B

Hồi hướng để làm gì

bienlao

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/14
Bài viết
6
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Xin chào
E là thành viên mới, mong quý đạo hữu hoan hỷ trả lời giúp:
1.hồi hướng để làm gì, tại sao hồi hướng
2.các vị "thánh" thuộc vào cõi nào trong 6 cõi
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Xin chào
E là thành viên mới, mong quý đạo hữu hoan hỷ trả lời giúp:
1.hồi hướng để làm gì, tại sao hồi hướng
2.các vị "thánh" thuộc vào cõi nào trong 6 cõi

1. Hồi hướng để chia sẽ những việc làm tốt lành của mình cho người được nhận hay gọi là được hồi hướng. Tuy nhiên việc làm này mang tính niềm tin.

2. Các vị thánh thì ta biết là có 6 cõi : Địa ngục, ngã quỹ, súc sanh, người, atla, trời. Đã là Thánh thì muốn đi đâu cũng được còn "địa chỉ" thì nằm ở cõi cao nhất vậy.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính đạo hữu bienlao ! kính bác Từ Từ !


1. Theo Ngọc Tuấn thì Hồi hướng Công đức nhằm phá Ngã chấp, làm thật nhiều công đức mà hồi hướng hết cho chúng sinh nhằm phá bờ ngăn cách giữa ta và mọi người (chúng sinh). Cái mê của chúng ta đã cô lập ta, đạo Phật giúp chúng sinh phá vở vỏ bọc giả tạo bằng nhiều cách, Hồi Hướng là một trong nhiều cách đó.


2. Chữ Thánh đối với người bình dân thì "Đồng Cô, Bóng Cậu" cũng là Thánh.
Thường thì chúng ta sẵn sàng "phong Thánh" cho bất kỳ những ai có nhân cách PHI THƯỜNG, cho những ai có khả năng SIÊU NHÂN, cho những ai có sự nghiệp vĩ đại.


Đạo Phật thì không thế, tất cả Trời Thần đều chưa phải là Thánh. Chỉ những ai đã dự vào hàng Giải Thoát, nghĩa là không bị cuốn hút trong sanh tử luân hồi nữa, ít nhất là chứng Sơ Quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn) mới là Thánh, những ai còn mê lầm sanh tử thì là Phàm.

Thánh thì không có cõi riêng, thử hỏi cái bọt khí đã vở, thì ai có thể chỉ nó đang ở đâu ?!
Nhưng Thánh vẫn có thể theo nguyện mà khi thì ở cõi Trời, khi thì ở cõi Địa Ngục, khi thì ở các cõi khác, nhưng không cõi nào "cầm chân" các Ngài được.


Kính !
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
17/8/14
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Hồi hướng có nhiều nghĩa:
- Hồi tâm hướng thiện.
- Công đức không giữ cho mình mà đem chia cho tất cả chúng sinh.
- Trở về, hướng đến cái đích duy nhất là Bồ đề vô thượng.
- v.v...
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
17/8/14
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Như lai là cái vĩnh hằng: Thị hiện sinh tử mà không sinh tử! Thánh , phàm... là cặp song sinh... không tồn tại độc lập! Vì thế, cái gọi là thánh vẫn còn chút ít chất phàm (Đại Bồ Tát còn 10 thứ ma nghiệp... /Kinh Hoa Nghiêm). Vì vậy, thánh cũng là chúng sinh... cho nên chư thánh tùy duyên mà thị hiện ở trong 10 cõi: Địa ngục, ngạ quỉ, cầm thú, atula, người, tròi, thinh văn, duyên giác, bồ tát và Phật khái niệm. Tùy thuận nghiệp lực và tuệ lực mà thị hiện những vai diễn thích hợp để tiêu mòn và đoạn tận ý nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thích hợp... dẫn dắt chúng sinh hữu duyên giác ngộ tu hành.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Hồi hướng có nhiều nghĩa:
- Hồi tâm hướng thiện.
- Công đức không giữ cho mình mà đem chia cho tất cả chúng sinh.
- Trở về, hướng đến cái đích duy nhất là Bồ đề vô thượng.
- v.v...

Muốn được biết tại sao đạo hữu lại nói Đem Công Đức Đi Chia ? Vậy chia ở đây hiểu thế nào ? Công Đức cũng có thể chia cho người khác à ?
 

laobat

Registered
Phật tử
Tham gia
3/8/14
Bài viết
11
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Muốn được biết tại sao đạo hữu lại nói Đem Công Đức Đi Chia ? Vậy chia ở đây hiểu thế nào ? Công Đức cũng có thể chia cho người khác à ?
Chào bác Từ từ: Theo như tui nghĩ thì chia sẻ công đức cho người khác thì công đức của mình được tăng nhiều lên ( giống như chia sẻ niềm vui thì niềm vui sẽ tăng gấp bội). Mà như thế thì lại bị mắc kẹt vào tham rồi, tham do muốn công đức của mình được nhiều lên nên mới chia sẻ cho người khác. Mà không chia sẻ công đức cho người khác thì cũng bị vướng vào chữ tham... . Hi hi khó quá, chia sẻ hay không chia sẻ gì cũng bị dính chữ THam hết.
Xin bạn uudamhoahoi gỡ rối giúp cho, công đức có chia sẻ được không?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bác Từ từ: Theo như tui nghĩ thì chia sẻ công đức cho người khác thì công đức của mình được tăng nhiều lên ( giống như chia sẻ niềm vui thì niềm vui sẽ tăng gấp bội). Mà như thế thì lại bị mắc kẹt vào tham rồi, tham do muốn công đức của mình được nhiều lên nên mới chia sẻ cho người khác. Mà không chia sẻ công đức cho người khác thì cũng bị vướng vào chữ tham... . Hi hi khó quá, chia sẻ hay không chia sẻ gì cũng bị dính chữ THam hết.
Xin bạn uudamhoahoi gỡ rối giúp cho, công đức có chia sẻ được không?


Chào bạn laobat,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo d/đ - thì cách tốt nhất là Bạn đừng nghĩ đến hai chữ “công đức” - sẽ khỏi phải suy nghĩ… Vả lại, trong kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật cũng chỉ dạy chúng ta sau khi Phật nhập Niết Bàn - thì lấy giới Ba la đề mộc xoa làm Thầy. Trong khi, giữ giới Ba la đề mộc xoa - chỉ là - lìa nghiệp tà bất thiện của thân, khẩu, ý. Mà tránh nghiệp tà thì đâu có gì gọi là công đức.

Như vậy, thì việc chúng ta tạo công đức đã "quá" lời Phật dạy (d/đ xin lỗi được sữa - chữ "quá" thay cho chữ "ra ngoài"). Và vì mục đích chúng ta tu pháp lành - là để tìm về chơn tính - tánh của Phật tánh. Nên chúng ta đã có được lợi ích từ việc thực hành pháp lành rồi. Và lợi ích này chúng ta cũng không thể hồi hướng cho ai cả. Còn nếu vì chúng ta trì tụng kinh điển của Phật mà được Phật ban công đức - thì đã trái với tâm bình đẳng của Phật.

d/đ hiểu như vậy, xin giải thích
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
17/8/14
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Chia công đức

Muốn được biết tại sao đạo hữu lại nói Đem Công Đức Đi Chia ? Vậy chia ở đây hiểu thế nào ? Công Đức cũng có thể chia cho người khác à ?[/QUOTE
Hồi tối hôm qua tôi đã trả lời nhưng không gửi đi được vì trở ngại kỹ thuật. Hôm nay tôi xin được trả lời:
- Nếu ta hiểu được thế nào là công đức... thì ta sẽ hiểu được nghĩa của cái gọi là "chia" ở đây.
- Nếu ta hành bất hành(thực hành thiện ba la mật) thì những chúng sinh hữu duyên cũng sẽ thực hành thiện ba la mật như ta (hình thành công đức). Vì thế tôi tạm nói là "chia". Nếu ta mắc kẹt ở cái gọi là "chia" thì việc làm này không hình thành công đức, nó chỉ có được chút ít phước báo thế gian....
- Nếu ta thực hành thiện ba la mật... thì ta sẽ không bị một áp lực nào , vì thế ta sẽ nỗ lực không thấy chán, hình thành công đức vô cùng tận, hoàn thành sứ mệnh tự giác và giác tha... Được như thế... giác hạnh mới sớm viên mãn!
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10/12/12
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính quý trưởng bối !

Mục đồng có ý kiến như vầy :

Tuy Công đức không phải là một một cái gì có thể cầm nắm được để đem chia sẻ, nhưng nếu ta có tâm Hồi Hướng thì nghiệp chướng của chúng sinh (trong đó có ta) sẽ được bào mòn ("nước chảy đá mòn").

Nghiệp chướng chúng sinh (trong đó có ta) dần được bào mòn là việc làm duy nhất của Phật pháp, của tất cả chúng ta.

Kính !
 

bienlao

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/14
Bài viết
6
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Cám ơn ngọc Tuấn
Theo bạn, các vị: Hai bà trưng, tản viên, trần Hưng Đạo,.. không phải là thánh?

Kính đạo hữu bienlao ! kính bác Từ Từ !


1. Theo Ngọc Tuấn thì Hồi hướng Công đức nhằm phá Ngã chấp, làm thật nhiều công đức mà hồi hướng hết cho chúng sinh nhằm phá bờ ngăn cách giữa ta và mọi người (chúng sinh). Cái mê của chúng ta đã cô lập ta, đạo Phật giúp chúng sinh phá vở vỏ bọc giả tạo bằng nhiều cách, Hồi Hướng là một trong nhiều cách đó.


2. Chữ Thánh đối với người bình dân thì "Đồng Cô, Bóng Cậu" cũng là Thánh.
Thường thì chúng ta sẵn sàng "phong Thánh" cho bất kỳ những ai có nhân cách PHI THƯỜNG, cho những ai có khả năng SIÊU NHÂN, cho những ai có sự nghiệp vĩ đại.


Đạo Phật thì không thế, tất cả Trời Thần đều chưa phải là Thánh. Chỉ những ai đã dự vào hàng Giải Thoát, nghĩa là không bị cuốn hút trong sanh tử luân hồi nữa, ít nhất là chứng Sơ Quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn) mới là Thánh, những ai còn mê lầm sanh tử thì là Phàm.

Thánh thì không có cõi riêng, thử hỏi cái bọt khí đã vở, thì ai có thể chỉ nó đang ở đâu ?!
Nhưng Thánh vẫn có thể theo nguyện mà khi thì ở cõi Trời, khi thì ở cõi Địa Ngục, khi thì ở các cõi khác, nhưng không cõi nào "cầm chân" các Ngài được.


Kính !

@laobat: e nghĩ cách trả lởi đậm phía dưới đơn giản dể hiểu nè :)

"Chào bác Từ từ: Theo như tui nghĩ thì chia sẻ công đức cho người khác thì công đức của mình được tăng nhiều lên ( giống như chia sẻ niềm vui thì niềm vui sẽ tăng gấp bội)"

@dieuduc:
khi bạn nói :"Như vậy, thì việc chúng ta tạo công đức đã ra ngoài lời Phật dạy." cái này có vấn đề rồi, e hổng dám nghe theo đâu
Còn nếu vì chúng ta trì tụng kinh điển của Phật mà được Phật ban công đức - thì đã trái với tâm bình đẳng của Phật.
Theo e biết, 1 phần của tụng kinh là nhắc lời phật dạy cho nguời sau (hồi đó chưa có phương tiện như bây giờ) thì vẫn có công đức chứ không phải phật ban công đức!!!


 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3/10/11
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Có một vị Phật chẳng bao giờ nhìn ra, Vị Phật ấy đi cùng đi, đứng cùng đứng, nằm cùng nằm, tối ôm Phật ngũ. Vị Phật ấy ban cho công đức chứ Phật nào ?
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
17/8/14
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Chào Laobat!
- Ai ăn người ấy no, ta ăn người khác không no; vì thế không ai ăn giùm cho ai được, tuy nhiên: Nếu ta thực hành thiện giải thoát, tạo điều kiện giúp cho chúng sinh hữu duyên thực hành thiện giải thoát. Như thế tạm gọi là chia công đức cho chúng sinh.
 

bienlao

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/14
Bài viết
6
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Chào Laobat!
- Ai ăn người ấy no, ta ăn người khác không no; vì thế không ai ăn giùm cho ai được, tuy nhiên: Nếu ta thực hành thiện giải thoát, tạo điều kiện giúp cho chúng sinh hữu duyên thực hành thiện giải thoát. Như thế tạm gọi là chia công đức cho chúng sinh.
ủa, vậy e nghe kinh địa tạng nói, khi mình làm công đức, người thân mình hưởng 1/7 công đức, vậy là gì?
Cái e hỏi phần hồi hướng cuối mỗi bài Thuyết pháp, mình nghe TP cũng được công đức à?
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào bác Từ từ: Theo như tui nghĩ thì chia sẻ công đức cho người khác thì công đức của mình được tăng nhiều lên ( giống như chia sẻ niềm vui thì niềm vui sẽ tăng gấp bội). Mà như thế thì lại bị mắc kẹt vào tham rồi, tham do muốn công đức của mình được nhiều lên nên mới chia sẻ cho người khác. Mà không chia sẻ công đức cho người khác thì cũng bị vướng vào chữ tham... . Hi hi khó quá, chia sẻ hay không chia sẻ gì cũng bị dính chữ THam hết.
Xin bạn uudamhoahoi gỡ rối giúp cho, công đức có chia sẻ được không?

Laobat chưa hiểu được ý Từ Từ muốn hỏi. Từ Từ thắc mắc là tại sao lại nói có thể đem Công Đức đi chia. Chứ không phải nói ý Sau Khi Chia thì thế nào...

Cô Diệu Đức
Chào bạn laobat,

Theo d/đ - thì cách tốt nhất là Bạn đừng nghĩ đến hai chữ “công đức” - sẽ khỏi phải suy nghĩ… Vả lại, trong kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật cũng chỉ dạy chúng ta sau khi Phật nhập Niết Bàn - thì lấy giới Ba la đề mộc xoa làm Thầy. Trong khi, giữ giới Ba la đề mộc xoa - chỉ là - lìa nghiệp tà bất thiện của thân, khẩu, ý. Mà tránh nghiệp tà thì đâu có gì gọi là công đức.

Như vậy, thì việc chúng ta tạo công đức đã "quá" lời Phật dạy (d/đ xin lỗi được sữa - chữ "quá" thay cho chữ "ra ngoài"). Và vì mục đích chúng ta tu pháp lành - là để tìm về chơn tính - tánh của Phật tánh. Nên chúng ta đã có được lợi ích từ việc thực hành pháp lành rồi. Và lợi ích này chúng ta cũng không thể hồi hướng cho ai cả. Còn nếu vì chúng ta trì tụng kinh điển của Phật mà được Phật ban công đức - thì đã trái với tâm bình đẳng của Phật.

d/đ hiểu như vậy, xin giải thích
Thân

Cô không nói gì liên quan đến việc Chia Công Đức là thế nào mà cô đã nói qua một vấn đề khác.

Uudamhoahoi nói:
Hồi tối hôm qua tôi đã trả lời nhưng không gửi đi được vì trở ngại kỹ thuật. Hôm nay tôi xin được trả lời:
- Nếu ta hiểu được thế nào là công đức... thì ta sẽ hiểu được nghĩa của cái gọi là "chia" ở đây.
- Nếu ta hành bất hành(thực hành thiện ba la mật) thì những chúng sinh hữu duyên cũng sẽ thực hành thiện ba la mật như ta (hình thành công đức). Vì thế tôi tạm nói là "chia". Nếu ta mắc kẹt ở cái gọi là "chia" thì việc làm này không hình thành công đức, nó chỉ có được chút ít phước báo thế gian....
- Nếu ta thực hành thiện ba la mật... thì ta sẽ không bị một áp lực nào , vì thế ta sẽ nỗ lực không thấy chán, hình thành công đức vô cùng tận, hoàn thành sứ mệnh tự giác và giác tha... Được như thế... giác hạnh mới sớm viên mãn!

1. Tiện thể thì Uudamhoahoi có thể diễn giải cách hiểu công đức là gì của uudamhoahoi không ?
2. Có phải ý của uudamhoahoi nghĩa là ta làm điều thiện lành nhưng không để tâm được bao nhiêu thì chúng sanh hữu duyên khác cũng sẽ thực hành thiện ba la mật như ta Câu nói này mơ hồ và không rõ nghĩa, có thể giải thích lại ý ở câu này không ?
3. Chốt lại thì uudamhoahoi vẫn không nói rõ ý Chia Công Đức được hiểu như thế nào ? Từ Từ muốn được giải thích thêm của uudamhoahoi...

Mục Đồng nói:
Tuy Công đức không phải là một một cái gì có thể cầm nắm được để đem chia sẻ, nhưng nếu ta có tâm Hồi Hướng thì nghiệp chướng của chúng sinh (trong đó có ta) sẽ được bào mòn ("nước chảy đá mòn").
Không Thể Đem Chia vì Công Đức được hiểu là vật thể. Nhưng tâm ta Hồi Hướng sẽ được tiêu trừ ác nghiệp. Vậy Hồi Hướng ở đây hiểu sao ? Có lẻ HH không được hiểu như nghĩa của từ Chia Sẽ phải không ?
Xin được lắng nghe ý này của Mục Đồng

Hậu Thân nói:
Có một vị Phật chẳng bao giờ nhìn ra, Vị Phật ấy đi cùng đi, đứng cùng đứng, nằm cùng nằm, tối ôm Phật ngũ. Vị Phật ấy ban cho công đức chứ Phật nào ?

Xin miễn bàn, vì toàn tỏ ra vẻ ta đây.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
ủa, vậy e nghe kinh địa tạng nói, khi mình làm công đức, người thân mình hưởng 1/7 công đức, vậy là gì?
Cái e hỏi phần hồi hướng cuối mỗi bài Thuyết pháp, mình nghe TP cũng được công đức à?

Theo Từ Từ hiểu là: Kinh nói đoạn 1/7 nghĩa là TRƯỚC KHI bạn làm việc thiện mà nghĩ rằng người thân sẽ nhận được thì có thể hiểu là Vì Người Mất đó mà làm Thiện cho nên 1 việc Thiện sinh ra nhờ Người Mất Đó. Cho nên phước này chia 1/7. Nhưng Từ Từ vẫn ko biết 7 là 7 cái gì.

Nghe pháp được Công Đức: Nói vậy không trọn vẹn mà phải là nghe và Hiểu rồi Hành mới có Công Đức.

Cũng giống như ba mẹ dạy con, con nghe hết nhưng không làm theo thì điều không tốt xảy đến thì đừng trách ba mẹ đã không dạy nói con nghe.

Có câu: Nước Đổ Lá Môn
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
17/8/14
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Chào Laobat!
- Ai ăn người ấy no, ta ăn người khác không no; vì thế không ai ăn giùm cho ai được, tuy nhiên: Nếu ta thực hành thiện giải thoát, tạo điều kiện giúp cho chúng sinh hữu duyên thực hành thiện giải thoát. Như thế tạm gọi là chia công đức cho chúng sinh.

Chào các bạn!
- cái nói được là cái sinh diệt (hữu vi, hữu tướng); cái công đức là cái vô vi, vô tướng... vì thế nói thế nào cũng không đúng. Tùy tuệ lực và nghiệp lực... mà mỗi chúng sinh có những suy nghĩ khác nhau. Thôi thì tùy duyên vậy: Ai nghĩ sao cũng được... !!!
-" Nói thì không đến, đến thì không nói" !
- Từ nay trở đi, xin các bạn cho phép tôi được ra khỏi Diễn Đàn, thành thật cám ơn!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,

d/đ viết


Chào bạn laobat,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo d/đ - thì cách tốt nhất là Bạn đừng nghĩ đến hai chữ “công đức” - sẽ khỏi phải suy nghĩ… Vả lại, trong kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật cũng chỉ dạy chúng ta sau khi Phật nhập Niết Bàn - thì lấy giới Ba la đề mộc xoa làm Thầy. Trong khi, giữ giới Ba la đề mộc xoa - chỉ là - lìa nghiệp tà bất thiện của thân, khẩu, ý. Mà tránh nghiệp tà thì đâu có gì gọi là công đức.

Như vậy, thì việc chúng ta tạo công đức đã "quá" lời Phật dạy. Và vì mục đích chúng ta tu pháp lành - là để tìm về chơn tính - tánh của Phật tánh. Nên chúng ta đã có được lợi ích từ việc thực hành pháp lành rồi. Và lợi ích này chúng ta cũng không thể hồi hướng cho ai cả. Còn nếu vì chúng ta trì tụng kinh điển của Phật mà được Phật ban công đức - thì đã trái với tâm bình đẳng của Phật.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->


là để góp ý bài bạn laobat viết


Gửi bởi laobat

Theo như tui nghĩ thì chia sẻ công đức cho người khác thì công đức của mình được tăng nhiều lên ( giống như chia sẻ niềm vui thì niềm vui sẽ tăng gấp bội). Mà như thế thì lại bị mắc kẹt vào tham rồi, tham do muốn công đức của mình được nhiều lên nên mới chia sẻ cho người khác. Mà không chia sẻ công đức cho người khác thì cũng bị vướng vào chữ tham... . Hi hi khó quá, chia sẻ hay không chia sẻ gì cũng bị dính chữ THam hết.

Còn việc hồi hướng công đức thì như d/đ giải thích - nên d/đ chỉ lắng nghe - không có góp lời.
Thân
 

laobat

Registered
Phật tử
Tham gia
3/8/14
Bài viết
11
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Laobat chưa hiểu được ý Từ Từ muốn hỏi. Từ Từ thắc mắc là tại sao lại nói có thể đem Công Đức đi chia. Chứ không phải nói ý Sau Khi Chia thì thế nào...
.
Tui có hiểu ý bác chứ, nhưng vì công đức làm sao mà chia sẻ được nên tôi mới quay sang nói chữ THam trong việc tạo phước đức ( mà nhiều người lầm tưởng là công đức).
Ừ, nhân nói về công đức tui thấy có viêc này: Nhiều nơi để thùng quyên góp tiền có ghi dòng chữ Thùng Công Đức, như vậy nhiều người tưởng góp nhiều tiền bạc của cải là có được nhiều công đức là phải rồi. Mà công đức có được do quyên góp bằng vật chất thì công đức ấy cũng có thể mang đi chia sẻ được chứ, phải không bác...
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10/12/12
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Từ Từ đã viết:
Mục Đồng nói:
Tuy Công đức không phải là một một cái gì có thể cầm nắm được để đem chia sẻ, nhưng nếu ta có tâm Hồi Hướng thì nghiệp chướng của chúng sinh (trong đó có ta) sẽ được bào mòn ("nước chảy đá mòn").


Không Thể Đem Chia vì Công Đức được hiểu là vật thể. Nhưng tâm ta Hồi Hướng sẽ được tiêu trừ ác nghiệp. Vậy Hồi Hướng ở đây hiểu sao ? Có lẻ HH không được hiểu như nghĩa của từ Chia Sẽ phải không ?
Xin được lắng nghe ý này của Mục Đồng

Kính bác Từ Từ !

Như bài trước con đã nói : Hồi hướng mục đích PHÁ NGÃ CHẤP và PHÁP CHẤP. Như có một vị Tổ đã nói (trong Thiền Uyển Tập Anh) :

"Suốt ngày gặt lúa trên đồng
Mà trong kho lẫm vẫn không có gì"
.


Còn chia sẻ (chữ sẻ này là SAN SẺ, chứ không phải là chia xẻ gia tài của cha mẹ để lại), thì Ngã Chấp và Pháp Chấp vẫn còn nguyên, mà đôi khi càng chia sẻ, Ngã Chấp càng thêm kiên cố.

Kính đáp !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên