HẾT
Chú-Thích từ phẩm 11 đến hết
[1] Chuyển-luân-thánh-vương: Tiếng Phạm gọi là Chước-ca-la-phạt-lạt-để-hạt-la-xa (Cakavarti-raja): Vua Chuyển-luân-thánh-vương có 32 tướng. Khi tức-vị, do thiên-cảm nhà vua được cỗ xe báu (luân-bảo), xe này quay-chuyển hàng-phục được 4 phương nên gọi là Chuyển-luân-vương. Khi kiếp số tăng lên của nhân-loại, người ta thọ đến 2 vạn tuổi trở lên, thời vua Chuyển-luân mới xuất-thế. Mà ở kiếp diệt, người ta thọ từ vô-lượng tuổi, đến 8 vạn tuổi, thời nhà vua ra đời. Luân-bảo (cỗ xe báu) của nhà vua có 4 loại: Kim (vàng) ngân (bạc) đồng và thiết (sắt). Bốn cỗ xe báu này lần-lượt thống-lĩnh 4 đại-châu, như Kim-luân-vương coi cả 4 châu; Ngân-luân-vương coi ba châu: Đông, Tây và Nam; Đồng-luân-vương coi 2 châu Đông và Nam; Thiết-luân-vương coi 1 châu Nam-diêm-phù-đề.
[2] Chiên-đàn (Candana): tên một thứ gỗ thơm, ở núi Ma-la-da, Nam Ấn-Độ. Núi này hình đầu trâu nên gọi là Ngưu-đầu. Có chỗ gọi là Ngưu-đầu Chiên-đàn Tàu dịch là “dữ lạc” (cho vui), vì nó chữa được bệnh.
[3] Xá-lỵ (Saria): Có chỗ gọi là “Thất-lỵ-la”, hay “Thiết-lỵ-la”. Có nghĩa là thân-cốt của Phật. Xá-lỵ là vô-lượng công-đức lục-độ họp thành, là do sự huân-tu giới, định, tuệ mà thành. Xá-lỵ có ba hình sắc: sắc trắng là xá-lỵ bằng xương; sắc đen là xá-lỵ bằng tóc; sắc đỏ là xá-lỵ bằng thịt. Và, có 2 loại xá-lỵ: 1/ Toàn thân xá-lỵ: Như xá-lỵ Phật Đa-Bảo (trong kinh Pháp-Hoa). 2/ Toái-thân xá-lỵ: Thân đốt vụn ra như thân đức Phật Thích-Ca. Lại có hai thứ nữa: 1/ Sinh thân xá-lỵ: Thân do tu giới, định, tuệ mà thành, Như-Lai sau khi nhập-diệt, lưu lại thân-cốt, làm cho Nhân, thiên được phúc-đức cúng-dàng mãi mãi. 2/ Pháp-thân xá-lỵ: tức là hết thảy kinh sách, Đại, Tiểu-thừa.
[4] Xin xem chú-thích nơi kinh Quán-Âm Bồ-Tát Thụ-Ký đã ấn-hành.
[5] Tứ-thiên-hạ: Tức là 4 châu trong thiên-hạ: Đông-thắng thần-châu, Nam-thiệm bộ-châu, Tây-ngưu hóa-châu và Bắc-câu lô-châu.
[6] Bảy báu: Kim, ngân, lưu-ly, pha-lê, xà-cừ, mã-não, san-hô.
[7] 10 điều thiện: Không sát-sinh, không trộm-cắp, không tà-dâm, không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói thêu-dệt, không nói ác, không tham, không sân, không si.
[8] Học-địa: Ở địa-vị còn phải tu-học. (Xem kinh Hiếu-Tử đã giải).
[9] Tỳ-xá (Vesa): Giai-cấp thương-mại. Giai-cấp thứ 3 trong 4 giai-cấp của Ấn-Độ.
[10] Thủ-đà-la (Sùdra): Giai-cấp nông-dân, nô-lệ. Giai-cấp thứ 4 trong 4 giai-cấp của Ấn-Độ.
[11] Do-tuần (Yojana): Theo Thánh-giáo chép thời mỗi Do-tuần là 16 dậm, mỗi dậm là 576 thước Tây. Như thế mỗi Do-tuần chừng 9,216 thước Tây.
[12] Trong kinh gọi là “nhất tiễn đạo” (một đường tên đi)
[13] Tám công-đức: 1/ Trừng-tịnh: lặng, sạch. 2/ Thanh-lãnh: trong mát. 3/ Cam-mỹ: ngon-ngọt. 4/ Khinh-nhuyễn: dịu-dàng. 5/ Nhuận-trạch: thấm-nhuần. 6/ An-hòa. 7/ Khi uống khỏi đói khát và khỏi vô-lượng tội-lỗi, tai-hoạn. 8/ Uống rồi quyết-định nuôi lớn các căn và thân tứ-đại thêm ích-lợi.
[14] Bốn loại binh: Voi, ngựa, xe và bộ-binh.
[15] Đến đây là hết quyển trung.
[16] Sám-hối: Tiếng Phạm gọi tắt là “Sám-ma” (Ksamayati). Chữ “sám-hối” này gọi chung cả hai tiếng Phạm và tiếng Tàu (“Sám” là “sám-ma”, tiếng Tàu gọi là “Hối-quá”). Bộ Chỉ-Quán quyển 7 nói: “Sám” là bảy tỏ lỗi ác trước, “Hối” là cải-đổi những lỗi trước, tu-tỉnh những việc sau.
[17] Quán-đỉnh (Abhisecani): Theo tục Ấn-Độ, một khi vị Hoàng-Tử được phong Thái-Tử lên ngôi vua, khi tấn-phong, lấy nước bốn bể rưới lên đầu, biểu ý chúc tụng.
[18] 3 đường ác: Địa-ngục, ngã-quỷ, súc-sinh.
[19] 4 kinh Phệ-đà: Phệ-đà (Veda) Tàu dịch là “Minh-trí, minh-phận…”, nghĩa là bộ sách tỏ rõ sự thực, phát sinh trí-tuệ. Phệ-đà là tên kinh của Bà-la-môn-giáo, Ấn-Độ. Kinh này có bốn thứ: 1/ Thọ: Nói về thọ-mệnh. 2/ Từ: Nói về việc tế-tự, cầu phúc. 3/ Bình: Nói về việc lễ-nghi, xem bói, binh-pháp quân-trận. 4/ Thuật: Nói về việc kỹ-thuật, chú-cấm, y-phương.
[20] Cồ-Đàm (Gautama): Tên họ của dòng họ Thích. Đây là chỉ vào đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni.
[21] 4 đại: Đất, nước, gió, lửa (tức là chất dắn, chất lỏng, chất hơi, chất nóng).
[22] Thiên-nhĩ: Cái tai của người các cõi trời thuộc Sắc-giới. Tai này nghe thấy tiếng nói của chúng-sinh trong lục-đạo, cùng những tiếng tốt, xấu xa gần.
[23] Đây là đức Phật chỉ vào 4 quả của Thanh-văn.
[24] Nay hay nói là 35 tuổi.
[25] Bọn ông Kiều-Trần-Như 5 người: Đây là 5 vị Tỳ-Khưu, được Phật nói Tứ-diệu-đế độ cho lần đầu tiên: 1/ Kiều-trần-như (Àjnàta Kaundinya: Tàu dịch là “Hỏa-khí”) 2/ Át-bệ (Asvajit: Tàu dịch là: “Điều-mã, Mã-thắng, Mã-sư, Mã-tinh”). 3/ Bạt-đề (Bhadrika: Tàu dịch là: “Tiểu-hiền”). 4/ Thập-lực-ca-diếp (Dasabala Kàsyapa: Tàu dịch là: “Khỉ-khí”). 5/ Ma-nam-câu-lỵ (Mahànàma Kukila: Tàu dịch là: “Đại-danh”).
[26] Ba-la-đề-mộc-soa (Pratimoksa): Tàu dịch là: “Biệt-giải-thoát”, có nghĩa là người thụ giới-luật, đều đạt tới chỗ giải-thoát những lỗi về thân, khẩu, nhưng trong ấy có sự giản-biệt về định-cộng-giới (luật-nghi do tĩnh-lự sinh) và về đạo-cộng-giới (tức vộ-lậu luật-nghi).
[27] Vị này trước đánh ngựa cho Phật đi xuất-gia, sau đi tu hay ác-khẩu, vào bè với lục-quần Tỳ-Khưu, nhưng, Phật nhập-diệt rồi, cũng được chứng quả.
[28] Đại-ý đức Phật nói: Sự-vật do giả-tạo mà thành, đều thuộc về vô-thường, vì nó là thứ có sinh ra, có diệt đi. Nếu diệt được cái sinh-diệt ấy rồi, thì “tịch-diệt giải-thoát” là vui.
[29] Vị đầy-đủ về 2 phương-diện phúc-đức và trí-tuệ.
[30] Ba độc: Tham, sân, si.
[31] Phi-nhân: Chỉ vào thiên, long 8 bộ cùng những đồ-chúng ác-quỷ nơi minh-minh.
[32] Ứng-biến-tri: Tức là Ứng-cúng, Chính-biến-tri, 2 hiệu trong 10 hiệu của Phật. Nghĩa là bậc giác-ngộ, biết hết mọi pháp và được sự cúng-dàng của Nhân-Thiên.
[33] Đến đây là hết quyển hạ.
Chú-Thích từ phẩm 11 đến hết
[1] Chuyển-luân-thánh-vương: Tiếng Phạm gọi là Chước-ca-la-phạt-lạt-để-hạt-la-xa (Cakavarti-raja): Vua Chuyển-luân-thánh-vương có 32 tướng. Khi tức-vị, do thiên-cảm nhà vua được cỗ xe báu (luân-bảo), xe này quay-chuyển hàng-phục được 4 phương nên gọi là Chuyển-luân-vương. Khi kiếp số tăng lên của nhân-loại, người ta thọ đến 2 vạn tuổi trở lên, thời vua Chuyển-luân mới xuất-thế. Mà ở kiếp diệt, người ta thọ từ vô-lượng tuổi, đến 8 vạn tuổi, thời nhà vua ra đời. Luân-bảo (cỗ xe báu) của nhà vua có 4 loại: Kim (vàng) ngân (bạc) đồng và thiết (sắt). Bốn cỗ xe báu này lần-lượt thống-lĩnh 4 đại-châu, như Kim-luân-vương coi cả 4 châu; Ngân-luân-vương coi ba châu: Đông, Tây và Nam; Đồng-luân-vương coi 2 châu Đông và Nam; Thiết-luân-vương coi 1 châu Nam-diêm-phù-đề.
[2] Chiên-đàn (Candana): tên một thứ gỗ thơm, ở núi Ma-la-da, Nam Ấn-Độ. Núi này hình đầu trâu nên gọi là Ngưu-đầu. Có chỗ gọi là Ngưu-đầu Chiên-đàn Tàu dịch là “dữ lạc” (cho vui), vì nó chữa được bệnh.
[3] Xá-lỵ (Saria): Có chỗ gọi là “Thất-lỵ-la”, hay “Thiết-lỵ-la”. Có nghĩa là thân-cốt của Phật. Xá-lỵ là vô-lượng công-đức lục-độ họp thành, là do sự huân-tu giới, định, tuệ mà thành. Xá-lỵ có ba hình sắc: sắc trắng là xá-lỵ bằng xương; sắc đen là xá-lỵ bằng tóc; sắc đỏ là xá-lỵ bằng thịt. Và, có 2 loại xá-lỵ: 1/ Toàn thân xá-lỵ: Như xá-lỵ Phật Đa-Bảo (trong kinh Pháp-Hoa). 2/ Toái-thân xá-lỵ: Thân đốt vụn ra như thân đức Phật Thích-Ca. Lại có hai thứ nữa: 1/ Sinh thân xá-lỵ: Thân do tu giới, định, tuệ mà thành, Như-Lai sau khi nhập-diệt, lưu lại thân-cốt, làm cho Nhân, thiên được phúc-đức cúng-dàng mãi mãi. 2/ Pháp-thân xá-lỵ: tức là hết thảy kinh sách, Đại, Tiểu-thừa.
[4] Xin xem chú-thích nơi kinh Quán-Âm Bồ-Tát Thụ-Ký đã ấn-hành.
[5] Tứ-thiên-hạ: Tức là 4 châu trong thiên-hạ: Đông-thắng thần-châu, Nam-thiệm bộ-châu, Tây-ngưu hóa-châu và Bắc-câu lô-châu.
[6] Bảy báu: Kim, ngân, lưu-ly, pha-lê, xà-cừ, mã-não, san-hô.
[7] 10 điều thiện: Không sát-sinh, không trộm-cắp, không tà-dâm, không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói thêu-dệt, không nói ác, không tham, không sân, không si.
[8] Học-địa: Ở địa-vị còn phải tu-học. (Xem kinh Hiếu-Tử đã giải).
[9] Tỳ-xá (Vesa): Giai-cấp thương-mại. Giai-cấp thứ 3 trong 4 giai-cấp của Ấn-Độ.
[10] Thủ-đà-la (Sùdra): Giai-cấp nông-dân, nô-lệ. Giai-cấp thứ 4 trong 4 giai-cấp của Ấn-Độ.
[11] Do-tuần (Yojana): Theo Thánh-giáo chép thời mỗi Do-tuần là 16 dậm, mỗi dậm là 576 thước Tây. Như thế mỗi Do-tuần chừng 9,216 thước Tây.
[12] Trong kinh gọi là “nhất tiễn đạo” (một đường tên đi)
[13] Tám công-đức: 1/ Trừng-tịnh: lặng, sạch. 2/ Thanh-lãnh: trong mát. 3/ Cam-mỹ: ngon-ngọt. 4/ Khinh-nhuyễn: dịu-dàng. 5/ Nhuận-trạch: thấm-nhuần. 6/ An-hòa. 7/ Khi uống khỏi đói khát và khỏi vô-lượng tội-lỗi, tai-hoạn. 8/ Uống rồi quyết-định nuôi lớn các căn và thân tứ-đại thêm ích-lợi.
[14] Bốn loại binh: Voi, ngựa, xe và bộ-binh.
[15] Đến đây là hết quyển trung.
[16] Sám-hối: Tiếng Phạm gọi tắt là “Sám-ma” (Ksamayati). Chữ “sám-hối” này gọi chung cả hai tiếng Phạm và tiếng Tàu (“Sám” là “sám-ma”, tiếng Tàu gọi là “Hối-quá”). Bộ Chỉ-Quán quyển 7 nói: “Sám” là bảy tỏ lỗi ác trước, “Hối” là cải-đổi những lỗi trước, tu-tỉnh những việc sau.
[17] Quán-đỉnh (Abhisecani): Theo tục Ấn-Độ, một khi vị Hoàng-Tử được phong Thái-Tử lên ngôi vua, khi tấn-phong, lấy nước bốn bể rưới lên đầu, biểu ý chúc tụng.
[18] 3 đường ác: Địa-ngục, ngã-quỷ, súc-sinh.
[19] 4 kinh Phệ-đà: Phệ-đà (Veda) Tàu dịch là “Minh-trí, minh-phận…”, nghĩa là bộ sách tỏ rõ sự thực, phát sinh trí-tuệ. Phệ-đà là tên kinh của Bà-la-môn-giáo, Ấn-Độ. Kinh này có bốn thứ: 1/ Thọ: Nói về thọ-mệnh. 2/ Từ: Nói về việc tế-tự, cầu phúc. 3/ Bình: Nói về việc lễ-nghi, xem bói, binh-pháp quân-trận. 4/ Thuật: Nói về việc kỹ-thuật, chú-cấm, y-phương.
[20] Cồ-Đàm (Gautama): Tên họ của dòng họ Thích. Đây là chỉ vào đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni.
[21] 4 đại: Đất, nước, gió, lửa (tức là chất dắn, chất lỏng, chất hơi, chất nóng).
[22] Thiên-nhĩ: Cái tai của người các cõi trời thuộc Sắc-giới. Tai này nghe thấy tiếng nói của chúng-sinh trong lục-đạo, cùng những tiếng tốt, xấu xa gần.
[23] Đây là đức Phật chỉ vào 4 quả của Thanh-văn.
[24] Nay hay nói là 35 tuổi.
[25] Bọn ông Kiều-Trần-Như 5 người: Đây là 5 vị Tỳ-Khưu, được Phật nói Tứ-diệu-đế độ cho lần đầu tiên: 1/ Kiều-trần-như (Àjnàta Kaundinya: Tàu dịch là “Hỏa-khí”) 2/ Át-bệ (Asvajit: Tàu dịch là: “Điều-mã, Mã-thắng, Mã-sư, Mã-tinh”). 3/ Bạt-đề (Bhadrika: Tàu dịch là: “Tiểu-hiền”). 4/ Thập-lực-ca-diếp (Dasabala Kàsyapa: Tàu dịch là: “Khỉ-khí”). 5/ Ma-nam-câu-lỵ (Mahànàma Kukila: Tàu dịch là: “Đại-danh”).
[26] Ba-la-đề-mộc-soa (Pratimoksa): Tàu dịch là: “Biệt-giải-thoát”, có nghĩa là người thụ giới-luật, đều đạt tới chỗ giải-thoát những lỗi về thân, khẩu, nhưng trong ấy có sự giản-biệt về định-cộng-giới (luật-nghi do tĩnh-lự sinh) và về đạo-cộng-giới (tức vộ-lậu luật-nghi).
[27] Vị này trước đánh ngựa cho Phật đi xuất-gia, sau đi tu hay ác-khẩu, vào bè với lục-quần Tỳ-Khưu, nhưng, Phật nhập-diệt rồi, cũng được chứng quả.
[28] Đại-ý đức Phật nói: Sự-vật do giả-tạo mà thành, đều thuộc về vô-thường, vì nó là thứ có sinh ra, có diệt đi. Nếu diệt được cái sinh-diệt ấy rồi, thì “tịch-diệt giải-thoát” là vui.
[29] Vị đầy-đủ về 2 phương-diện phúc-đức và trí-tuệ.
[30] Ba độc: Tham, sân, si.
[31] Phi-nhân: Chỉ vào thiên, long 8 bộ cùng những đồ-chúng ác-quỷ nơi minh-minh.
[32] Ứng-biến-tri: Tức là Ứng-cúng, Chính-biến-tri, 2 hiệu trong 10 hiệu của Phật. Nghĩa là bậc giác-ngộ, biết hết mọi pháp và được sự cúng-dàng của Nhân-Thiên.
[33] Đến đây là hết quyển hạ.