Thắc mắc Kim Cang Bất Hoại Thân (Trường Thọ phần 2)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Không có pháp nào gọi là còn hay mất. VNBN biết.
Nhưng câu hỏi đặt ra không phải hỏi về tính còn hay mất, mà hỏi về tại sao các pháp tiếp diễn không ngừng, không có khởi đầu không có kết thúc?
Tất cả Pháp không sanh, (không có khởi đầu)
Tất cả Pháp không diệt . (không có kết thúc)
Ai hiểu được lẻ ấy.
Thì chư Phật hiện tiền,
Nào có đến có đi...
(Trúc Lâm Tâm Tổ)
1thuy nguyet.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Tất cả Pháp không sanh, (không có khởi đầu)
Tất cả Pháp không diệt . (không có kết thúc)
Ai hiểu được lẻ ấy.
Thì chư Phật hiện tiền,
Nào có đến có đi...
(Trúc Lâm Tâm Tổ)
View attachment 8474
Vâng, VNBN biết nhưng có lẽ Thầy vẫn chưa hiểu câu hỏi.
VNBN không nói đến một pháp nào cả mà toàn bộ vũ trụ pháp giới, luôn hiện hữu tất cả các pháp? Tại sao?
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,430
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Không có pháp nào gọi là còn hay mất. VNBN biết.
Nhưng câu hỏi đặt ra không phải hỏi về tính còn hay mất, mà hỏi về tại sao các pháp tiếp diễn không ngừng, không có khởi đầu không có kết thúc?
-Vì TẤT CẢ PHÁP TRONG TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH Là : VÔ NGÃ =KHÔNG CÓ SỰ ĐỘC LẬP-TỰ CHỦ Mà Là MỘT TẬP HỢP THỤ ĐỘNG TƯƠNG TÁC CÙNG NHAU Và Do CÁC PHÁP CÓ TỰ TÍNH KHÔNG (KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT CỐ ĐỊNH CHO RIÊNG MÌNH )->NÊN SỰ TƯƠNG TÁC TÁC ĐỘNG TỚI NHAU LÀM CHUYỂN BIẾN KHÔNG NGỪNG ->KHÔNG CÓ KHỞI ĐẦU,KHÔNG CÓ KẾT THÚC
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
-Vì TẤT CẢ PHÁP TRONG TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH Là : VÔ NGÃ =KHÔNG CÓ SỰ ĐỘC LẬP-TỰ CHỦ Mà Là MỘT TẬP HỢP THỤ ĐỘNG TƯƠNG TÁC CÙNG NHAU Và Do CÁC PHÁP CÓ TỰ TÍNH KHÔNG (KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT CỐ ĐỊNH CHO RIÊNG MÌNH )->NÊN SỰ TƯƠNG TÁC TÁC ĐỘNG TỚI NHAU LÀM CHUYỂN BIẾN KHÔNG NGỪNG ->KHÔNG CÓ KHỞI ĐẦU,KHÔNG CÓ KẾT THÚC
hiii, giải thích này xa rời tâm tánh rồi.
Như bạn nói thì các pháp ấy vận hành độc lập với tâm trí bạn. Rồi pháp là một tập hợp của những cái pháp nhỏ hơn. Rồi những cái nhỏ hơn đó do cái gì tập hợp lại? Hay là nguyên tố ban đầu?
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Ý VNBN tại sao các hiện tượng đó sao cứ trùng trùng duyên khởi mà không bao giờ chấm dứt?
Bác xem đó là một định đề thừa nhận hay một cảm quan lăng kính?
Hề hề

Huynh VNBN thường hay lập lờ khái niệm quá (nếu nói huỵch toẹc ra là đánh tráo khái niệm, hề hề). Trên thì nói về Pháp giới (Bản thể) trùng trùng duyên khởi dưới lại đặt câu hỏi về thế giới hiện tượng (Trao đổi phải với tinh thần cầu thị chớ đem lòng hơn thua mà đánh đố)

Hiện tượng nào mà trùng trùng duyên khởi. Hiện tượng ví như sắc pháp thì sanh trụ di diệt mỗi một sát na và ở hai sát na kế tiếp không có hiện tượng nào giống hiện tượng nào (Đây là giáo pháp Vô thường, Vô ngã hay Vô tự tánh vốn là tri kiến nền tảng của Phật giáo). Nó sanh diệt trong mỗi sát na sạo lại nói là không bao giờ chấm dứt.

Hay ý của VNBN muốn nói là: "Non xanh còn đó. Nước biếc còn đây. Còn ngày tái ngộ" thì đây là cái thấy Thường kiến vốn là tà kiến mà mỗi Phật tử cần thông đạt.

Trừng Hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Hề hề

Huynh VNBN thường hay lập lờ khái niệm quá (nếu nói huỵch toẹc ra là đánh tráo khái niệm, hề hề). Trên thì nói về Pháp giới (Bản thể) trùng trùng duyên khởi dưới lại đặt câu hỏi về thế giới hiện tượng (Trao đổi phải với tinh thần cầu thị chớ đem lòng hơn thua mà đánh đố)

Hiện tượng nào mà trùng trùng duyên khởi. Hiện tượng ví như sắc pháp thì sanh trụ di diệt mỗi một sát na và ở hai sát na kế tiếp không có hiện tượng nào giống hiện tượng nào (Đây là giáo pháp Vô thường, Vô ngã hay Vô tự tánh vốn là tri kiến nền tảng của Phật giáo). Nó sanh diệt trong mỗi sát na sạo lại nói là không bao giờ chấm dứt.

Hay ý của VNBN muốn nói là: "Non xanh còn đó. Nước biếc còn đây. Còn ngày tái ngộ" thì đây là cái thấy Thường kiến vốn là tà kiến mà mỗi Phật tử cần thông đạt.


Trừng Hải
tiểu cọp1.jpg


...................................................................................................Bác Trừng Hải kỵ hổ
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hề hề

Huynh VNBN thường hay lập lờ khái niệm quá (nếu nói huỵch toẹc ra là đánh tráo khái niệm, hề hề). Trên thì nói về Pháp giới (Bản thể) trùng trùng duyên khởi dưới lại đặt câu hỏi về thế giới hiện tượng (Trao đổi phải với tinh thần cầu thị chớ đem lòng hơn thua mà đánh đố)

Hiện tượng nào mà trùng trùng duyên khởi. Hiện tượng ví như sắc pháp thì sanh trụ di diệt mỗi một sát na và ở hai sát na kế tiếp không có hiện tượng nào giống hiện tượng nào (Đây là giáo pháp Vô thường, Vô ngã hay Vô tự tánh vốn là tri kiến nền tảng của Phật giáo). Nó sanh diệt trong mỗi sát na sạo lại nói là không bao giờ chấm dứt.

Hay ý của VNBN muốn nói là: "Non xanh còn đó. Nước biếc còn đây. Còn ngày tái ngộ" thì đây là cái thấy Thường kiến vốn là tà kiến mà mỗi Phật tử cần thông đạt.


Trừng Hải
Hiii. ý VNBN là: tại sao vũ trụ pháp giới diễn biến ra mãi không bắt đầu, không kết thúc? Lúc nào cũng có hiện tượng chúng sanh và chư Phật nối tiếp không ngừng?

(VNBN đang trao đổi nghiêm túc đấy Bác ạ)
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Hiii. ý VNBN là: tại sao vũ trụ pháp giới diễn biến ra mãi không bắt đầu, không kết thúc? Lúc nào cũng có hiện tượng chúng sanh và chư Phật nối tiếp không ngừng?

(VNBN đang trao đổi nghiêm túc đấy Bác ạ)

Thì đã trả lời trước rồi. Cùng là một Pháp giới nhưng Xá lợi phất thấy là gò nỗng. Bồ tát thì thấy là Tịnh thổ. Điều này mới diễn đạt được chỗ Pháp giới trùng trùng duyên khởi (Dung thông và Tương tác)

Còn Phật đà với chúng sanh làm sao nối tiếp không ngừng được. Ở chỗ đại nguyện thậm thâm bất khả tư nghì của chư Đại bồ tát là nguyện độ tất cả chúng sanh đều thành Phật.

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Thì đã trả lời trước rồi. Cùng là một Pháp giới nhưng Xá lợi phất thấy là gò nỗng. Bồ tát thì thấy là Tịnh thổ. Điều này mới diễn đạt được chỗ Pháp giới trùng trùng duyên khởi (Dung thông và Tương tác)

Còn Phật đà với chúng sanh làm sao nối tiếp không ngừng được. Ở chỗ đại nguyện thậm thâm bất khả tư nghì của chư Đại bồ tát là nguyện độ tất cả chúng sanh đều thành Phật.

Trừng Hải
hjjjjj, thôi để VNBN đặt câu hỏi chi tiết hơn: Tại sao hiện tượng Phật xảy ra mãi, tức là không có vị Phật đầu tiên, không có vị Phật cuối cùng?
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
hjjjjj, thôi để VNBN đặt câu hỏi chi tiết hơn: Tại sao hiện tượng Phật xảy ra mãi, tức là không có vị Phật đầu tiên, không có vị Phật cuối cùng?

Hề hề,

Huynh VNBN ơi là huynh VNBN, loanh quanh mãi trong vòng xảo trí hình nhi hạ mà ưa đặt nghi vấn huyền vi.

Và cho Trừng Hải hỏi lại VNBN, vì sao bò ăn cỏ mãi hoài vậy, hề hề?


Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hề hề,

Huynh VNBN ơi là huynh VNBN, loanh quanh mãi trong vòng xảo trí hình nhi hạ mà ưa đặt nghi vấn huyền vi.
Cho Trừng Hải hỏi lại, ngoài VNBN ra có ai là Phật tử đặt câu hỏi như vậy không (trong diễn đàn; trong sách, trong luận...).
Vậy thì cho Trừng Hải hỏi lại VNBN, vì sao bò ăn cỏ mãi hoài vậy, hề hề?


Trừng Hải
hjjjjjj, VNBN không nghi vấn về việc này. Chỉ đặt câu hỏi để giao lưu thôi.
Câu hỏi đã đặt ra rồi thì Bác cứ trả lời đi theo nhìn nhận của Bác.
Không nên hỏi lại VNBN gây lạc hướng.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
hjjjjjj, VNBN không nghi vấn về việc này. Chỉ đặt câu hỏi để giao lưu thôi.
Câu hỏi đã đặt ra rồi thì Bác cứ trả lời đi theo nhìn nhận của Bác.
Không nên hỏi lại VNBN gây lạc hướng.

Hề hề, Huynh VNBN rất hí tiếu, hề hề, rất chi là hí tiếu. Không tập trung thảo luận lại nói ngược là tha nhân gây lạc hướng.
Trả lời rõ vậy rồi mà không thấy à. Đức Phật không trả lời các câu hỏi về siêu hình học (Ở nơi Hình nhi hạ mà cứ hỏi chỗ siêu hình).

Thôi ngừng nghe, hề hề.
Hí tiếu, rất hí tiếu


Trừng Hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 18.- Pháp Thân.

Một khía cạnh khác của Kim Cang Thân, là Pháp Thân.

Kinh Đại Niết Bàn, Đức Phật bảo: "Này Ca Diếp Bồ tát ! Thân Như Lai là thân thường trụ, thân bất hoại, thân kim cang, chẳng phải thân tạp thực. Thân Như Lai đích thực phải là PHÁP THÂN".

Ca Diếp Bồ tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn ! Những thân của Phật nói con đều chẳng thấy. Con chỉ thấy thân vô thường bại hoại, thân vi trần, tạp thực thôi. Vì rằng Như Lai sắp nhập Niết bàn".

Phật dạy: Này Ca Diếp ! Chớ cho rằng thân Như Lai vô thường bại hoại như thân phàm phu.

Ca Diếp ! Ông nên biết ! Thân Như Lai vô lượng vô số kiếp hằng hữu, luôn luôn hiện hữu, không có trong các cụm từ: tiêu tan bại hoại, mục nát, diệt vong. Vì thân Như Lai không có tướng đến, tướng đi, tướng ngồi, tướng nằm, tướng co, tướng duỗi....Thế cho nên, thân Như Lai không phải là thân tạp thực. Như Lai chẳng phải thân mà là thân. Thân Như Lai chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, không có lúc thêm lên, chẳng có lúc bớt xuống, không có lúc ra, chẳng có lúc vào. Thân Như Lai không phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải nghiệp quả, không rời nghiệp quả. Chẳng phải ngũ uẩn, không rời ngũ uẩn, chẳng phải thất đại, cũng không ngoài thất đại.Chẳng phải tâm vương, chẳng phải tâm sở, không ngoài tâm vương, tâm sở. Thân Như Lai bình đẳng hiện hữu mọi chốn mọi nơi mà cũng không trụ ở một chốn nơi nào. Vì thân Như Lai không phải là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Như Lai không phải nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, cũng không phải không nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý. Thân Như Lai không phải nhãn thức, cho đến không phải ý thức, nhưng cũng không xa lìa sáu thức ấy. Thân Như Lai vô sở trụ mà trụ tất cả chỗ, không tướng mạo mà đủ tất cả đức tướng trang nghiêm. (hết trích)

Đức Phật có 3 Thân.- Pháp thân, Báo Thân, hoá Thân. (cũng là 3 Đức Niết Bàn).
Vô Vi, tức Niết Bàn có 3 Đức: 1. Ân Đức (Pháp thân), 2. Trí đức (Báo Thân), và 3. Đoạn đức (Hóa Thân)

* Tam Đức Niết Bàn.

Niết Bàn là một thuật ngữ Phật học. Nó mang nhiều ý nghĩa, nhưng tựu chung có 3 nghĩa chánh, còn gọi là Tam Đức:

* Giải thoát đức, còn gọi là Đoạn Đức. (Biểu thị là Hóa Thân)

* Bát Nhã Đức, còn gọi là Trí Đức. (Biểu thị là Báo Thân)

* Pháp Thân Đức, còn gọi là Ân Đức. (Biểu thị là Pháp Thân)

1/. Giải Thoát đức, còn gọi là Đoạn Đức. Là giải thoát khỏi ngã chấp. Là một đức tánh của một vị A la Hán, hoàn toàn đoạn dứt tham, sân, si, đoạn dứt sanh tử ưu bi khổ não.- Đây là Diệt Đế, quả của Đạo đế, vị này "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa".

2/. Bát Nhã Đức, còn gọi là Trí Đức. Đây là sự chứng ngộ, thể nhập Tịch Diệt Vô vi, đã thấy được thật tướng các pháp là Tánh không, đã tương ưng hoàn toàn Bát Nhã Ba la mật.

3/. Pháp Thân Đức, còn gọi là Ân Đức. Là đã thể nhập Tự Tánh thanh tịnh, bất sanh, bất diệt, Chơn như tịch diệt, trùm khắp pháp giới.- Đây là Pháp Thân tỳ lô giá Na. Vì Pháp Thân trùm khắp pháp giới, nên hằng làm lợi lạc chúng sanh mà không cần làm gì cả.

Bất cứ vị Phật nào cũng đủ cả 3 đức này, mới được gọi là Như Lai Thế Tôn, có đủ 10 hiệu, được Đại niết Bàn.

Hỏi: Tam đức Niết Bàn và Tam thân Phật nó có giống nhau hay khác nhau ? Tam đức Niết Bàn là đại biểu của Như Lai còn Tam thân là như thế nào ?

Đáp: Theo bài giảng của HT Thích Từ Thông. Tam đức Niết Bàn là đại biểu cho 3 ngôi Tam Bảo:

1/. Pháp Thân đức.- Đại biểu cho Phật.

2/. Bát Nhã đức, là lý "Duyên sanh" .- Đại biểu cho Pháp.

3/. Giải Thoát đức, là hòa hợp Pháp Thân (Phật) và trí Bát Nhã (Pháp).- Đại biểu cho Tăng.

* "Pháp thân" là Đức Tánh "Kim Cang Bất Hoại Thân".

"Pháp thân" là gì ?

Pháp Thân có 5 thứ: (1) Pháp Tánh Sanh Thân, (2) Công Đức Pháp Thân, (3) Biến Hóa Pháp Thân, (4) Hư Không Pháp Thân, Thật Tướng Pháp Thân. Đức Phật có cả 5 thứ Pháp Thân ấy.


Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.

Thân mà Phật mang lấy xuống trần thế chịu sự vui khổ tức là do dư nghiệp, Báo Thân, sanh thân.

Thân mà Phật dùng phép thần thông biến hóa ra để độ chúng sinh đó là Hóa Thân, hay thần thông biến hóa thân.

Đó là Tam Thân Phật. Trong một thể tướng của Phật có đủ ba thân: Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân.

Pháp Thân có đủ 5 phần: Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Đó là 5 loại công đức hiệp thành Pháp Thân của Phật.

Kinh Kim Quang Minh có nói đến hai Pháp Thân: Lý Pháp Thân và Trí Pháp Thân.

Lý Pháp Thân là Lý Tánh đã sẵn giác ngộ, Phật và chúng sinh đều có đủ. Nhưng ở chúng sanh Pháp Thân ấy còn bị màn vô minh che khuất nên chưa hiển hiện ra.

Pháp thân, tiếng Phạn là Tỳ-lô-giá-na, dịch là biến nhất thiết xứ, có nghĩa là có mặt ở khắp mọi nơi. Ta biết rằng Đức Phật là Như Lai, có nghĩa là không từ đâu đến, cũng không đi về đâu (Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ). Bởi ở đâu cũng có thì làm gì có đến và đi.

Pháp thân là một dạng năng lượng, cũng giống như sóng đài hay sóng điện thoại vậy. Sóng ấy có mặt khắp không gian, chỉ cần thiết bị được bật đúng tần số thì sẽ bắt được sóng. Cho nên trong Phật pháp mới có câu “hữu cầu tất ứng”, chỉ cần tâm chúng sinh nào tương ứng với tâm Phật thì sẽ nhận được năng lượng gia hộ của Phật: “Ngàn sông ngàn nước ngàn trăng hiện/ Vạn dặm không mây vạn dặm trời” (Thiên gian hữu thủy thiên gian nguyệt/ Vạn lý vô vân vạn lý thiên).

Đại Thừa Tam Luận Tông của Ngài Long Thọ lấy thực tướng làm pháp thân. Thực tướng là lý không, là chân không, là vô tướng, mà chứa đựng tất cả các pháp. Đây là thể tính của pháp thân.

Pháp thân: là bản thể tối cao kết tinh trí tuệ của một vị Phật. Bản thể này vượt ngoài hình tướng, miêu tả, có tính trùm khắp toàn vũ trụ. Pháp thân đôi khi được gọi là Phật tánh, Chân như, Như Lai tạng…

Tóm lại: Đức Phật có 3 Thân.- Pháp thân, Báo Thân, hoá Thân. (cũng là 3 Đức Niết Bàn).
Vô Vi, tức Niết Bàn có 3 Đức: 1. Ân Đức (Pháp thân), 2. Trí đức (Báo Thân), và 3. Đoạn đức (Hóa Thân)
Bất Tử- Trường Sinh Ttt311

* "Pháp thân" .- Chỉ tìm thấy ở Vô Vi Pháp (Tam Đức Niết Bàn)- là Đức Tánh "Kim Cang Bất Hoại Thân".
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hề hề, Huynh VNBN rất hí tiếu, hề hề, rất chi là hí tiếu. Không tập trung thảo luận lại nói ngược là tha nhân gây lạc hướng.
Trả lời rõ vậy rồi mà không thấy à. Đức Phật không trả lời các câu hỏi về siêu hình học (Ở nơi Hình nhi hạ mà cứ hỏi chỗ siêu hình).

Thôi ngừng nghe, hề hề.
Hí tiếu, rất hí tiếu


Trừng Hải
hjjjjjjjj, tùy ý Bác vậy. Tánh tướng bất nhị.
Câu hỏi VNBN đặt ra để nói về Chân Tâm, Tự Tánh mà Bác không nói được thì thôi vậy.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Hề hề, Huynh VNBN rất hí tiếu, hề hề, rất chi là hí tiếu. Không tập trung thảo luận lại nói ngược là tha nhân gây lạc hướng.
Trả lời rõ vậy rồi mà không thấy à. Đức Phật không trả lời các câu hỏi về siêu hình học (Ở nơi Hình nhi hạ mà cứ hỏi chỗ siêu hình).

Thôi ngừng nghe, hề hề.
Hí tiếu, rất hí tiếu


Trừng Hải
Mô Phật VQ cũng đồng cảm với Bác Trừng Hải ạ. Qua bài kệ:
Kính Thầy, là vô minh của ai? Khi Thày thành Phật rồi thì vũ trụ pháp giới này vẫn tiếp diễn? Mong thầy nói chi tiết hơn.
Kiến văn như huyễn uế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.


Thấy nghe như huyễn mộng
Ba cõi như không hoa
Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh.

Nghĩa là khuyên Bạn không nên chạy theo thức tình phân biệt, theo thấy nghe hay biết của vọng tưởng.- Sẽ không có lối ra đâu... Mà hãy:


Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh.

Bạn ơi ! Hãy quay lại Tự Tâm đi. Hãy Trở về mái nhà xưa.- Chớ mãi theo Thức Tình phân biệt.- Vì "Quy căn đắc Chỉ, Tùy Chiếu thất Tông"

tiểu cọp1.jpg
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mô Phật VQ cũng đồng cảm với Bác Trừng Hải ạ. Qua bài kệ:

Kiến văn như huyễn uế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.


Thấy nghe như huyễn mộng
Ba cõi như không hoa
Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh.

Nghĩa là khuyên Bạn không nên chạy theo thức tình phân biệt, theo thấy nghe hay biết của vọng tưởng.- Sẽ không có lối ra đâu... Mà hãy:


Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh.

Bạn ơi ! Hãy quay lại Tự Tâm đi. Hãy Trở về mái nhà xưa.- Chớ mãi theo Thức Tình phân biệt.

View attachment 8478
hjjjjj, Kính Thầy, VNBN nói về nhà xưa đấy chứ, sao Thầy nghĩ nó là nhà sanh tử nhỉ?
Sẵn đây cho VNBN hỏi: Thưa Thầy, mái nhà xưa là nhà tranh vách lá hay nhà ngói vậy Thầy?
Tại vì nếu không biết nhà xưa là cái gì thì làm sao để trở về?
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
hjjjjj, Kính Thầy, VNBN nói về nhà xưa đấy chứ, sao Thầy nghĩ nó là nhà sanh tử nhỉ?
Sẵn đây cho VNBN hỏi: Thưa Thầy, mái nhà xưa là nhà tranh vách lá hay nhà ngói vậy Thầy?
Tại vì nếu không biết nhà xưa là cái gì thì làm sao để trở về?
Bạn càng chạy theo cái Biết, thì càng xa nhà.

Kiến văn như huyễn uế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.


Thấy nghe như huyễn mộng
Ba cõi như không hoa
Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh.

Nghĩa là khuyên Bạn không nên chạy theo thức tình phân biệt, theo thấy nghe hay biết của vọng tưởng.- Sẽ không có lối ra đâu... Mà hãy:


Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh.

Tóm lại: NIỆM PHẬT ĐI.- NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Có một người hỏi Sư Thầy Viên Minh:
Làm sao BIẾT một người CHỨNG Tư Đà Hoàn???

"Muốn BIẾT một người CHỨNG Tư Đà Hoàn thì mình PHẢI TỰ CHỨNG Tư Đà Hoàn".

Sư Thầy Viên Minh.

Mô Phật. Do còn Vô minh nên còn mộng huyễn mà vũ trụ chưa biến mất.
Còn Vô Minh vì mình CHƯA TỰ CHỨNG được mình là HUYỄN.
Còn cái mình BIẾT thì mình KHÔNG THẾ NÀO TỰ CHỨNG được cái THẬT TƯỚNG mình".
Cái mình BIẾT là VỌNG TƯỞNG.
Cái mình KHÔNG BIẾT lại KHÔNG gì mà KHÔNG BIẾT.

Tất cả Pháp đều là Phật Pháp.
Có người hỏi: Phật là gì???
Tất cả Pháp đều KHÔNG PHẢI Phật Pháp.

Khi nào CÓ người hỏi hay trả lời thì Phật Pháp thành HUYỄN.

Phàm cái gì CÓ TƯỚNG đều là HUYỄN,.
Phàm cái gì HUYỄN nói ra đều là HUYỄN.

Người CHÁNH nói TÀ thì TÀ cũng thành CHÁNH.
Người TÀ nói CHÁNH thì CHÁNH cũng thành TÀ.

Đức-Phật nói người TÀ thì người TÀ thành CHÁNH.
Người Vô Minh nói Phật Pháp với người Vô Minh thì???
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tất cả Pháp đều là Phật Pháp thì tìm kiếm hay làm gì, nói gì hay hỏi gì cũng VÔ ÍCH.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Bạn càng chạy theo cái Biết, thì càng xa nhà.

Kiến văn như huyễn uế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.


Thấy nghe như huyễn mộng
Ba cõi như không hoa
Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh.

Nghĩa là khuyên Bạn không nên chạy theo thức tình phân biệt, theo thấy nghe hay biết của vọng tưởng.- Sẽ không có lối ra đâu... Mà hãy:


Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh.

Tóm lại: NIỆM PHẬT ĐI.- NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Thưa Thầy, có lẽ Thầy nhát quá, sợ động tâm khởi niệm, cứ ru rú trong nhà không dám bước chân ra.
Chỉ khi Thầy biết sử dụng cái biết thì Bồ Đề nơi Thầy mới vươn lên.
Bởi Chân Tâm (ngôi nhà xưa của Thầy) đâu phải chỉ là tâm bất động, sự bát động đó trong sự tương tác không có giới hạn. Nếu Thầy chỉ ru rú giữ lấy cái bất động thì Thầy vẫn chưa trở về nhà xưa thật sự, chỉ là một trạm dừng chân tạm thời đở khổ thôi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên