TRÙNG KHUYẾN<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" /><o></o>
<o> </o>
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng sinh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sinh bỉ quốc độ.
<o> </o>
NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, ta thấy lợi thế, cho nên nói thế, nếu chúng sinh nào, nghe nói thế rồi, thì nên phát nguyện, sinh sang nước kia.
<o> </o>
Hai chữ “Ngã kiến” (ta thấy), chính là mắt Phật thấy rõ ràng hết sức.
Hai chư “thị lợi” (lợi ích như thế) là cái lợi cho người tu được ra tắt khỏi cái đời ngũ trược, được sinh sống ở 4 cõi Tịnh độ, được lên thẳng đến ngôi bất thối cuối cùng, được rất nhiều công đức chẳng thể nghĩ bàn.
Lại nữa, cái lợi thế là nói cái lợi tới giờ phút sắp chết mà tâm mình không điên đảo (Cái nghĩa này xác đáng lắm, khiến người nghe rùng mình ghê sợ, lạnh buốt tận xương). Vì rằng cứ tự lực mình tu hành ở cõi uế trược này, tới lúc sắp chết, là lúc đến cái “cửa ải sinh tử”, rất khó đủ lực mà đi qua được. Chẳng nói làm gì những kẻ tu hành ngoan cố, có chút trí tuệ ngông cuồng, buồn tủi không có kết quả, nói ngay những người tu phép Thiền tông đốn ngộ sâu xa, giữ gìn cẩn thận thực tế và tiềm tàng đích xác lắm, thế mà đến lúc lâm chung , chỉ một tí “Tập khí” bằng sợi tơ còn sót lại chưa trừ được hết, nó cũng thừa sức mạnh lôi mình đi trụy lạc, chưa thoát khỏi được đâu. Cho nên Tổ Vĩnh Minh thiền sư mới bảo :
“Có Thiền tông, không Tịnh độ, mười người tu, chín người đổ”
“Ấm cảnh nếu hiện ra, chỉ chớp mắt là theo nó”.
Nghe lời này thực rùng mình, lạnh buốt trái tim.
Người tu được đạo quả thứ nhất tiểu thừa rồi mà phải đầu thai, lúc đẻ ra thành người mê muội . Vị Bồ Tát các thân ngũ ấm này sang thân ngũ ấm khác thành người hôn mê . Lúc đó nó có để cho mình cố gượng làm của mình đâu, mà còn lơ mơ cầu : may ra thì được.
Vậy chỉ có người tu Tín, Nguyện, Trì niệm danh hiệu Phật, nhờ sức Phật khác giúp thêm cho sức Phật mình, mới thoát khỏi cái giờ phút lâm chung, lâm nguy đó. Nguyện từ bi của đức Phật A Di Đà mạnh lắm, quyết định chẳng bỏ rơi mình đâu. Phật A Di Đà cùng các thánh chúng hiện ra trước mắt mình, an ủi mình, dẫn đường cho mình, cho nên mình mới được tâm không điên đảo, mới được tự tại vãng sinh.
Mắt Phật Thích Ca nhìn thấy rõ chúng sinh tới lúc lâm chung, có cái khổ nhất là tâm điên đảo, rối loạn. Sở dĩ ngài ân cần khuyên đi, khuyên lại, khuyên mình phát nguyện đi , là ngài đặc biệt muốn vì mình, mà bảo đảm cho mình cái việc hết khổ ấy. Cốt ý ngài muốn bảo mình rằng : Phải phát nguyện cầu sinh đi, vì nguyện có sức mạnh, nó dẫn mình đên chỗ thực hành niệm Phật, để mình thoát được cái đau khổ nhất đời ấy. (Lời nói thiết tha này nên khắc xương, ghi dạ).
<o> </o>
*** Hỏi : Tâm mình đã tạo tác ra Phật, Tâm mình đã là Phật, thì sao không nói ngay Phật của mình là rốt ráo, mà lại cứ nói Phật của người khác hơn Phật của mình là nghĩa làm sao ?
Thưa: Cái pháp môn niệm Phật này hoàn toàn ở chỗ “ tỏ ngộ được Phật khác tức là Phật mình”.
Nếu kiêng nói đến Phật khác tức là chưa diệt được tà kiến “ thấy có kẻ khác”.
Nếu chỉ tôn trọng có Phật mình thì lại thành tà kiến “thấy có mình”.
Cả hai đều là điên đảo. (Nghĩa này rất thâm diệu).
Lại nữa, bốn lợi ích của phép tất đàn, thì ba lợi ích sau chẳng thể tự khởi lên được, nếu không có lợi ích thứ nhất khởi lên trước. Là lợi ích phát khởi cái tâm tin sâu và vui mừng (Nghe câu này, kẻ có mầm trí tuệ lại không thấy rõ sao)
Cái tâm tin và mừng ấy nếu chẳng phát khởi ra thì cái tâm sinh thiện, vui cầu cõi Tịnh với cái tâm phá ác, chán bỏ cõi uế, đều chẳng sinh ra được, huống là cái tâm liễu ngộ vào tới lý Phật , thì sinh ra làm sao được ?
Vậy, chỉ có “Sự trì danh” là cầu được thấy Phật khác hiện ra, rồi mới tỏ ngộ được “Lý trì danh” là thấy Phật mình hiện ra. Cho nên nếu mình thấy được Phật A Di Đà và Thánh chúng hiện ra, tức là Phật của Tâm tánh mình đã hiện ra. Mình được sinh sống ở cõi đất kia, được thấy Phật, được nghe pháp, tức là nhờ đấy mà mình thành tựu được thân trí tuệ của mình, chứ chẳng phải bởi đâu mà mình được.
Pháp môn niệm Phật này thâm diệu lắm, phá hết thảy mọi lý luận (lời bàn suông) diệt hết thảy mọi ý kiến (tà kiến). Chỉ có các bậc đại sư như các ngài Mã Minh, Long Thụ, Trí Giả, Vĩnh Minh…mới triệt để gánh vác được nó đi mà thực hành tế độ. Còn những người khác là người giàu trí tuệ thế gian, có tài thông minh, biện bác thông cả Nho và Thiền, dùng hết sức suy nghĩ, càng suy nghĩ càng cách xa, chẳng bao giờ tới được. Mấy người này lại không bằng mấy ông, mấy bà thật thà, ngu độn, chịu khó niệm Phật. Người ta cứ ngấm ngầm thế mà cảm thông được trí tuệ Phật , ám hợp được đạo màu. (nghĩa này rất xác đáng)
Một câu “ Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn” (Ta thấy lợi thế, cho nên nói thế) rõ ràng là mắt Phật thấy, tiếng Phật nói, để xác nhận cái sự “thực có” ấy, ai có thể trái lời Phật, chống lại Phật, mà chẳng thuận thiện theo vào.
<o> </o>
<o> </o>
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng sinh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sinh bỉ quốc độ.
<o> </o>
NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, ta thấy lợi thế, cho nên nói thế, nếu chúng sinh nào, nghe nói thế rồi, thì nên phát nguyện, sinh sang nước kia.
<o> </o>
Hai chữ “Ngã kiến” (ta thấy), chính là mắt Phật thấy rõ ràng hết sức.
Hai chư “thị lợi” (lợi ích như thế) là cái lợi cho người tu được ra tắt khỏi cái đời ngũ trược, được sinh sống ở 4 cõi Tịnh độ, được lên thẳng đến ngôi bất thối cuối cùng, được rất nhiều công đức chẳng thể nghĩ bàn.
Lại nữa, cái lợi thế là nói cái lợi tới giờ phút sắp chết mà tâm mình không điên đảo (Cái nghĩa này xác đáng lắm, khiến người nghe rùng mình ghê sợ, lạnh buốt tận xương). Vì rằng cứ tự lực mình tu hành ở cõi uế trược này, tới lúc sắp chết, là lúc đến cái “cửa ải sinh tử”, rất khó đủ lực mà đi qua được. Chẳng nói làm gì những kẻ tu hành ngoan cố, có chút trí tuệ ngông cuồng, buồn tủi không có kết quả, nói ngay những người tu phép Thiền tông đốn ngộ sâu xa, giữ gìn cẩn thận thực tế và tiềm tàng đích xác lắm, thế mà đến lúc lâm chung , chỉ một tí “Tập khí” bằng sợi tơ còn sót lại chưa trừ được hết, nó cũng thừa sức mạnh lôi mình đi trụy lạc, chưa thoát khỏi được đâu. Cho nên Tổ Vĩnh Minh thiền sư mới bảo :
“Có Thiền tông, không Tịnh độ, mười người tu, chín người đổ”
“Ấm cảnh nếu hiện ra, chỉ chớp mắt là theo nó”.
Nghe lời này thực rùng mình, lạnh buốt trái tim.
Người tu được đạo quả thứ nhất tiểu thừa rồi mà phải đầu thai, lúc đẻ ra thành người mê muội . Vị Bồ Tát các thân ngũ ấm này sang thân ngũ ấm khác thành người hôn mê . Lúc đó nó có để cho mình cố gượng làm của mình đâu, mà còn lơ mơ cầu : may ra thì được.
Vậy chỉ có người tu Tín, Nguyện, Trì niệm danh hiệu Phật, nhờ sức Phật khác giúp thêm cho sức Phật mình, mới thoát khỏi cái giờ phút lâm chung, lâm nguy đó. Nguyện từ bi của đức Phật A Di Đà mạnh lắm, quyết định chẳng bỏ rơi mình đâu. Phật A Di Đà cùng các thánh chúng hiện ra trước mắt mình, an ủi mình, dẫn đường cho mình, cho nên mình mới được tâm không điên đảo, mới được tự tại vãng sinh.
Mắt Phật Thích Ca nhìn thấy rõ chúng sinh tới lúc lâm chung, có cái khổ nhất là tâm điên đảo, rối loạn. Sở dĩ ngài ân cần khuyên đi, khuyên lại, khuyên mình phát nguyện đi , là ngài đặc biệt muốn vì mình, mà bảo đảm cho mình cái việc hết khổ ấy. Cốt ý ngài muốn bảo mình rằng : Phải phát nguyện cầu sinh đi, vì nguyện có sức mạnh, nó dẫn mình đên chỗ thực hành niệm Phật, để mình thoát được cái đau khổ nhất đời ấy. (Lời nói thiết tha này nên khắc xương, ghi dạ).
<o> </o>
*** Hỏi : Tâm mình đã tạo tác ra Phật, Tâm mình đã là Phật, thì sao không nói ngay Phật của mình là rốt ráo, mà lại cứ nói Phật của người khác hơn Phật của mình là nghĩa làm sao ?
Thưa: Cái pháp môn niệm Phật này hoàn toàn ở chỗ “ tỏ ngộ được Phật khác tức là Phật mình”.
Nếu kiêng nói đến Phật khác tức là chưa diệt được tà kiến “ thấy có kẻ khác”.
Nếu chỉ tôn trọng có Phật mình thì lại thành tà kiến “thấy có mình”.
Cả hai đều là điên đảo. (Nghĩa này rất thâm diệu).
Lại nữa, bốn lợi ích của phép tất đàn, thì ba lợi ích sau chẳng thể tự khởi lên được, nếu không có lợi ích thứ nhất khởi lên trước. Là lợi ích phát khởi cái tâm tin sâu và vui mừng (Nghe câu này, kẻ có mầm trí tuệ lại không thấy rõ sao)
Cái tâm tin và mừng ấy nếu chẳng phát khởi ra thì cái tâm sinh thiện, vui cầu cõi Tịnh với cái tâm phá ác, chán bỏ cõi uế, đều chẳng sinh ra được, huống là cái tâm liễu ngộ vào tới lý Phật , thì sinh ra làm sao được ?
Vậy, chỉ có “Sự trì danh” là cầu được thấy Phật khác hiện ra, rồi mới tỏ ngộ được “Lý trì danh” là thấy Phật mình hiện ra. Cho nên nếu mình thấy được Phật A Di Đà và Thánh chúng hiện ra, tức là Phật của Tâm tánh mình đã hiện ra. Mình được sinh sống ở cõi đất kia, được thấy Phật, được nghe pháp, tức là nhờ đấy mà mình thành tựu được thân trí tuệ của mình, chứ chẳng phải bởi đâu mà mình được.
Pháp môn niệm Phật này thâm diệu lắm, phá hết thảy mọi lý luận (lời bàn suông) diệt hết thảy mọi ý kiến (tà kiến). Chỉ có các bậc đại sư như các ngài Mã Minh, Long Thụ, Trí Giả, Vĩnh Minh…mới triệt để gánh vác được nó đi mà thực hành tế độ. Còn những người khác là người giàu trí tuệ thế gian, có tài thông minh, biện bác thông cả Nho và Thiền, dùng hết sức suy nghĩ, càng suy nghĩ càng cách xa, chẳng bao giờ tới được. Mấy người này lại không bằng mấy ông, mấy bà thật thà, ngu độn, chịu khó niệm Phật. Người ta cứ ngấm ngầm thế mà cảm thông được trí tuệ Phật , ám hợp được đạo màu. (nghĩa này rất xác đáng)
Một câu “ Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn” (Ta thấy lợi thế, cho nên nói thế) rõ ràng là mắt Phật thấy, tiếng Phật nói, để xác nhận cái sự “thực có” ấy, ai có thể trái lời Phật, chống lại Phật, mà chẳng thuận thiện theo vào.
(Phần Chánh Tông đến đây là hết)