Kinh pháp bảo đàn '' ngộ giải ''

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Vâng bác nói cũng đúng.cháu thì lại thấy nó ích lợi cho việc tỏ ngộ,với cháu chẳng lấy chẳng bỏ tức là '' Giác''.nói chung đạo là phải linh động ,ứng dụng vô ngại

Phàm phu hữu tình thì ai ai cũng ưa thích chữ DỤNG, hề hề. Nói ĐẠO linh động, ứng dụng vô ngại thì khi nào đắc ĐẠO rồi nói.

Phật Pháp trường tồn
Hẹn ngày tái ngộ?

Hề hề, Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Bát Nhã

(Tiếp tục đọc Kinh)

Thiện tri thức, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật là tiếng Phạn, dịch là đại trí huệ đến bờ bên kia, đây cần phải tâm hành, chẳng ở miệng niệm, miệng niệm tâm chẳng hành thì cũng như huyễn hoá. Miệng niệm tâm hành, thì tâm và miệng tương ưng. Bản tánh là Phật, lìa tánh chẳng có Phật.

Sao gọi là Ma Ha? Ma Ha là đại, tâm lượng quảng đại như hư không, chẳng có biên giới, cũng chẳng vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, cũng chẳng trên dưới dài ngắn, cũng chẳng giận, chẳng vui, chẳng phải chẳng quấy, chẳng thiện chẳng ác, chẳng đầu chẳng đuôi. Các cõi Phật đều đồng như hư không, diệu tánh con người vốn không, chẳng có một pháp có thể đắc, tự tánh chơn không cũng như thế. Thiện tri thức, chớ nên nghe ta nói KHÔNG mà liền chấp KHÔNG. Trước nhất chớ chấp KHÔNG, nếu để tâm KHÔNG tĩnh tọa là lọt vào VÔ KÝ KHÔNG.

"Đại trí huệ đến bờ bên kia, đây cần phải tâm hành, chẳng ở miệng niệm", chỗ hành của Bát Nhã là chỗ nào ? ở nơi tâm ! Là ở nơi tâm nào ? Tâm phân biệt vạn sự vạn vật ! Nếu trụ nơi tâm niệm này tức là bờ bên này, nêu ở nơi tâm niệm này mà trở về cội nguồn của tâm niệm tức là đi về bờ bên kia.

Ngay nơi này mà hành tâm ! Hành có quán, khán, chiếu, dụng.

Thế nào là quán ? Nơi niệm phân biệt, quán thấy hư giả, thấy giả chẳng tham đắm liền muốn tìm chánh chân, ở nơi hư giả bên ngoài, hướng lại nơi nguồn tâm tìm cái chánh chân, đây là từ quán mà hành tâm.

Thế nào là khán ? khi quán thành tựu, hướng về nguồn tâm, dùng nhãn căn nhiếp cả lục căn, đi đứng nằm ngồi an trú nơi này chẳng cho gián đoạn, đây là khán.

Thế nào là chiếu ? Khán mà có sở trụ, có sở trụ bèn nhập Không, nếu ở nơi đây mà chẳng muốn làm cho sáng tỏ, tham đắm tịnh cảnh thì thành ngăn trệ, chẳng thể khai mở Bát Nhã Huệ. Nếu ở nơi này, muốn làm cho sáng tỏ, muốn minh bạch rõ ràng, bức bách không ngừng tức là chiếu.

Thế nào là dụng ? Ở nơi chiếu chẳng ngừng, ở nơi khán chẳng đoạn. Khán chiếu như thế miên mật chẳng phút lơi lỏng, nơi Không minh bạch, đại trí phát sanh, tự liễu tự tri, đây là dụng.

Bản tánh là Phật, lìa tánh chẳng có Phật Bản tánh là bản thế, cũng là bản tâm; nơi tâm này Thánh Phàm chẳng tăng, chẳng giảm; trí huệ sáng suốt, nơi sáng suốt chẳng chấp là sáng suốt, giả lập một danh là Phật. Nếu lìa nơi này thì "chẳng có Phật", nếu chấp nơi này thì cũng chẳng có Phật. Nếu lập danh mà chẳng chấp danh, lập tướng mà chẳng chấp tướng, ngay nơi danh tướng chẳng chấp cũng chẳng thấy sự chấp hay không chấp. Tùy tướng danh mà thuyết; từ nơi vấn mà thuyết, từ nơi nghi mà thuyết; thuyết lập danh tướng, chẳng trệ chẳng ngại dụng trí tự tại.

Nếu để tâm Không mà tĩnh tọa, liền lọt vào vô ký không chỗ này chẳng phải nói "liền lọt" là lọt, nói chỗ này vì muốn người chẳng nên "tâm không tĩnh tọa", chứ chẳng phải bảo "chẳng nên lọt vào vô ký không". Nếu "tâm chẳng không" mà lọt vào đây thì tất sẽ khai phát đại trí quang mình, diệu trí tự tại vô phân biệt. Trước nói chỗ sơ phát tâm, sau nói cảnh quán chiếu. Nếu để "tâm mình chẳng không" mà lọt vào đây thì tất chẳng bị "vô ký không" chướng ngại vậy !
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Thiện tri thức, thế giới hư không bao hàm sắc tướng vạn vật, mặt trời mặt trăng, núi sông đất đai, cây cối, biển lớn, kẻ dữ người lành, pháp ác pháp thiện, thiên đàng địa ngục, tất cả đều ở trong hư không,

TÁNH KHÔNG của con người cũng vậy.

Thiện tri thức, tự tánh hay bao hàm muôn pháp là Đại,muôn pháp đều ở trong tự tánh của con người.

Nếu thấy điều dữ điều lành của người, tất cả đều chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng chấp chẳng nhiễm, tâm như hư không gọi là Đại, nên nói là MA HA.

Thế giới hư không bao hàm sắc tướng vạn vật do đâu mà biết "sắc tướng vạn vật" đều bị "hư không bao hàm", thì thấy "sắc tướng vạn vật" nếu chẳng có không thì chẳng thể phát huy sở tướng, sở dụng. Nếu chẳng có không thì chẳng thể kiến tạo cái có - tức sắc tướng vạn vật. Do đây mà biết, tất cả đều bị "hư không bao hàm".

Nay thấy không, thấy có. Cái thấy có thấy không gọi là niệm. Niệm có không này cũng như sắc tướng vạn vật, đều ở trong "tự tánh KHÔNG" của con người. Nếu chẳng có "tự tánh KHÔNG" này thì niệm niệm chẳng thể phát huy tác dụng !

Nếu thấy điều dữ điều lành của người, tất cả đều chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng chấp chẳng nhiễm, tâm như hư không gọi là Đại "chẳng lấy chẳng bỏ", "chẳng chấp chẳng nhiễm" là sao mà biết ? Là ở nơi "điều lành dữ của người" chẳng bị chướng ngại, chẳng bị ngăn trệ, chẳng bị lay động ! Nếu ta ở đây thì "điều lành dữ của người" vẫn như thế, cũng như lúc ta không ở đây !

Đây là chỗ nhận biết sự tâm đã "như hư không" hay chưa !

Nếu có ta lại thành chệ ngại thì do ta mà chướng, đây chưa phải là đại, chưa gọi là maha.
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Kinh

Thiện tri thức, kẻ mê miệng nói, người trí tâm hành.

Lại có kẻ mê để tâm không mà tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, tự xưng là đại, với bọn người này không thể nói gì được, vì họ bị rơi vào tà kiến.

Thiện tri thức, tâm lượng quảng đại cùng khắp pháp giới, dùng thì liễu liễu rõ ràng, ứng dụng liền biết tất cả. Tất cả tức một, một tức tất cả, tới lui tự do, tâm thể vô ngại tức là BÁT NHÃ.

trăm điều chẳng nghĩ, tự xưng là đại, với bọn người này không thể nói gì được mặc kệ tất cả, chẳng quan tâm, chẳng để ý, để tâm tự do, tĩnh tọa như thế thì "không thể nói gì được".

tâm lượng quảng đại cùng khắp pháp giới, dùng thì liễu liễu rõ ràng, ứng dụng liền biết tất cả cùng khắp là chẳng cùng khắp, vì chẳng cùng khắp nên gọi cùng khắp ! Tại sao ? vì do có tướng nên thành chẳng cùng khắp, nếu chấp thật có tướng thì do tướng thành chướng ngại, lại chấp rằng chẳng có tướng thì cũng thành chướng ngại; do chướng ngại này mà lập danh chẳng cùng khắp.

Ở nơi đây lìa có lìa không, chẳng chấp chẳng nhiễm, nơi vô nhiễm tự dụng tự liễu rõ ràng chẳng chướng ngại thì nơi chẳng cùng khắp liền thành cùng khắp.

Nếu lìa tướng lìa danh nói cùng khắp, thì chỗ cùng khắp lại thành chẳng cùng khắp. Nếu nơi tướng nơi danh chẳng chấp chẳng lìa, tùy nghi liền dụng, thì chỗ này gọi là "tâm lượng quảng đại cùng khắp pháp giới"

Tất cả tức một, một tức tất cả, tới lui tự do, tâm thể vô ngại tức là BÁT NHÃ lập danh nơi tướng, lập tướng nơi tâm, lập tâm nơi chấp tâm; nếu bỏ chấp tâm, cái bỏ cái chấp cũng chẳng còn gọi là bát nhã.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Cần phải tịnh tâm, niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật "cần phải tịnh tâm", sao phải tịnh tâm ? Vì Ma ha Bát Nhã lưu xuất từ tự tánh vô phân biệt, nếu tâm niệm lăng xăng thì ngay nơi lăng xăng cần phải nhiếp niệm trở về tự tánh; nhiếp niệm chính là "tinh tâm". Nhiếp niệm là thế nào ? là ngay nơi niệm mà trở về, chẳng theo niệm nữa, chứ chẳng phải đè nén tâm tư chẳng cho niệm khởi; nếu đè nén tâm tư chẳng cho niệm khởi, thì dừng tất cả niệm vẫn còn niệm đè nén này vậy;

Ngay chỗ niệm niệm, thì trở về nơi năng niệm, cũng là tự tánh vô niệm; đấy gọi là tịnh tâm, khi ấy niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật tự tại lưu xuất, tùy duyên phát khởi !

trí bồ đề Bát Nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh. vốn sẵn có trí bồ đề, vì trí này tùy duyên khởi dụng, chỉ cần nương tánh liền phát sanh trí này; tánh này nơi Phật không tăng, nơi chúng sanh không giảm; nên nói là "vốn tự có".

"chỉ vì tâm mê", mê cái gì ? mê lầm theo niệm niệm sanh diệt nương cảnh, nên chẳng nhân ra nguồn gốc của niệm này; nguồn này chẳng mê chẳng ngộ, biết rằng chẳng theo niệm duyên cảnh thì chỗ mê liền ngộ; chỗ ngộ cũng chẳng còn; từ đây lưu xuất "trí bồ đề Bát nhã".

"phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt", khai thị chuyện gì ? này quý vị, quý vị đọc lời này phải chăng theo danh theo tự mà hiện tướng hiện nghĩa; đấy là mê lầm vậy; Quý vị nếu ngưng nghỉ sự này, liền thấy nơi tự tánh vô phân biệt, đây là chỗ "dẫn dắt, khai thị".

Thiện tri thức, người đời suốt ngày miệng niệm BÁT NHÃ, chẳng nhận được TỰ TÁNH BÁT NHÃ suốt ngày niệm niệm sanh diệt,theo niệm xoay chuyển, tạo tác đủ thứ, mà chẳng nhận được tự tánh.

như nói ăn mà chẳng no, miệng chỉ thuyết KHÔNG, muôn kiếp chẳng được KIẾN TÁNH, rốt cuộc vô ích. biết được mê lầm, theo niệm duyên cảnh, mà chẳng hành cái pháp "nhiếp tâm", thì cũng như "nói ăn mà chẳng no, miệng chỉ thuyết không", muốn kiếp chẳng thấy được chỗ "không" ấy !

Có ngộ có nhập, ngộ rồi thì phải siêng hành pháp này thì mới thể nhập được bản tâm; khi ấy diệu dụng vô cùng chẳng lìa tự tánh; chẳng phải nay nhiếp mai buông, lúc tăng lúc giảm, lúc mê lúc tỉnh; chỗ nhập này chính là "công phu", nhưng nếu nhập rồi thì "chỗ nhập cũng không", nếu còn sự nhập thì sự nhập đó là do chấp tâm dụng "công phu" mới nhập được. Có nhập có lìa, thì là trí sanh diệt, chưa phải trí bát nhã; ngay đây ngăn trệ diệu trí tự tại, chỗ này cần phải chú ý.

(hôm nay đọc tới đây, tạm ngưng)

Trước khi đăng đàn trùng tuyên LỜI ĐỨC PHẬT DẠY, tổ Huệ Năng ngôn "Ai muốn vào đốn giáo phải tự khiết bạch thân tâm; tự nguyện tự thoát vòng mê tâm" (bản Đôn hoàng động).

Tự tánh là KHÔNG nhưng, nó không ô nhiễm mà cũng không thể rủ sạch nhiễm ô, nên gọi là VÔ với người khiết bạch, thoát mê tâm mà cũng là KHÔNG với phàm phu hữu tình. Vì vậy KHÔNG với VÔ tuy đồng là hư không mà muôn trùng cách biệt vậy.

Hề hề, Trừng Hải
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Thiện tri thức, tất cả TRÍ BÁT NHÃ đều từ tự tánh mà sanh, chẳng từ bên ngoài vào, chớ lầm dùng ý thức, gọi là chơn tánh tự dụng.

Nhất chơn nhất thiết chơn, tâm lượng là việc lớn, chẳng nên hành đạo nhỏ, miệng chớ trọn ngày nói không mà trong tâm chẳng tu hạnh này, giống như thường dân tự xưng là vua thì không được, hạng người này chẳng phải đệ tử của ta.

Thiện tri thức, sao gọi là BÁT NHÃ? BÁT NHÃ dịch là trí huệ.

Bất cứ nơi nào lúc nào, niệm niệm chẳng ngu muội , thường hành đúng trí huệ, tức là hạnh BÁT NHÃ.

Một niệm ngu muội thì BÁT NHÃ tuyệt, một niệm trí huệ thì BÁT NHÃ sanh.

Con người ngu mê chẳng thấy BÁT NHÃ, miệng nói BÁT NHÃ mà trong tâm thường ngu muội, tự nói ta tu BÁT NHÃ, niệm niệm nói KHÔNG mà chẳng biết CHƠN KHÔNG. BÁT NHÃ không hình tướng, ấy là tâm trí huệ, nếu hiểu thấu như thế gọi là TRÍ BÁT NHÃ.

tất cả TRÍ BÁT NHÃ đều từ tự tánh mà sanh, chẳng từ bên ngoài vào, chớ lầm dùng ý thức lìa tướng chẳng thể phân biệt, có tướng liền biện biệt, cái biện biệt nương tướng này gọi là "lầm dùng ý thức", trí bát nhã thì chẳng vậy. Trí bát nhã từ tự tánh sanh, lìa tự tánh cũng sanh. Tai sao ? Vì tự tánh cùng khắp, chẳng trụ chẳng lìa; có lìa có trụ là lầm dùng ý thức; ở nơi lìa chẳng lìa, ở nơi trụ chẳng tru; chẳng kẹt mà biết rõ ràng cái chỗ chẳng kẹt, vẫn là lầm dùng ý thức.

Nếu chẳng như thế thì tự tánh tự dụng, tất cả trí bát nhã đều sanh .

Nhất chơn nhất thiết chơn, tâm lượng là việc lớn, chẳng nên hành đạo nhỏ đã biết cái đại của maha tâm, cái siêu việt của bát nhã trí thì nên y đây mà hành, chẳng nên hành cái khác. Nếu hành cái khác thì đạo lớn này trở thành nhỏ, chứ chẳng phải có cái đạo nhỏ để hành.

Đạo lớn nhỏ do chỗ dụng hành tự chướng tự chấp. Lìa hết các bệnh thì hành đạo nhỏ cũng là hành đạo lớn, hành đạo lớn cũng là hành đạo nhỏ. Tùy nghi tự dụng, chẳng còn lớn nhỏ nơi tâm nữa.

Một niệm ngu muội thì BÁT NHÃ tuyệt, một niệm trí huệ thì BÁT NHÃ sanh. ngu muội là niệm trí chấp trí; trí huệ là niệm ngu muội chẳng chấp ngu muội. Nếu chẳng chấp trí chấp ngu thì là ngu muội. Nếu tất cả tự dụng tự tại, một danh chẳng lập nơi tâm, một tướng chẳng chướng nơi hạnh thì gọi là "chân tánh tự dụng", là thường trụ Bát Nhã, chẳng sanh chẳng tuyệt.

BÁT NHÃ không hình tướng, ấy là tâm trí huệ, nếu hiểu thấu như thế gọi là TRÍ BÁT NHÃ hiểu thấu như thế tức là ý thức; nếu biết bát nhã không hình tướng thì ở nơi các tướng chớ kẹt nơi tướng, chẳng phế bỏ tướng, chẳng lìa bỏ tướng, chẳng trụ chẳng nhiễm, ngay cái chẳng trụ chẳng nhiễm nơi tâm chẳng có; Trí này giả lập danh là Bát Nhã; nếu còn thấy như vậy thì chẳng phải là trí Bát Nhã.

(Tới đây là hết vốn ! Chúc chủ thớt chóng thành tựu trí nguyện ! )
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên