Bình Đẳng Giác

Kinh pháp bảo đàn '' ngộ giải ''

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Pháp Bảo Đàn Kinh nghĩa chữ là Kinh Phật (Pháp Bảo) Được Nói (Huệ Năng) trên Đàn Tràng (bục để giảng sư đứng trong giảng kinh trường làm từ gỗ đàn hương quý) tuy không phải là chánh kinh được kết tập nhưng lời NHƯ THỊ NGÃ VĂN nên Phật tử trung hoa tôn kính mà gọi là KINH.

Năm xưa khi Pháp Bảo Đàn vừa mới được truyền sang xứ Phù tang thì đã bị Thiên thai tôn "buộc tội" không phải là KINH rồi "hỏa thiêu" thị chúng thành lửa hận thù tranh chấp tang thương điền hải dài mười mấy năm trời giữa tông này phái nọ, than ôi...

Trừng Hải đã mất 3 năm ròng với hơn 3.000 lượt đọc mới tạm gọi là am tường nghĩa chữ (tử ngữ) được ghi trong Pháp Bảo Đàn (mà dân gian thường truyền miệng rằng ngài Huệ Năng mù chữ!!!???) mới thấy đâu là chỗ diệu lý mà tán thán "Lời Đức Phật Dạy thật là bất khả tư nghì" bởi ai ai khi đã đọc xong Pháp Bảo Đàn Kinh cũng đều thấy chỗ tỏ ngộ thật là Vị Tằng Hữu Sự phi thường phi phi thường vậy.

Pháp Bảo là ngọc mani bảo tuyệt bích vô tỳ chỗ sáng rõ thì sáng rõ đến tận cùng mạt vị li ti, chỗ biến hóa thì biến hóa vô chung thiên thượng hạ địa không gì là không thể. Vì vậy, dù trong tông môn gọi là lấy tâm truyền tâm nhưng tâm kia vô ngại bởi nghi tâm đã không còn nên hằng hiện hữu hơn ngàn năm trước tại đàn tràng mà ngàn năm sau tại nơi này vẫn vậy.

Còn chỗ TỎ NGỘ chuyển Pháp Bảo Đàn thành KINH của đạo hữu Bình Đẳng Giác là gì vậy?

Mến, Trừng Hải

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tapchoi82

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Hà hà...

Bí kíp tu học của tapchoi82 không có gì ngoài 2 bộ "Pháp Bảo Đàn Kinh" và "Tâm Bất Sinh" của Thiền Sư BANKEI (Nhật), 2 bộ này nó bổ trợ cho nhau, chẵng thiếu, chẵng dư, ngày nào cũng lôi ra đọc, cảm thấy thật là sướng khoái hì hì... :icon_mrgreen:
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Không có, thật sự là VNBN không biết bạn lập chủ đề này để làm gì. Sao chưa thấy chưa sẽ gì cả về pháp bảo đàn kinh.

Nhân duyên VNBN bắt đầu bước vào Phật Pháp cũng là ở cuốn pháp bảo đàn kinh này, lúc đó VNBN là sinh viên khi đến nhà trọ của một người bạn để chơi thì tình cờ đọc cuốn pháp bảo đàn kinh. Từ đó, tìm hiểu và dấn thân vào Phật Pháp.

Pháp bảo đàn kinh dễ đọc dễ hiểu nhưng để hành trì thì một câu chánh yếu trong đó suốt đời hành trì cũng không hết.

chưa kịp chia sẻ mà cậu,hay nói đúng hơn là những lời chia sẻ của bạn rickpham,vô tâm,bốn tuần thật chẳng gia làm sao cả.kinh pháp bảo đàn cũng chỉ là phương tiện để hành giả y pháp tu hành cho đến đốn ngộ mà thôi,cái mình hỏi chính là sự hiểu biết về cái phương tiện đó.chứ không có hỏi đến cái chỗ kiến tánh nó ra làm sao '' cái chỗ đó chắc phải dùng tâm và tình mới cảm thụ được ''.nhưng chỉ nhận được những câu như nếu tâm đồng như hư không mới hiểu được,hay 9/10 người kiến tánh mới hiểu được,vào chia sẻ là đáng quý rồi nhưng đáng nhẽ họ nên có lòng thêm 1 chút.đạo không nằm trên chữ mà nằm ở cái chỗ tâm hành.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
chưa kịp chia sẻ mà cậu,hay nói đúng hơn là những lời chia sẻ của bạn rickpham,vô tâm,bốn tuần thật chẳng gia làm sao cả.kinh pháp bảo đàn cũng chỉ là phương tiện để hành giả y pháp tu hành cho đến đốn ngộ mà thôi,cái mình hỏi chính là sự hiểu biết về cái phương tiện đó.chứ không có hỏi đến cái chỗ kiến tánh nó ra làm sao '' cái chỗ đó chắc phải dùng tâm và tình mới cảm thụ được ''.nhưng chỉ nhận được những câu như nếu tâm đồng như hư không mới hiểu được,hay 9/10 người kiến tánh mới hiểu được,vào chia sẻ là đáng quý rồi nhưng đáng nhẽ họ nên có lòng thêm 1 chút.đạo không nằm trên chữ mà nằm ở cái chỗ tâm hành.

Kính Bình Đẳng Giác,
Người điên chưa kiến tánh nên chưa dám vào chia sẻ trong topic này. Người điên chia sẻ rằng bạn cứ tu như vậy dần dần bạn sẽ thâm nhập vào tri kiến Phật. Cài mình tu sửa là trong kinh pháp bảo đàn là hang ngày cố gắng tu sửa phản quan tự kỷ làm theo lời dạy của 2 bài VÔ TƯỚNG TỤNG. A di đà Phật!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Pháp Bảo Đàn Kinh nghĩa chữ là Kinh Phật (Pháp Bảo) Được Nói (Huệ Năng) trên Đàn Tràng (bục để giảng sư đứng trong giảng kinh trường làm từ gỗ đàn hương quý) tuy không phải là chánh kinh được kết tập nhưng lời NHƯ THỊ NGÃ VĂN nên Phật tử trung hoa tôn kính mà gọi là KINH.

Năm xưa khi Pháp Bảo Đàn vừa mới được truyền sang xứ Phù tang thì đã bị Thiên thai tôn "buộc tội" không phải là KINH rồi "hỏa thiêu" thị chúng thành lửa hận thù tranh chấp tang thương điền hải dài mười mấy năm trời giữa tông này phái nọ, than ôi...

Trừng Hải đã mất 3 năm ròng với hơn 3.000 lượt đọc mới tạm gọi là am tường nghĩa chữ (tử ngữ) được ghi trong Pháp Bảo Đàn (mà dân gian thường truyền miệng rằng ngài Huệ Năng mù chữ!!!???) mới thấy đâu là chỗ diệu lý mà tán thán "Lời Đức Phật Dạy thật là bất khả tư nghì" bởi ai ai khi đã đọc xong Pháp Bảo Đàn Kinh cũng đều thấy chỗ tỏ ngộ thật là Vị Tằng Hữu Sự phi thường phi phi thường vậy.

Pháp Bảo là ngọc mani bảo tuyệt bích vô tỳ chỗ sáng rõ thì sáng rõ đến tận cùng mạt vị li ti, chỗ biến hóa thì biến hóa vô chung thiên thượng hạ địa không gì là không thể. Vì vậy, dù trong tông môn gọi là lấy tâm truyền tâm nhưng tâm kia vô ngại bởi nghi tâm đã không còn nên hằng hiện hữu hơn ngàn năm trước tại đàn tràng mà ngàn năm sau tại nơi này vẫn vậy.

Còn chỗ TỎ NGỘ chuyển Pháp Bảo Đàn thành KINH của đạo hữu Bình Đẳng Giác là gì vậy?

Mến, Trừng Hải


ấy hôm nay bác viết hay thế đúng là cháu vì những lời như thị ngã văn đó mà sanh lòng tôn kính. hì chỗ tỏ ngộ của cháu cũng chỉ là hiểu chút lời chết được ghi trong kinh pháp bảo đàn thôi thật xấu hổ không giám nhắc tới hì hì.bác có thể chia sẻ thêm chỗ tỏ ngộ của bác được không ạ?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
ấy hôm nay bác viết hay thế đúng là cháu vì những lời như thị ngã văn đó mà sanh lòng tôn kính. hì chỗ tỏ ngộ của cháu cũng chỉ là hiểu chút lời chết được ghi trong kinh pháp bảo đàn thôi thật xấu hổ không giám nhắc tới hì hì.bác có thể chia sẻ thêm chỗ tỏ ngộ của bác được không ạ?

Đạo hữu lý thú câu kinh văn nào nhất ngang mức "đắc chí" trong Pháp Bảo Đàn. Hãy "gỏ cửa" chớ đừng đứng ở ngoài mà "gọi cửa", hề hề

Mến, Trừng Hải
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Đạo hữu lý thú câu kinh văn nào nhất ngang mức "đắc chí" trong Pháp Bảo Đàn. Hãy "gỏ cửa" chớ đừng đứng ở ngoài mà "gọi cửa", hề hề

Mến, Trừng Hải

cháu lý thú nhất câu ''chẳng lấy chẳng bỏ ạ ''
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
cháu lý thú nhất câu ''chẳng lấy chẳng bỏ ạ ''

Chà chà, hình như tám chữ "chẳng lấy chẳng bỏ" nguyên là "bất thủ bất xã", là như nhiên tánh có sanh thì ắt có diệt, không sanh thì không diệt vậy thuộc nhân quả tương quan không ích lợi cho việc tỏ ngộ vì có nói ra thì cũng chỉ là của...Trừng Hải mà thôi, hề hề.

Phật Pháp trường tồn,
Có gì phải vội
Hít thở vài hơi
Trầm tư nghĩ nhớ.
Rồi thốt thành lời
Tử ngữ là KINH.

Hề hề, già rồi già rồi, chớ vội chớ vội.

Mến, Trừng Hải
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
6/8/16
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Tựa

Bọ tôi từng nghe băng đĩa giảng của sư Duy Lực, cũng đã từng đọc Kinh Pháp Bảo Đàn do Ngài dịch, nay đem chỗ hiểu chỗ biết ra chia sẽ, coi như là ủng hộ chủ thớt, có lòng muốn hoằng dương pháp môn giống Ngài Duy Lực vậy !

Đồng tâm đồng trí, tất có linh ứng !

Khi Sư đến chùa Bảo Lâm, có châu trưởng Thiều Châu tên là Vi Cứ và các quan chức vào núi thỉnh Sư ra chùa Ðại Phạn ở trong thành vì tứ chúng khai duyên thuyết pháp. Sư thăng toà, Vi Thứ Sử (châu trưởng) và các quan chức hơn ba chục người, học sĩ nhà nho hơn ba mươi người, Tăng Ni cư sĩ hơn ngàn người, đồng thời đảnh lễ xin nghe Pháp Yếu.

Sư nói: Thiện tri thức, tự tánh của Bồ Ðề vốn thanh tịnh, chỉ dụng tâm này trực liễu thành Phật.

Trước nói "tự tánh của Bồ Đề", sau nói "chỉ dụng tâm này", nên biết tâm này là tâm của người thuyết, cũng là tâm của người nghe giảng thuyết. Tâm này chính là "tự tánh bồ đề", "tự tánh bồ đề" cũng chính là tâm này.

Từ tâm này sinh khởi niệm, rồi phát khởi lời nói thành tiếng thuyết.

Tâm này "vốn thanh tịnh", mà đối cảnh niệm niệm sinh khởi. Cảnh có trong có ngoài, ngoại cảnh đối với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Nội cảnh đối với ý thức (tự biết, tự hiểu).

Nói "Trực liễu" nghĩa là ngay nơi niệm liền nhận ra tâm, ngay nơi tâm liền thấy rõ niệm, niệm sinh niệm diệt chẳng nhiễu loạn tâm, niệm diệt niệm sinh chẳng lìa tâm này. Tâm cứ sinh niệm mà tâm hằng thanh tịnh.

Dùng tâm thanh tịnh này tu hành thì nhất định thành Phật.
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
6/8/16
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Tựa

Huệ Năng sắp xếp cho mẹ xong, liền từ giã lên đường. Trải qua hơn ba mươi ngày đường, đến huyện Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ.

Tổ hỏi: Ông là người phương nào, muốn cầu việc gì?

Huệ Năng nói: Ðệ tử là dân Tân Châu Lãnh Nam, từ xa đến lễ bái, chỉ cầu làm Phật, chẳng cầu việc gì khác.

Tổ nói: Ông là người Lãnh Nam, cũng là người kém văn hoá, làm sao có thể làm Phật được?

Huệ Năng nói: Người có Nam Bắc, Phật tánh vốn chẳng có Nam Bắc, thân hèn hạ này với thân Hoà Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai biệt!

Ý Ngũ Tổ còn muốn nói thêm, nhưng thấy đồ chúng đứng xung quanh, nên bảo theo chúng làm việc.

Huệ Năng bạch Hoà Thượng: Tự tâm của đệ tử thường sanh trí huệ chẳng lià tự tánh, tức là phước điền, chưa rõ Hoà Thượng bảo làm việc gì?

Tổ nói: Tên kém văn hoá này căn khí lanh lợi, ngươi đừng nói nữa, hãy ra nhà sau đi!

- "Ông là người kém văn hóa, làm sao có thể làm Phật được ?"

Trước Ngài Huệ Năng nói rõ ý định vì sao tới đây, ý muốn làm Phật ( Phật có tướng như là Phật Thích Ca, có 32 tướng đẹp, tam minh, ngũ nhãn, lục thông đầy đủ; và Phật tâm).

Ngay đó Tổ hỏi câu này, ý muốn biết Ngài Huệ Năng muốn cầu Phật tướng, hay cầu Phật tâm !

- Ngài Huệ Năng đáp "Thân có nam bắc, xấu đẹp; Phật tánh chẳng có nam bắc".

Đây là cho thấy ý nguyện muốn cầu tâm Phật ! Và cũng nói rõ chỗ thấy của mình, là thấy rõ tâm mình và tâm người, nếu lìa suy nghĩ phân biệt ra thì chẳng khác nhau.

- Ngay đó Tổ biết người này "căn khí hơn người" bèn bảo đi "làm việc khác" vì lo chúng "sanh tâm". Khi ấy Ngài Huệ Năng hiểu lầm ý Tổ, lại nghĩ rằng Tổ kiểm tra thêm xem chỗ thấy của mình bèn nói:

"Tự tâm của đệ tử thường sanh trí huệ chẳng lìa tự tánh", nếu đã đầy đủ hết rồi như thế, thì những việc làm của thế gian, "đâu cần phải làm gì nữa" !

- Tổ khen ngợi, rồi kêu xuống nhà dưới làm việc cùng chúng đi !
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
6/8/16
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Huệ Năng lui đến nhà sau, có một cư sĩ sai Huệ Năng bửa củi giã gạo, trải qua hơn tám tháng.

Một ngày kia Tổ thình lình đến gặp Huệ Năng nói:Ta nghĩ cái thấy của ngươi dùng được, vì sợ có kẻ ác hại ngươi, nên chẳng nói chuyện với ngươi, ngươi có biết chăng?

Huệ Năng nói: Ðệ tử cũng biết ý của Thầy, nên chẳng dám đi đến nhà trước.

Một ngày kia, Ngũ Tổ triệu tập môn đồ bảo rằng: Sanh tử là việc lớn, các ngươi suốt ngày chỉ cầu phước điền, chẳng cầu lià khỏi biển khổ sanh tử, tự tánh nếu mê, phước làm sao có thể cứu được?

Các ngươi mỗi người hãy tự xem trí huệ, dùng bổn tâm Bát Nhã của tự tánh, mỗi người làm một bài kệ trình cho ta xem, nếu ngộ được đại ý, thì ta sẽ trao truyền y bát cho làm Tổ thứ sáu;

hãy mau lên chẳng được chậm trễ, hễ lọt vào suy lường thì chẳng dùng được.

Người kiến tánh vừa nghe phải liền thấy, nếu được như vậy thì khi ra trận giữa đao kiếm cũng phải thấy được.

"Tự tánh nếu mê, phước làm sao cứu".

Nói "tự tánh" tức là nói "tâm của người nghe", tâm và tánh là 1 hay là khác ? như đèn với ánh sáng, thì tâm là đèn, còn ánh sáng là tánh.

Nói "nếu mê tự tánh", tức là nếu nơi niệm niệm sinh diệt trong tâm, mà ông không nhận ra "tự tánh" chẳng sinh chẳng diệt này, thì dù làm bao nhiều điều lành thiện tạo "phước", thì cũng chỉ là theo niệm thiện, hành việc thiện, tương lai thọ quả báo vào cảnh giới thiện.

Muốn tự tại đi sanh về cõi khác cũng chẳng được. Nên mới nói "chẳng thể cứu" là vậy .

"Làm kệ nếu ngộ được đại ý", tức là cái ý trên. "Thì ta trao truyền y bát". Nếu kệ làm ra, mà nói về tánh này thì trao y bát, nếu kệ làm ra nói về niệm sinh niệm diệt kia, thì chẳng trao truyền y bát.

Lại nói "hễ lọt vào suy lường thì chẳng dùng được", là nếu suy nghĩ mà làm kệ, thì kệ này chẳng phải trí Bát Nhã, nếu chẳng nghĩ nghe hỏi liền nói kệ thì kệ này là từ trí bát nhã !

tam thế đã, đây là tôi vừa đọc kinh vừa viết ra, chẳng có chuẩn bị !

Nếu có bậc chân tu nơi đây, xin nói rõ chỗ kiến giải là đúng sai phải trái thế nào, xin đa tạ.
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
6/8/16
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Khi Thần Tú làm kệ xong, mấy lần muốn vào trình, nhưng khi đến trước Pháp đường thì trong tâm bấn loạn, mồ hôi ướt đẵm mình.

Như vậy trải qua bốn ngày, mười ba lần muốn vào trình vẫn chưa trình được, sau cùng Thần Tú suy nghĩ: Chi bằng ghi trên vách tường hành lang để Hoà Thượng thấy được; nếu Tổ nói tốt thì ta ra lễ bái nói của Thần Tú làm, nếu nói là chẳng được thì uổng công ta ở núi mấy năm, lại tu Ðạo gì mà được nhận lễ bái của người! Nửa đêm đó không cho ai hay, tự cầm đèn viết kệ trên vách hành lang phiá Nam, trình sở thấy của tự tâm, kệ rằng:

Thân thị Bồ Ðề thụ,
Tâm như minh cảnh đài,
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.

Dịch nghĩa:

Thân là cây Bồ Ðề,
Tâm như đài gương sáng,
Luôn luôn siêng lau chùi,
Chớ cho dính bụi trần.

Thần Tú làm kệ xong mà chẳng dám trình, vì còn kẹt suy nghĩ đúng sai, còn sợ người nghĩ xấu tốt về mình. Nên lưỡng lự chẳng dám vào, bởi thế biết Thần Tú còn theo suy nghĩ mà hành động, chưa phải việc làm của bậc tự tại.

Kệ rằng:

"Thân là cây Bồ Đề,
Tâm như đài gương sáng"

Trước nói thân và cây, sau nói tâm và tánh. Nên trước theo suy nghĩ, sau mới nhận ra mình. Theo niệm rong duổi, nên kệ này là suy nghĩ kệ.

"Luôn luôn siêng lau chùi,
chớ cho dính bụi trần"

Thấy trong tâm niệm xấu niệm thiện lẫn lộn, lại cho rằng niệm thiện tốt, niệm xấu thật chẳng nên có. Nay "lau chui" là ý muốn đổi xấu thành tốt, thuần thiện trong sạch. Cho chỗ thuần thiện là chân.
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
6/8/16
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Nửa đêm Tổ kêu Thần Tú vào phòng hỏi: Kệ phải do ông làm chăng?

Tú nói: Thiệt là Tú làm, chẳng ham vọng cầu Tổ vị, mong Hoà Thượng từ bi, xem đệ tử có chút ít trí huệ chăng?

Tổ nói: Ông làm kệ này chưa thấy bản tánh, chỉ đến ngoài cửa, chưa vào trong, kiến giải như thế tìm vô thượng bồ đề chẳng thể được.

Vô thượng bồ đề phải khi vừa nói liền nhận tự bổn tâm, thấy tự bản tánh, chẳng sanh chẳng diệt, với bất cứ giờ nào, niệm niệm tự thấy, chẳng kẹt vào vạn pháp, nhứt chơn nhứt thiết chơn, vạn cảnh tự như như, cái tâm như như tức là chân thật.

Nếu thấy như thế tức là vô thượng bồ đề của tự tánh. Ông tạm đi ra suy nghĩ một vài ngày nữa, làm bài kệ khác cho ta xem, nếu kệ ông vào được cửa, thì ta sẽ truyền trao y pháp.

Hỏi: "Kệ do ông làm chăng ?"

Đáp: Do Tú làm, mà chẳng ham cầu ! Đáp như thế biết rằng còn lễ tiết do dự, chưa nhận chân được chính mình !

Tổ nói: "Ông làm kệ này chưa thấy bản tánh", sao lại chưa thấy vì ông còn đa tình, lắm ý; nếu nhận bản tánh rồi thì ngay thẳng rõ ràng, không phải do dự quanh co ! Nay ông quanh co như thế, ta chứng minh rằng ông "chưa thấy bản tánh".

"Chỉ đến ngoài cửa, chưa vào bên trong", ngoài cửa là niệm niệm sinh diệt, bên trong là tâm; ngay khi sinh niệm mà theo niệm thì lạc mất tâm này; nên nói ông còn ngoài cửa !

"Kiến giải như thế tìm vô thượng bồ đề chẳng được", vộ thượng bồ đề thì chẳng thiện chẳng ác, chẳng trước chẳng sau, chẳng lớn chẳng bé; nay ông trước sau lớn bé phân biệt rõ ràng, niệm niệm theo cảnh thì chẳng thể tìm được vô thượng bồ đề.

"Vô thượng bồ đề là phải khi vừa nói liền nhận", khi vừa nói thì tâm hiển hiện rõ ràng, minh bạch trong sạch, thanh tịnh; nói mà lìa tánh nói thì tiếng nói của ông bị kẹt, bị dính; chẳng phải chỗ nói của bản tánh chân thật nơi ông.

mấy câu còn lại là miêu tả cái tâm này vậy !
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
6/8/16
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Huệ Năng nói: Huệ Năng chẳng biết chữ, xin Thượng nhơn đọc giùm.

Lúc ấy có quan biệt giá Giang Châu là Trương Nhựt Dụng, liền lớn tiếng đọc,

Huệ Năng nghe xong bèn nói: Tôi cũng có một bài kệ, xin Biệt Giá viết giùm.

Biệt Giá nói: Ông cũng làm kệ à, việc này hi hữu!"

Huệ Năng nói với Biệt Giá rằng: Muốn học Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên khinh bỉ kẻ sơ học, hạ hạ nhơn hữu thượng thượng trí, thượng thượng nhơn hữu một (chìm mất) ý trí.

Biệt Giá nói: Ông hãy tụng kệ đi, ta viết giùm cho. Ông nếu đắc pháp phải độ ta trước, về sau chớ quên lời này.
Huệ Năng kệ rằng:

Bồ đề bổn vô thụ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai?

Dịch nghĩa:

Bồ đề vốn chẳng cây,
Gương sáng cũng chẳng đài,
Xưa nay không một vật,
Nơi nào dính bụi trần?

"Ông cũng kệ, việc này hi hữu", Huệ Năng nghe liền biết có tâm khinh chê; tâm chẳng do dự, liền nói: "Muốn học vô thượng bồ đề chẳng nên khinh kẻ sơ học", ở đây chẳng phải có ý oán trách, chỗ này muốn nói: "vô thượng bồ đề" thì chẳng có phân biệt như ông; có nhờ liền làm, có hỏi liền đáp; Ông chẳng nên suy nghĩ nhiều làm gì vậy !

Biệt Giá liền chạy theo lời, cho là phải nên viết dùm.

Kệ rằng:

"Bồ đề vốn chẳng cây,
Gương sáng cũng chẳng đài"

Ở nơi tâm tôi bây giờ, cái cây mà ông nói, cái đài mà ông ghi thì đều chẳng thấy vậy ! có danh mà chẳng có tướng, như gió thôi hư không; nên nói "chẳng cây, chẳng đài".

"Xưa nay không một vật,
Nơi nào dính bụi trần"

Vì tôi chẳng thấy có nên chẳng có dính mắc, nay vì ông nói vật nên đáp không vật, vì ông nói bụi, nên đáp chẳng dính; đối đáp như thế tự nó chẳng chướng ngại tâm này; như thế gian vạn vật, chẳng lay động tâm tôi; như lòng người đa sự đối trước tôi bất động.

(mai rảnh đọc rồi viết tiếp)
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
6/8/16
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
(Chủ nhật khỏe khoắn, tiếp tục đọc Kinh)

Kệ viết xong, đồ chúng đều ngạc nhiên tán thán với nhau: Lạ thay, chẳng nên theo tướng mạo mà đánh giá người, không ngờ nay có nhục thân Bồ Tát mà chẳng biết!

Tổ thấy đại chúng kinh quái, sợ người ám hại, nên lấy giày bôi bài kệ, nói rằng: Cũng chưa thấy tánh.

Mọi người cho là phải. Hôm sau Tổ lén đến nhà giã gạo, thấy Huệ Năng lưng đeo đá giã gạo, nói rằng: Người cầu Đạo cần phải như thế.

Lại hỏi: Gạo trắng chưa? Huệ Năng đáp: Trắng đã lâu, còn thiếu giần sàng thôi. Tổ lấy gậy gõ trên cối ba cái rồi bỏ đi.

Huệ Năng hiểu ý Tổ, nên canh ba vào thất. Tổ dùng Ca sa che lại không cho người thấy, rồi thuyết Kinh Kim Cang, đến câu: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thì Huệ Năng ngay đó đại ngộ tất cả vạn pháp chẳng lià tự tánh, bèn bạch Tổ rằng:

Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!

- "Tổ thấy đại chúng kinh quái", kinh quái chuyện gì ? kinh quái chỗ "bổn lai vô nhất vật", chỗ không một vật này thì xưa nay ít người để ý, ít người biết tới, mặc dù thì rất gần kề ! Tại sao lại không thấy được chỗ không một vật ?

Tại vị "chạy theo" đã quen, xưa nay chưa từng "dừng lại", nếu người chán "chạy theo" rồi, thì liền tức khắc nhận ra chỗ này ! Thực là dễ dàng chứ chẳng khó khăn !

Người tọa thiền thì dễ thấy được, khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tạm ngưng, chỉ còn ý thức dong duổi. Muốn thấy được sự dong duổi theo ý này thì cần phải có người nhắc nhở vậy !

Kinh nói: " thường trụ là chủ, chẳng thường trụ là khách", nay ông nhận rõ chủ khách thì liền biết chỗ "bổn lai vô nhất vật", nó thật là rất gần gũi chứ chẳng cách xa !

- Tổ thấy Huệ Năng đeo đá dã gạo, liền nói: "người cầu đạo cần phải như thế", như thế là như thế nào ? Là linh động chẳng chệ ngại, là tự tại chẳng dính mắc. Tướng Huệ Năng thấp lùn, nhỏ con; muôn nâng chày dã gạo thực chẳng dễ; Huệ Năng thấy tự thân chẳng nâng vật được, liền đeo thêm đá vào ! Đây là diệu dụng; Thấy chỗ dụng như thế chẳng trệ ngại gì, nên Tổ khen: "cần phải như thế".

Khi tới đây, chỗ thấy biết đã "dùng được", sao nay nói "cần phải như thế", bởi vì chỗ "ngộ" và chỗ "nhập" có cách nhau.

Như người đứng trên bờ thấy nước hồ trong xanh, và người đắm mình trong nước hồ trong xanh; thì dù có thể nói chỗ đẹp, chỗ thích, chỗ dễ chịu của không gian nơi hồ, mà chưa thể tung nước, ngụp lặn, cảm nhận hết được sự "vi diệu" của nước hồ vậy !

- Tổ nói "Gạo trắng chưa", đây là muốn hỏi, đã "xuống hồ" chưa, hay vẫn còn "đứng trên bờ"; đã "thấy rõ hồ tâm" rõ ràng chẳng động chưa, hay là vẫn "thấp thoáng lờ mờ, lúc rõ lúc không"

- Huệ Năng đáp:" gạo đã trắng lâu rồi, chỉ còn thiếu dần sáng thôi", con thấy rõ ràng rồi, chỉ muốn Ngài chứng minh cho !

- Tổ lấy gậy gõ 3 tiếng, Huệ Năng hiểu ý, canh ba liền tới ! Đây là chỗ tâm thể dung thông, động tĩnh nói nín, lãnh hội tức thì, chẳng kẹt suy lường, chẳng vướng văn tự hình tướng !

- Tổ dùng cà sa che lại, rồi thuyết Kinh Kim Cang; sao lại không hỏi nữa, mà lại thuyết Kinh Kim Cang; là vì chỗ nói của Kinh Kim Cang là cảnh giới của Phật Tâm, chỗ thuyết của Kinh này là chỗ "A nậu đa la tam miệu tam bồ đề".

Người nhập Phật tâm thì nghe Kinh này thấy rõ như vật trong tay, thấy chỗ sống hàng ngày, chỗ dụng hàng ngày chẳng khác lời Kinh; nên đem Kinh ra để ấn chứng; Nếu Tổ lấy lời mình, thì e rằng Huệ Năng vẫn do dự chưa quyết chắc được !

- Tới câu "ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm", Huệ Năng liền chắc chắn tin rằng chỗ mình sống là đúng ! Chỗ mình trụ tức là "ưng vô sở trụ", đây là lòng tin thành tịu ! Đây là nghi căn đốn đoạn hoàn toàn; Đây là đại triệt đại ngộ ! Đây là hết sạch nghi ngờ ! Đây là vào vị Thập Tín vậy !

Liền thốt lên "Đâu ngờ" tức là "đoạn sach những nghi này", là tin chắc chắn rồi vậy !
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
mong bác chia sẻ thêm về cái lý này cho cháu biết với

Bất thủ xã nghĩa cú:

Ngày hai buổi cơm chay, cười ha hả
Đêm nằm ngủ thẳng cẳng, gáy pho pho.

Trừng Hải
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
6/8/16
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Nửa đêm thọ pháp chẳng ai biết, Tổ bèn truyền pháp đốn giáo và y bát nói rằng: Ngươi là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt.Nghe ta nói kệ đây:

Hữu tình lai hạ chủng,

Nhơn địa quả hườn sanh,

Vô tình diệc vô chủng,

Vô tánh diệc vô sanh.

Dịch nghĩa:

Hữu tình được gieo giống,

Nhơn gieo quả ắt sanh,

Vô tình thì vô chủng,

Vô tánh cũng vô sanh.

"Khéo tự hộ niệm, khắp độ hữu tình", chỗ khéo này là là "pháp", niệm này tuy linh động lợi ích hợp cơ, xong lại phải "khéo" dùng, nếu chẳng khéo dùng thì bị người chẳng rõ "khinh chê, phỉ báng, ám hại" !

Là đối cơ tuy lợi ích, mà "phổ thuyết" thì phải cẩn thận, "khéo" léo ! Nên trước nói "khéo", sau nói "khắp độ", muốn "khắp độ" thì phải "khéo" dụng vậy; nghĩa là chẳng nên "trực tâm, đối cơ tùy dụng", mà là "quán xét căn cơ", lập giữ "phương tiện", khéo độ "khắp hữu tình".

Đây là chỗ mà Phật khi thành Đạo e ngại, do dự; là nếu nói thẳng thì e người chẳng lãnh hội; mà nếu không nói thẳng thì chưa biết làm sao để người hiểu được; nên tính nhập "Niết Bàn", chẳng muốn "giáo hóa".

"Hữu tình vô tánh, cũng vô sanh", sao nói tất cả "chúng sanh đều có Phật tánh", mà vô tình thì nói "vô tánh".

Như đèn nay muốn phát sáng chiếu vật thì phải có bóng; bóng này tức là "hữu tình", vô tình thì như đèn không bóng, chẳng thể chiếu sáng.

Nếu vậy thì vô tình cũng vô tánh chăng ? Vô tình vẫn có Phật tánh, nên khi thể nhập Phật Địa, mới chuyển được vạn pháp vạn vật; nếu vô tánh thì chẳng thể chuyển ! Chỉ là dù hữu tánh, mà tánh chẳng thể phát huy ! Tánh này bị ngăn trệ, nên nói "vô tánh".

Trước nói "vô tánh", sau nói "vô sanh" là ý này vậy ! Chỗ này chẳng y tướng thuyết, mà y tánh thuyết, y tánh thì vô sanh.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
"Khéo tự hộ niệm, khắp độ hữu tình", chỗ khéo này là là "pháp", niệm này tuy linh động lợi ích hợp cơ, xong lại phải "khéo" dùng, nếu chẳng khéo dùng thì bị người chẳng rõ "khinh chê, phỉ báng, ám hại" !

Là đối cơ tuy lợi ích, mà "phổ thuyết" thì phải cẩn thận, "khéo" léo ! Nên trước nói "khéo", sau nói "khắp độ", muốn "khắp độ" thì phải "khéo" dụng vậy; nghĩa là chẳng nên "trực tâm, đối cơ tùy dụng", mà là "quán xét căn cơ", lập giữ "phương tiện", khéo độ "khắp hữu tình".

Đây là chỗ mà Phật khi thành Đạo e ngại, do dự; là nếu nói thẳng thì e người chẳng lãnh hội; mà nếu không nói thẳng thì chưa biết làm sao để người hiểu được; nên tính nhập "Niết Bàn", chẳng muốn "giáo hóa".

"Hữu tình vô tánh, cũng vô sanh", sao nói tất cả "chúng sanh đều có Phật tánh", mà vô tình thì nói "vô tánh".

Như đèn nay muốn phát sáng chiếu vật thì phải có bóng; bóng này tức là "hữu tình", vô tình thì như đèn không bóng, chẳng thể chiếu sáng.

Nếu vậy thì vô tình cũng vô tánh chăng ? Vô tình vẫn có Phật tánh, nên khi thể nhập Phật Địa, mới chuyển được vạn pháp vạn vật; nếu vô tánh thì chẳng thể chuyển ! Chỉ là dù hữu tánh, mà tánh chẳng thể phát huy ! Tánh này bị ngăn trệ, nên nói "vô tánh".

Trước nói "vô tánh", sau nói "vô sanh" là ý này vậy ! Chỗ này chẳng y tướng thuyết, mà y tánh thuyết, y tánh thì vô sanh.

Năm chữ "vô tánh diệc vô sanh" không phải là THUYẾT (VĂN) mà là trùng tuyên Lời Đức Phật Dạy (lời tổ mà ngoài Phật Giáo thì...vất đi) đó là tám chữ "Ưng vô sở trụ-Nhi sanh kỳ tâm"

Hề hề, Trừng Hải
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
6/8/16
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Tổ lại nói: Khi xưa Đạt Ma Đại Sư mới tới xứ này, vì người ta chưa đủ lòng tin, nên mới truyền y bát để làm tín thể (vật làm tin) đời đời truyền nhau thành pháp tắc, lấy tâm truyền tâm đều bảo tự ngộ tự giải, từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Tổ Tổ mật phó bản tâm.

Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền. Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho mau, kẻo có người ám hại.

Huệ Năng bạch rằng: Đi xứ nào?

Tổ nói: Gặp Hoài thì ngừng, gặp Hội thì ẩn.

Canh ba lãnh y bát xong, Huệ Năng được Ngũ Tổ đưa đến bến đò Cửu Giang. Xuống thuyền, Huệ Năng giành chèo.

Tổ nói: Đúng ra ta phải độ.

Huệ Năng nói: Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi tự độ."

"Vì người chưa đủ lòng tin, mới truyền y bát", đây là nói chỗ thể nhập của bản tâm, chẳng phải nói tướng cần phải vật làm tin. Tin là là tín tâm thành tịu, tin là đoạn dứt nghi căn ! Trước truyền nói cần phải có tín vật; như ấn chứng cần phải có Kinh điển ! Là vì chỗ tới chưa rốt ráo, chỗ ngộ chưa triệt để, chỗ dụng chưa tự tại !

Nay nếu đã đầy đủ tín tâm, thì chẳng cần tín vật !

"Từ xưa Phật chỉ truyền bản thể, Tổ chỉ mật phó bản tâm", do chỗ Phật ấn chứng chẳng gián đoạn, nên giữ tín vật để người biết rằng sự truyền tới nay chẳng có đoạn dứt; nếu chẳng có đoạn dứt thì chỗ ấn chứng trước, chỗ ấn chứng sau là tương ưng nhất như ! Chẳng hai chẳng khác !

"Gặp Hoài thì ngưng, gặp Hội thì ẩn", gặp chỗ có thể trụ thì chẳng trụ, gặp chỗ chẳng thể trụ thì nên trụ; tại sao ? vì đây là thuận duyên chẳng chướng sự truyền trao ! Nếu ở nơi pháp hội tuyên thuyết thì thuyết đó tất bị nghi ngờ, thuyết đó tất sinh đa tâm, thuyết đó tất gây hậu hại !

Nếu ở nơi hạnh trái đạo mà thuyết thì thuyết đó chẳng thuyết mà tự khế hợp, tự khiến người giác ngộ, tự khiến mình tự tại, tự chứng mình giải thoát !

Lấy chỗ hành làm chỗ thuyết, chẳng lấy chỗ ngôn làm chỗ thuyết ! Nên gặp nơi thuận hạnh thì chẳng trụ, gặp nơi nghịch hạnh thì nên trụ !

Đây là phép "tự độ" vậy !

Sau này mới nói:" Đúng ra ta phải độ", vì ta không thể theo sát ngươi, nên chỉ ngươi chỗ "tự độ" để giúp người thành tựu !

Huệ Năng hiểu ý, bèn nói : "Khi mê thầy độ, ngộ rồi tự độ", nay đã biết chỗ "tự độ" thầy chỉ rồi, nên thầy không cần lo vậy !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top