Góp nhặt cát đá

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
70 - VẬT CÓ GIÁ TRỊ NHẤT TRẦN GIAN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một đệ tử hỏi Sozan, một Thiền sư Trung Hoa :
- Vật gì có giá trị nhất trong trần gian này ?
Sozan đáp :
- Cái đầu mèo chết.
Đệ tử lại hỏi :
- Tại sao cái đầu mèo chết lại có giá trị nhất trần gian ?
Sozan đáp :
- Bởi vì không ai đánh giá được nó.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
71 - HỌC IM LẶNG
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Những học sinh của trường Tendai thường học trầm tư trước khi Thiền du nhập vào Nhật Bản.
Có bốn người , đều là những bạn thân, cam kết với nhau im lặng trong bảy ngày.
Ngày đầu cả bốn đều im lặng. Cuộc trầm tư của họ bắt đầu một cách may mắn. Nhưng đêm đến, khi những ngọn đèn dầu mờ dần, một người không giữ im lặng được nữa, kêu người giúp việc:
- Hãy giữ những ngọn đèn đó lại.
Người thứ nhì ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất nói, bèn nhắc :
- Chúng ta không được nói một tiếng nào.
Người thứ ba hỏi
- Tại sao chúng mày nói ?
Người thứ tư kết luận
- Tao là người duy nhất không nói.
<o:p></o:p>
(Đâu phải là chuyện dễ).
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
72 - LÃNH CHÚA ĐẦU BÒ
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Hai Thiền sư Daigu và Gudo được một vị lãnh chúa mời. Khi đến Gudo nói với vị lãnh chúa
- Bản tánh ngài thông minh và có khả năng bẩm sinh để học thiền.
Daigu nói :
- Vô lý ! Tại sao anh nịnh cái đầu bò này? Ông ta có thể là lãnh chúa, nhưng ông ta không biết gì về Thiền hết.
Vì thế , thay vì xây một ngôi đền cho Gudo, ông ta lại xây cho Daigu và học Thiền với ông này.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
73 - MƯỜI NGƯỜI ĐẮC ĐẠO
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Những Thiền sinh thề rằng dù cho thầy họ có giết chết, họ vẫn nhất quyết học Thiền. Thường họ cắt ngón tay, lấy máu in dấu sự quả quyết của họ. Đến khi lời thề chỉ còn là một việc làm hình thức, và vì lý do này mà có một đệ tử đã bỏ mạng dưới bàn tay của Ekido, khiến ông thày có vẻ như một bạo chúa.
Những đệ tử khác sinh ra sợ Ekido.
Một người trong bọn họ có bổn phận đánh chuông báo thức trời sáng, đã đánh sai vì mắt của anh ta bị một cô gái đẹp đi ngang qua cổng chùa thu mất.
Ngay lúc đó, Ekido đã đứng sau lưng anh ta, đánh anh ta một gậy và cơn kích động xảy ra làm anh ta ngã ra chết.
Người đỡ đầu cho đệ tử này nghe tai nạn xảy ra, đến ngay Ekido. Khi biết việc như thế, ông ta không phiền trách mà lại ca ngợi ông thầy vì sự giáo huấn nghiêm chỉnh. Thái độ của Ekido vẫn một mực như lúc người đệ tử kia còn sống.
Sau khi sự việc này xảy ra, dưới sự hướng dẫn của ông, Ekido đã làm cho mười người đắc đạo, một con số thật phi thường.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
74 - SỰ CẢI HÓA CHÂN THẬT
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Ryokanđã hiến đời mình cho việc học Thiền .
Một hôm Ryokan nghe nói người cháu trai của ông, mặc cho những lời khuyên nhủ, đang phung phí tiền bạc với một kỹ nữ giang hồ.
Vì anh ta thay chỗ của Ryokan để quản lý tài sản và có quyền sử dụng. Gia đình đang trong tình trang nguy hiểm, bị tàn phá vì sự hoang phí của anh ta. Những người thân quyến yêu cầu Ryokan phải làm gì đó.
Ryokan phải trải qua một đoạn đường dài để viếng người cháu mình, đã nhiều năm không gặp mặt. Người cháu tỏ vẻ vui mừng khi gặp lại chú mình, và mời ông chú ở lại đêm đó.
Ryokan thiền định suốt đêm. Sáng hôm sau, khi ra đi Ryokan bào người cháu :
“Chú già rồi, tay run quá, không làm việc được dễ dàng. Cháu buộc hộ chú chiếc dép rơm được không ?”
Người cháu ngoan ngoãn vâng lời, Ryokan nói lời sau cùng:
“Cảm ơn cháu, cháu thấy đó, con người rồi cũng phải già yếu đi dần dần theo từng ngày. Cháu hãy bảo trọng lấy thân cháu”.
Rồi Ryokan từ giã, không một lời về người kỹ nữ giang hồ, cũng như về sự phàn nàn của bà con. Nhưng từ sáng hôm đó, người cháu không còn hoang phí tiền của nữa
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
75 - TÁNH TÌNH
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một Thiền sinh đến phàn nàn với Bankei:
- Bạch thày con có một tánh xấu bất trị, làm sao con sửa chữa được ?
Bankei đáp :
- Con có cái gì lạ lắm à ? Hãy đưa thày xem nào ?
Thiền sinh đáp :
- Ngay bây giờ con không thể tỏ cho thầy được.
Bankei hỏi
- Vậy khi nào con có thể tỏ cho thầy biết được ?
Tiền sinh đáp :
- Nó xuất hiện bất ngờ lắm.
Bankei kết luận :
- Rồi, nó không phải bổn tánh chân thật của con. Nếu nó là bổn tánh của con, con có thể tỏ cho thầy bất cứ lúc nào. Khi mới sinh, con không có nó, và cha mẹ cũng không cho con. Hãy nghĩ kỹ thử coi.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
76 - CÁI TÂM ĐÁ
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Hogen, một Thiền sư Trung Hoa sống trong ngôi chùa nhỏ ở miền quê. Một hôm có bốn nhà sư du tăng xuất hiện và xin phép nhóm lửa trong sân của Hogen để sửa ấm.
Trong khi bốn nhà sư chất lửa, Hogen nghe họ cãi cọ với nhauveef chủ thể và khách thể. Hogen nhập bọn với họ và hỏi:
- Có một hòn đá lớn. Các anh xem coi nó ở ngoài hay trong tâm các anh?
Một nhà sư đáp :
- Theo quan điểm của Phật giáo, mọi vật đều là đối thể hóa của tâm, vì thế tôi nói rằng hòn đá ở trong tâm tôi.
Hogen quan sát :
- Chắc cái đầu anh phải cảm thấy nặng lắm, nếu anh đang mang một hòn đá như thế trong tâm anh.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
77 - KHÔNG VƯỚNG BỤI TRẦN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Zengetsu, một đại sư Trung Hoa sống vào đời Đường, đã viết những lời dưới đây để khuyên đệ tử:
- Sống trong cõi trần mà không để vướng bụi trần là đường đi của người học Thiền chân thật.
- Khi thấy hành vi tốt của kẻ khác, con hãy tự khuyến khích mình noi theo. Khi nghe việc lầm lỗi của kẻ khác, con hãy tự khuyên mình chớ đua tranh.
- Dù cho một mình trong phòng tối, con hãy cư xử như đang đối diện với một người khách quí.
- Hãy biểu lộ những tình cảm của con, nhưng đừng để đi quá bổn tánh chân thật của mình.
- Sự nghèo khó là kho tàng của con. Đừng bao giờ đổi nó lấy một đời sống dễ dãi.
- Một người có thể có vẻ như một người ngu và không phải là ngu. Có thể người đó giữ gìn sự khôn ngoan của mình một cách cẩn thận.
- Những đức hạnh là thành quả của sự tự giữ giới luật và đừng để chúng rơi khỏi bầu trời của chúng như mưa hay tuyết.
- Khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để những người chung quanh con khám phá ra con trước khi tự con cho họ biết.
- Một tấm lòng cao quí không bao giờ tự buộc mình tiến tới trước. Những lời của nó quí như châu ngọc, ít khi nó bộc lộ, và có một giá trị lớn.
- Đối với một người học Thiền chân thật, mỗi ngày là một ngày may mắn. Thời gian qua đi, nhưng người học không bao giờ lùi lại phía sau. Vinh cũng như nhục không bao giờ làm nó động tâm.
- Hãy tự trách con, đừng bao giờ trách kẻ khác. Đừng bao giờ tranh cãi đúng , sai.
- Một vài điều, mặc dù đúng, bị coi là sai trong nhiều thế hệ. Bởi vì giá trị chân chánh có thể được nhận ra sau nhiều thế kỷ, không cần thèm khát sự đánh giá nhất thời.
Hãy sống với nguyên nhân và hãy bỏ lại những thành quả cho đại luật vũ trụ vận hành. Hãy vượt qua mỗi ngày trong sự chiêm ngưỡng thanh bình
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
78 - SỰ PHÁT ĐẠT CHÂN THẬT
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một ông nhà giàu yêu cấu Sengai viết một điều gì để cho gia đình ông tiếp tục phát đạt, có thể tàng trữ được đời này đến đời khác.
Sengai lấy một mảnh giấy lớn và viết :
“Cha chết, con chết, cháu chết”
Ông nhà giàu nổi giận :
- Tôi bảo ông viết cái gì cho gia đình tôi được hạnh phúc kia ! tại sao ông lại giỡn như vậy ?
Sengai giải thích :
- Không giỡn đâu, nếu con ông chết trước ông, đó không phải là sự buồn khổ lớn của ông sao ? Nếu cháu ông qua đời trước con ông, thì ông và con ông không thấy lòng mình tan nát sao ? Nếu từ đời này qua đời khác, gia đình ông cứ chết theo kiểu tôi vừa nói, thì đó là sự tự nhiên của cuộc đời. Tôi gọi việc này là sự phát đạt chân thật.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
79 - ĐỐT HƯƠNG
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một người đàn bà ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Nagasaki</st1:City></st1:place> tên là Kame là một trong ít người làm hương để đốt ở Nhật. Một khối hương là một tác phẩm nghệ thuật, và chỉ được dùng trong trà thất hay trước bàn thờ của gia đình.
Kame, cha bà trước kia cũng là một nghệ sĩ như thế, thích uống rượu. Kame cũng hút thuốc và kết giáo với đàn ông nhiều nhất trong thời. Bất kỳ lúc nào Kame làm được ít tiền bà cũng thiết tiệc mời những nghệ sĩ, thi sĩ, những thợ mộc, những người làm công, nững người đàn ông có nghề nghiệp hay không có nghề nghiệp. Trong cuộc tụ tập , Kame phát biểu những dự định của mình.
Trong khi sáng tạo, Kame tiến hành rất chậm, nhưng khi tác phẩm của bà hoàn thành thì nó luôn luôn là một kiệt tác. Những khối hương của Kame được tàng trữ trong những ngôi nhà của những người đàn bà không bao giờ uống rượu, hút thuốc hay giao kết tự do với đàn ông.
Một lần thị trưởng của <st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Nagasaki</st1:City></st1:place> yêu cầu Kame tổ chức một cuộc đốt hương cho ông. Kame trì hoãn công việc đến gần nửa năm trời. Lúc đó ông thị trưởng được thăng chức và thuyên chuyển đến một thành phố xa khác, đến viếng bà. Ông thúc giục Kame bắt đầu việc đốt hương của ông.
Cuối cùng được cảm hứng, Kame làm một khối hương. Sau khi hoàn thành , Kame đặt khối hương lên trên một chiếc bàn. Kame chăm chú nhìn ngắm nó thật lâu . Kame hút thuốc và uống rượu trước khối hương như là một người bạn thân trong đời. Suốt ngày Kame quan sát khối hương.
Cuối cùng, lấy một chiếc búa lên, Kame đập nát khối hương. Kame đã nhìn thấy nó không phải là một tác phẩm như Kame đòi hỏi.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
80 - PHÉP LẠ CHÂN THẬT
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Khi Bankei đang giảng dạy ở chùa Ryumon, một tu sĩ Shinshu, tin vào sự cứu độ qua việc niệm danh hiệu của đức Phật A Di Đà, ghen tỵ với số cử tọa lơn lao của Bankei nên muốn tranh luận với Bankei.
Bankei đang giữ cuộc nói chuyện, vị tu sĩ Shinshu xuất hiện, làm ồn quá nên Bankei dừng lại hỏi lý do của việc ồn ào.
Tu sĩ Shinshu huyênh hoang :
“Người sáng lập ra môn phái chúng tôi có nhiều năng lực huyền diệu, ngài cầm một cây viết bên này sông, một đệ tử ngài giơ cao một tấm giấy đứng ở bờ sông bên kia, ngài viết thánh danh của đức A Di Đà qua không khí. Ông có thể làm một việc kỳ diệu như thế không ?”
Bankei đáp nhẹ nhàng:
“Có lẽ con cáo của anh làm một trò xảo thuật, nhưng đó không phải là cách của Thiền. Phép lạ của ta là khi nào thấy đói, ta ăn, khi nào thấy khát, ta uống”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
81 - HÃY NGỦ ĐI
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Gasan ngồi bên giường Tekisui suốt ba ngày trước khi Tekisui từ trần. Tekisui đã chọn sẵn Gasan làm kẻ truyền thừa.
Ngôi chùa vừa cháy cách đó không lâu và Gasan đang bận rộn việc xây lại ngôi chùa. Tekisui hỏi Gasan :
“Con sẽ làm gì khi ngôi chùa xây xong?”
Gasan đáp :
“Để khi thày khỏi bệnh, chúng con muốn thầy nói chuyện ở đó”.
Tekisui hỏi :
“Nếu thày không sống đến khi đó?”
Gasan đáp :
“Rồi chúng con sẽ tìm một người khác”.
Tekisui tiếp :
“Nếu con không tìm được ai khác?”
Gasan lớn tiếng đáp :
“Đừng có hỏi ngu như thế. Hãy ngủ đi”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
82 - KHÔNG CÓ GÌ HIỆN HỮU
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Yamaoka Tesshu lúc còn nhoe đi học Thiền, viếng hết thầy này đến thầy khác. Yamaoka đến viếng Dokuon ở Shokuko
Muốn tỏ sự sở đắc của mình, Yamaoka nói :
- Tâm, Phật, loài hữu tình rốt ráo chẳng có. Bổn tánh chân thật của mọi hiện tướng là cái không. Không có cái có, không có huyền ảo, không có thánh, không có phàm. Không có cho và không có gì để thọ nhận.
Dokuon ngồi im lặng hút thuốc, không nói gì. Thình lình đập Yamaoka một điếu tre, làm chàng thanh niên này phác khùng. Dokuon hỏi.
- Nếu không có gì, thế cái giận của anh từ đâu đến ?
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
83 - KHÔNG LÀM KHÔNG ĂN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Hyakujo, Thiền sư Trung Hoa, thường làm việc với các đệ tử, mặc dù ông đã 80 tuổi. Ông nhổ cỏ trong vườn, quét sân, hái củi.
Các đệ tử ông cảm thấy buồn vì ông thầy già của họ làm việc cực nhọc, nhưng họ biết ông không chịu nghỉ làm việc theo lời khuyên của họ. Vì thế họ dấu đi dụng cụ làm việc của ông.
Ngày hôm đó, Hyakujo không ăn. Ngày hôm sau Hyakujo không ăn, ngày hôm sau nữa cũng vậy. Các đệ tử đoán
“Vì chúng mình dấu đồ làm việc của ổng chứ gì ? Tốt hơn là tụi mình đem trả lại chỗ cũ cho ổng.”
Ngày họ làm việc, ông thầy già của họ cũng làm và ăn lại như trước.
Buổi chiều Hyakujo dạy họ :”Một ngày không làm, một ngày không ăn”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
84 - TRI ÂM
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Xưa ở Trung Hoa có hai người bạn. Một người chơi đàn tỳ bà rất điêu luyện, và một người nghe đàn rất sành điệu.
Khi người chơi đàn hay có ý diễn tả về núi cao, người kia bảo:
“Tôi thấy núi trước mặt chúng ta”
Khi người chơi đàn có ý diễn tả về nước, người kia kêu lên
“Đây là dòng nước đang chảy”.
Nhưng chẳng bao lâu, người bạn ngã bệnh rồi chết. Người chơi đàn cắt đứt dây đàn và không bao giờ chơi nữa. Vì thế từ đó, sự cắt đứt dây đàn là dấu hiệu của tình bạn tri âm.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
85 - THỜI ĐỂ CHẾT
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Thiền sư Ikkyu từ lúc bé đã rất thông minh. Thầy của Ikkyu có một cái tách trà xưa rất quí và hiếm có. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ, lòng rất xao xuyến. Nghe bước chân thầy đến gần, Ikkyu nhanh nhẹn dấu những mảnh vỡ ra sau lưng. Khi thầy đến, Ikkyu hỏi :
“Thưa thầy, tại sao người ta phải chết ?”
Ông thầy già cắt nghĩa:
“Đó là lẽ tự nhiên. Mọi vật đều phải chết vì đã sống lâu rồi”.
Ikkyu đưa cái tách vỡ ra nói :
“Thế đã đến lúc cái tách của thầy phải chết”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
86 - ÔNG PHẬT SỐNG VÀ NGƯỜI ĐÓNG THÙNG GỖ
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Các Thiền sư thường hướng dẫn từng người một trong một phòng riêng biệt. Không ai được vào lúc thầy và trò cùng ở trong phòng.
Mokurai, Thiền sư của chùa Kennin ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Kyoto</st1:City></st1:place> thường thích nói chuyện với những người buôn bán và những người làm báo, cũng như với các đệ tử ông.
Có một người đóng thùng gỗ, hầu như thất học. Anh ta thường hỏi những câu điên điên, uống trà rồi bỏ đi.
Một hôm, trong khi anh ta có mặt ở đấy, Mokurai muốn dạy riêng một đệ tử, vì thế ông yêu cầu anh ta chờ ở một phòng khác. Anh ta phản đối:
“Tôi biết ông là một ông Phật sống. Cả những ông Phật đá trong chùa này cũng không bao giờ từ chối một đám đông người tụ họp trước mặt các ổng. Tại sao tôi bị đuổi đi ?”
Mokurai phải ra ngoài xem các đệ tử của mình.
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
87 - BA LOẠI ĐỆ TỬ
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một Thiền sư tên là Gettan sống vào khoảng cuối thời đại Tokugawa. Gettan thường bảo :
“Có ba loại đệ tử: - Những người truyền Thiền cho những kẻ khác - những kẻ giữ chùa - và những cái bị gạo và những cái mắc áo”.
Gasan cũng diễn tả cùng một ý đó. Khi Gasan theo học Tekisui, thầy của Gasan là một người nghiêm khắc, đôi khi đánh cả Gasan.
Các đệ tử khác không chịu nổi loại giáo lý này nên tháo lui nơi khác. Gasan ở lại, nói :
“Một đệ tử tồi làm lợi cho tài năng của thầy. Một đệ tử khá kính trọng sự tử tế của thầy. Một đệ tử giỏi lơn mạnh dưới kỷ luật của thầy”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
88 - LÀM THẾ NÀO VIẾT ĐƯỢC MỘT BÀI THƠ TỨ TUYỆT ?
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi danh: Làm thế nào viết được một bài thơ tứ tuyệt của Trung Hoa ? Thi sĩ giảng giải :
<o:p> </o:p>
“Dòng đầu chứa phần khởi nhập”
“Dòng hai là phần chuyển tiếp của dòng đầu”
“Dòng ba chuyển đề mục, bắt đầu một ý mới”
“Dòng bốn gồm ba dòng trước lại với nhau”.
<o:p> </o:p>
Một khúc dân ca Nhật minh họa ý này:
<o:p> </o:p>
Hai cô gái của một người bán lụa ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Kyoto</st1:City></st1:place>.
Cô chị hai mươi, cô em mười tám.
Một người lính có thể giết người với lưỡi kiếm của anh ta.
Nhưng hai cô gái này giết đàn ông với đôi mắt của các nàng.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
89 - ĐỐI THOẠI THIỀN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Các Thiền sư huấn luyện các chú tiểu tự diễn tả ý nghĩa của các chú. Có hai ngôi chùa Thiền, mỗi ngôi có một chú tiểu hầu cận. Một chú mỗi sáng đi hái rau, gặp chú kia giữa đường. Chú thứ nhất hỏi :
- Anh đi mô rứa ?
Chú kia đáp :
- Ta đi nơi mô chân ta bước.
Câu trả lời làm chú thứ nhất rối óc, chú về cầu thầy trợ giúp. Thầy chú bảo :
- Sáng mai khi gặp anh bạn nhỏ của con, con hãy hỏi hắn câu đó. Hắn sẽ trả lời câu đó, rồi con hỏi tiếp “Giả như anh không có chân thì anh đi mô?” Hắn sẽ chịu ngay.
Sáng hôm sau, khi hai chú lại gặp nhau. Chú thứ nhất hỏi :
- Anh đi mô rứa ?
Chú kia đáp :
- Ta đi nơi mô gió thổi.
Câu trả lời này lại làm bù đầu chú thứ nhất, chú kia đã đánh bại cả bậc thầy chú. Ông thầy lại mớm ý :
- Hãy hỏi hắn đi mô nếu không có gió.
Ngày hôm sau hai chú lại gặp nhau lần thứ ba. Chú thứ nhất hỏi :
- Anh đi mô rứa ?
Chú kia đáp :
- Ta đang đi chợ mua rau.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên