Thời gian và Không gian ?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn Thu từ,

Theo minh định nghĩ,vô ngã không phải là phương tiện,cũng không phải là pháp đối trị.Mà vô ngã cũng như vô thường,đó là CHÂN LÝ.Vô ngã mang tính không gian còn vô thường mang tính thời gian.Theo Phật Giáo Nguyên Thủy,vô ngã có nghã là "không phải ta,không phải của ta,không phải tự ngã của ta",còn theo Phật Giáo Đại Thừa thì vô ngã có nghĩa là "vô tự tánh".Bản chất của các sự vật-hiện tượng là sự tương hỗ,tác động qua lại,tức là do các Duyên mà thành cho nên chúng mang sẵn tính vô thường và vô ngã trong đó rồi.Cho nên không thể nói khi vô ngã hoàn toàn thì chết rồi là hết được.Muốn hiểu được vô ngã thì trước tiên phải hiểu Ngã là gì đã,tại sao lại có Ngã?

Thân.

Kính chào tất cả các bạn và bác nguyenvanhoc!
Khi bác nguyenvanhoc trưng ra cái hình cho câu hỏi thứ 2, thì vodanhladanh đã nghĩ đến minh đinh, bởi minh đinh khi nói vô ngã nhắc đến không gian và thời gian.
Tôi cũng nghĩ đến sát na, nhưng đây là một khái niệm mà tôi chưa nắm được. Khi xưa tôi thích xem bàn luận võ công trong truyện võ hiệp, nhưng từ khi có một nhận vật kiệt xuất xuất hiện, y có khả năng kiểm soát trong 1 sát na, vậy là tất cả chiêu thức điều vô dụng, bởi chưa động chiêu đã bị y hạ, tất cả nội công đều vô hiệu, bởi chưa kịp khởi ý vận công đã bị y hạ, tôi cố tưởng tượng ra một nhân vật có một kỹ năng nào đó để hạ y như vô hiệu, trí tưởng tượng của tôi bị giới hạn bởi khái niệm sát na. Vậy là từ đó tôi đọc truyện võ hiệp không còn quan tâm mấy đến võ công nữa.
Tôi cố hiều sát na:
-nó là một khoảng thời gian ngắn đủ để con người nhận thức xung quanh chăng? vậy thì nó là bao nhiêu phần của 1 giây? trong khoảng thời gian đó con người nhận được cái gì? vậy nó có liên quan đến hệ thần kinh, hệ thần kinh có mạnh có yếu, có sự tổ chức tốt xấu, vậy nếu như thế thì cái khoảng thời gian này có thay đổi tùy người không....nhưng tôi lờ mờ nhận ra sát na không phải như thế này.
-nó có phải là thời gian tương đối không, một dạng lượng tử ý thức chăng? nếu vậy khi con người nhận biết được sát na, người đó nhận thức trong sát na hay nhận thức khoảng trống giữa 2 sát na. Nếu người đó nhận thức khoảng trống giữa 2 sát na, thì theo khái niệm ta nêu ra thì khoảng trồng chẳng có gì, chỉ là nhận thức sự đứt đoạn. Nếu người đó nhận thức trong sát na, thì điều này chứng tỏ sát na có thể chia nhỏ nữa, mâu thuẩn với khái niệm sát na là đơn vị nhỏ nhất. Vậy có thể xem sat na là đơn vị vô nghĩa. Nó giống như khái niệm 1 bit trong máy tính vậy, chỉ là 2 trạng thái tối sáng của 1 vật thể, nó giống như sự phân biệt vạch liền vạch đứt trong kinh dịch vậy, bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Vậy điều gì là có ý nghĩa? Nó giống như máy tính và Kinh Dịch chăng, sự sắp xếp tạo ra ý nghĩa. Sự sắp xếp chỉ 2 trạng thái giữa sáng và tối mà máy tính diển đạt tất cả mọi ý nghĩa từ văn bản, nhạc, hình, video, thậm chí cả những thứ có sự tương tác như chương trình, phần mềm, game, virút máy tính....Kinh dịch thì chỉ phối hợp giửa 2 loại, vạch liền và vạch đứt mà phán mọi việc trên đời.
Vậy thì cái thâm sâu của con người như cái chớp chớp sáng sáng của máy tính sao, con người như cái máy tính sao?
Nhân vật kiệt xuất trong truyện rồi cũng bị hạ, bởi cái gọi là từ bi hay vô ngã gì đó.
Nên tôi cũng nghĩ rằng con người còn cái gì đó ngoài cái chớp sáng sáng, còn cái gì đó mà máy tích chưa có được.
Cái sát na đó có ý nghĩa như thế nào, nó vận hành ra sao mãi là câu hỏi treo trên đầu. Tích tắc, tích tắc...một ngày nào đó nó rớt xuống...đó là sự chờ đợi của tôi.
Mong có vị nào cho tôi một chỉ dấu.
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính chào tất cả các bạn và bác nguyenvanhoc!
Khi bác nguyenvanhoc trưng ra cái hình cho câu hỏi thứ 2, thì vodanhladanh đã nghĩ đến minh đinh, bởi minh đinh khi nói vô ngã nhắc đến không gian và thời gian.
Tôi cũng nghĩ đến sát na, nhưng đây là một khái niệm mà tôi chưa nắm được. Khi xưa tôi thích xem bàn luận võ công trong truyện võ hiệp, nhưng từ khi có một nhận vật kiệt xuất xuất hiện, y có khả năng kiểm soát trong 1 sát na, vậy là tất cả chiêu thức điều vô dụng, bởi chưa động chiêu đã bị y hạ, tất cả nội công đều vô hiệu, bởi chưa kịp khởi ý vận công đã bị y hạ, tôi cố tưởng tượng ra một nhân vật có một kỹ năng nào đó để hạ y như vô hiệu, trí tưởng tượng của tôi bị giới hạn bởi khái niệm sát na. Vậy là từ đó tôi đọc truyện võ hiệp không còn quan tâm mấy đến võ công nữa.
Tôi cố hiều sát na:
-nó là một khoảng thời gian ngắn đủ để con người nhận thức xung quanh chăng? vậy thì nó là bao nhiêu phần của 1 giây? trong khoảng thời gian đó con người nhận được cái gì? vậy nó có liên quan đến hệ thần kinh, hệ thần kinh có mạnh có yếu, có sự tổ chức tốt xấu, vậy nếu như thế thì cái khoảng thời gian này có thay đổi tùy người không....nhưng tôi lờ mờ nhận ra sát na không phải như thế này.
-nó có phải là thời gian tương đối không, một dạng lượng tử ý thức chăng? nếu vậy khi con người nhận biết được sát na, người đó nhận thức trong sát na hay nhận thức khoảng trống giữa 2 sát na. Nếu người đó nhận thức khoảng trống giữa 2 sát na, thì theo khái niệm ta nêu ra thì khoảng trồng chẳng có gì, chỉ là nhận thức sự đứt đoạn. Nếu người đó nhận thức trong sát na, thì điều này chứng tỏ sát na có thể chia nhỏ nữa, mâu thuẩn với khái niệm sát na là đơn vị nhỏ nhất. Vậy có thể xem sat na là đơn vị vô nghĩa. Nó giống như khái niệm 1 bit trong máy tính vậy, chỉ là 2 trạng thái tối sáng của 1 vật thể, nó giống như sự phân biệt vạch liền vạch đứt trong kinh dịch vậy, bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Vậy điều gì là có ý nghĩa? Nó giống như máy tính và Kinh Dịch chăng, sự sắp xếp tạo ra ý nghĩa. Sự sắp xếp chỉ 2 trạng thái giữa sáng và tối mà máy tính diển đạt tất cả mọi ý nghĩa từ văn bản, nhạc, hình, video, thậm chí cả những thứ có sự tương tác như chương trình, phần mềm, game, virút máy tính....Kinh dịch thì chỉ phối hợp giửa 2 loại, vạch liền và vạch đứt mà phán mọi việc trên đời.
Vậy thì cái thâm sâu của con người như cái chớp chớp sáng sáng của máy tính sao, con người như cái máy tính sao?
Nhân vật kiệt xuất trong truyện rồi cũng bị hạ, bởi cái gọi là từ bi hay vô ngã gì đó.
Nên tôi cũng nghĩ rằng con người còn cái gì đó ngoài cái chớp sáng sáng, còn cái gì đó mà máy tích chưa có được.
Cái sát na đó có ý nghĩa như thế nào, nó vận hành ra sao mãi là câu hỏi treo trên đầu. Tích tắc, tích tắc...một ngày nào đó nó rớt xuống...đó là sự chờ đợi của tôi.
Mong có vị nào cho tôi một chỉ dấu.
Kính!

Chào bạn vodanhladanh ! Để thảo luận về vấn đề "hình nhi thượng" này Vô Học xin phép cắt nó ra di chuyển vào Thảo Luận Phật Học Chuyên Đề, với chủ đề Thời gian và Không gian ? Chúng ta sẽ có "sân chơi" thích hợp.

(Bạn muathularung có thể tham gia, như mọi thành viên khác).

Xin mời các bạn.

Kính !
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Chào bạn vodanhladanh ! Để thảo luận về vấn đề "hình nhi thượng" này Vô Học xin phép cắt nó ra di chuyển vào Thảo Luận Phật Học Chuyên Đề, với chủ đề Thời gian và Không gian ? Chúng ta sẽ có "sân chơi" thích hợp.

(Bạn muathularung có thể tham gia, như mọi thành viên khác).




Kính !

(Bạn muathularung có thể tham gia, như mọi thành viên khác).??????
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào tất cả các vị đồng đạo!
Trở lại với bức hình của bác nguyenvanhoc:
-Nếu nói đây là 3 đứa trẻ, vậy ta khẳng định trong 3 thời khắc khác nhau thì có 3 đứa trẻ khác nhau, vậy dẩn tới trong 3 thời khắc khác nhau thì phải có 3 con sông khác nhau, sao chỉ có 1 con sông?
-Nếu nói đây chỉ là 1 đứa trẻ, vậy ta nói đây là một đứa trẻ trong 3 khoảng thời gian khác nhau (nên có 3 vị thế khác nhau), vậy ở đây có 3 khỏang thời gian sao chỉ có 1 vị thế của dòng sông? Đáng lẽ nó phải trôi đi.
Cái vô lí này nhắc đến sự bỏ sót yếu tố thời gian. Mà thời gian trong đạo Phật lại hay dùng sát na (tôi ko rõ là còn đơn vị nào khác không).
Trong câu chuyên Đại Đức Na Tiên, cái sắp xếp thùng xe, càng xe, bánh xe...nó dể hình dung, nó gần ta, nên gắn ra cái xe ta không thắc mắc.
Còn sát na thì với sát na, khái niệm này xa ta, nên gắn một chuổi sát na ta được gì, gắn 1 đống sát na ta được gì. Gắn những thứ giống nhau thật là khó hình dung. Vậy ta gắn sát na với nhau như gắn những hạt cát khác nhau để thành ý nghĩa, như gắn các hạt cát thành tượng con ngựa, con dê, thành hình cây cỏ...? Vậy ta vừa bước qua khỏi hình tướng lại quay về hình tướng.
Thật là vô lí, đi 1 vòng lại về chổ cũ.
Chúng ta thật chẳng khác nào con khỉ Tề Thiên dùng cân đầu vân bay trong bàn tay của Phật Tổ Như Lai, bay một vòng lại quay về "bãi nước đái khỉ của mình". Càng cãi với Phật lại càng thấy mình sai, chứng cứ của mình tố cáo mình sai,nhưng chẳng hiểu tại sao sai, chỉ thấy tự mình sai với chính mình.
Càng biện luận lại càng vô lí, mong một ngày thoát khỏi nó như Tôn Ngộ Không thoát khỏi Ngũ Hành Sơn.
Kính!
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào tất cả các vị đồng đạo!
Trở lại với bức hình của bác nguyenvanhoc:
-Nếu nói đây là 3 đứa trẻ, vậy ta khẳng định trong 3 thời khắc khác nhau thì có 3 đứa trẻ khác nhau, vậy dẩn tới trong 3 thời khắc khác nhau thì phải có 3 con sông khác nhau, sao chỉ có 1 con sông?
-Nếu nói đây chỉ là 1 đứa trẻ, vậy ta nói đây là một đứa trẻ trong 3 khoảng thời gian khác nhau (nên có 3 vị thế khác nhau), vậy ở đây có 3 khỏang thời gian sao chỉ có 1 vị thế của dòng sông? Đáng lẽ nó phải trôi đi.
Cái vô lí này nhắc đến sự bỏ sót yếu tố thời gian. Mà thời gian trong đạo Phật lại hay dùng sát na (tôi ko rõ là còn đơn vị nào khác không).
Trong câu chuyên Đại Đức Na Tiên, cái sắp xếp thùng xe, càng xe, bánh xe...nó dể hình dung, nó gần ta, nên gắn ra cái xe ta không thắc mắc.
Còn sát na thì với sát na, khái niệm này xa ta, nên gắn một chuổi sát na ta được gì, gắn 1 đống sát na ta được gì. Gắn những thứ giống nhau thật là khó hình dung. Vậy ta gắn sát na với nhau như gắn những hạt cát khác nhau để thành ý nghĩa, như gắn các hạt cát thành tượng con ngựa, con dê, thành hình cây cỏ...? Vậy ta vừa bước qua khỏi hình tướng lại quay về hình tướng.
Thật là vô lí, đi 1 vòng lại về chổ cũ.
Chúng ta thật chẳng khác nào con khỉ Tề Thiên dùng cân đầu vân bay trong bàn tay của Phật Tổ Như Lai, bay một vòng lại quay về "bãi nước đái khỉ của mình". Càng cãi với Phật lại càng thấy mình sai, chứng cứ của mình tố cáo mình sai,nhưng chẳng hiểu tại sao sai, chỉ thấy tự mình sai với chính mình.
Càng biện luận lại càng vô lí, mong một ngày thoát khỏi nó như Tôn Ngộ Không thoát khỏi Ngũ Hành Sơn.
Kính!

Thắc mắc này hay lắm ! Đây chính là lý do Vô Học di chuyển "nó" về đây, về Thảo luận Phật học Chuyên Đề này.

Vậy có bạn nào có thể gở rối dùm Vô Học chỗ này hay không ?

Kính !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính chào tất cả các bạn và bác nguyenvanhoc!
Khi bác nguyenvanhoc trưng ra cái hình cho câu hỏi thứ 2, thì vodanhladanh đã nghĩ đến minh đinh, bởi minh đinh khi nói vô ngã nhắc đến không gian và thời gian.
Tôi cũng nghĩ đến sát na, nhưng đây là một khái niệm mà tôi chưa nắm được. Khi xưa tôi thích xem bàn luận võ công trong truyện võ hiệp, nhưng từ khi có một nhận vật kiệt xuất xuất hiện, y có khả năng kiểm soát trong 1 sát na, vậy là tất cả chiêu thức điều vô dụng, bởi chưa động chiêu đã bị y hạ, tất cả nội công đều vô hiệu, bởi chưa kịp khởi ý vận công đã bị y hạ, tôi cố tưởng tượng ra một nhân vật có một kỹ năng nào đó để hạ y như vô hiệu, trí tưởng tượng của tôi bị giới hạn bởi khái niệm sát na. Vậy là từ đó tôi đọc truyện võ hiệp không còn quan tâm mấy đến võ công nữa.
Tôi cố hiều sát na:
-nó là một khoảng thời gian ngắn đủ để con người nhận thức xung quanh chăng? vậy thì nó là bao nhiêu phần của 1 giây? trong khoảng thời gian đó con người nhận được cái gì? vậy nó có liên quan đến hệ thần kinh, hệ thần kinh có mạnh có yếu, có sự tổ chức tốt xấu, vậy nếu như thế thì cái khoảng thời gian này có thay đổi tùy người không....nhưng tôi lờ mờ nhận ra sát na không phải như thế này.
-nó có phải là thời gian tương đối không, một dạng lượng tử ý thức chăng? nếu vậy khi con người nhận biết được sát na, người đó nhận thức trong sát na hay nhận thức khoảng trống giữa 2 sát na. Nếu người đó nhận thức khoảng trống giữa 2 sát na, thì theo khái niệm ta nêu ra thì khoảng trồng chẳng có gì, chỉ là nhận thức sự đứt đoạn. Nếu người đó nhận thức trong sát na, thì điều này chứng tỏ sát na có thể chia nhỏ nữa, mâu thuẩn với khái niệm sát na là đơn vị nhỏ nhất. Vậy có thể xem sat na là đơn vị vô nghĩa. Nó giống như khái niệm 1 bit trong máy tính vậy, chỉ là 2 trạng thái tối sáng của 1 vật thể, nó giống như sự phân biệt vạch liền vạch đứt trong kinh dịch vậy, bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Vậy điều gì là có ý nghĩa? Nó giống như máy tính và Kinh Dịch chăng, sự sắp xếp tạo ra ý nghĩa. Sự sắp xếp chỉ 2 trạng thái giữa sáng và tối mà máy tính diển đạt tất cả mọi ý nghĩa từ văn bản, nhạc, hình, video, thậm chí cả những thứ có sự tương tác như chương trình, phần mềm, game, virút máy tính....Kinh dịch thì chỉ phối hợp giửa 2 loại, vạch liền và vạch đứt mà phán mọi việc trên đời.
Vậy thì cái thâm sâu của con người như cái chớp chớp sáng sáng của máy tính sao, con người như cái máy tính sao?
Nhân vật kiệt xuất trong truyện rồi cũng bị hạ, bởi cái gọi là từ bi hay vô ngã gì đó.
Nên tôi cũng nghĩ rằng con người còn cái gì đó ngoài cái chớp sáng sáng, còn cái gì đó mà máy tích chưa có được.
Cái sát na đó có ý nghĩa như thế nào, nó vận hành ra sao mãi là câu hỏi treo trên đầu. Tích tắc, tích tắc...một ngày nào đó nó rớt xuống...đó là sự chờ đợi của tôi.
Mong có vị nào cho tôi một chỉ dấu.
Kính!

Chào bạn vodanhladanh,

Câu hỏi của bạn hóc búa,thật bất ngờ vì minh định chưa bao giờ tự hỏi như vậy.Thật thú vị !

Theo minh định nghĩ,muốn trả lời được câu hỏi của bạn thì trước tiên ta phải hiểu : Thời gian là gì ? Nó có thực hay không có thực ? Nó là tuyệt đối hay tương đối ?Thời gian đối với chúng ta có khác thời gian đối với những người khác hay không?Thời gian của người phàm có khác thời gian của các vị Phật?...

Ông bà chúng ta hay có câu "một ngày trên trời bằng trăm năm hạ giới",các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng khi chúng ta chuyển động với vận tốc nhanh hơn ánh sáng thì thời gian trôi chậm hơn,thời gian ở trong khoảng không vũ trụ khác với thời gian ở Trái Đất...Vậy thời gian là gì ?Theo các nhà khoa học,thời gian là một trình tự của một quá trình vận động của các sự vật-hiện tượng,từ vi mô cho đến vĩ mô,từ các chuyển động của các hạt vật chất nhỏ nhất cho đến các chuyển động của các hành tinh,các thiên hà,các tổ thiên hà...Vậy có thể nói thời gian là có thực,nó tồn tại như là một Chân Lý,dù có nhận thức của chúng ta hay không.Nhưng mặt khác cũng có thể nói,thời gian là không có thực,nó chỉ là những khái niệm do con người chúng ta đặt ra mà thôi.Vì nếu nói thời gian là có thực thì trước khi có con người thì thời gian ở đâu?Ai hay cái gì xác định rằng có Năm và Tháng,có Ngày và Đêm,có Giờ,có Phút,có Giây ...?

Điều này cũng giống như Chân Lý vậy.Chân Lý tồn tại là bất biến,nằm ngoài sự nhận thức cũng như tác động của con người,nhưng như vậy có đúng không? Nếu không có con người,không có nhận thức của chúng ta thì Chân Lý tồn tại thì có ý nghĩa gì ? Có lợi ích gì ? Đây chính là điều Đức Phật đã phải suy nghĩ day dứt sau khi thành Đạo vậy.Ngài tìm được ra Chân Lý, nó khó hiểu với đa phần mọi người,nó không dễ nắm bắt.Vậy có nên nói cho mọi người biết hay không?Nói ra họ có hiểu được không?...Cuối cùng Đức Phật cũng quyết định dùng 49 năm đời mình để đi thuyết Pháp bởi Ngài đã nghĩ thấu triệt rằng : Chân Lý nếu chỉ tồn tại ngoài nhận thức của con người,tồn tại riêng lẻ thì nó không có ý nghĩa gì hết,nó không còn gọi là Chân lý nữa.Đây chính là ý nghĩa của Trung Đạo,cũng chính là ý nghĩa mà về sau Đại Thừa phát triển nó một cách mạnh mẽ dưới hình tượng Bồ Tát,các vị Bồ Tát "thõng tay vào chợ",vì chúng sinh,vì lợi ích của chúng sinh và cũng vì chính cái ý nghĩa quan trọng của Chân lý mà các vị Bồ Tát mới thệ nguyện rằng sẽ chỉ thành Phật khi nào cứu độ được hết thảy chúng sinh.Đó là ý nghĩa tối thượng của việc Đức Phật thuyết pháp vậy.

Ôi,xin lỗi bạn vodanhladanh,tôi lại lan man xa chủ đề nữa rồi ...:icon_lol:

Vậy quay lại vấn đề thời gian và sat na.

Nếu ai đã từng đọc cuốn truyện Hoàng Tử bé của nhà văn Exupéry rồi thì hẳn còn nhớ đến đoạn khi Hoàng Tử Bé đi đến một hành tinh rất nhỏ,chỉ có một người gác đèn duy nhất ở trên đó.Nhiệm vụ của người gác đèn là chỉ việc thắp đèn và tắt đèn,nhưng do hành tinh đó rất nhỏ nên nó quay rất nhanh,nhanh đến nỗi chỉ vừa thắp đèn là phải tắt đèn,vừa tắt đèn lại phải thắp đèn ... Ánh sáng và Bóng tối,Ngày và Đêm nối tiếp nhau,không thể phân biệt được đâu là ranh giới giữa chúng.

Theo minh định,đó chính là hình tượng có thể đại diện rõ ràng nhất cho đại lượng thời gian,cho một sát na.Thời gian là một thứ vô hình không nắm bắt được,nó chỉ có thể được nhận biết khi ta đối chiếu với sự vận động của các sự vật-hiện tượng mà thôi.Và một sát na cũng vậy,ta cũng chỉ có thể nhận biết một sát na thông qua sự vận động đó.Nếu chúng ta không nhận thức ra được sát na đó thì có thể coi sát na đó không tồn tại.Nhưng nó không tồn tại là do chúng ta không nắm bắt được nó,nhưng không có nghĩa là người khác,hay các Vị Phật,Bồ Tát không nắm bắt được sát na đó.

Đó chính là sự khác biệt về Tâm Thức.Tâm thức khác nhau thì cảm nhận khác nhau.Tâm thức của các bậc Giải Thoát sẽ khác Tâm thức của chúng ta thì một sát na đối với họ sẽ là khác.

Bạn nào đã từng coi phim *** thì sẽ hiểu điều này.Cùng một thời gian đó,nhưng khi chúng ta có khả năng làm chậm thời gian(tức là tăng khả năng chuyển động lên vô hạn) thì sự vận động của chúng ta sẽ khác,thời gian sẽ vận hành khác với những người xung quanh.Lúc đó một giây của ta có thể là vô số phút của người khác rồi.Cũng như trong giấc mộng Nam Kha vậy.Cả một cuộc đời trong một giấc mộng thì một sát na sẽ như thế nào ?

Kết luận lại rằng một sát na tồn tại chỉ là một ý niệm mà thôi,một sát na sẽ khác nhau giữa các hoàn cảnh khác nhau,giữa các Tâm thức khác nhau.Đối với chúng sinh,phàm phu,một sát na là một hơi thở thì đối với Đức Phật một sát na có thể là vô lượng kiếp vậy.

Hic,viết dài như vậy nhưng minh định vẫn chưa thể diễn đạt được hết ý của mình.Thật là khó diễn đạt.
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Kính bác Văn Học ! Kính anh vodanhladanh ! Kính quý đạo hữu !
Theo cuncon sưu tầm thì :

Trong Kinh sách Phật có nói đến "thời gian của một lần khảy móng tay" để diễn tả khoảng thời gian rất ngắn, nhưng có những bài pháp cần thiết nói đến khoảng thời gian cực ngắn, thì đức Phật gọi là sát na (ksana). Về sau, căn cứ theo lời Phật giải thích về sát na, chúng ta có những đúc kết :

* Thời gian một lần khảy móng tay là 65 ksana (Theo Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá).
* 120 kṣaṇa (sát-na) = 1 tatkṣaṇa, 60 tatkṣaṇa = 1 lava, 30 lava = 1 muhūrta. (Theo Thuyết nhất thiết hữu bộ).
Sau này nhà nghiên cứu Louis de la Vallée Poussin đã đem đối chiếu với cách tính thời gian hiện đại là Giây thì : 1 kṣaṇa = 0,013333 giây (Tức là khoảng 1% của Giây).

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Càng biện luận lại càng vô lí, mong một ngày thoát khỏi nó như Tôn Ngộ Không thoát khỏi Ngũ Hành Sơn.
Kính!

Cám ơn minh định và cunconmocoi !

Hai bạn đã góp phần giải bớt những thắc mắc của vodanhladanh. Bây giờ xin phép, Vô Học có một bài toán, xin các bạn đừng nghĩ rằng "nó" không có liên quan đến "chuyện chúng mình" :

10 X A = 1000 X A
(10 nhân với A bằng 1000 nhân với A)

Vậy A là mấy ?

Xin mời !

 
P

phapchieumt

Guest
A di đà Phật! Lâu lâu ghé qua thăm bác Nguyễn Văn Học nhen. A= KHÔNG. A DI ĐÀ pHẬT.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
A di đà Phật! Lâu lâu ghé qua thăm bác Nguyễn Văn Học nhen. A= KHÔNG. A DI ĐÀ pHẬT.

phapchieumq hay lắm ! Đề vừa ra đã giải xong.

Thế đấy, vodanhladanh ơi ! Bất luận số mấy mà nhân với KHÔNG thì đều bằng KHÔNG hết phải hôn ?!

"Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điễn" (Kinh Kim Cang)

Thời gian là gì ? Hữu vi pháp phải hôn ?!
Không gian là gì ? Hữu vi pháp phải hôn ?!

Vậy thì chúng đều là sản phẩm của mộng mơ cả, mộng mơ là không có thật, không có thật thì có lẻ ta nên vượt lên trên CÓ LÝ và VÔ LÝ, trong cơn mơ ta có thể bay như chim, có thể cầm ổ bánh mì bóp ra nước được mà, bình thường thôi phải hôn ?! Chuyện gì cũng có thể xảy ra, cái gì ta cũng có thể làm được cả. (vì KHÔNG là "mẫu số chung" cho tất cả mọi hiện tượng).

Ngày xưa :

Ông Duy Ma Cật nói :
- Ngài Xá Lợi Phất ! Chư Phật và chư Bồ Tát có Pháp “giải thoát” tên là “bất khả tư nghị”. Nếu Bồ Tát trụ nơi pháp giải thoát đó, lấy núi Tu Di rộng lớn nhét vào trong hột cải vẫn không thêm bớt, hình núi Tu Di vẫn y nguyên, mà trời Tứ Thiên vương và Đạo Lợi thiên vương không hay không biết đã vào đấy, chỉ có những người đáng độ được mới thấy núi Tú Di vào trong hột cải, đó là Pháp môn “bất khả tư nghị giải thoát”. Lại lấy nước bốn biển lớn cho vào trong lỗ chưn lông, không có khuấy động các loài thủy tộc như cá trạnh, ngoan đà, mà các biển lớn kia cũng vẫn y nguyên. Các loài rồng, quỉ thần, A Tu La v.v... đều không hay không biết mình đi vào đấy, và các loài ấy cũng không có loạn động.

Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ? Bồ Tát ở nơi Pháp bất khả tư nghị giải thoát, rút lấy cõi tam thiên đại thiên thế giới nhanh như bàn tròn của thợ gốm, rồi để trong bàn tay hữu quăng ra ngoài khỏi những thế giới như số cát sông Hằng, mà chúng sanh trong đó không hay không biết mình có đi đâu, lại đem trở về chỗ cũ, mà người không biết có qua có lại, và thế giới ấy cũng vẫn y nguyên.

Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ? Hoặc có chúng sanh nào ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được. Bồ Tát liền kéo dài bảy ngày ra làm một kiếp để cho chúng sanh kia gọi là một kiếp; hoặc có chúng sanh nào không ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được, Bồ Tát liền thâu ngắn một kiếp lại làm bảy ngày, để cho chúng sanh kia gọi là bảy ngày.

Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Bồ Tát trụ nơi pháp bất khả tư nghị giải thoát, đem những việc tốt đẹp của tất cả cõi Phật gom về một nước chỉ bày cho chúng sanh. Lại nữa, Bồ Tát đem tất cả chúng sanh ở tất cả cõi Phật để trên bàn tay hữu của mình rồi bay đến mười phương bày ra cho ai cũng thấy tất cả mà bản xứ không lay động. – Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Những đồ cúng dường chư Phật của chúng sanh trong mười phương, Bồ Tát làm cho tất cả đều thấy nơi một lỗ chơn lông. Lại nữa, bao nhiêu nhựt nguyệt, tinh tú trong các cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đều làm cho mọi người thấy rõ nơi một lỗ chưn lông.
Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Bao nhiêu thứ gió ở các cõi nước trong mười phương, Bồ Tát có thể hút vào trong miệng mà thân không hề tổn hại, những cây cối ở bên ngoài cũng không xiêu, ngã, trốc, gảy. Lại khi kiếp lửa cháy tan cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đem tất cả lửa để vào trong bụng, lửa cũng vẫn y nguyên mà không chút gì làm hại. Lại quá số cát sông Hằng thế giới Phật về phương dưới, lấy một cõi Phật đem để cách khỏi số cát sông Hằng thế giới ở phương trên như cầm mũi kim nhọn ghim lấy một lá táo mà không có tổn hại.

Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Bồ Tát trụ cảnh “bất khả tư nghị giải thoát” hay dùng thần thông hiện làm thân Phật hoặc hiện thân Bích Chi Phật, thân Thanh Văn, thân Đế Thích, thân Phạm Vương, thân Thế chúa, hoặc thân Chuyển luân thánh vương. Các thứ tiếng to, tiếng vừa; tiếng nhỏ ở các cõi nước mười phương đều biến thành tiếng Phật diễn nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã và những pháp của chư Phật ở mười phương nói ra làm cho khắp tất cả đều được nghe.

Ngài Xá Lợi Phất ! Nay tôi chỉ nói qua thần lực giải thoát bất khả tư nghị của Bồ Tát như thế, nếu nói cho đủ đến cùng kiếp cũng không hết được.


http://thuvienhoasen.org/p16a2019/6-pham-bat-tu-nghi
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính bác Văn Học !

Trong cơn mơ thì con có thể bóp ổ bánh mì ra nước, con có thể bay như chim, nhưng trong đời thực thì điều đó là không thể.
Làm sao có thể đem núi Tu di nhét vào hạt cải ? Làm sao có thể thâu ngắn một kiếp thành bảy ngày ? Làm sao có thể kéo 7 ngày ra thành một kiếp ? Phải chăng câu chuyện trên là chuyện mang tính ẫn dụ ?

Kính xin bác "hạ một đao".
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Trong cơn mơ thì con có thể bóp ổ bánh mì ra nước, con có thể bay như chim, nhưng trong đời thực thì điều đó là không thể.
Làm sao có thể đem núi Tu di nhét vào hạt cải ? Làm sao có thể thâu ngắn một kiếp thành bảy ngày ? Làm sao có thể kéo 7 ngày ra thành một kiếp ? Phải chăng câu chuyện trên là chuyện mang tính ẫn dụ ?

Kính xin bác "hạ một đao".

Chào Thanh Trúc ! Cho Vô Học hỏi một câu nhé :

Cuộc đời này nó thực được bao nhiêu phần trăm ?
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính bác Văn Học !

Trong cơn mơ thì con có thể bóp ổ bánh mì ra nước, con có thể bay như chim, nhưng trong đời thực thì điều đó là không thể.
Làm sao có thể đem núi Tu di nhét vào hạt cải ? Làm sao có thể thâu ngắn một kiếp thành bảy ngày ? Làm sao có thể kéo 7 ngày ra thành một kiếp ? Phải chăng câu chuyện trên là chuyện mang tính ẫn dụ ?

Kính xin bác "hạ một đao".
Kính chào Thanh Trúc!
Có thật thế chăng?
Trong cơn mơ thì Thanh Trúc có thể bóp ổ bánh mì ra nước, trong cơn mơ Thanh Trúc có thể bay như chim?
Thanh Trúc có từng quán về việc đó chưa? Có phải Thanh Trúc muốn mơ gì thì mơ, muốn thấy gì thì thấy, muốn sự việc như thế nào thì như thế ấy.
Nếu Thanh Trúc đã quán về việc đó vodanh xin tiếp lời.
Kính.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào Thanh Trúc ! Cho Vô Học hỏi một câu nhé :

Cuộc đời này nó thực được bao nhiêu phần trăm ?

Chào bác Văn Học,

Cho minh định xin hỏi bác ...

Bác đang nằm mộng hay bác từ trong mộng mà ra ?...hihihi:002:

Câu truyện Giấc Mộng Nam Kha

Có một chàng tên Lữ,lên Kinh đô thì và trượt ba lần.Trên đường về chàng lấy nồi cháo kê ra nấu.Trong khi ngồi chờ cháo chín,chàng mơ thấy mình lại lên Kinh thi nữa và đậu Trạng Nguyên.Chàng được vua cho làm quan Tổng trấn tỉnh Nam Kha.Sau đó khi có giặc dã chàng được phong làm Nguyên Soái và cưới cô Công Chúa rồi đi dẹp loạn.Chàng đánh đâu thắng đó khiến cho nhiều người ghen ghét,họ sàm tấu khiến chàng bị vua đuổi về quê.Sống bần hàn gần mười năm thì vua hối hận lại kêu chàng ra làm Tể tướng.Chẳng bao lâu vua chết,Thái tử lên ngôi lại đuổi chàng về quê.Lúc này tuổi già,hơn bẩy mươi rồi,mà lại phải sống cảnh cơ hàn nên chàng chán nản sinh ra bị bệnh nặng.Trên giường bệnh chàng Lữ hấp hối sắp chết nên sợ quá choàng tỉnh dậy thì thấy nồi cháo kê vẫn còn chưa chín...

Đâu là mộng,đâu là thực ạ... Nồi cháo kê là mộng chăng ? ... hihii:002:
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào Thanh Trúc ! Cho Vô Học hỏi một câu nhé :

Cuộc đời này nó thực được bao nhiêu phần trăm ?

Kính bác nguyenvanhoc!
Nếu ai đó bịt mắt vodanh rồi chở đến 1 ngôi nhà, lại đưa vào phòng kín, tháo băng bịt mắt ra, và hỏi cái nhà này có mái nhà màu gì, nhà to hay nhỏ thì vodanh bó phép.
Vậy khi bác hỏi cuộc đời này nó thực bao nhiêu phần trăm thì thật khó, chỉ khi nào có thể đi ra khỏi cuộc đời mới biết được.
Nhưng ra khỏi nhà mới biết cái nhà như thế nào, mà phải đi luôn không quay lại thì biết để làm gì, đi thẳng luôn cho khỏe, việc gì phải ngoái lại nhìn.
Vậy nên khi còn phải ở trong nhà, khi ta ở phòng nào thì ta quan sát tỉ mỉ phòng đó, khi ta qua phòng khác lại quan sát tỉ mỉ phòng khác...
Ví như khi ta là cha, ta xem xét cẩn thận vai trò người cha và vui vẻ làm cho tốt, khi ta là chồng ta xem xét cẩn thận vai trò người chồng và vui vẻ làm cho tốt, khi ta là một viên chức nào đó lại cũng như thế....Vậy dù không biết toàn ngôi nhà nhưng thông qua việc biết rõ từng phòng ta có thể có chút ý niệm về tổng quát ngôi nhà. Ai hỏi ta ngôi nhà có to không, ta trả lời ừ ừ nó thế thế.
Hiên tại vodanh chưa ra khỏi cuộc đời này của mình lần nào, vậy làm sao biết nó có thật bao nhiêu phần trăm. Nhưng ra khỏi giấc mơ thì nhiều lắm, hầu như mổi ngày.
Vậy vodanh chỉ có thể trả lời với bác theo kinh nghiệm của mình: Giấc mơ có thật bao nhiêu phần trăm.
Kính chào bác học.
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Chào Thanh Trúc ! Cho Vô Học hỏi một câu nhé :

Cuộc đời này nó thực được bao nhiêu phần trăm ?

Kính bác Văn Học !

Từ trước đến giờ, chưa ai hỏi con câu đó cả, vì lâu nay con cũng như mọi người đều đương nhiên sống trong đời, mặc nhiên cho cuộc sống này là thực 100%, nhưng cũng đã có lần con phân vân, giống như Trang Châu sau khi nằm mộng thấy mình là bướm, chập chờn bay lượn, vờn hoa hút nhuỵ khoái hoạt vô cùng; xảy đâu vợ gọi dậy, ông ngẩn ngơ vì cảm xúc khoái lạc còn vương vấn, ông nghi vấn "Châu là thực hay bướm mới là mình ?".

Cũng thế, có lần con bất tỉnh, con thấy con rất tự do khoái lạc, đặc biệt là con có cảm nhận "20 năm cuộc đời của con, chỉ là một thoáng lãng du, cái sống này mới là cuộc đời của mình, còn 20 năm làm Thanh Trúc chỉ là một cơn mộng ảo _ ngắn ngủi chừng như chỉ trong chốc lát".

Cho nên bây giờ đối với con cuộc đời này chỉ thực 50%, và con mong được thấy cuộc đời này chỉ thực vài phần trăm thôi.

--------------

vodanhladanh đã viết:
Kính chào Thanh Trúc!
Có thật thế chăng?
Trong cơn mơ thì Thanh Trúc có thể bóp ổ bánh mì ra nước, trong cơn mơ Thanh Trúc có thể bay như chim?

Kính anh vodanhladanh !

Với ai khác ra sao thì em không biết, chứ với em thì rất ít khi nằm mơ, nhưng trong cơn mơ thì ý em nghĩ như thế nào thì mọi chuyện sẽ xảy ra như thế ấy, thí dụ như trong mơ em nghĩ rằng "đoạn đường này chắc là có kẻ gian", thì lập tức em phát hiện ra hắn, em chạy và nghĩ rằng hắn đang đuổi theo, quả thật, hắn đuổi theo, em nghĩ rằng mình phải bay lên mới được thì em liền bay lên,.........

Nghĩa là mọi chuyện xảy ra đúng y như thức tưởng của em, em tưởng cái gì thì chuyện đó xảy ra, đâu có khó khăn gì phải không anh ?! chuyện trong mơ mà, nó đâu có đòi hỏi phải logic đâu, không có định đề định lý gì trong mơ cả, không có gì hợp lý hay phi lý trong mơ cả, phải không anh ?!

Kính !
 
P

phapchieumt

Guest
Chào Thanh Trúc ! Cho Vô Học hỏi một câu nhé :

Cuộc đời này nó thực được bao nhiêu phần trăm ?
A di đà Phật!
Ối giời. Ai thì phapchieumt không biết chứ cái thằng phapchieumt này nó cứ ngủ từ ngàn đời ngàn kiếp, đến bây giờ nó còn thích ngủ lắm. Cái thằng dở hơi này sao nó thích ngủ thế. heeeee. A di đà Phật.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào bác Văn Học,

Cho minh định xin hỏi bác ...

Bác đang nằm mộng hay bác từ trong mộng mà ra ?...hihihi:002:

Câu truyện Giấc Mộng Nam Kha

Có một chàng tên Lữ,lên Kinh đô thì và trượt ba lần.Trên đường về chàng lấy nồi cháo kê ra nấu.Trong khi ngồi chờ cháo chín,chàng mơ thấy mình lại lên Kinh thi nữa và đậu Trạng Nguyên.Chàng được vua cho làm quan Tổng trấn tỉnh Nam Kha.Sau đó khi có giặc dã chàng được phong làm Nguyên Soái và cưới cô Công Chúa rồi đi dẹp loạn.Chàng đánh đâu thắng đó khiến cho nhiều người ghen ghét,họ sàm tấu khiến chàng bị vua đuổi về quê.Sống bần hàn gần mười năm thì vua hối hận lại kêu chàng ra làm Tể tướng.Chẳng bao lâu vua chết,Thái tử lên ngôi lại đuổi chàng về quê.Lúc này tuổi già,hơn bẩy mươi rồi,mà lại phải sống cảnh cơ hàn nên chàng chán nản sinh ra bị bệnh nặng.Trên giường bệnh chàng Lữ hấp hối sắp chết nên sợ quá choàng tỉnh dậy thì thấy nồi cháo kê vẫn còn chưa chín...

Đâu là mộng,đâu là thực ạ... Nồi cháo kê là mộng chăng ? ... hihii:002:

Cám ơn Giấc mộng hoàng lương (Giấc mộng kê vàng) của minhđịnh !

Bác đang nằm mộng hay bác từ trong mộng mà ra ?

bot%20vh_zpsfyc2shjb.jpg

Đâu là mộng,đâu là thực ạ... Nồi cháo kê là mộng chăng ?

ngua_zpsxgxkqltn.jpg

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
A di đà Phật!
Ối giời. Ai thì phapchieumt không biết chứ cái thằng phapchieumt này nó cứ ngủ từ ngàn đời ngàn kiếp, đến bây giờ nó còn thích ngủ lắm. Cái thằng dở hơi này sao nó thích ngủ thế. heeeee. A di đà Phật.

Kính huynh phapchieumt !

Ấy da ! Điều huynh nói chỉ là cái mặt nạ, điều huynh muốn che giấu là : huynh chỉ còn thấy cõi đời nầy nó thực 20% thôi (Vô Học thì thấy thực 50%).

Vị nào THỰC thấy cuộc đời này chỉ THẬT 0%, ấy là bậc Đại Giác Ngộ, trong đó Thời gian và Không gian đều vô nghĩa (như thực chất của nó là KHÔNG).

Vì cùng là KHÔNG cho nên BÌNH ĐẲNG, trăm năm, nghìn năm hay vô lượng kiếp cũng đồng như 1 sát na.

Vì cùng là KHÔNG cho nên BÌNH ĐẲNG, núi Tu Di lớn mà chẳng lớn, hạt bụi nhỏ nhưng mà chẳng nhỏ.


Vì cùng là KHÔNG cho nên BÌNH ĐẲNG, Đức Phật, Chư Đại Bồ tát độ vô lượng vô số chúng sinh, mà không thấy có chúng sinh nào được độ (Kinh Kim Cang).

Một pháp đã KHÔNG thì tất cả cũng KHÔNG, vì tất cả đều KHÔNG cho nên BÌNH ĐẲNG. Đây là Chân Lý Tuyệt Đối, mà tất cả những vị Phát Bồ Đề Tâm đều hướng đến. Hướng đến BÌNH ĐẲNG TUYỆT ĐỐI là chân chính phát Bồ Đề Tâm.

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên