binh

Góp nhặt cát đá

  • Người khởi tạo binh
  • Ngày bắt đầu

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
32 - MỘT PHÂN THỜI GIAN, NGÀN PHÂN NGỌC
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Một lãnh chúa yêu cầu Thiền sư Takuan vẽ cho ông làm cách nào để giết thời gian.
Ông cảm thấy cuộc đời mình dài lê thê trong việc theo dõi những công việc đều đều, chán nản ở văn phòng, và phải ngồi chết một chỗ ở đó để nhận sự tôn kính của người khác.
Takuan viết cho lãnh chúa tám chữ nho
<o:p></o:p>
Ngày này không đến hai lần
Một phân thời khắc ngàn phân ngọc ngà.
Ngày này không đến nữa mà
Một giây thời khắc, một nhà ngọc châu.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
33 - BÀN TAY CỦA MOKUSEN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Mokusen Hiki đang sống trong một ngôi chùa ở tỉnh Tamba. Một trong những đệ tử của Mokusen phàn nàn tính về hà tiện của vợ anh ta.
Mokusen viếng vợ của người đệ tử và đưa nắm đấm ra trước mặt nàng.
Người đàn bà ngạc nhiên hỏi “Ngài muốn nói gì thế ?”
Mokusen hỏi “Giả sư tay ta sẽ luôn thế này, ngươi sẽ gọi nó là cái gì ?”
Người đàn bà đáp “ Dị dạng”
Rồi Mokusen xòe thẳng bàn tay ra, úp sát vào mặt nàng, hỏi “Giả sử nó luôn như thế này là gì?”
Người đàn bà đáp “Một thứ dị dạng khác”.
Mokusen kết thúc “Nếu ngươi hiểu nhiều, ngươi sẽ là một người vợ hiền”.
Rồi Mokusen bỏ đi.
Sau cuộc viếng thăm đó, người vợ giúp chồng nàng trong việc chi tiêu cũng như việc để dành
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
34 - NỤ CƯỜI TRONG ĐỜI MOKUGEN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Mokugen không bao giờ biết cười cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời ông. Khi giờ ra đi của ông đến, Mokugen nói với các đệ tử:
“Các anh đã theo ta học tập hơn mười năm rồi. Bây giờ hãy tỏ cho ta biết sự tri giải chân thật của các anh về Thiền. Bất cứ anh nào diễn tả điều này rõ ràng nhất sẽ là người đắc đạo của ta và được phó chúc y bát này”.
Các đệ tử nhìn khuôn mặt khắc khổ của Mokugen, nhưng không ai dám lên tiếng.
Encho, một đệ tử theo học đã lâu, đến bên giường Mokugen, đẩy chén thuốc tới trước một chút. Đây là câu trả lời của Encho.
Khuôn mặt của Mokugen trở nên nghiêm trọng hơn, ông hỏi :
“ Đó là tất cả sự hiểu biết của anh ?”
Encho bước tới, đem chén thuốc trở lại.
Một nụ cười tươi làm tan vỡ những nét nghiêm nghị trên khuôn mặt của Mokugen. Ông nói với Encho :
“ Ngươi ! thằng lỏi. Ngươi đã học với ta hơn mười năm mà chưa thấy toàn thân ta. Hãy lấy y bát của ta đi, chúng thuộc về ngươi đó”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
35 - THIỀN TRONG MỌI PHÚT
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Những Thiền sinh phải ở với thày họ ít nhất mười năm trước khi họ có thể dạy những người khác được.
Tenno, qua một thời gian học tập đã trở thành một Thiền sư, đến viếng Nanin. Nhắm ngày trời mưa, Tenno đi đôi guốc gỗ và che dù.
Sau khi chào mừng Tenno, Nanin hỏi
“Giả sử anh bổ đôi guốc của anh ở ngoài đường. Tôi muốn biết dù của anh ở bên phải hay bên trái đôi guốc“.
Tenno bối rối, không thể trả lời ngay được. Vì thế Tenno biết mình chưa thể hiện được Thiền trong mọi giây phút. Tenno trở thành đệ tử của Nanin và học sáu năm nữa mới hoàn thành “Thiền trong mọi phút”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
36 - MƯA HOA
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Subhuti là một đệ tử của Phật. Ông có khả năng hiểu sâu xa tiềm thể của tánh không. Lập trường này cho rằng không có gì hiện hữu trừ sự tương quan giữa chủ thể và khách thể.
Một hôm Subhuti đang ngồi dưới một gốc cây, trong một tâm cảnh tánh không cao độ. Hoa bắt đầu rơi quanh ông. Rồi có tiếng thì thầm của các thần bên tai :
- Chúng tôi đang ca ngợi ngài về bài thuyết pháp tánh không của ngài
Subhuti đáp
- Nhưng tôi không nói về tánh không.
Tiếng thì thầm của các thần lại vang lên
- Ngài không nói tánh không, chúng tôi cũng không nghe tánh không. Không nói không nghe. Đó là tánh không chân thật.
Và hoa tiếp tục rơi xuống Subhuti như mưa
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
37 - XUẤT BẢN KINH
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Tutsugen, một người hiến mình cho Thiền ở Nhật (Thiền sư), quyết định xuất bản một bộ kinh mà thời bấy giờ chỉ được thông dụng bằng chữ nho.
Những quyển sách được in bằng những tấm bảng gỗtrong một lượt xuất bản bảy ngàn bản, thật là một việc làm kinh khiếp.
Tutsugen bắt đầu du hành làm một cuộc lạc quyên để thực hiện việc in kinh. Một vài người có nhiều thiện cảm cho Tutsugen một trăm đồng tiền vàng, nhưng phần nhiều Tutsugen chỉ nhận được vài xu nhỏ của những kẻ khác. Tutsugen tạ ơn những người hảo tâm bằng một tấm lòng biết ơn như nhau. Sau mười năm, Tutsugen đã có đủ tiền và bắt đầu công việc.
Nhằm mùa nước lớn của sông Uji tràn ngập. Nạn đói xảy ra. Tutsugen đam tất cả vốn liếng đã góp để in kinh, cứu những người khác khỏi chết đói. Rồi Tutsugen bắt đầu đi quyên lại.
Năm, bảy năm sau đó, bệnh dịch lan tràn khắp nước Nhật. Tutsugen lại đem những gì đã góp được ra giúp mọi người.
Vì thế Tutsugen lại bắt đầu lần thứ ba, và sau hai mươi năm ý nghuện của Tutsugen đã được thực hiện hoàn toàn. Những bản kinh in gỗ ra đời lần thứ nhất là những bộ kinh mà ngày nay người ta thấy trong tu viện Obaku ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Kyoto</st1:City></st1:place>.
Người dân Nhật bảo với con cái họ rằng Tutsugen đã làm được ba bộ kinh, và hai bộ đầu vô hình, nhưng vượt hẳn bộ sau cùng
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
38 - TÁC PHẨM CỦA GISHO
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Gisho được chấp nhận là ni nô lúc mười tuổi. Gisho nhận sự giáo huấn từ những chú tiểu khác. Khi được mười sáu tuổi, Gisho viếng từ Thiền sư này đến Thiền sư khác để học với họ.
Gisho lưu lại với Inzan ba năm, với Gikei sáu năm nhưng vẫn không đạt được giác ngộ.
Inzan chẳng phân biệt Gisho là người khác phái chi cả. Ông mắng nhiếc Gisho như mưa bão. Inzan đã tát Gisho để đánh thức bổn tánh của Gisho. Gisho ở lại với Inzan mười ba năm, và rồi Gisho đã tìm được cái muốn tìm.
Để tôn vinh Gisho, Inzan viết một bài thơ :
<o:p> </o:p>
Ni cô này theo học dưới sự hướng dẫn của ta mười ba năm.
Buổi sáng cô xem xét một công án sâu xa nhất.
Buổi chiều cô dấn thân vào một công án khác.
Tetsuma, ni cô Trng Hoa, đã vượt qua tất cả trước Gisho.
Hẳn còn nhiều cửa nữa để Gisho vượt qua.
Gisho sẽ còn nhận nhiều cú đấm từ bàn tay sắt của ta.
<o:p> </o:p>
Sau khi giác ngộ, Gisho đến tỉnh Banshu, bắt đầu sống trong một ngôi chùa riêng và dạy hai trăm ni cô khác cho đến khi Gisho qua đời vào tháng tám một năm nọ.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
39 - NGỦ NGÀY
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Đại sư Soyen Shaku qua đời lúc sáu mươi mốt tuổi. Soyen Shaku đã làm trọn việc đời mình. Soyen đã để lại một giáo ly vĩ đại, phong phú hơn rất nhiều giáo lý của hầu hết những Thiền sư khác. Các đệ tử của Soyen hay ngủ ngày giữa mùa hè, trong khi Soyen bỏ qua điều này và chính mình không lãng phí một phút nào.
Vừa được hai mươi tuổi Soyen đã học tư tưởng triết lý của trường phái Tendai. Vào một ngày mùa hạ, khi trời rất oi bức, chú bé Soyen sãi chân ra ngủ trong khi thầy chú đi vắng.
Ba tiếng đồng hồ êm ả trôi qua, bỗng dưng chú Soyen thức giấc, nghe tiếng chân thầy bước gần, nhưng quá trễ rồi. Chú nằm ỳ ra đó, chắn ngang lối cửa.
“Xin lỗi con, xin lỗi con”. Thầy chú thì thầm, và nhè nhẹ bước qua người chú như là một người khách đặc biệt. Sau vụ này, Soyen không bao giờ ngủ ngày nữa.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
40 - TRONG CÕI MỘNG
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một đệ tử của đại sư Soyen Shaku kể lại
“Thầy chúng tôi hay ngủ một chút vào lúc xế chiều. Chúng tôi, lũ trẻ con, hỏi ông tại sao ông ngủ như vậy? ông đáp: Ta đi vào cõi mộng để gặp những ông thánh ngày xưa như Khổng Tử vậy. Khi Khổng Tử ngủ ông ta mộng thấy những ông thánh đời xưa và sau đó kể lại cho những đệ tử của ổng nghe”
Một hôm trời cực nóng , vài đứa chúng tôi ngủ trưa một giấc. Thầy chúng tôi mắng. Chúng tôi giải thích “Thưa thầy, chúng con vào cõi mộng để gặp những ông thánh đời xưa như Khổng Tử vậy”.
Thầy chúng tôi hỏi “Thế những ông thánh đó bảo lại gì đâu ?”. Một đứa trong chúng tôi trả lời “Chúng con đi vào cõi mộng, có gặp mấy ông thánh và hỏi các ổng : Thầy chúng con có đến đây gặp các ngài vào mỗi buổi trưa không ? Nhưng các ổng lắc đầu bảo rằng không bao giờ các ổng nhìn thấy một người nào hết”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
41 – THIỀN CỦA JOSHU (Triệu Châu)
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Joshu bắt đầu học Thiền khi sáu mươi tuổi và tiếp tục học cho đến năm tám mươi, khi Joshu giác ngộ.
Joshu dạy từ năm tám mươi tuổi cho đến nawmmootj trăm hai mươi tuổi, khi ông qua đời.
Một lần kia, một đệ tử hỏi ông:
“Nếu con không có vật gì trong tâm hết, con phải làm gì ?”
Joshu đáp:
“Hãy vứt nó đi”.
Người đệ tử hỏi tiếp :
“Nhưng nếu con không có vật gì hết, làm sao con vứt nó được ?”
Joshu đáp
“Được rồi, hãy đem nó ra”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
42 – NGƯỜI CHẾT TRẢ LỜI
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Khi Mamiya, người sau này trở thành một giảng sư danh tiếng, đến viếng một Thiền sư, xin được thụ giáo riêng . Thiền sư bắt Mamiya giải thích âm thanh của một bàn tay.
Mamiya chú tâm suy nghĩ cái gì đó có thể là âm thanh của một bàn tay. Thiền sư bảo Mamiya
“Con chưa làm việc cần mẫn đầy đủ. Con còn bị những đồ ăn, của cải, sự việc và âm thanh trói buộc quá nhiều. Thà con chết đi là hơn. Chết đi là vấn đề sẽ được giải quyết ngay”.
Lần sau Mamiya ra mắt thầy, Thiền sư lại hỏi Mamiya về âm thanh của một bàn tay. Lập tức Mamiya ngã xuống, làm như chết.
Thiền sư quan sát :
“Con chết được rồi, nhưng còn âm thanh đó thế nào ?”
“Con chưa hóa giải được”. Mamiya vừa trả lời, vừa nhìn lên.
Thiền sư bảo :
“Người chết không nói. Hãy cút đi”.
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
43 – THIỀN TRONG CUỘC SỐNG ĂN MÀY.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Tosui là một Thiền sư nổi tiếng vào thời ông. Tosui đã ở nhiều ngôi chùa và đã dạy nhiều nơi khác nhau. Ngôi chùa Tosui viếng cuối cùng qui tụ rất nhiều đệ tử. Tosui bảo họ là ông sắp bỏ hẳn việc giảng dạy. Tosui khuyên họ giải tán và hãy đi đến nơi nào họ thích. Sau đó không ai thấy dấu vết của Tosui đâu cả.
Ba năm sau, một đệ tử khám phá ra Tosui đang sống với một số người ăn mày dưới một gầm cầu ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Kyoto</st1:City></st1:place>. Lập tức anh ta khẩn cầu Tosui chỉ dạy.
Tosui bảo “Nếu anh có thể sông như ta độ vài ngày, thì ta sẽ dạy cho”.
Vì thế người đệ tử mặc quần áo ăn mày và sống với Tosui được một ngày. Ngày hôm sau, một tên ăn mày ngã ra chết.Tosui và người đệ tử nửa đêm mang xác chết chôn tại một sườn núi. Chôn xong hai thày trò trở lại gầm cầu.
Phần đêm còn lại, Tosui ngủ rất ngon giấc, nhưng người đệ tử không thể ngủ được. Sáng hôm sau Tosui nói :
“Hôm nay chúng ta không phải đi xin đồ ăn. Người bạn đã chết để lại một ít kìa”.
Nhưng người đệ tử không ăn được một miếng nào. Tosui nói “Ta đã bảo anh không thể sống như ta được. Hãy cút khỏi nơi đây. Đừng làm phiền ta nữa”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
44 – ĂN TRÔM TRỞ THÀNH ĐỆ TỬ
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một buổi chiều, khi Shichiri Kojun đang tụng kinh, một tên trộm, tay cầm một lưỡi gươm bén bước vào bảo Shichiri đưa tiền cho hắn nếu không hắn sẽ giết chết.
Shichiri bảo với hắn :
“Đừng có làm phiền ta. Tiền trong ngăn kéo kia, anh có thể lấy đi”.
Rồi Shichiri tiếp tục đọc kinh. Một lát sau Shichiri dừng lại, gọi:
“Đừng có lấy hết. Ta cần một ít để mai đóng thuế đó”.
Tên trộm nhặt gần hết số tiền và bắt đầu chuồn.
“Hãy cảm ơn người ta khi anh nhận quà chứ”. Shichiri nói thêm.
Tên trộm cảm ơn ông rồi bỏ đi.
Ít hôm sau, tên trộm bị bắt. Giữa đám đông hắn xưng đã phạm tội với Shichiri. Khi Shichiri được mời đến làm nhân chứng, ông nói :
“Người này không phải là ăn trộm, ít nhất là về phần tôi. Tôi đã cho anh ta tiền, và anh ta có cảm ơn tôi”.
Sau khi mãn hạn tù, anh ta đến viếng Shichiri và trở thành một đệ tử của ông.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
45 – ĐÚNG VÀ SAI
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Trong những tuần an cư và thiền định của Bankei, nhiều đệ tử khắp nơi trên đất Nhật đến theo học. Trong cuộc tụ tập này, có một anh đệ tử bị bắt quả tang về tội ăn cắp. Việc này được trình lên Bankei với lời yêu cầu là phải trục xuất tội phạm. Bankei làm ngơ vụ này.
Sau đó người đệ tử này lại bị bắt trong một hành vi tương tự, và Bankei cũng bỏ qua luôn. Việc này làm những người đệ tử nổi giận, họ làm tờ khiếu nại hành động xấu xa của kẻ ăn cắp, tuyên bố rằng nếu không đuổi, họ sẽ bỏ đi nơi khác.
Bankei đọc xong lời khiếu nại, ông gọi tất cả mọi người đến và nói với họ:
“Các anh là những người khôn ngoan. Các anh biết việc gì đúng, việc gì không đúng. Các anh có thể đến nơi nào khác để học nếu các anh muốn. Nhưng người anh em đáng thương này không biết đúng sai. Nếu tôi không dạy thì ai dạy cho anh ta . Tôi sẽ giữ người anh em này lại cho dù tất cả các anh em bỏ đi hết”.
Một suối nước mắt chảy xuống rửa sạch khuôn mặt người đệ tử ăn cắp. Tất cả lòng ham muốn ăn cắp biến mất.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
46 – CỎ VÀ CÂY SẼ GIÁC NGỘ THẾ NÀO ?
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Vào thời <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:City w:st="on">Kamakura</st1:City></st1:place> , Shinkan học ở trường Tendai sáu năm, và học Thiền bảy năm. Rồi Shinkansang Trung Hoa nghiên cứu Thiền mười ba năm.
Khi trở về Nhật, nhiều người muốn viếng Shinkan và hỏi nhiều câu hỏi khó. Nhưng khi tiếp khách, thường Shinkan hiếm khi trả lời những câu hỏi của khách.
Một hôm một Thiền sinh năm mươi tuổi đạo đến nói với Shinkan:
“Tôi đã học ở Tendai về tư tưởng khi tôi còn bé. Nhưng có một điều tôi không thể hiểu được. Tendai dạy rằng cả đến cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Điều này đối với tôi có vẻ kỳ lạ quá”.
Shinkan hỏi “ Bàn luận về cỏ cây sẽ giác ngộ thế nào có ích chi đâu ? Vấn đề là làm sao chính ông có thể giác ngộ được. Ông có xét thấy điều này không?”
Người già lấy làm lạ “ Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này”.
Shinkan kết thúc :”Rồi, hãy về nghĩ kỹ xem”.
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
47 – NGHỆ SĨ BẦN TIỆN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Gessan là một nhà sư nghệ sĩ. Trước khi Gessan bắt đầu vẽ hay họa hình, Gessan luôn luôn bắt trả công trước, và giá cả thường rất cao. Gessan nổi tiếng là một “Nghệ sĩ bần tiện”.
Một lần kia, một cô geisha nhờ Gessan họa. Gessan hỏi “Cô có thể trả tôi bao nhiêu?”
Cô geisha đáp “Bất cứ cái gì ông đòi, nhưng tôi thích ông làm việc trước mặt tôi”.
Như thế, một hôm cô geisha mời Gessan đến. Nàng đang dọn tiệc cho chủ nàng.
Với cây cọ tốt, Gessan vẽ tranh. Khi bức tranh vẽ xong, Gessan đòi một giá cao nhất trong đời ông.
Gessan nhận tiền công. Cô geisha quay lại nói với chủ :”Ông nghệ sĩ này chỉ có tiền là trên hết. Những bức họa của ông đẹp, nhưng tâm hồn của ông bần tiện; tiền đã làm tâm hồn ông thành bùn. Được vẽ bằng một tâm hồn bẩn thỉu như thế, tác phẩm của ông không đáng đem trưng bày. Nó chỉ đáng giá bằng cái áo lót của tôi thôi”.
Nàng cởi áo ra, xoay lưng lại, bảo Gessan vẽ một bức khác vào phần sau chiếc áo của nàng.
Gessan hỏi :”Cô trả tôi bao nhiêu?”
Cô gái đáp :”Ôi! Bất cứ giá nào”.
Gessan kêu một giá rất thích thú, vẽ bức tranh theo cách thức đòi hỏi. Xong rồi bỏ đi.
<o:p> </o:p>
Sau này người ta biết rằng Gessan có những lý do sau đây để cần tiền:
- Nạn đói khốc liệt thường viếng tỉnh Gessan ở. Người giàu không giúp người nghèo, vì thế Gessan có một ngôi nhà bí mật, không ai biết, nơi đó Gessan chứa thóc, chuẩn bị cho những trạn đói xẩy ra.
- Từ làng Gessan đến thánh điện quốc gia , con đường đi rất khó khăn, và nhiều du khách khổ tâm khi phải đi qua con đường đó. Gessan muốn làm một con đường tốt hơn.
- Thầy Gessan qua đời, không biết Gesan muốn làm một ngôi đền. Và Gessan muốn làm xong ngôi đền này cho thầy mình.
Sau khi hoàn thành ba ý muốn của mình, Gessan vất cọ, và những vật dụng nghệ sĩ, rút lui vào núi ẩn tu, không bao giờ vẽ nữa.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
48 – SỰ CÂN XỨNG CHÍNH XÁC
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Sen no Rikyu, một trà sư, muốn treo một giỏ hoa lên một trụ cột. Sen no Rikyu nhờ một người thợ mộc giúp mình, chỉ dẫn người thợ đặt giỏ hoa, cao hơn hay thấp hơn một tý, qua phải hay qua trái một tý, cho đến khi Sen no Rikyu tìm thấy điểm đúng, chính xác. Cuối cùng Sen no Rikyu nói”Đó, chỗ đó”.
Người thợ mộc muốn thử vị trà sư, đánh dấu điểm đó, rồi vờ quên đi.
“Chỗ này, có lẽ chố này”. Người thợ mộc vừa hỏi vừa chỉ những chỗ khác nhau trên cột.
Nhưng cảm quan về sự cân xứng của vị trà sư quá chính xác. Mọi vị trí đều không phải, cho đến khi người thợ mộc chỉ đến điểm đồng nhất, chính xác, lại đúng vào điểm đã được ghi dấu trước
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
49 - ÔNG PHẬT MŨI ĐEN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một ni cô cầu tìm giác ngộ, tạo một tượng Phật và bọc tượng Phật bằng vàng. Bất cứ đi đâu cô cũng mang tượng Phật này theo.
Nhiều năm qua, vẫn cứ mang ông Phật vàng theo, ni cô đến sống trong một ngôi chùa nhỏ ở vùng đồng quê. Chùa có nhiều tượng Phật, mỗi tượng đều có một bàn thờ đặc biệt.
Ni cô muốn đốt hương trước ông Phật vàng của mình. Có ý không thích hương thơm bay lạc sang những ông Phật khác, cô tạo một đường hầm nhỏ để khói xuyên qua đó chỉ đến ông Phật của mình thôi.
Khói xông lên làm đen chiếc mũi của ông Phật vàng, khiến nó xấu đi một cách đặc biệt.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
50 - SỰ THỂ HIỆN TRONG SÁNG CỦA RYONEN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Một ni cô được biết dưới danh hiệu Ryonen, sinh vào năm 1797. Ryonen là cháu nội của Shingen, một chiến sĩ lừng danh người Nhật. Ryonen có sắc đẹp quyến rũ lại có thiên tài về thi ca nên lúc mười bảy tuổi Ryonen được vào hầu hoàng hậu như một công nương của triều đình. Hơn nũa có một thanh niên danh vọng chờ đợi Ryonen.
Tuy nhiên những người thân của Ryonen không đồng ý, và một cách thực tế, bắt buộc Ryonen lập gia đình. Ryonen chấp nhận với điều kiện là sau khi sinh được ba người con thì Ryonen sẽ đi tu. Ryonen đã làm xong lời hứa trước khi Ryonen được hai mươi lăm tuổi. Rồi chồng và những người thân không còn ngăn cản ý muốn của nàng nữa. Rồi nàng xuống tóc và lấy danh hiệu là Ryonen, có nghĩa là sự thể hiện trong sáng, và bắt đầu cuộc hành hương.
Ryonen đến thành phố <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on">Edo</st1:place> và xin làm đệ tử Tetsugyu. Thoáng nhìn thấy Ryonen, Tetsugyu từ chối ngay vì nàng đẹp quá.
Rồi Ryonen đến một vị thày khác là Hakuo. Hakuo cũng từ chối nàng cùng một lý do đó, bảo rằng sắc đẹp của nàng chỉ gây phiền thôi.
Ryonen bèn lấy bàn ủi nóng đặt lên mặt mình. Thoáng chốc sắc đẹp của nàng mất đi vĩnh viễn.
Rồi Hakuo nhận nàng làm đệ tử.
Để hồi tưởng việc này, Ryonen viết một bài thơ trên mặt sau một tấm gương soi mặt nhỏ:
Trong khi hầu hạ hoang hậu yêu quí
Ta đã đót hương để thơm quần áo tuyệt đẹp của ta
Bây giờ là một tên ăn mày không nhà
Ta đốt mặt để bước vào Thiền viện.
<o:p> </o:p>
Khi sắp qua đời, Ryonen viết một bài thơ khác :
<o:p> </o:p>
Sáu mươi sáu lần đôi mắt này nhìn mùa thu thay đổi
Ta nói đến ánh trăng đủ rồi
Đừng hỏi nữa.
Hãy lắng nghe âm điệu của thông ngàn và bách hương khi không gió lộng.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
51 - MISO CHUA
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Dairyo là nhà sư nấu ăn ở tu viện của Bankei, quyết định sẽ chăm sóc chu đáo sức khỏe vị thầy già của mình, và chỉ cho thầy ăn miso tươi, một thứ bột khuấy gồm có đậu tương trộn với gạo và men rượu thường lên men.
Bankei để ý thấy mình thường được ăn miso ngon hơn những đệ tử, hỏi “Hôm nay ai nấu ăn ?”.
Dairyo được gọi đến ra mắt Bankei. Và Bankei được biết rằng theo tuổi tác và địa vị mình thì phải được ăn miso tươi. Vì thế Bankei nói với Dairyo “Rồi anh xem, tôi sẽ không ăn chi cả”.
Nói xong Bankei bước vào phòng, đóng cửa lại.
Dairyo ngồi ngoài cửa phòng , xin thầy tha thứ. Ban kei không trả lời. Dairyo ngồi ngoài cửa và Bankei ở trong phòng bảy ngày.
Cuối cùng, thất vọng, một đệ tử gọi lớn với Ban kei :
“Có thể ông đúng đấy, ông thầy già ơi, nhưng tên đồ đệ trẻ này phải ăn. Hắn không thể tuyệt thực mãi được đâu”.
Lúc đó Bankei mở cửa nói với Dairyo
“Ta nhất định ăn cùng món ăn rẻ nhất như các đệ tử của ta. Khi anh làm thầy, ta không muốn anh quên điều này”.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top