Ý kiến ngoài đề của Vô Minh- VQ chuyển từ Luận kinh Niết Bàn ra

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Đề nghị bạn Vo Minh .

Kính ĐH Vô Minh.

Bạn thiếu nhã nhặn trong thảo luận kinh điển.

Đề nghị bạn chỉ nên viết ở đây...
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
* Xuất ly Tam Giới.

+ Tam Giới: là 3 Cõi Dục, Sắc và Vô Sắc.

Đây là do chúng sanh huân tập Vô Minh hình thành các dạng thức khác nhau và tương đồng nhau mà phân chia thành 3 nhóm.

Một số nhà học Phật khi xưa họ chia:

A. Vô sắc giới (Formless World, Arūpa Loka):

31. Phi tưởng, phi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perception nor non-perception; Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā)
30. Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness; Ākiñcañña-yatanūpagā devā)
29. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness; Viññānañca-yatanūpagā devā)
28. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)

- Sắc Giới:(World of Form, Rūpa Loka)

B1. Tứ thiền

27. Vô song thiên (Peerless devas; Akanitthā devā)
26. Thiện kiến thiên (Clear-sighted devas; Sudassī devā)
25. Thiện hiện thiên (Beautiful or Clearly Visible devas); Sudassā devā)
24. Thanh tịnh thiên (Untroubled devas; Atappā devā)
23. Vô đọa thiên (Devas not Falling Away; Avihā devā)
22. Vô tưởng thiên (Unconscious beings; Asaññā sattā)
21. Quảng quả thiên (Very Fruitful devas; Vehapphalā devā)

B2. Tam thiền

20. Biến tịnh thiên (Devas of Refulgent Glory; Subhakinnā devā)
19. Vô lượng tịnh thiên (Devas of Unbounded Glory; Appamānasubhā devā)
18. Thiểu tịnh thiên (Devas of Limited Glory; Parittasubhā devā)

B3. Nhị thiền

17. Quang minh thiên (Devas of Streaming Radiance; Ābhassarā devā)
16. Vô lượng quang thiên (Devas of Unbounded Radiance; Appamānabhā devā)
15. Thiểu quang thiên (Devas of Limited Radiance; Parittabhā devā)

B4. Sơ thiền

14. Đại phạm thiên (Great Brahmas; Mahā Brahmā)
13. Phạm phụ thiên (Ministers of Brahmas; Brahma-Purohitā devā)
12. Phạm chúng thiên (Retinue of Brahma; Brahma-Parisajjā devā)

- C. Dục Giới (World of Sense-Desires, Kama Loka):

11. Tha hóa tự tại thiên (Devas Wielding Power over Others' Creations; Paranimmita-vasavattī devā)
10. Hóa lạc thiên (Devas Delighting in Creation; Nimmānaratī devā)
09. Đâu-suất thiên (Contented devas; Tusitā devā)
08. Dạ-ma thiên (Yama devas; Yāmā devā)
07. Đao-lợi thiên (The Thirty-Three Gods; Tāvatiṁsa devā)
06. Tứ thiên vương thiên (Devas of the Four Great Kings; Catumahārājikā devā)
05.Loài người (Human beings; Manussā)
04. Loài a-tu-la (Titans; Asurā)
03. Loài ngạ quỷ (Hungry ghosts; Petā)
02. Loài thú vật (Animals; Tiracchānā)
01. Loài đọa địa ngục (Hells; Nirayā)

+ Đây là theo hai tài liệu: quyển "Đức Phật và Phật Pháp" của ngài Hòa thượng Narada (ông Phạm Kim Khánh dịch) và phần giới thiệu trong bản dịch Anh ngữ Trường Bộ Kinh của ông Maurice Walshe (The Long Discourses of the Buddha: A Translation of the Digha Nikaya).

Nhưng không phải Thiền Sư nào, người học Phật nào cũng đồng ý với sự phân chia trên !

* Theo Hòa Thượng Pháp Sư Thích Thiện Trí. Tam Giới là:

- Dục Giới là người sống bằng Vật Chất và Dục vọng.

- Sắc Giới là người sống nặng về Tình Cảm, như tình bạn bè, tình vợ chồng, tình thầy trò v.v...

- Vô Sắc Giới là người sống trong các tư tưởng, suy luận, tưởng tượng, như các nhà triết học, khoa học, nhà tu v.v...

* Theo Hòa Thượng Pháp Sư Thích Từ Thông. Tam Giới là:

- Dục Giới là người sống bằng Dục vọng ham muốn về ăn, mặc, ngủ, nghĩ v,v...

- Sắc Giới là người sống trong vật chất mà không đặc nặng vật chất, như những nhà tu hành v.v...

- Vô Sắc Giới là người sống trong ão tưởng. mê tín dị đoan v.v...

* Theo Ngộ Tánh Luận của Tổ Bồ Đề Đạt Ma:

Tam giới là tham sân si.

Trái với tham sân si là giới định huệ.

Có giới định huệ gọi là vượt khỏi tam giới.

Thật ra tham sân si cũng không có thể tánh chơn thiệt. Chỉ y cứ nơi chúng

sanh mà nói đó thôi.

Nếu có thể phản chiếu thì thấy rõ tánh của tham sân si là Phật tánh. Ngoài

tham sân si không có Phật tánh riêng.

Như vậy theo Tổ dạy:

- Người nặng về tham dục là Dục Giới.

- Người nặng về Sân Nhuế là Sắc Giới.

- Người nặng về Si mê tà kiến là Vô Sắc Giới.

Ở bài viết này chúng ta nhận 3 ý nghĩa của 3 nhà Thiền Học phía sau tức là Tổ Đạt Ma, và 2 Hòa Thượng Pháp Sư Thích Từ Thông và Thích Thiện Trí.

Mục đích sự tu hành của đệ tử Phật là: XUẤT LY TAM GIỚI.

Xuất ly Tam giới không có nghĩa là hoàn toàn ra khỏi cảnh giới của chúng sanh (Tham- sân- si là cảnh giới chúng sanh, nhưng nó là huyễn hiện mà thôi).- Vì Có Tâm Chân Như thì có hiện tượng tham- sân- si. Mà là dù sống trong tham- sân- si mà không bị tham -sân- si ràng buộc. Tổ Qui Sơn dạy:

Hán-Việt:

Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khải ngộ chân nguyên, bác vấn tiên tri, thân cận thiện hữu, thử tông nan đắc kỳ diệu, thiết tu tử tế dụng tâm, khả trung đốn ngộ chánh nhân, tiện thị xuất trần giai tiệm. Thử tắc phá tam giới nhị thập ngũ hữu, nội ngoại chư pháp tận tri bất thật, tùng tâm biến khởi, tất thị giả danh; bất dụng tương tâm tấu bạc, đãn tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân; nhậm tha pháp tánh châu lưu, mạc đoạn mạc tục, văn thanh kiến sắc cái thị tầm thường, giá biên na biên ứng dụng bất khuyết.

Việt:

Nếu muốn tham Thiền học Đạo, chóng vượt qua các cửa phương tiện, thì tâm phải đến tới bờ mé sâu thẩm của ý thức , tham cứu cho rốt ráo chỗ tinh yếu của Đạo, quyết chọn chỗ sâu xa, để mở sáng nguồn chân, tham vấn rộng khắp với những vị giác ngộ đi trước, thân cận với người lành. Tông nầy khó đạt được chỗ kỳ diệu của nó nên cần phải khẩn thiết dụng tâm cho tinh tế (miên mật), mới có thể ngay trong đó mà đốn ngộ chánh nhân, đó chính là thềm bực ra khỏi trần lao. Theo đó tức là phá sạch hết hai mươi lăm cảnh giới của ba cõi. Tất cả các pháp trong ngoài trọn biết là không thật, từ tâm biến hiện tức là giả danh. Chẳng cần đem tâm nương gá nơi đâu, chỉ cần không bám theo vật, thì vật cũng chẳng chướng ngại được người. Mặc tình cho Pháp Tánh trùm khắp, đừng đoạn dứt cũng đừng tiếp nối, nghe tiếng thấy sắc đại để đều là việc tầm thường, dù bên này hay bên kia chỗ ứng dụng chẳng thiếu.

Hán-Việt:

Như tư hành chỉ, thật bất uổng phi pháp phục, diệc nãi thù báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Sanh sanh nhược năng bất thoái, Phật giai quyết định khả kỳ. Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc.

Việt:

Nếu chỗ nầy mà làm được thì thật không uổng khoác áo pháp, cũng là báo đền bốn ân, cứu vớt ba cõi. Đời đời nếu có thể không thoái lui, thì quả Phật quyết định có thể kỳ vọng. Đến đi làm khách của ba cõi, ra vào đều làm khuôn phép cho người.

(hết trích)

Mô Phật. Xuất Ly Tam Giới là: Vãng lai tam giới chi tân. Nghĩa là vẫn ra vào, qua lại 3 cõi mà không trú chấp, ở lỳ trong 3 cõi .

Như vậy. Xuất Ly Tam Giới cũng là: Thấu tỏ được Vô minh, biết Thật Tánh Vô minh là Đệ nhất Nghĩa Không, là Phật Tánh, là Trí Huệ Bát Nhã nên không bị Vô minh sai sử, nên HUYỄN hoàn NHƯ.

"Long lanh, lóng lánh ấy trần ai,

Lóng lánh, long lanh ấy bản hoài.

Mang được long lanh về lóng lánh,

Là duyên chư Phật giữa trần ai"

(???)


Chỉ dựa vào"Bản Đồ Mười Pháp Giới" với cóp nhặt ngữ lục của người chết "CHỨNG MINH được cái gì?"

Nói Như LÀ HUYỄN doccoden:"ai đó" vỗ ngực cho là Hòa Thượng, Pháp Sư, Thiền Sư nào, người học Phật nào cũng không đồng ý với sự phân chia TAM GIỚI như trên thì phải:


"CHỨNG MINH (ai đó) XUẤT LY TAM GIỚi chưa vậy ta?"



Còn Như LÀ HUYỄN ngộkhông nói SUÔNG"ai đó" vào trong nầy toàn là dân"CHÉM GIÓ" không.


Như LÀ HUYỄN vô minh cũng là dân nói chém gió. Chỉ người có duyên biết rõ.

Xin tặng người có duyên:

"NHƯ LAI vốn không ĐẾN, không ĐI?
Chẳng lẽ lại XUẤT LY???????"​
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
* Vô Minh.

Cảm ơn các Bạn đã chia sẻ. Có một ĐH tên là Vô Minh. Giờ chúng ta hãy thảo luận về v/đ Vô Minh nhé:

Vô Minh là gì ?

- Nó xanh, vàng hay đỏ trắng ? Không phải.

- Nó dài, vắn, rộng, hẹp ? Không phải.

- Nó nặng, nhẹ, nông, sâu ? Không phải.

- Nó ở Đông, Tây, Nam, Bắc ? Không phải.

- Nó thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai ? Cũng không.

Người ta không thể dùng bất cứ phương tiện gì, dù là kính hiển vi điện tử, kính viễn vọng, máy siêu âm hay máy đồng vị phóng xạ v.v... mà mong tìm thấy nó.- Vậy mà nó vẫn có tác hại...mà chắc rằng ai trong chúng ta cũng đã biết .

+ Vô Minh là một từ ngữ trừu tượng, mà triết học Phật giáo dùng để mô tả NHÂN SINH QUAN PG. (nó là 1 chi trong 12 nhân duyên, là vòng sanh tử của chúng sanh)

+ Nó là một Pháp từ NHƯ mà HUYỄN hiện.

+ Vô Minh có nghĩa là không sáng suốt, bị mê mờ chân lý.

+ Theo nghĩa thâm sâu. Người Vô minh là người không biết TRUNG ĐẠO ĐẾ (chân lý trung Đạo). Do không hiểu Trung Đạo nên người đó sanh ra CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP. Do chấp Ngã và Chấp Pháp nên có Thất Tình, lục Dục, Thập Triền, Thập Sử chúng nó làm cho khổ đau và bị sanh tử luân hồi.

Vô Minh tuy là Huyễn pháp, nhưng nó tác hại vô cùng trong đời sống của chúng ta. Biểu hiện của Vô minh là:

+ Thất Tình: thất là bẩy, tình là tình cảm ,Tình là sự rung động của cái Tâm khi cảm được sự biến đổi của sự vật diễn ra bên ngoài, nên gọi là Tình cảm. Con người có 7 thứ tình cảm phát lộ ra ngoài, nên gọi là Thất tình.đúng l thất tình là
Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
hay:Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn)
hay:Hỷ, Nộ, Ai, Lạc, Ưu, Khủng, Kinh.
(mừng, giận, buồn, vui, lo, sợ, hoảng sợ)
Thất tình ví như 7 cái đầu rắn độc, nếu không kềm chế được Thất tình thì Thất tình như nọc độc của 7 đầu rắn có thể giết chết con người một cách lẹ làng.

+ LỤC DỤC: Sáu điều ham muốn.
Lục trần khêu gợi Lục căn, Lục căn sanh ra Lục thức, Lục thức sanh ra Lục dục. Lục dục gồm:
1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.
2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.
3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu.
4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.
5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.
Con người có Lục căn nên mới có Lục thức. Lục thức bị Lục trần cám dỗ mới sanh ra Lục dục. Bốn thứ ấy liên hệ mật thiết nhau, tương tác nhau, theo bảng sau đây:

LỤC CĂN ─> LỤC THỨC <=> LỤC TRẦN ─> LỤC DỤC
Nhãn (mắt) Nhãn thức Sắc Sắc dục
Nhĩ (tai) Nhĩ thức Thinh Thinh dục
Tỹ (mũi) Tỹ thức Hương Hương dục
Thiệt (lưỡi) Thiệt thức Vị Vị dục
Thân (da thịt) Thân thức Xúc Xúc dục
Ý (tư tưởng) Ý thức Pháp Pháp dục
"Thất tình Lục dục là mối loạn hằng ngày trong tâm trí, không phương trừ khử. Một đám giặc liệt cường tài trí đánh phá ruồng trong núi cao rừng thẳm còn dễ trừ dẹp đặng, chớ mối loạn nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là Lục dục: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, và Ý dục, chúng nó phá hại hằng ngày.
Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.
Nhĩ thì thích nghe những giọng nói tao nhã thanh bai.
Tỹ thì ưa mùi thơm hơi ngọt.
Thiệt thì ưa nếm vật lạ món ngon.
Thân thì mến vợ đẹp hầu xinh, cả dục tình dâm niệm.
Ý lại tư tưởng vất vơ quấy phá. Nhứt là Ý là mối đại hại cho con người. Nó tư tưởng sự nầy sang sự nọ. Chuyện nọ hết đến chuyện kia. Nó xẹt vô, nhảy ra lẹ làng không chi ngăn đón đặng, nên mới cho nó là đứa ăn trộm tài nghề, xách món nầy, lấy vật nọ trước mắt muôn người mà chẳng ai thấy.
Còn thân, cái thân thể muốn sự dâm dục quá độ, mới hao tán nguơn Tinh, nguơn Khí, nguơn Thần.
Thiệt là lưỡi, miệng ham ăn món ngon vật lạ, đồ mỹ vị cao lương, nên phạm tội sát sanh, bị sa đọa vào Lục đạo.
Tỹ là mũi, mũi ưa thơm tho mới khiến lòng ham muốn.
Nhĩ là tai, tai nghe điều phi lễ.
Nhãn là mắt, mắt ngó thấy sắc đẹp thì lòng dục dấy lên.
Vậy thì, mắt thấy, tai nghe, mũi ngữi, miệng nếm, thân ham, đều xúm làm cho thân xao động, sanh lòng quấy quá.
Vả lại, Lục dục là sáu con quỉ, tức là sáu đứa du côn, nhưng biết cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỉ ấy trở nên Lục thông là đắc đạo.
Muốn thâu phục sáu con quỉ ấy thì phải làm cách nào?
Cần phải chủ cái Tâm, tâm cho thanh tịnh, định cái trí, trí phải tự nhiên. Lục dục được an, Lục thần đầy đủ.
(sưu tầm)

+ Thập Triền: Thập triền là mười món trói buộc chúng sanh nên không thể ra khỏi vòng sanh tử để chứng Niết Bàn, bao gồm như sau:

1.Vô tàm: Khi phạm tội không thấy xấu hổ với mình

2.Vô quí: Không biết hổ thẹn với người khác khi mình phạm lỗi lầm

3.Tật đố: Ganh ghét người hơn mình về mọi mặt

4.San: Bỏn xẻn keo kiệt không dám đem của bố thí

5.Sân: Nóng giận, oán thù

6.Thùy miên: Ham mê ngủ nghỉ

7.Trạo cử: Thân và tâm luôn xao động

8.Hôn trâm: Tâm thức nặng nề khó ngủ

9.Sân nhuế: Sự sân giận nhơ nhớp

10.Phúc: Tráo trở dối trá

+ Thập Sử: Thập kiết sử là mười món sai khiến và ràng buộc chúng sanh. Nó có sức sai khiến chúng sanh toan tính, hành động sai quấy không đúng với chánh pháp và khiến chúng sanh luân hồi mãi trong ba cõi chịu nhiều sự thống khổ. Cũng kêu là Thập sử, Thập phiền não, Thập hoặc Thập tùy miên bao gồm:

Tham: sự tham muốn mọi sự.

Sân: sân giận, hung dữ, nóng nảy.

Si: là sự mê tối, không phân được chánh tà.

Man: kiêu ngạo, khinh người.

Nghi: nghi ngờ chánh pháp.

Thân kiến: thấy thân này là thật.

Biên kiến:thấy biết một bên.

Tà kiến: thất biết sai lầm.

Kiến thủ: chấp giữ sự thấy biết sai lầm cho là đúng.

Giới cấm thủ: chấp giữ những giới sai quấy.

(Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí)

Thông thường, khi tu học người ta lược trích và cô động Vô minh bằng 3 chữ THAM- SÂN- SI.

Đó là những nét đại khái về Vô Minh.- Nguồn gốc của sanh tử luân hồi ưu bi khổ não-.

Có một ĐH tên là Vô Minh.

Giờ chúng ta hãy thảo luận về v/đ Vô Minh xong chưa????

Muốn XUẤT LY TAM GIỚI rồi sao???????
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Nhắc nhở .

Kính ĐH Vô Minh.

Có lẻ chúng ta đi đường dài, nên bạn quên mất tiêu đề và mục đích bài thảo luận này.

VQ xin nhắc lại, để chúng ta cùng định hướng (cho khỏi lạc đề).

Kính các Bạn:

+ Chúng ta đang giải luận KINH ĐẠI NIẾT BÀN, nên các luận điểm nên xoay quanh đúng chủ đề, và liên quan đến đoạn kinh đang thảo luận.

+ Chúng ta đang giải luận đến đoạn:

- 1. Gốc rể sanh tử có 2 thứ là Vô Minh và Ái thủ.
- 2. Thường kiến và Đoạn kiến thuộc về Vô Minh.
- 3. Như Huyễn Tam Muội là Chân lý Trung Đạo là Phật Tánh.
- 4. Cái thấy của người chứng đạo về Sanh tử.

Yêu cầu bạn không dùng từ ngữ khiếm nhã khi thảo luận.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính thày VQ và bạn Hiền VM:

thật ra, theo KLL hiểu thì: Điểm Xuất Ly vốn là "ĐIỂM KHÓ"

i. TÂM = Sắc Thọ Tưởng Hành Thức ... Bốn Khoa Bảy Đại cũng là Tâm ... nhưng "ĐIỂM TƯA" được sử dụng là NHƯ LAI TÀNG .. có ý nghĩa THANH TỊNH của TỰ TÁNH ...

như lời Lục Tổ nói khi ngài liễu ngộ: đâu ngờ tự tánh thường sanh muôn pháp


thì điểm tựa đó khác ...


ii. mặt khác .. đứng ở hiện tượng DUYÊN KHỞI .. thì hiện tượng là NGÃ lập, thức lập .. cũng là TỰ NGÃ .. cũng là ĐIỂM TỰA đầy giới hạn [smile]

cho nên .. nếu đứng ở "NGUỒN GỐC" mà nói chẳng có gì xuất ly ... thì giống như lời Tổ Đạo Tín cũng nói:

Sư nghe không hội bèn làm lễ cầu xin chỉ dạy. Tổ bèn dạy:

"Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tấc vuông. Diệu đức như hà sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hoá, cả thảy đều ở tâm ngươi…

Không có tam giới có thể ra,

không có Bồ-đề có thể cầu…


Chỉ tâm ngươi tự tại, chớ khởi tham sân, chớ ôm lòng lo buồn, rỗng rang vô ngại, mặc tín tung hoành, chẳng làm việc thiện, chẳng làm việc ác, đi đứng ngồi nằm, mắt thấy gặp duyên thảy đều là diệu dụng của Phật. Vì vui vẻ không lo buồn nên gọi là Phật."

Sư hỏi: "Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật? Cái gì là tâm?"

Tổ đáp: "Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm."
- Đạo Tín - Pháp Dung


Như vậy chúng ta cũng có thể hiểu là vấn đề dính mắc là "CHỖ DỤNG" của TÂM ... bởi vì DỤNG QUEN NHƯ VẬY rồi .. cái DỤNG nó ăn sâu vào tâm .. vào xương tủy .. vào da thịt ... ăn mất luôn cả: NGUỒN NĂNG LƯỢNG THẬT SỰ của CHƠN TÂM ... là VÔ NGÃ [smile]

- bởi vì TÂM đã đầy đủ .. không có điểm xuất ly .. tại sao lại có lúc TÂM CẦU PHẬT ?

-->> đó là cái DỤNG đã che mờ đi bổn tánh bổn tâm .. khiến TÂM mất đi chỗ linh lợi linh hoạt sống động của nó .. và đó ... là ĐIỂM CẦN XUẤT LY [smile]



Có lẽ vì vậy .. mà vấn đề giới hạn của chữ "DỤNG" = một mảnh tình riêng ta với ta nó khiên đôi mắt, tôi tai, cái thấy nghe .. cảm giác tư duy bị giới hạn

- và CÁI THÁI ĐỘ từ ban đầu nó rất là quan trọng ..

thí dụ: như KLL thì vẫn thường coi 1 người nào đó khác .. là ĐH .. nhưng bạn ấy có thể nghĩ về KLL thì không nghĩ như vậy ...


cho nên .. chỉ khác nhau ở chỗ: ĐẶT TÂM Ở ĐÂU THÔI -->> mà KHÔNG GIAN và THỜI GIAN ở trong đây trải nghiệm của người này cũng khác với người kia


- nói thiệt là ở đây thường nói chuyện cũng chỉ vài ba người .. nếu KHÔNG GIAN ĐÓ BỊ GIỚI HẠN bởi TƯ DUY thì khoảng không gian và thời gian ở trong đây cũng chật chội và khó sống lắm ..

và vì đó .. nó cứ ĂN MÒN ĂN DẦN vào DA THỊT ... nó cứ nhức nhối khó chịu và chật chội ... mặc dù chỉ có hai ba người .. trước mặt chỉ có hai người đi chăng nữa ..


vì vậy đó là hiện tượng mà chư tổ cũng hay nói tới:

TÒ VÒ nuốt mất NÚI TU DI

con khỉ giựt mình .. xuất đại định



trên đường tu .. không phải chỉ có người bình thường mới mắc phải vấn đề này .. vì giới hạn của NGÃ = SỰ ĐỘC TÔN .. mà chỗ vị trí ĐỘC TÔN đó = cần có không gian và thời gian ... tách rời .. riêng tư .. khô nhuyễn .. riêng biệt .. chứ không thì ĐÔI MẮT, ĐÔI TAI .. TƯ DUY .. sẽ trở thành ngăn ngại khi cái độc tôn đó tồn tại ..


KLL
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hihihih ...

Kính thưa các bạn,

Xuất ly Tam Giới,Niết Bàn,Tánh Không,Như Huyễn,Chân Như,Phật thừa,Pháp xuất thế gian ... luôn là chủ đề mà đáng lẽ ra các Phật tử chúng ta nên ... né tránh thì tốt hơn.Bởi chăng chúng ta bàn về những cái mà chúng ta chưa biết,chưa có,chưa sở hữu,chưa lấy được,chưa đạt được thì chỉ là hý luận,chỉ là bàn xuông,nói cho vui ... kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà thôi...

nhưng khổ 1 nỗi chúng ta luôn có nhu cầu,có sở thích,có ham muốn là được nói những gì nghe có vẻ huyền bí - cao siêu - khó hiểu để thỏa mãn cái gọi là sự KHOE ... khoe kiến thức,khoe hiểu biết,khoe giỏi giang ... mà cái khoe này nhiều khi không chỉ để lòe thiên hạ không thôi,mà nó còn để lòe cả chính bản thân mình ... hihihhi ... kiểu thanh niên bây giờ gọi là "tự sướng" ấy mà ...

Đáng lẽ Phật tử chúng ta nên bàn về những cái thiết thực hơn như TỨ DIỆU ĐẾ , BÁT CHÁNH ĐẠO,TỨ NIỆM XỨ và các phẩm phụ trợ ... hoặc trao đổi với nhau kinh nghiệm tu học hàng ngày như ngồi Thiền,niệm Phật,trì chú ra sao cho có hiệu quả thì tốt hơn... Còn những phần Lý Thuyết cao siêu kia thì tốt nhất chúng ta nên lắng nghe kiến giải của các Thầy nhiều hơn là chúng ta nói ... Cái gì chúng ta biết,cái gì chúng ta hiểu thì cũng không nên nói ra nhiều mà tốt nhất là chúng ta lấy các bài giảng của các vị Thầy đó mà đối chiếu,so sánh với SỰ HỌC của chúng ta xem chúng ta đã học được gì,học có đúng không ?

Bởi có câu : Đạo cao 1 thước Ma cao 1 trượng là vậy.

Càng học nhiều,biết nhiều,hiểu nhiều thì những Phật tử chúng ta càng dễ tăng trưởng Ngã mạn,càng cố chấp hơn,càng ngày càng đến gần ông Ma Ba Tuần hơn ... hihih

Chúng ta thiếu so với các vị xuất gia,các vị TĂNG,NI chính là cái để lau chùi cái GƯƠNG của chúng ta hàng ngày,tức là các phương pháp,tức là thời gian,tức là ĐỊNH ... bởi do đủ thứ lý do thì...mà...là ... cho nên chúng ta không thể kiểm soát TÂM mình từng giây phút như các vị TĂNG NI được .

Điều đó khiến chúng ta dễ đi gặp Ngài Ba Tuần hơn các vị xuất gia là vậy ... hahaha

Tu PHẬT không gì bằng tu TÂM,tu TÂM không gì bằng tu VÔ NGÃ... cho nên mỗi ngày các bạn nên có 1 thời công phu SÁM HỐI là hay nhất ... Sám hối theo đúng nghĩa của từ sám hối này.

Hihihih ...
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
...

đồng ý với post của bạn Ngộ Không bên trên

hôm nay bước vào bathroom , lần đầu tiên biết là bước vào bằng chân nào .... và vừa type vừa xem cái tâm nó ra sao
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính bạn NK [smile]:

vậy thì chúng ta xem thử ý nghĩa của chữ HỌC luôn:

- tại sao càng học nhiều lại càng tăng trưởng NGÃ MẠN ? .. trong khi thưc chất phải học nhiều phải giảm thiểu đi NGÃ MẠN chứ [smile]

bởi vì nếu không giảm thiểu đi ngã mạn thì sao gọi là học Phật đạo đây ?

Tùy Duyên = Sanh Diệt .. thanh tịnh bất biến

chứ đâu có phải là CÀNG HỌC càng cố tự tác duyên .. khi mà không đủ điều kiện cho duyên khởi



Vì vậy có thể nói, gọi là học nhưng thật ra vẫn chưa thấy điểm XUẤT LY là điểm tựa của TÂM là đặt ở chỗ nào .. và nói đúng hơn là chỗ ÁP DỤNG cũng không biết làm sao mà áp dụng luôn [smile]

- nếu phải làm điều gì thiết thực và thực tế hơn .. thì cái cụ thể của điều thiết thực và cụ thể đó ... đâu có thể bỏ qua được ...


và lý do: bởi vì BỎ QUA HOÀI CỤ THỂ mới xảy ra hiện tượng HỌC = mà tăng trưởng ngã mạn đó [smile]

chứ một khi duyên tận .. điểm tựa trở thành hụt hẫng

thì chúng ta cũng hiểu: LÝ DO GÌ MÀ TÂM ĐỘNG [smile]


KLL
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Kính bạn NK [smile]:

vậy thì chúng ta xem thử ý nghĩa của chữ HỌC luôn:

- tại sao càng học nhiều lại càng tăng trưởng NGÃ MẠN ? .. trong khi thưc chất phải học nhiều phải giảm thiểu đi NGÃ MẠN chứ [smile]

bởi vì nếu không giảm thiểu đi ngã mạn thì sao gọi là học Phật đạo đây ?

Tùy Duyên = Sanh Diệt .. thanh tịnh bất biến

chứ đâu có phải là CÀNG HỌC càng cố tự tác duyên .. khi mà không đủ điều kiện cho duyên khởi



Vì vậy có thể nói, gọi là học nhưng thật ra vẫn chưa thấy điểm XUẤT LY là điểm tựa của TÂM là đặt ở chỗ nào .. và nói đúng hơn là chỗ ÁP DỤNG cũng không biết làm sao mà áp dụng luôn [smile]

- nếu phải làm điều gì thiết thực và thực tế hơn .. thì cái cụ thể của điều thiết thực và cụ thể đó ... đâu có thể bỏ qua được ...


và lý do: bởi vì BỎ QUA HOÀI CỤ THỂ mới xảy ra hiện tượng HỌC = mà tăng trưởng ngã mạn đó [smile]

chứ một khi duyên tận .. điểm tựa trở thành hụt hẫng

thì chúng ta cũng hiểu: LÝ DO GÌ MÀ TÂM ĐỘNG [smile]


KLL

Hihihih ...

Chào bạn hiền KLL

Nhân nói về cái Sự Học thì tôi mất gần 10 năm nay mới hiểu 1 điều rằng : quan trọng là nên học cái gì chứ không phải cái gì cũng học ... lời ông Phật vẫn còn văng vẳng bên tai : ta phải nhổ mũi tên và rịt thuốc chứ không phải đi tìm hiểu mũi tên làm bằng gì và ai bắn mũi tên ...

cho nên Duyên đến ... Duyên đi ... mặc xác duyên ... là vậy

hay nói đúng hơn là "Biết mình biết người trăm trận trăm thắng"

hay có thể nói mình nên phải hiểu mình là ai ? mình như thế nào ? mình là Ngài Thần Tú hay mình là Ngài Huệ Năng ? ... tức là phải hiểu TÍNH THỜI ĐiỂM,tính NHÂN - QUẢ ... để khỏi phải cưỡng cầu,để khỏi ảo tưởng,để khỏi đắp cho dày cái Nghiệp vốn đã dày sâu của mình ... kiểu như Ngài Viện Chủ Diệu Tân,hay Thượng sư Thanh Hải vậy ... hay quá hơn nữa là điên điên khùng khùng,lúc tỉnh lúc mê,thần trí tán loạn thì lại càng khổ ...



Hihihih ...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính bạn NK [smile]:

thật ra, chúng ta ai cũng biết con đường tu chứng của đức Phật, từ lúc là Thái Tử rời bỏ hoàng cung cho tới khi ngài chứng ngộ ở dưới gốc Bồ Đề .. và con đường tu chứng đó, cũng đi qua rất nhiều cái học khác nhau ...

đúng là học có chỗ nhấn mạnh do người trước hiểu rõ con đường và truyền đạt lại kinh nghiệm giác ngộ của họ một cách cô đọng, nhưng con đường học tuy được chỉ rõ một số vấn đề có đặc tính CHÌA KHÓA .. vẫn phải học và vẫn phải trải nghiệm ...

vì vậy, Phật đạo tu hành tại tâm, nếu không tại tâm mà lãnh hội được những trải nghiệm, những khám phá này thì đúng là đã bỏ qua nội dung mà bạn nói là HỌC CÁI GÌ QUAN TRỌNG .. và đức Phật cũng đã nói đó là NẮM LÁ TRONG TAY ngài muốn truyền đạt rồi mà ... lỡ có hơi nhiều một tí .. thì cũng đâu bao nhiêu:

- khi chúng ta so sánh NẮM LÁ TRONG TAY với cả KHU RỪNG mà đức PHẬT đã học và biết [smile]

KLL
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
* Biến Dịch Sanh tử (Trở lại Luân Hồi. tt).

Cảm ơn ĐH KLL chia sẻ về nghĩa Biến Dịch Sanh Tử.

Vâng. Thưa các Bạn. Biến Dịch Sanh Tử có nhiều nghĩa, nên gọi là "Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử".

Theo Phật Quang Tự điển, nó có 3 nghĩa. (Ở đây chúng ta chỉ nhận một phần nhỏ ý nghĩa thuộc Lục Phàm để quán chiếu. và lượt các phần cao sâu của Tứ Thánh ).



Thưa các Bạn:

+ Chúng ta không những Sanh tử trong vòng trăm năm. Nhưng với sự quán chiếu của "Trí Bát Nhã" thì "Thời Không" và "Phương Không".- Nghĩa là Thời gian không thật có, nên già trẻ cũng chỉ là Ý NIỆM, trăm năm cũng chỉ là Ý NIỆM. Không Gian không thật có nên Tam giới để Luân Hồi trú ẩn cũng chỉ là Ý NIỆM.- Nghĩa là Sanh tử chỉ là HUYỄN. Không thật có Sanh tử.

+ Không thật có Sanh tử, nhưng trong Tâm thức chúng sanh vẫn mãi mãi có "niệm trước đổi, niệm sau dời nên gọi là Biến dịch" NIỆM NIỆM BIẾN DỊCH TRONG TÂM THỨC HẰNG HỮU .- Đó là Biến Dịch Sanh tử.

Thưa các Bạn: Trong chúng sanh cái gì "vô thường đổi khác trong từng niệm, niệm trước đổi, niệm sau dời" mà gọi là Biến Dịch Sanh tử ? Đó là CHẤP NIỆM VÔ MINH. Niệm Vô Minh ở đây chỉ cho 6 Tà niệm ( CHẤP NIỆM VÔ MINH như phần trung tâm .- Nó gắn liền ở chi SANH trong 12 Nhân Duyên. Như đồ hình sau)

7pMObm3.png


Thí dụ:

- Chúng ta đang sống, đang làm ăn lương thiện có Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.-Đó là đang ở CÕI NGƯỜI.

- Bổng dưng thấy người nghèo khổ, chúng ta phát tâm từ bi, bố thí, giúp đở.- Đó là thăng lên CÕI TRỜI.

- Đang hưởng Thiên phước bổng chúng ta muốn tranh chấp để có phước nhiều hơn.-Đó là bước sang CÕI A TU LA.

- Rồi nổi sân hận cực độ. chém giết cắn xé nhau.- Đó là đoạ CÕI SÚC SANH.

- Lại sanh lòng tham lam cực độ.-Đó là đoạ CÕI NGẠ QUỶ.

- Lại sanh lòng ngu si cực độ.-Đó là đoạ CÕI ĐỊA NGỤC.

- Đang ở Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh chợt nhớ lại chúng ta là Đệ Tử Phật, chúng ta "Tỉnh giác, Chánh Niệm, xã ly tất cả" .- Đó là Chúng ta VÃNG SANH CỰC LẠC.

Đó. Thưa các Bạn: Chúng sanh mãi xoay vòng trong 6 Ý Niệm Vô Minh đó.- Khởi Niệm chấp niệm liên tục, xoay vòng 6 Tà Niệm không có lúc nào thoát ly, và ngay trong đời sống hằng ngày, chớ không đợi Phân Đoạn Sanh tử.- Nên gọi là Biến Dịch Sanh tử . Nên Biến Dịch Sanh tử của 6 Phàm, là:

[MOVRIGHT]LỤC ĐẠO SANH TỬ LUÂN HỒI .[/MOVRIGHT]

Đây là TRẦM LUÂN SANH TỬ ( như đồ hình trước đã nói).

Khi nào chúng sanh thoát khỏi LỤC ĐẠO SANH TỬ LUÂN HỒI . thì vào được Tứ Thánh (Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát và Phật).- Đó là VĨNH THOÁT SANH TỬ LUÂN HỒI.(Bậc Tứ Thánh, có Sanh tử nhưng không có Luân Hồi. Các ngài đi theo Nhánh GIẢI THOÁT SANH TỬ như đồ hình trước đã nói)

+ Khi vào được GIẢI THOÁT SANH TỬ sẽ bước vào 2 nghĩa Biến Dịch Bất Tư Nghì phần sau, là:

“Y văn giải nghĩa, tam thế Phật oan”
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn hiền VM một ly trà:

văn quy tự tánh .. nghĩa hải triều âm

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Chỉ dựa vào"Bản Đồ Mười Pháp Giới" với cóp nhặt ngữ lục của người chết "CHỨNG MINH được cái gì?"

Nói Như LÀ HUYỄN doccoden:"ai đó" vỗ ngực cho là Hòa Thượng, Pháp Sư, Thiền Sư nào, người học Phật nào cũng không đồng ý với sự phân chia TAM GIỚI như trên thì phải:


"CHỨNG MINH (ai đó) XUẤT LY TAM GIỚi chưa vậy ta?"



Còn Như LÀ HUYỄN ngộkhông nói SUÔNG"ai đó" vào trong nầy toàn là dân"CHÉM GIÓ" không.


Như LÀ HUYỄN vô minh cũng là dân nói chém gió. Chỉ người có duyên biết rõ.

Xin tặng người có duyên:

"NHƯ LAI vốn không ĐẾN, không ĐI?
Chẳng lẽ lại XUẤT LY???????"​

haaaaaaaa, thằng điên này nói ngươi bệnh càng ngày càng nặng quả ko sai. Tâm ngươi đang vô minh làm sao kiếm được người có duyên, chẳng lẽ cả diễn đàn này mê 1 mình ngươi tỉnh. Bệnh trẻ trâu này thằng điên chuẩn bệnh khi mới hình thành và dự kiến bệnh sẽ còn kéo dài lắm nếu ko biết hạ cái tự cao ngã mạn thì bệnh càng ngày càng nặng hơn. A di đà Phật!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha hahah .. Kính bạn Hiền VM [smile]: để nghĩ coi .. nên nói thế nào đây ?

có lẽ để giải thích vấn đề này trước tiên phải định nghĩa được chữ NGÃ trước ... [smile]


NGÃ --> cũng là TÂM .. nhưng bị đòi hỏi .. TÂM đó phải có một số điều kiện "CẦN THIẾT"

- thí dụ: tui là một người cha .. thì ngã đó .. đòi hỏi phải có vợ, có con .. ..

như vậy .. NGÃ cũng là CHƠN TÂM .. nhưng bắt buộc phải bị XOAY VẦN XUNG QUANH một số điều kiện nhứt định ...


i. vì có điểm tập trung .. nên gọi là NHẤT ĐIỂM

ii. vì NGÃ có nét độc tôn .. đòi làm chủ hết cả tâm . nên cái "sức nặng của NGÃ" đó gọi là MẠNG QUYỀN

iii. cái Ý NGHĨ .. chỉ riêng cho ngã đó .. phục vụ cho cái ngã đó là TƯ ...


và mỗi khi .. cái NGÃ đó được nghĩ tới = niệm .. thì tất cả mọi lo âu, tính toán, suy tư .. vv... đều tập trung quanh đó ...

nếu cái ngã đó bị điều kiện VÔ THƯỜNG .. không thể xảy ra .. thì cái TƯ = tính toán đó .. nó sẽ tính luôn cả chuyện -->> TỤC MẠNG .. NỐI MẠNG cho cái ngã đó .. xảy ra ở một không gian .. và một thời gian ... ở trong cách suy nghĩ của cái ngã ấy ...


vì vậy .. trong đời sống bình thường của mỗi người .. đương nhiên chúng ta cũng có những cái NGÃ .. những điểm tập trung gọi là NGÃ hệt như vậy ... và đương nhiên là xung quanh ta .. cả thế giới con người đều là như vậy hết ..

muốn nói là HUYỄN ---> thì phải đúng lúc đúng thời gian .. không còn điều kiện để ngã đó xảy ra nữa .. thì nó mới là HUYỄN ...

hay nói đúng hơn .. khi NÓ LÀM CHO CHÚNG TA KHỔ QUÁ .. KHÔNG CÒN MUỐN NÓ NỮA ... thì nó là --> HUYỄN


thí dụ: một người mất vợ mất con .. lúc đầu thì đau đớn lắm . nhưng một thời gian .. cuộc sống cũng tương đối trở lại bình thường ..

trừ khi .. lâu lâu đứng trước bức tượng, mộ bia .. cũng nhớ lại và cũng BẬT KHÓC

lẽ dĩ nhiên.. người đó .. cũng TRÁNH KHÔNG MUỐN NHỚ NHIỀU NHƯ VẬY NỮA .. vì KHÓC HOÀI THÌ THỨ GÌ CHỊU NỔI ?? [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên