hôm qua, hôm kia,...trước đây….... QUÁ KHỨ làm cho con có CẢM, THỌ hôm nay..sanh ra "" thất tình?.KHỔ ??.
..Có phải " nhưng sai lầm, trói buộc " có thể làm con có những hành động SAI LẦM TIẾP THEO trong TƯƠNG LAI........như chán sống, như đi tu, như tự tử….con lại SAI LẦM bởi những u mê đó...làm hư hại cuộc đời con, làm những người thân thương, gia đình con buồn khổ…??.
..Có phải THỰC TẠI HIỆN TIỀN, ở đây bây giờ CON LÀ...….
.....con biết mà "" tôi là ai "" con hay KIẾN DIỆN NHƯ LẠI,và con ""HÃY TỰ ĐỐT ĐUỐC CỦA MÌNH SOI ĐƯỜNG "".
Cám ơn các Bạn đã cho tôi hy lộng một chút, tôi vui, các Bạn vui vì tháy Anh chàng đó BIẾT " cái khổ từ đâu " Giác ngộ khổ..và tất nhiên Anh ta HẾT KHỔ, bởi không ai ngu gì mà thọ khổ…. nhờ TỨ DIỆU ĐẾ, và tôi đoan chắc rang khi Anh ta HẾT KHỔ ...KHÔNG AI BIẾT ANH CẢM THỌ THẾ NÀO....sung sướng ư ?. Nhẹ nhàng ư ?. Hạnh phúc ư ?.....
Anh ta sẽ nói "" Ờ CŨNG ĐƯỢC ""., "" Ờ CŨNG ĐÚNG "" chứ ngay bản thân Anh ta cũng không diễn tả được cơ mà…không có từ nào của ngôn ngữ diễn tả được ….cảm thọ hết khổ ngoài cụm từ " HẾT KHỔ "" hay một từ MỚI mà không ai định nghĩa, xác minh được đó là NIẾT BÀN.
Chắc chắn Anh chàng này PHẢI ĐỌC, PHẢI HỌC Bát Chánh đạo để GIỮ MÌNH nghĩa là Anh ta TU. Anh ta TU khi " nắm chắc " hai Chân lý của Đức Phật nhờ các Vị Tiền nhân ghi chép lại "" ĐỜI con người KHỔ "; "" CON NGƯỜI KHỔ DO BỞI con người đeo bám U MÊ, SAI LẦM ..VÔ MINH "" và CÁCH - Pháp giải quyết là trên cơ sở Tứ diệu đế, Bát Chánh đạo.
Như thế, các Pháp của các Tông, Chi, Phái hiện có KHÔNG PHẢI LÁ SAI mà chỉ là NHỮNG TAY CHỈ TRĂNG, con người chúng ta cũng trân trọng, học hỏi..NHƯNG TÙY DUYÊN mà vận dung, chứ chắc có lẽ các Vị Tôn chủ KHÔNG AI MUỐN, KHÔNG AI THÍCH ÉP MÌNH PHẢI THEO
Tôi suy nghĩ đơn giản bởi tôi cho Đạo Phật RẤT ĐƠN GIẢN, RẤT BÌNH THƯỜNG để cho con người HIỂU ĐƯỢC Phật pháp , để Thai tử Tất Đạt Đa KHÔNG PHẢI LÀ THẦN LINH, để cho Giáo lý của Đức Phật GIẢI THOÁT ĐƯỢC " cái khổ " của con người và CHỈ CON NGƯỜI CÓ KHỔ....
Khổ ở tại thế gian này nên Kết quả Giải thoát khổ CŨNG TẠI THẾ GIAN NÀY...
Đức Phật dạy "" NIẾT BÀN TẠI THẾ " chắc là thế.
h.webp
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. bạn ADP nè:

tui có một chút thắc mắc:

lão huynh đó .. viết văn .. để nhiều dấu chấm .. và những câu văn ngắt đoạn như vậy ? [smile]

hay là bạn tự động cắt bớt đi ? [smile]

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha haha .. bạn ADP nè:

tui có một chút thắc mắc:

lão huynh đó .. viết văn .. để nhiều dấu chấm .. và những câu văn ngắt đoạn như vậy ? [smile]

hay là bạn tự động cắt bớt đi ? [smile]

:lol: :lol:

Ồ không! không bao giờ dám làm cái việc mà hại mình hại người như vậy cả , hoàn toàn là bản gốc của bác ấy. cám ơn Đại Ca đã quan tâm theo dõi và có lời....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha a.. bạn ADP nè:

vậy bữa nào bạn hỏi bác ấy giùm tui một câu:

- có một người cũng viết văn giống giống bác ấy .. vậy ở sau mỗi câu .... dấu chấm chấm chấm đó .. dài và rộng bao nhiêu năm ... đặt thước đo ở đời .. hay ở đạo ? [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
ha ha haha a.. bạn ADP nè:

vậy bữa nào bạn hỏi bác ấy giùm tui một câu:

- có một người cũng viết văn giống giống bác ấy .. vậy ở sau mỗi câu .... dấu chấm chấm chấm đó .. dài và rộng bao nhiêu năm ... đặt thước đo ở đời .. hay ở đạo ? [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
Haaaaa. Ngươi ta có chấm như ngươi nhưng ai đọc vào cũng hiểu ngay bản thân của ngươi chỉ nói cho sướng cái miệng chứ nào có hiểu những gì mình đã nói. còn ngươi có chấm mà ai đọc vào cũng ko hiểu. Người bước vào cửa sẽ thấy đạo phật rất thực tế bình dị gần gũi chúng sanh. Kẻ loanh quanh ở cửa sẽ thấy đạo cao siêu mênh mông trừu tượng chỉ dành cho hạng trí thức như mình mới hiểu nổi. Haaaaa. A di đà Phật!
Đó là sự khác biệt giữa thực chứng và nhai lại là vậy. Cái khó nhất là diễn tả triết lý cao siêu thành ngôn ngữ bình dị ai cũng hiểu. Chứ diễn tả những thứ bình dị thành ngôn ngữ cao siêu thì ai cũng làm được. Sở dĩ kinh điển có một số cao siêu là do có một số chúng sanh bệnh khác nhau. A di đà Phật!
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thientu Tran
53 phút ·
VẤN ĐỀ : CÁCH SỐNG THỰC CỦA ĐẠO PHẬT TRONG CUỘC ĐỜI.
BÀI 1 : ĐẠO PHẬT DIỆT TRÍ hay KHÔNG DIỆT TRÍ ?.
Khi đề cập đến học Phật thì chúng ta thấy hàng trăm nghín ý kiến, hàng trăm nghin pháp tu và hàng trăm nghìn Đạo sư, Thầy đều như hay, như giỏi, như đã giác ngộ để chúng ta đáng tin là đúng đắn noi theo học theo, tu theo để giải thoát đau khổ triền miên mà chúng ta, con người đang trầm luân !!.
Chúng ta không bàn đến " các đối tượng ấy " tốt, xấu, đúng sai, hơn kém.......chúng ta nhìn lại chúng ta - tất cả đời sống chúng ta đặt NỀN TRÊN TƯ TƯỞNG, nó là cái đo lường, tính tóan và định lượng định phẩm. Nó đo lường chính chúng ta hàng ngày, nó tính toán, dự trù cho chúng ta hàng ngày, nó định lượng định phẩm cho chúng ta hàng ngày và cả....các Đạo sư, Thầy giảng, Thượng đế nó cũng đo lường !!.
Nó đo lường qua KÝ ỨC đã qua - quá khứ, qua HÌNH ẢNH, phóng ảnh, dựu trù - tương lai. Tất cả mọi tương quan của chúng ta với con người, vơi các Pháp sư, với Đạo sư , với thiên nhiên và với cả Thượng đế của Họ nữa - nó cố gắng tự cải thiện theo cách nó nghĩ....
Thế nên những tế bào óc ghi nhớ và tư tưởng như là " cái tôi " TIẾP CẬN, TƯƠNG QUAN với thế giới bên ngoài lẩn bên trong con người - tâm thức -. Như những tham vọng của tôi, tham lam, những mục tiêu, sự thỏa mãn, không thỏa mãn của tôi, những y tưởng kinh ban tế thế hay từ bi, bác ái hoặc cả " một nơi SỐNG tuyệt vời, Tây Phương Cực lạc - cho đến chỗ tận cùng, NƠI MÀ NÓ KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC CHỨC NĂNG CỦA NÓ thì nó mới chấm dứt không còn tư tưởng hành hoạt được được thì nó mới chịu LÀM THINH bỏ cuộc, BIỆT VÔ ÂM TÍN.....
Trong đời thường chúng ta cũng dể thấy sự bỏ cuộc của nó như là nếu chúng ta đặt câu hỏi " Tình Mẹ thương yêu con LỚN CỞ nào ?." Nó NGỌNG...., Chúng ta lại hỏi tiếp : " Chú mầy BIẾT tình Mẹ thương yêu con mà, tại sao không diễn tả ?. Nó sẽ trả lời " À như nước trong nguồn chảy ra, như biển Thái bình.....và như.......như...... ....vô tận, VÔ LƯỢNG..".
Nếu chúng ta đặt câu hỏi : " Một Cô gái bị người tình bỏ đi sau một thời gian yêu nhau và lấy theo một số tiền lớn chú mầy BIẾT đó thì thế nào ?." Nó sẽ nhanh nhẩu trả lời : " thì là bị lừa cả tình lẫn tiền và Cô ấy BUỒN tỷ tê, ray rức, ĐAU KHỔ chứ gì - Thật là yếu đuối, ngu si không thể tưởng ". Nhưng nếu chúng ta hỏi tiếp " nhưng CÁI KHỔ ấy bao lớn, ra sao ? ". Nó chỉ nói con người khổ rõ rang nhưng KHÔNG THỂ BIẾT KHỔ NHƯ THẾ NÀO và nó biện giải " lấp liếm " rằng MỖI CÁI KHỔ MỖI KHÁC MÀ LÀM SAO TÔI NÓI được
Nhưng nếu, Cô ta biết rất rõ rằng HIỆN TẠI người tình không còn ở đây, dứt khoát chắc chắn không còn nữa, Ở ĐÂY BÂY GIỜ thế thì chú mầy cũng BIẾT mà , thế thì tâm trạng của Cô ấy như thế nào ……….?.". Nó sẽ ngập ngừng : " ...ờ.....ờ..như bình thường, yên lặng, nhẹ nhàng ...như là ...........như là............ ....BUÔNG BỎ...., như là TRỐNG KHÔNG, như là .....à...à......"
Nó BIẾT nhưng không có từ nào cho nó dùng, nó Biết nhưng nó không diễn tả được, nên nó phải dùng " hình trạng hiện tượng tương đương " để trả lời với chúng ta hay nói cách khác CAI TRÍ BIẾT NƠI CON NGƯỜI CHÚNG TA hay CẢM, THỌ NƠI CON NGƯỜI CHÚNG TA CÓ HAI HOẠT DỤNG :
-- 1/. BIẾT hay CẢM THỌ theo HIỆN TƯỚNG, QUI ƯỚC
… .NÊN BIẾT, CẢM THỌ ĐÓ DIỄN TẢ ĐƯỢC BẰNG NGÔN NGỮ QUI ƯỚC, NÓI NÊN LỜI ĐƯỢC.....và vì theo qui ước nên cái BIẾT, CẢM THỌ này thay đổi bấp bênh, không bền vững VÔ THƯỜNG với con người.
-- 2/. BIẾT hay CẢM THỌ không theo HIỆN TƯỚNG, QUI ƯỚC …..NÊN BIẾT, CẢM THỌ ĐÓ KHÔNG DIỄN TẢ ĐƯỢC BẰNG NGÔN NGỮ QUI ƯỚC, KHÔNG NÓI NÊN LỜI ĐƯỢC VÔ NGÔN chỉ THÂN CHỨNG mà thôi.
VÔ LƯỢNG cụm từ mà chúng ta thường nghe trong Kinh Phật giáo không có ý là to quá, lớn quá bởi cái TRÍ của con người " lanh lợi, nhanh nhẩu " nó sẽ nói được bất cứ số lớn hơn nào mà chúng ta nói với nó như 100, nó chỉ cần nói 101, 1 tỷ, nó nói 1 tỷ lẻ 1 ...........Vô lượng ở đây là " dạ, Em không THẨM ĐỊNH được, không cân, đo, đong, đếm được............dạ........... ngoài.....ngoài ....điều.EM biết từ lúc Em hiện hữu, từ lúc khai thiên lập địa tới nay".
Với Cô gái kia cũng thế - chúng ta thấy nó kết luận rất nhanh - buồn tỷ tê, ray rức, yếu đuối, ngu si...nhưng nó có ngờ đâu Cô gái đó chỉ SỐNG Ở ĐÂY BÂY GIỜ, Thực tại hiện tiền - nó " tịt ngòi " và phải dùng " hình trạng hiện tượng tương đương bình thường, tỉnh lặng, nhẹ nhàng, buông bỏ,...…….TRỐNG KHÔNG .và nó cũng biết những từ này KHÔNG DIỄN TẢ được gì cả !!.
Bà Mẹ và Cô gái đều đang sống, vẫn sống, vẫn biết, vẫn suy nghĩ, vẫn cảm thọ. Cô gái BIẾT RẤT RÕ quá khứ nên Cô ấy mới biết người tình KHÔNG CÓ Ở ĐÂY BÂY GIỜ; Cô gái ấy BIẾT rất rõ TƯƠNG LAI nghĩa là Cô ấy còn sống và vẫn phải sống nhưng NHẬN THỨC RÕ NHẤT là Cô BIẾT " ở đây bây giờ, thực tại hiện tiền "
.....bởi thế BỘ ÓC của Bạn, cho dù Bạn gọi nó là TRÍ - cái biết căn cứ hiện tượng bên ngoài ..VÔ MINH TRÍvà TÂM - cái biêt KHÔNG căn cứ hiện tượng diển biến..đôi nơi còn gọi là TUỆ TRÍ
Trong Kinh , lời giảng huấn PHẢI DÙNG CHUNG từ TRÍ, nên sự lúng túng, khó hiểu, hoang mang là tất yếu; chưa nói đến SỰ NGỘ NHẬN " cái biết của TUỆ " là một khả năng siêu việt, phải tu luyện PHẢI ĐẾN MỨC ĐỌ NÀO ĐÓ MỚI CÓ ĐUỢC.
Theo thiển kiến, trình bày như trên TRÍ hay TÂM, TUỆ của Bạn, của tôi hay chúng ta ĐỀU LÀ THẤY, BIẾT và tạo CẢM, THỌ nơi con người chúng ta nhưng đi vào một chiều kích hoàn toàn khác - KHÔNG, KHÔNG PHẢI là đi vào một chiều kích của CÁI KHÔNG DIỂN TẢ ĐƯỢC bởi con người KHÔNG BAO GIỜ - không bao giờ có thể lãnh hội, hiểu, biết được bất cứ cái gì mà không cân, đo, đong, đếm..... Trí và Tâm, Tuệ luôn luôn hiện hữu vơi con người trong suốt cả đời như CÓ SẲN - suốt cả đời không thể nào không hứu NHƯNG TÙY THEO " SỰ HIỂU BIẾT " lại cũng hiểu biết của TRÍ VÔ MINH - bỏi nó biết phân ịịnh, chọn lựa và quyết ịịnh ...NHƯNG KHI NÓ QUYẾT ĐỊNH " thành TUỆ " thì bớc hành hoạt kế tiếp KHÔNG CÒN ĐỊNH LƯỢNG, ĐINH PHẨM
Chứ nói chung chung CHẤM DỨT TRÍ BỎ TRÍ ĐI là sai lầm bởi con người thành người KHÙNG....! CHẤM DỨT TÂM ( cảm xúc bên trong .....) thành người VÔ CẢM.....!!.
Đạo Phật luôn luôn biết đến, nói êến con người PHẢI BÌNH THƯỜNG và sự XÚC, CẢM là XÚC , CẢM .....Ở ĐÂY BÂY GIỜ; ngay bây giờ chứ không so đo, căn cứ trước hoặc sau ......trước cũng sai....sau cũng sai ....hay CẢ NÓI LÀ TRUNG DUNG, TRUNG ĐẠO.....nghĩa là chúng ta tưởng KHÔNG TRƯỚC CŨNG KHÔNG SAU cũng sai lầm....
Diễn tả, diễn giải, giải thích, những lời nói NHƯNG phải là sư vật hiện ĐANG LÀ...., nó KHÔNG là hình tượng của quá khư hoặc DỰ PHÓNG tương lai cho dù là diễn tả ở đây bây giờ mà vẫn còn nói là KHÔNG TRƯỚC , KHÔNG SAU ….
cũng sai lầm, SAI LẦM....bởi THỰC TẠI HIỆN TIỀN chỉ ĐANG LÀ...……..no không " dính dáng " gì đến " sự minh danh, dán nhản mác " của CON NGƯỜI. nên từ trung đạo cũng gây ngộ nhận, gây hoang mang có lẽ là thế.
Thế nên nói một cách không quá đáng, con người chúng ta sống trong một thế giới của sự đo lường, thẩm định, còn cái thế giới chúng ta muốn đi vào là thế giới KHÔNG CÓ ĐO LƯỜNG NÀO CẢ của Phật giáo hay rõ hơn nhất là Thiền .. là thấy cái đang là và vượt khỏi nó - thấy sự đo lường và vượt khỏi đo lường. Thế là điều gì xảy ra khi bộ óc, tâm và thân thực sự bình lặng, hài hòa - khi tâm, thân và lòng trọn vẹn là một ?.
Phải chăng bấy giờ người ta sống, vẫn sống một đời sống hoàn toàn khác hẳn MÀ KHÔNG là người mất trí, vô hồn ?.
Có phải chăng Đức Phật chưa bao giờ nói với CON NGƯỜI đang sống trên Thế gian này về Thiên đàng hay Tây phương Cực lạc - một nơi nào đó NHẤT ĐỊNH KHÔNG CÓ CON NGƯỜI mà chỉ bảo : " Địa ngục hiện tiền, Niết bàn tại thế "
g.webp
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha haha .. bạn ADP nè:

tui có một chút thắc mắc:

lão huynh đó .. viết văn .. để nhiều dấu chấm .. và những câu văn ngắt đoạn như vậy ? [smile]

hay là bạn tự động cắt bớt đi ? [smile]

:lol: :lol:

Người xưa có câu Đạo khả Đạo phi thường Đạo, vậy những cái dấu chấm đó có lẽ là muốn nói cái ý vô biên vô lượng, nó thực sự là chân lý, mà chân lý thì mỗi người phải tự chứng nghiệm lấy thôi, không thể như bày thức ăn trên mâm được .( đây là ý riêng của tui ). còn tui sẽ chuyển lời đến bác ấy . hy vọng sẽ có hồi đáp
ĐÂY RỒI.
Bác ấy đã nhắn lại . Tại như vậy...nên phải như vậy...mỗi người ,một cách diễn tả...thông cảm nhau là tuyệt vời hơn mà..
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hahaha .. kính Lão Huynh một ly trà [smile]:

đâu phải ai cũng tại là như vậy .. mỗi một câu mà "...." đằng sau như vậy -->> có nhiều trung tâm năng lượng đấy chứ ? [smile]

cho nên tui hỏi là ĐỜI hay ĐẠO là vậy thôi .. để biết những trung tâm năng lượng ấy -->> đặt ở đâu .. .. ha ha ahhahahaha



HỔ NHỚ RỪNG . . . . --->> gầm vang trong cũi sắt

hết ẩn mình ... cọp mất hết hóa thân ...

viết sờn giấy . . . . . . mòn hao như que củi

vụng múa lời . . .. như đất lệch ... TRẺ TRÂU [ha ha ha hahahahah]


người vẫn vậy .. mang màu nâu cổ tích

vẫn rau cay .. mướp đắng .. cắn thử hoài

ĐÀO TRƯỜNG THỌ .. vừa ăn .. sao mắc cổ

phiên chợ chiều .. DƯA CHUỘT ... giá bao nhiêu ?? ... ha ha hahahahhahahaha

mà đúng không ?



A. Đạo học cũng nói:

i. hư vô sinh một

ii. một sinh hai

iii. hai sinh ba

iv. ba sinh bốn

v. bốn sinh vạn tượng [smile]


cho nên muôn ngàn điểm tựa .. là những trung tâm năng lượng ... .. tuy nhiên .. sự phân tán "NĂNG LƯỢNG ở tầng" 5 rồi .. thì không phải là NĂNG LƯỢNG ở tầng "HƯ VÔ" = TRỐNG RỐNG

cho nên ĐỜI khác ĐẠO ở chỗ: KHÔNG CÓ TẬP TRUNG ở nơi TRỐNG RỖNG [smile] .. cũng là TÂY LAI Ý ... ha ha hahahahahah


B. vi diệu pháp cũng miêu tả "NHỮNG TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG" như những điểm " chấm chấm chấm " . . . gọi là:

7 sở hữu biến hành: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất Hành, Mạng Quyền và Tác ý


nhìn thấy những trung tâm năng lượng đó .. như là XÚC THỌ và TƯỞNG -->> ... là ĐỈNH ... ĐỈNH [smile .. có chỗ hay rùi đó ...]

còn nhìn thấy là TƯ là NHẤT HÀNH là MẠNG QUYỀN .. là TÁC Ý ... cũng là nhìn thấy khắp ... nhưng phải coi cho kỹ chuỗi "DIỄN BIẾN" của DÒNG SÔNG TÂM THỨC có liên tiếp nối nhau như là tùy ba trục lãng .. sóng sau dồn sóng trước .. vv... như là dòng kinh nghiệm ... thì khác ...

thì tùy theo "CÁI CHUỖI DIỄN BIẾN" đó có xảy ra ĐỒNG LOẠT hay là CÓ NỐI ĐUÔI NHAU HAY KHÔNG ?

-->> bởi vì CÁC PHÁP KHÔNG ĐẾN NHAU là GIẢI THOÁT [smile]

cho nên .. chỗ nhìn này ... thiệt ra phật pháp cũng ghi nhận hết ...

mà đúng không ?


những trung tâm năng lượng .. giống như những "CON HỔ HÀNH" .. gầm vang dữ dội lắm .. nhứt là khi bị nhốt vào cũi sắt ..

nhứt là khi cái CŨI SẮT ĐÓ là PHÁP ẤN ĐẦU TIÊN : hiện tượng VÔ THƯỜNG .... SANH DIỆT của TÂM trên TÂM

-->> bị nhốt trong đó .. bao nhiêu con hổ .. cũng tiêu tùng ..


:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên