- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,926
- Điểm tương tác
- 780
- Điểm
- 113
Chủ đề này rất khó! Xin hãy đọc kỹ và quán xét.
1. Toàn bộ vũ trụ pháp giới gồm hai loại hiện tượng sau đây:
Nguyên tắc là: Hữu tình và Vô Tình luôn tương ưng với nhau. Nghĩa là: song song sự tồn tại của hiện tượng tình thì luôn luôn có hiện tượng Vô Tình làm đối tượng nhận thức của Hữu tình. Hữu tình có tính chủ động, còn vô tình làm phương tiện để các loài hữu tình tồn tại và nhận thức. Nói cách, tương ưng với tâm niệm luôn có cảnh giới tương ứng với nó: hữu tình chúng sanh tùy theo tâm niệm sẽ ở trong 6 cảnh luân hồi; Thanh Văn và Duyên Giác ở trong Niết Bàn rời bỏ tứ đại, Bồ Tát tương ưng với cảnh trí trang nghiêm tịnh độ, Phật là tương ưng với tất cả Phật Tánh.
2. Nguồn gốc của Hữu Tình và Vô Tình đều là tác dụng của Phật tánh.
Hữu tình và Vô Tình nương nhau tồn tại, không cái nào sanh ra cái nào. Hữu tình chẳng có tự thể riêng, Vô Tình cũng không có tự thể riêng.
Nguồn gốc của Hữu Tình và Vô tình đều là tác dụng của Phật tánh.
Ở đây không phải chỉ có một cá nhân Phật Tánh mà vô số Phật tánh (thực thể). Các Phật Tánh không tồn tại cô lập nhưng đều là tự có sẵn.
Vì các Phật Tánh không tồn tại cô lập nên luôn luôn đặt trong sự tương tác nhau và mỗi Phật Tánh đều là nhất thể không thể hòa tan làm một mất mình nên xuất hiện tượng che đậy. Sự che đậy sơ khai là trạng thái ngủ mê, không có tri giác của mỗi Phật Tánh. Đó chính là các hiện tượng Vô Tình. Vậy ngủ mê = Vô tình,
Tuy nhiên, cái mê ngủ này không đứng yên một chỗ mà luôn luôn biến chuyển dưới sự tồn tại của Phật Tánh; nghĩa là các hiện tượng vô tình này không bao giờ tồn tại cô lập mà luôn đặt trong quan hệ với hiện tượng hữu tình tương ứng.
Phật Tánh đang mê ngủ ấy làm phương tiện tồn tại và nhận thức cho các Phật Tánh đang ở trạng thái hữu tình. Trong mối quan hệ ấy,
Phật Tánh đang mê ngủ thụ động biến chuyển theo sự tác động của các Phật Tánh ở tạng thái hữu tình, các vết tích tác động đều được lưu lại ở cả hai phía chủ thể và đối tượng. Khi đủ nhân duyên, giống như hiện tượng "phản xạ" thì bỗng nhiên trong trạng thái mê ngủ nảy sanh niệm thức sản sanh cái thấy biết môi trường xung quanh; khi ấy trạng thái mê ngủ chấm dứt bước sang trạng thái có nhận biết, là hữu tình.
Như vậy, Phật Tánh hằng chuyển cái "me ngủ" bị mòn dần, ban đầu không có nhận thức, sau đó có nhận thức. Nhưng cái nhận thức ban đầu này còn đơn giản, mê lầm. Nhờ tiếp tục thu nạp nhân duyên với Tam Bảo mà cái "mê che đậy" ấy mới được phá bỏ dần, khi phá bỏ hoán toàn thì đồng nghĩa thấy biết hoàn toàn (Phật quả).
Thí dụ: một cục vàng được chôn bên trong đống cát. Lớp cát che đậy không thấy vàng đó thí dụ cho sự che đậy (mê ngủ). Cục vàng là Phật Tánh (Mình thật).
Lớp này do hợp tác với bên ngoài mà "sanh ra" và cũng do nhân duyên với bên ngoài mà nó được "bào mòn". Khi bào mòn, đột nhiên có ánh sáng vàng phát ra từ lỏ nhỏ của lớp cát thì đó trạngtt hái mê ngủ chấm dứt chuyển giai đoạn có nhận thức là hữu tình nhưng ở đây lớp cát vẫn còn che đậy, chỉ mới thấy được ánh sáng phần nhỏ của cục vàng phát ra. Nhờ nhân duyên tự chủ học tập với Tam Bảo mà lớp cát này được dở bỏ hoàn toàn, ánh sáng của vàng phát ra khắp nơi không còn ngăn ngại, đó là giác ngộ thành Phật.
3. Hiện tượng Vô Tình không có tánh cá nhân, không thể quy về Phật Tánh nào. Hiện tượng hữu tính có tánh cá nhân, quy về Phật Tánh cụ thể (Nhưng Phật Tánh không phải là trạng thái ấy, chỉ là thông qua đó thì Phật Tánh hiển lộ).
Hữu tình và vô tình đều là tác dụng của Phật Tánh: Vô tình do tương tác với Phật Tánh khác mà có (có từ vô thủy, không có khởi đầu); còn Hữu tình là do Phật Tánh hằng chuyển bào mòn trạng thái Vô Tình mà phát sanh ra, cái biết nương cái duyên bên ngoài nhưng do cái nhân Phật Tánh bên trong mà phát ra. Vì vậy, Phật Tánh ở cùng với cái biết mà rời bỏ cái vô minh.
Vì vậy, hữu tình tạo nghiệp thì nghiệp luôn quy về cái nhân cụ thể. Các bạn tạo nghiệp thì các bạn phải chịu chứ không ai khác; ai tu thì người đó thấu cảm đạo giao. Do đó, khi là hữu tình, các bạn bảo rằng mình có Phật Tánh thì không có gì sai cả!
Trái lại, hiện tượng vô tình không thể quy về cá nhân nào. Vì cái sự che đậy này đều do tương tác đôi bên mà có, không thuộc về riêng ai. Cho nên không thể quy về là của ai. Cho nên bảo hiện tượng vô tình không có Phật Tánh cụ thể nào cũng không sai nhưng phải hiểu là Phật tánh tạm bị che đậy không thể phát ra ánh sáng của tự thân chứ không phải là không có Phật Tánh. Bởi rằng nếu không có Phật Tánh thì đồng nghĩa không có gì cả, chính là hư vô đoạn diệt, lúc đó đâu có hiện tượng gì nên cũng chẳng có vô tình nào cả. Thật ra ở hiện tượng vô tình là cả một cộng đồng Phật Tánh đang mê ngủ tạo nên, làm phương tiện cho các Phật Tánh ở trạng thái hữu tình.
1. Toàn bộ vũ trụ pháp giới gồm hai loại hiện tượng sau đây:
- Hiện tượng Hữu Tình: là các hiện tượng có sự nhận biết, có tri giác bao gồm: hữu tình chúng sanh (6 nẻo luân hồi), Thánh Nhân (Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát) và Phật.
- Hiện tượng Vô Tình: là các hiện tượng không có tri giác, không có sự nhận biết như: đất đá, song nước cỏ cây, gió, lửa, cảnh giới cõi trời, cảnh trang nghiêm tịnh độ, sự thanh tịnh của của Niết Bàn.
Nguyên tắc là: Hữu tình và Vô Tình luôn tương ưng với nhau. Nghĩa là: song song sự tồn tại của hiện tượng tình thì luôn luôn có hiện tượng Vô Tình làm đối tượng nhận thức của Hữu tình. Hữu tình có tính chủ động, còn vô tình làm phương tiện để các loài hữu tình tồn tại và nhận thức. Nói cách, tương ưng với tâm niệm luôn có cảnh giới tương ứng với nó: hữu tình chúng sanh tùy theo tâm niệm sẽ ở trong 6 cảnh luân hồi; Thanh Văn và Duyên Giác ở trong Niết Bàn rời bỏ tứ đại, Bồ Tát tương ưng với cảnh trí trang nghiêm tịnh độ, Phật là tương ưng với tất cả Phật Tánh.
2. Nguồn gốc của Hữu Tình và Vô Tình đều là tác dụng của Phật tánh.
Hữu tình và Vô Tình nương nhau tồn tại, không cái nào sanh ra cái nào. Hữu tình chẳng có tự thể riêng, Vô Tình cũng không có tự thể riêng.
Nguồn gốc của Hữu Tình và Vô tình đều là tác dụng của Phật tánh.
Ở đây không phải chỉ có một cá nhân Phật Tánh mà vô số Phật tánh (thực thể). Các Phật Tánh không tồn tại cô lập nhưng đều là tự có sẵn.
Vì các Phật Tánh không tồn tại cô lập nên luôn luôn đặt trong sự tương tác nhau và mỗi Phật Tánh đều là nhất thể không thể hòa tan làm một mất mình nên xuất hiện tượng che đậy. Sự che đậy sơ khai là trạng thái ngủ mê, không có tri giác của mỗi Phật Tánh. Đó chính là các hiện tượng Vô Tình. Vậy ngủ mê = Vô tình,
Tuy nhiên, cái mê ngủ này không đứng yên một chỗ mà luôn luôn biến chuyển dưới sự tồn tại của Phật Tánh; nghĩa là các hiện tượng vô tình này không bao giờ tồn tại cô lập mà luôn đặt trong quan hệ với hiện tượng hữu tình tương ứng.
Phật Tánh đang mê ngủ ấy làm phương tiện tồn tại và nhận thức cho các Phật Tánh đang ở trạng thái hữu tình. Trong mối quan hệ ấy,
Phật Tánh đang mê ngủ thụ động biến chuyển theo sự tác động của các Phật Tánh ở tạng thái hữu tình, các vết tích tác động đều được lưu lại ở cả hai phía chủ thể và đối tượng. Khi đủ nhân duyên, giống như hiện tượng "phản xạ" thì bỗng nhiên trong trạng thái mê ngủ nảy sanh niệm thức sản sanh cái thấy biết môi trường xung quanh; khi ấy trạng thái mê ngủ chấm dứt bước sang trạng thái có nhận biết, là hữu tình.
Như vậy, Phật Tánh hằng chuyển cái "me ngủ" bị mòn dần, ban đầu không có nhận thức, sau đó có nhận thức. Nhưng cái nhận thức ban đầu này còn đơn giản, mê lầm. Nhờ tiếp tục thu nạp nhân duyên với Tam Bảo mà cái "mê che đậy" ấy mới được phá bỏ dần, khi phá bỏ hoán toàn thì đồng nghĩa thấy biết hoàn toàn (Phật quả).
Thí dụ: một cục vàng được chôn bên trong đống cát. Lớp cát che đậy không thấy vàng đó thí dụ cho sự che đậy (mê ngủ). Cục vàng là Phật Tánh (Mình thật).
Lớp này do hợp tác với bên ngoài mà "sanh ra" và cũng do nhân duyên với bên ngoài mà nó được "bào mòn". Khi bào mòn, đột nhiên có ánh sáng vàng phát ra từ lỏ nhỏ của lớp cát thì đó trạngtt hái mê ngủ chấm dứt chuyển giai đoạn có nhận thức là hữu tình nhưng ở đây lớp cát vẫn còn che đậy, chỉ mới thấy được ánh sáng phần nhỏ của cục vàng phát ra. Nhờ nhân duyên tự chủ học tập với Tam Bảo mà lớp cát này được dở bỏ hoàn toàn, ánh sáng của vàng phát ra khắp nơi không còn ngăn ngại, đó là giác ngộ thành Phật.
3. Hiện tượng Vô Tình không có tánh cá nhân, không thể quy về Phật Tánh nào. Hiện tượng hữu tính có tánh cá nhân, quy về Phật Tánh cụ thể (Nhưng Phật Tánh không phải là trạng thái ấy, chỉ là thông qua đó thì Phật Tánh hiển lộ).
Hữu tình và vô tình đều là tác dụng của Phật Tánh: Vô tình do tương tác với Phật Tánh khác mà có (có từ vô thủy, không có khởi đầu); còn Hữu tình là do Phật Tánh hằng chuyển bào mòn trạng thái Vô Tình mà phát sanh ra, cái biết nương cái duyên bên ngoài nhưng do cái nhân Phật Tánh bên trong mà phát ra. Vì vậy, Phật Tánh ở cùng với cái biết mà rời bỏ cái vô minh.
Vì vậy, hữu tình tạo nghiệp thì nghiệp luôn quy về cái nhân cụ thể. Các bạn tạo nghiệp thì các bạn phải chịu chứ không ai khác; ai tu thì người đó thấu cảm đạo giao. Do đó, khi là hữu tình, các bạn bảo rằng mình có Phật Tánh thì không có gì sai cả!
Trái lại, hiện tượng vô tình không thể quy về cá nhân nào. Vì cái sự che đậy này đều do tương tác đôi bên mà có, không thuộc về riêng ai. Cho nên không thể quy về là của ai. Cho nên bảo hiện tượng vô tình không có Phật Tánh cụ thể nào cũng không sai nhưng phải hiểu là Phật tánh tạm bị che đậy không thể phát ra ánh sáng của tự thân chứ không phải là không có Phật Tánh. Bởi rằng nếu không có Phật Tánh thì đồng nghĩa không có gì cả, chính là hư vô đoạn diệt, lúc đó đâu có hiện tượng gì nên cũng chẳng có vô tình nào cả. Thật ra ở hiện tượng vô tình là cả một cộng đồng Phật Tánh đang mê ngủ tạo nên, làm phương tiện cho các Phật Tánh ở trạng thái hữu tình.