binh

Kinh A Di Đà yếu giải

  • Người khởi tạo binh
  • Ngày bắt đầu

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
KINH VĂN

Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
NGHĨA

Xá Lợi Phất này, cõi nước Cực Lạc, chỉ lấy công đức, mà tạo thành được, trang nghiêm thế đấy.
Đây là đoạn kết thứ hai,
Đoạn văn trên, Phật Thích Ca đã họp năm căn với năm trần lại mà thích nghĩa thụ dụng.
Đoạn này Phật đem riêng “nhĩ căn” với “thanh trần” ra mà thích nghĩa thụ dụng; bởi vì ở cõi đất này, nhĩ căn của người ta rất thông lợi. Cho nên Phật đem riêng cái tiếng nói pháp ra mà thích nghĩa thụ dụng cho thật rộng, thật rõ ràng (để cho mình hiểu rõ sang đấy được hưởng cái vui nghe pháp nhiệm màu, sớm ngộ đạo). Chứ thực ra thì ở bên Cực Lạc, thu hút được hết mọi căn cơ trong pháp giới ; Trong năm trần ở bên ấy, trần nào cũng phát sinh ra được hết thảy mọi pháp môn. Đoạn này chia làm hai:
1) Hóa ra tiêng nói pháp của loài hữu tình
2) Hóa ra tiêng nói pháp của loài vô tình.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
Đây là tiêng nói pháp của loài hữu tình, tức là tiếng chim nói pháp.
KINHVĂN

Phục thứ Xá Lợi Phất , bỉ quốc thường hữu, chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch hạc, khổng tước, Anh võ, xá lợi, ca lăng tần già, cộng mạng chi điểu, thị chư chúng điểu trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm, kỳ âm diễn xướng, ngũ căn ngũ lực, thất Bồ Đề phần, Bát Thánh Đạo phần, như thị đẳng pháp, kỳ độ chúng sinh, văn thị âm dĩ giai tất niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng,
NGHĨA

Rồi lại còn nữa, Xá Lợi Phất ơi , nước kia thường có, nhiều các loài chim, màu đẹp vẻ lạ, như chim hạc trống, chim vẹt chim công, xá lợi, cộng mạng, ca lăng tần già, nững loài chim ấy, ngày đêm sáu buổi tiếng hót hòa nhã, diễn ra các pháp, Ngũ căn ngũ lực, thất Bồ Đề phần, Bát Thánh đạo phần, và nhiều pháp khác cũng như thế nữa , Chúng sinh nước kia, nghe tiếng ấy rồi đều vui niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng.

Câu “chủng chủng kỳ diệu tạp sắc” là nói về các loài chim có nhiều và đẹp lạ. Cấu dưới kể qua có 6 loài:
- Chim xá lợi có nơi gọi là “thu lộ” (loài cò). Ngài Kỳ thiền sư bảo là chim xuân oanh.
- Chim ca lăng tần già (tiếng Ấn), Hán dịch là “diệu âm”.vì loài chim này, chưa ra khỏi trứng, tiếng hót đã hay hơn các loài chim khác.
- Chim cộng mạng là loài chim một thân có 2 đầu, 2 thần thức riêng biệt, cùng chung một báo thân. Hai giống chim này ở vùng Tuyết Sơn bên Ấn Độ cũng có. Những giống chim ở Cực Lạc không phải là thực giống như chim ở đây đâu. Phật chỉ nói cho biết mấy loại vì nó hơi giống với những con chim mình yêu quí nhất ở đây mà thôi.
“Ngày đêm sáu buổi, phát ra tiếng hót” thời đủ biết ở bên Tịnh độ không lúc nào chim đậu yên, mà gọi là có đêm tối, vì thân người và thân chim đều ở trong hoa sen hóa sinh ra, vốn không có tính ngủ , cho nên không cần phải có đêm để nằm yên.

(trg 8)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
“Ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ Đề phần, bát Thánh đạo phần” là những phép ở trong 37 trợ đạo phẩm, kể ra như sau :
A) Tứ niệm xứ
B) Tứ chánh cần
C) Tứ như ý túc
D) Ngũ căn
E) Ngũ lực
F) Thất Bồ Đề phần
G) Bát thánh đạo phần
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
A – TỨ NIỆM XỨ

1) Thân niệm xứ : xét thân mình là bẩn, không thực. (Tứ đại giai không )
2) Thụ niệm xứ : xét chỗ mình hưởng thụ là khổ (dĩ thọ vi khổ)
3) Tâm niệm xứ : xét chỗ tâm mình biến đổi là vô thường (chư hành vô thường)
4) Pháp niệm xứ : xét các pháp không thực có là vô ngã. (chư pháp vô ngã)
<o:p> </o:p>
B – TỨ CHÁNH CẦN

1) Những ác pháp đã sinh, phải đoạn trừ
2) Những ác pháp chưa sinh phải ngăn cản (không phạm)
3) Những thiện pháp chưa sinh, phải làm cho sinh ra
4) những thiện pháp đã sinh , phải làm cho tăng trưởng.
<o:p> </o:p>
C – TỨ NHƯ Ý TÚC

1) Dục như ý túc : Định như ý muốn
2) Tiến như ý túc : Tinh tấn như ý
3) Tâm như ý túc : Tuệ tâm như ý
4) Tư như ý túc : suy nghĩ như ý .
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
D – NGŨ CĂN

1) Tín căn : Tin tưởng vào các pháp chính đạo và các pháp trợ đạo.
2) Tinh tấn căn : chuyên cần thực hành các pháp chánh đạo và trợ đạo, chẳng ngừng nghỉ.
3) Niệm căn : chỉ nghĩ đến các pháp chánh đạo và trợ đạo, không nghĩ gì khác.
4) Định căn : Thu nhiếp tâm mình vào các thiện pháp chánh đạo và trợ đạo, tâm và pháp ứng hợp với nhau, không cho tán loạn gọi là định căn.
5) Tuệ căn : thực hành các pháp chánh đạo và trợ đạo, quán tưởng “Tứ diệu đế” gọi là Tuệ căn.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
E – NGŨ LỰC

1) Tín lực : Làm cho tín căn lớn lên, phá hết mọi nghi hoặc, tà tín, phiền não
2) Tinh tấn lực : làm cho tinh tấn căn lớn lên phá mọi lười biếng, thành tựu việc xuất thế lớn lao , gọi là tinh tấn lực.
3) Niệm lực : Làm cho niệm căn lớn lên, phá mọi tà niệm, thành tựu việc lớn xuất thế, gọi là niệm lực.
4) Định lực : Làm cho định căn lớn lên, phá hết mọi tư tưởng lăng xăng rối loạn, phát ra mọi sự thiền định, gọi là định lực.
5) Tuệ lực : Làm cho tuệ căn lớn lên, ngăn được hết “thông mê hoặc” và “biệt mê hoặc” . Phát ra được trí tuệ chân vô lậu, gọi là tuệ lực.
<o:p> </o:p>
D – THẤT BỒ ĐỀ PHẦN

1) Trạch pháp giác phận : khi trí tuệ mình soi xét mọi pháp, khéo phân biệt được chân pháp với giả pháp , chẳng lấy lầm phải tà ngụy , gọi là Trạch pháp giác phận (phần giác ngộ biết chọn pháp)
2) Tinh tiến giác phận : Khi mình tinh tiến tu hành mọi pháp, khéo hay giác ngộ , không tu lầm phải những khổ hạnh vô ích, thường chuyên cần để tâm vào chân pháp mà tu hành gọi là tinh tiến giác phận (phần giác ngộ tinh tiến)
3) Hỉ giác phận : Nếu tâm mình tu đắc pháp mà mừng, nên giác ngộ rằng cái mừng ấy chẳng phải y vào pháp điên đảo mà mừng, mà chính là y vào pháp chân thực mà mừng. (Phần giác ngộ vui mừng)
4) Trừ giác phận : Khi mình đoạn trừ được cái tâm tà kiến và phiền não (Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) nên giác ngộ rằng mình đã đoạn trừ được mọi giống tà ngụy, chẳng để tổn hại đến thiện căn chân chính, gọi là Trừ giác phận (phần giác ngộ đoạn trừ)
5) Xả giác phận : Khi mình lìa bỏ được những cảnh vật mà mình ham mến, nhớ niệm, nên giác ngộ rằng cảnh vật ấy là tà ngụy chẳng phải thực có, vĩnh viễn chẳng nhớ đến nữa, gọi là Xả giác phận (phần giác ngộ lìa bỏ).
6) Định giác phận : Khi tâm mình đã phát ra được mọi thiền định, nên giác ngộ rằng những thiền định ấy là giả, chẳng sinh ra ưa thích nó, gọi là Định giác phận (phần giác ngộ cánh định)
7) Niệm giác phận : Khi mình tu đạo Xuất Thế phải giác ngộ sao cho lúc nào định và tuệ cũng ngang nhau. Hoặc khi tâm mình bị chìm, lịm mất phải nhớ ngay đến 3 phần giác ngộ đầu (Trạch pháp, Tinh tiến, Hỷ) để soi xét cho tâm mình phấn khởi lên. Hoặc khi tâm mình bồng bột, náo động, phải nhớ niệm ngay đến 3 phần giác ngộ sau (Trừ, Xả, Định) để mà nhiếp trì tâm mình lại, làm cho nó điều hòa, gọi là Niệm giác phận (Phần giác ngộ chánh niệm)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
E – BÁT THÁNH ĐẠO PHẦN <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
(Còn gọi là Bát Chánh Đạo)
1) Chánh kiến : Tu phép quán soi thấy rõ mọi hạnh tu vô lậu, thấy rõ ràng 4 diệu đế, gọi là chánh kiến (Thấy biết chân chánh)
2) Chánh tư duy : Dùng cái tâm vô lậu ứng hợp với động, phát ra suy nghĩ, tính toán hiểu biết, khiến cho tâm lớn lên vào với tâm Đại Niết Bàn , gọi là chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh)
3) Chánh Ngữ : Dùng trí tuệ vô lậu trừ diệt 4 tà mệnh, thu nhiếp mọi khẩu nghiệp vào trong chánh ngữ, gọi là chánh ngữ (nói năng chân chánh)
4) Chánh nghiệp : Dùng trí tuệ trừ diệt mọi tà nghiệp ở thân mà ra, để yên thân vào trong mọi nghiệp chân chánh, thanh tịnh, gọi là chánh nghiệp (nghiệp chân chánh)
5) Chánh mạng : Dùng trí tuệ vô lậu diệt trừ 5 tà mạng ở 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) để ở yên trong mạng sống chân chánh, thanh tịnh, gọi là chánh mạng (mạng sống chân chánh)
6) Chánh tinh tiến : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp với cần mẫn, tinh tiến tu đạo Niết Bàn, gọi là chánh tinh tiến. (Tinh tiến chân chánh)
7) Chánh niệm : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp với nhớ niệm mà nhớ mọi pháp chánh đạo và trợ đạo, gọi là chánh niệm (nhớ niệm chân chánh)
8) Chánh định : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp vào thiền định gọi là chánh định (thiền định chân chánh)
<o:p> </o:p>

<o:p> </o:p>
GHI CHÚ :
Có 4 loại tà mạng :
1) làm ruộng, làm vườn, làm thuốc để kiếm cơm áo gọi là “Hạ khẩu thực”
2) Làm về thiên văn, xem trăng sao, mưa gió, sấm chớp để kiếm sống gọi là “Ngưỡng khẩu thực”
3) Nịnh hót người quyền thế, đi sứ, nói phét kiếm lợi gọi là “Phương khẩu thực”
4) Làm bùa chú tà thuật, bói toán kiết, hung để kiếm sống gọi là “ Duy khẩu thực”
<o:p> </o:p>
Lại có 5 loại tà mạng nữa là :
1) Giả vờ hiện tướng mạo kỳ dị
2) Nói khoe công đức mình
3) Xem tướng kiết, hung để thuyết pháp cho người ta
4) Nói to, cho có oai để người ta kinh sợ
5) Nói khoe được nhiều người cúng dường để người ta động tâm.
<o:p> </o:p>
Năm tà mạng này cũng cốt kiếm cơm áo nuôi thân. Sống như thế không phải là chánh mạng.

<o:p> </o:p>
Trong 7 phép tu này (gọi là thất khoa) có tất cả 37 đạo phẩm. Tuy rằng tất cả 4 giáo môn, ai cũng phải tu 37 đạo phẩm, nhưng công phu tu luyện và phương pháp thì mỗi giáo môn một khác, sẽ kể như sau :
4 giáo môn là : Tạng, Thông, Biệt, Viên.
1) Y vào “sinh - diệt tứ đế” mà tu thì tức là 37 đạo phẩm của Tạng giáo. (giáo lý Tiểu thừa thấy tứ đế có thực sinh, thực diệt)
2) Y vào “vô sinh diệt tứ đế” mà tu, tức là 37 đạo phẩm của Thông giáo (Giáo lý phổ tông của Bồ Tát, thấy tứ đế là không, chẳng có thực sinh, thực diệt).
3) Y vào “Vô lượng tứ đế” mà tu, tức là 37 đạo phẩm của Biệt giáo (Giáo lý riêng biệt của Bồ Tát, thấy tứ đế có vô lượng hình tướng khác nhau)
4) Y vào “Vô tác tứ đế” mà tu , tức là 37 đạo phẩm của Viên giáo (Giáo lý viên mãn hoàn toàn của Bồ Tát, thấy tứ đế chỉ là huyễn ảnh trong tâm Bồ đề, không ai tạo tác ra nó).
<o:p> </o:p>
Đạo phẩm của Tạng giáo gọi là pháp môn Bán tự, một phép tu “mới có một nửa”. Ở Tịnh độ ngũ trược rất nhẹ nên chẳng cần đến pháp môn này. Nhưng vì có người tiểu thừa sinh sang đấy, trước đã học thuộc rồi hoặc có giả tạm dùng chăng.
Đạo phẩm của Thông giáo gọi là Đại thừa sơ môn, một pháp môn bắt đầu vào bậc Đại thừa, pháp môn phổ thông; tất cả người trong bậc tam thừa đều phải theo , cho nên ở bên Tịnh độ phần nhiều hay nói đến.
Đạo phẩm của Biệt giáo gọi là “Độc Bồ tát pháp“, một pháp môn đặc biệt cho riêng một bậc Bồ tát; Ở hai cõi Tịnh độ : Đồng Cư và phương tiện hay nói đến.
Đạo phẩm của Viên giáo, gọi là “Vô thượng Phật pháp” một pháp môn trên hết, tu thành Phật; Ở khắp 4 cõi Tịnh, người nào lợi căn cũng được nghe (có thế mới là Tông Tịnh độ của Cực Lạc).
<o:p> </o:p>
Bốn chữ “Như thị đẳng pháp” (còn nhiều pháp khác cũng như thế nữa) thì hai chữ : “ Đẳng pháp” (còn nhiều pháp khác) chỉ 3 pháp : tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc. ở trên 4 phép đã nói trong kinh (Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ đề phần, Bát Thánh đạo phần). Chữ Đẳng pháp ấy lại còn là vô lượng pháp môn khác nữa như là phép : Tứ nhiếp, lục độ, thập lực, tứ vô sở úy …
<o:p> </o:p>
37 đạo phẩm này tuy là thu được hết mọi pháp môn, nhưng cơ duyên của người tu thì chẳng giống nhau, cho nên những đạo phẩm ấy có khi rút lại, có khi mở rộng thành ra danh nghĩa nó không giống nhau, là cốt để tùy chỗ người muốn nghe mà diễn giảng , khiến cho người nhớ niệm đến tam bảo, phát khởi tâm Bồ đề, phục diệt mọi phiền não. Vì người ta có thấy rõ tâm đại từ, và uy quang của Phật bất khả tư nghị thì mới niệm Phật. Có vui mừng pháp nhập vào tâm , có món ăn pháp sung túc vào thân thì mới niệm pháp, có được cùng tăng chúng cùng nghe, cùng học tập, được nhất tâm tu chứng thì mới niệm tăng.
Cái tâm năng niệm của người ta , tức là phép tam quán (quán không, quán giả, quán trung) . Cái cảnh sở niệm của người ta, tức là Tam Bảo (Phật, pháp, tăng). Cảnh sở niệm (hay sở quán) có thể chia ra : Biệt tướng (tướng riêng) và Nhất thể (cùng một thể chất) và ý nghĩa của 4 giáo môn , Tam đế , quyền và thực, mỗi cảnh mỗi khác, như đã nói trên.
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, nhữ vật vị thử điểu thực thị tội báo sở sinh, sở dĩ giả hà ? <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Bỉ Phật quốc độ, vô tam ác đạo . Xá Lợi Phất, kỳ Phật quốc độ, thượng vô ác đạo chi danh , hà huống hữu thực. Thị chư chúng điểu giai thị A Di Đà Phật dục linh pháp âm tuyên lưu biến hóa sở tác.
<o:p></o:p>
NGHĨA
Xá Lợi Phất này, ông chớ bảo rằng , những loài chim ấy, thực vì tội báo, phải làm kiếp chim. Là vì lẽ sao ? <o:p></o:p>
Vì nước Phật kia, không có ba đường ác. Xá Lợi Phất này, trong nước Phật kia, cái tên ác đạo, còn không thấy có, huống chi lại có ác đạo thật ư? Những chim ấy là, Phật A Di Đà muốn cho tiếng pháp, chan hòa khắp nơi, mà biến hóa ra.
<o:p></o:p>
Lời Phật hỏi và Phật thích nghĩa ở đoạn văn này rất dễ hiểu. Nhưng giả sử có người hỏi rằng : Những con chim ấy như là bạch hạc, khổng tước v.v… chẳng phải cái tên ác đạo là gì ? mà Phật lại bảo cái tên ác đạo còn không thấy có?
Thưa: Đã chẳng phải tội báo, thì mỗi cái tên ấy, tên nào cũng đều là công đức rốt ráo của Như Lai . Thế nghĩa là cái tên : Bạch hạc là bạch hạc rốt ráo, tên nào cũng thế, tên nào cũng là tên gọi đẹp đẽ của đức tính , chứ có phải là tên ác đạo đâu. (cái tên ở pháp giới này cũng bất khả tư nghị như thế) .
Có người lại hỏi :phật hóa làm những con chim thì có ý nghĩa gì ?
Thưa: Có 4 nhân duyên về tứ tất đàn [tức 4 phép trong “pháp thí” khiến cho người nghe được 4 lợi ích : 1) được vui mừng. 2) làm việc thiện. 3) chừa tội ác. 4) Hiểu sâu đệ nhất nghĩa.]
1) Phàm người ta ai cũng thích những con chim ấy, thì Phật thuận tình mà hóa ra , khiến cho được vui mừng.
2) Thấy con chim còn biết thuyết pháp (mình là người sao lại không biết) là ý Phật muốn người nghe pháp sinh mầm thiện(tu học đi để nói pháp)
3) Nghe chim nói pháp, thì đừng đối với loài chim mà sinh ra cái tưởng lầm là loài hèn kém, là ý Phật muốn trị cái tâm phân biệt của người si mê, kiêu ngạo.
4) Biết chim ấy tức là Phật A Di Đà, là ý Phật muốn cho người nghe pháp giác ngộ được tính chất bình đẳng của pháp thân. Trong thân ấy cái gì cũng có đủ, cái gì cũng tạo ra được, cái gì cũng bình đẳng. Trong pháp thân ấy lại còn hiển hiện ra những tiếng gió hiu hiu, những tiếng rung của cây vàng, lưới ngọc v.v… và hiện ra hết cả phần giả, phần thực của y báo và chính báo. Ở ngay những thể chất của vạn vật ấy đều là ba thân, 4 đức của Phật A Di Đà, không hề sai khác một ly. (Như thế có thể hiểu được Pháp thân là tiêu chỉ của cả một pháp giới)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, bỉ Phật quốc độ, vi phong suy động, chư bảo hàng thụ, cập bảo la võng xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc, đồng thời câu tác, văn thị âm giả, tự nhiên giai sinh, niệm Phật niệm pháp, niệm tăng chi tâm.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, cõi nước Phật kia, gió hiu hiu thổi, những hàng cây báu, những lưới ngọc báu, rung động phát ra, những tiếng nhiệm màu, như là trăm nghìn, các thứ âm nhạc, đồng thời nổi lên. Người nghe tiếng ấy, tự nhiên đều vui, nức lòng niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng.
<o:p></o:p>
Loài hữu tình với loài vô tình cùng tuyên dương pháp màu nhiệm, 37 đạo phẩm của 4 giáo môn và vô lượng pháp môn khác, đồng thời diễn thuyết, tùy từng loại chúng sinh, loại nào cũng hiểu; khiến người nghe phép nhớ niệm Tam bảo . Nhớ niệm Tam bào là theo phép Tứ tất đàn mà được 4 lợi ích:
1) Người phàm phu vừa được nghe là toàn cả thân rung động, nhảy nhót, thế là được lợi ích vui mừng.
2) Phần hơi sức của mình cùng với phần hơi sức Tam bảo giao chập vào nhau tất nhiên phát được “Tâm Bồ Đề” thế là lợi ích sinh mầm thiện
3) Do đấy mà phục diệt được hết mọi phiền não, thế là được lợi ích phá tan mọi tội ác.
4) Chứng thực và tỏ ngộ được Tam bảo cùng một thể chất, thế là được lợi ích hiểu sâu vào tới đệ nhất nghĩa lý.
<o:p></o:p>
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, kỳ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
<o:p></o:p>
NGHĨA
Xá Lợi Phất, cõi nước Phật kia, chỉ lấy công đức mà tạo thành được trang nghiêm như thế.
<o:p></o:p>
Mỗi một đoạn Phật Thích Ca nói xong, Phật lại kết thị một lần (đây là lần thứ 3). Phật cố ý nói đi nói lại cho người nghe tin sâu rằng : Hết thảy những vật báu trang nghiêm như thế đều do ý nguyện và hành vi của đức đạo sư A Di Đà tạo thành , do chủng trí của ngài đã thực hiện ra. Và cũng đều là do 3 nghiệp thân, khẩu, ý rất thanh tịnh của mỗi người chúng ta đã cảm ứng mà biến hiện ra ở trong thức tâm của chúng sinh, cùng làm ảnh và chất lẫn cho nhau (Chữ ẢNH và chữ CHẤT rút trong kinh Lăng Già. Phật thí dụ cái A lại gia thức của mỗi người, nó tạo ra vạn pháp, giống như cái gương rất lớn không có giới hạn, bờ bến nào Vạn vật khắp thế giới, khắp vũ trụ giống như cái bóng hiện ra trong cái gương thức đại khổng lồ ấy. Ý Phật muốn nói vạn pháp và trời đất chỉ có thể hiện ra được ở trong thể chất của thức Alaya cũng giống như vạn cái Ảnh chí có thể hiện ra trong thể chất của cái gương. Chỗ có chất của gương tức phải có ảnh. Chỗ có ảnh tức là có chất của gương. Nhưng phải biết rằng chất của thức Alaya thì chỗ nào cũng có, vì nó không có giới hạn, bờ bến , nó không giống như chất gương của thế gian. Câu này nói “Tâm Phật và Tâm chúng sinh cùng làm ẢNH và CHẤT lẫn cho nhau, nghĩa là thân Phật làm ảnh thì tâm chúng sinh làm chất, thân chúng sinh làm ảnh thì tâm Phật làm chất. Ý nói Phật ở trong tâm chúng sinh, chúng sinh ở trong tâm Phật. Tuy ở trong nhau mà không dính chặt lấy nhau giống như ảnh ở trong gương vậy).
(câu này nói phần tính và phần tướng của tâm rất tròn đầy, sáng suốt)
Thí dụ như ánh sáng của nhiều ngọn đèn, cùng chiếu sáng khắp cả, thì coi như một ánh sáng.
Hoàn toàn lý ấy đã thành sự thật, hoàn toàn sự vật ấy tức là lý thật .
Hoàn toàn tính ấy đã khởi ra hạnh tu, hoàn toàn hạnh tu đã ở trong tính. (ý nói đức tính và đức tu của Phật đều là đức tính và đức tu của chúng sanh ). Vậy người tu hành cũng nên suy nghĩ sâu xa cho tỏ ngộ. Đừng nên bỏ cõi Tịnh độ của Phật có thực ấy mà không tu, lại chỉ bàn suông về cõi Tịnh độ bóng ma riêng biệt trong tâm mình (nó chỉ là cái bóng duyên vọng tưởng) đến nỗi phải chịu tiếng chê cười là “ Thử tức, điểu không” (Cách nói để chế diễu người học Phật ngu si, thấy người nói thì cũng nói mà không hiểu, không tin, không tu, không thực hành gì cả. Thí dụ như nghe nói “Phật tức tâm, tâm tức Phật” thì cũng nói tức! tức! giống như con chuột kêu túc! túc! . Nghe nói “Vạn pháp giai không” cũng nói không! Không! (vô, vô) Giống như com chim kêu vo! vo! )
(Trg14)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
b) CHÍNH BÁO<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, ư nhữ ý vân hà ? Bỉ Phật hà cố, hiệu A Di Đà ?<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, ý ông thế nào ? Phật kia vì sao , hiệu A Di Đà ? <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Đoạn văn trên đây là lời Phật Thích Ca hỏi .
Mục đích bộ kinh này là chỉ bày cho thấy rõ cái hạnh tu màu nhiệm, là việc “trì danh” (niệm Phật) cho nên Phật Thích Ca phải đặc biệt nêu ra câu hỏi. Rồi ngài thích nghĩa rất rõ ràng cái danh hiệu Phật A Di Đà , ý Phật muốn người nghe phải tin rất sâu cái danh hiệu lớn lao ấy trong có muôn vàn công đức, chẳng thể nghĩ bàn hết được, để mình phải nhất tâm trì niệm danh hiệu ấy luôn luôn, đừng có nghi ngờ gì nữa.
X
X X
Đoạn văn dưới là lời Phật Thích Ca giải thích nghĩa chữ A Di Đà . Chữ A Di Đà có hai nghĩa chánh là :
1) Trí sáng suốt (quang minh)
2) Sống lâu (thọ mạng)
Chữ A Di Đà, nguyên tiếng Ấn đọc là “Amita”, dịch ra chữ Hán là “Vô lượng”, tức là nhiều lắm, chẳng thể nào nói hết được. Đức Thích Ca chỉ dùng một nghĩa “Quang” và một nghĩa “Thọ” mà diễn tả được vô lượng nghĩa vào trong. “Quang” là sáng suốt, ánh sáng thì phải chiếu sáng khắp cả mười phương, chỗ nào cũng sáng. Thọ là sống lâu, thì phải sống mãi suốt cả ba đời, đời nào cũng vẫn sống. Hai thể chất “Quang” và “Thọ” giao chập với nhau khắp mười phương, suốt ba đời, tức là toàn thể pháp giới. Đem thể chất đó tạo ra thân Phật A Di Đà và quốc độ của Phật A Di Đà, cũng tức là đem thể chất đó tạo ra cái danh hiệu Phật A Di Đà. Thế cho nên cái danh hiệu Phật A Di Đà ấy tức là cái lý tính Bản giác của chúng sinh. Chấp trì danh hiệu ấy tức là đem cái Thủy giác hợp vào với Bản giác. Thủy giác, Bản giác chẳng khác nhau, chúng sanh và Phật chẳng khác nhau. Cho nên một niệm cùng ứng hợp với nhau thì một niệm đó là Phật. Niêm niệm cùng ứng hợp với nhau thì niệm nào, niệm nào cũng là Phật.
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A Di Đà.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, Phật kia sáng láng, vô cùng vô lượng, soi khắp các nước, suốt cả mười phương, không đâu chướng ngại, vì thế gọi là A Di Đà.
<o:p> </o:p>
Tâm yếu chư Phật là ở cả đây.
Tâm tính con người, nó yên lặng (Tịch) mà nó thường soi sáng (Chiếu). Cho nên nó tạo ra thể chất Quang Minh (sáng láng) . Nay Phật đã chứng thực được triệt để cái thể chất vô lượng của tâm tính, cho nên quang minh của Phật cũng vô lượng (chiếu sáng khắp cả 10 phương không gian, chưa biết đến đâu là hết).
Chư Phật vị nào cũng chứng thực được triệt để thể chất của tâm linh; Quang minh vị nào cũng soi khắp mười phương, thì vị nào cũng có thể gọi là vô lượng quang. Nhưng trong khi còn tu cái nhân, thì cái nguyện lực của mỗi vị mỗi khác, cho nên phải tùy theo nhân duyên ấy mà lập ra danh hiệu của mỗi vị .
Phật A Di Đà khi còn là một vị tỳ kheo tên là Pháp Tạng. Ngài đã phát ra 48 nguyện, trong đó có một nguyện là Quang Minh của ngài phải thường soi khắp mười phương. Nay ngài thành Phật thì ngài được như nguyện của ngài.
<o:p> </o:p>
Quang minh của Pháp thân rộng lớn, không có bờ bến nào cả. Quang Minh của Báo thân cũng cân xứng với tâm tính chân thực. Hai quang minh ấy thì vị Phật nào cũng ngang nhau. Nhưng quang minh của ứng thân thì có vị soi một do tuần, có vị soi được 10 dặm, 100 dặm, 1000 dặm. Có vị soi được một thế giới, có vị soi 10 thế giới, 100 thế giới, 1000 thế giới. Chỉ có Phật A Di Đà là soi được khắp vô lượng thế giới, cho nên đặc biệt có danh hiệu là “Vô Lượng Quang”. Nhưng 3 thân của Phật chẳng phải một, chẳng phải là khác nhau. Chỉ vì muốn cho chúng sinh được 4 lợi ích mà phân biệt ra làm 3.
<o:p> </o:p>
Lại nên hiểu câu “Vô sở chướng ngại” (Không đâu chướng ngại), là nói về chúng sinh có chướng ngại hay không. Chúng sinh nào cùng với Phật kết duyên đã sâu dầy, Phật quang soi đến đấy thì hết thảy thế gian ở đấy đều được thấy rõ ràng, không hề chướng ngại. Đừng hiểu lầm rằng Phật quang soi khắp mười phương thì chẳng cần tụng niệm, ai cũng thấy được . Ý nói “Kẻ nào có duyên với Phật, thì Phật quang soi đến mới thấy rõ mà không chướng ngại, còn kẻ vô duyên thì vẫn chướng ngại, chẳng thấy gì”.
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
KINH VĂN
Hựu Xá Lợi Phất, bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhân dân, vô lượng vô biên , A tang kỳ kiếp, cố danh A Di Đà.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
NGHĨA
Lại còn đây nữa, Xá Lợi Phất ơi, Phật kia cùng với nhân dân của ngài, sống lâu vô cùng, đến bao nhiêu kiếp không thể kể xiết, vì thế nên gọi là A Di Đà. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Tâm tánh của con người nó thường soi sáng (chiếu) mà nó thường yên lặng (Tịch) cho nên nó tạo Thọ Mạng. Nay Phật đã chứng thực được triệt để cái thể chất vô lượng của tâm tính, cho nên thọ mạng của Phật cũng vô lượng.

Thọ mệnh của Pháp thân không có lúc bắt đầu (vô thủy) không có lúc cùng tận (vô chung). Thọ mệnh của Báo Thân thì có khởi thủy mà không có chung cùng. Hai thọ mệnh ấy thì vị Phật nào cũng giống nhau, cũng có thể gọi là Vô lượng thọ. Nhưng thọ mệnh của ứng thân thì phải tùy nguyện, tùy cơ của mỗi vị mà có dài ngắn khác nhau. Trong 48 nguyện lớn của Bồ Tát Pháp Tạng có một nguyện rằng Thọ mệnh của Phật và của nhân dân ngài đều phải vô lượng. Nay ngài thành Phật thì ngài được như nguyện. Cho nên danh hiệu riêng của ngài là “Vô Lượng “Thọ”.
Chữ A tăng kỳ là tiếng Ấn Độ, có nghĩa là vô lượng , vô biên, đều là những danh từ số đếm. Ứng thân đây tuy nói là vô lượng, nhưng thực ra vẫn có một hạn lượng. Nhưng đã biết 3 thân của Phật chẳng phải là một, chẳng phải là khác, thì ứng thân của Phật A Di Đà đây cũng có thể là cái thân sống lâu vô lượng thực.
<o:p> </o:p>
[ Ở đây xin nói về tam thân Phật. <o:p></o:p>
Pháp thân là :pháp giới tánh, bổn nhiên thanh tịnh. (vô thủy, vô chung)<o:p></o:p>
Báo thân là : cái tâm của ta khi đã thành Phật. (khi còn là chúng sinh thì gọi là tâm) (có thủy, không chung)<o:p></o:p>
Ứng thân là : Cái thân thể chất của Phật. (Ở cõi Cực Lạc thì thể chất khác hơn ở cõi Ta Bà)
Chư Phật thì trong Ứng thân có Báo thân, trong Báo thân có Pháp thân nên tuy 3 thân mà là một. ]
<o:p> </o:p>
Một chữ “cập” là một từ, có nghĩa lược qua, không nói đến. Nghĩa là dưới Phật còn có nhiều vị Bồ Tát từ ngôi Đẳng Giác trở xuống, rồi mới đến nhân dân.
Một chữ ”kỳ” là một từ, có nghĩa đồng thể. Nghĩa là thể chất , thọ mạng của người dân Phật cũng giống như thể chất , thọ mạng của Phật.
Vậy ta nên hiểu rằng : Cái danh hiệu A Di Đà (Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ) đều do căn bản của chúng sinh mà lập ra. Vì rằng chúng sinh và Phật bình đẳng ngang nhau thì mới khiến cho người trì niệm danh hiệu của Phật được cái phần “Chiếu” của tâm tính mình cùng với Quang minh của Phật dung hòa làm một , và được Thọ mạng của mình cùng một thể chất với phần “Tịch” của Phật.
Lại còn nữa, vì có cái nghĩa Vô lượng Quang như thế cho nên những chúng sinh nào , một khi đã được sinh sang thế giới Cực Lạc rồi, tức là mình được sinh vào tất cả các thế giới khác ở khắp mười phương trong không gian. Mình đã được thấy Phật A Di Đà rồi tức là mình được thấy hết thảy chư Phật . Mình đã có khả năng độ được thân mình rồi, tức là mình có khả năng độ được hết thảy.
Lại cũng vì cái nghĩa Vô lượng Thọ như thế, cho nên người dân ở thế giới Cực Lạc đều là Bồ Tát “Nhất sinh bổ xứ” Nghĩa là chỉ một lần sinh sang đấy rồi, thì sống lâu mãi cho đến ngày thành Phật, không còn phải sinh đến lần thứ hai.
Vậy ta phải biết rằng : Ta rời bỏ cái tâm Vô Lượng Quang Thọ của ta đây, nó chỉ hiện ra trong một niệm, thì ta chẳng tìm đâu cho có được cái danh hiệu Phật A Di Đà. Và ta rời bỏ cái danh hiệu Phật A Di Đà ra thì ta cũng chẳng còn có cách nào để chứng thực triệt để cái Tâm Vô Lượng Quang Thọ của ta được.
Tôi cầu nguyện các ngài nên tìm hiểu sâu xa hai nghĩa ấy, nên suy nghĩ sâu xa hai nghĩa ấy.
<o:p> </o:p>
Đoạn kinh văn dưới đây , Phật Thích Ca thích nghĩa đức Giáo Chủ ở cõi Cực Lạc, và các bạn của Giáo chủ, Và cũng thích nghĩa câu “Kim hiện tại thuyết pháp” trong phần biệt tự.
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, A Di Đà Phật , thành Phật dĩ lai , ư kim thập kiếp.
NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi , Phật A Di Đà, thành Phật đến nay, mới có mười kiếp.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Đoạn này nói đức Giáo chủ ở cõi Cực Lạc đã tu thành Phật.
Nhưng nói về pháp thân của Phật thì không có nghĩa “Thành” và không có nghĩa “Bất thành”, thì chẳng nên bàn tới kiếp số.
Còn nói về Báo thân Phật, thì khi nào nhân tu đã tròn, quả tu đã mãn thì gọi là “Thành”.
Về Ứng thân Phật, thì mỗi khi vì chúng sanh mà thị hiện ra, thì gọi là”Thành” Về hai thân này đều có thể bàn tới kiếp số.
Về Báo thân Phật, phải nhờ có đức tu mới hiển lộ ra được thì có thể nói là “Thành”, và “Thành” từ kiếp nào. Nhưng khi nói về Pháp thân Phật, là thân sẵn có thì không thể nói “Thành”. Ứng thân, hay hóa thân Phật giống như bóng trăng in xuống lòng sông thì cũng không có nghĩa “Thành” và “Bất thành”, cho nên cũng chẳng bàn tới kiếp số.
<o:p> </o:p>
Chư Phật khi thành đạo, vị nào cũng có 2 phần : Phần Bản (căn bản, cội gốc) và phần Tích (dấu vết, hình tích)
Về phần Bản thì chẳng thể nào suy lường được. Nay hãy đem phần Tích của Phật A Di Đà thị hiện “Thành Phật” ở thế giới Cực Lạc mà nói, thì ba thân của Phật, một thân đã thành thì cả ba thân đều thành, nhưng cũng vẫn hàm chứa cái nghĩa “Chẳng phải thành, chẳng phải bất thành” mà tạm nói là “Thành “ vậy.
<o:p> </o:p>
Lại nữa, thọ mệnh của Phật A Di Đà là Vô lượng, sống mãi không có hạn lượng nào cả, thế mà tính ra ngài đã thành Phật đến nay mới có 10 kiếp (mỗi kiếp đại khoảng 16 triệu năm) , mà hiện bây giờ ngài đang nói pháp , thế là cái thời gian thành Phật của ngài chưa được một nửa. Chính ý Phật Thích Ca muốn khuyên tất cả chúng sinh trong ba đời nên cấp tốc cầu đi sanh sang đấy, được thọ mạng giống Phật , thì chỉ một lần sanh sang đấy là thành Phật.
Lại nữa, bài dưới đây nói ở Cực Lạc có vô số các vị Thanh văn , các vị Bồ Tát, và các vị Bồ Tát Bổ Xứ đều là những người đã thành tựu trong 10 kiếp vừa qua. Chính ý Phật Thích Ca muốn cho ta hiểu rõ những người ở khắp mười phương, trong ba đời đã sinh sang đấy, đã lên ngôi bất thoái rất nhiều và dễ dàng lắm.
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
KINH VĂN
Hựu Xá Lợi Phất, bỉ Phật hữu vô lượng vô biên thanh văn đệ tử, giai A La Hán, phi thị toán số chi sở năng tri; Chư Bồ Tát chúng , diệt phục như thị. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
NGHĨA
Lại còn đây nữa, Xá Lợi Phất ơi, Phật kia có nhiều, đệ tử thanh văn, toàn A La Hán, nhiều lắm không thể, đếm mà biết được; các vị Bồ Tát cũng đông như thế. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Thực ra thì các vị Định tánh Nhị thừa ở các thế giới khác chẳng được sinh sang cõi kia đâu. Chỉ có vị nào trước đã quen tu tập hạnh Tiểu thừa, mà lúc lâm chung biết hồi hướng về tâm Bồ Đề, phát ra lời thệ của Đại thừa, thì mới được sinh. Khi đã được sinh sang Cực Lạc rồi, Phật sẽ tùy cơ mà nói pháp cho nghe khiến cho đoạn trừ được kiến hoặc (tà kiến) và tư hoặc (tham, sân, si, mạn, nghi) thì gọi là A La Hán, giống như các vị Bồ Tát ở về ngôi thứ bảy về Biệt giáo môn, đã đoạn hết kiến hoặc và tư hoặc rồi, chứ chẳng phải thực là Thanh văn đâu. Bởi vì những người tu về hai giáo môn: Tạng giáo và Thông giáo thì chẳng được nghe nói đến các danh hiệu Phật ở các thế giới khác; mà nay những người được nghe danh hiệu Phật A Di Đà , đã có tâm Tín, Nguyện, vãng sanh thì đều là người có căn cơ thuộc 2 giáo môn: Biệt giáo và Viên giáo cả.
<o:p> </o:p>
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, bỉ Phật quốc độ, thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
<o:p> </o:p>
NGHĨA
Xá Lợi Phất này, cõi nước Phật kia chỉ lấy công đức mà tạo thành được trang nghiêm như thế.
<o:p> </o:p>
Cả Phật và đệ tử Phật là các vị Thanh văn và Bồ Tát ở thế giới Cực Lạc đều nhờ những cái nhân tu “chí nguyện và thực hành” của Phật A Di Đà đã tạo thành; mà cũng nhờ những cái quả “ Một quả đã thành thì hết thảy quả đều thành”. Vậy thì Phật, Bồ Tát và Thanh văn, mỗi người ai ai cũng tự thấy mình là “Phi tự, phi tha; tự-tha bất nhị”. (chẳng phải mình, chẳng phải người ; mình và người chẳng phải hai). Cho nên nói rằng “Đã thành tựu được công đức trang nghiêm như thế ”. là cốt ý khiến cho người nào có tâm tín, nguyện, trì niệm danh hiệu Phật thì mỗi niệm, niệm nào cũng được thành tựu như thế cả. (Ý nói :mình niệm Phật thì mình thành tựu cho mình đồng thời cũng thành tựu cho người khác; Cũng như Phật A Di Đà đã tu cho mình thành Phật, đồng thời cho cả chúng sinh thành Phật. Như thế gọi là “Một quả thành, hết thảy quả đều thành” )
Từ đây trở lên trên, trùng trùng điệp điệp vô cùng cực, nói mãi về công đức trang nghiêm, đều tổng qui vào một cùng cực là tiếng “Nam mô A Di Đà Phật”, là danh hiệu Phật.
(19)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
2 – PHÁT NGUYỆN <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Dưới đây là phần chính tông thứ hai : “ Đặc biệt khuyên chúng sinh nên cầu sinh về quốc độ ấy, để cho chúng sinh phát nguyện “.
Đoạn văn này có 2 ý nghĩa :
Một là yết thị cho thấy rõ cái nhân duyên là trên hết
Hai là đặc biệt khuyên nên đi sinh sống ở Tịnh độ, nơi trong sạch hơn hết, vì rằng được mang cả ác nghiệp mà đi sinh sống ở đấy. Được rẽ ngang ra khỏi tam giới, được sống ở cõi Đồng cư mà có đủ 4 Tịnh độ , được Phật mở cho nghe pháp luân của cả 4 giáo môn, được làm thân chúng sanh sống ở 4 cõi Tịnh độ hoàn toàn, được thấy đủ cả ba thân Phật, được chứng đủ 3 ngôi bất thoái, được làm người “ chỉ sinh sang đấy một lần là thành Phật”. Như thế là bao nhiêu công đức tuyệt vời hơn hết hoàn toàn ở cả trong bài này. Phật đã chỉ điểm, yết thị cho thấy rõ, thì mình nên nghiên cứu cho thật kỹ càng.
<o:p></o:p>
KINH VĂN
Hựu Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, chúng sinh , sinh giả, giai thị A bệ bạt trí, kỳ trung đa hữu, nhất sinh bổ xứ, kỳ số thậm đa, phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên, a tăng kỳ thuyết.
<o:p></o:p>
NGHĨA
Lại còn đây nữa, Xá Lợi Phất ơi, Cõi nước Cực Lạc, chúng sinh sang đấy, đều là những bậc, A bệ bạt trí, trong có nhiều vị , Nhất sinh bổ xứ, số sinh sang đấy, rất đông, không thể đếm mà biết được. Chỉ có thể nói, là nhiều vô số, vô lượng vô biên.
<o:p></o:p>
Chữ A bệ bạt trí : nguyên âm tiếng Ấn đọc là Avaivarti, có nghĩa là bất thối. Có 3 nghĩa bất thối:
1) Vị bất thối : Đã dự vào địa vị tứ thánh rồi, chẳng lui xuống địa vị lục phàm nữa.
2) Hạnh bất thối : Đã tu hạnh Bồ Tát, thường hóa độ chúng sanh, chẳng lui xuống hạnh nhị thừa nữa.
3) Niệm bất thối : Niệm niệm, lúc nào cũng như dòng nước chảy vào bể Nhất thiết trí (bể Tát bà nhã).
- Nếu đem so sánh với người tu đến ngôi bất thối ở cõi đất này thì tương đương quả thứ 1 của Tạng giáo, địa thứ 1 của Thông giáo, Trụ thứ 7 của Biệt giáo, trụ thứ 1 của Viên giáo đều gọi là “Vị bất thối”. (chỗ này có lẽ lầm, vì trụ thứ 1 của Viên giáo đã là niệm bất thối)
- Các Vị Bồ Tát của Thông giáo, Hạnh thứ 10 của Biệt giáo, Tín thứ 10 của Viên giáo đều gọi là “Hạnh bất thối”.
- Ngôi địa tứ 1 của Biệt giáo và ngôi trụ thứ 1 của viên giáo đều gọi là “Niệm bất thối”.
<o:p></o:p>
Nay ở Tịnh độ, thì những người phạm tội ngũ nghịch, thập ác, (ở Sa Bà) mỗi ngày chí tâm niệm 10 tiếng “Nam mô A Di Đà Phật” cho đến lúc sắp chết, đã thành công, thì được mang cả ác nghiệp đi sinh vào phẩm Hạ hạ ở cõi Đồng cư, cũng được ở cả 3 ngôi bất thoái.
<o:p></o:p>
Theo đường lối các giáo môn, thì nếu là phàm phu (lục phàm) thời chẳng phải ngang hàng được với quả thứ nhất của Tạng giáo. Nếu là bậc nhị thừa thì chẳng phải ngang hàng với bậc Bồ Tát. Nếu là tánh dị sanh (tánh lục phàm) thời chẳng phải ngang hàng với tánh đồng sanh (tánh tứ thánh). Lại nữa ở ngôi niệm bất thối, thì chẳng còn là loài dị sanh nữa. Ở ngôi Hạnh bất thối , thì chẳng phải là bậc mới thấy đạo. Ở ngôi Vị bất thối thì chẳng phải người dân. Ở ngôi dưới mà nói vượt lên ngôi trên thì thành tội đại vọng ngữ. Có tiến bước sang ngôi mới, thì mới bỏ được cái tên gọi ở ngôi cũ.
Chỉ có người tu Tịnh độ ở cõi Đồng cư bên Cực Lạc thì không thế. Hết thảy các ngôi đều chẳng phải, mà hết thảy các ngôi đều phải. (đối với các ngôi của người dân ở Cực Lạc, thì hết thảy các ngôi đều chẳng phải ở vào ngôi nào cả, mà lại là ở vào hết thảy các ngôi). Tông Tịnh độ ở Cực Lạc phải đúng như thế, đúng như thế. Các cõi Phật khác ở khắp mười phương đều không có danh tướng như thế, không có địa vị như thế, không có pháp môn như thế. Nếu chẳng có sự chứng thực được tâm tánh đến cực điểm, chẳng có công to trì niệm danh hiệu Phật, chẳng có nguyện lớn của Phật A Di Đà thì làm gì có những danh tướng, địa vị, pháp môn lạ lùng như thế.
<o:p></o:p>
Chữ “Nhất sinh bổ xứ” là tên riêng của bậc Bồ Tát ngang hàng với Bồ Tát Di Lạc, Bồ Tát Quán Thế Âm, nghĩa là vị ấy chỉ sinh ra một lần ở đấy là được bổ lên ngôi Phật. Thế thì hết thảy người dân ở Cực Lạc đều là người “Nhất sinh thành Phật”, người nào cũng quyết là thực chứng ngôi “Nhất sinh bổ xứ”. Cho nên Phật Thích Ca nói rằng “Trong số nhưng người sinh sang đấy, có rất nhiều người Thượng thiện nhân như thế, chẳng thể đếm mà biết được”.
Lại nữa , các thời kỳ giáo hóa trong một đời của đức Thích Ca, chỉ có thời kỳ nói kinh Hoa Nghiêm là nói rõ cái nghĩa “Nhất sinh viên mãn” (tức một đời thành Phật) . Thế mà cái mầm nhân tạo ra cái quả “Nhất sinh viên mãn” ấy lại chính là mười nguyện lớn ở cuối phẩm “Phổ Hiền hạnh nguyện” là phẩm cuối của bộ kinh này, lại là chỉ đường cho người tu về cõi An dưỡng (là cõi Cực Lạc Tây phương). Vả chăng ngài Phổ Hiền cũng đem phép tu Tịnh độ này mà khuyến tiến các vị tăng chúng ở Hải hội Hoa Tạng.
Than ôi! Cái lệ kẻ phàm phu lên ngôi Bổ xứ là một khởi xướng luận bàn lạ lắm, cao lắm, chẳng thể suy lường được, là phép dạy tu trong kinh Hoa Nghiêm , lại ở ngay trong bộ kinh này. Thế mà thiên hạ xưa nay, tin thì ít, nghi thì nhiều, lời càng dặm, nghĩa càng tối. Vậy tôi chỉ còn một cách mổ tim vấy máu ra để các ngài rõ mà thôi, không có cách nào hơn nữa.
<o:p></o:p>
(20)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
KINH VĂN
Xá Lợi Phất , chúng sinh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sinh bỉ quốc, sở dĩ giả hà ? Đắc giữ như thị , chư thượng thiện nhân, câu hội nhứt xứ.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, chúng sinh nghe rồi, thì nên phát nguyện, nguyện sinh sang đấy. Là vì làm sao ? Vì sinh sang đấy , được cùng các vị, Thượng thiện như thế, cùng họp một nơi.
<o:p></o:p>
Bài trước nói: có nhiều các vị A La Hán và Bồ Tát thì chỉ có thể gọi là Thiện nhân. Bài này nói toàn các vị “Nhất sinh bổ xứ” đã lên tới địa vị cực điểm rồi cho nên được gọi là Thượng thiện nhân. Số ấy rất nhiều cho nên nói là chư Thượng thiện nhân.
Chữ “câu hội nhất xứ” (cùng họp một nơi), thì cũng như nói “Phàm thánh đồng cư”. (Phàm và thánh cùng ở với nhau). Nhưng nói về chỗ đồng cư tầm thường thì có khi là các vị Thánh thực, vì kiếp trước có nghiệp ác mà phải ở cùng ; có khi là các vị Thánh quyền giả, chỉ vì chí nguyện đại từ bi mà phải ở cùng. Vì thế mà các phàm phu mới được các vị Thánh nhân ấy cùng ở một chỗ. Nhưng khi các vị thực Thánh đã trọn đời, các vị quyền Thánh đã hết cơ duyên, thì kẻ lên người xuống lại cách xa nhau,kẻ khổ người vui lại khác nhau hẳn. Như thế thì chỉ giả tạm đồng cư (mau chóng như đá xẹt lửa) chứ chẳng phải rốt ráo đồng cư như ở Cực Lạc.
Lại nữa , ở trong trời đất này người được thấy được nghe các Thánh rất ít. Được thấy được nghe các ngài mà lại được thân cận ở luôn với các ngài thì lại càng ít lắm.
Lại nữa, khi Phật tại thế, các vị Thánh nhân tuy có nhiều như ngọc báu, như điềm lành, nhưng cũng chẳng làm gì có khắp cả nước như các vì sao , như bụi nhỏ.
Lại nữa , chỗ ở với các ngài tuy đồng, mà việc các ngài đang làm và đã làm xong thì chẳng đồng tý nào.
Ngày nay chúng ta cùng tu Tịnh nghiệp, là nghiệp vô lậu, bất tư nghì (là nghiệp không có phiền não, tham sân si , mạn nghi, tà kiến ; Là nghiệp có nhiều thiện căn làm nhân, có nhiều phúc đức làm duyên) Tu một nghiệp ấy mà cảm ứng được cùng các Thượng thiện nhân cùng hội họp lại một nơi (Cõi Cực Lạc) cùng làm thầy, làm bạn, làm anh em với nhau, cùng diệt hết vô minh, cùng lên ngôi Diệu Giác. Thế là kẻ phàm phu hạ liệt mà đã được ở trong hàng “Niệm bất thối” rồi , thì là đã vượt lên trên 41 ngôi Bồ Tát , đang còn trong địa vị trồng nhân. Vậy nếu bảo mình là phàm phu thì phàm phu này chẳng phải đi làm các loài dị sinh nữa, mà hẳn được bổ lên ngôi Phật như các ngài Quán Thế Âm, Đại Thế Chí không khác. Nếu bảo rằng mình đã là ngôi “Nhất sinh bổ xứ” rồi mà vẫn mang danh là phàm phu cũng được, chẳng cần phải mang cái danh Đẳng Giác Bồ Tát.
Tất cả những lạ lùng như thế thì các giáo môn khác đều chẳng thể có được, các cõi Phật khác chẳng thể sánh kịp.
Vậy ta nên biết cái nhân duyên đại sự của loài người chúng ta , là cái “cửa ải” đi sang cõi Đồng cư , một cửa ải rất khó thoát đi được
Chỉ có cõi Đồng cư ở thế giới Cực Lạc là vượt lên trên hết các cõi Đồng cư khác ở khắp mười phương.
<o:p></o:p>
Ta có hiểu suốt được như thế, thì mới tin sâu được sức mạnh lời nguyện của Phật A Di Đà. Có tin sâu được sức Phật mới tin sâu được công đức của danh hiệu Phật ; có tin sâu được việc trì niệm danh hiệu Phật mới tin sâu được tâm tánh con người ta chẳng thể nghĩ bàn. Có đủ mọi cái tin sâu như thế mới phát ra được thệ nguyện lớn lao.
Trong bài này, hai chữ “ưng đương “ (phải nên) tức là chỉ vào hai chữ “Thâm tín “ (tin sâu) vậy. “Thâm tín” với “phát nguyện” tức là tâm vô thượng Bồ Đề rồi đấy. Hợp hai cái “Tín và nguyện” ấy lại, tức là cái kim chỉ nam đưa mình đi sinh sống ở “nơi rất trong sạch” , ở Tịnh độ.
Bởi đó mà việc trì niệm danh hiệu Phật mới là việc tu hành chính đáng. Nếu Tín và Nguyện của mình rất kiên cố thì lúc “lâm chung” chỉ niệm 10 niệm hoặc 1 niệm cũng quyết định được sinh sang Tịnh độ.
Còn như người không có Tín và Nguyện, thì chỉ có đem danh hiệu Phật ra niệm luôn luôn, khít khìn khịt như tường vàng, vách sắt, gió thổi chằng vào, mưa hắt chẳng ướt, thì người ấy cũng chẳng có lý gì mà được vãng sanh.
Người tu cái “nghiệp trong sạch” (Tịnh nghiệp) mà không biết những nghĩa này thì chẳng có kết quả.
Kinh Đại Bản A Di Đà cũng lấy việc “Phát Bồ Đề nguyện” làm thiết yếu, chính là giống với bài này , cùng một nghĩa.
<o:p></o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
3 – LẬP HẠNH <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Dưới đây là phần chính tông thứ ba : chính bảo người tu phải chấp trì danh hiệu để lập hạnh.
Đoạn kinh văn này có ý nghĩa :
Một là bảo cho thấy rõ: cái nhân trên hết và cái quả trên hết.
Hai là trùng khuyến (Khuyên thêm một lần nữa).
<o:p></o:p>
KINH VĂN
Xá Lợi Phất , bất khả dĩ thiểu thiện căn phúc đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc. <o:p></o:p>
Xá Lợi Phất Nhược hữu Thiện nam tử , thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật,nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn , kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật, dữ chư thánh chúng , hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh, A Di Đà Phật, Cực Lạc quốc độ.
<o:p></o:p>
NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, chẳng khá thể nào lấy ít thiện căn, phúc đức nhân duyên, mà được sinh sang, bên nước kia đâu ! Xá Lợi Phất này, nếu có thiện nam, hay là thiện nữ, mà được nghe nói , Phật A Di Đà, nghe rồi nhớ lấy, danh hiệu của ngài, niệm trong một ngày, hay là hai ngày, hay là ba ngày, hay là bốn ngày, hay là năm ngày, hay là sáu ngày, hay là bảy ngày, niệm kỳ cho thành, một người nhất tâm, không còn loạn tưởng, thế là người ấy, khi nào lâm chung, Phật A Di Đà, cùng chư thánh chúng, hiện ra trước mặt ; người ấy lúc chết, tâm không điên đảo, tức là được sanh, sang nước Cực Lạc, Phật A Di Đà. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Chính cái tâm đạo Bồ Đề là thiện căn, nó là cái “nhân “ thân thiết của mình. Còn các phép tu: Bố thí, trì giới, Thiền định v.v…đều là phúc đức, tức là những cái duyên trợ giúp cho tâm đạo ấy nẩy nở ra.
Các vị tu Thanh văn, Duyên giác thì thiện căn Bồ đề của các ngài ít lắm . Các vị tu ở cõi Nhân và cõi Thiên, tu các phúc nghiệp hữu lậu (là còn đủ cả tham,sân, si, mạn, nghi, tà kiến) thì phúc đức của các ngài cũng ít lắm. Các ngài đều chẳng thể sinh sống ở Tịnh độ được.
Chỉ có người tu Tín,Nguyện, Niệm Phật thì mỗi một tiếng niệm Phật, tiếng nào cũng đầy đủ Thiện căn rất nhiều, phúc đức rất nhiều.
Nói ngay, người niệm Phật mà tâm còn tán loạn , thế mà phúc đức và thiện căn cũng đã nhiều vô lượng , huống chi là người niệm Phật nhất tâm bất loạn, thì nhiều biết là dường nào.
Thế cho nên tâm người niệm Phật cảm động đến tâm Phật, tâm Phật ứng hợp với tâm người , hai đường giao chập với nhau thành một vẻ , giống như lấy bàn in , in thành nét đẹp, rồi thì bỏ bàn in đi.
Như thế thì Phật A Di Đà và các Thánh chúng , tuy tâm các ngài chẳng ở đâu lại, mà chính thân các ngài lại có thực, cúi xuống tiếp dẫn mình. Người tu Tịnh nghiệp, tâm mình cũng chẳng đi đâu, mà chính thân mình có đi thật, mang thể chất mình gởi trong hoa sen báu.

(23)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
Trong đoạn văn này, Phật Thích Ca nói :” Nếu có Thiện nam tử hay là Thiện nữ nhân niệm Phật …“ Vậy hạng người nào là Thiện nam tử, Thiện nữ nhân ? – Bất luận là hạng người nào, người tại gia, người xuất gia, người sang, người hèn, người già, người trẻ . Người trong sáu ngả :Thiên, Nhân, A Tu La, Súc sanh. Ngạ quỉ, Địa ngục ; người trong bốn loại chúng sanh: Noãn ,Thai, Thấp, Hóa, bất luận là hạng người nào, miễn là được nghe danh hiệu Phật A Di Đà , tức là cái quả thiện căn của người ấy đã trồng từ nhiều kiếp trước nay đã thành, đã chín, thì những người ấy dù có phạm tội ngũ nghịch, thập ác cũng đều được gọi là “Thiện”.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
A Di Đà Phật là một danh hiệu lớn lao , gồm có vạn công đức , niệm danh hiệu ấy để vời công đức đến với mình, thì công đức nào cũng phải đến hết. Cho nên lấy ngay cái việc trì niệm danh hiệu Phật là một việc tu thực hành rất chánh đáng, bất tất phải xen vào những phép tu quán tưởng và phép tu thiền tham cứu. Phép tu trì niệm danh hiệu Phật là một phép tu rất giản dị, rất thẳng, tắt lắm rồi.
Nghe danh hiệu Phật rồi mà tin ; tin rồi mà phát nguyện, thì mới chịu chấp trì. Những người chẳng có tín, chẳng có nguyện, thời tuy có được nghe cũng như người chẳng được nghe, mặc dầu cái nghe ấy là cái mầm thiện căn về nhiều kiếp sau này, nhưng bây giờ thì chẳng gọi là “Văn tuệ” được.
Chấp trì thời phải có nghĩa là luôn luôn tụng niệm, niệm nào cũng phải nhớ lấy danh hiệu Phật A Di Đà, thế cho nên chấp trì chính là “Tư huệ” (trí tuệ suy nghĩ )
Có 2 lối chấp trì : Sự trì và Lý trì.
1) Người Sự trì là người tin có Phật A Di Đà ở Tây Phương thực sự, nhưng mà chưa hiểu suốt được thế nào là “Tâm mình tạo tác ra Phật. Tâm mình chính là Phật”. chỉ có cái tâm quyết chí phát nguyện cầu đi sinh sống ở Tịnh độ thôi, cho nên lúc nào cũng như con nhớ mẹ, không lúc nào tạm quên.
2) Người Lý trì là người tin rằng Phật A Di Đà ở Tây phương là Phật đã có sẵn trong tâm mình, là Phật do tâm mình tạo ra , thì mình lấy ngay cái danh hiệu Phật lớn lao sẵn có trong tâm mình, và do tâm mình tạo ra ấy làm cảnh giới buộc Tâm mình vào đấy, khiến cho nó chớ tạm quên.(Tuy là lý trì mà vẫn chẳng bỏ sự trì).
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
Trong bài này nói rằng chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà từ 1 ngày cho đến 7 ngày là một thời kỳ phải làm cho xong việc. Nghĩa là phải làm cho kỳ được “Nhất tâm bất loạn”.
Người lợi căn niệm Phật trong một ngày đã được bất loạn, người độn căn phải 7 ngày mới được bất loạn; còn người trung căn thì không nhất định , hoặc 2 ngày, hoặc 3,4,5,6 ngày mới được bất loạn (Đây là phương pháp định kỳ tu của người mới học. Nếu là người hạ căn thì có khi đến bao nhiêu lần 7 ngày nữa mà vẫn chưa được. Nhưng cũng là một phương pháp để tùy ý mình quyết định lấy kỳ hạn).
Lại có nghĩa nữa. Người lợi căn giữ luôn được 7 ngày tâm chẳng loạn, Người độn căn chỉ giữ được 1 ngày thôi. Còn người trung căn thì không nhất định, có người giữ được 6 ngày, có người giữ được 5 hoặc 4 hoặc 3 hoặc 2 ngày mà thôi. (đây là phương pháp luyện tập của người tu học đã lâu ngày. Nếu là trung căn hay hạ căn thì phải có nhiều lần 7 ngày rồi cũng được).
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Tu được nhất tâm cũng có 2 lối : Sự nhất tâm và Lý nhất tâm
1) Bất luận là người sự trì hay lý trì, hễ mà đã trì được đến ngày đã phục trừ được mọi phiền não : tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến , cho đến ngày diệt được hết hẳn cả kiến hoặc và tư hoặc thì cả hai người đều là sự nhất tâm.
2) Bất luận là người Sự trì hay Lý trì hễ mà trì đến ngày tâm mình mở ra , mình thấy được Phật của tâm tánh mình, thì cả hai người đều là Lý nhất tâm.
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
Sự nhất tâm thì chẳng bị kiến hoặc và tư hoặc nó làm rối loạn
Lý nhất tâm thì chẳng bị tà thuyết nhị biên làm rối loạn. Đó tức là trí tuệ tu hành.
Tâm mình chẳng bị kiến hoặc và tư hoặc làm rối loạn cho nên mình cảm thấy thân biến hóa của Phật và các vị Thánh chúng hiện ra trước mắt, khi ấy tâm mình chẳng biến ra ba cảnh vật điên đảo là : cảnh Dục giới, cảnh Sắc giới và cảnh Vô sắc giới ở thế giới Ta Bà này nữa, mà mình được đi sinh sống ở cõi Đồng cư hay cõi Phương tiện ở thế giới Cực Lạc.
Tâm mình chẳng bị tà thuyết nhị biên làm rối loạn . Cho nên mình cảm thấy Thân thụ dụng của Phật và Thánh chúng hiện ra trước mắt . Khi ấy tâm mình chẳng còn biến khởi ra hai cảnh điên đảo tà kiến là cảnh sinh, lão, bệnh, tử của phàm phu và cảnh trầm không, trệ tịch, Niết Bàn của Nhị thừa nữa , mà mình được đi sinh sống ở cõi Thực Báo Trang Nghiêm hoặc cõi Thường Tịch Quang ở thế giới Cực Lạc.
Vậy nên biết phép tu chấp trì danh hiệu này đã giản dị, mau lẹ mà vẫn là phép rất siêu đốn, rất viên mãn. Vì rằng mỗi tiếng niệm Phật của mình, tiếng nào mình cũng đã là Phật rồi. Cho nên chẳng cần đến phép tu quán tưởng, cũng chẳng cần đến pháp tu tham cứu của Thiền Tông. Đương khi mình niệm Phật, tâm mình tròn đầy, sáng suốt lắm rồi, chẳng còn thiếu sót một li, dù là người thượng căn cũng chẳng thể vượt lên trên mình được, mà người hạ hạ căn cũng có thể lên tới bằng mình được. (Chỉ vì mỗi niệm của mình, niệm nào mình cũng đã là Phật rồi)
Nhưng thân Phật mà mình cảm thấy và cõi Tịnh độ mà mình sinh sang thì mỗi người tiến hơn lên có mỗi khác , chứ không phải nhất khái như nhau cả đâu. (Có thế mới là tông Tinh Độ Cực Lạc).
(25)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
Có thể nói phép tu Tịnh độ này về phần rộng thì cái quán được cả 8 giáo môn của Phật, về phần sâu thì thông suốt cả 5 thời kỳ Phật nói pháp. (Pháp này thu được hết thảy , cho nên vượt lên trên hết thảy, giống như một Đại tướng tài, thành ra Vô địch tướng quân ) Vì thế mà bộ kinh này là một bộ kinh “Không ai hỏi mà Phật tự nói ra từ đáy lòng thương xót của Phật, và Phật lại than thở sâu xa là một bộ kinh rất khó tin” .
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Hoặc có người hỏi “Trong phép tu Tịnh độ, thì Quán kinh chuyên dạy phép tu quán tưởng, sao ở đây lại bảo là chẳng cần quán tưởng ?”
Thưa cái nghĩa “Chẳng cần quán tưởng” này cũng rút ra từ Quán kinh. Trong Quán kinh , nhân vì phép quán tưởng tượng Phật cao hơn hết, thì sức tâm người phàm chẳng quán tưởng được, cho nên đến pháp thứ 13, mở riêng một pháp quán tưởng tượng Phật rất thấp kém, thế mà những người ngiệp chướng nặng cũng chẳng quán tưởng được. Cho nên đến pháp tu thứ 16, mới mở rộng ra cái môn niệm Phật này (Trong Quán kinh bảo niệm Phật cũng là quán tưởng Phật). Bộ kinh Di Đà nhân vì đời mạt pháp người nghiệp chướng nặng rất nhiều, cho nên chuyên chú pháp quán thứ 16.
Ta nên biết rằng : cái thân tượng Phật cao một trượng, sáu thước hay là tám thước (thước Tàu) với cái danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ thì người độn căn đến đâu cũng có thể quán tưởng mà thấy được rõ ràng “Tâm mình tạo tác ra Phật, Tâm mình chính là Phật” Cho nên người tu phép quán tưởng thân Phật thấp hơn hết, chẳng cần tu phép quán tưởng thân Phật cao hơn hết, thế thì người tu phép trì niệm danh hiệu Phật, cả hai phép quán tưởng trên đều chẳng cần.
<o:p></o:p>
Hoặc có người lại hỏi rằng: Tổ Thiên Kỳ và tổ Độc Phong đều chuyên chú một câu của Thiền tông “ Người niệm Phật là ai ?” sao ở đây lại bảo : chẳng cần phép Thiền tông tham cứu .
Thưa : cái nghĩa “chẳng cần tham cứu” này cũng rút ra ở tổ Thiên Kỳ và các tổ khác.
Các Tổ đời trước nhân thấy có người niệm Phật chẳng đúng hợp với tâm thương xót triệt để của Đức Thích Ca, cho nên đứng một bên không chịu được, phải vặn hỏi ngay một câu ấy, để thức tỉnh thật mạnh người ấy, khác nào mơ mộng suốt đêm dài đã bừng tỉnh lại. Sao bọn chúng ta mãi đến ngày nay vẫn còn chẳng chịu khẳng tâm niệm Phật (Khẳng tâm là bằng lòng chịu, Bằng lòng chịu diệt cho hết vọng tâm nghĩ lăng xăng để chân tâm mình được yên tĩnh niệm Phật cho ứng hợp với tâm Phật. Nếu mình niệm Phật mà cứ để cho tâm nghĩ lăng xăng, tức là không phải tâm mình niệm Phật, thế mà mình cứ tưởng là mình niệm. Cho nên các tổ phải đánh thức mình bằng câu hỏi thật mạnh “Người niệm Phật là ai ?” để cho mình giật mình tỉnh dậy, mà thốt ra rằng “Chết rồi, không phải tâm tôi niệm, mà cái ma chướng nó nhập vào tôi nó niệm, mà tôi lại nhận lầm nó là tôi”. [ rõ ràng vô ngã mà chấp là hữu ngã] ) mà lại cứ chịu khó đi nhặt lấy cái hòn ngói gõ cửa ấy (tức là câu hỏi ấy) để ném vào cha mẹ thân sinh ngồi trong nhà (tức là cái Tâm niệm Phật). Thế thời đối với chư tổ thành ra con người ác nghịch , chứ không phải là người thuận thiện.
(26)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
Hoặc có người hỏi lên cao nữa : Chẳng cần tham cứu câu hỏi ấy, là đối với người khẳng tâm niệm Phật thì được, chứ đối với người chưa chịu khẳng tâm niệm Phật mà bảo tâm mình cũng ứng hợp với tâm Phật thì làm sao được ?
Thưa : Than ôi chính chỉ vì ông chưa chịu khẳng tâm niệm Phật, nên tôi yêu cầu ông hãy khẳng tâm niệm Phật để cùng ứng hợp với tâm Phật đi. Cái tâm chính tín của các ông chưa chịu mở ra. Nó cứ bầy nhầy như miếng da trâu sống, thì ai gấp gẫy được nó cho các ông.
Nên biết rằng : Đối với người có mắt thì cố nhiên không có lý do gì phải đốt đèn dưới ánh mặt trời cho người ta sáng ra. Còn đối với người không có mắt, thì đã ở giữa ban ngày , hà tất phải đi tìm đèn đuốc cho thêm khổ. (Cái phép tu cao tuyệt có một này, đối với người bình thường cực ngu, họ vẫn chẳng khỏi kinh sợ. – họ không dám tu – thế cho nên Phật bảo là một phép tu rất khó tin). Ngài Đại Thế Chí, con đấng pháp vương đã nói rằng : “Chẳng cần đến phép phương tiện nào khác, mà cũng khai ngộ được tâm tính của mình”. – Bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai. Câu nói ấy là một đống lửa to ở trong phép niệm Phật tam muội (Nhất hạnh tam muội) có ai dám chạm vào mà chẳng bị thiêu ?
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Hỏi : Lúc lâm chung thấy Phật hiện ra có chắc không phải là ma không ?
Thưa : Người tu tâm, chẳng quán tưởng đến Phật, mà Phật bỗng hiện ra không phải tâm mình mong đợi, thì là ma thật. Nhưng mình niệm Phật, cốt mong thấy Phật, mà Phật hiện ra, tức là tâm mình đã cùng ứng hợp với tâm Phật rồi. Huống chi khi lâm chung chẳng phải là lúc mong cho ma đến, sao lại còn nghi ngờ, lo sợ là ma ?
<o:p> </o:p>
Hỏi : Bảy ngày giữ được Tâm bất loạn là bảy ngày vào lúc bình thời hay lúc lâm chung ?
Thưa : Vào lúc bình thời.
<o:p> </o:p>
Hỏi : Sau 7 ngày bất loạn rồi, tâm lại khởi mê, lại tạo nghiệp thì có được sinh chăng ?
Thưa : Quả thật là người tu được nhất tâm bất loạn rồi thì không còn những sự khởi hoặc, tạo nghiệp nữa. (sáng như gương báu, soi rõ mặt yêu ma).
<o:p> </o:p>
Hỏi : Trong kinh Đại Bản Di Đà nói niệm Phật 10 niệm, kinh Bảo Vương nói niệm Phật một niệm, cũng được vãng sanh Tịnh độ, là niệm vào lúc bình thời hay niệm vào lúc lâm chung ?
Thưa : Niệm Phật 10 niệm là niệm vào cả hai lúc bình thời và lâm chung. Cứ mỗi sáng sớm niệm Phật 10 niệm (tức niệm 10 hơi) là thuộc về lúc bình thời. Còn như nói 10 niệm mà được vãng sanh, thì 10 niệm này có nghĩa là niệm Phật 10 tiếng, như trong Quán kinh nói rõ là “Thập thanh xưng danh” (10 tiếng xưng danh hieuj Phật) thì 10 niệm này là thuộc về lúc lâm chung.- Cìn như trong kinh Bảo Vương nói niệm một niệm , thì một niệm ấy chỉ thuộc về lúc lâm chung mà thôi.
<o:p> </o:p>
(27)
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
Hỏi : Niệm 10 niệm hay niệm 1 niệm đều được vãng sinh cả, thì cần gì phải niệm những 7 ngày ?
Thưa : Nếu không có công phu niệm luôn 7 ngày vào những lúc bình thời, thì làm gì lúc lâm chung niệm được 10 niệm hay 1 niệm ? (Câu nói này xác đáng lắm, xác đáng lắm) Thảng hoặc có người nào phạm tội ngũ nghịch, thập ác mà lúc lâm chung niệm được 10 tiếng hay 1 tiếng, được sinh vào phẩm Hạ Hạ đều là những người trồng nhân niệm Phật từ kiếp trước, bây giờ mới hái quả chín, cho nên mới có cảm ứng gặp bạn tốt, lúc lâm chung, đến khuyên niệm Phật, nghe rồi liền tin và phát nguyện ngay. Việc này xảy ra, vạn người không có một, có phải ai cũng cầu may thế được đâu ? Trong sách “Tịnh Độ Hoặc Vấn” đã bài xích cái lối cầu may này rõ lắm, chúng ta ngày nay ai cũng nên đọc.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Hỏi : Cực Lạc Tây Phương cách quả đất ta những mười vạn ức Phật độ, làm sao mà được vãng sinh chóng thế ?
Thưa : Mười vạn ức Phật độ thì cũng ở trong “Nhất niệm tâm tánh” đây. Vì Tâm Tánh của con người xưa nay không có đâu là ngoài cả. Lại nhờ sức Phật của Tâm Tánh mình tiếp dẫn, thì khó gì chẳng được vãng sinh ngay. Người được sinh Tịnh độ mau như cái bóng lọt vào gương , mấy mươi tầng sơn thủy, lâu đài cũng chỉ một loáng là soi thấy hết, rõ ràng, thực không thấy chỗ nào gần, chỗ nào xa, chỗn nào đến trước, chỗ nào đến sau cả. Vậy thì “Từ đây đi về bên phương Tây kia, trải qua 10 muôn ức Phật độ có một thế giới gọi là Cực Lạc“ cũng giống như thế. (Cũng là những cái bóng Phật độ lọt vào cái gương Tâm Tánh của con người có khác gì). “Cõi ấy có Phật hiệu A Di Đà hiện đang thuyết pháp” thì cũng giống như thế (như bóng lọt vào gương). “ Người ấy khi lâm chung Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng hiện ra trước mặt; người ấy lúc chết tâm không điên đảo, tức là được sinh sang nước Cực Lạc của Phật A Di Đà” thì cũng giống như thế (cũng như bóng lọt vào gương, khác gì). Vậy ta nên biết mỗi chữ trong những câu kinh ấy đầu là những câu văn thiêng liêng, hiện ra ở trong gương “Đại Viên Cảnh Trí”, ở trong bể “Hải Ấn Tam Muội” .

GHI CHÚ :
Đại Viên Cảnh Trí: là nói cái Trí sáng của Phật giống như cái gương tròn, to bằng cả vũ trụ.
Hải Ấn Tam Muội là Định tâm của Phật lắng trong như nước bể, in được cả trời đất vào trong.
<o:p></o:p>
Hỏi : Việc trì danh thuộc về Hành Hạnh. Thế nào là chính hạnh? Thế nào là trợ hạnh ?
Đáp : Cứ y vào một cái tâm mà nói đủ cả Tín, Nguyện, Hạnh chứ chẳng phải nói cái nào trước, cái nào sau và chẳng phải định hẳn là 3 cái. Bởi vì hễ không có Nguyện và Hạnh thì không gọi được là Chân Tín. Hễ không có Hạnh và Tín thì chẳng gọi được là Chân Nguyện. Hễ không có Tín và Nguyện, thì chẳng gọi được là Chân Hạnh. Vì vậy phải đầy đủ cả ba :Tín, Nguyện, Trì Danh. Cho nên mỗi tiếng niệm Phật, tiếng nào cũng phải đủ cả 3 :Tín, Nguyện, Hạnh. Có như thế thì mỗi tiếng niệm Phật mới gọi được là “cái nhân nhiều thiện căn” và “cái duyên nhiều phúc đức”. Quán kinh nói ”Vì niệm danh hiệu Phật mà mỗi một niệm diệt trừ được 80 ức kiếp sinh tử trọng tội”, chính là ý nghĩa này. Nếu phúc đức và thiện căn chẳng nhiều thì làm gì diệt được nhiều tội như thế ?
<o:p></o:p>
Hỏi : Lúc lâm chung niệm Phật có sức mạnh thiết tha trừ được nhiều tội, còn ngày thường dốc lòng niệm Phật có trừ được tội hay không ?
Thưa : Một danh hiệu Phật niệm lên, vạn tội phải tiêu diệt, giống như mặt trời mọc ra, bao nhiêu tối tăm phải tiêu hết.
<o:p></o:p>
Hỏi : Người niệm Phật mà tâm tán loạn, cũng trừ được tội chăng ?
Thưa : Công đức của danh hiệu Phật là bất khả tư nghị, sao lại chẳng trừ được tội. Chỉ có điều không chắc có được vãng sanh. Vì rằng những thiện căn tán loạn, man mác ra như thế thì khó lòng địch lại bao nhiêu tội ác tích lũy từ vô thỉ kiếp. Phải biết rằng, những tội ác ấy giá mà có thể tướng, thì cả cõi hư không này cũng không thể chứa được hết .Tuy rằng một đêm, một ngày niệm được 10 vạn tiếng A Di Đà, mỗi tiếng diệt được 80 ức kiếp sinh tử trọng tội, mà niệm đủ 100 năm thì cũng chẳng tiêu được hết những tội nghiệp ấy, vì rằng những tội đã diệt được thì ít lắm, chỉ bằng một tí đất trên đầu móng tay thôi, mà những tội chưa diệt được thì hãy còn nhiều bằng cả quả đất này. Chỉ những người nào niệm Phật đến chỗ “Nhất tâm bất loạn” thì mới có sức mạnh như một kiện tướng phá vòng vây tội ác ấy mà ra, dù nó có nhiều đến cả 3 quân đoàn cũng chẳng ngăn lại được.*** Nhưng dù sao thì mỗi tiếng niệm Phật đã là một hạt giống thành Phật rồi, nó như ngọc kim cương, chẳng bao giờ bị hoại. Khi Phật tại thế có một cụ già đến xin xuất gia, 500 vị thánh tăng đều bảo cụ không có thiện căn. Nhưng Phật bảo : Người này từ vô lượng kiếp trước, bị hổ đuổi, sợ quá, hét thất thanh lên một tiếng “Nam mô Phật”, mãi đến bây giờ thiện căn ấy mới thành quả chín, mới được gặp ta, mới đắc đạo. Thiện căn của người này trồng lâu như thế, mắt của các ông, đạo nhị thừa, sao thấy được. Ta đem câu chuyện này ra mà xét kỹ với lời kinh Phật Hoa dạy rằng “Người nào ở đời Phật quá khứ, dù tâm tán loạn mà niệm Phật, cũng đã gieo được mầm mống thành Phật rồi. “ có lẽ nào ta không tin lời Phật dạy.
Tôi cúi đầu cầu nguyện các vị xuất gia áo thâm, các vị tu tại gia áo trắng, áo màu, cả người trí và người ngu, đối với pháp môn niệm Phật viên đốn trên hết này, chớ coi nó là khó mà sinh ra thối lui; chớ coi nó là dễ mà sinh ra lười biếng, chẳng cố gắng; chớ coi nó là nông cạn mà khinh miệt ; chớ coi nó quá sâu mà chẳng dám tu.
Cái danh hiệu Phật A Di Đà mình trì niệm đây là cái danh hiệu chân thực, chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn (vì nó tức là tâm mình vậy).
Cái tâm tánh mình trì niệm cái danh hiệu Phật ấy cũng chân thực lắm, chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn (vì nó tức là Phật vậy).
Mình trì niệm được một tiếng thì là một tiếng chẳng thể nghĩ bàn (người đọc đến câu này là giờ phút đoa hoa Ưu Đàm Bát La xuất hiện vậy), mình trì niệm được một chục tiếng, một trăm tiếng, một ngàn tiếng, một vạn tiếng, vô lượng tiếng, tiếng nào cũng đều là chân thực chẳng thể nghĩ bàn vậy.
(29)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top