- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>CHƯƠNG 9
<B>ĐẠI SƯ TỈNH THƯỜNG</B>
(Tổ thứ bảy của Liên tông)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư húy Tỉnh Thường, tự Tháo Vi, con nhà họ Nhan ở Tiền Đường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 17 tuổi, Sư xuất gia thọ giới Cụ túc, giới hạnh trang nghiêm, thông suốt Luận Đại Thừa Khởi Tín, tu tập pháp Chỉ Quán của tông Thiên Thai, tiếp nối di phong của ngài Huệ Viễn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đời Tống niên hiệu Thuần Hóa, Sư trụ trì chùa Chiêu Khánh ở Tây Hồ Hàng Châu, chuyên tu Tịnh nghiệp, kết Tịnh Hạnh xã. Tướng quốc Vương Văn Đán làm người đứng đầu trong hội. Những bậc sĩ đại phu tham dự hội đều gởi thi tụng, tự xưng là đệ tử Tịnh Hạnh. Sư bèn tự chích tay lấy máu hòa với mực chép phẩm Tịnh Hạnh trong kinh Hoa Nghiêm. Mỗi khi viết một chữ, lạy ba lạy, kinh hành ba vòng, niệm danh hiệu Phật ba lần. Khi hoàn thành khắc bản, in ra ngàn quyển phân chia cho ngàn người, lại dùng gỗ hương Chiên đàn điêu khắc tượng Phật Tỳ Lô Giá Na. Lúc tượng hoàn thành, Sư quỳ dưới đất chắp tay phát nguyện rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Con cùng với đại chúng một ngàn người, tám mươi Tỷ-kheo, bắt đầu từ hôm nay phát tâm Bồ đề, cùng tận bờ mé vị lai thực hành hạnh Bồ tát. Nguyện hết thân nghiệp báo này được vãng sinh Cực Lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàn lâm Thừa chỉ Tống Bạch soạn bia. Hàn lâm Học sĩ Tô Dị Giảng viết lời tựa phẩm Tịnh Hạnh. Trạng nguyên Tôn Hà viết tên những người tham dự Tịnh Hạnh xã lên mặt sau bia đá. Pháp sư Viên ở Cô Sơn viết về hạnh nghiệp của Sư, trong ấy dẫn lời tựa của Tô Dị Giảng: "Tôi sẽ trải tóc để Ngài bước lên, khoét thân thỉnh pháp còn không sân hận, huống gì học vấn cạn cợt, văn từ quê mùa, mà lại lẫn tiếc hay sao!". Lời văn bia của Tống Bạch ghi: "Sư ngưỡng mộ ngài Huệ Viễn, khởi phát Tịnh xã ở Lô Sơn, đổi Liên Hoa thành tên Tịnh Hạnh. Ngài Huệ Viễn ở vào thời suy đồi, những người Ngài kết bạn phân nửa là ẩn sĩ. Đại sư Tỉnh Thường ở thời thanh bình, kết giao phần nhiều là các bậc thiên tài đạo đức. So với thuở trước thì hàng danh sĩ hơn nhiều; lưu lại sự nghiệp đời sau thì có rường cột tiếp nối". Từ lời nói của hai vị ấy mà xét sự hưng thịnh ở thời đó, cũng có thể thấy được phần nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư thị tịch vào ngày 12 tháng giêng năm thứ tư niên hiệu Thiên Hy (1020), hưởng thọ 62 tuổi.
<CENTER>CHƯƠNG 10
<B>THIỀN SƯ TỪ GIÁC</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư húy là Tông Trách, hiệu Từ Giác, người ở Tương Dương. Cha mất sớm, mẹ là Trần thị, được người cậu nuôi dưỡng. Thuở nhỏ học Nho, chí tiết cao vời, học vấn uyên bác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 29 tuổi, lễ Thiền sư Tú ở Trường Lô Chân Châu xuất gia, tham cứu thông suốt lẽ huyền diệu, tỏ ngộ chánh pháp nhãn tạng của Như Lai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niên hiệu Nguyện Hựu đời Tống, Sư trụ trì chùa Trường Lô, rước mẹ về phụng dưỡng ở tịnh thất phía Đông phương trượng, khuyên bà xuống tóc. Ngoài việc dâng món ngon ngọt ra, Sư còn khuyên mẹ cố gắng trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Bà mẹ mỗi ngày chuyên cần tu hành trước sau bảy năm, lúc lâm chung quả nhiên không bệnh, an lành niệm Phật qua đời. Sư tự bảo, lòng báo đáp mẫu thân đã trọn vẹn, bèn trước tác Khuyến Hiếu Văn nêu gương một trăm hai mươi vị, soạn Vĩ Giang Tập, Tọa Thiền Châm để noi theo khuôn phép của Lô Sơn. Sư kiến lập Liên Hoa Thắng Hội, khuyên tất cả tăng tục đều tu niệm Phật, chỉ dạy quán tưởng, sau đó lập ra phép tắc cho người dự hội, mỗi ngày niệm Phật A Di Đà từ một trăm câu đến một ngàn câu, từ một ngàn đến một muôn câu, hồi hướng phát nguyện cầu sinh Tịnh độ. Niệm mười câu đánh một chữ thập, đến lúc mặt trời lặn thì tính đếm tất cả số câu Phật hiệu đã niệm trong ngày lấy đó làm công khóa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm nọ, Sư nằm mộng, thấy có một người khăn đen áo trắng, dáng vẻ thanh nhã, khoảng 30 tuổi, đến vòng tay thưa rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi muốn vào hội Liên Hoa, xin Ngài ghi tên cho!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiền sư lấy sổ bộ ra, rồi hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hiền giả tên họ chi?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi tên Phổ Tuệ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi thấy ghi xong, lại nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Anh nhà cũng cầu xin ghi danh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Xin cho biết tên họ của người anh đó!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Anh tôi tên là Phổ Hiền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong liền ẩn mất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tỉnh giấc, Sư đem điềm mộng ấy thuật lại với các bậc Tôn túc rồi bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Phẩm Ly Thế Gian trong kinh Hoa Nghiêm, có hai vị Bồ tát Phổ Hiền, Phổ Tuệ, giúp tuyên dương Phật pháp. Nay tôi lập Liên Hoa Thắng Hội cùng nguyện về Tây Phương, nên cảm hai vị Đại sĩ âm thầm tán trợ!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, Ngài để tên hai vị Bồ tát vào hàng người đứng đầu trong hội. Từ đó, xa gần đều được cảm hóa.
<CENTER>CHƯƠNG 11
<B>THIỀN SƯ DIÊN THỌ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư tên Diên Thọ, tự Xung Huyền, hiệu Bảo Nhất Tử, người ở Đơn Dương, con nhà họ Vương, lúc mới sinh ra đã có nhiều điềm lạ. Khi cha mẹ tranh cãi thì từ trên giường cao lăn xuống đất, cha mẹ liền thôi. Lớn lên, làm Nho sĩ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 16 tuổi, Sư dâng Tề Thiên Phú cho Ngô Việt Vương, mọi người khen ngợi là bậc kỳ tài. Sư muốn xuất gia, cha mẹ không cho, bèn lấy dao đâm vào tim, máu tuôn lai láng. Từ đó, Sư tuyệt dứt việc ăn mặn. Cuối cùng cũng toại chí.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 34 tuổi, nương theo Thiền sư Thúy Nham ở chùa Long Sách xuống tóc, thọ giới Cụ túc. Buổi sáng Sư phục vụ đại chúng; ban đêm tu tập Thiền định. Nhân xem Luận Đại Trí Độ nói: " Khi Phật còn tại thế, có một ông lão cầu xin xuất gia. Xá Lợi Phất không cho. Đức Phật xét thấy người này kiếp xưa làm tiều phu bị cọp rượt đuổi, ông leo lên cây thất thinh niệm "Nam mô Phật". Do có điều lành nhỏ ấy, nên gặp Phật được độ, đắc quả A-la-hán”. Sư xét nghĩ, những chúng sinh bị nghiệp ràng buộc nơi thế gian chẳng thể giải thoát, chỉ có dùng pháp niệm Phật dễ dẫn dắt hóa độ, bèn in hình tháp Di Đà bốn mươi vạn bản, khuyên người lễ niệm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một hôm, khi đang kinh hành trong sám đường, bỗng thấy hoa sen trên tay tượng Bồ tát Phổ Hiền, nhân đó nghĩ về nguyện xưa, tiến thối chưa quyết định. Sư bèn làm hai lá thăm, một lá đề "Nhất tâm Thiền định", lá kia đề "Vạn thiện sinh Tịnh Độ". Đến nửa đêm, trong lòng thầm nguyện, trong hai con đường này, đường nào công hạnh được thành tựu thì phải bốc trúng bảy lần. Đến khi rút thăm, luôn bảy lần Sư đều bốc nhằm lá "Vạn thiện sinh Tịnh Độ". Từ đó, mỗi ngày Sư tụng kinh, lễ Phật, niệm Phật, thuyết giới, thí thực, phóng sinh, làm một trăm lẻ tám việc lợi ích, chưa lúc nào bê trễ. Việt Vương thỉnh Sư trụ trì chùa Tịnh Từ, ban hiệu là Thiền sư Trí Giác. Sư dung hội yếu nghĩa của ba tông, trước tác Tông Cảnh Lục 100 quyển, Vạn Thiện Đồng Quy Tập, Thần Thê An Dưỡng Phú… gồm 97 quyển, đều được lưu hành ở đời. Sư chí thành tha thiết chuyên đem pháp niệm Phật khuyên bảo mọi người đồng sinh Tịnh độ. Người đời khen ngợi là: "Mẫu mực của Tông môn, bậc siêu xuất trong Tịnh độ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc lâm chung, Sư dự biết ngày giờ, rất nhiều sự thù thắng. Khi trà tỳ, xá lợi vô số.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một vị tăng qua đời, nơi cõi U minh thấy phía bên trái trong điện, Diêm Vương đang cúng dường và ân cần lễ bái một bức họa hình vị tăng, bảo là: "Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ, đã vãng sinh Thượng phẩm nơi Tây Phương, nên tôi kính lễ!".
<CENTER>CHƯƠNG 12
<B>SÁM CHỦ TỪ VÂN</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư húy Tuân Thức, tự Tri Bạch, họ Diệp, người ở huyện Lâm Hải tại Thai Châu, hiệu là Sám chủ Từ Vân. Mẹ Ngài cầu xin nơi Bồ tát Quán Âm mà sinh được Pháp sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 18 tuổi, đến cầu xin xuất gia với Hòa thượng Nghĩa Toàn ở núi Đông Dịch. Ban đầu ở chùa Thiền Lâm học tập giới luật, sau đó vào chùa Quốc Thanh, trước tượng Bồ tát Phổ Hiền đốt ngón tay, thệ nguyện tu tập giáo pháp tông Thiên Thai. Sư học vấn cao thâm, hành trì kham khổ, tiếng tăm vang khắp hai vùng Triết Đông, Tây; học tập rộng sâu về giáo quán, chuyên chí nơi Tịnh độ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư từng kiết thất chín mươi ngày, tu hành pháp Ban Chu Tam muội, chuyên cần tinh tấn đến nỗi chân nứt, miệng ói máu, lấy cái chết làm kỳ hạn. Bỗng một hôm, Sư dường như nằm mộng, thấy Bồ tát Quán Âm mặc áo trắng hiện thân đưa tay vào miệng Sư kéo ra vài con lãi, đầu ngón tay của Bồ tát rịn nước cam lồ nhiễu vào miệng. Sư nghe trong mình khỏe khoắn, tâm thần an định. Từ đây, bệnh cũ liền khỏi. Sau đó, do công đức lễ sám, đỉnh đầu của Sư nhô cao hơn một tấc, hai tay dài quá gối, tiếng nói như chuông ngân, đều khác với trước kia. Mọi người ai cũng khen ngợi kính ngưỡng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư xây dựng chùa Thiên Trúc mấy trăm gian. Ba lần trải qua nạn giặc, mỗi khi chùa bị đốt thì lửa tự tắt, đó là do nguyện lực kiên cố mà ra. Lúc Sư đang giáo hóa, người trong núi thấy ngôi sao lớn rơi xuống ngọn Linh Thứu. Sư hóa độ đệ tử được một trăm người, học trò một ngàn vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc sắp lâm chung, Sư dâng hương chiêm ngưỡng Thánh tượng, dặn dò rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chư Phật mười phương đồng trụ nơi chân thật. Xin các Ngài trụ nơi chân thật ấy mà nhận một nén hương này. Chư Phật chứng minh cho con vãng sinh An Dưỡng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có người hỏi chỗ về, Sư đáp về Tịnh độ Thường Tịch Quang.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tối hôm ấy, Sư ngồi kiết già thị tịch, nhằm vào niên hiệu Thiên Thánh, hưởng thọ 69 tuổi, hạ lạp 50.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư có trước tác Vãng Sinh Tịnh Độ Quyết Nghi Hạnh Nguyện Nhị Môn và Tịnh Độ Sám Pháp, Kim Quang Minh Sám Nghi, Quán Âm Sám Nghi. Các bản ấy đều được lưu hành ở đời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tông phong và giáo nghĩa của tông Thiên Thai hưng thịnh nơi đất Ngô Việt, thật do đạo đức của Đại sư Từ Vân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xem trong Quyết Nghi Hạnh Nguyện Nhị Môn dẫn lời kinh nói: "Tìm khắp mười phương không có thừa nào khác, chỉ có một Phật thừa". Đó là nói về pháp môn Tịnh độ này chăng? Sám chủ tỏ ngộ cõi Thường Tịch Quang nơi bản tánh, đi vào cõi Phật thanh tịnh duy tâm. Lợi mình lợi người, Sự Lý vô ngại. Trước thuật mấy trăm thiên, mỗi khi phát ngôn đều lấy Tịnh độ làm tông chỉ hướng về. Xiển dương rộng rãi giáo lý của các kinh, giáo hóa khắp tất cả. Từ khi Sám văn lưu truyền ở đời, người vãng sinh Tịnh độ chẳng biết mấy ngàn muôn. Nối tiếp đạo pháp của tông Thiên Thai, tán dương sự giáo hóa về Tịnh độ trên đời chưa ai sánh kịp với Sư!</P>
</span></span>
<CENTER>CHƯƠNG 9
<B>ĐẠI SƯ TỈNH THƯỜNG</B>
(Tổ thứ bảy của Liên tông)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư húy Tỉnh Thường, tự Tháo Vi, con nhà họ Nhan ở Tiền Đường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 17 tuổi, Sư xuất gia thọ giới Cụ túc, giới hạnh trang nghiêm, thông suốt Luận Đại Thừa Khởi Tín, tu tập pháp Chỉ Quán của tông Thiên Thai, tiếp nối di phong của ngài Huệ Viễn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đời Tống niên hiệu Thuần Hóa, Sư trụ trì chùa Chiêu Khánh ở Tây Hồ Hàng Châu, chuyên tu Tịnh nghiệp, kết Tịnh Hạnh xã. Tướng quốc Vương Văn Đán làm người đứng đầu trong hội. Những bậc sĩ đại phu tham dự hội đều gởi thi tụng, tự xưng là đệ tử Tịnh Hạnh. Sư bèn tự chích tay lấy máu hòa với mực chép phẩm Tịnh Hạnh trong kinh Hoa Nghiêm. Mỗi khi viết một chữ, lạy ba lạy, kinh hành ba vòng, niệm danh hiệu Phật ba lần. Khi hoàn thành khắc bản, in ra ngàn quyển phân chia cho ngàn người, lại dùng gỗ hương Chiên đàn điêu khắc tượng Phật Tỳ Lô Giá Na. Lúc tượng hoàn thành, Sư quỳ dưới đất chắp tay phát nguyện rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Con cùng với đại chúng một ngàn người, tám mươi Tỷ-kheo, bắt đầu từ hôm nay phát tâm Bồ đề, cùng tận bờ mé vị lai thực hành hạnh Bồ tát. Nguyện hết thân nghiệp báo này được vãng sinh Cực Lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàn lâm Thừa chỉ Tống Bạch soạn bia. Hàn lâm Học sĩ Tô Dị Giảng viết lời tựa phẩm Tịnh Hạnh. Trạng nguyên Tôn Hà viết tên những người tham dự Tịnh Hạnh xã lên mặt sau bia đá. Pháp sư Viên ở Cô Sơn viết về hạnh nghiệp của Sư, trong ấy dẫn lời tựa của Tô Dị Giảng: "Tôi sẽ trải tóc để Ngài bước lên, khoét thân thỉnh pháp còn không sân hận, huống gì học vấn cạn cợt, văn từ quê mùa, mà lại lẫn tiếc hay sao!". Lời văn bia của Tống Bạch ghi: "Sư ngưỡng mộ ngài Huệ Viễn, khởi phát Tịnh xã ở Lô Sơn, đổi Liên Hoa thành tên Tịnh Hạnh. Ngài Huệ Viễn ở vào thời suy đồi, những người Ngài kết bạn phân nửa là ẩn sĩ. Đại sư Tỉnh Thường ở thời thanh bình, kết giao phần nhiều là các bậc thiên tài đạo đức. So với thuở trước thì hàng danh sĩ hơn nhiều; lưu lại sự nghiệp đời sau thì có rường cột tiếp nối". Từ lời nói của hai vị ấy mà xét sự hưng thịnh ở thời đó, cũng có thể thấy được phần nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư thị tịch vào ngày 12 tháng giêng năm thứ tư niên hiệu Thiên Hy (1020), hưởng thọ 62 tuổi.
<CENTER>CHƯƠNG 10
<B>THIỀN SƯ TỪ GIÁC</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư húy là Tông Trách, hiệu Từ Giác, người ở Tương Dương. Cha mất sớm, mẹ là Trần thị, được người cậu nuôi dưỡng. Thuở nhỏ học Nho, chí tiết cao vời, học vấn uyên bác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 29 tuổi, lễ Thiền sư Tú ở Trường Lô Chân Châu xuất gia, tham cứu thông suốt lẽ huyền diệu, tỏ ngộ chánh pháp nhãn tạng của Như Lai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niên hiệu Nguyện Hựu đời Tống, Sư trụ trì chùa Trường Lô, rước mẹ về phụng dưỡng ở tịnh thất phía Đông phương trượng, khuyên bà xuống tóc. Ngoài việc dâng món ngon ngọt ra, Sư còn khuyên mẹ cố gắng trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Bà mẹ mỗi ngày chuyên cần tu hành trước sau bảy năm, lúc lâm chung quả nhiên không bệnh, an lành niệm Phật qua đời. Sư tự bảo, lòng báo đáp mẫu thân đã trọn vẹn, bèn trước tác Khuyến Hiếu Văn nêu gương một trăm hai mươi vị, soạn Vĩ Giang Tập, Tọa Thiền Châm để noi theo khuôn phép của Lô Sơn. Sư kiến lập Liên Hoa Thắng Hội, khuyên tất cả tăng tục đều tu niệm Phật, chỉ dạy quán tưởng, sau đó lập ra phép tắc cho người dự hội, mỗi ngày niệm Phật A Di Đà từ một trăm câu đến một ngàn câu, từ một ngàn đến một muôn câu, hồi hướng phát nguyện cầu sinh Tịnh độ. Niệm mười câu đánh một chữ thập, đến lúc mặt trời lặn thì tính đếm tất cả số câu Phật hiệu đã niệm trong ngày lấy đó làm công khóa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm nọ, Sư nằm mộng, thấy có một người khăn đen áo trắng, dáng vẻ thanh nhã, khoảng 30 tuổi, đến vòng tay thưa rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi muốn vào hội Liên Hoa, xin Ngài ghi tên cho!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiền sư lấy sổ bộ ra, rồi hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hiền giả tên họ chi?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi tên Phổ Tuệ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi thấy ghi xong, lại nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Anh nhà cũng cầu xin ghi danh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Xin cho biết tên họ của người anh đó!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Anh tôi tên là Phổ Hiền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong liền ẩn mất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tỉnh giấc, Sư đem điềm mộng ấy thuật lại với các bậc Tôn túc rồi bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Phẩm Ly Thế Gian trong kinh Hoa Nghiêm, có hai vị Bồ tát Phổ Hiền, Phổ Tuệ, giúp tuyên dương Phật pháp. Nay tôi lập Liên Hoa Thắng Hội cùng nguyện về Tây Phương, nên cảm hai vị Đại sĩ âm thầm tán trợ!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, Ngài để tên hai vị Bồ tát vào hàng người đứng đầu trong hội. Từ đó, xa gần đều được cảm hóa.
<CENTER>CHƯƠNG 11
<B>THIỀN SƯ DIÊN THỌ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư tên Diên Thọ, tự Xung Huyền, hiệu Bảo Nhất Tử, người ở Đơn Dương, con nhà họ Vương, lúc mới sinh ra đã có nhiều điềm lạ. Khi cha mẹ tranh cãi thì từ trên giường cao lăn xuống đất, cha mẹ liền thôi. Lớn lên, làm Nho sĩ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 16 tuổi, Sư dâng Tề Thiên Phú cho Ngô Việt Vương, mọi người khen ngợi là bậc kỳ tài. Sư muốn xuất gia, cha mẹ không cho, bèn lấy dao đâm vào tim, máu tuôn lai láng. Từ đó, Sư tuyệt dứt việc ăn mặn. Cuối cùng cũng toại chí.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 34 tuổi, nương theo Thiền sư Thúy Nham ở chùa Long Sách xuống tóc, thọ giới Cụ túc. Buổi sáng Sư phục vụ đại chúng; ban đêm tu tập Thiền định. Nhân xem Luận Đại Trí Độ nói: " Khi Phật còn tại thế, có một ông lão cầu xin xuất gia. Xá Lợi Phất không cho. Đức Phật xét thấy người này kiếp xưa làm tiều phu bị cọp rượt đuổi, ông leo lên cây thất thinh niệm "Nam mô Phật". Do có điều lành nhỏ ấy, nên gặp Phật được độ, đắc quả A-la-hán”. Sư xét nghĩ, những chúng sinh bị nghiệp ràng buộc nơi thế gian chẳng thể giải thoát, chỉ có dùng pháp niệm Phật dễ dẫn dắt hóa độ, bèn in hình tháp Di Đà bốn mươi vạn bản, khuyên người lễ niệm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một hôm, khi đang kinh hành trong sám đường, bỗng thấy hoa sen trên tay tượng Bồ tát Phổ Hiền, nhân đó nghĩ về nguyện xưa, tiến thối chưa quyết định. Sư bèn làm hai lá thăm, một lá đề "Nhất tâm Thiền định", lá kia đề "Vạn thiện sinh Tịnh Độ". Đến nửa đêm, trong lòng thầm nguyện, trong hai con đường này, đường nào công hạnh được thành tựu thì phải bốc trúng bảy lần. Đến khi rút thăm, luôn bảy lần Sư đều bốc nhằm lá "Vạn thiện sinh Tịnh Độ". Từ đó, mỗi ngày Sư tụng kinh, lễ Phật, niệm Phật, thuyết giới, thí thực, phóng sinh, làm một trăm lẻ tám việc lợi ích, chưa lúc nào bê trễ. Việt Vương thỉnh Sư trụ trì chùa Tịnh Từ, ban hiệu là Thiền sư Trí Giác. Sư dung hội yếu nghĩa của ba tông, trước tác Tông Cảnh Lục 100 quyển, Vạn Thiện Đồng Quy Tập, Thần Thê An Dưỡng Phú… gồm 97 quyển, đều được lưu hành ở đời. Sư chí thành tha thiết chuyên đem pháp niệm Phật khuyên bảo mọi người đồng sinh Tịnh độ. Người đời khen ngợi là: "Mẫu mực của Tông môn, bậc siêu xuất trong Tịnh độ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc lâm chung, Sư dự biết ngày giờ, rất nhiều sự thù thắng. Khi trà tỳ, xá lợi vô số.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một vị tăng qua đời, nơi cõi U minh thấy phía bên trái trong điện, Diêm Vương đang cúng dường và ân cần lễ bái một bức họa hình vị tăng, bảo là: "Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ, đã vãng sinh Thượng phẩm nơi Tây Phương, nên tôi kính lễ!".
<CENTER>CHƯƠNG 12
<B>SÁM CHỦ TỪ VÂN</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư húy Tuân Thức, tự Tri Bạch, họ Diệp, người ở huyện Lâm Hải tại Thai Châu, hiệu là Sám chủ Từ Vân. Mẹ Ngài cầu xin nơi Bồ tát Quán Âm mà sinh được Pháp sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm 18 tuổi, đến cầu xin xuất gia với Hòa thượng Nghĩa Toàn ở núi Đông Dịch. Ban đầu ở chùa Thiền Lâm học tập giới luật, sau đó vào chùa Quốc Thanh, trước tượng Bồ tát Phổ Hiền đốt ngón tay, thệ nguyện tu tập giáo pháp tông Thiên Thai. Sư học vấn cao thâm, hành trì kham khổ, tiếng tăm vang khắp hai vùng Triết Đông, Tây; học tập rộng sâu về giáo quán, chuyên chí nơi Tịnh độ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư từng kiết thất chín mươi ngày, tu hành pháp Ban Chu Tam muội, chuyên cần tinh tấn đến nỗi chân nứt, miệng ói máu, lấy cái chết làm kỳ hạn. Bỗng một hôm, Sư dường như nằm mộng, thấy Bồ tát Quán Âm mặc áo trắng hiện thân đưa tay vào miệng Sư kéo ra vài con lãi, đầu ngón tay của Bồ tát rịn nước cam lồ nhiễu vào miệng. Sư nghe trong mình khỏe khoắn, tâm thần an định. Từ đây, bệnh cũ liền khỏi. Sau đó, do công đức lễ sám, đỉnh đầu của Sư nhô cao hơn một tấc, hai tay dài quá gối, tiếng nói như chuông ngân, đều khác với trước kia. Mọi người ai cũng khen ngợi kính ngưỡng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư xây dựng chùa Thiên Trúc mấy trăm gian. Ba lần trải qua nạn giặc, mỗi khi chùa bị đốt thì lửa tự tắt, đó là do nguyện lực kiên cố mà ra. Lúc Sư đang giáo hóa, người trong núi thấy ngôi sao lớn rơi xuống ngọn Linh Thứu. Sư hóa độ đệ tử được một trăm người, học trò một ngàn vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc sắp lâm chung, Sư dâng hương chiêm ngưỡng Thánh tượng, dặn dò rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chư Phật mười phương đồng trụ nơi chân thật. Xin các Ngài trụ nơi chân thật ấy mà nhận một nén hương này. Chư Phật chứng minh cho con vãng sinh An Dưỡng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có người hỏi chỗ về, Sư đáp về Tịnh độ Thường Tịch Quang.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tối hôm ấy, Sư ngồi kiết già thị tịch, nhằm vào niên hiệu Thiên Thánh, hưởng thọ 69 tuổi, hạ lạp 50.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư có trước tác Vãng Sinh Tịnh Độ Quyết Nghi Hạnh Nguyện Nhị Môn và Tịnh Độ Sám Pháp, Kim Quang Minh Sám Nghi, Quán Âm Sám Nghi. Các bản ấy đều được lưu hành ở đời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tông phong và giáo nghĩa của tông Thiên Thai hưng thịnh nơi đất Ngô Việt, thật do đạo đức của Đại sư Từ Vân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xem trong Quyết Nghi Hạnh Nguyện Nhị Môn dẫn lời kinh nói: "Tìm khắp mười phương không có thừa nào khác, chỉ có một Phật thừa". Đó là nói về pháp môn Tịnh độ này chăng? Sám chủ tỏ ngộ cõi Thường Tịch Quang nơi bản tánh, đi vào cõi Phật thanh tịnh duy tâm. Lợi mình lợi người, Sự Lý vô ngại. Trước thuật mấy trăm thiên, mỗi khi phát ngôn đều lấy Tịnh độ làm tông chỉ hướng về. Xiển dương rộng rãi giáo lý của các kinh, giáo hóa khắp tất cả. Từ khi Sám văn lưu truyền ở đời, người vãng sinh Tịnh độ chẳng biết mấy ngàn muôn. Nối tiếp đạo pháp của tông Thiên Thai, tán dương sự giáo hóa về Tịnh độ trên đời chưa ai sánh kịp với Sư!</P>