Kính ngài rickpham !

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Mình có nghi thì phải tự mình giải quyết. nào có ai ăn thay cho ai được, hoặc uống thuốc thay cho ai được. thực tế thì nghi tình này đã được hóa giải rồi- hãy thử nghĩ lại xem

:D :D :D
Thật là đại trí. Nhưng ở đây mình chỉ muốn góp ý kiến riêng của mình thôi. Mong bạn hãy từ tâm chia sẽ một cách giản dị. Dùng ngôn từ thân thiện để kiến giải. Giúp cho những phật tử hay chưa phải phật tử gần gũi với đạo phật hơn. Mình nghĩ đây cũng là cách giúp chúng ta tự rèn luyện tâm mình hơn.
Mong quý đạo hữu cùng chia sẽ kiến giải. Nam mô phật, nam mô pháp, nam mô tăng
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
kính gửi đạo hữu hungmq
mình luôn sống theo chủ trương tùy duyên của đạo phật. Gặp duyên nào thì tùy duyên đó mà sinh các pháp. Nếu có pháp đã sinh tất có pháp đối trị. Đơn giản vậy thôi mình không màu mè nói nhiều. Pháp chú trọng đúng tâm đúng nguyện người nghe. Chứ mình không bao giờ trả lời cho phật tử theo kiểu sắc tức thị không, không tức thị sắc. Mà dùng tôn chỉ thiền tông khơi dậy nghi tình để người nghe tự tham thiền mà ngộ. Câu trả lời vốn sẵn có trong mỗi người. Chỉ là do vô minh che đi mà thôi.
Mây tan hiện trăng sáng
Nước cạn hiện minh châu
Còn nếu họ không ngộ thì mình cũng không giúp được. Vì nói về pháp chúng ta có tam tạng kinh điển của đức phật, muốn pháp nào có pháp đó. Đức phật có 84000 pháp môn để độ chúng sinh. Vì vậy khi vừa có pháp sinh vốn nó đã không phải là thật thì cần gì phải tranh luận nó đúng hay không.
Mình cũng chia sẽ vài ý kiến riêng. Mình thấy các đạo hữu khi chia sẽ pháp thường nói về tính không mà không để ý người nghe họ muốn gì. Pháp sinh là để giải nghi tình cho người nghe chứ không phải nói có có không không. Đạo phật rất gần gũi mà bình dị, đừng biến đạo phật thành một triết lý sâu xa khó hiểu

Haha, phải thế chứ, trả lời thế này nó mới đã, chứ tôi dị ứng theo kiểu trả lời bắt chước mấy ông sư phim Tàu lắm vì đây là khai mê cho sơ cơ cơ mà, chứ đâu phải "mỉm cười" , "gõ tiếng động" đâu. Đạo hữu không thấy sao, tôi và đạo hữu có chung một tư tưởng.
"Phật giáo cũng là sự bình dị, trí tuệ nằm sâu trong đó, chứ không phải Phật giáo là có mỗi trí tuệ lồ lộ ra ngoài." vs "Đạo phật rất gần gũi mà bình dị, đừng biến đạo phật thành một triết lý sâu xa khó hiểu "
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Haha, phải thế chứ, trả lời thế này nó mới đã, chứ tôi dị ứng theo kiểu trả lời bắt chước mấy ông sư phim Tàu lắm vì đây là khai mê cho sơ cơ cơ mà, chứ đâu phải "mỉm cười" , "gõ tiếng động" đâu. Đạo hữu không thấy sao, tôi và đạo hữu có chung một tư tưởng.
"Phật giáo cũng là sự bình dị, trí tuệ nằm sâu trong đó, chứ không phải Phật giáo là có mỗi trí tuệ lồ lộ ra ngoài." vs "Đạo phật rất gần gũi mà bình dị, đừng biến đạo phật thành một triết lý sâu xa khó hiểu "

thật ra ở đây mình không ngại nói ra đâu. Câu hỏi mình nói muốn nghe pháp hay nghe tâm là để ứng tâm mà khởi pháp. Nếu không biết được tâm người đó thế nào thì trả lời sẽ rất dễ sai lạc làm người khác sinh ra tà kiến. Vậy thì sẽ tạo nghiệp không tốt làm ảnh hưởng đến người hỏi pháp. Cũng giống thầy thuốc không biết bệnh ra sao thì sao mà cho thuốc uống khỏi bệnh
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
thật ra ở đây mình không ngại nói ra đâu. Câu hỏi mình nói muốn nghe pháp hay nghe tâm là để ứng tâm mà khởi pháp. Nếu không biết được tâm người đó thế nào thì trả lời sẽ rất dễ sai lạc làm người khác sinh ra tà kiến. Vậy thì sẽ tạo nghiệp không tốt làm ảnh hưởng đến người hỏi pháp. Cũng giống thầy thuốc không biết bệnh ra sao thì sao mà cho thuốc uống khỏi bệnh

Vâng, biết hoàn cảnh của họ, nguyên nhân họ hỏi, và cái khó trong việc họ hỏi, và tuy nghi sử dụng pháp, an nhiên tự tại chỉ bày phương tiện lực. Đó mới là cách. Và dù mọi cách nào thì cách mục đích chính phải giúp họ an vui, giúp họ tự tin
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Vâng, biết hoàn cảnh của họ, nguyên nhân họ hỏi, và cái khó trong việc họ hỏi, và tuy nghi sử dụng pháp, an nhiên tự tại chỉ bày phương tiện lực. Đó mới là cách. Và dù mọi cách nào thì cách mục đích chính phải giúp họ an vui, giúp họ tự tin

Cám ơn đạo hữu đã cảm thông
Triết lý thiền tông như tổ Đạt Ma đã nói:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành phật
Nhưng mình xin giải thích thêm ở câu cuối. Khi kiến tánh chúng ta chỉ thấy con đường đi mà thôi. Còn phải tu tập nhiều lắm, nếu mới kiến tánh mà cho đã đạt rồi thì rất dễ nhập vào vô minh mà cho đó là phật
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Cám ơn đạo hữu đã cảm thông
Triết lý thiền tông như tổ Đạt Ma đã nói:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành phật
Nhưng mình xin giải thích thêm ở câu cuối. Khi kiến tánh chúng ta chỉ thấy con đường đi mà thôi. Còn phải tu tập nhiều lắm, nếu mới kiến tánh mà cho đã đạt rồi thì rất dễ nhập vào vô minh mà cho đó là phật

Vâng, nhiều người thấy kiến tánh mà cho đã đạt thông hiểu rồi lắm, tôi cũng là người trong số này, may thay mấy hôm rồi, nghe thầy Thích Trí Siêu giảng về Chính kiến.
Bát Chính Đạo quả là con đường đúng đắn. Dường như nhiều người lãng quên tính đúng đắn của con đường này. Tụng kinh trì chú, hay thiền không thể tách rời con đường này được.
https://www.youtube.com/watch?v=p_KMwVvgZLI
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Vâng, nhiều người thấy kiến tánh mà cho đã đạt thông hiểu rồi lắm, tôi cũng là người trong số này, may thay mấy hôm rồi, nghe thầy Thích Trí Siêu giảng về Chính kiến.
Bát Chính Đạo quả là con đường đúng đắn. Dường như nhiều người lãng quên tính đúng đắn của con đường này. Tụng kinh trì chú, hay thiền không thể tách rời con đường này được.
https://www.youtube.com/watch?v=p_KMwVvgZLI

cám ơn đạo hữu đã chia sẽ
Thật ra khi mới kiến tánh thì ai cũng nghĩ là mình đắc đạo rồi, nhưng thật ra khi mới kiến tánh chỉ là nhập đạo mà thôi. Lúc đó chúng ta sẽ đạt được chính kiến biết đâu là chánh pháp đâu là tà pháp. Mình cũng thức tỉnh nhờ đọc được kinh kim cang mà thôi :D Tùy duyên mỗi người mà nhận thức phật pháp đến một mức độ nào đó. Phật pháp vô biên, Phật pháp vô biên
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Vì nó chẳng là cái gì nên chẳng ai nói ra được. kể cả Phật Thích Ca.
Kẻ nào nói ra được nó là cái gì thì chẳng phải Ma cũng là Quỉ

Sao lại bảo nó chẳng là cái gì? không nói ra được vì nói không tới, ngôn ngữ chỉ lả phương tiện, ngón tay không phải là mặt trăng, không nói tới không có nghĩa là chẵng có gì? nếu không biết bản lai diện mục xưa nay thì tu đạo chỉ là nấu cát mà muốn thành cơm!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Cám ơn đạo hữu đã cảm thông
Triết lý thiền tông như tổ Đạt Ma đã nói:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành phật
Nhưng mình xin giải thích thêm ở câu cuối. Khi kiến tánh chúng ta chỉ thấy con đường đi mà thôi. Còn phải tu tập nhiều lắm, nếu mới kiến tánh mà cho đã đạt rồi thì rất dễ nhập vào vô minh mà cho đó là phật


Đây không gọi là triết lý nhé! cái này gọi là Tông chỉ! Nói kiến tánh rồi thì hết vô minh, làm sao đã kiến tánh rồi lại nhập vào vô minh được nưa? Đối với thiền tông chổ đạt còn chẳng cho là có thì lấy gì mà nương tựa?
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 10 2013
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
chào bạn tapchoi82

Sao lại bảo nó chẳng là cái gì? không nói ra được vì nói không tới, ngôn ngữ chỉ lả phương tiện, ngón tay không phải là mặt trăng, không nói tới không có nghĩa là chẵng có gì? nếu không biết bản lai diện mục xưa nay thì tu đạo chỉ là nấu cát mà muốn thành cơm!

Tự mình đã trả lời thắc mắc của mình còn hỏi chi nữa bạn. cái mà không thể nói ra được chính là cái xưa nay không một vật, là Tự Tánh, chân như , Bát Nhã , là bản lai diện mục...nhiều tên lắm. tôi nói là không thể nói ra được là vì thế. còn người giác ngộ thì tự biết tự thấy, chính là thấy cái không vật đó. còn cát và cơm không có dính dáng gì đến nó. không tin thì xem kỹ kinh Lăng Nghiêm lại nhé, hay trong nhập đạo yếu môn cũng được...
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 10 2013
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
`Kính Ngài!

Cám ơn đạo hữu đã cảm thông
Triết lý thiền tông như tổ Đạt Ma đã nói:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành phật
Nhưng mình xin giải thích thêm ở câu cuối. Khi kiến tánh chúng ta chỉ thấy con đường đi mà thôi. Còn phải tu tập nhiều lắm, nếu mới kiến tánh mà cho đã đạt rồi thì rất dễ nhập vào vô minh mà cho đó là phật

Kiến Tánh có hai:
- một là kiến tánh theo giáo môn, ngộ trên lý tánh học được từ kinh điển,rồi từ đó thấy được con đường khởi Tu( kiến tánh rồi khởi Tu) nói như Ngài nói ở trên. ( đoạn sau )
- hai là kiến tánh bên Thiền Tông là ngộ tự tánh, trực nhận bản tâm vượt thoát luân hồi triệt diệt vô minh. chỉ là sau khi Kiến tánh thì còn tập khí. cũng giống như chèo thuyền sắp vào bờ rồi thì không cần phải chèo nữa mà nhờ lực quán tính rồi dần dần sẽ vào bờ. từ đây người kiến tánh bên Thiền Tông bước vào giai đoạn hành đạo bồ tát, phổ độ chúng sinh đền ơn chư Phật - Tổ...
Cho nên loại thứ hai không thuộc trong câu nói của Ngài ở trên
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Kiến Tánh có hai:
- một là kiến tánh theo giáo môn, ngộ trên lý tánh học được từ kinh điển,rồi từ đó thấy được con đường khởi Tu( kiến tánh rồi khởi Tu) nói như Ngài nói ở trên. ( đoạn sau )
- hai là kiến tánh bên Thiền Tông là ngộ tự tánh, trực nhận bản tâm vượt thoát luân hồi triệt diệt vô minh. chỉ là sau khi Kiến tánh thì còn tập khí. cũng giống như chèo thuyền sắp vào bờ rồi thì không cần phải chèo nữa mà nhờ lực quán tính rồi dần dần sẽ vào bờ. từ đây người kiến tánh bên Thiền Tông bước vào giai đoạn hành đạo bồ tát, phổ độ chúng sinh đền ơn chư Phật - Tổ...
Cho nên loại thứ hai không thuộc trong câu nói của Ngài ở trên


Chưa rỏ 2 loại "Kiến tánh" này thì cái tánh nào là thật vậy?
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 10 2013
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
chào đạo hữu

Chưa rỏ 2 loại "Kiến tánh" này thì cái tánh nào là thật vậy?

Chào Chiếu Thanh! Lâu vẫn khỏe chứ. điều này đã rõ như ban ngày rồi sao còn hỏi nữa làm gì.
đại khái là một bên thì trong tay cầm viên đá quí tha hồ mà thưởng thức , một bên thì thấy trên ti vi nói ở hòn núi a có cái mỏ đá quí, nhiều người đang đào cũng có người đã đào được. vậy là ngày mai mang cuốc lên đường đến ngọn núi ấy đào... gọi là kiến tánh khởi tu đó.
Khi đã đào được trong tay có viên đá quí thì có khác gì nhau đâu. hề hề..
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chưa rỏ 2 loại "Kiến tánh" này thì cái tánh nào là thật vậy?

Loại thứ hai, còn gọi là đốn ngộ tự tánh, vào giai đoạn "Tùy duyên tiêu nghiệp cũ"= "Tu mà vô tu" = "làm mà không làm" = ít nhất chứng VÔ SANH PHÁP NHẪN hay Bát Động Địa Bồ Tát. Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát khi xưa ở bậc Sơ Địa, nhờ môn đốn ngộ tự tánh này nhảy thẳng lên Bát Động Địa và từ đó đến nay hiện là Đẳng Giác Bồ Tát gần kề Phật Quả.

Đối với môn đốn ngộ này mà khó tin thì cũng chẳng thể tin nổi: Long nữ thành Phật Chánh Giác chỉ trong phút chốc!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Nam Mô A Di Đà Phật

Chào Chiếu Thanh! Lâu vẫn khỏe chứ. điều này đã rõ như ban ngày rồi sao còn hỏi nữa làm gì.
đại khái là một bên thì trong tay cầm viên đá quí tha hồ mà thưởng thức , một bên thì thấy trên ti vi nói ở hòn núi a có cái mỏ đá quí, nhiều người đang đào cũng có người đã đào được. vậy là ngày mai mang cuốc lên đường đến ngọn núi ấy đào... gọi là kiến tánh khởi tu đó.
Khi đã đào được trong tay có viên đá quí thì có khác gì nhau đâu. hề hề..


Hì, bạn nhận nhầm người rồi, tôi không phải Chiếu Thanh của bạn, tôi cũng không phải người xuất gia, tôi chỉ là một người thế tục có duyên với Tổ sư bên Thiền tông mà thôi.:icon_mrgreen:

Theo chổ bạn giải thích thì vì nghe nói làm Tổ làm Phật rất sướng nên mới học hỏi giáo pháp tu hành mong được làm Phật làm tổ gọi là Kiến tánh khởi tu hả? :icon_mrgreen:
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63

Loại thứ hai, còn gọi là đốn ngộ tự tánh, vào giai đoạn "Tùy duyên tiêu nghiệp cũ"= "Tu mà vô tu" = "làm mà không làm" = ít nhất chứng VÔ SANH PHÁP NHẪN hay Bát Động Địa Bồ Tát. Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát khi xưa ở bậc Sơ Địa, nhờ môn đốn ngộ tự tánh này nhảy thẳng lên Bát Động Địa và từ đó đến nay hiện là Đẳng Giác Bồ Tát gần kề Phật Quả.

Đối với môn đốn ngộ này mà khó tin thì cũng chẳng thể tin nổi: Long nữ thành Phật Chánh Giác chỉ trong phút chốc!



Môn đốn ngộ đúng là khó tin :icon_mrgreen:, những người tin rồi thường bảo Pháp chẵng đốn tiệm :icon_mrgreen:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Môn đốn ngộ đúng là khó tin :icon_mrgreen:, những người tin rồi thường bảo Pháp chẵng đốn tiệm :icon_mrgreen:

Đúng vậy đó đạo hữu. Cột mốc đó mà lầm lẫn thì sẽ nguy to!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên