T

Kính ngài rickpham !

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Thật vinh dự khi diễn đàn có một bậc chân tu như Ngài. nay chiểu theo ý Ngài có thể trả lời mọi thắc mắc về sự học hành tu luyện theo đạo Phật. như vậy có nghĩa là Ngài có đủ đức trí để nhận biết đúng ,sai, thật , giả...
Vậy tôi có chỗ không được rạch ròi, nên nhờ Ngài giúp đỡ, vì ở đây là chỗ giao lưu tư tưởng, nên mong Ngài rộng lượng, từ bi ban cho thời pháp thông qua một đoạn kinh của một người cũng tự xưng là Phật Gia. không biết đúng sai thế nào mong Ngài nói rõ cặn kẻ từng chi tiết .Xin đa tạ nhiều.
" Thiền Tông là cực đoan

Chia người ta thành mấy loại hình: cực đoan, trung dung. Thiền Tông ngay từ đầu đã là cực đoan, nó không thành một hệ thống tu luyện. Lịch sử xưa nay vẫn luôn có tranh luận về tu luyện Thiền Tông; tuy là chiểu theo phương pháp Thiền Tông mà tu luyện, nhưng trên thực tế là do những người đó có tâm hướng Thiện tu Phật, nên vẫn là luôn [được] Phật Thích Ca Mâu Ni quản; [chứ] tự nó không thành một hệ thống tu luyện. Đạt Ma không có thiên quốc bản thân mình và không độ nhân được. Vì vào thời Đạt Ma, vẫn là bái Phật Thích Ca Mâu Ni làm Tổ Sư. Tuy ông xưng là ‘Thiền Tông’, nhưng vẫn là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, ông là đệ tử đời thứ 28, vẫn là rất sùng bái Phật Thích Ca Mâu Ni. Xoay quanh trọng điểm lý luận của Phật Thích Ca Mâu Ni mà ngộ được chữ “Vô”, vẫn là chưa ly khai khỏi lý luận của Thích giáo. Thiền Tông về sau này, càng ngày càng không tốt nữa. Người về sau là coi Đạt Ma đã khai sáng một pháp môn riêng, hơn nữa còn là cao nhất. Ông không phải là cao nhất. Thực ra, Thiền Tông càng về đời sau càng kém đi; bản thân Đạt Ma cũng nói rằng chỉ có thể kéo dài sáu đời thôi.
Đạt Ma khá coi trọng nhận thức về chữ “Vô” mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, vẫn là rất sùng bái Phật Thích Ca Mâu Ni, xưng là đệ tử đời thứ 28. Nhưng người sau hoàn toàn sa vào chỗ cực đoan kia rồi. Hễ đến cực đoan là đã sang giai đoạn ‘hoại’ rồi; coi Đạt Ma hầu như đồng đẳng với Phật Thích Ca Mâu Ni. Sùng bái Đạt Ma, coi lý luận của Đạt Ma như Phật Lý duy nhất, đó quả thực đã lầm đường lạc lối rồi.
Vì Đạt Ma tu được rất thấp, bấy giờ ông mới đạt quả vị La Hán; ông bất quá chỉ là La Hán thôi. Ông có thể nhận thức được bao nhiêu điều? Cuối cùng cũng không đến đạt tầng thứ Như Lai. Ông còn xa nhường nào mới đến tầng thứ của Phật Thích Ca Mâu Ni! Do đó những điều của ông là gần với triết học của người thường nhất, người thường là dễ tiếp thu cái Lý của ông nhất. Đặc biệt là coi tôn giáo như một loại triết học, như một loại chính trị. Những người coi như một loại học vấn để nghiên cứu ‘triết lý’ Phật giáo, khi coi nó như Phật học để nghiên cứu ấy, là dễ tiếp thu lý luận của ông nhất. Nó rất giống triết học nơi người thường.
Tới tầng thứ cao đến mấy cũng có Phật. Tu tới tu lui cái gì cũng tu mất đi rồi. Nói đến tu, thì thậm chí con người họ cũng không dám thừa nhận rồi; người sống rành rành ra ở đó trông thấy rõ nhưng [họ] đều không thừa nhận. Còn không được như một số người thường ngộ tính bất hảo nói rằng ‘có thấy thì tôi mới tin, không thấy thì không tin’. Họ là ngay cả thấy rõ rồi mà vẫn không thừa nhận. Thế thì sống làm gì? Mở mắt để làm gì? Nhắm mắt lại, không cần nằm, không cần đứng, ……, cái gì cũng không có. Chính là cực đoan đến thế rồi; Đạt Ma nói rằng Pháp của ông chỉ có thể truyền sáu đời. Người hiện nay vẫn ôm chết cứng cái Lý ấy; nguyên là cái Lý ấy không tồn tại; quá khôi hài, đã đi vào đường cụt rồi. Không thừa nhận bản thân, không thừa nhận Phật, không thừa nhận địa cầu? Không thừa nhận bản thân tồn tại thì mang tên làm gì? Ăn làm gì? Suốt ngày nhịn đói, không cần nhìn thời gian, không cần nghe âm thanh, ……
Vòng vo qua lại rồi thì cái gì cũng không có nữa; đó chẳng phải phá hoại Phật Thích Ca Mâu Ni sao? [Nếu] Phật Thích Ca Mâu Ni không có giảng gì hết, thế thì 49 năm ấy Ông làm gì? Có biết được hàm nghĩa chân chính của cái “Không” mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng là gì chăng? [Nói] Phật Thích Ca Mâu Ni không lưu lại Pháp, là nói Ông không hề thật sự đưa phương pháp tu luyện và Pháp của vũ trụ giảng xuất ra. Những gì Ông bàn đến chỉ bất quá là những thứ ở tầng thứ tu luyện của bản thân Ông, rồi lưu lại cho người ta Như Lai Pháp, nhất là những kinh nghiệm và giáo huấn tu luyện. Pháp mà khi Phật Thích Ca tại thế thật sự lưu lại chính là Giới Luật; cũng bàn về một số nhận thức ở các tầng khác nhau; đó cũng là một tầng Pháp. Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni không để người ta bị hãm vào tầng thứ của Ông, nên nói rằng Ông một đời là chưa có giảng Pháp nào cả. Vì Ông biết rằng Pháp mà bản thân Ông giảng không phải là Pháp tối cao. Như Lai là Phật, nhưng Ông không phải là tầng cao nhất. Phật Pháp vô biên. Người tu luyện nào không chịu hạn chế của Pháp do Ông giảng. Người đại căn cơ có thể tu đến cao hơn, đều sẽ có nhận thức và thể hiện của Pháp cao thâm hơn nữa.
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú:
Dịch ngày 30-3-2008.
▪ Thích giáo: tạm hiểu là Phật giáo (giáo lý, tôn giáo của họ Thích).
vi.falundafa.org
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
kình gửi đạo hữu thanhvan
đây là giải đáp thắc mắc của đạo hữu về thiền tông
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thiền_tông
Thật ra thì không có phân biệt trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn
nước trăm sông cũng đổ về một biển, giáo lý của đức phật chỉ có một vị là vị giải thoát
vị tổ đầu tiên của thiền tông thật ra là ma ha ca diếp tôn giả
Một ngày nọ, đức Phật ở trong hội Linh-Sơn cầm một cành hoa giơ ra cho đại chúng xem (Niêm Hoa Thị Chúng), thì ai nấy đều chẳng rõ ý chi mà đâm ra ngơ ngác, nên tất cả yên lặng làm thinh, duy có một mình Tôn-giả Đại Ca-Diếp mỉm cười (Niêm Hoa Vi Tiếu).



Đức Thế-Tôn thấy thế mới nói rằng:

“Ta có Chính-pháp Nhãn-tạng, Diệu tâm Niết-Bàn, Pháp-môn ấy mầu nhiệm vô cùng, chẳng lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo-lý. Nay Ta trao cho Ma-Ha Ca-Diếp, vậy ông phải ân cần mà nhận lãnh, giữ gìn Chính-pháp, rồi sau sẽ truyền cho hậu thế, để nối tiếp về sau, chớ để diệt mất”.

Về sau, trong khi Tôn-giả đi giảng đạo tại vùng núi Tất-bát-La, một hôm Ngài dùng Thiên-nhãn xem, thấy đức Phật đã nhập diệt ở dưới gốc cây Long-thọ, trong rừng Ta-La thuộc nước Câu-Thi, Tôn-giả vội vã dẫn năm trăm Tỳ-Kheo về chỗ ấy để điếu viếng. Khi trà-tỳ xác thân Phật xong, Tôn-giả là vị tổ thứ nhất đã được đức Phật truyền Pháp trước kia tại hội Linh-Sơn.
Mình nhập đạo bằng con đường của thiền tông nên nói là thuộc về thiền tông cũng chẳng sai. Còn việc giác ngộ hay đại trí thì mình vẫn còn đang tu tập nên không dám nhận. Thiền tông đi theo lối ngược với tu tập bình thường. Phải kiến tánh trước rồi mới cần tu. Thiền tông chú trọng sự đốn ngộ và nhân duyên. Mọi pháp môn tu tập phật giáo đều chú trọng thiền. Bất cứ pháp môn tu nào mà không có thiền đều là ngoại đạo. Thiền tông đi vào thiền bằng kiến tánh. Mật tông đi vào thiền bằng trì chú. Tịnh độ đi vào thiền bằng niệm phật. Tất cả là để nhất tâm mà thôi.
Bản thân mình cũng không khuyến khích mọi người tu tập theo đường lối thiền tông, vì nếu không có thầy giỏi sẽ rất khó tu.
đây là bài kệ do tổ Thần Tú viết và mình rất khuyến khích mọi người tu theo tổ Thần Tú:
Thân thị bồ-đề thọ,
Tâm như minh cảnh đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.

Dịch:

Thân như cây bồ-đề,
Tâm như đài gương sáng.
Luôn luôn phải lau chùi,
Chớ để dính bụi nhơ.
ĐÂy là bài kệ của lục tổ Huệ Năng dựa trên bài kệ của tổ Thần Tú:
Bồ-đề bổn vô thụ,
minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật,
hà xứ hữu (nặc) trần ai?
dịch:
Bồ-đề vốn chẳng cây,
gương sáng cũng chẳng phải là đài
Xưa nay không một vật,
nơi nào dính bụi trần?
Mọi pháp do duyên mà sinh cũng do duyên mà diệt. Hãy chọn pháp môn thích họp mà tu
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Kính Ngài rickpham!

kình gửi đạo hữu thanhvan
đây là giải đáp thắc mắc của đạo hữu về thiền tông
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thiền_tông
Thật ra thì không có phân biệt trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn
nước trăm sông cũng đổ về một biển, giáo lý của đức phật chỉ có một vị là vị giải thoát
vị tổ đầu tiên của thiền tông thật ra là ma ha ca diếp tôn giả
Một ngày nọ, đức Phật ở trong hội Linh-Sơn cầm một cành hoa giơ ra cho đại chúng xem (Niêm Hoa Thị Chúng), thì ai nấy đều chẳng rõ ý chi mà đâm ra ngơ ngác, nên tất cả yên lặng làm thinh, duy có một mình Tôn-giả Đại Ca-Diếp mỉm cười (Niêm Hoa Vi Tiếu).



Đức Thế-Tôn thấy thế mới nói rằng:

“Ta có Chính-pháp Nhãn-tạng, Diệu tâm Niết-Bàn, Pháp-môn ấy mầu nhiệm vô cùng, chẳng lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo-lý. Nay Ta trao cho Ma-Ha Ca-Diếp, vậy ông phải ân cần mà nhận lãnh, giữ gìn Chính-pháp, rồi sau sẽ truyền cho hậu thế, để nối tiếp về sau, chớ để diệt mất”.

Về sau, trong khi Tôn-giả đi giảng đạo tại vùng núi Tất-bát-La, một hôm Ngài dùng Thiên-nhãn xem, thấy đức Phật đã nhập diệt ở dưới gốc cây Long-thọ, trong rừng Ta-La thuộc nước Câu-Thi, Tôn-giả vội vã dẫn năm trăm Tỳ-Kheo về chỗ ấy để điếu viếng. Khi trà-tỳ xác thân Phật xong, Tôn-giả là vị tổ thứ nhất đã được đức Phật truyền Pháp trước kia tại hội Linh-Sơn.
Mình nhập đạo bằng con đường của thiền tông nên nói là thuộc về thiền tông cũng chẳng sai. Còn việc giác ngộ hay đại trí thì mình vẫn còn đang tu tập nên không dám nhận. Thiền tông đi theo lối ngược với tu tập bình thường. Phải kiến tánh trước rồi mới cần tu. Thiền tông chú trọng sự đốn ngộ và nhân duyên. Mọi pháp môn tu tập phật giáo đều chú trọng thiền. Bất cứ pháp môn tu nào mà không có thiền đều là ngoại đạo. Thiền tông đi vào thiền bằng kiến tánh. Mật tông đi vào thiền bằng trì chú. Tịnh độ đi vào thiền bằng niệm phật. Tất cả là để nhất tâm mà thôi.
Bản thân mình cũng không khuyến khích mọi người tu tập theo đường lối thiền tông, vì nếu không có thầy giỏi sẽ rất khó tu.
đây là bài kệ do tổ Thần Tú viết và mình rất khuyến khích mọi người tu theo tổ Thần Tú:
Thân thị bồ-đề thọ,
Tâm như minh cảnh đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.

Dịch:

Thân như cây bồ-đề,
Tâm như đài gương sáng.
Luôn luôn phải lau chùi,
Chớ để dính bụi nhơ.
ĐÂy là bài kệ của lục tổ Huệ Năng dựa trên bài kệ của tổ Thần Tú:
Bồ-đề bổn vô thụ,
minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật,
hà xứ hữu (nặc) trần ai?
dịch:
Bồ-đề vốn chẳng cây,
gương sáng cũng chẳng phải là đài
Xưa nay không một vật,
nơi nào dính bụi trần?
Mọi pháp do duyên mà sinh cũng do duyên mà diệt. Hãy chọn pháp môn thích họp mà tu
Tôi nghĩ cái tôi cần là sự phản biện ở ngay nơi bài tôi sưu tầm gửi đến Ngài. mỗi câu mỗi chữ cần được cái hiểu, cái biết của Ngài chiếu soi...
Chứ những lời giải thích như trên của Ngài thì tôi cũng quá biết và đã quá rõ từ lâu nay. cái mà tôi và các thành viên vào đây là rất cần sự chứng nhập của những người hiện đời còn sống mà đầy nhiệt tình như mong muốn mà ngài đã bày tỏ với Ngài Viên Quang 6.
Xin được lắng nghe tiếp và lời chỉ dẫn dựa trên bài viết cụ thể . Rất cám ơn nhiều.
Nhắn với diễn đàn là đã vào đây hơn 3 năm, sao đến giờ mỗi lần nói chuyện cứ phải nhọc công làm cái thủ tục rườm rà trả lời câu hỏi làm mất bài viết thật buồn...đã nói là không cần sao với gạch gì cả chỉ cần là dễ vào dễ gửi bài thôi
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Tôi nghĩ cái tôi cần là sự phản biện ở ngay nơi bài tôi sưu tầm gửi đến Ngài. mỗi câu mỗi chữ cần được cái hiểu, cái biết của Ngài chiếu soi...
Chứ những lời giải thích như trên của Ngài thì tôi cũng quá biết và đã quá rõ từ lâu nay. cái mà tôi và các thành viên vào đây là rất cần sự chứng nhập của những người hiện đời còn sống mà đầy nhiệt tình như mong muốn mà ngài đã bày tỏ với Ngài Viên Quang 6.
Xin được lắng nghe tiếp và lời chỉ dẫn dựa trên bài viết cụ thể . Rất cám ơn nhiều.
Nhắn với diễn đàn là đã vào đây hơn 3 năm, sao đến giờ mỗi lần nói chuyện cứ phải nhọc công làm cái thủ tục rườm rà trả lời câu hỏi làm mất bài viết thật buồn...đã nói là không cần sao với gạch gì cả chỉ cần là dễ vào dễ gửi bài thôi

kính gửi đạo hữu thanhvan :D
nếu đạo hữu cần sự phản biện thì mình sẽ cho đạo hữu sự phản biện. Nhưng trước tiên đạo hữu phải giúp mình giải đáp nghi tình này đã. Sau đó mình sẽ vì đạo hữu mà trả lời tất cả câu hỏi ở trên:D

câu hỏi như thế này:
Bản lai diện mục trước khi cha, mẹ sinh ta ra là gì?
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Chào Ngài rickpham!

kính gửi đạo hữu thanhvan :D
nếu đạo hữu cần sự phản biện thì mình sẽ cho đạo hữu sự phản biện. Nhưng trước tiên đạo hữu phải giúp mình giải đáp nghi tình này đã. Sau đó mình sẽ vì đạo hữu mà trả lời tất cả câu hỏi ở trên:D

câu hỏi như thế này:
Bản lai diện mục trước khi cha, mẹ sinh ta ra là gì?

Vì nó chẳng là cái gì nên chẳng ai nói ra được. kể cả Phật Thích Ca.
Kẻ nào nói ra được nó là cái gì thì chẳng phải Ma cũng là Quỉ
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
diệu ngôn:D Diệu ngôn :D
Thật là đại trí, Thật là đại trí
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Vì nó chẳng là cái gì nên chẳng ai nói ra được. kể cả Phật Thích Ca.
Kẻ nào nói ra được nó là cái gì thì chẳng phải Ma cũng là Quỉ
diệu ngôn:D Diệu ngôn :D
Thật là đại trí, Thật là đại trí

Lời nói của ngài thanhvan là mâu thuẩn !

Lời khen của ngài rickpham lại càng thêm mâu thuẩn !

Đã nói rằng: "Vì nó chẳng là cái gì nên chẳng ai nói ra được. kể cả Phật Thích Ca.
Kẻ nào nói ra được nó là cái gì thì chẳng phải Ma cũng là Quỉ" .

- Tức là nói về cái bản mặt khi chưa sanh ? Nếu phải, thì là "cái đó" đã nói được rồi, vậy thanhvan là ma quỷ ! Nếu không phải nói về "cái đó" (?) thì là ông nói gà bà chỉ vịt , nói bậy nói bạ, thì hà cớ gì rickpham lại khen !
:018:
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Kính gửi đạo hữu Hắc Phong
Xin hỏi đạo hữu có biết cấu tạo của kim cương không?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Vì nó chẳng là cái gì nên chẳng ai nói ra được. kể cả Phật Thích Ca.
Kẻ nào nói ra được nó là cái gì thì chẳng phải Ma cũng là Quỉ

Kính chào đh, Đức Phật chưa đạt tới chỗ đó sao?

Làm sao đh biết là nó? Nó bị biết sao? Mà nếu đh không biết thì đh nói là ma quỉ rồi.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Trà mời chưa uống đã bỏ đi cả là sao?
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Ồ...

diệu ngôn:D diệu ngôn:D
duyên đã tận xin các đạo hữu dừng ở đây. Người khởi duyên đã dừng thì pháp này cũng nên dừng
Kính Ngài rickpham!
Lời hứa mà Ngài đã nói sao không thấy thực hiện?
Giả sử nhát đao Thiên Lôi của Ngài đã chém đứt cái đầu Ngộ Không rồi thì sao?
Khi tiếp người lương thiện thật thà xin chớ dùng Quyền Mưu.
Phải công nhận Ngài là người biết nghệ thuật "từ chối"- Cao thủ cao thủ
Chào Hắc Phong! lâu nay vẫn khỏe chứ, sao cứ dậm chân một chỗ hoài vậy.
Hãy dũng cảm nhổ phăng những điều bấy lâu đã mọc rễ trong tâm. xóa sạch không trừ dấu vết nào cả mà hồn nhiên bước vào Phật Đạo...
Chào VO-NHAT-BAT-NHI !
Cái thấy biết của bậc giác ngộ Như Phật là cái thấy biết không phải của kẻ phàm phu.
Còn VO-NHAT-BAT-NHI là luôn muốn nhìn bằng nhục nhãn,vì không có cái nhìn nào khác nên cần phải có cái gì đó để nhìn mới thừa nhận hề hề...
Bởi vậy hãy tự mình nhìn theo cách mà mình có thể, đừng buộc người khác chỉ cái mà mình không thể thấy là vô ích hề hề...
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Haiz, tạm thời bình dân bình luận tí vậy, tôi thấy ông Rickpham muốn giải thích cho hàng hậu học hiểu, hay sơ cơ hiểu mà dùng vài từ diệu ngôn, diệu pháp, hay bạn muốn nghe pháp hay nghe tâm mà muốn mệt. Ông nên xem lại lời ông nói với thầy Viên Quang, thú thực là đừng nói với tôi là phải đủ trí tuệ mới hiểu đấy nhé. Phật giáo cũng là sự bình dị, trí tuệ nằm sâu trong đó, chứ không phải Phật giáo là có mỗi trí tuệ lồ lộ ra ngoài.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Haiz, tạm thời bình dân bình luận tí vậy, tôi thấy ông Rickpham muốn giải thích cho hàng hậu học hiểu, hay sơ cơ hiểu mà dùng vài từ diệu ngôn, diệu pháp, hay bạn muốn nghe pháp hay nghe tâm mà muốn mệt. Ông nên xem lại lời ông nói với thầy Viên Quang, thú thực là đừng nói với tôi là phải đủ trí tuệ mới hiểu đấy nhé. Phật giáo cũng là sự bình dị, trí tuệ nằm sâu trong đó, chứ không phải Phật giáo là có mỗi trí tuệ lồ lộ ra ngoài.

kính gửi đạo hữu hungmq
mình luôn sống theo chủ trương tùy duyên của đạo phật. Gặp duyên nào thì tùy duyên đó mà sinh các pháp. Nếu có pháp đã sinh tất có pháp đối trị. Đơn giản vậy thôi mình không màu mè nói nhiều. Pháp chú trọng đúng tâm đúng nguyện người nghe. Chứ mình không bao giờ trả lời cho phật tử theo kiểu sắc tức thị không, không tức thị sắc. Mà dùng tôn chỉ thiền tông khơi dậy nghi tình để người nghe tự tham thiền mà ngộ. Câu trả lời vốn sẵn có trong mỗi người. Chỉ là do vô minh che đi mà thôi.
Mây tan hiện trăng sáng
Nước cạn hiện minh châu
Còn nếu họ không ngộ thì mình cũng không giúp được. Vì nói về pháp chúng ta có tam tạng kinh điển của đức phật, muốn pháp nào có pháp đó. Đức phật có 84000 pháp môn để độ chúng sinh. Vì vậy khi vừa có pháp sinh vốn nó đã không phải là thật thì cần gì phải tranh luận nó đúng hay không.
Mình cũng chia sẽ vài ý kiến riêng. Mình thấy các đạo hữu khi chia sẽ pháp thường nói về tính không mà không để ý người nghe họ muốn gì. Pháp sinh là để giải nghi tình cho người nghe chứ không phải nói có có không không. Đạo phật rất gần gũi mà bình dị, đừng biến đạo phật thành một triết lý sâu xa khó hiểu
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Vì nó chẳng là cái gì nên chẳng ai nói ra được. kể cả Phật Thích Ca.
Kẻ nào nói ra được nó là cái gì thì chẳng phải Ma cũng là Quỉ

kính gửi đạo hữu thanhvan
mình xin mượn câu của bạn để trả lời vấn đề trên để trả lời nghi tình bạn đã hỏi.
Này đạo hữu thanhvan mình cũng có nghi tình nhở bạn giải đáp mong bạn hoan hỉ ban cho thời pháp

thường nói vô minh là tánh phật, vậy khi nào thì vô minh, khi nào là tánh phật?
nam mô mười phương chư phật
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
À..

kính gửi đạo hữu thanhvan
mình xin mượn câu của bạn để trả lời vấn đề trên để trả lời nghi tình bạn đã hỏi.
Này đạo hữu thanhvan mình cũng có nghi tình nhở bạn giải đáp mong bạn hoan hỉ ban cho thời pháp

thường nói vô minh là tánh phật, vậy khi nào thì vô minh, khi nào là tánh phật?
nam mô mười phương chư phật

Mình có nghi thì phải tự mình giải quyết. nào có ai ăn thay cho ai được, hoặc uống thuốc thay cho ai được. thực tế thì nghi tình này đã được hóa giải rồi- hãy thử nghĩ lại xem.
Tôi nói thẳng nhé! tôi không thích vòng vo tam quốc, hay giống kiểu ra sân múa võ dương oai, cứ vờn nhau như mèo vờn chuột. nếu thích thì cứ nói thẳng. bằng không thì cứ phải làm đúng lời mà tự mình giao ước.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên