N

Không sợ khởi niệm chỉ sợ giác chậm

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25/3/15
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Ví dụ khi trong tâm mình có ý nghĩ gì xấu như chửi rủa người nào đó, y như thật khởi tâm lên vậy, thì liền có ý thứ 2 phát ra trong tâm “Mình không thể làm như vậy được, đó là ác nghiệp”. Khi ý thứ 2 khởi lên đó là mình giác ngộ rồi đó, nên ý thứ 1 sẽ không khởi được do ý thứ 2 giác ngộ. Cho nên mới nói trong tâm chúng sanh luôn khởi ý niệm xấu, nhưng khi giác ngộ rồi ý thứ 2 hiện lên xóa bỏ ý thứ nhất, đó là mình đã Giác Ngộ. Cho nên mới có câu không sợ ý khởi niệm chỉ sợ mình không giác ngộ.

Như trong trường hợp người tu vì sao lại có nhiều nghiệp chướng, vì mình không có phước, cứ mãi lo chuyện thiên hạ không buông xuống vạn duyên, người như vậy là người không có phước. Người có phước là người tâm luôn thanh tĩnh, phước báu đó là tâm thanh tĩnh là trí huệ không gì mà sánh bằng, tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí huệ. Nên mới có câu chẳng sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm. Ví như mình khởi lên tâm sân hận lập tức liền nhận biết, “Ôi tui sai rồi”, biết như vậy chính là sám hối. Khi niệm đó tức thì vừa khởi lên, liền nhận biết và nói “Tôi sai rồi, như vậy là không đúng, tôi tu theo Phật mà lại còn đố kỵ hay sao?”, khi ý niệm này khởi lên liền lập tức giác ngộ, đó gọi là khai ngộ. Người như vậy là người giác chứ không phải là người mê, khi chúng ta giác ngộ thì ý niệm này không còn, liền tiêu mất, nghiệp chướng liền được tiêu trừ. Nếu như người nào đó khởi ý niệm sân hận đố kỵ cứ tang dần lên hoài, đó là người không giác đó là người mê.

Nếu thật sự giác Ngộ không Mê thì phải coi lợt lạt tất cả các pháp thế gian cũng như xuất thế gian, phải buông xuống, lý do khiến con người mê hoặc điên đảo không giác ngộ chính là quá coi trọng các pháp thế gian, không chịu buông xuống. Như vậy những niệm mê cứ tăng trưởng mà không chịu giác ngộ, mình phải coi lợt lạt tất cả sự việc sẽ dễ giác ngộ, khi giác ngộ liền khởi lên một câu Phật hiệu. Như ý niệm thứ nhất của tôi là vọng niệm, ý niệm thứ 2 của tôi sẽ là A DI ĐÀ PHẬT. Đó là mình tự chuyển nhanh chóng như cái câu không sợ khởi niệm chỉ sợ giác chậm, mình không sợ ý niệm vọng niệm khởi lên, mình không sợ nó, thì ý niệm thứ 2 liền giác ngộ, liền chuyển thành A DI ĐÀ PHẬT, làm cho tâm niệm A DI ĐÀ PHẬT luôn tăng trưởng. Cao lắm là ý vọng niệm thứ 2 khởi lên, thì liền phát khởi niệm A DI ĐÀ PHẬT, mình đã chuyển từ cái vọng niệm sang cái chánh niệm.

Ý niệm thứ 2 liền khởi lên sự sám hối trong tâm, người như vậy là người có phước, người nào mà như vậy thì kiếp này sẽ có thành tựu. Vì trong cõi đời này từ vô thỉ kiếp mình trôi lăn trong lục đạo luân hồi, chẳng có nghiệp gì mình chưa tạo, nếu không có tâm tu hành mình sẽ chẳng thấy được những cái ác nghiệp khác thường mình đã tạo, nếu có tâm tu hành sẽ thấy được những việc làm xấu của mình. Đó là Chơn và Vọng xen lẫn nhau, chứ không phải không có một khi tạp niệm vừa khởi. Ví như 1 người chống chọi với nhiều người không thể lơ là được, nếu không sẽ bị cái Vọng làm chủ, Mình sẽ bị hại. Nếu cố hết sức chống chọi thì nó sẽ bị ta chuyển, tức là chuyển phiền não thành bồ đề.

Khi tỉnh táo thường nghĩ lỗi của mình, khi nói chuyện đừng nói thị phi của người, thường khởi tâm xấu hổ, thường khởi tâm sám hối. Dù có tu thành tựu gì cũng thấy công phu của mình còn kém lắm, không có khoe trương, chỉ lo chuyện của mình đừng lo chuyện người khác, chỉ nhìn vào mặt tốt đừng xét về mặt xấu, coi hết thảy mọi người đều là Bồ Tát, chỉ có mình là phàm phu.

Phần đông người tu cả đời chẳng được lợi ích, vẫn phải trôi lăn lục đạo luân hồi y như cũ vì họ luôn nghĩ rằng Phật pháp là nhằm dạy cho người khác. Học Phật pháp rồi mà cứ luôn xét nét người khác họ quên nhìn lại chính bản thân mình, đó là hoàn toàn trái ngược với tinh thần Phật pháp. Tinh thần Phật pháp là nhìn xét đoán chính mình chứ không xét đoán người khác. Người khác đều là người tốt, đều là Phật, là Bồ tát, những gì người khác đều làm đúng đắn là chính xác. Người khác tạo ác nghiệp là tạo điều kiện cho mình coi họ đọa địa ngục cũng là bài học để đe dọa, răn đe, nhắc nhở chúng ta cảnh giác. Bất luận duyên bên ngoài là ác duyên hoặc thuận duyên, là thuận cảnh hay nghịch cảnh hết thảy đều là chư Phật chư Bồ tát từ bi thị hiện cho ta thấy để độ cho mình. Nếu hiểu như vậy thì sự tu của mình sẽ thành tựu viên mãn.

Nếu thật là người tu đạo sẽ chẳng nhìn thấy lỗi lầm của người khác, thế gian chẳng có lỗi lầm chỉ thấy có lỗi của mình. Sợ nhất là ý niệm rằng luôn nghĩ mình là chẳng có lỗi, chỉ thấy lỗi người khác. Mình phải biết trong thế gian chẳng có chuyện gì cho mình bận lòng, vì có lo nghĩ cũng chẳng thể giải quyết gì được, con người trong thế gian không thoát ra khỏi vận mạng định nghiệp đã định sẵn, hóa giải cái định nghiệp này bằng cách mình chẳng nghĩ đến nữa luôn giữ cho tâm thanh tịnh cho dù biết trước số mạng như vậy. Nhiều người không dám buông xuống vì sợ nếu buông xuống ngày mai phải làm sao đây, cứ luôn nghĩ trước nghĩ sau, không chịu buông xuống. Đây là chẳng hiểu rõ lý sự, chẳng sanh khởi lòng tin, nhưng thật sự buông xuống càng nhiều thì thu hoạch càng nhiều, giàu sang cũng từ bỏ thì tài vật mau đến, đây là nhân quả. Quả báo của bố thí pháp là thông minh trí tuệ, quả báo của bố thí vô úy pháp là khỏe mạnh sống lâu.

Tất cả các tai họa đều từ phiền não sanh khởi, đều từ vọng tưởng chấp trước phân biệt mà khởi, nếu tâm luôn thanh tịnh thì những tai nạn này sẽ tiêu trừ, xa lìa tất cả vọng tưởng, phân biệt chấp trước thì tâm mới được thanh tịnh. Nguyên nhân khiến ta không buông xuống được là vì ngu si không được phá trừ, trong tâm vẫn còn ràng buộc lo âu khổ sở, công phu tu học cũng không đắc lực, đừng nên có tâm riêng tư dục vọng tâm niệm luôn muốn chiếm hữu. Tâm niệm chiếm hữu chính là căn bản của sanh tử luân hồi, là nguồn gốc của tội nghiệp. Khi nào buông xuống thì mới không còn thọ nhận nữa, còn khi chưa buông thì vẫn phải còn thọ nhận. Tham sân si thị phi nhân ngã ta có chịu buông hay không? Nếu chưa buông xuống thì những nghiệp chúng ta đã tạo đời này hay đời trước thì thiện nghiệp nhất định có thiện quả mà ác nghiệp nhất định có ác quả mình phải đều thọ nhận hết.
Khi chúng ta giác ngộ, vừa giác ngộ vừa quay đầu thì sẽ khác.

Khi nào chúng ta từ trong mộng tỉnh dậy thì chúng ta sẽ không còn thọ nhận nữa.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
" Như ý niệm thứ nhất của tôi là vọng niệm, ý niệm thứ 2 của tôi sẽ là A DI ĐÀ PHẬT. Đó là mình tự chuyển nhanh chóng như cái câu không sợ khởi niệm chỉ sợ giác chậm, mình không sợ ý niệm vọng niệm khởi lên, mình không sợ nó, thì ý niệm thứ 2 liền giác ngộ, liền chuyển thành A DI ĐÀ PHẬT, làm cho tâm niệm A DI ĐÀ PHẬT luôn tăng trưởng. Cao lắm là ý vọng niệm thứ 2 khởi lên, thì liền phát khởi niệm A DI ĐÀ PHẬT, mình đã chuyển từ cái vọng niệm sang cái chánh niệm. "

Nếu hiểu nghĩa: Không sợ khởi niệm chỉ sợ giác chậm như trên thì chỉ là lấy đá đè cỏ.
Chẳng cần phải khởi lên trong tâm câu A DI Đà Phật. mà khi nhận biết trong tâm có khởi lên một niệm sân , hay tham.. thì cứ việc nhìn nó , theo dõi nó, hãy quán sát nó mà không cần tham gia vào nó một ý thức nào hết, ví như muốn thay đổi nó , diệt nó. không cần , mà chỉ cần nhận biết nó cho đến lúc nó tự biến mất mới gọi là : Không sợ khởi niệm chỉ sợ giác chậm.

Chỉ vì cái tư tưởng sai lầm

" Nếu thật là người tu đạo sẽ chẳng nhìn thấy lỗi lầm của người khác, thế gian chẳng có lỗi lầm chỉ thấy có lỗi của mình. Sợ nhất là ý niệm rằng luôn nghĩ mình là chẳng có lỗi, chỉ thấy lỗi người khác. Mình phải biết trong thế gian chẳng có chuyện gì cho mình bận lòng, vì có lo nghĩ cũng chẳng thể giải quyết gì được, con người trong thế gian không thoát ra khỏi vận mạng định nghiệp đã định sẵn, hóa giải cái định nghiệp này bằng cách mình chẳng nghĩ đến nữa luôn giữ cho tâm thanh tịnh cho dù biết trước số mạng như vậy. Nhiều người không dám buông xuống vì sợ nếu buông xuống ngày mai phải làm sao đây, cứ luôn nghĩ trước nghĩ sau, không chịu buông xuống. Đây là chẳng hiểu rõ lý sự, chẳng sanh khởi lòng tin, nhưng thật sự buông xuống càng nhiều thì thu hoạch càng nhiều, giàu sang cũng từ bỏ thì tài vật mau đến, đây là nhân quả. Quả báo của bố thí pháp là thông minh trí tuệ, quả báo của bố thí vô úy pháp là khỏe mạnh sống lâu."

Đây là tư tưởng hẹp hòi bản vị, thiếu lòng từ vị tha vì chúng sinh.
Chính vì thế mà đạo Phật ngày càng đông mà chất lượng không có. vì chẳng ai dám nói sự thật, mặc nhiên cho những điều sai trái hiện hành.
Thử hỏi: người thông đạt Phật pháp để làm gì?
Có phải cần trao đổi , chỉ rõ sự sai lạc trong hành vi và nhận thức ở mọi người, cổ vũ lòng vị tha , hiểu biết chân lý đúng như thật, vạch rõ tà đạo mạo danh Phật Pháp , lợi dụng tín ngưỡng , tôn giáo làm điều xằng bậy. để đến nỗi làm mất lòng tin và hoài nghi chánh Pháp và người tu hành chân chính.
Chỉ cần nhận rõ chánh tà, đúng sai trên tinh thần chánh Pháp của đạo Phật thì nói nín đều đúng. vấn đề là nói vào lúc nào , ở đâu, cần nói đến đâu, và giới hạn ở chỗ nào. đây còn phụ thuộc vào người nói có hiểu biết cao hay thấp...
BUÔNG thì Cứ BUÔNG chứ không thể :

"Nhiều người không dám buông xuống vì sợ nếu buông xuống ngày mai phải làm sao đây, cứ luôn nghĩ trước nghĩ sau, không chịu buông xuống. Đây là chẳng hiểu rõ lý sự, chẳng sanh khởi lòng tin, nhưng thật sự buông xuống càng nhiều thì thu hoạch càng nhiều, giàu sang cũng từ bỏ thì tài vật mau đến, đây là nhân quả. Quả báo của bố thí pháp là thông minh trí tuệ, quả báo của bố thí vô úy pháp là khỏe mạnh sống lâu."

Đây là lối giải thích theo ngoại đạo.
Đạo Phật một buông tất cả đều buông , cái đó cũng buông luôn... mới là đạo Phật
Nay lại mống khởi dưới cái vỏ buông xuống mà lại gợi cái thức thông minh , trí tuệ, khỏe mạnh sống lâu, tài vật mau đến...
Đạo Phật lấy vô tướng là thật tướng, không đến không đi... sao lại nói những mong cầu như vậy

" Khi nào buông xuống thì mới không còn thọ nhận nữa, còn khi chưa buông thì vẫn phải còn thọ nhận."

Vậy người tu hành đã buông hết rồi có phải ăn ?, mặc không...? mà bảo không thọ nhận. dẫu có thọ nhận cái bản hữu xưa nay vốn có thì cũng là thọ nhận , nếu không thì vẫn là luân hồi. sao lại bảo không thọ nhận.
Cho nên theo tôi nghĩ lời nói có muôn ngàn sai biệt. chỉ có thực ngộ bản tâm mới thấu tột cùng. khi nghe ai nói phải hiểu thật kỹ càng, biết văn , tư , tu mới tránh khỏi sai lầm .
đôi lời thẳng thắn có gì thì cứ chỉ bảo

 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25/3/15
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Nếu hiểu nghĩa: Không sợ khởi niệm chỉ sợ giác chậm như trên thì chỉ là lấy đá đè cỏ.
Chẳng cần phải khởi lên trong tâm câu A DI Đà Phật. mà khi nhận biết trong tâm có khởi lên một niệm sân , hay tham.. thì cứ việc nhìn nó , theo dõi nó, hãy quán sát nó mà không cần tham gia vào nó một ý thức nào hết, ví như muốn thay đổi nó , diệt nó. không cần , mà chỉ cần nhận biết nó cho đến lúc nó tự biến mất mới gọi là : Không sợ khởi niệm chỉ sợ giác chậm.

Chỉ vì cái tư tưởng sai lầm



Đây là tư tưởng hẹp hòi bản vị, thiếu lòng từ vị tha vì chúng sinh.
Chính vì thế mà đạo Phật ngày càng đông mà chất lượng không có. vì chẳng ai dám nói sự thật, mặc nhiên cho những điều sai trái hiện hành.
Thử hỏi: người thông đạt Phật pháp để làm gì?
Có phải cần trao đổi , chỉ rõ sự sai lạc trong hành vi và nhận thức ở mọi người, cổ vũ lòng vị tha , hiểu biết chân lý đúng như thật, vạch rõ tà đạo mạo danh Phật Pháp , lợi dụng tín ngưỡng , tôn giáo làm điều xằng bậy. để đến nỗi làm mất lòng tin và hoài nghi chánh Pháp và người tu hành chân chính.
Chỉ cần nhận rõ chánh tà, đúng sai trên tinh thần chánh Pháp của đạo Phật thì nói nín đều đúng. vấn đề là nói vào lúc nào , ở đâu, cần nói đến đâu, và giới hạn ở chỗ nào. đây còn phụ thuộc vào người nói có hiểu biết cao hay thấp...
BUÔNG thì Cứ BUÔNG chứ không thể :



Đây là lối giải thích theo ngoại đạo.
Đạo Phật một buông tất cả đều buông , cái đó cũng buông luôn... mới là đạo Phật
Nay lại mống khởi dưới cái vỏ buông xuống mà lại gợi cái thức thông minh , trí tuệ, khỏe mạnh sống lâu, tài vật mau đến...
Đạo Phật lấy vô tướng là thật tướng, không đến không đi... sao lại nói những mong cầu như vậy



Vậy người tu hành đã buông hết rồi có phải ăn ?, mặc không...? mà bảo không thọ nhận. dẫu có thọ nhận cái bản hữu xưa nay vốn có thì cũng là thọ nhận , nếu không thì vẫn là luân hồi. sao lại bảo không thọ nhận.
Cho nên theo tôi nghĩ lời nói có muôn ngàn sai biệt. chỉ có thực ngộ bản tâm mới thấu tột cùng. khi nghe ai nói phải hiểu thật kỹ càng, biết văn , tư , tu mới tránh khỏi sai lầm .
đôi lời thẳng thắn có gì thì cứ chỉ bảo


Cảm ơn lời dạy dỗ của bạn. Người điên học Phật nên có nhiều cái suy nghĩ nó điên vậy đó bạn ah. Chỉ trong lúc học Phật phát sinh ra một số suy nghĩ điên điên chia sẻ lên để xem mình điên chỗ nào mà sửa cho nó hết điên vậy mà.
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25/3/15
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Thuận cảnh, nghịch cảnh, người thiện, người ác đều là đạo tràng tu học

Ngày nay, nếu chúng ta gặp phải oan gia đối đầu đến hủy báng chúng ta, đến vũ nhục chúng ta, hãm hại chúng ta, thì chúng ta phải nghĩ họ là đại quyền thị hiện, họ là Phật Bồ Tát tái lai, xem thử ta có trí tuệ hay không, xem thử chúng ta có thể nhẫn chịu hay không, họ đến để khảo chúng ta.

Khi ý niệm này vừa chuyển thì chúng ta liền khởi tâm cung kính đối với oan gia đối đầu, sẽ không khởi lên một niệm ác. Khi một niệm ác vừa khởi lên, oan oan tương báo không thể kết thúc, vậy thì phiền phức. Nếu chúng ta khởi lên tâm cung kính, khởi lên tâm cảm ân, cho dù chân thật họ là oan gia đối đầu, thì đến chỗ này là kết thúc món nợ, nợ liền tiêu hết, lần sau gặp mặt là thiện tri thức, là bạn tốt. Đây là cổ đức dạy bảo chúng ta: "Oan gia nên giải không nên kết", làm thế nào đem oán tặc chuyển biến thành bạn tốt, vậy thì bạn chân thật biết học Phật, bạn chân thật biết dụng công, công phu của bạn sẽ có lực.

Oán tặc họ cũng là chúng sanh. "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", chúng ta phải độ họ, chúng ta không ghét bỏ họ, vì họ mê quá sâu cho nên họ tạo ra vô số ác nghiệp. Ta phải làm thế nào giúp đỡ họ phá mê khai ngộ, chuyển ác thành thiện. Chúng ta giúp đỡ thầy, bạn thành tựu lẫn nhau, họ tạo tác một số ác nghiệp, chúng ta xem thấy thì lập tức quay đầu hồi quang phản chiếu, nghĩ lại chính mình có cái ý niệm ác này hay không? Có hành vi ác hay không? Nếu như có, phải mau thay đổi tự làm mới. Họ là lão sư của chúng ta, họ không làm thị hiện như vậy thì chúng ta chính mình luôn luôn có lỗi lầm cũng không nhìn thấy, không thể phát hiện. Họ là một tấm gương chiếu của chúng ta, thiện hạnh của họ, ta phải bắt chước, phải học tập, phải tán thán; ác hạnh của họ, ta phải kiểm điểm ta có hay không, cho nên thuận cảnh nghịch cảnh, người thiện, người ác, đều là đạo tràng tu học của Bồ Tát, đều là thành tựu thiện nghiệp của thiện tri thức.

P.S TỊNH KHÔNG
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Ngày nay, nếu chúng ta gặp phải oan gia đối đầu đến hủy báng chúng ta, đến vũ nhục chúng ta, hãm hại chúng ta, thì chúng ta phải nghĩ họ là đại quyền thị hiện, họ là Phật Bồ Tát tái lai, xem thử ta có trí tuệ hay không, xem thử chúng ta có thể nhẫn chịu hay không, họ đến để khảo chúng ta.

Khi ý niệm này vừa chuyển thì chúng ta liền khởi tâm cung kính đối với oan gia đối đầu, sẽ không khởi lên một niệm ác. Khi một niệm ác vừa khởi lên, oan oan tương báo không thể kết thúc, vậy thì phiền phức. Nếu chúng ta khởi lên tâm cung kính, khởi lên tâm cảm ân, cho dù chân thật họ là oan gia đối đầu, thì đến chỗ này là kết thúc món nợ, nợ liền tiêu hết, lần sau gặp mặt là thiện tri thức, là bạn tốt. Đây là cổ đức dạy bảo chúng ta: "Oan gia nên giải không nên kết", làm thế nào đem oán tặc chuyển biến thành bạn tốt, vậy thì bạn chân thật biết học Phật, bạn chân thật biết dụng công, công phu của bạn sẽ có lực.

Oán tặc họ cũng là chúng sanh. "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", chúng ta phải độ họ, chúng ta không ghét bỏ họ, vì họ mê quá sâu cho nên họ tạo ra vô số ác nghiệp. Ta phải làm thế nào giúp đỡ họ phá mê khai ngộ, chuyển ác thành thiện. Chúng ta giúp đỡ thầy, bạn thành tựu lẫn nhau, họ tạo tác một số ác nghiệp, chúng ta xem thấy thì lập tức quay đầu hồi quang phản chiếu, nghĩ lại chính mình có cái ý niệm ác này hay không? Có hành vi ác hay không? Nếu như có, phải mau thay đổi tự làm mới. Họ là lão sư của chúng ta, họ không làm thị hiện như vậy thì chúng ta chính mình luôn luôn có lỗi lầm cũng không nhìn thấy, không thể phát hiện. Họ là một tấm gương chiếu của chúng ta, thiện hạnh của họ, ta phải bắt chước, phải học tập, phải tán thán; ác hạnh của họ, ta phải kiểm điểm ta có hay không, cho nên thuận cảnh nghịch cảnh, người thiện, người ác, đều là đạo tràng tu học của Bồ Tát, đều là thành tựu thiện nghiệp của thiện tri thức.

P.S TỊNH KHÔNG

Kính đạo hữu!
Đây là phương tiệp pháp của Pháp sư Tịnh Không.
Pháp sư Tịnh Không từ bi viết bài này độ cho những người có bản ngã quá sâu nặng. Vì những người có bản Ngã sâu nặng rất khó bỏ qua cho người phê phán mình, chỉ phê phán thôi là họ nghỉ đến hãm hại thù ghét.
Vậy nên Ngài nâng họ lên tư thế bề trên, họ trở thành người độ cho ai đến phê phán mình, ở thế bề trên họ dể hạ cái sân si của mình xuống hơn. Tuy nhiên đó chỉ là điều kiện ban đầu, chỉ là để hạ hỏa nhằm lấy lại bình tâm.
Việc tiếp theo sau khi có bình tâm là phải quán xét bản chất hành động của mình, động cơ của mình khi nói là gì? Ta nói vì lợi ích mọi người hay nói để xoa dịu cái bản ngã của mình. Phải thấy rõ động cơ lời nói của mình thì mới thấy cái bản ngã đang núp bóng ở đâu, mới thấy sự phi lí của bản ngã.

Bài giảng của Ngài Tịnh Không dài, nếu chỉ đọc 1 đoạn ngắn này e rằng chỉ có thuốc giảm đau mà chưa có thuốc dã bệnh.
Người tu chẳng sợ đau, chỉ sợ không dứt bệnh.
Kính!
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25/3/15
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Người tu chẳng sợ đau, chỉ sợ không dứt bệnh.
Kính!
Cảm ơn bạn. Người điên học Phật này chẳng sợ đau nhưng chỉ sợ không biết mình bệnh gì hoặc chỉ sợ người khác chỉ ra bệnh của mình mà không chấp nhận chữa bệnh. Vậy người điên này có bị điên không khi chẳng sợ đau nhưng lại không dũng cảm chữa bệnh của mình.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Kính bác VODANHLADANH

Cảm ơn bạn. Người điên học Phật này chẳng sợ đau nhưng chỉ sợ không biết mình bệnh gì hoặc chỉ sợ người khác chỉ ra bệnh của mình mà không chấp nhận chữa bệnh. Vậy người điên này có bị điên không khi chẳng sợ đau nhưng lại không dũng cảm chữa bệnh của mình.

Người mà đã bị điên, thì chẳng bao giờ nhận mình điên cả, chỉ thấy người khác là điên, thậm chí bác sĩ đến cho thuốc nó cũng cười mà nó bảo bác sĩ uống đi, bác sĩ bị điên rồi.
trên đời này chỉ có khác nhau là một bên là trong hàng rào nhà thương điên và bên ngoài hàng rào. chứ thực tế hầu hết đều là điên cả. chỉ là điên nhẹ và nặng mà thôi. cũng giống như thằng ăn cắp lớn thì trị thằng ăn cắp nhỏ, thằng ăn cắp hợp pháp trị thằng ăn cắp bất hợp pháp.
đấy là chuyện đời muôn thủa. nhưng dẫu sao có trị có hơn. tuy vậy phải uống thuốc cả đời mà bệnh không bao giờ hết. ngược lại thì bị nghiện thuốc không thể thiếu được hề hề.
xem ra bị điên rồi thì khó trị đây.
xét về tâm thần học thì người bị điên nó phong phú và đa dạng lắm. lắm lúc tưởng như là vĩ nhân. nhất là người bị hoảng tưởng. họ thấy đủ thứ , thánh , phàm , ma quỉ ... thấy thiên đường , địa ngục. họ còn nói họ từng ở đó và kể rất tường tận chi thiết mà khó cưỡng lại được đó là giả hề hề..
cho nên đôi lúc họ còn thấy mình là bác sĩ chữa bệnh điên cho người khác..
thật hài hước khi chứng kiến một người điên ngồi trong chậu nước tắm mà nói sóng to biển lớn,, cần phải có phao , thuyền mới đi được hề hề..
Ôi biết làm sao được, khi mà đã bị điên. thôi cứ để kệ họ đi, họ sẽ sống với cái trí tưởng tượng của họ, họ thấy hạnh phúc thực sự là của họ, hãy để họ làm vua , làm Thánh một thời gian mà họ thích đi.
hầu hết bệnh nhân sẽ tự khỏi theo thời gian, lúc sống lúc chết cứ như thần thoại ấy. hoặc là không bao giờ khỏi, sống cuộc đời trong bốn bức tường của nhà thương cho đến ngày kết thúc.
Kính bác VODANHLADANH! em rất quí bác, một người nhiệt thành , chín chắn cả hai nẻo đạo đời...
Với tấm lòng thành, em chúc bác mạnh khỏe cùng gia quyến an khang. dẫu vậy cũng nhắc bác không cần phí sức khi không cần thiết. nếu không thì cứ ngồi xem biểu diễn cho khuây khỏa một chút cũng thấy hay.
Bác không thấy người điên này vừa mới chết mà giờ đã sống lại đó à.
nếu bác muốn chia sẻ riêng với em thì : Emai: phamvandung57@gmail.com
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Cảm ơn bạn. Người điên học Phật này chẳng sợ đau nhưng chỉ sợ không biết mình bệnh gì hoặc chỉ sợ người khác chỉ ra bệnh của mình mà không chấp nhận chữa bệnh. Vậy người điên này có bị điên không khi chẳng sợ đau nhưng lại không dũng cảm chữa bệnh của mình.
Kính chào đạo hữu!
Người khác là người khác!
Ta mới là người thầy tốt nhất của ta.
Ta mới là "bác sĩ tốt nhất của ta".
Người khác chỉ có thể la làng, ngoài ra chẳng làm được gì nữa cả.
Nếu muốn chữa bệnh thì trước tiên là phải hết sức từ bi, nhưng chẳng phải từ bi với bất cứ ai bên ngoài.
Chỉ từ bi với chính ta là đủ. Phải thương yêu chính mình như cha mẹ thương con. Dù con như thế nào đi nữa, dù xấu hay tốt, dù hay hay dở, dù phạm bất cứ lổi lầm gì thì cha mẹ cũng thương yêu con hết lòng.
Được như vậy thì bác sĩ tốt nhất của ta mới có thể chẩn bệnh cho ta.
Đức Phật đã tổng kết một số bệnh: tham, sân, si, ngã, mạn, nghi. Cứ nhờ bác sĩ tốt nhất của ta lần theo động cơ hành động của ta, động cơ lời nói của ta mà tìm.
Dù thấy bệnh cũng chẳng nên phiền trách mình, bởi ta phải từ bi với chính ta, chỉ cần nhìn cho rõ: À! thì ra là như vậy!
Bệnh chẳng chữa cũng khỏi! Vì khi bác sĩ tốt nhất chẩn ra bệnh thì bệnh đã tự khỏi!
Ta chính là bác sĩ tốt nhất của ta. Ta phải luôn từ bi với chính mình.
Nếu ta không biết cách yêu thương chính mình thì không thể biết cách yêu thương người khác.
Nếu ta không thể từ bi với chính mình thì ta không thể từ bi với người khác.
Hãy cứ yêu thương chính mình, bệnh sẽ tự khỏi.
Người khác chỉ có thể la làng, ngoài ra chẳng làm được gì nữa cả!
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên