binh

Góp nhặt cát đá

  • Người khởi tạo binh
  • Ngày bắt đầu

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
BÁC BÌNH KÍNH !
.....
- Buồn cười quá đổi - ....hả ? - thì cứ cười đi hỏng sao đâu - nhưng mà " vừa buồn vừa cười ai người hiểu nổi " . hihi !
KÍNH
bangtam
Bangtam kính !

H/p buồn vì Gasan là Thiền sư danh tiếng mà không hiểu Phật pháp, bangtam biết không người dẫn chúng mà nói sai thì cả đám _ thầy và trò _ theo ngoại đạo mà không hay.

H/p cười vì trong bản nội quy mới (theo đề xuất của bác binh) có thêm vài điều thuộc phạm vi xử trí của Ban Kiểm Soát, điều 10 ghi rằng :
"10) Không đăng bài ca ngợi hay phổ biến các nội dung của tôn giáo khác, vì đây là diễn đàn Phật giáo."
http://www.diendanphatphap.com/diendan/noiquydiendan.htm

Người khăng khăng đề xuất điều này lại chính là người vi phạm trước tiên.
Vậy thì ai Kiểm Soát Trưởng Ban Kiểm Soát đây ?
Cái nầy đề nghị Trưởng Ban Kiểm Soát làm ơn "xé giấy phạt" bác binh dùm H/p với.


Hi....hi....!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
HẮC PHONG KÍNH !
Theo bt thì ...hì hì ! ngoại đạo hay nội đạo - củng vậy ! - "Pháp tự tâm sanh " [là câu Phật ngử ] mà những con đường luân hồi đâu ngoài tâm - đâu mất đi đâu .
HẮC PHONG kính - dù bác BÌNH có bị quên - như cuộc đời chúng ta đã có nhiều lần thất hứa vì ...quên - Nhưng theo bt thì cái quên của bác BÌNH không đáng trách
[ tại mình củng vậy ] mà hãy ghi nhớ ca ngợi ý kiến hay của bác http://www.diendanphatphap.com...quydiendan.htm

vì đó là lợi ích chung của chúng ta trong diễn đàn phải không HẮC-PHONG ?
hihi ! gật đầu cười với bt nhe !
KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
binh nói:
16 - KHÔNG XA PHẬT TÁNH
Một sinh viênđến Gasan và hỏi :
- Thầy đã đọc thánh kinh Kytô chưa ? Gasan bảo :
- chưa, hãy đọc tôi nghe .
Sinh viên mở thánh kinh ra và đọc sách Thánh Mathew
- Còn phần quần áo, các ngươi lo lắng làm chi ? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào ; chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ. Nhưng ta phán cùng các ngươi : Dẫu vua Solomon sang trọng đến đâu cũng không mặc được áo tốt như một bông hoa nào trong giống đó. Vậy chớ lo lắng chi ngày mai, vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai”.
Gasan nói
- Ai nói những lời đó, tôi cho là một người đã giác ngộ.
Sinh viên đọc tiếp :
- Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ sẽ mở. Bởi vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ sẽ được mở.
Gasan phê bình :
- Thật là tuyệt. Ai nói điều đó không xa Phật tánh.
Trong Kinh sách ngoại đạo cũng có rất nhiều điều hay (thuận hợp với những chấp nhất của chúng ta), người Phật tử sơ cơ không phân biệt đã đành, cớ sao một Thiền sư danh tiếng lại u mê quá đổi như thế ?
Phật pháp có nhiều Thừa, riêng Nhân Thiên Thừa thì "rặt khuôn" với Ngoại đạo, đây là PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH của đức Từ Phụ, vạn bất đắc dĩ mới phải nói những điều "thuận hợp phàm tâm" nhưng không kích thích Giác Ngộ, không làm sáng nghĩa Nhất Thừa.
Cớ sao chỉ vì một câu nói tầm thường (Ông Lão tử cũng nói như thế) mà cho đó là "người đã Giác Ngộ" (như Phật) ?
Cớ sao chỉ vì một câu nói tầm thường, mà cho đó là "điều không xa Phật tánh" ? Vì tâm ta hướng về đâu thì cảnh ấy sẽ hiện ra thôi mà.

Mến !
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
Đây là một bài trong tác phẩm về Thiền của Nhật Bản. những người không quá cố chấp, bảo thủ và có những nhận xét về những người khác.
Khi Thiền Sư Gasan nói "Ai nói những lời đó, tôi cho là một người đã giác ngộ". Thì đuơng nhiên là so với con chiên, thì thánh Mathew giác ngộ hơn (sáng suốt hơn)
Khi Thiền Sư Gasan nói "Ai nói điều đó không xa Phật tánh". Có nghĩa là chưa phải Phật tánh. Gần nhưng chưa phải.

Xin các vị đừng chen ngang vào một tác phẩm. Nếu có gì thắc mắc, xin mở một mục riêng để đàm luận.
Các bài này sẽ được xóa để bảo đảm sự liên tục cho tác phẩm.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
17 - HÀ TIỆN LỜI DẠY
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một y sĩ trẻ ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Tokyo</st1:City></st1:place> tên là Kusuda gặp một bạn đồng nghiệp đang nghiên cứu về Thiền. Vị y sĩ này hỏi bạn :
- Thiền là gì ?
Người bạn đáp:
- Tôi không thể bảo bạn nó là gì, nhưng điều chắc chắn, nếu bạn hiểu về Thiền, bạn sẽ không sợ chết nữa.
Kusuda nói :
- Hay, tôi sẽ thử xem. Tôi tìm thày ở đâu bây giờ ?
- Hãy đến thày <st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in.
Vì thế Kusuda đến vbieengs <st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in. Anh ta mang theo một lưỡi kiếm dài hai tấc rưỡi để xem thày <st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in có sợ chết không cho biết.
Chợt thấy Kusuda, <st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in kêu lên :
- Ô ! Chào anh, Anh khỏe không ? Chúng ta lâu lắm rồi không gặp nhau.
Việc này khiến Kusuda bối rối, anh ta đáp :
- Chúng ta chưa từng bao giờ gặp nhau mà.
<st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in đáp
- Đúng thế, tôi lầm anh với một y sĩ khác đã theo học Thiền ở đây.
Việc bắt đầu như thế. Kusuda mất cơ hội thử thày, anh ta xin học Thiền một cách rất miễn cưỡng. <st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in bảo :
- Thiền không khó, nếu anh là y sĩ, hãy chữa trị tử tế cho bệnh nhân, đó là Thiền.
Kusuda viếng <st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in ba lần. Mỗi lần <st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in đều bảo ;
- Một y sĩ không được phí thì giờ ở đây. Hãy về chăm sóc bệnh nhân đi.
Thật là tối mù mù đối với Kusuda. Làm sao một lời dạy như thế lại làm cho ai đó hết sợ chết được. Vì thế trong lần viếng thứ tư, anh phàn nàn :
- Bạn con bảo rằng một người học Thiền sẽ không sợ chết. Mỗi khi con đến đây, thày đều bảo về chăm sóc bệnh nhân. Con hiểu điều đó lắm. Nếu đó là cái được gọi là Thiền, con không viếng thày nữa đâu.
<st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in mỉm cười, vỗ nhẹ y sĩ :
- Ta xử với anh có hơi nghiêm khắc. Để ta cho anh một công án.
<st1:place w:st="on">Nan</st1:place> in giới thiệu cho Kusuda công án “Vô” của Thiền sư Triệu Châu để vượt qua. Nó là vấn đề giác ngộ tâm đầu tiên trong một cuốn sách tên là “Vô Môn Quan”.
Kusuda suy tư về công án “Vô” này trong hai năm. Sau cùng anh ta nghĩ mình đã đạt được cái tánh chắc chắn của tâm. Nhưng Nan in phê bình “Con chưa vào được”. Kusuda tiếp tục chú tâm thêm một năm rưỡi nữa. Tâm anh ta trở nên yên tịnh. Các vấn đề đã được hóa giải. Cái Không trở thành chân lý. Kusuda phục vụ bệnh nhân tử tế, và không có ngay cả việc hiểu nó nữa. Kusuda thoát khỏi sự lo âu sống chết.
Rồi khi Kusuda viếng Nanin. Ông thày già của Kusuda chỉ mỉm cười.
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
18 - MỘT NGỤ NGÔN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Phật kể một ngụ ngôn trong kinh :
Một người đàn ông băng qua một cánh đồng, gặp một con cọp giữa đường. Anh ta chạy trốn, cọp đuổi theo. Đến một vực sâu, anh nắm được rẽ nho, đu mình sang bên kia. Cọp ở trên dọa anh ta. Sợ hãi, người đàn ông nhìn xuống, dưới xa một con cọp khác đang rình anh ta. Giúp anh ta chỉ có dây nho.
Có hai con chuột, một trắng một đen, từ từ bắt đầu gặm mòn rễ nho. Người đàn ông nhìn thấy một trái dâu thơm ngon gần đó. Một tay nắm dây nho, một tay thò qua hái trái dâu. Ôi ! trái dâu ngon ngọt làm sao !
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
19 - ĐỆ NHẤT ĐẾ
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Khi người ta bước chân đến đền Obaku ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Kyoto</st1:City></st1:place>, sẽ nhìn thấy trên cổng đền bằng gỗ có chạm mấy chữ “Đệ Nhất Đế” . Chữ cham to lớn dị thường, và những ai thích chữ đẹp đều luôn luôn chiêm ngưỡng như là một kiệt tác. Những chữ này do Kosen vẽ hai trăm năm trước.
Kosen vẽ trên giấy và người thợ cham theo đó mà cham lớn hơn vào gỗ. Trong lúc Kosen phác họa trên giấy, một chú đệ tử nhỏ can đảm của Kosen đã mài mực cho Kosen đến mấy bình để viết cho đẹp mới thôi. Và chú luôn luôn phê bình tác phẩm của thày chú. Chú nói với Kosen sau lần cố gắng nhất của ông :
- cái đó không đẹp .
- Cái này thế nào ? Kosen hỏi .
- Tệ, xấu hơn cái trước. Chú đáp.
Kosen kiên nhẫn viết từ tấm này sang tấm khác đến tám mươi bốn tấm. “Đệ Nhất Đế” chồng chất lên nhau thành đống, vẫn không thấy chú học trò của mình đồng ý.
Rồi chú bé bước ra ngoài, đi lấy nước. Kosen nghĩ “Bây giờ là lúc ta tránh được con mắt sắc bén của nó”. Và Kosen viết nhanh với cái tâm không lo lắng: “Đệ Nhất Đế”.
Chú bé từ ngoài bước vào và reo lên :
- Một kiệt tác.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
20 - LỜI KHUYÊN CỦA MẸ
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Juin, một giáo sư của Shingon, là một học giả Phạn ngữ (Sanskrit) nổi tiếng ở thời đại Tokugawa. Khi còn niên thiếu, Juin thường hay diễn thuyết cho bạn bè nghe. Mẹ Juin biết được điều này, viết thư cho Juin :
Con, mẹ không nghĩ rằng con là một người hiến mình cho Phật, bởi vì con còn muốn trở thành một quyển “từ điển biết đi” cho những kẻ khác. Con không ngớt trình báo và phê bình, vinh quang và danh dự. Mẹ muốn con chấm dứt cái việc diễn thuyết của con đi. Con hãy ngậm miệng im lặng trong một ngôi chùa xa xôi hẻo lánh trên một hòn núi nào đó. Hãy dâng cả thì giờ của con vào việc thiền định, và chỉ bằng cách này con mới đạt được sự giác ngộ chân thật
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
21 - ÂM THANH CỦA BÀN <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on">TAY</st1:place>
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Đại sư đền Kenin là Mokurai, tức im lặng sấm sét. Mokurai có một chú bé hầu cận tên là Toyo. Toyo chỉ mới mười hai tuổi. Toyo thấy những đệ tử khác mỗi sáng và chiều vào phòng thày để thụ giáo tham thiền. (là sự chỉ dẫn từng người nhận công án để chận đứng sự lang thang của tâm thức).
Toyo cũng thích tham thiền. Mokurai bảo “Hãy đợi ít lâu, con còn nhỏ lắm”. Nhưng chú bé quyết ý, vì thế cuối cùng Mokurai phải làm vừa lòng chú.
Một buổi chiều, bé Toyo vào giờ riêng, đến cửa phòng tham thiền của thày. Chú đánh chuông báo sự hiện diện của mình, chú cung kính cúi đầu đảnh lễ ba lần ngoài cửa rồi bước vào phòng, kính trọng, im lặng ngồi xuống trước mặt thày.
Mokurai hỏi “Con nghe được âm thanh của hai bàn tay vỗ vào nhau. Bây giờ hãy chỉ cho thày âm thanh của một bàn tay”.
Toyo cúi đầu bái chào thầy rồi về phòng riêng để soi xét việc này. Từ cửa sổ phòng chú , chú nghe tiengs nhạc của các geisha xa xa bên ngoài.
A ta có rồi, chú reo lên .
Chiều hôm sau Mokurai bảo chú minh giải âm thanh của một bàn tay. Toyo bắt đầu chơi nhạc của các geisha. “ Con chưa được chi cả “.
Nghĩ rằng như thế nên chấm dứt nhạc, Toyo dời chỗ ở đến một nơi khác. Chú lại trầm tư “Cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay?”.
Chợt chú nghe tiếng róc rách của nước chảy. Chú nghĩ “Ta được rồi”.
Khi Toyo gặp thày, chú bắt chước tiếng róc rách của nước chảy.
Mokurai hỏi “Cái gì thế ? Đó là tiếng nước chảy, không phải âm thanh của một bàn tay. Hãy cố nữa”.
Vô ích. Toyo trầm tư để lắng nghe âm thanh của một bàn tay. Chú nghe tiếng thở dài của gió. Nhưng âm thanh này cũng bị từ chối.
Chú nghe tiếng chim cú. Âm thanh này cũng bị từ chối. Âm thanh của một bàn tay không phải là âm thanh của những con châu chấu.
Hơn mười lần Toyo viếng Mokurai với những âm thanh khác nhau. Tất cả đều không phải.
Gần một năm trời, Toyo suy tư lung lắm về âm thanh của một bàn tay. Có thể là cái gì ?
Cuối cùng bé Toyo bước vào thiền định thật sự và siêu việt qua mọi âm thanh. Sau đó chú giảng giải:
“Ta không còn sưu tập nữa vì ta đã đạt được âm thanh không âm thanh”.
Toyo đã chứng ngộ âm thanh của một bàn tay.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
22 - TIM TÔI BỪNG CHÁY NHƯ LỬA
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Soyen Shaku, Thiền sư đầu tiên đến Mỹ Châu nói :
“Tim tôi bừng cháy như lửa, nhưng mắt tôi nguội lạnh như tro tàn”.
Soyen Shaku đã tạo ra những qui luật sau đây để áp dụng suốt đời mình :
- Buổi sáng trước khi mặc quần áo , hãy thắp hương và thiền định.
- Hãy nghỉ vào những giờ nhất định, hãy ăn vào những giờ nhất định. Hãy ăn điều độ và đừng bao giờ ăn đến mắc thỏa mãn.
- Hãy tiếp khách cùng một thái độ như khi ở một mình. Khi ở một mình hãy giữ y thái độ như khi tiếp khách.
- Hãy giữ lời nói. Bất cứ nói điều gì, phải làm theo lời nói.
- Khi cơ hội đến, đừng để nó qua mất, hãy luôn luôn nghĩ hai lần trước khi hành động.
- Đừng tiếc nối quá khứ, hãy nhìn về tương lai.
- Hãy có thái độ không sợ hãi của một anh hùng và trái tim yêu của một trẻ thơ.
- Lúc ngủ hãy ngủ như đã bước vào giấc ngủ cuối cùng. Lúc dậy, tức khắc rời bỏ giường lại đàng sau như vứt bỏ một đôi giầy cũ.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
23 - CÁI CHẾT CỦA ESHUN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Khi Eshun, một Thiền ni, sáu mươi hai tuổi và sắp từ giã cõi đời này. Eshun bảo vài nhà sư chất củi thành đống trong sân. Rồi Eshun ung dung bước vào, ngồi vững vàng giữa giàn hỏa và bảo đốt lửa chung quanh giàn.
Một nhà sư la lên
- Sư bà, ở đó không nóng sao ?
Eshun đáp
- Việc như thế này, chỉ có ngu như ngươi mới sợ hãi mà thôi.
Ngọn lửa dâng cao và Eshun qua đời
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
24 - TỤNG KINH
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một nông dân mời một tu sĩ trường Tendai tụng kinh cho vợ ông đã chết. Sau khi tụng kinh xong, nông dân hỏi :
- Thầy có nghĩ rằng vợ tôi xứng đáng được hưởng như thế này không ?
Tu sĩ trả lời :
- Không những vợ ông, mà tất cả chúng sinh hữu tình cũng được lợi ích trong cuộc tụng kinh này.
- Nếu thày bảo tất cả chúng sinh hữu tình đều được lợi ích, vợ tôi có lẽ rất yếu đuối, Như vậy những kẻ khác sẽ tranh hết lợi của nàng, dành hết công đức của nàng. Vậy hãy làm ơn tụng kinh riêng cho nàng thôi.
Tu sĩ giảng giải rằng đó là ước vọng của một Phật tử dâng tặng những phước báu và muốn ban ân cho mọi sinh vật. Nông dân kết luận:
- Đó là một lời dạy hay, nhưng xin hãy trừ một điều “Tôi có một láng giềng nói năng thô bạo với tôi. Hãy lợi trừ hắn ra khỏi tất cả những chúng sinh hữu tình đó”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
25 - BA NGÀY NỮA
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Suiwo đệ tử của Hakuin , là một Thiền sư ưu tú. Trong suốt thời kỳ ra hạ để thiền định của Suiwo \, có một đệ tử từ một hòn đảo miền nam nước Nhật đến viếng Suiwo.
Suiwo cho anh ta một công án “Hãy lắng nghe âm thanh của một bàn tay”.
Người đệ tử theo đuổi suốt ba năm , nhưng không thể vượt qua cuộc trắc nghiệm này . Một đêm anh ta khóc với Suiwo. Anh ta nói “Con phải về nam với sự hổ thẹn và ngượng ngùng , vì con không thể giải quyết vấn đề của con”.
Suiwo khuyên “Hãy ở lại một tuần và hãy suy nghĩ không ngừng”.
Sự giác ngộ vẫn không đến với người đệ tử.
Suiwo bảo “Hãy cố gắng một tuần nữa”.
Người đệ tử vâng lời nhưng vô ích. “Một tuần nữa” vẫn hoài công. Quá thất vọng, người đệ tử xin được giải bỏ, nhưng Suiwo đòi một cuộc Thiền định năm ngày nữa. Vẫn không có kết quả. Rồi Suiwo bảo:
“Hãy suy tư ba ngày nữa, nếu anh không đạt được sự giác ngộ, tốt hơn hết là anh hãy tự tử”
Vào ngày thứ hai, người đệ tử giác ngộ.
 
D

daniel_le0612

Guest
15 - SHOUN VÀ MẸ
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Shoun là một Thiền sư của Soto. Cha Shoun qua đời khi Shoun còn là một đệ tử, để lại cho Shoun phải săn sóc mẹ già.
Bất cứ khi nào đến Thiền phòng, Shoun cũng đem mẹ theo. Vì mẹ cùng đi với Shoun, nên khi viếng các tu viện, Shoun không thể ở chung với các nhà sư khác được. Vì thế Shoun phải dựng một ngôi nhà nhỏ để ở và săn sóc mẹ ở đó. Shoun chép thuê những kinh điển và những bài kệ để lấy tiền sinh sống và nuôi mẹ già.
Khi Shoun mua cá cho mẹ, người ta chế diễu Shoun, vì một nhà sư không được ăn cá. Nhưng Shoun không quan tâm. Tuy nhiên mẹ Shoun đau đớn khi nghe những người khác chế diễu con mình. Cuối cùng bà bảo :
“Mẹ nghĩ mẹ nên làm một ni cô. Mẹ cũng có thể ăn rau đậu được”. Bà trở thành một ni cô và cả hai cùng nhau học tập.
Shoun thích âm nhạc và là một nhạc sư đàn tỳ bà, thứ đàn mà mẹ Shoun cũng chơi được. Vào những đem trăng tròn, hai mẹ con cùng nhau hòa đàn.
Một đêm kia, một thiếu phụ có việc đi ngang qua nhà Shoun, đứng lại nghe nhạc. Quá xúc động, thiếu phụ mời Shoun đến nhà mình vào chiều hôm sau để chơi nhạc. Shoun nhận lời. Vài ngày sau đó , Shoun gặp thiếu phụ trên đường và cảm ơn nàng đã tiếp đãi mình tử tế. Người ta chế diễu Shoun vì việc viếng chơi nhà một thiếu phụ ở thành phố.
Một hôm Shoun phải đến một ngôi chùa ở xa để giảng dạy. Một tháng sau Shoun trở về nhà và thấy mẹ mình đã chết. Bạn bè không biết Shoun ở đâu mà tìm, vì thế cử hành đám tang.
Shoun bước tới gõ đầu Thiền trượng vào quan tài, nói
- Thưa mẹ con đã trở về.
Rồi Shoun trả lời thay mẹ :
- Con ơi, mẹ mừng thấy con đã trở về.
Shoun đáp:
- Vâng, thưa mẹ con cũng mừng lắm.
Rồi Shoun bảo những người chung quanh
- Nghi lễ đám tang đã xong. Các người có thể chôn được rồi.
Khi Shoun già và biết mình sắp chết. Vào một buổi sáng , Shoun gọi các đệ tử tụ họp quanh mình. Shoun bảo họ rằng mình sắp ra đi vào lúc trưa. Shoun đốt hương trước hình mẹ và người thày cũ của mình, viết một bài thơ :
<o:p> </o:p>
Năm mươi sáu năm nay ta đã sống hết sức mình.
Ta đã tạo con đường riêng của ta trong cõi trần gian này.
Bây giờ mưa đã hết, mây trời đã quang đãng.
Bầu trời xanh có một mặt trăng tròn.
<o:p> </o:p>
Các đệ tử tụng kinh cầu nguyện, và Shoun đã ra đi trong tiếng kinh cầu.
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>

Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện ý nhị và cảm động này :)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
26 - CUỘC ĐỐI THOẠI MẶC CẢ CHỖ Ở.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Bất cứ một nhà sư lang thang nào cũng có thể ở lại trong một ngôi thùa Thiền miễn là ông ta thắng cuộc tranh luận về giáo lý Phật giáo với những người đang ở nơi đó. Nếu bại thì phải đi nơi khác.
Có hai sư huynh đệ đang sống trong một ngôi đền ở miền bắc nước Nhật. Sư huynh là một người học rộng, nhưng sư đệ là một người ngu đần và chột mắt.
Một nhà sư lang thang đến hỏi xin ở trọ và đặc biệt thách họ tranh luận về giáo lý thượng thừa của Phật giáo. Ngày hôm đó, người sư huynh mệt quá vì học nhiều, bảo người sư đệ thay mình. Người sư huynh dặn trước “Hãy yêu cầu một cuộc đối thoại im lặng”.
Và nhà sư trẻ và ông sư lạ đến ngồi xuống trước bàn thờ Phật.
Sau đó chẳng bao lâu, nhà sư lang thang đứng dậy, đến nói với người sư huynh :
- sư đệ của anh là một người kỳ diệu, anh ta đã đánh bại tôi.
Người sư huynh bảo
- Hãy kể tôi nghe cuộc đối thoại.
Nhà sư lang thang giảng giải
- Được. Đầu tiên tôi giơ lên một ngón tay, tượng trưng cho đức Phật, một người giác ngộ. Và anh ấy giơ lên hai ngón tay, có nghĩa là đức Phật và giáo lý của ngài. Toi giơ lên ba ngón tay, tiêu biểu đức Phật, giáo lý của ngài và những người theo ngài sống một cuộc đời hòa hảo. Rồi anh ấy đưa nắm tay siết chặt, đập vào mặt tôi, chứng tỏ cả ba phát xuất từ một sự chứng ngộ. Thế là anh ấy thắng, và tôi không có quyền ở lại đây.
Rồi nhà sư lang thang bỏ đi.
- Ông bạn đó ở đâu rồi ?
Người sư đệ vừa chạy đến vừa hỏi. Người sư huynh nói
- Tôi biết sư đệ đã thắng cuộc tranh luận.
Người sư đệ nói
- Không thắng đâu, nhưng em sẽ đánh hắn.
Người sư huynh bảo
- Hãy nói tôi nghe về cuộc tranh luận.
Người sư đệ trả lời
- Tại sao ? lúc hắn đưa lên một ngón tay, lăng nhục em bằng cách ám chỉ rằng em chỉ có một mắt. Em nghĩ phải lịch sự một chút, vì hắn là người lạ, vì thế em giơ lên hai ngón tay, khen ngợi hắn có đủ hai mắt. Rồi hắn vô lễ giơ lên ba ngón tay bảo rằng giữa em và hắn chỉ có ba mắt. Vì thế em nổi khùng lên và bắt đầu đánh hắn, nhưng hắn bỏ chạy và cuộc tranh luận chấm dứt.
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
27 - GIỌNG NÓI CỦA HẠNH PHÚC
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Sau khi Bankei qua đời, một người mù sống gần ngôi đền của Bankei, nói với một người bạn:
“Vì tôi bị mù không thể nhìn được mặt người cho nên tôi phải đoán tính tình qua âm thanh của giọng nói. Thường khi tôi nghe người nào ca tụng sự thành công hay hạnh phúc của kẻ khác, thì tôi cũng nghe thấy cả cái giọng nói của sự ghen tỵ bí mật. Khi nghe họ nói lời chia buồn về sự bất hạnh của kẻ khác, thì tôi cũng nghe thấy sự khoan khoái và sự thỏa mãn, dường như sự chia buồn thật sự là sự hân hoan vì một cái gì đó được bỏ lại để họ có thể đạt được trong cái thế giới riêng tư của họ.
Trong tất cả kinh nghiệm của tôi, giọng nói của Bankei luôn luôn thành thật. Bất cứ lúc nào Bankei biểu lộ sụ hạnh phúc, tôi chỉ nghe thấy sự hạnh phúc, và bất cứ lúc nào Bankei biểu lộ sự buồn sầu, tôi cũng nghe trọn sự buồn sầu.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
28 - HÃY MỞ KHO TÀNG CỦA RIÊNG ANH
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Daigu viếng đại sư Báo ở Trung Hoa . Báo hỏi :
- Anh tìm gì ?
Daigu đáp :
- Giác ngộ
Báo hỏi :
- Anh có một kho tàng của riêng anh, tại sao đi tìm bên ngoài ?
Daigu hỏi lại :
- Kho tàng của tôi ở đâu ?
Báo đáp :
- Cái anh đang nói là kho tàng của anh.
Daigu giác ngộ! từ đó về sau Daigu luôn luôn thúc giục bạn bè :
- Hãy mở kho tàng của riêng anh mà dùng.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
29 - KHÔNG NƯỚC KHÔNG TRĂNG
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Ni cô Chiyono theo học thiền với Bukko của Engaku trong một thời gian dài, nhưng Chiyono không thể đạt được kết quả.
Sau cùng Trong một đêm trăng sáng, Chiyono gánh nước, một cái sô cũ có bao nan tre đan bọc bên ngoài. Bao tre hỏng, đáy sô rơi, và ngay giây phút đó Chiyono giác ngộ.
Để kỷ niệm , Chiyono viết một bài hơ :
<o:p></o:p>
Bằng cách này ta đã cố gắng cứu chiếc sô cũ
Bởi vì bao nan đã yếu và gần hỏng
Cho đến cuối cùng, đáy vỡ rơi xuống.
Không còn nước trong sô
Không còn trăng trong nước
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
30 - DANH THIẾP
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Keichu, một đại Thiền sư đời Minh Trị, là sư trưởng đền Tofuku, một tu viện ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Kyoto</st1:City></st1:place>. Một hôm thống đốc <st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Kyoto</st1:City></st1:place> viếng thăm Keichu lần đầu tiên.
Một đệ tử đưa lên Keichu tấm danh thiếp của nhà cầm quyền, thiếp viết :
“Kitagaki, Thống đốc <st1:City w:st="on"><st1:place w:st="on">Kyoto</st1:place></st1:City>”
Keichu bảo với người đệ tử “Ta không có việc gì với một con người như thế. Hãy bảo hắn ra khỏi nơi này”.
Người đệ tử hoàn lại tấm thiếp với lời xin lỗi. Viên Thống đốc nói “Đây là lỗi của tôi”, và với cây bút chì trong tay, ông xóa mấy chữ “Thống đốc Kyoto” Rồi bảo người đệ tử “Hãy hỏi lại thày anh”.
Lần này thấy tấm danh thiếp, Keichu kêu lên “Ồ! Kitagaki đấy à ? Ta muốn gặp người đó”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
31 - MỌI THỨ ĐỀU NGON NHẤT.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Khi Banzan đi ngang qua chợ, ông nghe xa xa cuộc nói chuyện giữa một khách hàng và một người bán thịt .
Khách hàng bảo “Hãy cho tôi miếng thịt ngon nhất đấy nhé”.
Người bán thịt đáp “Mọi thứ trong cửa hàng tôi đều ngon nhất. Cô không thể tìm thấy ở đây miếng thịt nào không ngon nhất”.
Nghe những lời đó, Banzan giác ngộ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top