Hữu Vi Pháp & Vô Vi Pháp

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Kính các Bạn.

Nhân ĐH Nguyên Chiếu và một số Bạn hỏi rằng:
"Với năng lực người sơ cơ mới học Phật thì làm sao để chúng ta có cái nhìn liễu tri về thế giới vô vi của cõi cực lạc , còn nếu có cái nhìn hữu vi thì sẽ còn chấp thì khó mà giải thoát được ạ ?
Mong Thầy vì con và đại chúng mà diễn nói giúp."(hết trích)

Vâng. VQ tuy rằng chưa được Liễu Đạt Vô Vi. Nhưng vì tinh thần vừa học, vừa trả bài. Nên VQ cũng xin kính trình lên Đại chúng một ít kiến giải thô thiển về vấn đề này.

Kính mong các Bạn vào xem và góp ý chỉ giáo.

Mô Phật.

tiểu3.jpg
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 1- Thế nào là "Pháp Hữu Vi" ?

- Pháp hữu vi là pháp do nhân duyên hòa hợp "vọng sanh", do nhân duyên sanh nên do nhân duyên diệt. Pháp do nhân duyên mới có nên Bản tính là vô ngã, vì vô ngã nên vô thường, vì vô thường nên khổ, vì khổ nên bất tịnh (không ưng ý)

- Pháp Hữu Vi là những pháp do các duyên giả hợp mà có ra. Như cái nhà, chiếc xe, cây cối, con người, cầm thú v.v....

- Tất cả Pháp Hữu Vi đều do duyên hợp mà sanh nên chúng không thể độc lập mà trụ, sẽ theo duyên mà dị và hết duyên thì diệt.

- Hữu vi tiếng (有爲) Phạm: Saôskfta. Pàli:Saíkhata. Cũng gọi Hữu vi pháp. Pháp do tạo tác mà có. Chỉ chung cho các hiện tượng do nhân duyên hòa hợp mà được tạo ra. Cũng tức là tất cả hiện tượng trong quan hệ hỗ tương, sinh diệt biến hóa, lấy 4 tướng hữu vi sinh, trụ, dị, diệt làm đặc trưng. Ngược lại, pháp nào vĩnh viễn bất biến và tồn tại tuyệt đối thì gọi là Vô vi pháp.

- Pháp Hữu Vi theo duyên mà sanh, trụ, dị, diệt (thành, trụ, hoại, không), nên gọi là KHÔNG CÓ TỰ TÁNH. Chúng vô thường, biến ão không bền chắc.

- Theo Câu xá luận quang kí quyển 5, thì nhân duyên tạo tác gọi là Vi , còn các pháp sắc, tâm từ nhân duyên, có sự tạo tác của nhân duyên, cho nên gọi là Hữu vi, do đó, Hữu vi cũng là tên khác của pháp duyên khởi.

Theo Tự điển Phật học online:

* Pháp hữu vi có thể chia ra 3 loại gọi là Tam hữu vi, đó là: Sắc pháp (vật chất), Tâm pháp (tâm) và Phi sắc phi tâm pháp (pháp bất tương ứng).

* Pháp hữu vi là pháp vô thường, chuyển biến, đổi dời trong từng sát na, vì thế cũng gọi là Hữu vi chuyển biến. Sinh, trụ, dị, diệt (Tứ tướng hữu vi) là đặc trưng căn bản của các pháp hữu vi, cũng có thuyết hợp 2 tướng trụ, dị làm một mà lập Tam tướng hữu vi.

* Tất cả các pháp hữu vi cuối cùng sẽ bị lìa bỏ mà đến Niết bàn, cho nên gọi là Hữu li. 4. Hữu sự: Sự là nhân, nghĩa là các pháp hữu vi đều từ nhân mà sinh ra, cho nên gọi là Hữu sự. Lại nữa, pháp hữu vi phải nhờ quan hệ nhân quả mới thành lập được, như vậy, phàm là pháp hữu vi thì nhất định sẽ sinh ra quả, cho nên Hữu vi cũng được gọi là Hữu quả. Ngoài ra, Hữu vi còn có tên khác là Hữu sát na vì nó có tính chất sinh diệt đổi dời trong từng sát na. (hết trích)

Tóm lại: Hữu Vi Pháp là Pháp do nhân duyên sanh, là HIỆN TƯỢNG của Chân Như Tâm. Tánh chất của Pháp Hữu Vi là: Có Sanh- có diệt. có Cấu- có Tịnh. có Tăng- có Giảm. có Đến- có Đi (Vô thường, khổ, bất tịnh).

* Hữu vi cũng là tên khác của pháp duyên khởi.

* Chúng sanh trú chấp Hữu Vi Pháp, sống bằng Hữu Vi Pháp, bị Hữu Vi Pháp chi phối.- Nên phải chịu sanh tử luân hồi ưu bi khổ não.

* Tất cả các pháp hữu vi cuối cùng sẽ bị lìa bỏ mà đến Niết bàn,
thần tài2.jpg


Kinh Kim Cang Bát nhã dạy:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
(K. Kim Cang)​
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 2- Vô Vi là gì ?

Đối với Tôn Giáo khác.- Vô Vi là chỉ cho cái huyền bí, siêu nhiên của Đạo (thuộc về Huyền thuật) ! Giáo lý Phật thì khác hẳn cái nghĩa Vô Vi này.

* Với Đạo Phật:

Vô Vi tức là Niết Bàn, là Bản Thể các Pháp, là Thật Tánh của các Pháp. Cũng tức là Thật Tướng, là Bản Thể của Pháp Duyên Khởi.

(theo thiền sư Ajahn Sumedho, Tâm và đạo, )
Thế thì pháp vô vi là gì? Bạn không thể thấy, ngửi, nếm, xúc chạm, nghe, hay suy nghĩ về pháp vô vi nhưng nó là nơi mà tất cả pháp hữu vi hội tụ về. Nó không thuộc về cảm giác. Nó là sự an tịnh. Nó không sinh khởi hay hoại diệt, không có sự bắt đầu hay chấm dứt. Chính nó là cội nguồn mà từ đó tất cả các pháp hữu vi được sinh khởi. Khi để tất cả sự việc hiện lên trong tâm và ra đi, bạn đang để cho chúng trở về với pháp vô vi hay pháp không điều kiện (tức là nhân duyên khởi).

Thế thì mục tiêu tối hậu của con người là thấy và biết rằng các pháp điều kiện (nhân duyên sanh) chỉ là những điều kiện, và pháp không điều kiện (vô vi) chỉ là pháp không điều kiện..... Và đạo Phật là chiếc xe, là quy ước, là cách thức, là truyền thống giúp bạn phá vỡ và đi xuyên qua những ảo tưởng, thoát khỏi những trói buộc của những điều kiện của thế giới luân hồi sinh tử.

Khi thấy được pháp không điều kiện, hay pháp vô vi, hay Niết bàn, lúc đó, bạn đang ở trạng thái vô sanh và bất tử. (hết trích)

VÔ VI nghĩa là không tạo tác. Trái lại với pháp hữu vi, các pháp không do nhân duyên sinh, không sinh diệt biến đổi, không bị chi phối bởi các tướng thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, hay sinh lão bịnh tử, đều là pháp vô vi. (Còn tiếp)
1705130786426.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 3- Vô Vi là gì ? (tt) Theo luận Câu Xá thuyết minh, có 3 pháp thuộc về loại pháp vô vi:

1/. Hư không vô vi: Tất cả Pháp là Duyên khởi- nên Bản Thể là từ KHÔNG mà sanh.- Đó là Hư Không Vô Vi. Cũng cần để ý, cái hư không trong quan niệm thông thường, cái khoảng không chúng ta thấy trước mặt, không phải là hư không vô vi.- Vấn đề này luận Câu Xá nói: Nó cũng là một loại sắc pháp (hữu vi) hiện hữu trong không gian mà thôi, có sinh có diệt, có thay đổi biến hóa, vẫn nằm trong khái niệm của con người.- "Hư không vô vi" vượt ra ngoài khái niệm, chúng ta không thể dùng ý thức của con người mà biết được. (mà phải chuyển Thức thành Trí mới cảm nhận).- Có thể ước lượt là Chân Không Diệu Hữu-

2/. Trạch diệt vô vi: Do dùng trí tuệ quán chiếu để diệt trừ mọi sự ràng buộc của phiền não vô minh mà hiển bày cảnh giới không tịch (niết bàn). Cảnh giới không tịch này xưa nay vốn hằng hữu, bất sinh bất diệt – cho nên gọi là vô vi; nhưng chỉ vì vô minh phiền não che khuất mà chưa hiển lộ ra được; nay nhờ tuệ giác quét sạch vô minh mà nó lại hiện rõ ra, cho nên gọi là “trạch diệt vô vi”.

3/. Phi trạch diệt vô vi: Đây là pháp vô vi không cần phải dùng trí tuệ tiêu diệt vô minh mới hiển bày, mà là thể tính không tịch vốn có hiển nhiên (Vô Sanh). đã không sinh thì tất nhiên cũng không diệt. Pháp không sinh không diệt là pháp vô vi. Pháp vô vi này không phải do dùng trí tuệ dứt trừ lậu hoặc để chứng đắc, nên gọi là “phi trạch diệt vô vi”. (Còn tiếp)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 4- Vô Vi là gì ? (tt)Theo Duy Thức Học, có 6 pháp Vô Vi:

Đó là:

1/Hư không vô vi: không ngã không pháp rời các cấu nhiễm rỗng rang như hư không, chơn như, pháp tánh. Không dùng ý thức suy nghĩ, nó phi sắc phi tâm, không cấu tịnh, sanh, diệt và tăng giảm nên gọi là vô vi.

2/Trạch diệt vô vi: dùng trí huệ vô lậu lựa chọn diệt trừ nhiễm ô, nên chơn như vô vi mới hiện

3/Phi trạch diệt vô vi: không cần lựa chọn diệt trừ các phiền não, có 2:

a/Tánh chơn như vốn thanh tịnh, không cần lựa chọn, diệt trừ phiền não nhiễm ô nó mới có

b/Các pháp hữu vi thiếu duyên không sanh khởi, nên pháp vô vi được hiện nên gọi là phi trạch diệt

4/Bất động diệt vô vi: đệ tứ thiền lìa được 3 định dưới ra khỏi tam tai (đau binh, thủy, hoả) không bị mừng, giận, ghét, thương,.. làm chao động nơi tâm
**BẤT ĐỘNG DIỆT VÔ VI:Nghĩa là Diệt Đế vốn Như Như Bất Động (Thường trụ - Vô Sanh).

*Thế nào là Bất Động ?

Nghĩa là thể Tâm Lặng yên không đến không đi, không qua không lại .

Niết Bàn Tĩnh lặng bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm.

Bởi vì Tâm Vốn đã cùng khắp,nên không thể sanh diệt, đến đi, thêm bớt.

Niết Bàn Vô Trụ Xứ nên Bất Động Như như.

Triệu Luận viết:

BÀI LUẬN THỨ NHẤT
VẬT BẤT THIÊN

Phàm phu vọng thấy các pháp hình như có lưu động và biến đổi; nếu lấy Bát Nhã mà quán thì liền thấy ngay thật tướng của các pháp ngay đó thể tánh tịch diệt chơn thường, chẳng có chút tướng lưu động hay biến đổi, nên nói chẳng có một pháp được động chuyển là vậy.

Vì duyên sanh nên tánh không, nên mỗi pháp ngay đó vốn không biến đổi, chẳng phải tướng biến đổi mà tánh chẳng biến đổi (nghĩa là tánh với tướng chẳng khác).

Thấy được mỗi pháp không biến đổi, nên tức vật tức chân, chân thì chẳng có một pháp nào dính dáng đến tình cảm, theo đó mà quán tục thì tục tức chân vậy.

Vì do toàn lý thành sự, sự sự đều chân, thì thật tướng của các pháp ngay đó đều được hiển hiện rồi.
lại nói:

Gió bão bay núi mà thường tịnh
Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi
Bụi trần lăng xăng mà chẳng động
Trăng qua bầu trời mà chẳng đi.
http://www.thuvienhoasen.org/trieulu...vatbathien.htm

* Đây là ý nghĩa bất động diệt Vô Vi

5/Thọ tưởng diệt vô vi: khi được diệt tận định, diệt trừ thọ và tưởng tâm sở nên gọi thọ tưởng diệt vô vi

6/Chân như vô vi: không phải vọng gọi là Chơn (biến kế sở chấp) không điên đảo gọi là Như (y tha khởi) tức là thật tánh của các pháp (viên thành thật)
(Còn tiếp)
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,422
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính Thầy Viên Quang
An Long Xin Trích Đoạn Kinh LĂNG GIÀ Để Mọi Người Cùng Tham Khảo :

KINH LĂNG GIÀ (Trang 46 -Dịch Giả : Tích Duy Lực)
..." Đại Huệ !Thường bất tư nghì này do chư Như Lai Tự Giác Thánh Trí chứng đắc, nên thường bất tư nghì của Tự Giác Thánh Trí cần phải tu học.
-Lại nữa , Đại Huệ ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo chẳng có tánh thường, VÌ CÓ CÁI NHÂN CỦA TƯỚNG KHÁC, CHẲNG PHẢI CÁI NHÂN CỦA SỨC TƯỚNG TỰ THÀNH. Lại nữa Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo CÓ SỞ TÁC,TÁNH PHI TÁNH VÔ THƯỜNG,Theo kiến chấp suy tư tự cho là thường.
-Đại Huệ ! Pháp Ta cũng dùng nhân duyên như thế, vì tánh phi tánh CHẲNG LẬP SỞ TÁC,CHẲNG CÓ THƯỜNG KIẾN,nơi cảnh giới Tự Giác Thánh Trí NÓI CÁI THƯỜNG ẤY TỰ VÔ NHÂN (Chẳng có sự bắt đầu )'Đại Huệ ! Nếu các ngoại đạo lập cái nhân tướng thành thường bất tư nghì,lập cái nhân của tự tướng nói tánh phi tánh thì đồng như sừng thỏ,vì pháp bất tư nghì của họ chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng.Bọn ngoại đạo có cái lỗi như thế.Tại sao ? Vì chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng đồng như sừng thỏ CHẲNG PHẢI DO TỰ TƯỚNG VỐN SẴN ĐẦY ĐỦ.
-Đại Huệ ! Pháp thường bất tư nghì của Ta do tướng Tự Giác chứng đắc,LÌA SỞ TÁC,TÁNH PHI TÁNH NÊN TỰ VỐN LÀ THƯỜNG ,chẳng phải ngoài tánh phi tánh,suy nghĩ pháp vô thường cho là thường.Đại Huệ ! Nếu ngoài tánh phi tánh, pháp vô thường suy nghĩ cho là thường, là cái thuyết thường bất tư nghì của ngoại đạo.VÌ HỌ CHẲNG BIẾT CÁI TƯỚNG CỦA TỰ NHÂN THƯỜNG BẤT TƯ NGHÌ VỐN SẴN ĐẦY ĐỦ , NÊN XA CÁCH VỚI TƯỚNG CẢNH GIỚI ĐẮC TỰ GIÁC THÁNH TRÍ,họ chẳng nên thuyết.
-Lại nữa , Đại Huệ! Các Thanh Văn sợ cái khổ của vọng tưởng sanh tử mà cầu Niết Bàn CHẲNG BIẾT TÁNH SAI BIỆT CỦA SANH TỬ ,NIẾT BÀN LÀ VỌNG TƯỞNG PHI TÁNH do các căn thôi nghỉ cho là niết bàn CHẲNG PHẢI CHUYỂN TẠNG THỨC THÀNH TỰ GIÁC THÁNH TRÍ"....
--------------

Theo Nhận Thức Của An Long Qua Đoạn Kinh Văn Trên :
1-HỮU VI PHÁP =Các Pháp Được TẠO TÁC Do LẬP NHÂN Dựa Vào Ý ,Ý THỨC Lầm Chấp Nơi Danh Tướng Để Trực Nhập Và TRÌ, TRỤ Do Không Biết Là PHÁP =TÁNH PHI TÁNH (Không Thể Có Tự Tánh Cố Định Mà Chỉ Là TẠM TÁNH Không Bền Chắc )
..,Thí Dụ : Dựa Vào DANH VÔ VI (Hoặc Các Trạng Thái Tâm Thức Khác ) Cho Là VÔ VI TĨNH LẶNG->KHÔNG Ô NHIỄM (Cùng Các Nhận Thức Của Ý , Ý Thức,Tưởng Tượng Về Vô Vi )---> LÀM NHÂN ---> ÁP ĐẶT TÂM THỨC THÔI NGHĨ,DỪNG ĐÓNG CÁC GIÁC QUAN (Các Căn ) --->TRÌ TRỤ ===Để CÓ SỰ TĨNH LẶNG...
2-VÔ VI PHÁP =VÔ SANH=VÔ NHÂN--->Không Có KHỞI ĐẦU (LẬP NHÂN =DANH -TÁNH-TƯỚNG ) Do Sự TẠO TÁC, THAM GIA CỦA Ý ,Ý THỨC
-.TỰ GIÁC TRỰC NHẬP PHÁP GIỚI Với SỰ TƯƠNG TÁC NHẬN BIẾT LUÔN TỈNH GIÁC CỦA CÁC CĂN =NHẬN BIẾT CHÂN THẬT VẬN ĐỘNG TÁC ĐỘNG ,TƯƠNG TÁC CỦA CÁC PHÁP= CHÂN THẬT NHƯ ĐANG LÀ...NHƯ THỊ...NHƯ NHƯ... Cùng Các VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN...MÀ = KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA ,BÌNH LUẬN ,TẠO TÁC... HOÀN TOÀN RỜI LÌA TƯ TƯỞNG,Ý ,Ý THỨC.
Trong VÔ VI =Vốn VÔ SANH Nên TỰ TƯỚNG PHÁP VỐN SẴN ĐẦY ĐỦ .
Trong VÔ VI = Khi RỜI LÌA Ý , Ý THỨC ,TƯ TƯỞNG ---> TỰ XUẤT HIỆN ->VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN=LÀ TIỀN ĐỀ TỰU THÀNH TRÍ TUỆ BÁT NHÃ=TỰ GIÁC THÁNH TRÍ .
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93

An Long Xin Trích Đoạn Kinh LĂNG GIÀ Để Mọi Người Cùng Tham Khảo :

.....
2-VÔ VI PHÁP =VÔ SANH=VÔ NHÂN--->Không Có KHỞI ĐẦU (LẬP NHÂN =DANH -TÁNH-TƯỚNG ) Do Sự TẠO TÁC, THAM GIA CỦA Ý ,Ý THỨC
-.TỰ GIÁC TRỰC NHẬP PHÁP GIỚI Với SỰ TƯƠNG TÁC NHẬN BIẾT LUÔN TỈNH GIÁC CỦA CÁC CĂN =NHẬN BIẾT CHÂN THẬT VẬN ĐỘNG TÁC ĐỘNG ,TƯƠNG TÁC CỦA CÁC PHÁP= CHÂN THẬT NHƯ ĐANG LÀ...NHƯ THỊ...NHƯ NHƯ... Cùng Các VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN...MÀ = KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA ,BÌNH LUẬN ,TẠO TÁC... HOÀN TOÀN RỜI LÌA TƯ TƯỞNG,Ý ,Ý THỨC.
Trong VÔ VI =Vốn VÔ SANH Nên TỰ TƯỚNG PHÁP VỐN SẴN ĐẦY ĐỦ .
Trong VÔ VI = Khi RỜI LÌA Ý , Ý THỨC ,TƯ TƯỞNG ---> TỰ XUẤT HIỆN ->VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN=LÀ TIỀN ĐỀ TỰU THÀNH TRÍ TUỆ BÁT NHÃ=TỰ GIÁC THÁNH TRÍ .
Mô Phật
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 5- Vô Vi là gì ? (tt) Theo Luận Hiển Dương Thánh giáo, có 8 pháp Vô Vi:

Vô vi có tám loại: hư không, phi trạch diệt, trạch diệt, bất động, tưởng thọ diệt, thiện pháp chân như, bất thiện pháp chân như, vô ký pháp chân như.

1. Hư không: Là đối tượng của tâm và tâm pháp, tức cảnh giới đối trị ngoại sắc

2. Phi trạch diệt: Là nhân duyên chưa tập hợp, ở khoảng giữa ấy, các hành không khởi diệt, nhưng chẳng phải ly hệ.
.
3. Trạch diệt: Là do phương tiện tuệ mà các hành hữu lậu hoàn toàn không khởi diệt, và đó là ly hệ.

4. Bất động: Là rời ý muốn trú cõi Biến tịnh, đắc đệ tứ tĩnh lự, ở khoảng giữa ấy, ly hệ đối với khổ lạc.

5. Tưởng thọ diệt: Là rời ý muốn trú cõi Vô sở hữu xứ, nhập diệt tận định, ly hệ vì tâm và tâm pháp không thường hiện hành bị diệt, và vì một phần tâm và tâm pháp thường hiện hành bị diệt.

6. Thiện pháp chân như: Là cảnh giới thanh tịnh nơi thiện pháp

7. Bất thiện pháp chân như: Là cảnh giới thanh tịnh nơi bất thiện pháp.

8. Vô ký pháp chân như: Là cảnh giới thanh tịnh nơi vô ký pháp. Lại nữa, năm pháp như vậy (tâm, tâm sở hữu pháp, sắc pháp,bất tương ưng hành pháp, vô vi) (hết trích)

* kính các Bạn. Vô Vi CÓ hay KHÔNG ? Vô Vi tìm thấy ở đâu ?
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,422
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính Thầy Viên Quang.
Theo Nhận Thức Của An Long Thì : VÔ VI PHÁP = KHÔNG PHẢI LÀ PHÁP CỐ ĐỊNH Có Thể ĐỊNH DANH,ĐỊNH TÁNH, ĐỊNH TƯỚNG Mà Là THẬT TƯỚNG TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH .
KINH KIM CƯƠNG :
..."Ông Tu-bồ đề này ! Cứ như ý ông,thì Như Lai có được pháp A-=lốc đa-la tam-diểu tam-bồ-đề không ?Như Lai Có nói Pháp gì không ?
Ông Tu-bồ-đề bạch Phật rằng : Cứ như ý con đã hiểu cái nghĩa của Phật đã nói THÌ KHÔNG CÓ PHÉP GÌ NHẤT ĐỊNH GỌI LÀ A-LỐC ĐA-LA TAM- DIỂU TAM BỒ ĐỀ ,Cũng Không có phép gì nhất định gọi là phép A-la Tam-diểu tam-bồ-đề ,cũng không có phép gì nhất định mà Như Lai nói được.Sao biết ?
-Vì rằng những phép của Như Lai nói đều không lấy được.không nói được CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ PHI PHÁP. Tại sao Thế ? VÌ RẰNG HẾT THẨY THÁNH HIỀN ĐỀU LẤY PHÉP VÔ VI ĐÓ MÀ TU CHỨNG MÀ CÓ CHỖ KHÁC NHAU."...
----
Trong VÔ VI =Chẳng Như Tánh Chấp Của Phàm Phu,Cho vọng Tưởng Của Tự Tánh Là Chân Thật.Cái Vọng Tưởng Này Chẳng Phải có Tánh Tướng (VÔ SANH ) Của TỰ TÁNH KHÔNG.
Trong VÔ VI Không Có Gì LÀ CỐ ĐỊNH Mà Là SỰ CHUYỂN ĐỔI KHÔNG NGỪNG CỦA CÁC TRẠNG THÁI DO TƯƠNG TÁC CÙNG NHAU Cả Về TẠM TÁNH,TẠM TƯỚNG...Nên SỰ KIẾN NHẬN CÁC HIỆN TRẠNG CHÂN THẬT =NHƯ LÀ...NHƯ THỊ...NHƯ NHƯ...Là CHÂN THẬT Chứ Không Như Sự Phân Biệt Do Ý , Ý Thúc Vọng Tưởng Của Phàm Phu
-Do TẬP QUÁN NGHIỆP LỰC Của Từng Cá Thể Nên Khi TRỰC NHẬP VÔ VI Của Chư Thánh Và Chư Bồ Tát Cũng Có Những KIẾN NHẬN CHỨNG NGHIỆM KHÁC NHAU , CŨNG CÓ NHỮNG PHÂN BIỆT ...Nhưng LÌA Ý,Ý THỨC ,LÌA HỮU -VÔ -> CHẲNG CHẤP TƯỚNG ...Nên Có SỰ CHỨNG ĐẮC KHÁC NHAU.

KINH LĂNG GIÀ :
-..." Thế Tôn ! Bậc Thánh CŨNG CÓ PHÂN BIỆT như thế ,cũng thấy như sự vọng tưởng,do tưởng chẳng lìa sự,cũng là chấp tướng.Chấp tướng là cảnh giới của phàm phu,chẳng chấp tướng mới là cảnh giới tự sở hành của Bậc Thánh.Bậc Thánh chẳng cho cảnh giới tự tướng là là cảnh giới,do cảnh giới của phàm phu mà tự tâm thấy cảnh giới.Theo tướng duy nhất của vô tướng,bản thể của Vô Tướng là Pháp Thể : Bậc Thánh cũng thấy có tướng tự tánh,cũng thấy có pháp thể nơi tự tánh,nơi tướng của tự tánh phân biệt pháp thể như phàm phu.HIỂN HIỆN TỰ TÁNH NHƯ THẾ, CHỈ LÀ CHẲNG NÓI HỮU NHÂN MÀ GỌI LÀ HỮU,CHẲNG NÓI VÔ NHÂN MÀ GỌI LÀ VÔ cho nên chẳng nói Hữu Vô,vì nói hữu nói vô thì đọa kiến chấp tánh tướng của các pháp.Nói bậc Thánh " Chẳng đọa hữu và vô " như thế này là chẳng đọa nơi tướng thấy là cảnh giới tự tướng ,Nên chẳng phải phàm phu có thể so bằng mà khác với cảnh giới của phàm phu "...
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Theo Nhận Thức Của An Long Thì : VÔ VI PHÁP = KHÔNG PHẢI LÀ PHÁP CỐ ĐỊNH Có Thể ĐỊNH DANH,ĐỊNH TÁNH, ĐỊNH TƯỚNG Mà Là THẬT TƯỚNG TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH .
nb210.jpg


nb210.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 6- Vô Vi Có hay Không ?

Có quan niệm rằng: Vô vi là "pháp giả lập", nên là không !.- Do đó đưa đến chấp trước rằng Vô vi không có. Điều này không thể chấp nhận được !. Vì Sao ? Có 2 sự nhận xét:

1. Nếu Vô Vi là Có- Thì vô vi là pháp hữu vi. Vì phàm cái gì có thì phải sanh trụ dị diệt, vô thường biến đổi.

2. Nếu Vô Vi là Không có- Thì vô lý . Vì Đức Phật, chư Bồ Tát, A la Hán đều hưởng được Niết Bàn (vô vi là Niết Bàn).- Nếu không tin vào sự an lạc, Cực Lạc, Niết Bàn kết quả của sự tu trì, Thì chúng ta đã rơi vào Đoạn kiến chấp Không của ngoại Đạo.

Dẫn chứng 1:

Kinh Đại Niết Bàn- phẩm Tứ Đão. Phật dạy có 4 món điên đão (trong nhận thức). Trong đó có:
Thường tường là Vô Thường:

* Người tu quán "Tánh không", thấy rõ Thực Tướng (Vô vi) các Pháp là Chơn Không- Diệu Hữu, nên biết được các pháp duyên sanh là "Không". vì là "Không" nên thường trụ, là Vô Sanh, không gì phá hoại được. Vì thế biết rằng "Pháp Thân Như Lai" là Thường.(Thường là tên khác của Vô vi, là không sanh, không diệt)

Kinh dạy: Vậy mà có người cho rằng: không nên tu pháp KHÔNG. Họ không hiểu rằng chân lý vô thường ở trong tánh thường. Tánh chân thường lưu xuất vô thường. Những pháp hiện có là sự duyên khởi hình thành bởi vô lượng vô số pháp không (*). Sự hiểu biết nông cạn sai lầm là món điên đảo thứ hai.
chú thích: (*) Thế nào là : Những pháp hiện có là sự duyên khởi hình thành bởi vô lượng vô số pháp không ?

+ Ở đây, ta thí dụ như. cành hoa.- Là pháp hiện có

Nó có là nhờ các yếu tố: nước (không phải hoa), đất (không phải hoa), mặt trời (không phải hoa), mưa gió (không phải hoa), công người trồng (không phải hoa) v.v... Đó là ý nghĩa Những pháp hiện có là sự duyên khởi hình thành bởi vô lượng vô số pháp không

Có bài kệ:

Biển Tàng Thức hiện vô dàng sóng dữ,

Trăng Chân Thường- in đậm nét Vô thường.

THỂ bất diệt- hiện TIẾN TRÌNH sinh diệt,

Nói sao cùng trong thế giới vĩnh hằng !!!
(???)
Cho nên suy ra: Chấp Không có Vô Vi, Không có Niết Bàn, Không có Như Lai- Thường Trụ là "Điên đão tưởng".

Dẫn chứng 2: Cũng kinh Đại Niết Bàn dạy về Nhị Đế, có đoạn:

Kinh văn:

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thưa: Bạch Thế Tôn ! Thế đế và đệ nhất nghĩa đế là hai hay là một. Trong đệ nhất nghĩa đế có thế đế chăng ? Trong thế đế có đệ nhất nghĩa đế chăng ? Nếu là có thì chỉ cần nói một đế là đủ rồi ! Nếu không, lẽ nào lời diễn thuyết của Như Lai có lầm lộn ?

Phật bảo: Thiện nam tử ! Thế đế chính là đệ nhất nghĩa đế !

_ Bạch Thế Tôn! Như vậy không cần nói có hai đế !

Phật bảo: Có nhân duyên, khéo tùy thuận vì chúng sanh phân biệt diễn thuyết có hai đế.

Dựa trên ngôn thuyết, đáp ứng sự nhận thức của người thế gian. Pháp có thể chia hai thứ: Một, thế pháp. Hai, xuất thế pháp.

Chỗ hiểu biết của người xuất thế gọi là đệ nhất nghĩa đế.

Chỗ hiểu biết của người đời gọi là thế đế.....

Nói tổng quát: Những thứ vật hữu vi, hữu hình, hữu hoại là pháp thế đế. Những thứ pháp Vô vi, vô hình, bất hoại gọi là đệ nhất nghĩa đế.

* Thế đế và đệ nhất nghĩa đế không hai, cũng không phải một. Cùng nhìn ngắm một mỹ nhân kiều diễm, bằng nhục nhãn, người phàm phu ngây ngất đam mê. Đó là thế đế. Bằng tuệ nhãn, người trí thấy đó chỉ là:

"Đầu xương sọ cài trâm thắt lụa
"Đãy da hôi ướp xạ xông hương
"Khéo đòi nhung gấm phô trương
"Chỉ tuồng che lớp vô thường hôi tanh".

Người trí thấy rõ bản chất của ngũ ấm hòa hợp, nhận thức bao quát hết tánh duyên sanh huyển hóa của nó. Đó là đệ nhất nghĩa đế.

* Bậc Thánh thấy rõ .- "Đầu xương sọ cài trâm thắt lụa. Đãy da hôi ướp xạ xông hương", không phải là ão tưởng ! Đệ Nhất Nghĩa Đế cũng là Vô Vi không phải là Không có.

Dẫn chứng 3: Cũng ở Kinh Đại Niết Bàn, Phật dạy về Chơn Đế (tên khác của Vô Vi, của Đệ nhất nghĩa đế):

Chơn Đế (cũng là tên của Vô Vi):

Kinh văn:
Văn Thù Sư Lợi thưa: Bạch Thế Tôn ! Chơn đế, Phật nói ý nghĩa thế nào ?

Phật bảo: Chơn đế là pháp chơn thật. Nếu pháp không chơn thật, không gọi chơn đế.

Chơn đế là không điên đảo. Chơn đế là không hư hoại. Chơn đế là đại thừa. Chơn đế là lời của Phật nói, không có pha lẫn ý tứ của lời ma. Chơn đế là đạo (con đường) duy nhất có thanh tịnh, không con đường thứ hai nào giống như vậy. Chơn đế có Thường, có Lạc, có Tịnh, có Ngã. Có đủ những đặc tính thanh tịnh đó, gọi là Chơn đế.....- Này Thiện nam tử ! Chơn đế chính là Như Lai. Như Lai là chơn đế. Hư không và Phật tánh cũng vậy.

Dẫn chứng 4: Kinh Bát Nhã. Phật dạy: Niết Bàn Như Hóa.- Đẫn đến nhiều người cho rằng Không có Niết Bàn. Điều này phải quán rằng:

Bởi vì Niết Bàn và Phật quả cũng có Tịch cũng có Chiếu. Khi Tịch thì thấy là Không, khi Chiếu thì thấy là Có nên gọi là Như Hóa.

* Vì là Như hóa nên không thể nói là không có Niết Bàn. Vì chư Bồ Tát ,Thanh Văn đều có thọ dụng Niết Bàn.


* Vì là Như hóa nên không thể nói là Có Niết Bàn.- Vì đức Phật dạy (trích kinh BN) "chúng sanh tu tập, hướng về Niết Bàn tịch tịnh. Thế nhưng có nhiều vị Bồ tát sơ phát ý, khi quán hết thảy các pháp đều là hư vọng, chỉ riêng có Niết Bàn là chẳng có biến đổi, nên họ liền khởi tâm chấp Niết Bàn. Do nơi tâm chấp đó mà khởi sanh các phiền não, chẳng còn muốn có độ sanh nữa. Đối những Bồ tát sơ phát ý này, Phật nói :" Niết Bàn là như hoá". * Phật quả cũng vậy, không nên khởi tâm chấp có và chấp không , nếu chấp có chấp không thì đều bị lỗi như vậy.- Vì Phật quả cũng có 2 trạng thái: Phàm phu thì Phật quả ẨN. Như Lai thì Phật quả hiện.(hết trích)

* Thế nên biết. Giáo nghĩa Niết Bàn như hóa cũng là phương tiện của Phật.

Dẫn chứng 5: Giảng dạy về Ý nghĩa Niết Bàn (tức Vô Vi). HT Pháp Sư Thích Từ Thông dạy:
* Niết Bàn Có hay không có ?

HT Thích Từ Thông giảng:

Đọc, học kinh Niết Bàn và tu tập theo kinh Niết bàn hành giả sẽ nhận thức rõ, Niết bàn của Đạo Phật là cảnh giới có thật, không phải là một "thế giới do tưởng tượng", do gởi gắm tâm hồn mình nơi một "cõi nước" nào đó, hoặc gần hoặc xa. Đó là điều khó thứ nhất.
Như vậy rõ Niết Bàn là CÓ.

Nhưng Niết Bàn không thể tìm thấy ở trong bất cứ không gian nào, dù là Đông, Tây, Nam, Bắc, không ở bất cứ thời gian nào, dù là quá khứ, hiện tại, vị lai v.v.... Nên Biết Bàn cũng là KHÔNG CÓ.

Niết Bàn chỉ có với những ai cảm nhận được Tam Đức:

* Giải thoát đức, còn gọi là Đoạn Đức.

* Bát Nhã Đức, còn gọi là Trí Đức.

* Pháp Thân Đức, còn gọi là Ân Đức.

Nhưng Niết Bàn cũng là Không có đối với những ai còn trú ở tri thức thế gian.(hết trích)

Với các dẫn chứng trên. Chúng ta nên minh định rõ Niết Bàn, cũng là tên của VÔ VI. Muốn nhận thức Vô Vi Pháp chúng ta nên hiểu về 3 PHÁP SẮC - KHÔNG và 3 PHÁP QUÁN.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 7.- 3 Pháp Quán SẮC - KHÔNG và 3 Pháp Quán.- Không- Giả- Trung.- Để thấy Thật Tánh Hữu và Vô Vi.

a). Quán Sắc - Không.

Sự thấy biết (kiến văn hoặc tri kiến) của hành giả tu Bát Nhã sẽ trải qua 3 tầng bậc:

1. Sắc - Không đối đãi. (Thấy SẮC khác với KHÔNG).-Đây là Tưởng Tri. thuộc THỨC Tình phân biệt của phàm phu.

2. Sắc- Không bất dị (Thấy SẮC chẳng khác KHÔNG vì cùng là KHÔNG CÓ TỰ TÁNH GIẢ CÓ). Đây là Thắng Tri. Thuộc Quán Trí của bậc Thánh

3. Sắc- Không tuyệt đãi (Thể Nhập Chân Như nên SIÊU VIỆT TRI KIẾN không còn khởi phân biệt nhị nguyên). Đây là Liễu Tri. Thuộc Chân Trí của bậc Thánh.

Vô Vi là KHÔNG, chỉ để dạy cho bậc Thánh. Bậc Thánh là bậc sống bằng TRÍ, không bằng THỨC.
  • Thức thì thấy SẮC - KHÔNG ĐỐI ĐÃI.
  • Trí thì thấy SẮC - KHÔNG BẤT DỊ và SẮC - KHÔNG TUYỆT ĐÃI.- (như đã dẫn)
1. Sắc - Không đối đãi. (Thấy SẮC khác với KHÔNG).-Đây là Tưởng Tri. thuộc THỨC Tình phân biệt của phàm phu.

2. Sắc- Không bất dị (Thấy SẮC chẳng khác KHÔNG vì cùng là KHÔNG CÓ TỰ TÁNH GIẢ CÓ). Đây là Thắng Tri. Thuộc Quán Trí của bậc Thánh

3. Sắc- Không tuyệt đãi (Thể Nhập Chân Như nên SIÊU VIỆT TRI KIẾN không còn khởi phân biệt nhị nguyên). Đây là Liễu Tri. Thuộc Chân Trí của bậc Thánh.

b). 3 Pháp Quán.- Không- Giả- Trung.

+ QUÁN TÁNH KHÔNG:

Vì nó Vô Ngã nên nó không có Tự Tánh , tức là TÁNH KHÔNG.
Thấy các pháp do nhân duyên sanh, Thể tánh đều không tức là quán Không.

+ QUÁN NHƯ HUYỄN: (QUÁN GIẢ)

Thể tánh các pháp là không.- VÌ CÁC DUYÊN ĐỂ SANH CÁC PHÁP (nhân) CHÍNH NÓ CŨNG DUYÊN HỢP KHÔNG TỰ CÓ- song khi duyên hợp giả có, tức là quán Giả.

+ QUÁN CHƠN NHƯ- (QUÁN TRUNG ĐẠO ĐỆ NHẤT NGHĨA):

Không giả đều buông, chỉ còn nhất tâm Chân như, tức là quán Trung đạo đệ nhất nghĩa.

ĐẾN ĐƯỢC TRUNG ĐẠO ĐỆ NHẤT NGHĨA là thành tựu được Ma ha Bát Nhã Ba la mật.(thành tựu được Ma ha Bát Nhã Ba la mật mới thấy được Vô Vi chẳng phải Không có)
(Các Pháp quán này là rút từ bài giảng Kinh Bát Nhã của HT. Thích Thanh Kiểm và Nhất Tâm Tam quán của Trí giả Đại Sư Thiên Thai giáo quán Tông)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 8.- Vô Vi CÓ hay KHÔNG ?

Nếu Niết Bàn CÓ TỰ TÁNH, thì Niết Bàn là PHÁP CÓ rồi.
Theo quan điểm Niết Bàn Tổ Long Thọ chỉ bày ( trích)
Hơn nữa, nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có. Vì sao ? Vì chúng hiện hữu có được là nhờ vào các duyên mà thành. Do đó, tất cả mọi pháp đang hiện hữu giữa chúng ta không có bất cứ một pháp nào gọi là hữu vi cả, cho dù là pháp thường mà giả gọi là vô vi dùng lý để tìm hiểu nó. Pháp vô thường còn không có, huống chi là pháp thường không thể thấy, không thể đạt được. Lại nữa, theo Ngài:

Nếu Niết bàn là có,
Sao gọi không chấp thủ;
Vô-hữu không từ chấp (thủ),
Mà gọi là có pháp.

Nếu thật sự Niết bàn là thật có thì tại sao trong kinh, đức Phật lại bảo Niết bàn là không chấp thủ (vô thọ, hay Vô dư y: nirupadhizewa)? Đã là không chấp thủ thì cho dù pháp đó là pháp gì đi nữa cũng không thể hiện hữu ở đây được. Nếu có pháp nào để hiện hữu được thì ở đó không phải là chỗ vô thọ, vì theo kinh thì Niết-bàn là vô thọ, nên không có pháp không chấp thủ ở đây. Vậy Niết-bàn chẳng phải có.
Nạn vấn :
Nếu hữu không phải là Niết-bàn, vậy thì vô là Niết-bàn ?
Ngài bảo :

Hữu chẳng phải Niết-bàn,
Huống chi đối với Vô;
Niết-bàn không có Hữu,
Nơi nào sẽ có Vô ?

Quá rõ ràng như bài kệ trên đã bảo Hữu-Vô không từ chấp thủ mà có. Vậy thì tại sao ở đây lại đặt vấn đề Vô trở lại đối với Niết-bàn được ? Vì sao ? Vì nhờ vào hữu mà có vô. Nếu không có hữu thì làm sao có vô được. Nếu nói trước có nay không, thì vật này là vô. Nhưng Niết-bàn chẳng phải vậy, vì không có pháp có nào lại là không được, cho nên vô cũng không thể tạo nên Niết-bàn được.
Lại nữa, thử đặt vô là Niết-bàn đi. Nhưng ở đây, chúng ta không giải quyết được vấn đề không chấp thủ là Niết-bàn như đức Phật đã dạy trong kinh. Nếu vô là Niết-bàn thì đức Phật đã không nói không chấp thủ là Niết-bàn như kinh đã dạy. Vì sao ? Vì không có pháp không chấp thủ nào gọi là pháp vô cả, cho nên Niết-bàn không thể gọi là vô được.
Hơn nữa,

Như trong kinh Phật bảo:
Đoạn có, đoạn chẳng có;
Biết đó là Niết-bàn,
Chẳng có cũng chẳng không.

Chính đức Phật đã dạy nếu đoạn trừ cả hai : Có và chẳng có này thì Niết-bàn sẽ hiện hữu. Vì sao ? Vì Có là chỉ cho tam hữu (tam giới) và chẳng có chỉ cho tam hữu đã được đoạn diệt. Nếu đoạn trừ cả hai chướng ngại hữu-vô này, thì biết rằng Niết-bàn chẳng phải có (phi hữu) cũng chẳng phải không (phi vô), đó mới gọi là Niết-bàn.
Nạn vấn :
Nếu hữu hay vô không phải Niết bàn thì bây giờ hợp cả hữu và vô lại, có phải là Niết bàn không ? Ngài bảo :

Đối hữu-vô, nếu bảo:
Hợp lại là Niết-bàn;
Hữu-vô là giải thoát,
Thời điều này chẳng đúng.

Ở phần trên hữu-vô đã bị phủ định, nhưng người nạn vấn vẫn đem chúng đặt vấn đề trở lại. Ở đây, lại nảy sanh một phi lý khác nữa, đó là việc hợp nhất giữa hữu-vô lại để có một cái Niết-bàn theo quan điểm của họ. Nhưng theo ngài, nếu hợp cả hữu và vô lại là Niết-bàn, tức là hợp cả hữu và vô lại là giải thoát, điều này chỉ thông cho Niết-bàn và giải thoát thôi. Còn ngay chính nó, hữu và vô, trong một vế mà tự mâu thuẫn nhau với chính mình, vậy thì làm sao thông với vế thứ hai được. Vì sao ? Vì hữu và vô chúng tương phản nhau, làm sao hiện diện cùng lúc cùng một chỗ được. Do đó, hợp cả hai hữu và vô lại là Niết-bàn thì không đúng. Lại nữa :

Đối hữu-vô, nếu bảo:
Hợp lại là Niết-bàn;
Niết-bàn là chỗ chấp,
Cả hai từ chấp sanh.

Ở trên, tự chúng đã không thông rồi. Nếu ở đây mà hợp chúng lại là Niết-bàn có thể chấp nhận đi, với điều kiện tự chúng không mâu thuẫn nhau; nhưng ở đây tự thân Niết-bàn không phải là chỗ chấp thủ, trong khi đó hữu-vô từ chỗ chấp thủ sanh ra, cùng nhờ vào nhau mà hiện hữu. Vậy thì cả hai vế mâu thuẫn và không thông nhau được, do đó chúng không phải là Niết-bàn.
Lại nữa, Niết bàn là Vô vi, nó vượt lên trên hữu-vô của hữu vi. Trong khi hữu-vô hợp lại mà thành thì không thoát khỏi hữu vi, nghĩa là chúng thuộc pháp hữu vi. Nhưng pháp hữu vi là pháp sanh diệt như đức Phật đã dạy, trong khi pháp vô vi là pháp không sinh diệt. Vậy thì làm sao bảo hữu-vô hợp lại thành là Niết-bàn ?
Hay,
Cộng hai việc hữu-vô
Làm sao là Niết-bàn ?
Hai việc không cùng chỗ
Như sáng tối không hợp.

Ở trên, hợp hai việc có-không đã không thành là một vấn đề. Ở đây, lại là một vấn đề khác nữa trong việc cộng hai khái niệm này lại để có Niết-bàn hiện hữu, thì làm sao chúng ta có thể làm được. Vì sao? Vì có-không chúng tự tương phản mâu thuẫn nhau nên không thể cùng hiện hữu một nơi được. Như ánh sáng và bóng tối, không thể nào cùng hiện hữu cùng một lúc được. Khi nào Có hiện hữu thì Không sẽ không hiện hữu, ngược lại khi nào Không hiện hữu thì có sẽ không hiện hữu. Vậy thì làm sao có-không cùng hợp nhau lại mà gọi là Niết-bàn ?
Lại nạn vấn :
Nếu Có-Không cùng hợp nhau lại không là Niết-bàn, thì bây giờ chẳng phải có chẳng phải không là Niết-bàn được không ?
Ngài bảo :

Nếu chẳng có chẳng không,
Gọi đó là Niết-bàn;
Chẳng có chẳng không này,
Làm sao mà phân biệt ?

http://www.thuvienhoasen.org/nietban...cualongtho.htm

Thưa Các Bạn.Khi đến chỗ thâm diệu cao tột của chân lý, thì mọi ngữ ngôn, mọi tư duy hữu ngã đều không thể đến được.

Tóm lại về Vô Vi:

Như vậy rõ VÔ VI là CÓ.- Vì Chư Phật, Chư A La Hán vẫn an trú trong Vô Vi (Niết Bàn)

Nhưng VÔ VI không thể tìm thấy ở trong bất cứ không gian nào, dù là Đông, Tây, Nam, Bắc, không ở bất cứ thời gian nào, dù là quá khứ, hiện tại, vị lai v.v.... Nên VÔ VI cũng là KHÔNG CÓ.- (Vì Niết Bàn Vô trụ Xứ)

VÔ VI chỉ có với những ai cảm nhận được Tam Đức:

* Giải thoát đức, còn gọi là Đoạn Đức.

* Bát Nhã Đức, còn gọi là Trí Đức.

* Pháp Thân Đức, còn gọi là Ân Đức.

Nhưng VÔ VI cũng là Không có đối với những ai còn trú ở tri thức thế gian.

Kính ĐH Nguyên Chiếu. Cõi Cực Lạc (Vô Vi) của Phật A Di Đà cũng thế: CÓ đối người được Vãng Sanh (đúng nghĩa). KHÔNG CÓ đối với kẻ phàm phu Vô Văn. Nhưng ÃO HUYỄN. HOANG TƯỞNG đối với kẻ lầm chấp sai lệch.
(Vấn đề này chúng ta sẽ còn trở lại ở các phần sau).
tiểu3 (1).jpg
 
Last edited:

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính thưa Thầy,

Theo đoạn giảng giải của Thầy như trên về pháp Hữu Vi - Vô Vi thì theo con hiểu hình như cũng giống con đường Trung Đạo vậy, đi giữa sự phân biệt Có - Không . Con hiểu vậy có đúng không ạ ?

Kính.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 9.- Hữu- Vô Bất Nhị.
Kính thưa Thầy,

Theo đoạn giảng giải của Thầy như trên về pháp Hữu Vi - Vô Vi thì theo con hiểu hình như cũng giống con đường Trung Đạo vậy, đi giữa sự phân biệt Có - Không . Con hiểu vậy có đúng không ạ ?

Kính.
Kính ĐH Nguyên Chiếu và Các Bạn.
Đúng vậy các Bạn.
TS Viên minh diễn tả:
viên minh1.jpg


Vâng ! Hữu Vi & Vô Vi Bất Nhị. Vấn đề này VQ sẽ giải trình ở các bài.- Nói về Chân Như, về Vô Vi ở đâu .

Mong các Bạn đón xem và Thảo luận.

Mến
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Hữu Vi - Vô Vi. Bài 10.- CHÂN NHƯ.

* Khái Niệm về Chân Như.

Theo TS. Lâm Như Tạng:

“Chân Như, tiếng Phạn là Tathatà hoặc là bhùta-tathatà,

  • Chỉ bản thể chân thật,
  • nguồn gốc của tất cả muôn vật.
  • Còn gọi là Như Như,
  • Như Thực,
  • Pháp Giới,
  • Pháp Tính,
  • Thực Tế ,
  • Thực Tướng,
  • Như Lai Tạng,
  • Pháp Thân,
  • Phật Tính,
  • Tự Tính Thanh Tịnh Thân,
  • Nhất Tâm,
  • Bất Tư Nghì Giới.

Trong sách Hán dịch ở thời kỳ đầu dịch là Bản Vô,

  • Chân.- Chân thật không hư dối.
  • Như.- Tính của sự chân thật ấy không thay đổi. Tức là cái mà Phật Giáo Đại Thừa gọi là “Bản Thể của muôn vật”.(hết trích)

* Chân như vô vi : Pháp vô vi chân thật thường Như, không hư vọng biến đổi.
Trong 6 vô vi, 5 vô vi trước là giả danh để giải thích rõ tướng của pháp tánh, còn vô vi thứ 6 là giả danh để giải thích thể của pháp tánh.
Sáu vô vi do thức biến, nghĩa là từng nghe nói đến tên hư không, vì do sức thường huân tập, nên biểu hiện ra các tướng vô vi giống như hư không. Tương sở hiện này trước sau giống nhau, không biến đổi, cho nên giả nói là thường.​
Ngoài ra, tông Duy Thức còn chia Chân như vô vi thành 3 thứ : Thiện pháp chân như, Bất thiện pháp chân như và Vô ký pháp chân như, cộng với 5 loại vô vi trước thành 8 vô vi. (trích Từ Điển Phật học).

“Sắc” và “Không” trái nhau. Đã là “không”, thì chẳng có “sắc” được. Hữu Vi và Vô Vi trái nhau.- Ví như lửa và nước trái nhau. Trong nước chẳng có lửa và trong lửa chẳng có nước vậy.
Thế gian thấy “sắc” chẳng phải là “không”. Hữu Vi khác Vô Vi.- Chỉ có người tu, khi vào được “Không tam muội” rồi mới thấy được “sắc” tức là “không”; Vô Vi Không lìa Hữu Vi. (Đàn kinh: Phật Pháp bất ly thế gian)
Phật dạy “Trong sắc không, chẳng có sắc, dẫn đến trong thức không, chẳng có thức” để khai thị tánh không của 5 ấm.
Vì sao? Vì sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng khác không, không cũng chẳng khác thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành, thức tức là không, không cũng tức là thọ, tưởng, hành, thức.

Kính các Bạn: Như thế chúng ta thấy: CHÂN NHƯ, bao hàm cả Hữu Vi (“Bản Thể của muôn vật”) lẫn Vô Vi (Pháp Thân, Niết Bàn ....)
Nghĩa là Pháp giới Nhất Chân .- Hữu Vi & Vô Vi Bất Dị,

Tổ Mã Minh .- Luận Đại Thừa Khởi Tín viết: “Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.” (hết trích)
Nghĩa là Chân Như Siêu Việt Tri kiến.

p7.jpg


ha ha ha [smile]

*** vẫn câu nói đó .. nếu KLL nói gì sai cứ xin thày VQ tận tình chỉ dạy .. KLL nguyện học theo [smile]

Kinh Tiểu Bộ có miêu tả ... Pháp Hữu Vi như là sự nương tựa, dẫn tới quy mạng vào cái gì đó không bền vững .. và vô vi là không phải là như vậy [smile]

Ðây cũng là lời cảm hứng của Phật về trạng thái Niết bàn giải thoát:

"Cái gì có nương tựa, --> cái ấy có giao động,

cái gì không nương tựa, --> cái ấy không giao động.

Không có giao động --> thời có khinh an.

Có khinh an --> thời không có thiên về.

Không có thiên về,
---> thời không có đến và đi.


Không có đến và đi, ---> thời không có diệt và sanh.

Không có diệt và sanh, --> thời không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa.

Ðây là sự đoạn diệt khổ đau". Tiểu Bộ Kinh - Tập I, trang 51



Ở đây .. chúng ta .. cùng nhau nhìn xem 2 câu truyện có hành động "HỮU VI" ... quy mạng tựa ỷ vào .. dẫn đến giao động [smile]

(1) Tăng Sâm Giết Người ---> NƯƠNG TỰA LỜI THẤT THIỆT [smile]

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con.

Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. ---> Bà mẹ không tin,

người thứ hai bảo, --> còn chưa tin;

đến người thứ ba bảo, --> thì cuống cuồng chạy trốn.

Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh.



Lời bàn:


Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không tin, người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh.

Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, ---> nhiều người đã cùng có một nghị luận đều như thế cả, ---> thì cũng dễ khiến cho ta nghi nghi hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải,

nom đỉa --> hoá ra rươi,

trông con chó --> thành ra con cừu.

Đến như giữa chợ làm gì có cọp!
---> Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, ---> thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! - CỔ HỌC TINH HOA, Lê Trần Nhân

Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được, mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.

cho nên ... hành động TỰA Ỷ .. NƯƠNG TỰA .. QUY MẠNG vào dư luận .. lời nói không thật .. không chánh tư duy .. cũng dẫn đến sự ĐIÊN ĐẢO [smile]


(2) Thạch Sùng Nương Tựa Của Cải [smile]


Thạch Sùng trở thành một phú ông, lại nhờ tài buôn bán và cho vay lãi, gia tài của ông ngày càng lớn, và mua được địa vị, vua phong tước cho ông tước quận công.

Em hoàng hậu họ Vương cũng là tay cự phú và tiêu tiền phí vào bậc nhất, khi gặp Thạch Sùng trong một bữa tiệc hai bên đều muốn khoe của. Ai cũng khoe mình nhiều tiền của và tự cho mình là giàu hơn. Các quan thấy vậy bèn nói:

Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho bên được mười thúng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho...

Hai bên nhận lời và ký vào giấy giao ước, nếu ai thua cuộc thì mất toàn bộ gia sản. Hai bên mang đủ thứ tài sản trong nhà ra khoe: gấm vóc, sừng tê, ngói thủy tinh, đá lát nhà, san hô, ngựa thiên lý, ngọc, bạc, vàng... Vẫn không ai chịu kém ai.

Hoàng hậu lo cho em mình thua cuộc, có phái mấy viên hoạn quan nhiều mưu trí đi theo để giúp sức bày kế cho Vương Khải nên thách Thạch Sùng đưa ra mẻ kho.

Vì mẻ kho là thứ nồi đất mẻ mà chỉ nhà nào cùng khổ lắm mới dùng để nấu thức ăn, mà lúc đó Thạch Sùng đã quá giàu có, bỏ đi từ lâu không dùng nữa, không có nên đành thua cuộc.

Thạch Sùng cay đắng nhìn thấy tất cả gia sản cho đến vợ con, nàng hầu, nô tỳ... đều chạy sang tay họ Vương, ông tắc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp tự tay mình gây dựng trong bao năm đến nay lại hoàn tay trắng.

Rồi ông chết, hồn hóa thành con thạch sùng. Thỉnh thoảng thạch sùng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng chép miệng vì tiếc của.

Thạch Sùng .. 1 phú ông lại hóa hồn thành con Thạch Sùng .. [smile] .. tại vì nương tựa của cải.. tiếc mãi hỏng thôi [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
“Sắc” và “Không” trái nhau. Đã là “không”, thì chẳng có “sắc” được. Hữu Vi và Vô Vi trái nhau.- Ví như lửa và nước trái nhau. Trong nước chẳng có lửa và trong lửa chẳng có nước vậy.
Thế gian thấy “sắc” chẳng phải là “không”. Hữu Vi khác Vô Vi.- Chỉ có người tu, khi vào được “Không tam muội” rồi mới thấy được “sắc” tức là “không”; Vô Vi Không lìa Hữu Vi. (ĐT ĐL)
Mến.

kính thầy VQ 1 ly trà: [smile]

với cách nhìn ưng vô sở trụ [smile] ... thì ngài Vĩnh Gia Huyền Giác miêu tả trong Chứng Đạo Ca là: Ảo Hóa Không Thân tức Pháp Thân [smile] ...

và như thế .. sự hiểu biết Vô Vi tức Hữu Vi qua "không tam muội" [smile]


như vậy .. chắc có lẽ chúng ta phải nói tới chỗ đúng thời, đúng lúc [smile]... khi sự phân biệt: NƯƠNG TỰA hay KHÔNG NƯƠNG TỰA xảy ra

và có lẽ vì thế mà ngài Huyền Giác mới nói: Phân Biệt cũng không phải Ý [smile] .. bởi vì sự phân biệt đó nằm trong an lạc .. không phải trong lúc giao động .. của tập khí SANH TỬ xen kẽ lẫn nhau


(1) Hai Pháp Tùy Quán

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:...

"Ai có nương tựa, thì bị dao động", ---> đây là pháp tùy quán quán thứ nhất.

"Ai không có nương tựa, không bị dao động"
--> đây là pháp tùy quán thứ hai.

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp.

Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Không nương tựa, không động,
Nương tựa có chấp thủ,
Chấp hữu này, hữu khác,
Không chinh phục --> luân chuyển.

Sau khi rõ biết được,
Nguy hiểm tai hại nầy,
Trong các sự nương tựa,
Có sợ hãi lớn lao,
Không nương tựa y chỉ,
Không chấp thủ, chánh niệm,
Vị Tỷ-kheo bộ hành,
Khắp tất cả chân trời.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: "Có thể có như thế nào?"
Này các Tỷkheo

(i) "Các pháp vô sắc --> an tịnh hơn các sắc pháp" --> đây là pháp tùy quán thứ nhất.

(ii) "Sự đoạn diệt ---> an tinh ---> hơn các pháp vô sắc
", ---> đây là pháp tùy quán thứ hai.

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Chúng sanh thuộc sắc giới,
Chúng sanh trú vô sắc,
Không tuệ tri đoạn diệt,
Chúng đi đến tái sanh

Những ai liễu tri sắc,
Khéo an trú vô sắc,
Giải thoát trong đoạn diệt,
Họ từ bỏ sự chết - Tiểu Bộ Kinh

theo chúng ta nhìn thấy từ đoạn kinh trên .. sự đoạn diệt mà đoạn kinh Phật này nói đến chính là DIỆT ĐẾ [smile] ... và được nhấn mạnh hơn là cả các sắc pháp ... và vô sắc pháp [smile]

ở câu (i) .. có lẽ 1 phương pháp AN TRÚ ... là an trú trong "AN TỊNH" của sắc pháp .. hơn là an trú trong 1 sắc pháp riêng biệt [smile]

ở câu (ii) có lẽ phưong pháp An Trú .. ở trong ... Diệt Dế .. tức là ƯNG VÔ SỞ TRỤ [smile] ... phi năng .. tuyệt sở như đã nói tới trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (sự nương tựa đã hoàn toàn tan biến)

ờ mà đúng hông? [smile]
Có 3 giác độ:
THỂ
TƯỚNG
DỤNG

  • VQ đang nói về THỂ (Chân Như)
  • KLL đang nói về TƯỚNG (Chân Như- Niết Bàn)

hồng1.jpg


Cảm ơn Bạn nhắc nhở để VQ minh định ạ
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

*** vẫn câu nói đó .. nếu KLL nói gì sai cứ xin thày VQ tận tình chỉ dạy .. KLL nguyện học theo [smile]

Kinh Tiểu Bộ có miêu tả ... Pháp Hữu Vi như là sự nương tựa, dẫn tới quy mạng vào cái gì đó không bền vững .. và vô vi là không phải là như vậy [smile]

Ðây cũng là lời cảm hứng của Phật về trạng thái Niết bàn giải thoát:

"Cái gì có nương tựa, --> cái ấy có giao động,

cái gì không nương tựa, --> cái ấy không giao động.

Không có giao động --> thời có khinh an.

Có khinh an --> thời không có thiên về.

Không có thiên về,
---> thời không có đến và đi.

Không có đến và đi, --->
thời không có diệt và sanh.

Không có diệt và sanh, --> thời không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa.

Ðây là sự đoạn diệt khổ đau". Tiểu Bộ Kinh - Tập I, trang 51



Ở đây .. chúng ta .. cùng nhau nhìn xem 2 câu truyện có hành động "HỮU VI" ... quy mạng tựa ỷ vào .. dẫn đến giao động [smile]

(1) Tăng Sâm Giết Người ---> NƯƠNG TỰA LỜI THẤT THIỆT [smile]

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con.

Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. ---> Bà mẹ không tin,

người thứ hai bảo, --> còn chưa tin;

đến người thứ ba bảo, --> thì cuống cuồng chạy trốn.

Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh.



Lời bàn:


Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không tin, người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh.

Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, ---> nhiều người đã cùng có một nghị luận đều như thế cả, ---> thì cũng dễ khiến cho ta nghi nghi hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải,

nom đỉa --> hoá ra rươi,

trông con chó --> thành ra con cừu.

Đến như giữa chợ làm gì có cọp! ---> Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, ---> thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! - CỔ HỌC TINH HOA, Lê Trần Nhân

Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được, mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.

cho nên ... hành động TỰA Ỷ .. NƯƠNG TỰA .. QUY MẠNG vào dư luận .. lời nói không thật .. không chánh tư duy .. cũng dẫn đến sự ĐIÊN ĐẢO [smile]


(2) Thạch Sùng Nương Tựa Của Cải [smile]


Thạch Sùng trở thành một phú ông, lại nhờ tài buôn bán và cho vay lãi, gia tài của ông ngày càng lớn, và mua được địa vị, vua phong tước cho ông tước quận công.

Em hoàng hậu họ Vương cũng là tay cự phú và tiêu tiền phí vào bậc nhất, khi gặp Thạch Sùng trong một bữa tiệc hai bên đều muốn khoe của. Ai cũng khoe mình nhiều tiền của và tự cho mình là giàu hơn. Các quan thấy vậy bèn nói:

Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho bên được mười thúng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho...

Hai bên nhận lời và ký vào giấy giao ước, nếu ai thua cuộc thì mất toàn bộ gia sản. Hai bên mang đủ thứ tài sản trong nhà ra khoe: gấm vóc, sừng tê, ngói thủy tinh, đá lát nhà, san hô, ngựa thiên lý, ngọc, bạc, vàng... Vẫn không ai chịu kém ai.

Hoàng hậu lo cho em mình thua cuộc, có phái mấy viên hoạn quan nhiều mưu trí đi theo để giúp sức bày kế cho Vương Khải nên thách Thạch Sùng đưa ra mẻ kho.

Vì mẻ kho là thứ nồi đất mẻ mà chỉ nhà nào cùng khổ lắm mới dùng để nấu thức ăn, mà lúc đó Thạch Sùng đã quá giàu có, bỏ đi từ lâu không dùng nữa, không có nên đành thua cuộc.

Thạch Sùng cay đắng nhìn thấy tất cả gia sản cho đến vợ con, nàng hầu, nô tỳ... đều chạy sang tay họ Vương, ông tắc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp tự tay mình gây dựng trong bao năm đến nay lại hoàn tay trắng.

Rồi ông chết, hồn hóa thành con thạch sùng. Thỉnh thoảng thạch sùng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng chép miệng vì tiếc của.

Thạch Sùng .. 1 phú ông lại hóa hồn thành con Thạch Sùng .. [smile] .. tại vì nương tựa của cải.. tiếc mãi hỏng thôi [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
kính thầy VQ 1 ly trà: [smile]

với cách nhìn ưng vô sở trụ [smile] ... thì ngài Vĩnh Gia Huyền Giác miêu tả trong Chứng Đạo Ca là: Ảo Hóa Không Thân tức Pháp Thân [smile] ...

và như thế .. sự hiểu biết Vô Vi tức Hữu Vi qua "không tam muội" [smile]


như vậy .. chắc có lẽ chúng ta phải nói tới chỗ đúng thời, đúng lúc [smile]... khi sự phân biệt: NƯƠNG TỰA hay KHÔNG NƯƠNG TỰA xảy ra

và có lẽ vì thế mà ngài Huyền Giác mới nói: Phân Biệt cũng không phải Ý [smile] .. bởi vì sự phân biệt đó nằm trong an lạc .. không phải trong lúc giao động .. của tập khí SANH TỬ xen kẽ lẫn nhau


(1) Hai Pháp Tùy Quán

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:...

"Ai có nương tựa, thì bị dao động", ---> đây là pháp tùy quán quán thứ nhất.

"Ai không có nương tựa, không bị dao động"
--> đây là pháp tùy quán thứ hai.

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp.

Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Không nương tựa, không động,
Nương tựa có chấp thủ,
Chấp hữu này, hữu khác,
Không chinh phục --> luân chuyển.

Sau khi rõ biết được,
Nguy hiểm tai hại nầy,
Trong các sự nương tựa,
Có sợ hãi lớn lao,
Không nương tựa y chỉ,
Không chấp thủ, chánh niệm,
Vị Tỷ-kheo bộ hành,
Khắp tất cả chân trời.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: "Có thể có như thế nào?"
Này các Tỷkheo

(i) "Các pháp vô sắc --> an tịnh hơn các sắc pháp" --> đây là pháp tùy quán thứ nhất.

(ii) "Sự đoạn diệt ---> an tinh ---> hơn các pháp vô sắc
", ---> đây là pháp tùy quán thứ hai.

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Chúng sanh thuộc sắc giới,
Chúng sanh trú vô sắc,
Không tuệ tri đoạn diệt,
Chúng đi đến tái sanh

Những ai liễu tri sắc,
Khéo an trú vô sắc,
Giải thoát trong đoạn diệt,
Họ từ bỏ sự chết - Tiểu Bộ Kinh

theo chúng ta nhìn thấy từ đoạn kinh trên .. sự đoạn diệt mà đoạn kinh Phật này nói đến chính là DIỆT ĐẾ [smile] ... và được nhấn mạnh hơn là cả các sắc pháp ... và vô sắc pháp [smile]

ở câu (i) .. có lẽ 1 phương pháp AN TRÚ ... là an trú trong "AN TỊNH" của sắc pháp .. hơn là an trú trong 1 sắc pháp riêng biệt [smile]

ở câu (ii) có lẽ phưong pháp An Trú .. ở trong ... Diệt Dế .. tức là ƯNG VÔ SỞ TRỤ [smile] ... phi năng .. tuyệt sở như đã nói tới trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (sự nương tựa đã hoàn toàn tan biến)

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 9.- Hữu - Vô Quy Nhất.- Vô Vi tìm ở đâu ?

Trở lại câu hỏi của ĐH Nguyên Chiếu: "với năng lực người sơ cơ mới học Phật thì làm sao để chúng ta có cái nhìn liễu tri về thế giới vô vi của cõi cực lạc , còn nếu có cái nhìn hữu vi thì sẽ còn chấp thì khó mà giải thoát được ạ ?"

ĐH hỏi Ý 1/. "Thế giới vô vi của cõi cực lạc" .- Ý Bạn muốn nói là phần Thanh tịnh, là Pháp Thân, là Niết Bàn , là Thường Tịch Quang Tịnh Độ - Của Cõi Cực Lạc A Di Đà.

VQ đáp Ý 1/. "Thế giới vô vi của cõi cực lạc" chính là THỂ Tâm Phật.

ĐH hỏi Ý 2/. "Nếu có cái nhìn hữu vi thì sẽ còn chấp thì khó mà giải thoát được ạ ?"

VQ đáp Ý 2/. "Hữu Vi" Chính là TƯỚNG Tâm chúng sanh.

THỂ và TƯỚNG là 2 mặt của CHÂN NHƯ.- Chỉ là NHẤT NHƯ.

Nghĩa là .- Lìa Hữu Vi mà riêng chỉ có Vô Vi thì Vô vi ấy chỉ là ão tưởng. Lìa Vô Vi mà chỉ có Hữu Vi thì hữu vi ấy chỉ là phàm phu vô trí vô minh thấy sai.

Với sự nhận thức Chân lý này. Chư Tổ tán thán Phật Di Đà và Cảnh Giới Cực Lạc:

Phật hiệu Di Đà, Pháp Giới Tàng Thân tùy xứ hiện.
Quốc danh Cực Lạc, Tịch Quang Chơn Cảnh cá trung huyền .

Nghĩa là Tự Tánh Di Đà- Duy Tâm Tịnh Độ.

Không nên chạy trốn cõi này mà tìm kiếm cõi Cực Lạc xa xâm.- Chỉ là Bánh vẽ.

Lục tổ nói: Người mê niệm Phật cầu sanh về cõi kia, người ngộ tự tịnh tâm mình, sở dĩ Phật nói: Tùy tâm tịnh liền được cõi Phật tịnh. Sử quân, người phương Đông chỉ tâm mình tịnh liền không có tội, tuy người phương Tây tâm không tịnh cũng có lỗi. Người phương Đông tạo tội niệm Phật cầu sanh về phương Tây, còn người phương Tây tạo tội, niệm Phật cầu sanh cõi nào ?(trích Đàn kinh)

Ngôi Diêm đài quanh quẩn ở nơi đây,
Miền Cực Lạc hiện tiền ngay trước mặt.
Ngón tay búng chẳng cần nhọc sức,
Đã bước vào trong cõi Vô Sanh
(Du già khoa nghi)

Nam Mô Pháp giới Tàng thân A Di Đà Phật.
Hữu Vi - Vô Vi  Tiau2110

HT. Viên Minh có bài kệ:

Thế gian ơi ! Đời vẫn là cuộc lữ,
Bước đi- về : Như Huyễn cũng Như Chân,
Thấy Niết Bàn trong sanh tử,, phù vân,
Nào ai biết: Bờ Mê là Bến Giác.
(TS. Viên minh)
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Làm sao THẤY (tự chứng) được NHƯ ???

“Vạn vật không có gì chẳng NHƯ ”
"KHÔNG CÓ cái gì chẳng phải là CHÂN NHƯ."

NHƯ LAI hay CHÂN NHƯ không có quá khứ, vị lai, hiện tại, chỉ là một NHƯ, không hai, không khác.
THẤY có hai, có khác là do vô minh phân biệt hư vọng tạo thành.
TỪ cái THẤY hư vọng ấy THỜI GIAN và KHÔNG GIAN có hai có khác sanh ra.

TẤT CẢ vũ trụ thế giới, chúng sanh.
TRONG THẬT TƯỚNG, chúng đều là NHƯ, không hai không khác.


Chỉ có NHƯ, CHÂN NHƯ. (BẤT NHỊ)
Ngoài NHƯ :
KHÔNG CÓ thế gian sanh tử (sắc thọ tưởng hành thức) cho đến các pháp xuất thế gian (bố thí ba la mật, mười sáu cái KHÔNG, bốn niệm xứ, cho đến nhất thiết chủng trí).

Tất cả NHẤT NHƯ chỉ là “Một NHƯ, không hai, không khác”.
Trong NHƯ tất cả PHÁP đều là Phật Pháp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên