N

Kính ngài Viên Quang 6

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Kính mọi người

Nam Mô A Di Đà Phật !
Tôi rất muốn và vinh hạnh nếu được một người như : Hoatihon tham dự và tìm hiểu, khám phá những vấn đề mà tôi đang bất cập đã nêu ra. thiết nghĩ những vấn đề tôi nêu ra cũng không ngoài việc tu hành và thấu hiểu cái diệu nghĩa của Phật - Tổ khi độ chúng sanh. Hy vọng Hoatihon có lời trước hết để rồi từ đó cổ vũ những ai yêu quí Phật - Tổ .
Với tâm nguyện làm sáng tỏ một phần diệu lý, diệu nghĩa mà đã bao đời học giả, học nhân vẫn chưa lời giải thích..
Tôi kính mong mọi người tham gia và luôn ghi nhớ ân tình này
Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Nhân đây Nhãn Đầu Mùa xin phép được đưa ra một một vấn đề mà mình quan tâm. nhưng chỉ với ý kiến riêng. Cũng vì thế khi mọi người tham gia đều là ý kiến riêng của mỗi người , tuyệt đối không mang tính tranh luận:
+ Tại sao lại xuất hiện một Đức Phật mang danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, lại sinh ra trong một gia đình Hoàng Cung quí tộc?
Tại sao trong Tăng đoàn lại có con trai và em trai Đức Phật
+Đối nghịch với hoàn cảnh Đức Phật , lại có một Lục Tổ Huệ Năng, gia cảnh , sinh thời .. đều trái ngược với Đức Phật. Song ngộ đạo thì không có gì khác biệt. nhưng có khác về phương cách chứng ngộ và phổ độ chúng sinh. còn rất nhiều điều, nhưng dần dần tôi sẽ nêu ra.
Và câu hỏi muốn được trả lời là tại sao lại như thế mà không thể khác được
Kính mong mọi người tham gia với tấm lòng kính yêu Phật , Tổ
Tôi sẽ rất kính phục người đầu tiên tham gia có ý kiến của mình với chủ đề trên

nhãn đầu mùa đã viết:
Kính mọi người
Nam Mô A Di Đà Phật!
Tôi rất muốn và vinh hạnh nếu được một người như : Hoatihon tham dự và tìm hiểu, khám phá những vấn đề mà tôi đang bất cập đã nêu ra.

....

Chào chú nhãn đầu mùa !

Hoatihon
vốn không có ý kiến gì về những vấn đề chú nêu ra, không khéo chúng ta sẽ sa đà vào tri thức mà "quên mất Tâm Bồ Đề" (điều này rất quan trọng).

Về những câu hỏi của chú, Hoatihon chỉ có thể nhắc lại trong Kinh điển có 4 cụm từ :

1. Vương Nguyện, 2. Biệt Nguyện, 3. Tùy duyên chúng sinh, 4. Tùy trí huệ hành.

Đâu chú thử đối chiếu xem, trường hợp nào là "Vương Nguyện" ? Trường hợp nào là "Biệt Nguyện" ? Trường hợp nào là "Tùy duyên chúng sinh" ? Và trường hợp nào là "Tùy Trí huệ hành" ?

Kính !
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...

Chào chú nhãn đầu mùa !

Hoatihon
vốn không có ý kiến gì về những vấn đề chú nêu ra, không khéo chúng ta sẽ sa đà vào tri thức mà "quên mất Tâm Bồ Đề" (điều này rất quan trọng).

Về những câu hỏi của chú, Hoatihon chỉ có thể nhắc lại trong Kinh điển có 4 cụm từ :

1. Vương Nguyện, 2. Biệt Nguyện, 3. Tùy duyên chúng sinh, 4. Tùy trí huệ hành.

Đâu chú thử đối chiếu xem, trường hợp nào là "Vương Nguyện" ? Trường hợp nào là "Biệt Nguyện" ? Trường hợp nào là "Tùy duyên chúng sinh" ? Và trường hợp nào là "Tùy Trí huệ hành" ?

Kính !

Cám ơn Hoatihon đã ghé vào và có lời. Nhưng ở đây nhãn đầu mùa chỉ đề cập đến mấy vấn đề đã nêu ra, nó không ăn nhập với lời chia sẻ của bạn. Tôi thiết nghĩ những điều tôi nêu ra không phải cho vui , hay có ý xấu gì hết. mà ngược lại nếu thực hành Phật Pháp và lưu tâm thì những ai mà lý giải được những thắc mắc mà nhãn đầu mua đưa ra có lẽ người đó rất thấu hiểu Phật -Tổ. Từ đó sẽ có lòng tin bất thối với Pháp Phật và đem nhiều lợi ích cho mọi người khi bước vào đường đạo. Cũng chính những suy nghĩ ấy mà tôi kính mong những bậc thông suốt, thông qua lịch sử về Phật giáo, làm sáng tỏ diệu lý, diệu nghĩa về nhân duyên của Phật - Tổ ở thế gian này. tôi thiết nghĩ ai cũng có thể dùng hai chữ nhân duyên. Nhưng tôi nghĩ nó còn có ý nghĩa Thâm sâu hơn nhiều mà đó cũng là diệu Pháp huyền vi được biểu hiện bởi nhân duyên theo từng thời gian của qui luật...
Một lần nữa cám ơn bạn đã tham gia
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cám ơn Hoatihon đã ghé vào và có lời. Nhưng ở đây nhãn đầu mùa chỉ đề cập đến mấy vấn đề đã nêu ra, nó không ăn nhập với lời chia sẻ của bạn. Tôi thiết nghĩ những điều tôi nêu ra không phải cho vui , hay có ý xấu gì hết. mà ngược lại nếu thực hành Phật Pháp và lưu tâm thì những ai mà lý giải được những thắc mắc mà nhãn đầu mua đưa ra có lẽ người đó rất thấu hiểu Phật -Tổ. Từ đó sẽ có lòng tin bất thối với Pháp Phật và đem nhiều lợi ích cho mọi người khi bước vào đường đạo. Cũng chính những suy nghĩ ấy mà tôi kính mong những bậc thông suốt, thông qua lịch sử về Phật giáo, làm sáng tỏ diệu lý, diệu nghĩa về nhân duyên của Phật - Tổ ở thế gian này. tôi thiết nghĩ ai cũng có thể dùng hai chữ nhân duyên. Nhưng tôi nghĩ nó còn có ý nghĩa Thâm sâu hơn nhiều mà đó cũng là diệu Pháp huyền vi được biểu hiện bởi nhân duyên theo từng thời gian của qui luật...
Một lần nữa cám ơn bạn đã tham gia

Chào bạn nhãn đầu mùa !

Qua bài viết trên Vô Học thấy bạn đã có chủ ý khi nêu vấn đề, bạn chờ xem Hoatihon có trả lời đúng ý của bạn hay không ? Nhưng hoatihon đã hỏi lại _ tuy hỏi nhưng ngầm giúp bạn suy tư tiến bộ hơn. Bạn đã không có câu trả lời, vậy là bạn đã bỏ qua cơ hội.

Vậy bạn hãy trình bày chỗ hiểu _ sở đắc _ của bạn, để cho mọi người chiêm ngưỡng.

Vô Học và mọi người đang chờ lắng nghe.

Kính !
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
...

Gỗ mục thì ngấm nước mưa
Trăng nằm đáy nước- cá ưa lên trời
Mây tan - ánh nắng mặt trời..
Ai người Vô Học ?
Ai người hỏi - thưa ?
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Gỗ mục thì ngấm nước mưa
Trăng nằm đáy nước- cá ưa lên trời
Mây tan - ánh nắng mặt trời..
Ai người Vô Học ?
Ai người hỏi - thưa ?

Bài thơ này tương đối hay, hay ở chữ "AI ?", tuy nhiên bốn từ "cá ưa lên trời" đã nói lên tâm hồn "biến động" của tác giả, bốn từ này đã làm mất đi "thiền vị" của bài thơ (giả như viết "cá ưa sông ngòi" thì mới nhất quán với toàn bài thơ).

---------------

Vô Học đề nghị bạn nhãn đầu mùa
hãy trình bày chỗ hiểu _ sở đắc _ của bạn, để cho v/h biết sẽ di chuyển chủ đề này đến nơi nào thích hợp (Nếu bạn không nói lên được "chỗ" chuyên sâu của Phật pháp).

V/h chờ thêm một ngày nữa.

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Năm mới có bác Vô Học xuất hiện ở diễn đàn là một điều đại phước đức cho đám con cháu à! Kính chúc Bác thân khỏe, tâm an!

Bác Vô Học quên câu đầu "trăng nằm đáy nước" ý nói cái bóng của trăng, tức là cái vọng tưởng của chúng ta cứ chấp bóng trăng dưới nước là thật mà quên đi mặt trăng thật lồng lộng trên trời. Câu "Cá ưa lên trời" cũng cùng một ý nghĩa đó.
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Kính chào Năm Mới

Bài thơ này tương đối hay, hay ở chữ "AI ?", tuy nhiên bốn từ "cá ưa lên trời" đã nói lên tâm hồn "biến động" của tác giả, bốn từ này đã làm mất đi "thiền vị" của bài thơ (giả như viết "cá ưa sông ngòi" thì mới nhất quán với toàn bài thơ).

---------------

Vô Học đề nghị bạn nhãn đầu mùa
hãy trình bày chỗ hiểu _ sở đắc _ của bạn, để cho v/h biết sẽ di chuyển chủ đề này đến nơi nào thích hợp (Nếu bạn không nói lên được "chỗ" chuyên sâu của Phật pháp).

V/h chờ thêm một ngày nữa.

Kính !
Kính chào Ngài : Nguyễn Văn Học hay Vô Học.
Hề hề đầu năm mới mà xem ra Hoailinh lại phải trổ chút tài mọn gọi là làm cho chút không khí xuân sang thêm phần vui vẻ. Xin được nói lời vui vẻ thôi chứ không có ý gì đâu nhé.
theo như cách nghĩ của hoailinh thấy bác Học có cái tên kỳ kỳ. đã là Nguyễn Văn Học sao lại còn là Vô Học. Không biết cách giải của Hoailinh có đúng không nhưng xin được mạnh dạn thử xem , mong bác vui vẻ nhé. Nguyễn Văn Học có nghĩa là có học mà học không vô hay sao cho nên bác đùa thêm hai chữ Vô Học hề hề..
Lại nữa dưới cái tên của bác lại có hai dòng ( chữ ký) thấy cũng hay hay:
Lướt nhìn thế sự lung tung,
cuộc cờ xanh đỏ, ta cùng đỏ xanh.

Quả thật bác là người rất dễ nhập cuộc hềhề..
Thiền định như bác thì quả là không có đạo nhân nào qua mắt được hềhề
Hoailinh với Nhẫn Đầu Mùa
Dẫu rằng khác họ, cũng là một khuôn
Đầu Mùa dâng trái , quả ngon
Người buồn chẳng nhận , đến phần hoailinh
Sự đời với chuyện Tâm Linh
Chi bằng trút bỏ, cùng hoailinh vui cười
hềhềhề...
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Tuấn Tú ! Cám ơn bác đã có dạ quan hoài, Vô Học cũng muốn giao lưu thăm hỏi các bác, nhưng "quỹ thời gian" không cho phép, nên đành làm kẻ vô tình.

Sáu chục năm dư giữa cõi hồng,
Không không Sắc sắc, dạ chửa thông.
Ví phỏng năm nay ta gặp Phật,
Thưa rằng "Hương Tích* vẫn chưa tiêu !".


*Cơm Hương Tích _ trong Kinh Duy Ma Cật.

-----------

Bạn nhãn đầu mùa đặt vấn đề trong box Chuyên đề này, Thầy Viên Quang những tưởng rằng bạn có thể triễn khai theo hướng Chuyên Đề nên đã di chuyễn về đây (box Thảo luận Phật Học Chuyên Đề) nhưng bạn đã né tránh, không phát huy được tác dụng "lợi mình lợi người", làm cho chủ đề này mang tình trạng "đầu voi đuôi chuột". Thôi thì với tư cách "Ông Từ giữ miếu" Vô Học đành di chuyển chủ đề này ra Phòng Chat Linh Tinh vậy.

Kính báo !
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...

Kính bác Tuấn Tú ! Cám ơn bác đã có dạ quan hoài, Vô Học cũng muốn giao lưu thăm hỏi các bác, nhưng "quỹ thời gian" không cho phép, nên đành làm kẻ vô tình.

Sáu chục năm dư giữa cõi hồng,
Không không Sắc sắc, dạ chửa thông.
Ví phỏng năm nay ta gặp Phật,
Thưa rằng "Hương Tích* vẫn chưa tiêu !".


*Cơm Hương Tích _ trong Kinh Duy Ma Cật.

-----------

Bạn nhãn đầu mùa đặt vấn đề trong box Chuyên đề này, Thầy Viên Quang những tưởng rằng bạn có thể triễn khai theo hướng Chuyên Đề nên đã di chuyễn về đây (box Thảo luận Phật Học Chuyên Đề) nhưng bạn đã né tránh, không phát huy được tác dụng "lợi mình lợi người", làm cho chủ đề này mang tình trạng "đầu voi đuôi chuột". Thôi thì với tư cách "Ông Từ giữ miếu" Vô Học đành di chuyển chủ đề này ra Phòng Chat Linh Tinh vậy.

Kính báo !
Chỉ tại lòng người nghĩ Có - Không
Phật học chuyên đề lại Tánh không..
Cũng hay có được nơi phòng Chát
Nói chuyện Linh Tinh ngoài Có - Không
Nhân Duyên Hữu Học hay Vô Học
Với trái Đầu Mùa đổ xuống sông
Thôi thôi Thế - sự ; Tâm - Linh - sự
Một tiếng chuông chùa giữa thinh không

phamvandung57.blogspot.com
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Người ở mùa đông trông thấy mai
Đến khi xuân chớm trông ve sầu
Hạ rủ ngang mày trông lá đổ
Vàng cả rừng kia lại trông đông.


Đừng nói thâm diệu xưa nay chưa hiển bày, hay muốn cùng người luận thâm sâu. Mà nước mạch nguồn luôn chảy róc rách đêm ngày, chỉ do người quên không chịu uống, chạy tìm chữ nước trình người xem.

Thử vàng đủ tuổi bằng lửa nóng,
vàng chảy xong rồi vẫn như xưa.
Hà gì nhọc công đem ra thử
Soi lại tâm mình đã vàng chưa!


 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...

Lửa Sân đem đốt vàng ròng?
Vàng kia không tuổi tròn đồng thái hư
Tứ thời Tâm - Cảnh nhất như
Còn đâu Hạ đến Thu đi ..Xuân về
Tâm không mới thi đậu về
Hỏi người Tấn Hạnh đã về được chăng?
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


TH nhường cho " ông " về ! Riêng TH không có chổ về.
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/10/13
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Lửa Sân đem đốt vàng ròng?
Vàng kia không tuổi tròn đồng thái hư
Tứ thời Tâm - Cảnh nhất như
Còn đâu Hạ đến Thu đi ..Xuân về
Tâm không mới thi đậu về
Hỏi người Tấn Hạnh đã về được chăng?

Lửa Sân sao đốt được vàng ?
Vàng mà không tuổi, ấy "vàng con mắt" thôi.
Tứ thời phiền não vun bồi,
Dầu Xuân, dầu Hạ cũng ngồi không yên.
Tâm không, Tâm có luôn chuyền,
Lấy đâu bến bãi mà khuyên người về !

--------

(Xin ai kia đừng nói "Chủ đề này tui Kính Ngài Viên Quang 6, không cho phép người khác nói chen vào").

:icon_asian:
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính chào,
d/đ thấy các Bạn luận nói về việc "đến đi" nên cũng muốn góp lời
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo d/đ thì vì đây là lời Phật dạy chúng ta khi tu pháp Đại thừa - tức là lúc chúng ta muốn tu pháp thoát sanh tử. Trong giai đoạn này chúng ta cần phải lìa pháp sanh tử (pháp thế gian). Cho nên, không từ đâu đến - không có chỗ về cũng là lời dạy phá chấp pháp thế gian - chết đây sanh về kia.

Trong khi, thân là do duyên hợp. Còn tâm gá vào thân ở cõi nào là do nghiệp tâm. Mà tâm thì bao trùm tất cả. Cho nên, chúng ta sanh vào cõi nào và chết đi về đâu đều là do duyên hợp. Hợp thì có, lìa thì không. Chỉ có tâm (tính hay biết, suy xét, phân biệt) là quyết định tất cả. Khổ hay lạc đều do tâm. Tâm tịnh thì an lạc, tâm vọng thì phiền não.

Do đó, lúc ban đầu - chúng ta tu thân để nuôi dưỡng tâm. Khi tâm đạt được sự an lạc cần thiết - thì chúng ta chuyển qua tu tâm. Và khi tu tâm thì chúng ta đừng chấp những gì thân gieo tạo kiếp này - kiếp sau sẽ được hưởng. Vì sanh không phải từ kiếp trước đến. Và chết không phải trở về nơi đã phát xuất (chờ được đến nơi khác).

Sở dĩ chúng ta chết đây sanh kia là vì chúng ta quy thuận theo pháp thế gian. Vì theo lời Phật giảng - một tiểu thế giới gồm có một tầng trời Sơ Thiền và một cõi Dục. Cho nên, Phạm Thiên và ma Ba Tuần là hai vị trời cai quản luật nhơn quả, sanh tử luân hồi của chúng ta từ trước đến nay.

Và đức Phật nói với chúng ta không từ đâu đến, không có chỗ về - là để chúng ta đừng nghĩ đến việc tạo phước - để dành kiếp sau hưởng. Vì khi chúng ta mong cầu với ai là chúng ta đã tự nguyện đưa tay cho người đó trói. Và như vậy là chúng ta - từ chỗ không đến không đi, trở thành có đến có đi.

Trước tu thân là để dưỡng tâm. Sau tu tâm là để thoát sanh tử.

Tu tâm mà vẫn còn nghĩ đến thân - thì chỉ hưởng được phước thế gian - không thể thoát sanh tử. Pháp tu của ngoại đạo.

Do lẽ này nên khi quy y, chúng ta mới phải nguyện : quy y Phật thì không được quy y Thiên, Thần… Vì chúng ta quy y Phật là muốn thoát sanh tử. Trong khi quy y theo các vị Trời thì bị trói buộc trong vòng sanh tử. Do đó, chúng ta không thể vừa quy Phật, vừa quy y với các vị Trời (và đệ tử của các vị ấy).

d/đ hiểu như vậy, xin chia sẻ
Kính
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Sở học, sở tri mà không thấu tâm ý của Thầy Tổ, không hiểu chân lý Đức Phật dạy thì chỉ là cái túi da chứa chữ nghĩa, chỉ thích đem đi bàn luận và tranh hơn thua. Tu như thế chỉ là thỏa mãn bản ngã và háo lời khen ngợi.

Người khác không khen thì cũng tự mình quay lại khen bản thân.

Có hai hạng người nguy hiểm cho việc tu đạo: thứ nhất là đa văn nhưng không đạt trí, thứ hai phá đạo vì chấp không.

Người vào diễn đàn học pháp tu, muốn tăng trí tuệ thì ít, mà thích chứng tỏ và công kích thì nhiều.

Người tu càng cao, trí tuệ càng sáng thì càng ít nói và càng nhu thuận thân tâm. Ưa nơi vắng vẻ, thấy biết tất cả nhưng không muốn nói, vì sự si mê kia quá sâu, xưa nay các chư vị Thầy Tổ nói hoài mà có mấy ai hiều. Cái biết chỉ phớt trên đầu lông mà cứ ngở thấu tận chân tơ rồi đem luận hơn thua.

Kẻ đã kẹt nơi giếng, thì sao thấy được bầu trời bao la, nhưng cứ ngở bầu trời nhỏ bé bằng miệng giếng là tất cả. Vì nguyên nhân này mà nhiều Đạo Hữu giỏi đến với diễn đàn cũng không muốn nói hoài những điều bình thương như hơi thở.

Kẻ trí gõ đầu, tâm đã sáng.
Người mê nhọc sức thích hơn thua.


 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/9/13
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Kính Thầy Tấn Hạnh !

Thầy sáng Tâm mà lòng thường khiêm hạ, kính xin Thầy thường xuyên vào D/đ dạy dỗ cho chúng con.

Kính !
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8


Sở học, sở tri mà không thấu tâm ý của Thầy Tổ, không hiểu chân lý Đức Phật dạy thì chỉ là cái túi da chứa chữ nghĩa, chỉ thích đem đi bàn luận và tranh hơn thua. Tu như thế chỉ là thỏa mãn bản ngã và háo lời khen ngợi.

Người khác không khen thì cũng tự mình quay lại khen bản thân.

Có hai hạng người nguy hiểm cho việc tu đạo: thứ nhất là đa văn nhưng không đạt trí, thứ hai phá đạo vì chấp không.

Người vào diễn đàn học pháp tu, muốn tăng trí tuệ thì ít, mà thích chứng tỏ và công kích thì nhiều.

Người tu càng cao, trí tuệ càng sáng thì càng ít nói và càng nhu thuận thân tâm. Ưa nơi vắng vẻ, thấy biết tất cả nhưng không muốn nói, vì sự si mê kia quá sâu, xưa nay các chư vị Thầy Tổ nói hoài mà có mấy ai hiều. Cái biết chỉ phớt trên đầu lông mà cứ ngở thấu tận chân tơ rồi đem luận hơn thua.

Kẻ đã kẹt nơi giếng, thì sao thấy được bầu trời bao la, nhưng cứ ngở bầu trời nhỏ bé bằng miệng giếng là tất cả. Vì nguyên nhân này mà nhiều Đạo Hữu giỏi đến với diễn đàn cũng không muốn nói hoài những điều bình thương như hơi thở.

Kẻ trí gõ đầu, tâm đã sáng.
Người mê nhọc sức thích hơn thua.


Chẳng phải Thầy TH đang công kích những người được Thầy cho là thích chứng tỏ và công kích đó sao?
Thầy cho họ là bị kẹt nơi miệng giếng không thấu tâm ý của Thầy Tổ, không hiểu chân lý Đức Phật dạy
=> Thầy có công kích Thầy không? Vì Thầy cũng đang là người công kich!
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Chẳng phải Thầy TH đang công kích những người được Thầy cho là thích chứng tỏ và công kích đó sao?
Thầy cho họ là bị kẹt nơi miệng giếng không thấu tâm ý của Thầy Tổ, không hiểu chân lý Đức Phật dạy
=> Thầy có công kích Thầy không? Vì Thầy cũng đang là người công kich!

quantro cũng nên phân biệt : Đâu là lời công kích, đâu là lời xây dựng ?!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. https://diendanphatphap.com/diendan/threads/kinh-ngai-vien-quang-6.23909/page-2
Bên trên