Kinh pháp bảo đàn '' ngộ giải ''

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Năm chữ "vô tánh diệc vô sanh" không phải là THUYẾT (VĂN) mà là trùng tuyên Lời Đức Phật Dạy (lời tổ mà ngoài Phật Giáo thì...vất đi) đó là tám chữ "Ưng vô sở trụ-Nhi sanh kỳ tâm"

Hề hề, Trừng Hải

bọ cạp cứ đọc rồi cứ ghi, trừng hải cứ góp ý nếu thấy chỗ chưa hợp lý ! Vì bọ cạp đọc liên ghi, chẳng có chuẩn bị chẳng qua suy nghĩ, nên chỗ kiến giải cần phải có người minh định !

nên trừng hải cứ đọc lại rồi chỉ rõ những chỗ đó vậy.

đa tạ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
"Vì người chưa đủ lòng tin, mới truyền y bát", đây là nói chỗ thể nhập của bản tâm, chẳng phải nói tướng cần phải vật làm tin. Tin là là tín tâm thành tịu, tin là đoạn dứt nghi căn ! Trước truyền nói cần phải có tín vật; như ấn chứng cần phải có Kinh điển ! Là vì chỗ tới chưa rốt ráo, chỗ ngộ chưa triệt để, chỗ dụng chưa tự tại !

Nay nếu đã đầy đủ tín tâm, thì chẳng cần tín vật !

"Từ xưa Phật chỉ truyền bản thể, Tổ chỉ mật phó bản tâm", do chỗ Phật ấn chứng chẳng gián đoạn, nên giữ tín vật để người biết rằng sự truyền tới nay chẳng có đoạn dứt; nếu chẳng có đoạn dứt thì chỗ ấn chứng trước, chỗ ấn chứng sau là tương ưng nhất như ! Chẳng hai chẳng khác !

"Gặp Hoài thì ngưng, gặp Hội thì ẩn", gặp chỗ có thể trụ thì chẳng trụ, gặp chỗ chẳng thể trụ thì nên trụ; tại sao ? vì đây là thuận duyên chẳng chướng sự truyền trao ! Nếu ở nơi pháp hội tuyên thuyết thì thuyết đó tất bị nghi ngờ, thuyết đó tất sinh đa tâm, thuyết đó tất gây hậu hại !

Nếu ở nơi hạnh trái đạo mà thuyết thì thuyết đó chẳng thuyết mà tự khế hợp, tự khiến người giác ngộ, tự khiến mình tự tại, tự chứng mình giải thoát !

Lấy chỗ hành làm chỗ thuyết, chẳng lấy chỗ ngôn làm chỗ thuyết ! Nên gặp nơi thuận hạnh thì chẳng trụ, gặp nơi nghịch hạnh thì nên trụ !

Đây là phép "tự độ" vậy !

Sau này mới nói:" Đúng ra ta phải độ", vì ta không thể theo sát ngươi, nên chỉ ngươi chỗ "tự độ" để giúp người thành tựu !

Huệ Năng hiểu ý, bèn nói : "Khi mê thầy độ, ngộ rồi tự độ", nay đã biết chỗ "tự độ" thầy chỉ rồi, nên thầy không cần lo vậy !

Đoạn văn này là chỗ "giải vây" cho tổ Huệ Năng, người đã không "giữ" được y, bát để truyền thừa cho đời sau. Năm xưa ngài Đại Ca Diếp, để giữ gìn pháp trượng của Phật Đà phải "chẻ" đá làm hai mà vào núi, chờ đến ngày Đức Từ Thị đản sanh mà trao lại.

Hề hề, Trừng Hải
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Lấy chỗ hành làm chỗ thuyết, chẳng lấy chỗ ngôn làm chỗ thuyết ! Nên gặp nơi thuận hạnh thì chẳng trụ, gặp nơi nghịch hạnh thì nên trụ !

Đây là phép "tự độ" vậy !


Đúng thế đại ca, nay đại ca giảng nghĩa kinh, ta lại giảng lại lời của đại ca cho nó thêm tí mắm muối hì hì...

- Thế nào là lấy chổ hành làm chổ thuyết? chẵng lấy chổ ngôn làm chổ thuyết?

Phàm lời nói ra theo nghĩa hiện gọi là hiểu nghĩa, hiểu xong liền tiêu, lời nói đã tịch mà chổ nghĩa hiện còn dây dưa đeo bám chẵng bỏ vì còn có chổ cho rằng chưa hiểu hì hì...

Bởi học nhân thường dây dưa nên chư Tổ chỉ dùng lời phá chấp, dùng xong liền thôi nên gọi tự tại, điển hình như ngài Đức Sơn mắng Phật, mạ Tổ không tiếc lời chỉ là phá chấp cho người học, chứ cái chổ hành làm chổ thuyết của ngài ấy rỏ như ban ngày đó là : Không hoàn tục, không phá giới, không si mê, không điên đảo, đánh người cần đánh, chửi người cần chửi, độ người vô số chứ không phải gặp ai cũng cho ăn gậy! phàm người cầu đạo cứ bước vào cửa liền ăn gậy bởi vì có cái tâm ma mà không biết, nếu không có tâm muốn trình sở đắc, cầu hiểu đạo thì chư Tổ khỏi phải lao nhọc hì hì...

Nói thế không có nghĩa là không cầu gì cả là phải, trước phải cầu liễu ngộ, liễu ngộ được thì tâm cầu liền dứt, giống như tìm được vật bị mất thì cái tâm năng kiếm tự tiêu!
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
(Sáng nay rảnh rồi, tiếp tục đọc Kinh)

Tổ nói: Như thế! Như thế! Về sau Phật Pháp do ngươi được thịnh hành, ngươi cứ hướng về phía Nam mà đi, chẳng nên thuyết pháp sớm, vì Phật Pháp phải tùy duyên.

Huệ Năng từ biệt Tổ, hướng về Nam trải qua hai tháng tới núi Đại Du Lãnh.

Ngũ Tổ trở về, mấy ngày chẳng thượng đường, đại chúng nghi ngờ hỏi: Hoà Thượng có bệnh gì chăng? Tổ nói: Bệnh thì không có, nhưng y pháp đã về Nam rồi. Hỏi: Ai được truyền thụ? Đáp: Kẻ nào Năng thì được.

Khi ấy đại chúng mới biết, nên có mấy trăm người đuổi theo để đoạt y bát, trong đó có một Tăng tên tục là Trần Huệ Minh ngày trước làm Tứ Phẩm tướng quân, tánh tình thô bạo, dẫn đầu đi trước, đuổi kịp Huệ Năng.

Huệ Năng bỏ y bát trên tảng đá nói rằng: Y bát là vật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao?

Liền ẩn mình trong đám cỏ.

Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng nhúc nhích được, liền kêu: Hành giả! Hành giả! Tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y đến.

Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp.

Huệ Năng nói:Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết.

Một hồi sau Huệ Năng nói: Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?

"Như thế ! Như thế, Phật pháp do ngươi được thịnh hành", "như thế" là chỗ ấn chứng của Tổ cho Ngài Huệ Năng, rằng chỗ thấy chỗ hiểu đúng ý của Tổ; Lại nói rằng tương lai nhờ Huệ Năng mà "phật pháp được thịnh hành", tại sao chưa hoằng dương chánh pháp lại biết được tương lai sẽ thịnh hành ?

Đây là vì tâm thể dung thông, ba đời chư Phật chẳng lìa nơi đây, là chỗ tâm biết liền biết, vị lai quá khứ vừa hỏi liền rõ ràng, chỗ này là Đại Quang Minh Tạng, thập phương tam thế chư Phật đêu từ nơi Tạng này mà diễn xuất Kinh Pháp;

Trước Tổ đã tự vấn, nay lại tự thuyết; chỗ này với Kinh A Di Đà có sự tương đồng; vì tự hỏi: vị lai kẻ này có thể hoằng dương chánh pháp chăng ? phải, quả là có sự này, vị lai kẻ này sẽ làm cho chánh pháp được hưng thịnh ! Có hỏi liền đáp, tự tánh tự xuất pháp tạng bất khả tư nghì !

"Phật pháp phải tùy duyên", tùy duyên là thế nào ? là có vấn thì có đáp; đối cơ mà đáp; nên nói tùy duyên; Lại nữa, chỗ căn cơ thì chẳng đồng, nên chỗ phổ thuyết tất có sai biệt; sai biệt là "khéo" dụng phương tiện, là giả lập phương tiện; là cơ xảo phương tiện; nên nói "tùy duyên" mà "phật pháp mới được hưng thịnh".

"Ngũ Tổ trở về mấy ngày không thượng đường, đại chúng sanh nghi" Trước nói Huệ Năng nên đi sớm, kẻo có người ám hại; nay khi trở về lại chẳng thèm thượng đượng; đây chẳng phải là ngôn hạnh bất nhất chăng ?

Chẳng phải; chỗ không thượng đường chính là chỗ thượng đường; vì thượng đường tất chúng vấn đáp; đáp thì chẳng hết nghi; không đáp thì khiến chúng sanh tâm; nay chẳng thượng đường chính là thuyết vô vi pháp; nếu có kẻ lãnh hội thì liền thành tựu; với chỗ niêm hoa thị chúng khi xưa của Phật nơi pháp hội Linh Sơn chẳng khác !

Nếu ngay đây có kẻ lãnh hội, thì chẳng y bát cũng được ấn chứng ! Vì trước đã nói y bát là vật làm tin, tới nay ngưng truyền; nên về tới chúng, lại dùng tâm ân tâm chẳng đem y bát ra nữa vậy !

"Hoà Thượng có bệnh gì chăng? Tổ nói: Bệnh thì không có, nhưng y pháp đã về Nam rồi" Đại chúng nghi hoặc chẳng đoạn, nay lại duyên tướng mà hỏi về bệnh; nay Tổ tuy cơ mà nói chẳng bệnh; Lại nói "y pháp đã về Nam", là để hóa giải nghi ngờ nơi đại chúng, khi Ngài Thần Tú trình kệ chẳng thành; Huệ Năng viết kệ bị xóa; này chẳng có kệ; thì y pháp ai lãnh thọ ?

Cả chúng nghi ngờ, nên đáp chỗ chân thật: "đã về Nam".

Hỏi: Ai được truyền thụ? Đáp: Kẻ nào Năng thì được. , kẻ nào Năng thì được, đây chẳng phải nhất định là Huệ Năng; chỉ là lấy Huệ Năng ra thị chúng, nói rằng nếu sở thấy đồng như Huệ Năng thì các ngươi cũng được truyền trao y bát rồi vậy.

Đại chúng chẳng lãnh ý, liền tìm Huệ Năng để đoạt lấy y bát; do đây mới biết, chỗ tín vật và tín tâm, tuy là đồng làm tin, xong chẳng thể nhất thời thấy được ! Người mê mờ chỉ theo vật, kẻ sáng suốt liền lãnh tâm !


Huệ Năng bỏ y bát trên tảng đá nói rằng: Y bát là vật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao?
Quả là chẳng thể dùng sức đoạt được vậy; Pháp giới thậm thâm bất khả tư nghì, hộ pháp long thần tùy duyên thành tựu đại nguyện hộ trì Phật Pháp;


Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết. Ông vì pháp mà đến thì nên ngưng nghỉ các duyên; Nay ông nói vì pháp đến, thì tâm vì pháp ấy của ông nên ngưng nghỉ; sao lại ngưng nghỉ tâm này mà chẳng ngưng nghỉ tâm đoạt y bát ?

Vì tâm đoạt y đã ngưng nghỉ rồi khi thốt ra lời "vì pháp mà đến"; nay lại còn tâm cầu pháp; cái tâm này cũng phải ngưng nghỉ ! Nên nói ngưng nghỉ là ý này vậy !

"Chớ sanh một niệm", đã ngưng nghỉ rồi, thì ngay chỗ ngưng nghỉ "chẳng sanh niệm khác", liền thuyết rằng:

Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Huệ Minh ngay đó đại ngộ, lại hỏi rằng: Ngoài lời mật ý kể trên, còn có ý nào bí mật chăng?

Huệ Năng nói: Đã nói với ông thì chẳng phải mật rồi, nếu ông phản chiếu thì mật tại bên ông.

Minh nói: Huệ Minh dù ở Huỳnh Mai, thật chưa tỉnh ngộ diện mục của tự kỷ, nay được khai thị, như người uống nước, lạnh nóng tự biết.

Nay hành giả tức là Thầy của Huệ Minh vậy. Huệ Năng nói: Nếu ông như thế, thì ta với ông cùng thờ một Thầy Huỳnh Mai, hãy khéo tự hộ trì.

Huệ Minh lại hỏi: Huệ Minh về sau đi xứ nào? Đáp: Gặp Viên thì ngừng, gặp Mông thì ở.

Minh đảnh lễ giã từ.

Minh trở xuống chân núi, nói với đại chúng rằng: Chẳng thấy dấu vết nào hết, phải đi hướng khác mà tìm. Chúng đều tin. Về sau Huệ Minh đổi tên thành Đạo Minh để tránh sự trùng tên với Thầy.

Huệ Minh ngay đó Đại Ngộ đại ngộ cái gì ? cái mà "chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác" vậy !

Nên liền hỏi:

Ngoài lời mật ý kể trên, còn có ý nào bí mật chăng? vốn chẳng có lời, nên nói "mật ý", lại hỏi "còn ý nào bí mật chăng", là nay chỗ thấy này có đúng đăn chăng ?

Đã nói với ông thì chẳng phải mật rồi, chỗ ông thấy ta biết, chỗ ta thấy ông biết; cả hai rõ ràng đâu còn gọi là "mật" nữa.

Nếu ông phản chiếu thì mật tại bên ông, cái chỗ này chẳng phải như thế đã xong đâu, ông cần phải "phản chiếu" cho tới khi "mật tại bên ông", mới có thể nói là thành tựu vậy !

nay được khai thị, như người uống nước, lạnh nóng tự biết. nay đã tự biết, thật là rõ ràng !

Nếu ông như thế, thì ta với ông cùng thờ một Thầy Huỳnh Mai, hãy khéo tự hộ trì. vốn chẳng có trước sau, nay ông với ta đồng nhau chẳng khác !

Huệ Minh lại hỏi: Huệ Minh về sau đi xứ nào? Đáp: Gặp Viên thì ngừng, gặp Mông thì ở. "Gặp Hoài thì ngưng, gặp Hội thì ẩn".
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Huệ Năng đến Tào Khê, bị bọn ác tìm theo, nên phải lánh nạn trong đám thợ săn nơi Tứ Hội, trải qua mười lăm năm, thường vì thợ săn tùy nghi thuyết pháp.

Bọn họ bảo giữ lưới, mỗi khi thấy cầm thú lọt vào đều thả ra hết. Tới bữa ăn, gởi rau trong nồi thịt, có người hỏi thì trả lời: Chỉ ăn rau luộc bên cạnh thịt mà thôi.

Một ngày kia nghĩ rằng: Đã đến lúc phải hoằng Pháp, không nên ẩn hoài",

liền ra chùa Pháp Tánh Quảng Châu, gặp Ấn Tông Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn.

Có hai vị Tăng tranh luận về nghiã gió và lá phướn; kẻ nói gió động, người nói phướn động, tranh cãi không ngừng, Huệ Năng chen vào nói: Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà là tâm các ông động."

Cả chúng đều ngạc nhiên. Ấn Tông mời Năng ra ngồi trên Cao Toà, hỏi những nghĩa lý thâm sâu, thấy Huệ Năng lời gọn mà đúng lý, chẳng do văn tự.

"Thường vì thợ săn tùy nghi thuyết pháp", Kinh không biết một chữ, 8 tháng dã gạo chẳng ngừng, thì có pháp gì mà "thuyết", lấy hạnh thuyết, chẳng phải ngôn thuyết; Lại "tùy nghi thuyết", là đem chỗ "rong ruổi" khiến người trở về; đem chỗ "xao động", khiến người bình lặng...đây là gọi là tùy nghi thuyết.

Bọn họ bảo giữ lưới, mỗi khi thấy cầm thú lọt vào đều thả ra hết. thấy thú mắc lưới, như người kẹt tâm; thả thú như thả tâm; tâm thú đã thả thì liền "an lạc, hạnh phúc".

Tới bữa ăn, gởi rau trong nồi thịt, có người hỏi thì trả lời: Chỉ ăn rau luộc bên cạnh thịt mà thôi. thú đã thả, tâm thú đã buông, thì rau thịt lẫn lộn, ăn rau chẳng ăn thịt !

"Đã đến lúc phải hoằng Pháp, không nên ẩn hoài", tự tánh tự biết, chẳng cần hỏi người; gặp đúng nhân duyên, niệm "hoằng pháp" xuất hiện ! Tự biết đến thời rồi vậy !

Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà là tâm các ông động." Cả chúng đều ngạc nhiên. kinh ngạc chuyện gì ? lìa cảnh quy nhất tâm; đồng tâm lìa phân biệt; thì chẳng thấy động tĩnh nữa. Người nghe chẳng lãnh hội ! Chỉ thấy kinh ngạc vì lời lẽ khác lạ mà thôi !

hỏi những nghĩa lý thâm sâu, thấy Huệ Năng lời gọn mà đúng lý, chẳng do văn tự. đọc Kinh mà nương Tánh, thì tánh liễu biệt Kinh, liền tự thuyết nghĩa; chẳng do văn tự ngữ ngôn !
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Ấn Tông nói: Hành giả ắt chẳng phải người thường, lâu nay đã nghe Y Pháp Huỳnh Mai về Nam, có phải là hành giả chăng?

Huệ Năng nói: Không dám."

Ấn Tông liền đảnh lễ, xin thỉnh Y Bát ra cho đại chúng xem.

Ấn Tông hỏi rằng: Sự phó chúc của Huỳnh Mai truyền thọ như thế nào? Huệ Năng nói: Truyền thọ thì không, chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát.

Ấn Tông hỏi: Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát?

Đáp: Vì đó là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị.

Ấn Tông lại hỏi: Thế nào là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp?

Đáp: Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn, đã rõ Phật tánh là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp!

Như trong Kinh Niết Bàn nói: Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: Phạm tứ trọng cấm (bốn giới trọng nhất trong giới Tỳ kheo, giống như người thế gian phạm tội tử hình), làm tội ngũ nghịch và nhất xiển đề, phải bị đoạn dứt thiện căn Phật tánh không?

Phật nói: Thiện căn có hai, một là thường, hai là vô thường, Phật tánh phi thường phi vô thường, nên chẳng đoạn dứt, gọi là bất nhị. Một là thiện, hai là bất thiện, Phật tánh phi thiện, phi bất thiện, gọi là bất nhị.

Uẩn và Giới, phàm phu thấy cho là nhị, người trí liễu đạt thì biết tánh ấy bất nhị, tánh bất nhị tức là Phật tánh vậy.

Ấn Tông nghe xong hoan hỷ chắp tay rằng: Tôi giảng Kinh như gạch nát ngói bể, ông giảng nghiã cũng như vàng ròng. Do đó, vì Huệ Năng xuống tóc, nguyện thờ làm Thầy.

Hành giả chẳng phải người thường, y pháp đã về Nam, là hành giả chăng ? "Không dám", lấy không đáp có, đây là trung đạo; xưa nay đối cơ đều dùng pháp này ! Chứ chẳng phải là trả lời lịch sử, chẳng dám tự nhận, như tình thức thế gian !

Truyền thọ thì không, chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát. thấy được bản tánh thì "chẳng cần thiền định", ngay đó "giải thoát". Thoát khỏi cái gì ? ý niệm "cần phải thiền định mới được giải thoát"; lại nói "chỉ cần", nghĩa là lấy quả làm nhân, chẳng phải phế bỏ phương tiện "thiền định"

Sao lại nói lấy quả làm nhân ? Là chỗ phát tâm phải biết là nhân quả sẵn sàng, chớ nên vọng chấp kẹt nơi phương tiện; phương tiện chẳng phế, nhưng kẹt phương tiện thì chẳng tới nơi được; nay lấy quả làm nhân, để phế bỏ tâm chấp nhờ "dụng công" mới thành tựu được vậy !

Đây là nghĩa "qua sông thì bỏ bè", chẳng nên ôm bè mà đi chơi nữa !

Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát? Đáp: Vì đó là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị.

Chỗ ông hỏi là nhị pháp, vì kẹt nơi ngôn ngữ phân biệt; phật pháp thì lìa tướng văn tự; nay ông ngôn thuyết chấp danh chấp tướng thì đó là tướng thuyết, là nhị pháp, chẳng phải là Phật pháp nữa vậy, dù lời ông nói đều từ Kinh ra !

Sau đó lấy dụ trong Kinh để phá nghi tâm của người nghe !
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Huệ Năng bèn ở nơi gốc cây Bồ Đề khai giảng Pháp môn Đông Sơn (Ngũ Tổ): Huệ Năng đắc pháp nơi Đông Sơn, chịu nhiều cay đắng, gặp nhiều nguy hiểm, tánh mạng tựa như chỉ mành,

hôm nay được cùng các quan, các Tăng Ni đạo tục đồng tụ tại hội này, là do quá khứ nhiều kiếp cúng dường chư Phật, cùng gieo thiện căn mới được nghe cái nhơn đắc pháp và Pháp Đốn Giáo kể trên.

Giáo Pháp là do bậc Thánh xưa truyền lại, chẳng phải tự trí của Huệ Năng.

Người muốn nghe Giáo Pháp của bậc Thánh xưa, phải làm cho tâm thanh tịnh (trong sạch),

nghe rồi phải tự đoạn trừ nguồn gốc nghi ngờ giống như các bậc Thánh xưa chẳng có khác biệt.

Đại chúng nghe pháp xong hoan hỷ đảnh lễ lui ra.

chịu nhiều cay đắng, gặp nhiều nguy hiểm tâm đã giải thoát mà còn thấy "cay đắng", "nguy hiểm" sao ? Nếu chẳng biết "cay đắng", "nguy hiểm" thì chẳng gọi là giải thoát; Nay biết "cay đắng" mà chẳng bị "cay đắng" chuyển, biết "nguy hiểm" mà chẳng bị "nguy hiểm" chuyển; rõ ràng như thế nên gọi là giải thoát.

Nếu vậy thì người bình thường cũng biết đâu cần tu làm gì ? Biết thì biết, mà không làm chủ được; Bị cái biết chuyển, theo cái biết mà hành động ! Đây là trong mê có giác, lầm giác là chân, chẳng phải giải thoát.

Nay biết mà chẳng nương nơi biết, ở nơi tánh mà khởi dụng, thì đây gọi là tự tánh tự dụng; đây là tự tại, là chẳng bị cái biết chuyển, đây là giải thoát !

Giáo pháp của bậc Thánh xưa truyền lại, chẳng phải tự trí của Huệ Năng giáo pháp từ nơi tánh, chẳng phải trí hiểu biết của Huệ Năng; tánh này nơi Huệ Năng và bậc Thánh xưa đồng nhau chẳng khác; nay muốn hiển tánh thì phải nương ngôn giáo, đã nương ngôn giáo thì phải có trước sau, thứ lớp rõ ràng; nên nói "chẳng phải tự trí của Huệ Năng", là "của bậc Thánh xưa truyền lại".

Người muốn nghe Giáo Pháp của bậc Thánh xưa, phải làm cho tâm thanh tịnh nghe pháp chớ đuổi theo ngôn từ mà luận nghĩa, nghe pháp thì nương thanh mà về tâm, nương tướng mà về tánh; liền được "tâm thanh tịnh" đây gọi là nghe pháp chẳng bị pháp chuyển; đây là chân chánh nghe pháp.

nghe rồi phải tự đoạn trừ nguồn gốc nghi ngờ giống như các bậc Thánh xưa chẳng có khác biệt. đã chân chánh nghe pháp thì sẽ nhận ra ngay chỗ "giống như các bậc Thánh xưa chẳng có khác biệt", nhận rồi thì quý vị tất còn nhiều nghi ngờ, nghi này là vì "sống với nó chưa đủ lâu", nay biết rõ chỗ này, thì thường hành như vậy; lâu ngày tất sẽ đoạn dứt nghi căn, thành tựu chánh giác, chẳng khác Thánh xưa.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
(Sáng nay rảnh rồi, tiếp tục đọc Kinh)



"Như thế ! Như thế, Phật pháp do ngươi được thịnh hành", "như thế" là chỗ ấn chứng của Tổ cho Ngài Huệ Năng, rằng chỗ thấy chỗ hiểu đúng ý của Tổ; Lại nói rằng tương lai nhờ Huệ Năng mà "phật pháp được thịnh hành", tại sao chưa hoằng dương chánh pháp lại biết được tương lai sẽ thịnh hành ?

Đây là vì tâm thể dung thông, ba đời chư Phật chẳng lìa nơi đây, là chỗ tâm biết liền biết, vị lai quá khứ vừa hỏi liền rõ ràng, chỗ này là Đại Quang Minh Tạng, thập phương tam thế chư Phật đêu từ nơi Tạng này mà diễn xuất Kinh Pháp;

Trước Tổ đã tự vấn, nay lại tự thuyết; chỗ này với Kinh A Di Đà có sự tương đồng; vì tự hỏi: vị lai kẻ này có thể hoằng dương chánh pháp chăng ? phải, quả là có sự này, vị lai kẻ này sẽ làm cho chánh pháp được hưng thịnh ! Có hỏi liền đáp, tự tánh tự xuất pháp tạng bất khả tư nghì !

"Phật pháp phải tùy duyên", tùy duyên là thế nào ? là có vấn thì có đáp; đối cơ mà đáp; nên nói tùy duyên; Lại nữa, chỗ căn cơ thì chẳng đồng, nên chỗ phổ thuyết tất có sai biệt; sai biệt là "khéo" dụng phương tiện, là giả lập phương tiện; là cơ xảo phương tiện; nên nói "tùy duyên" mà "phật pháp mới được hưng thịnh".

"Ngũ Tổ trở về mấy ngày không thượng đường, đại chúng sanh nghi" Trước nói Huệ Năng nên đi sớm, kẻo có người ám hại; nay khi trở về lại chẳng thèm thượng đượng; đây chẳng phải là ngôn hạnh bất nhất chăng ?

Chẳng phải; chỗ không thượng đường chính là chỗ thượng đường; vì thượng đường tất chúng vấn đáp; đáp thì chẳng hết nghi; không đáp thì khiến chúng sanh tâm; nay chẳng thượng đường chính là thuyết vô vi pháp; nếu có kẻ lãnh hội thì liền thành tựu; với chỗ niêm hoa thị chúng khi xưa của Phật nơi pháp hội Linh Sơn chẳng khác !

Nếu ngay đây có kẻ lãnh hội, thì chẳng y bát cũng được ấn chứng ! Vì trước đã nói y bát là vật làm tin, tới nay ngưng truyền; nên về tới chúng, lại dùng tâm ân tâm chẳng đem y bát ra nữa vậy !

"Hoà Thượng có bệnh gì chăng? Tổ nói: Bệnh thì không có, nhưng y pháp đã về Nam rồi" Đại chúng nghi hoặc chẳng đoạn, nay lại duyên tướng mà hỏi về bệnh; nay Tổ tuy cơ mà nói chẳng bệnh; Lại nói "y pháp đã về Nam", là để hóa giải nghi ngờ nơi đại chúng, khi Ngài Thần Tú trình kệ chẳng thành; Huệ Năng viết kệ bị xóa; này chẳng có kệ; thì y pháp ai lãnh thọ ?

Cả chúng nghi ngờ, nên đáp chỗ chân thật: "đã về Nam".

Hỏi: Ai được truyền thụ? Đáp: Kẻ nào Năng thì được. , kẻ nào Năng thì được, đây chẳng phải nhất định là Huệ Năng; chỉ là lấy Huệ Năng ra thị chúng, nói rằng nếu sở thấy đồng như Huệ Năng thì các ngươi cũng được truyền trao y bát rồi vậy.

Đại chúng chẳng lãnh ý, liền tìm Huệ Năng để đoạt lấy y bát; do đây mới biết, chỗ tín vật và tín tâm, tuy là đồng làm tin, xong chẳng thể nhất thời thấy được ! Người mê mờ chỉ theo vật, kẻ sáng suốt liền lãnh tâm !


Huệ Năng bỏ y bát trên tảng đá nói rằng: Y bát là vật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao?
Quả là chẳng thể dùng sức đoạt được vậy; Pháp giới thậm thâm bất khả tư nghì, hộ pháp long thần tùy duyên thành tựu đại nguyện hộ trì Phật Pháp;


Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết. Ông vì pháp mà đến thì nên ngưng nghỉ các duyên; Nay ông nói vì pháp đến, thì tâm vì pháp ấy của ông nên ngưng nghỉ; sao lại ngưng nghỉ tâm này mà chẳng ngưng nghỉ tâm đoạt y bát ?

Vì tâm đoạt y đã ngưng nghỉ rồi khi thốt ra lời "vì pháp mà đến"; nay lại còn tâm cầu pháp; cái tâm này cũng phải ngưng nghỉ ! Nên nói ngưng nghỉ là ý này vậy !

"Chớ sanh một niệm", đã ngưng nghỉ rồi, thì ngay chỗ ngưng nghỉ "chẳng sanh niệm khác", liền thuyết rằng:

Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?

Đoạn văn mô tả công án "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của thượng tọa Minh" tìm không thấy có trong bản Đàn Kinh tìm được ở Đôn hoàng động, có lẽ được đời sau thêm vào(?).
Niệm bao giờ cũng có hai, do phan duyên với cảnh, cảnh gọi là có do biết cái gọi là không, cảnh gọi là không do biết cái gọi là có, giống như hai mặt của một đồng tiền trong một đơn vị thời gian ta thấy sấp do cái biết đằng sau là ngửa, hoặc ngửa do biết cái đằng sau là sấp qua kinh nghiệm nên mới gọi là niệm có hai tức nhị nguyên cũng là đơn vị căn bản cấu thành nhận thức (hiện lượng-tỷ lượng);
Khi dứt niệm có hai (bổn lai không) thì sẽ thấy cái "diện mục như nó là". Nhưng công phu như thế nào để "không nghĩ thiện không nghĩ ác" lại không đề cập tức không có nghĩa CÚ (TÊN, CÚ, VĂN) và khi không có CÚ thì gọi là CÔNG ÁN.

Hề hề, Trừng Hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Hành giả chẳng phải người thường, y pháp đã về Nam, là hành giả chăng ? "Không dám", lấy không đáp có, đây là trung đạo; xưa nay đối cơ đều dùng pháp này ! Chứ chẳng phải là trả lời lịch sử, chẳng dám tự nhận, như tình thức thế gian !

Truyền thọ thì không, chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát. thấy được bản tánh thì "chẳng cần thiền định", ngay đó "giải thoát". Thoát khỏi cái gì ? ý niệm "cần phải thiền định mới được giải thoát"; lại nói "chỉ cần", nghĩa là lấy quả làm nhân, chẳng phải phế bỏ phương tiện "thiền định"

Sao lại nói lấy quả làm nhân ? Là chỗ phát tâm phải biết là nhân quả sẵn sàng, chớ nên vọng chấp kẹt nơi phương tiện; phương tiện chẳng phế, nhưng kẹt phương tiện thì chẳng tới nơi được; nay lấy quả làm nhân, để phế bỏ tâm chấp nhờ "dụng công" mới thành tựu được vậy !

Đây là nghĩa "qua sông thì bỏ bè", chẳng nên ôm bè mà đi chơi nữa !

Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát? Đáp: Vì đó là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị.

Chỗ ông hỏi là nhị pháp, vì kẹt nơi ngôn ngữ phân biệt; phật pháp thì lìa tướng văn tự; nay ông ngôn thuyết chấp danh chấp tướng thì đó là tướng thuyết, là nhị pháp, chẳng phải là Phật pháp nữa vậy, dù lời ông nói đều từ Kinh ra !


Sau đó lấy dụ trong Kinh để phá nghi tâm của người nghe !

Kính thầy Viên Quang,
Người điên xin nói lời điên. Xin thầy VQ cùng đại chúng có thể xem xét đạo hữu bò cạp làm mod chuyên mục Thiền Tông không? Xin thầy và đại chúng cho ý kiến ạ. A di đà Phật!
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Kính thầy Viên Quang,
Người điên xin nói lời điên. Xin thầy VQ cùng đại chúng có thể xem xét đạo hữu bò cạp làm mod chuyên mục Thiền Tông không? Xin thầy và đại chúng cho ý kiến ạ. A di đà Phật!

tôi là khách qua đường, thấy chủ thớt muốn dùng Kinh này hoằng pháp thì nói vài chỗ thấy cạn cợt góp vốn cho chủ thớt thôi. xong việc liền đi.

đa tạ thành ý, tôi vốn không thích rằng buộc.

không cần hồi đáp nữa, để cho bài viết được liền mạch.

đa tạ.

trừng hải cứ tiếp tục minh định giúp tôi. cảm ơn thiện tình.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Đoạn văn mô tả công án "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của thượng tọa Minh" tìm không thấy có trong bản Đàn Kinh tìm được ở Đôn hoàng động, có lẽ được đời sau thêm vào(?).
Niệm bao giờ cũng có hai, do phan duyên với cảnh, cảnh gọi là có do biết cái gọi là không, cảnh gọi là không do biết cái gọi là có, giống như hai mặt của một đồng tiền trong một đơn vị thời gian ta thấy sấp do cái biết đằng sau là ngửa, hoặc ngửa do biết cái đằng sau là sấp qua kinh nghiệm nên mới gọi là niệm có hai tức nhị nguyên cũng là đơn vị căn bản cấu thành nhận thức (hiện lượng-tỷ lượng);
Khi dứt niệm có hai (bổn lai không) thì sẽ thấy cái "diện mục như nó là". Nhưng công phu như thế nào để "không nghĩ thiện không nghĩ ác" lại không đề cập tức không có nghĩa CÚ (TÊN, CÚ, VĂN) và khi không có CÚ thì gọi là CÔNG ÁN.

Hề hề, Trừng Hải


Ủa con chỉ biết cái bản đời sau? cái câu "Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?" là cái chổ con ôm nghi tình mấy năm, tham câu này chẵng khác tham thoại đầu, tham lâu cũng được ngộ đó sư phụ, theo con thấy bộ kinh này có mỗi câu này là quan trọng. nếu không thấu câu này đọc cả kinh cũng chỉ là thêm kiến thức chứ chẵng có ích gì với việc tỏ ngộ cả.

Tự tâm vốn không nghĩ thiện, không nghĩ ác rồi, tức thì liền nhận là được, giống như nói thấy hay không thấy là do cảnh, có, không chứ không phải do không có mắt, tức thì biết mắt nó chẵng mất thì gọi là ngộ.

Giờ con chỉ niệm mỗi 1 niệm " Vào tất cả các cảnh giới sai biệt cũng không thể bị sai biệt" làm công phu, cũng có chút tự tại hì hì... :khicon08:
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
tôi là khách qua đường, thấy chủ thớt muốn dùng Kinh này hoằng pháp thì nói vài chỗ thấy cạn cợt góp vốn cho chủ thớt thôi. xong việc liền đi.

đa tạ thành ý, tôi vốn không thích rằng buộc.

không cần hồi đáp nữa, để cho bài viết được liền mạch.

đa tạ.

A di đà Phật!
Tùy duyên đạo hữu, thiên trí thức khó tìm cầu, người có thực tu như quý đạo hữu lại càng hiếm gặp, nếu diễn đàn đủ duyên phước lớn luôn cầu đạo hữu thường xuyên vào chia sẻ Phật pháp. A di đà Phật!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
tôi là khách qua đường, thấy chủ thớt muốn dùng Kinh này hoằng pháp thì nói vài chỗ thấy cạn cợt góp vốn cho chủ thớt thôi. xong việc liền đi.

đa tạ thành ý, tôi vốn không thích rằng buộc.

không cần hồi đáp nữa, để cho bài viết được liền mạch.

đa tạ.

trừng hải cứ tiếp tục minh định giúp tôi. cảm ơn thiện tình.


Lão ca ma ma ngươi giả thần, giả quỷ há qua được mắt người thế gian? ta thấy lão ca ngươi có Tâm truyền đạo, hi vọng thầy VQ sẽ giúp công việc hoằng pháp của lão ca ngưoi được thuận lợi hì hì...

Kính!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Đúng thế đại ca, nay đại ca giảng nghĩa kinh, ta lại giảng lại lời của đại ca cho nó thêm tí mắm muối hì hì...

- Thế nào là lấy chổ hành làm chổ thuyết? chẵng lấy chổ ngôn làm chổ thuyết?

Phàm lời nói ra theo nghĩa hiện gọi là hiểu nghĩa, hiểu xong liền tiêu, lời nói đã tịch mà chổ nghĩa hiện còn dây dưa đeo bám chẵng bỏ vì còn có chổ cho rằng chưa hiểu hì hì...

Bởi học nhân thường dây dưa nên chư Tổ chỉ dùng lời phá chấp, dùng xong liền thôi nên gọi tự tại, điển hình như ngài Đức Sơn mắng Phật, mạ Tổ không tiếc lời chỉ là phá chấp cho người học, chứ cái chổ hành làm chổ thuyết của ngài ấy rỏ như ban ngày đó là : Không hoàn tục, không phá giới, không si mê, không điên đảo, đánh người cần đánh, chửi người cần chửi, độ người vô số chứ không phải gặp ai cũng cho ăn gậy! phàm người cầu đạo cứ bước vào cửa liền ăn gậy bởi vì có cái tâm ma mà không biết, nếu không có tâm muốn trình sở đắc, cầu hiểu đạo thì chư Tổ khỏi phải lao nhọc hì hì...

Nói thế không có nghĩa là không cầu gì cả là phải, trước phải cầu liễu ngộ, liễu ngộ được thì tâm cầu liền dứt, giống như tìm được vật bị mất thì cái tâm năng kiếm tự tiêu!

Người điên này lại chúc mừng ngươi. Ngươi lại tiến bộ thêm 1 bậc nữa. A di đà Phật!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
A di đà Phật!
Tùy duyên đạo hữu, thiên trí thức khó tìm cầu, người có thực tu như quý đạo hữu lại càng hiếm gặp, nếu diễn đàn đủ duyên phước lớn luôn cầu đạo hữu thường xuyên vào chia sẻ Phật pháp. A di đà Phật!

Lão huynh ngươi thật là mặt dày! cũng biết giả vờ lắm hê hê... :eek:nion66:
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
haaaaaaaaaaa, Ngươi điên với nick Bo cạp là thật vậy không sai khác, đối với nick bốn tuần cũng thật vậy không sai khác, tùy duyên mà tự tại, không khởi niệm sanh diệt, thiện ác.
A di đà Phật!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Ủa con chỉ biết cái bản đời sau? cái câu "Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?" là cái chổ con ôm nghi tình mấy năm, tham câu này chẵng khác tham thoại đầu, tham lâu cũng được ngộ đó sư phụ, theo con thấy bộ kinh này có mỗi câu này là quan trọng. nếu không thấu câu này đọc cả kinh cũng chỉ là thêm kiến thức chứ chẵng có ích gì với việc tỏ ngộ cả.

Tự tâm vốn không nghĩ thiện, không nghĩ ác rồi, tức thì liền nhận là được, giống như nói thấy hay không thấy là do cảnh, có, không chứ không phải do không có mắt, tức thì biết mắt nó chẵng mất thì gọi là ngộ.

Giờ con chỉ niệm mỗi 1 niệm " Vào tất cả các cảnh giới sai biệt cũng không thể bị sai biệt" làm công phu, cũng có chút tự tại hì hì... :khicon08:

Tham lại hai câu

Vô tình diệc vô chủng
Vô tánh diệc vô sanh


Mến, Trừng Hải

 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Bát Nhã

Qua ngày sau, Vi Sử Quân lại xin giảng nữa, Sư thăng toà bảo đại chúng rằng: Cần phải tĩnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Lại nói: Thiện tri thức, trí bồ đề Bát Nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh.

Phải biết Phật tánh của kẻ ngu người trí vốn chẳng sai biệt, chỉ vì mê ngộ chẳng đồng, nên mới có kẻ ngu người trí.

Nay ta thuyết Pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, khiến cho mọi người đều được trí huệ, hãy chú tâm nghe:

Thiện tri thức, người đời suốt ngày miệng niệm BÁT NHÃ, chẳng nhận được TỰ TÁNH BÁT NHÃ, cũng như nói ăn mà chẳng no, miệng chỉ thuyết KHÔNG, muôn kiếp chẳng được KIẾN TÁNH, rốt cuộc vô ích.

Cần phải tịnh tâm, niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật "cần phải tịnh tâm", sao phải tịnh tâm ? Vì Ma ha Bát Nhã lưu xuất từ tự tánh vô phân biệt, nếu tâm niệm lăng xăng thì ngay nơi lăng xăng cần phải nhiếp niệm trở về tự tánh; nhiếp niệm chính là "tinh tâm". Nhiếp niệm là thế nào ? là ngay nơi niệm mà trở về, chẳng theo niệm nữa, chứ chẳng phải đè nén tâm tư chẳng cho niệm khởi; nếu đè nén tâm tư chẳng cho niệm khởi, thì dừng tất cả niệm vẫn còn niệm đè nén này vậy;

Ngay chỗ niệm niệm, thì trở về nơi năng niệm, cũng là tự tánh vô niệm; đấy gọi là tịnh tâm, khi ấy niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật tự tại lưu xuất, tùy duyên phát khởi !

trí bồ đề Bát Nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh. vốn sẵn có trí bồ đề, vì trí này tùy duyên khởi dụng, chỉ cần nương tánh liền phát sanh trí này; tánh này nơi Phật không tăng, nơi chúng sanh không giảm; nên nói là "vốn tự có".

"chỉ vì tâm mê", mê cái gì ? mê lầm theo niệm niệm sanh diệt nương cảnh, nên chẳng nhân ra nguồn gốc của niệm này; nguồn này chẳng mê chẳng ngộ, biết rằng chẳng theo niệm duyên cảnh thì chỗ mê liền ngộ; chỗ ngộ cũng chẳng còn; từ đây lưu xuất "trí bồ đề Bát nhã".

"phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt", khai thị chuyện gì ? này quý vị, quý vị đọc lời này phải chăng theo danh theo tự mà hiện tướng hiện nghĩa; đấy là mê lầm vậy; Quý vị nếu ngưng nghỉ sự này, liền thấy nơi tự tánh vô phân biệt, đây là chỗ "dẫn dắt, khai thị".

Thiện tri thức, người đời suốt ngày miệng niệm BÁT NHÃ, chẳng nhận được TỰ TÁNH BÁT NHÃ suốt ngày niệm niệm sanh diệt,theo niệm xoay chuyển, tạo tác đủ thứ, mà chẳng nhận được tự tánh.

như nói ăn mà chẳng no, miệng chỉ thuyết KHÔNG, muôn kiếp chẳng được KIẾN TÁNH, rốt cuộc vô ích. biết được mê lầm, theo niệm duyên cảnh, mà chẳng hành cái pháp "nhiếp tâm", thì cũng như "nói ăn mà chẳng no, miệng chỉ thuyết không", muốn kiếp chẳng thấy được chỗ "không" ấy !

Có ngộ có nhập, ngộ rồi thì phải siêng hành pháp này thì mới thể nhập được bản tâm; khi ấy diệu dụng vô cùng chẳng lìa tự tánh; chẳng phải nay nhiếp mai buông, lúc tăng lúc giảm, lúc mê lúc tỉnh; chỗ nhập này chính là "công phu", nhưng nếu nhập rồi thì "chỗ nhập cũng không", nếu còn sự nhập thì sự nhập đó là do chấp tâm dụng "công phu" mới nhập được. Có nhập có lìa, thì là trí sanh diệt, chưa phải trí bát nhã; ngay đây ngăn trệ diệu trí tự tại, chỗ này cần phải chú ý.

(hôm nay đọc tới đây, tạm ngưng)
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Chà chà, hình như tám chữ "chẳng lấy chẳng bỏ" nguyên là "bất thủ bất xã", là như nhiên tánh có sanh thì ắt có diệt, không sanh thì không diệt vậy thuộc nhân quả tương quan không ích lợi cho việc tỏ ngộ vì có nói ra thì cũng chỉ là của...Trừng Hải mà thôi, hề hề.

Phật Pháp trường tồn,
Có gì phải vội
Hít thở vài hơi
Trầm tư nghĩ nhớ.
Rồi thốt thành lời
Tử ngữ là KINH.

Hề hề, già rồi già rồi, chớ vội chớ vội.

Mến, Trừng Hải

Vâng bác nói cũng đúng.cháu thì lại thấy nó ích lợi cho việc tỏ ngộ,với cháu chẳng lấy chẳng bỏ tức là '' Giác''.nói chung đạo là phải linh động ,ứng dụng vô ngại
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên