- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>CHƯƠNG 2
<B>PHÂN BIỆT RÕ THÂN TÂM CHÂN VỌNG</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói về thân thì có Pháp thân, có Sắc thân. Truyền Đại sĩ nói rằng: <I>"Trí tỏ rõ cảnh chân thật, cùng tận pháp làm thân nên gọi là Pháp thân. Thân do cha mẹ sanh ra, hư huyễn không thân nên gọi là Sắc thân".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói về tâm thì có chân tâm, vọng tâm. Chân tâm sáng suốt nhiệm mầu, rỗng rang linh thông, nên gọi là chân tâm. Theo cảnh sanh diệt, chợt có chợt không nên gọi là vọng tâm. Tổ sư khuyên niệm Phật Tam muội, ở trong chân tâm của chính mình lưu xuất một câu A Di Đà, mỗi niệm mỗi niệm quán chiếu, mỗi pháp mỗi pháp dung thông, như thế gọi là: <I>"Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, ở trong một niệm thành tựu Phổ Hiện Sắc thân Tam muội"</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thời nay, có một hạng người chẳng biết chân vọng, nhận lầm sắc thân là ta, lấy vọng niệm làm cứu cánh. Phần nhiều là hít thở xoa bóp, làm dáng làm vẻ mà hy vọng thành đạo, không phải là sai lầm lắm sao! Thật đáng gọi là bỏ vàng ròng, lượm ngòi gạch.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói chung, người học đạo cần phải phân biệt rõ thật giả, cho nên trong Tông Cảnh Lục nói: "Tu đạo lấy tâm làm tông, cần phải xét nét chính chắn đạo lý cứu cánh. Từ mặt hữu tình giới, chân vọng dường như phân chia, không thể cho là đồng nhau. Có người lạm dụng Viên Giác, vàng và khoáng đều đốt thì mới phân biệt thật giả, cát và gạo đều nấu thì sống chín khác nhau. Tam thừa mộ đạo, cái thấy có khác, lầm nhận vọng tâm làm chân thật. Vì như nhận giặc làm con, bị cướp hết tài sản; cho mắt cá là ly châu, làm mê mờ mắt trí huệ. Bèn khiến cho những kẻ ngu si rơi vào trùng quan khó thoát, những người tà hiểm chìm đắm trong dòng sống kiến chấp, đùa giỡn trong căn nhà cũ mục rực lửa, quên khổ đau, quên mệt mỏi; nằm mộng lớn trong đêm dài mà chẳng biết lúc tỉnh. Mê tâm mê tánh đều do chấp vào suy nghĩ phan duyên làm tâm mình, bỏ quên chân tâm mà dính mắc vào nơi thinh sắc. Đó là lỗi lầm của phàm phu và ngoại đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoặc có những người học giáo pháp, học Thiền tông, chấp vào phương tiện của Phật, như mắc vào lưới không thể thoát ra được. Năm thừa<SUP><B>(143) đối với Bốn cơ<SUP><B>(144)</B></SUP></B></SUP>, vượt qua một niệm hiện giờ mà chạy xa ba a tăng kỳ, luống công nhọc nhằn trong Đại kiếp<SUP><B>(145)</B></SUP>. Rời Bảo sở ngưng trệ mãi nơi Hóa thành, mệt mỏi trên con đường dài xa. Đó là lỗi lầm mê muội đi theo vọng tâm, không thấu suốt chân tâm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài Phú về tâm của thiền sư Vĩnh Minh nói:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Tánh chẳng tạo tác, Lý thật dung thông
Người thấu rõ, ngay nơi động mà tĩnh
Kẻ mê muội cho Tây là Đông
Mặc biển cạn non dời, cũng chưa phải sức lực vô vi
Dẫu đi mây đạp nước, đều là thần thông hữu lậu
Phân biệt ngọc, cần phải rõ chân
Tìm kiếm châu, nước nên lóng lặng
Nếu hướng ngoại cảnh để tìm tâm
Nào biết hoa đốm là do mắt nhặm
Thuận Pháp giới tánh, thuận chân như tâm.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như thế thì nhanh chóng vào biển đại từ bi của Như Lai. So với những kẻ dính mắc hình tướng và tu hành trên đãy da hôi thối, lẽ nào có thể cùng bàn luận được?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(143) <B>Năm thừa</B>:
<p style="padding-left: 69px;">a. Nhân thừa: Tức lợi ích thiết thực ngay trong đời này và cả đời sau.
b. Thiên thừa: Tức giáo pháp dạy chúng ta tu để được sanh về cõi trời.
c. Thanh văn thừa; và d. Duyên giác thừa: Hai giáo pháp này đều dạy chúng ta tu để giải thoát sanh tử.
e. Bồ tát thừa: Tức giáo pháp dạy chúng ta tu vừa lợi mình vừa lợi người, cuối cùng đều đi đến giác ngộ giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(144) <B>Bốn cơ</B>: Bốn căn cơ:
<p style="padding-left: 69px;">a. Cơ Trời, Người: Không làm điều ác, thực hành các việc lành.
b. Cơ Nhị thừa: Chán ghét sanh tử, ưa cầu Niết Bàn.
c. Cơ Bồ tát: Trước làm lợi ích mọi người, từ bi nhân ái.
d. Cơ Phật: Đối với tất cả các pháp quán xét lý Trung đạo thật tướng, chấm dứt mọi mê lầm, vượt khỏi sanh tử.
<P style="TEXT-INDENT: 22pt; TEXT-ALIGN: justify">(145) <B>Đại kiếp</B>: Vốn là đơn vị thời gian rất dài của Bà la môn giáo ở Ấn Độ thời xưa. Về sau, Phật giáo dùng theo và coi đó là thời gian không thể tính toán được bằng năm tháng.
<CENTER>CHƯƠNG 3
<B>BIỆN MINH TAM BẢO</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong giáo lý nói:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Các đức Phật mười phương
Những kinh điểm viên mãn
Tăng Đại thừa Bồ tát
Công đức khó nghĩ bàn!</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <B>Đồng thể Tam Bảo</B> nghĩa là lý chân như tự tánh bản giác, gọi là Phật bảo; đức dụng khuôn phép tự tánh chân chánh, goi là Pháp bảo; hòa hợp không tranh cãi, tự tánh thanh tịnh, gọi là Tăng bảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <B>Xuất thế gian Tam Bảo</B>: Nghĩa là Pháp thân, Báo thân và Hóa thân, tùy loại ứng hiện đó là Phật bảo; giáo nghĩa Lục độ, Tứ đế, Duyên sinh đó là Pháp bảo; Bồ tát Thập địa<SUP><B>(146)</B></SUP>, Tứ hướng<SUP><B>(147)</B></SUP>, Ngũ quả<SUP><B>(148)</B></SUP> gọi là Tăng bảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. <B>Thế gian trụ trì Tam Bảo</B>: Nghĩa là tranh vẽ, hình tượng Phật, gọi là Phật bảo; kinh sách giáo lý gọi là Pháp bảo; những người cạo tóc, mặc áo nhuộm, gọi là Tăng bảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người trở về nương tựa Tam Bảo thì chư Thiên hộ trì; người cúng dường Tam Bảo, được phước điền vô lượng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay có những kẻ ngu không hiểu, ngụy soạn kinh <I>Chân Tông Diệu Nghĩa</I>, nói càn: tinh là Phật bảo, khí là pháp bảo, thần là tăng bảo. Lần lượt truyền trao học tập, đến nỗi khiến cho những người lành tin theo tà thuyết này chẳng còn tôn kính Tam Bảo. Thật đáng thương xót!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu như không tôn kính Thế gian Tam Bảo ắt tự mê muội tâm mình, đã tự mê muội tâm mình thì quên mất bản tánh, làm sao đạt được Đồng thể và Xuất Thế gian Tam Bảo? Tự dối gạt mình còn có thể, lại đi dối gạt người khác, đó gọi là: làm lầm lạc con đường chân chánh của Người và Trời, làm mù tối đôi mắt của Nhân Thiên, mê muội đối với giáo lý nhân quả chân thật, khiến lu mờ nếp tinh thuần Định Tuệ. Sự tai hại lỗi lầm không gì hơn điều này!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật nói: <I>"Tất cả chúng sanh nếu không trở về nương tựa Tam Bảo thì muôn kiếp rơi vào đường ác"</I>. Huống chi, ngài Từ Chiếu biên tập từ nơi kinh điển soạn thành Sám nghi, khiến cho người học y theo nghĩa lý vi diệu sâu xa trong kinh điển Đại thừa. Từ thân này cho đến lúc thành Phật, vì chúng sanh trong pháp giới trở về nương tựa Phật thường trụ, trở về nương tựa Pháp thường trụ, trở về nương tựa Tăng thường trụ. Người tốt có lòng tin chân chánh đã được nghe, nghe rồi đọc tụng lễ bái, cố nhiên tự tôn kính, tự tin tưởng. Ngay nơi tâm kính tin này, bắt đầu có thể gần gũi nơi Phật đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu thấy tất cả các tượng Phật, nên khởi ý tưởng là Như Lai, thấy tất cả kinh giáo nên sinh ý tưởng khó gặp gỡ, thấy tất cả Tỳ kheo nên khởi ý tưởng là Tổ sư. Phải nên lễ bái cúng dường không được xem thường, dùng sự trang nghiêm của Phật mà trang nghiêm mình, như thế Nhất thể Tam Bảo duy tâm đầy đủ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu như chấp vào cái thấy thấp kém, chẳng rõ cội gốc, vọng tin theo tà giáo, làm nghi ngờ lầm lạc người sau, tất tự chuốc lấy trầm luân chìm mãi trong nẻo ác. Đó là lỗi của ai?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(146) <B>Thập địa</B>: Mười giai vị Bồ tát nói trong kinh <I>Hoa Nghiêm</I>:
<p style="padding-left: 69px;">a. Hoan hỷ địa: Giai vị mới lên bậc Thánh, liền sanh tâm hoan hỷ.
b. Ly cấu địa: Giai vị lìa bỏ tâm sai lầm, phá giới, phiền não cấu.
c. Minh địa: Giai vị nhờ thiền định mà được ánh sáng trí tuệ, tu Tam huệ văn, tư, tu khiến cho chân lý dần sáng tỏ.
d. Diệm địa: Giai vị lìa bỏ kiến giải phân biệt của ba địa trước, dùng lửa trí tuệ thiêu đốt củi phiền não, nhờ đó mà giác ngộ được bản thể trí tuệ.
e. Nan thắng địa: Giai vị đã được chánh trí nên khó có thể siêu xuất được nữa.
f. Hiện tiền địa: Giai vị nghe Bát nhã Ba la mật, hiện tiền sinh khởi đại trí.
g. Viễn hành địa: Giai vị tu hạnh Vô tướng, tâm tác dụng xa lìa thế gian. Giai vị này trên không còn Bồ đề để cầu, dưới không cầu chúng sanh để cứu độ, do đó mà chìm đắm trong Vô tướng tịch diệt, có cái lo không thể tu hành. Đây gọi là nạn Thất địa trầm không.
h. Bất động địa:: Giai vị không ngừng sanh khởi trí tuệ Vô tướng tuyệt đối, không bị phiền não làm lay động.
i. Thiện huệ địa: Bồ tát dùng năng lực vô ngại để thuyết pháp, hoàn thành hạnh lợi tha, là giai vị mà tác dụng trí tuệ được tự tại.
j. Pháp văn địa: Giai vị được đại Pháp thân, có năng lực tự tại.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(147) <B>Tứ hướng</B>: Hướng nghĩa là đang tiến lên, hướng tới quả vị, gồm: Tu đà hoàn hướng, Tư đà hàm hướng, A na hàm hướng và A la hán hướng.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(148) <B>Ngũ quả</B>: Năm quả vị. Chỉ cho bốn quả hữu vi, sáu nhân sanh ra và một quả vô vi nhờ đạo lực mà chứng được. Đó là:
<p style="padding-left: 69px;">a. Quả đẳng lưu: cũng gọi là quả Y, quả Tập.
b. Quả Dị thục: Cũng gọi là quả Báo.
c. Quả ly hệ</I>: Cũng gọi là quả Giải thoát.
d. Quả Sĩ dụng: Cũng gọi là quả Sỉ phu, quả Công dụng.
e. Quả Tăng thượng
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong năm quả trên, quả Ly hệ thuộc về quả vô vi, bốn quả còn lại thuộc quả hữu vi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Theo luận <I>Câu Xá</I>, trong bốn quả hữu vi thì quả Đẳng lưu là từ hai nhân Đồng loại và Biến hành trong sáu nhân mà sanh ra; quả Dị thục thì từ nhân Dị thục mà ra; quả Sĩ dụng từ hai nhân Câu hữu và Tướng ứng mà ra; quả Tăng thượng thì từ nhân Năng tác mà ra, còn quả Ly hệ thì không do sáu nhân sinh ra, chỉ nhờ đạo lực mà chứng được Trạch diệt vô vi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng luận <I>Thành Duy Thức</I> thì cho rằng năm quả là do mười nhân và bốn duyên sinh ra. Trong đó, quả Dị thục là do nhân dắt dẫn, nhân sinh khởi, nhân định dị, nhân đồng sự và nhân không trái nhau sinh ra; quả Đẳng lưu thì từ nhân dẫn dắt, nhân sinh khởi, nhân nhiếp thọ, nhân dẫn phát, nhân định dị, nhân đồng sự và nhân không trái nhau sinh ra; quả Ly hệ thì từ các nhân: nhiếp thọ, dẫn dắt, định dị, đồng sự và không trái nhau sinh ra; riêng quả Tăng thượng thì do cả mười nhân sinh ra; còn quả Sĩ dụng thì hoặc từ các nhân: quan đãi, nhiếp thọ, đồng sự, không trái nhau sinh ra hoặc do các nhân: quan đãi, dắt dẫn, sinh khởi, nhiếp thọ, dẫn phát, định đị, đồng sự và không trái nhau sinh ra.
<CENTER>CHƯƠNG 4
<B>BIỆN BIỆT THẤY NGHE HIỂU BIẾT</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bậc Cao đức ngày xưa nói: <I>"Ở nơi thai gọi là thân, ở nơi đời gọi là người, ở nơi mắt gọi là thấy, ở nơi tai gọi là nghe, ở nơi mũi thì ngửi mùi, ở nơi lưỡi thì luận bàn, ở nơi tay thì nắm bắt, ở nơi chân thì đi chạy. Hiện khắp của bao trùm pháp giới, thâu nhiếp lại ở một vi trần. Người tỏ rõ thì biết là Phật tánh, kẻ không hiểu gọi là linh hồn".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Gần đây, có một hạng người ngu không biết nghĩa lý của Phật, ngầm ở trong pháp giới của ta chuyên lấy việc truyền thọ làm tông, nói càn nơi sáu căn thấy tánh, chỉ tứ đại sắc thân là thể Phật, tự lập ba mươi sáu quan, bảy mươi hai tín, ghép vào những việc quái dị, lừa dối làm mê hoặc người lành. Nói càn rằng: thịt bên này máy động thì ai đó sẽ đến, chỗ bên kia đau đớn thì việc gì đó đã xảy ra, nói rằng biết trước kiết hung họa phước. Người ngu nghe được cho là Phật pháp linh cảm, hết lòng tin tưởng, bố thí cúng dường, truyền bá lời nói tà mị này, ghi nhớ trong lòng chưa từng tạm bỏ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đâu biết rằng, tánh Phật chân thật thanh tịnh lặng yên, vì có thân hư vọng nên có vọng thức, che lấp bản tánh, chẳng thấy ánh sáng trí tuệ. Một niệm tâm rỗng không gọi là ngộ đạo, kinh <I>Lăng Nghiêm</I> nói: <I>"Thấy biết mà lập thấy biết là cội gốc vô minh; thấy biết mà không lập thấy biết, đó là Niết bàn".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thế, Tổ sư lập giáo chỉ lấy niệm Phật Tam muội làm chánh tông, chưa từng có mảy may pháp thật để ràng buộc người. Đâu ngờ, kẻ thế tục ngu mê chẳng rõ tông chỉ, bỏ trung hiếu không thực hành, trái nhân nghĩa không tu tập, giả danh Liên tông, thực hành những pháp khác biệt, tham cầu âm thầm cảm ứng, lấy việc kỳ quái để mê hoặc người. Thế nên, tạo thành những việc tà ma yêu mị, dựa vào thân người nhiễu loạn chánh tín, do đó đều bị ma nhiếp phục. Thật đáng buồn thay!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người tu Tịnh nghiệp nên khéo léo xét suy chánh tà, lấy việc cứu xét tâm tánh làm bổn phận, phân biệt xác đáng, tin tưởng thành thật, nhớ Phật niệm Phật, nguyện sanh về Tịnh Độ, cẩn thận chớ mong cầu điều gì khác. Thiền sư Vĩnh Minh nói:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Chớ chọn lá cành, nên tìm cội gốc
Bỗng nhiên vô minh chợt tan
Lặng lẽ tình trần tự dứt.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như thế, thật đáng gọi là:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Thẳng tận đầu nguồn tìm dấu Phật
Chọn lá tìm cành ta chẳng kham.</I>
<CENTER>CHƯƠNG 5
<B>PHÁ TRỪ VỌNG THUYẾT HỌA PHƯỚC</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chánh pháp của Phật Tổ lấy bản tánh Di Đà làm thể, lấy Tín, Nguyện niệm Phật làm tông, lấy việc tự mình tu hành và giáo hóa mọi người làm dụng. Đó chính là lời nói khuôn phép của Phật Tổ, làm mẫu mực cho người sau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thường bảo rằng âm thanh là Phật sự, đốt đèn là đạo tràng, việc ấy vốn chỉ là pháp môn phương tiện để đưa Quyền trở về Thật. Gần đây, người học mê mờ bỏ mất tông chỉ, tham chấp sự tướng, chẳng tuân theo giáo lý, hướng ngoại làm càn, mắt tâm không sáng, cạnh tranh nhau xưng làm sư trưởng. Đây thật là việc tệ hại trong pháp môn, hoặc tìm quỷ khiếu giống như đồng bóng, hoặc xưng là Di Lặc hạ sanh, hoặc nói chư thiên dựa xác, hoặc trên ánh sáng của ngọn đuốc thấy thần thấy quỷ, hoặc ở trên khói hương đoán kiết đoán hung, làm mờ mịt ba ánh sáng, lừa dối thánh hiền, lường gạt xóm làng, mong cầu lợi dưỡng. Đến khi hỏi họ về hạnh nguyện chân thật thì ngậm miệng không lời, chẳng rõ cội gốc bản tánh Di Đà, cuồng loạn cả đời đều là dối trá, đã tự làm mê lầm chính mình, lại còn làm lầm người khác. Thật đáng buồn thay! Thế nên, kinh <I>Lăng Nghiêm</I> nói: <I>"Này thiện nam tử! Do ứng theo tâm ái, khi ấy thiên ma được tiện lợi, phi tinh dựa vào người, bới móc lỗi người, không sợ lời chê bai, ưa nói trước việc họa phúc, đến lúc xảy ra không sai tơ hào. Những người ngu mê lầm cho là Bồ tát, gần gũi cúng dường. Những người này phá giới luật của Phật, âm thầm làm việc tham dục, đó gọi là tinh mị đã sống lâu nhiều kiếp. Quỷ thần có sức mạnh lớn lâu năm thành ma, não loạn người này. Người ấy chẳng biết ma dựa, lại cho rằng chứng Thánh, đến khi loài ma kia sanh tâm chán nản, bỏ thân thể họ đi, bấy giờ thầy và đệ tử đều bị luật pháp trừng trị. Ông nên cảnh giác trước để khỏi đọa vào luân hồi, mê hoặc không biết gì thì rơi vào địa ngục Vô gián".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Than ôi! Những người tốt mới phát tâm chẳng phân biệt thật giả, tin theo tà thuyết kia, chẳng lo gìn tâm tích đức, vọng tưởng cầu phước mà bị họ làm lầm lẫn. Tôi nghe rằng: <I>"Gia đình tích lũy điều lành ắt có dư niềm vui, gia đình tích lũy điều ác thì có thừa tai họa".</I> Thế nên, kiết hung họa phước do nơi lòng người, sao có thể xu nịnh để mong cầu giàu sang, cẩu thả tránh bừa tai họa? Thiền sư Vĩnh Minh nói:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Ác từ tâm khởi, tợ sắt rĩ tự hủy hoại mình
Thiện từ tâm sanh, như châu phát sáng mà soi lại châu thể.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Do đó, tôi khuyên những người lành khởi tâm làm việc phải nên chọn đạo thực hành, chọn lễ để theo, chọn bạn giao du, chon nơi mà ở, chọn thầy tôn thờ, thận trọng giữ tâm, nơm nớp gìn tiết tháo, niệm niệm không mê mờ, chẳng sơ thất đối với lẽ tự nhiên để thực hành giáo pháp Tây phương, còn những việc xem đuốc bàn họa phước chớ nên tham dự!
<CENTER>CHƯƠNG 6
<B>BIỆN MINH VỀ CHẤP KHÔNG</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói không là để phá trừ sự chấp trước vào cái có. Bậc đại giác Thế Tôn khai thị chánh pháp, muốn khiến cho tất cả mọi người biết rõ vạn pháp trong thế gian đều rỗng không, tự tỏ ngộ chân không của bản tánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chân không là pháp giới của Như Lai, là bản tâm của chúng sanh. Không mà chẳng không, có mà chẳng có. Người ngộ được chỗ này, ở trong chỗ chẳng có mà vận dụng khó báu của nhà mình. Nếu dò xét thì vô cùng, sử dụng thì vô tận, gọi đó là đạo vi diệu Nhất thừa, chớ chẳng phải là không ngơ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay, có một hạng người ngu khăng khăng nói không, bác không nhân quả. Mỗi bước thực hành đều ở nơi có, nhưng trên môi nói toàn là không. Lại bảo úong rượu, ăn thịt chẳng ngại Bồ đề; trộm cắp, hành dâm không chướng Bát nhã. Dọc ngang phóng túng, dong ruổi điên cuồng, chê bai Phật, hủy báng kinh, xem thường tất cả, bừa bãi không còn phép tắc. Lấy đó cho là tông thừa, khinh lờn Thánh hiền, tự xưng đắc đạo. Những người như thế đâu đâu cũng thấy; đó là điều mà ngài Huyền Giác gọi:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Đắm ngoan không, bác nhân quả
Mờ mịt rối ren chuốc ương họa.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh <I>Lăng Nghiêm</I> nói: <I>"Nếu tâm dính mắc vào không thì có mà Đại Lực Không nhập vào tâm. Người ấy không biết đó là do ma dựa, miệng nói kinh pháp mà ngấm ngầm thực hành tham dục, hủy báng kinh điển hình tượng, làm mê lầm rối loạn mọi người, khiến ai nấy đều rơi vào đường tà. Khi loài ma sanh tâm chán nản thì bỏ thân thể gười ấy, bấy giờ thầy và đệ tử đều bị pháp luật trừng trị. Lúc mạng chung, làm quyến thuộc của ma, khi nghiệp ma hết, đọa vào địa ngục Vô gián".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Than ôi! Cách Phật đã xa, diệu pháp không còn, dị đoan sinh khởi, trái ngược đại nghĩa, không vướng vào có thì mắc nơi không. Vướng vào có thì chấp danh tướng, dính hữu vi, bám chặt vật ngã, câu nệ kẻ oán người thân, bó buộc nơi giáo lý cạn cợt, đánh mất nghĩa cao sâu; mắc vào không thì mê muôi nhân quả, lẫn lộn thiện ác, dứt bỏ giới luật, trái ngược lễ nghĩa. Bởi vì chẳng rõ Trung đạo mới là điều thiện tột cùng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có người hỏi rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sao gọi Trung đạo?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Có cũng chẳng vướng, không cũng chẳng không. Không chẳng rời có, có chẳng rời không, oán thân bình đẳng, vật ngã ngang bằng, nhân quả rõ ràng, thiện ác minh bạch, giới luật được ứng dụng, lễ nghĩa được thực hành, thấu suốt giáo lý cạn cợt, tận cùng nghĩa lý cao sâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trung đạo rộng lớn thay! Là tên gọi khiến vạn vật nhiệm mầu, là danh từ xứng hợp với bản tánh. Nếu thấu suốt lý này thì không rơi vào chỗ thiên lệch. Như thế, gọi là được chánh định niệm Phật.
<CENTER>CHƯƠNG 7
<B>BIỆN MINH TƯỚNG HỢP NHẤT</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh <I>Kim Cang</I> nói: <I>"Như Lai nói tướng hợp nhất tức chẳng phải tướng hợp nhất, đó gọi là tướng hợp nhất".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bởi người đời mê mờ tánh nhất chân, chạy theo trần cảnh, tức chẳng phải tướng hợp nhất. Người trí thấy rõ chân tâm chính mình, dứt bỏ trần lao, trở về tỉnh giác. Một tâm niệm giác cùng với pháp giới chân không của mười phương chư Phật hợp nhau, đó tức là nghĩa lý tướng hợp nhất. Thiền sư Huyền Giác nói: <I>"Tánh ta cùng hợp với Như Lai".</I> Phàm phu không rõ lý này, tham chấp sự tướng, tự mình vọng chấp chặt tình tâm ý thức cùng hợp với sơn hà đại địa, tường vách ngói gạch, mê mờ đối với chân không lý tánh, như thế tức sai lầm. Lục Tổ nói: <I>"Tâm thấy được điều gì thì chẳng phải là tướng hợp nhất, tâm không thấy có được gì cả tức là tướng hợp nhất".</I>, chính là nói về lý này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay, có những người ngu chẳng hiêurox Phật pháp, ở trong giáo pháp của ta nóicàn: "Vợ chồng là tướng hợp nhất", thật là quá sai lầm! Bởi lẽ, tình cảm vừa sanh, trí tuệ bị ngăn cách; tư tưởng vừa biến hiện, bản thể đã sai khác,bị nghiệp chướng làm lụy, ương họa sâu dày, trái ngược nhân, mê muội quả, hiểu sai lầm Thánh điển, hủy báng làm ô nhục giáo môn. Tịnh nghiệp chánh tông đâu dung thuyết ấy! Người chân thật tu hành, cần giữ vững lòng tin chân chánh, chuyên niệm Phật A Di Đà, ở trong một niệm chẳng vướng vào tướng, nội tâm ngoại cảnh tỏ sáng nhất như, tự nhiên thầm phú hợp với chân lý. Cho nên, thiền sư Phật Quả Khắc Cần dạy chúng rằng: <I>"Mọi người các ông chỉ trong hai mươi bốn giờ, trên chẳng thấy có chư Phật, dưới chẳng thấy có chúng sanh, bên ngoài chẳng thấy có sơn hà đại địa, bên trong chẳng có sự thấy nghe hiểu biết thiện ác, tốt xấu, nhồi thành một khối, mỗi mỗi nêu ra, không còn cái thấy khác".</I> Đó tức là nghĩa lý tướng hợp nhất rõ ràng phân minh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như thế, thật đáng gọi là:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Nguyệt dù thành lửa, nhật thành băng
Ma nào phá được chân giáo thuyết.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó chính là con đường lớn dẫn đến đạo, yếu quyết chân chánh để tỏ ngộ tông chỉ.</P>
</span></span>
<CENTER>CHƯƠNG 2
<B>PHÂN BIỆT RÕ THÂN TÂM CHÂN VỌNG</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói về thân thì có Pháp thân, có Sắc thân. Truyền Đại sĩ nói rằng: <I>"Trí tỏ rõ cảnh chân thật, cùng tận pháp làm thân nên gọi là Pháp thân. Thân do cha mẹ sanh ra, hư huyễn không thân nên gọi là Sắc thân".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói về tâm thì có chân tâm, vọng tâm. Chân tâm sáng suốt nhiệm mầu, rỗng rang linh thông, nên gọi là chân tâm. Theo cảnh sanh diệt, chợt có chợt không nên gọi là vọng tâm. Tổ sư khuyên niệm Phật Tam muội, ở trong chân tâm của chính mình lưu xuất một câu A Di Đà, mỗi niệm mỗi niệm quán chiếu, mỗi pháp mỗi pháp dung thông, như thế gọi là: <I>"Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, ở trong một niệm thành tựu Phổ Hiện Sắc thân Tam muội"</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thời nay, có một hạng người chẳng biết chân vọng, nhận lầm sắc thân là ta, lấy vọng niệm làm cứu cánh. Phần nhiều là hít thở xoa bóp, làm dáng làm vẻ mà hy vọng thành đạo, không phải là sai lầm lắm sao! Thật đáng gọi là bỏ vàng ròng, lượm ngòi gạch.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói chung, người học đạo cần phải phân biệt rõ thật giả, cho nên trong Tông Cảnh Lục nói: "Tu đạo lấy tâm làm tông, cần phải xét nét chính chắn đạo lý cứu cánh. Từ mặt hữu tình giới, chân vọng dường như phân chia, không thể cho là đồng nhau. Có người lạm dụng Viên Giác, vàng và khoáng đều đốt thì mới phân biệt thật giả, cát và gạo đều nấu thì sống chín khác nhau. Tam thừa mộ đạo, cái thấy có khác, lầm nhận vọng tâm làm chân thật. Vì như nhận giặc làm con, bị cướp hết tài sản; cho mắt cá là ly châu, làm mê mờ mắt trí huệ. Bèn khiến cho những kẻ ngu si rơi vào trùng quan khó thoát, những người tà hiểm chìm đắm trong dòng sống kiến chấp, đùa giỡn trong căn nhà cũ mục rực lửa, quên khổ đau, quên mệt mỏi; nằm mộng lớn trong đêm dài mà chẳng biết lúc tỉnh. Mê tâm mê tánh đều do chấp vào suy nghĩ phan duyên làm tâm mình, bỏ quên chân tâm mà dính mắc vào nơi thinh sắc. Đó là lỗi lầm của phàm phu và ngoại đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoặc có những người học giáo pháp, học Thiền tông, chấp vào phương tiện của Phật, như mắc vào lưới không thể thoát ra được. Năm thừa<SUP><B>(143) đối với Bốn cơ<SUP><B>(144)</B></SUP></B></SUP>, vượt qua một niệm hiện giờ mà chạy xa ba a tăng kỳ, luống công nhọc nhằn trong Đại kiếp<SUP><B>(145)</B></SUP>. Rời Bảo sở ngưng trệ mãi nơi Hóa thành, mệt mỏi trên con đường dài xa. Đó là lỗi lầm mê muội đi theo vọng tâm, không thấu suốt chân tâm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài Phú về tâm của thiền sư Vĩnh Minh nói:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Tánh chẳng tạo tác, Lý thật dung thông
Người thấu rõ, ngay nơi động mà tĩnh
Kẻ mê muội cho Tây là Đông
Mặc biển cạn non dời, cũng chưa phải sức lực vô vi
Dẫu đi mây đạp nước, đều là thần thông hữu lậu
Phân biệt ngọc, cần phải rõ chân
Tìm kiếm châu, nước nên lóng lặng
Nếu hướng ngoại cảnh để tìm tâm
Nào biết hoa đốm là do mắt nhặm
Thuận Pháp giới tánh, thuận chân như tâm.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như thế thì nhanh chóng vào biển đại từ bi của Như Lai. So với những kẻ dính mắc hình tướng và tu hành trên đãy da hôi thối, lẽ nào có thể cùng bàn luận được?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(143) <B>Năm thừa</B>:
<p style="padding-left: 69px;">a. Nhân thừa: Tức lợi ích thiết thực ngay trong đời này và cả đời sau.
b. Thiên thừa: Tức giáo pháp dạy chúng ta tu để được sanh về cõi trời.
c. Thanh văn thừa; và d. Duyên giác thừa: Hai giáo pháp này đều dạy chúng ta tu để giải thoát sanh tử.
e. Bồ tát thừa: Tức giáo pháp dạy chúng ta tu vừa lợi mình vừa lợi người, cuối cùng đều đi đến giác ngộ giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(144) <B>Bốn cơ</B>: Bốn căn cơ:
<p style="padding-left: 69px;">a. Cơ Trời, Người: Không làm điều ác, thực hành các việc lành.
b. Cơ Nhị thừa: Chán ghét sanh tử, ưa cầu Niết Bàn.
c. Cơ Bồ tát: Trước làm lợi ích mọi người, từ bi nhân ái.
d. Cơ Phật: Đối với tất cả các pháp quán xét lý Trung đạo thật tướng, chấm dứt mọi mê lầm, vượt khỏi sanh tử.
<P style="TEXT-INDENT: 22pt; TEXT-ALIGN: justify">(145) <B>Đại kiếp</B>: Vốn là đơn vị thời gian rất dài của Bà la môn giáo ở Ấn Độ thời xưa. Về sau, Phật giáo dùng theo và coi đó là thời gian không thể tính toán được bằng năm tháng.
<CENTER>CHƯƠNG 3
<B>BIỆN MINH TAM BẢO</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong giáo lý nói:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Các đức Phật mười phương
Những kinh điểm viên mãn
Tăng Đại thừa Bồ tát
Công đức khó nghĩ bàn!</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <B>Đồng thể Tam Bảo</B> nghĩa là lý chân như tự tánh bản giác, gọi là Phật bảo; đức dụng khuôn phép tự tánh chân chánh, goi là Pháp bảo; hòa hợp không tranh cãi, tự tánh thanh tịnh, gọi là Tăng bảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <B>Xuất thế gian Tam Bảo</B>: Nghĩa là Pháp thân, Báo thân và Hóa thân, tùy loại ứng hiện đó là Phật bảo; giáo nghĩa Lục độ, Tứ đế, Duyên sinh đó là Pháp bảo; Bồ tát Thập địa<SUP><B>(146)</B></SUP>, Tứ hướng<SUP><B>(147)</B></SUP>, Ngũ quả<SUP><B>(148)</B></SUP> gọi là Tăng bảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. <B>Thế gian trụ trì Tam Bảo</B>: Nghĩa là tranh vẽ, hình tượng Phật, gọi là Phật bảo; kinh sách giáo lý gọi là Pháp bảo; những người cạo tóc, mặc áo nhuộm, gọi là Tăng bảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người trở về nương tựa Tam Bảo thì chư Thiên hộ trì; người cúng dường Tam Bảo, được phước điền vô lượng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay có những kẻ ngu không hiểu, ngụy soạn kinh <I>Chân Tông Diệu Nghĩa</I>, nói càn: tinh là Phật bảo, khí là pháp bảo, thần là tăng bảo. Lần lượt truyền trao học tập, đến nỗi khiến cho những người lành tin theo tà thuyết này chẳng còn tôn kính Tam Bảo. Thật đáng thương xót!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu như không tôn kính Thế gian Tam Bảo ắt tự mê muội tâm mình, đã tự mê muội tâm mình thì quên mất bản tánh, làm sao đạt được Đồng thể và Xuất Thế gian Tam Bảo? Tự dối gạt mình còn có thể, lại đi dối gạt người khác, đó gọi là: làm lầm lạc con đường chân chánh của Người và Trời, làm mù tối đôi mắt của Nhân Thiên, mê muội đối với giáo lý nhân quả chân thật, khiến lu mờ nếp tinh thuần Định Tuệ. Sự tai hại lỗi lầm không gì hơn điều này!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật nói: <I>"Tất cả chúng sanh nếu không trở về nương tựa Tam Bảo thì muôn kiếp rơi vào đường ác"</I>. Huống chi, ngài Từ Chiếu biên tập từ nơi kinh điển soạn thành Sám nghi, khiến cho người học y theo nghĩa lý vi diệu sâu xa trong kinh điển Đại thừa. Từ thân này cho đến lúc thành Phật, vì chúng sanh trong pháp giới trở về nương tựa Phật thường trụ, trở về nương tựa Pháp thường trụ, trở về nương tựa Tăng thường trụ. Người tốt có lòng tin chân chánh đã được nghe, nghe rồi đọc tụng lễ bái, cố nhiên tự tôn kính, tự tin tưởng. Ngay nơi tâm kính tin này, bắt đầu có thể gần gũi nơi Phật đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu thấy tất cả các tượng Phật, nên khởi ý tưởng là Như Lai, thấy tất cả kinh giáo nên sinh ý tưởng khó gặp gỡ, thấy tất cả Tỳ kheo nên khởi ý tưởng là Tổ sư. Phải nên lễ bái cúng dường không được xem thường, dùng sự trang nghiêm của Phật mà trang nghiêm mình, như thế Nhất thể Tam Bảo duy tâm đầy đủ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu như chấp vào cái thấy thấp kém, chẳng rõ cội gốc, vọng tin theo tà giáo, làm nghi ngờ lầm lạc người sau, tất tự chuốc lấy trầm luân chìm mãi trong nẻo ác. Đó là lỗi của ai?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(146) <B>Thập địa</B>: Mười giai vị Bồ tát nói trong kinh <I>Hoa Nghiêm</I>:
<p style="padding-left: 69px;">a. Hoan hỷ địa: Giai vị mới lên bậc Thánh, liền sanh tâm hoan hỷ.
b. Ly cấu địa: Giai vị lìa bỏ tâm sai lầm, phá giới, phiền não cấu.
c. Minh địa: Giai vị nhờ thiền định mà được ánh sáng trí tuệ, tu Tam huệ văn, tư, tu khiến cho chân lý dần sáng tỏ.
d. Diệm địa: Giai vị lìa bỏ kiến giải phân biệt của ba địa trước, dùng lửa trí tuệ thiêu đốt củi phiền não, nhờ đó mà giác ngộ được bản thể trí tuệ.
e. Nan thắng địa: Giai vị đã được chánh trí nên khó có thể siêu xuất được nữa.
f. Hiện tiền địa: Giai vị nghe Bát nhã Ba la mật, hiện tiền sinh khởi đại trí.
g. Viễn hành địa: Giai vị tu hạnh Vô tướng, tâm tác dụng xa lìa thế gian. Giai vị này trên không còn Bồ đề để cầu, dưới không cầu chúng sanh để cứu độ, do đó mà chìm đắm trong Vô tướng tịch diệt, có cái lo không thể tu hành. Đây gọi là nạn Thất địa trầm không.
h. Bất động địa:: Giai vị không ngừng sanh khởi trí tuệ Vô tướng tuyệt đối, không bị phiền não làm lay động.
i. Thiện huệ địa: Bồ tát dùng năng lực vô ngại để thuyết pháp, hoàn thành hạnh lợi tha, là giai vị mà tác dụng trí tuệ được tự tại.
j. Pháp văn địa: Giai vị được đại Pháp thân, có năng lực tự tại.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(147) <B>Tứ hướng</B>: Hướng nghĩa là đang tiến lên, hướng tới quả vị, gồm: Tu đà hoàn hướng, Tư đà hàm hướng, A na hàm hướng và A la hán hướng.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(148) <B>Ngũ quả</B>: Năm quả vị. Chỉ cho bốn quả hữu vi, sáu nhân sanh ra và một quả vô vi nhờ đạo lực mà chứng được. Đó là:
<p style="padding-left: 69px;">a. Quả đẳng lưu: cũng gọi là quả Y, quả Tập.
b. Quả Dị thục: Cũng gọi là quả Báo.
c. Quả ly hệ</I>: Cũng gọi là quả Giải thoát.
d. Quả Sĩ dụng: Cũng gọi là quả Sỉ phu, quả Công dụng.
e. Quả Tăng thượng
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong năm quả trên, quả Ly hệ thuộc về quả vô vi, bốn quả còn lại thuộc quả hữu vi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Theo luận <I>Câu Xá</I>, trong bốn quả hữu vi thì quả Đẳng lưu là từ hai nhân Đồng loại và Biến hành trong sáu nhân mà sanh ra; quả Dị thục thì từ nhân Dị thục mà ra; quả Sĩ dụng từ hai nhân Câu hữu và Tướng ứng mà ra; quả Tăng thượng thì từ nhân Năng tác mà ra, còn quả Ly hệ thì không do sáu nhân sinh ra, chỉ nhờ đạo lực mà chứng được Trạch diệt vô vi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng luận <I>Thành Duy Thức</I> thì cho rằng năm quả là do mười nhân và bốn duyên sinh ra. Trong đó, quả Dị thục là do nhân dắt dẫn, nhân sinh khởi, nhân định dị, nhân đồng sự và nhân không trái nhau sinh ra; quả Đẳng lưu thì từ nhân dẫn dắt, nhân sinh khởi, nhân nhiếp thọ, nhân dẫn phát, nhân định dị, nhân đồng sự và nhân không trái nhau sinh ra; quả Ly hệ thì từ các nhân: nhiếp thọ, dẫn dắt, định dị, đồng sự và không trái nhau sinh ra; riêng quả Tăng thượng thì do cả mười nhân sinh ra; còn quả Sĩ dụng thì hoặc từ các nhân: quan đãi, nhiếp thọ, đồng sự, không trái nhau sinh ra hoặc do các nhân: quan đãi, dắt dẫn, sinh khởi, nhiếp thọ, dẫn phát, định đị, đồng sự và không trái nhau sinh ra.
<CENTER>CHƯƠNG 4
<B>BIỆN BIỆT THẤY NGHE HIỂU BIẾT</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bậc Cao đức ngày xưa nói: <I>"Ở nơi thai gọi là thân, ở nơi đời gọi là người, ở nơi mắt gọi là thấy, ở nơi tai gọi là nghe, ở nơi mũi thì ngửi mùi, ở nơi lưỡi thì luận bàn, ở nơi tay thì nắm bắt, ở nơi chân thì đi chạy. Hiện khắp của bao trùm pháp giới, thâu nhiếp lại ở một vi trần. Người tỏ rõ thì biết là Phật tánh, kẻ không hiểu gọi là linh hồn".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Gần đây, có một hạng người ngu không biết nghĩa lý của Phật, ngầm ở trong pháp giới của ta chuyên lấy việc truyền thọ làm tông, nói càn nơi sáu căn thấy tánh, chỉ tứ đại sắc thân là thể Phật, tự lập ba mươi sáu quan, bảy mươi hai tín, ghép vào những việc quái dị, lừa dối làm mê hoặc người lành. Nói càn rằng: thịt bên này máy động thì ai đó sẽ đến, chỗ bên kia đau đớn thì việc gì đó đã xảy ra, nói rằng biết trước kiết hung họa phước. Người ngu nghe được cho là Phật pháp linh cảm, hết lòng tin tưởng, bố thí cúng dường, truyền bá lời nói tà mị này, ghi nhớ trong lòng chưa từng tạm bỏ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đâu biết rằng, tánh Phật chân thật thanh tịnh lặng yên, vì có thân hư vọng nên có vọng thức, che lấp bản tánh, chẳng thấy ánh sáng trí tuệ. Một niệm tâm rỗng không gọi là ngộ đạo, kinh <I>Lăng Nghiêm</I> nói: <I>"Thấy biết mà lập thấy biết là cội gốc vô minh; thấy biết mà không lập thấy biết, đó là Niết bàn".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thế, Tổ sư lập giáo chỉ lấy niệm Phật Tam muội làm chánh tông, chưa từng có mảy may pháp thật để ràng buộc người. Đâu ngờ, kẻ thế tục ngu mê chẳng rõ tông chỉ, bỏ trung hiếu không thực hành, trái nhân nghĩa không tu tập, giả danh Liên tông, thực hành những pháp khác biệt, tham cầu âm thầm cảm ứng, lấy việc kỳ quái để mê hoặc người. Thế nên, tạo thành những việc tà ma yêu mị, dựa vào thân người nhiễu loạn chánh tín, do đó đều bị ma nhiếp phục. Thật đáng buồn thay!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người tu Tịnh nghiệp nên khéo léo xét suy chánh tà, lấy việc cứu xét tâm tánh làm bổn phận, phân biệt xác đáng, tin tưởng thành thật, nhớ Phật niệm Phật, nguyện sanh về Tịnh Độ, cẩn thận chớ mong cầu điều gì khác. Thiền sư Vĩnh Minh nói:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Chớ chọn lá cành, nên tìm cội gốc
Bỗng nhiên vô minh chợt tan
Lặng lẽ tình trần tự dứt.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như thế, thật đáng gọi là:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Thẳng tận đầu nguồn tìm dấu Phật
Chọn lá tìm cành ta chẳng kham.</I>
<CENTER>CHƯƠNG 5
<B>PHÁ TRỪ VỌNG THUYẾT HỌA PHƯỚC</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chánh pháp của Phật Tổ lấy bản tánh Di Đà làm thể, lấy Tín, Nguyện niệm Phật làm tông, lấy việc tự mình tu hành và giáo hóa mọi người làm dụng. Đó chính là lời nói khuôn phép của Phật Tổ, làm mẫu mực cho người sau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thường bảo rằng âm thanh là Phật sự, đốt đèn là đạo tràng, việc ấy vốn chỉ là pháp môn phương tiện để đưa Quyền trở về Thật. Gần đây, người học mê mờ bỏ mất tông chỉ, tham chấp sự tướng, chẳng tuân theo giáo lý, hướng ngoại làm càn, mắt tâm không sáng, cạnh tranh nhau xưng làm sư trưởng. Đây thật là việc tệ hại trong pháp môn, hoặc tìm quỷ khiếu giống như đồng bóng, hoặc xưng là Di Lặc hạ sanh, hoặc nói chư thiên dựa xác, hoặc trên ánh sáng của ngọn đuốc thấy thần thấy quỷ, hoặc ở trên khói hương đoán kiết đoán hung, làm mờ mịt ba ánh sáng, lừa dối thánh hiền, lường gạt xóm làng, mong cầu lợi dưỡng. Đến khi hỏi họ về hạnh nguyện chân thật thì ngậm miệng không lời, chẳng rõ cội gốc bản tánh Di Đà, cuồng loạn cả đời đều là dối trá, đã tự làm mê lầm chính mình, lại còn làm lầm người khác. Thật đáng buồn thay! Thế nên, kinh <I>Lăng Nghiêm</I> nói: <I>"Này thiện nam tử! Do ứng theo tâm ái, khi ấy thiên ma được tiện lợi, phi tinh dựa vào người, bới móc lỗi người, không sợ lời chê bai, ưa nói trước việc họa phúc, đến lúc xảy ra không sai tơ hào. Những người ngu mê lầm cho là Bồ tát, gần gũi cúng dường. Những người này phá giới luật của Phật, âm thầm làm việc tham dục, đó gọi là tinh mị đã sống lâu nhiều kiếp. Quỷ thần có sức mạnh lớn lâu năm thành ma, não loạn người này. Người ấy chẳng biết ma dựa, lại cho rằng chứng Thánh, đến khi loài ma kia sanh tâm chán nản, bỏ thân thể họ đi, bấy giờ thầy và đệ tử đều bị luật pháp trừng trị. Ông nên cảnh giác trước để khỏi đọa vào luân hồi, mê hoặc không biết gì thì rơi vào địa ngục Vô gián".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Than ôi! Những người tốt mới phát tâm chẳng phân biệt thật giả, tin theo tà thuyết kia, chẳng lo gìn tâm tích đức, vọng tưởng cầu phước mà bị họ làm lầm lẫn. Tôi nghe rằng: <I>"Gia đình tích lũy điều lành ắt có dư niềm vui, gia đình tích lũy điều ác thì có thừa tai họa".</I> Thế nên, kiết hung họa phước do nơi lòng người, sao có thể xu nịnh để mong cầu giàu sang, cẩu thả tránh bừa tai họa? Thiền sư Vĩnh Minh nói:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Ác từ tâm khởi, tợ sắt rĩ tự hủy hoại mình
Thiện từ tâm sanh, như châu phát sáng mà soi lại châu thể.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Do đó, tôi khuyên những người lành khởi tâm làm việc phải nên chọn đạo thực hành, chọn lễ để theo, chọn bạn giao du, chon nơi mà ở, chọn thầy tôn thờ, thận trọng giữ tâm, nơm nớp gìn tiết tháo, niệm niệm không mê mờ, chẳng sơ thất đối với lẽ tự nhiên để thực hành giáo pháp Tây phương, còn những việc xem đuốc bàn họa phước chớ nên tham dự!
<CENTER>CHƯƠNG 6
<B>BIỆN MINH VỀ CHẤP KHÔNG</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói không là để phá trừ sự chấp trước vào cái có. Bậc đại giác Thế Tôn khai thị chánh pháp, muốn khiến cho tất cả mọi người biết rõ vạn pháp trong thế gian đều rỗng không, tự tỏ ngộ chân không của bản tánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chân không là pháp giới của Như Lai, là bản tâm của chúng sanh. Không mà chẳng không, có mà chẳng có. Người ngộ được chỗ này, ở trong chỗ chẳng có mà vận dụng khó báu của nhà mình. Nếu dò xét thì vô cùng, sử dụng thì vô tận, gọi đó là đạo vi diệu Nhất thừa, chớ chẳng phải là không ngơ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay, có một hạng người ngu khăng khăng nói không, bác không nhân quả. Mỗi bước thực hành đều ở nơi có, nhưng trên môi nói toàn là không. Lại bảo úong rượu, ăn thịt chẳng ngại Bồ đề; trộm cắp, hành dâm không chướng Bát nhã. Dọc ngang phóng túng, dong ruổi điên cuồng, chê bai Phật, hủy báng kinh, xem thường tất cả, bừa bãi không còn phép tắc. Lấy đó cho là tông thừa, khinh lờn Thánh hiền, tự xưng đắc đạo. Những người như thế đâu đâu cũng thấy; đó là điều mà ngài Huyền Giác gọi:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Đắm ngoan không, bác nhân quả
Mờ mịt rối ren chuốc ương họa.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh <I>Lăng Nghiêm</I> nói: <I>"Nếu tâm dính mắc vào không thì có mà Đại Lực Không nhập vào tâm. Người ấy không biết đó là do ma dựa, miệng nói kinh pháp mà ngấm ngầm thực hành tham dục, hủy báng kinh điển hình tượng, làm mê lầm rối loạn mọi người, khiến ai nấy đều rơi vào đường tà. Khi loài ma sanh tâm chán nản thì bỏ thân thể gười ấy, bấy giờ thầy và đệ tử đều bị pháp luật trừng trị. Lúc mạng chung, làm quyến thuộc của ma, khi nghiệp ma hết, đọa vào địa ngục Vô gián".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Than ôi! Cách Phật đã xa, diệu pháp không còn, dị đoan sinh khởi, trái ngược đại nghĩa, không vướng vào có thì mắc nơi không. Vướng vào có thì chấp danh tướng, dính hữu vi, bám chặt vật ngã, câu nệ kẻ oán người thân, bó buộc nơi giáo lý cạn cợt, đánh mất nghĩa cao sâu; mắc vào không thì mê muôi nhân quả, lẫn lộn thiện ác, dứt bỏ giới luật, trái ngược lễ nghĩa. Bởi vì chẳng rõ Trung đạo mới là điều thiện tột cùng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có người hỏi rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sao gọi Trung đạo?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Có cũng chẳng vướng, không cũng chẳng không. Không chẳng rời có, có chẳng rời không, oán thân bình đẳng, vật ngã ngang bằng, nhân quả rõ ràng, thiện ác minh bạch, giới luật được ứng dụng, lễ nghĩa được thực hành, thấu suốt giáo lý cạn cợt, tận cùng nghĩa lý cao sâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trung đạo rộng lớn thay! Là tên gọi khiến vạn vật nhiệm mầu, là danh từ xứng hợp với bản tánh. Nếu thấu suốt lý này thì không rơi vào chỗ thiên lệch. Như thế, gọi là được chánh định niệm Phật.
<CENTER>CHƯƠNG 7
<B>BIỆN MINH TƯỚNG HỢP NHẤT</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh <I>Kim Cang</I> nói: <I>"Như Lai nói tướng hợp nhất tức chẳng phải tướng hợp nhất, đó gọi là tướng hợp nhất".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bởi người đời mê mờ tánh nhất chân, chạy theo trần cảnh, tức chẳng phải tướng hợp nhất. Người trí thấy rõ chân tâm chính mình, dứt bỏ trần lao, trở về tỉnh giác. Một tâm niệm giác cùng với pháp giới chân không của mười phương chư Phật hợp nhau, đó tức là nghĩa lý tướng hợp nhất. Thiền sư Huyền Giác nói: <I>"Tánh ta cùng hợp với Như Lai".</I> Phàm phu không rõ lý này, tham chấp sự tướng, tự mình vọng chấp chặt tình tâm ý thức cùng hợp với sơn hà đại địa, tường vách ngói gạch, mê mờ đối với chân không lý tánh, như thế tức sai lầm. Lục Tổ nói: <I>"Tâm thấy được điều gì thì chẳng phải là tướng hợp nhất, tâm không thấy có được gì cả tức là tướng hợp nhất".</I>, chính là nói về lý này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay, có những người ngu chẳng hiêurox Phật pháp, ở trong giáo pháp của ta nóicàn: "Vợ chồng là tướng hợp nhất", thật là quá sai lầm! Bởi lẽ, tình cảm vừa sanh, trí tuệ bị ngăn cách; tư tưởng vừa biến hiện, bản thể đã sai khác,bị nghiệp chướng làm lụy, ương họa sâu dày, trái ngược nhân, mê muội quả, hiểu sai lầm Thánh điển, hủy báng làm ô nhục giáo môn. Tịnh nghiệp chánh tông đâu dung thuyết ấy! Người chân thật tu hành, cần giữ vững lòng tin chân chánh, chuyên niệm Phật A Di Đà, ở trong một niệm chẳng vướng vào tướng, nội tâm ngoại cảnh tỏ sáng nhất như, tự nhiên thầm phú hợp với chân lý. Cho nên, thiền sư Phật Quả Khắc Cần dạy chúng rằng: <I>"Mọi người các ông chỉ trong hai mươi bốn giờ, trên chẳng thấy có chư Phật, dưới chẳng thấy có chúng sanh, bên ngoài chẳng thấy có sơn hà đại địa, bên trong chẳng có sự thấy nghe hiểu biết thiện ác, tốt xấu, nhồi thành một khối, mỗi mỗi nêu ra, không còn cái thấy khác".</I> Đó tức là nghĩa lý tướng hợp nhất rõ ràng phân minh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như thế, thật đáng gọi là:
<p style="padding-left: 65px;"><I>Nguyệt dù thành lửa, nhật thành băng
Ma nào phá được chân giáo thuyết.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó chính là con đường lớn dẫn đến đạo, yếu quyết chân chánh để tỏ ngộ tông chỉ.</P>