- Tham gia
- 24/1/15
- Bài viết
- 317
- Điểm tương tác
- 274
- Điểm
- 43
Với ánh nắng vàng nhạt của mùa xuân, trong tiết trời mát mẻ và dịu dàng đó nhưng vẫn không làm cho khí hậu vùng đất cát ven biển dịu mát bởi tính chất đặc biệt của nó.
Cây Cau ! đã lâu lắm rồi, nó chưa được tưới nước, cành lá trông yếu ớt , nó rất thèm những giọt nước, thèm như con nhỏ khát sữa mẹ, nó cần nước để duy trì sự sống, nếu hôm nay nó không được thỏa mãn cơn tham lam được uống nước thì sự sống của nó sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy nó rất cần nước .
Cầm trên tay một xô nước, định tưới vào cho nó sau bao ngày khát nước, nhưng khi đến gần ……thì một sự thật khó xử đã xảy ra trước mắt, dưới gốc cây, hôm nay sao mà nhiều kiến quá, trên tay cầm xô nước mà trong lòng phân vân, nữa khóc nữa cười, dẫu biết rằng nếu ta tưới thì ít nhất vài trăm con Kiến sẽ bị chết, nếu như không tưới thì cây Cau đó cũng sẽ chết……… Vì sao lại không tưới ?
Vì :Cây Cau ! nó cũng có sự sống ? Con Kiến ! nó cũng có sự sống ?
Vì Đức Phật dạy rằng, mọi chúng sanh đều tham sống sợ chết, nên hãy tôn trọng sự sống của chúng sanh. Nên sau đó đành đem xô nước đi vào………chọn phương pháp là không sát sanh đàn Kiến cho dù cây Cau cũng có sự sống và cây Cau đó đang cần nước để sống. Lựa chọn như vậy có phải đã phạm giới sát không ?
Có nhiều ý kiến cho rằng, tất cả chúng sanh đều có sự sống, tại sao phải cắt đứt sự sống của cây cỏ mà không chọn đàn Kiến, làm như vậy có công bằng không, có từ bi không ?
Nhưng theo giáo lý đạo Phật chúng sinh được phân chia làm hai loại:
1) Chúng sinh hữu tình là các loài có tình thức, có hệ thần kinh, biết cử động, biết đi, biết bò, biết bay, biết lội, nói chung là tất cả động vật có sinh mạng, bao gồm cả con người.
2) Chúng sinh vô tình là những sinh vật không nằm trong các loài chúng sinh hữu tình như đất đá, cỏ cây. Cỏ, cây là sinh vật sống nhưng không được xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành, nghiệp.
Vì vậy, chúng ta là một người cư sĩ tại gia thì chúng ta hãy học và hành cho đúng tam quy, ngũ giới cộng với thiền định và chỉ khi nào chúng ta đạt đến mức độ của bậc cao hơn như Chư Phật, Bồ Tát thì chúng ta mới bàn luận về sự sát sanh của chúng sanh vô tình, chứ đừng bao giờ thảo luận những điều gì khi ta chưa trãi nghiệm và chứng đắc.
Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy rằng: "Người tu thiền định, khi hành ấm hết, tướng sanh diệt đã diệt, chơn tâm tịch diệt chưa hiện bày, lúc bấy giờ thấy thức ấm biến khắp tất cả, rồi sanh tâm chấp: "Mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây". Vì mê mờ tánh Bồ Đề, mất chánh kiến, nên sẽ làm bè bạn với hai chúng ngoại đạo Bà Tra và Tán Ni, chấp tất cả vạn vật đều có tri giác (biết)."
Trích (Phật Học Phổ Thông Khóa thứ 6-7, Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm, Hòa Thương Thiện Hoa, Phật Học Viện Quốc Tế tái xuất bản năm 1987, Bài thứ 16: Mười Món Ma Về Thức Ấm, phân đoạn 4, chấp cỏ cây cũng đều biết, trang 252).
Tùy bút, Nguyên Chiếu.
Kính đạo hữu Nguyến Chiều!
Nếu đặt sinh vật vô tình như cây cau cạnh sinh vật hữu tình như con kiến, vodanh sẽ xem cây cau là không có tri giác, thật rõ ràng.
Tuy nhiên vấn đề tưới nước hay không tưới nước cho cây cau chẳng liên quan cây cau có tình cảm hay không, mà liên quan việc tưới hay không tưới sẽ liên quan những sinh vật khác ngoài con kiến.
Vodanh khởi đầu hơi ngoài lề một chút.
-Nếu trong sân ta dưỡng 1 sinh vật khác (có thể nuôi nuôi hoặc chỉ là không diệt, để nó tự sinh tự diệt không can thiệp) như con tê tê. Vậy khi con tê tê ăn con kiến (ta không cố ý, không mong cầu như thế) thì ta có gánh chịu nghiệp sát này hay không?
-Ở khía cạnh khác, khi ta không tưới nước, ta vì từ bi không muốn sát hại con kiến, và ta chẳng mong cầu con kiến sẽ ăn thịt các con trùng khác trong sân. Vậy khi con kiến tấn công ăn thịt con sâu thì ta có gánh chịu nghiệp sát này hay không?
-Lại ví dụ cây cau được thế bằng cây khác như cây mãn cầu, người tưới nước không phải là ta. Vậy khi ta nhờ con cháu chăm sóc cây mãn cầu, người đó sẽ phải tưới nước và kiến chết (mặc dù ta không hề mong muốn kiến chết) thì ta có phải gánh lấy nghiệp sát này không? Khi thọ dụng quả mãn cầu ta có phải gánh chịu nghiệp sát không?
-Lại mở rộng ra, ta ăn bát cơm, để có cơm này người nông dân phải một nắng hai sương chăm sóc, họ phải xịt thuốc sâu. Vậy khi ta thọ dụng bát cơm này, ta có phải gánh nghiệp sát mà người nông dân trực tiếp gây ra không? Nếu nói có cầu mới có cung?
Tóm lại, vodanh muốn nói rằng khi ta thọ dụng dù là rau củ hay thịt cá có đủ tam tịnh không nghe không thấy, không biết, không muốn thì không chịp nghiệp sát. Nếu ăn rau củ mà không đủ tam tịnh thì cũng chẳng thể cho là thanh sạch. Vậy vấn đề là tam tịnh.
Đoạn kinh Lăng Nghiêm đạo hữu nhắc đến theo vodanh là mô tả trực tiếp về 1 lổi nhận thức khi hành thiền, nó giống như khi chúng ta suy luận sai dẩn đến nhận thức sai. Ở đây nhấn mạnh cách suy luận sai chứ không nhấn mạnh các sự vật có trong suy luận.
Vì khi hành thiền bị lổi thì đến cục đá cũng cho là có linh hồn chứ đâu cần đến có sự sống như cây cỏ.
Kính!
Chào đ/h Vodanhladanh.Đây là chuyên mục không dành cho thảo luận, Nguyên Chiếu xin di chuyển đến mục thảo luận tổng quan về Phật học. Kính báo.
Last edited by a moderator: