Luận về Thập Nhị Nhân Duyên
<o></o>
Thập nhị nhân duyên là thuyết Phật nói ra, gồm có 12 nhân duyên làm cho ta trôi lăn trong vòng luân hồi. 12 nhân duyên ấy gồm có :
Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, Thủ, hữu, sinh, tử
<o></o>
Vô minh là không được sáng suốt, mà không sáng suốt thì lầm lẫn. Mà lầm lẫn là một ý niệm.
Ý niệm sai lầm lúc đầu kéo dài (tức lưu hành trong thời gian) sẽ cho ta một nhận thức sai lầm.
Nhận thức sai lầm đó là gì? Là tưởng rằng ta là có thật.
Ngã niệm đó là chấp ngã. Do chấp ngã mới phải thọ thai
Vì thọ thai nên mới có hình hài gọi là sắc, và các phần đi theo là thọ , tưởng hành thức gọi chung là danh
Chúng ta có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý để nhận thức các sự vật , (sáu cái đó gọi là lục nhập)
Do sáu căn này tiếp xúc với sáu trần là sắc. thanh, hương, vị, xúc, pháp và cho ta sự cảm thụ sự vật. (là xúc và thụ)
Do sự cảm thụ đó, ta phát sinh yêu, ghét, giận hờn v v… .Tất cả những cái đó gọi chung là ái .
Ưa thích ai nghĩ đến người ấy đã đành, mà ghét ai cũng không quên được họ. Càng nghĩ càng ghét, càng giận. Như thế gọi là “ thủ “ tức là giữ gìn. Khi ta đã giữ gìn nhưng chủng tử như thế thì ta tạo ra nghiệp, tức là “ Hữu “. Hữu là có, tức là có cái nghiệp, có cái ta.
Xét như vậy thì biết rằng ta có mặt ở đờI này chỉ để trả nợ cái “nghiệp” mà thôi. Vì vậy ta phải sinh ra.
Mà đã sinh ra thì phải chết.
Chết mà trong đời có tạo nghiệp thì phải luân hồi để trả nghiệp.
Vì vậy chúng ta trôi lăn mãi trong sinh tử. luân hồi.
<o></o>
Do bởi chuỗi nhân quả, nhân duyên sinh khởi này, chúng ta đi vào trạng thái hiện tại của sự hiện hữu và đối diện với khổ đau tương lai. cuối cùng chân lý hiện khởi, đức Phật chỉ rõ rằng: Khổ đau bắt nguồn từ sự ngu muội mê mờ về thực tại của bản chất chân thật của chúng ta, về hiện tượng với nhãn hiệu "cái tôi". Và nguyên nhân kế tiếp của khổ đau là luân hồi, một thói quen phản ứng của tinh thần. Mê mờ bởi ngu muội, chúng ta đã tạo ra những phản ứng của sự tham ái, sân hận và những phản ứng này phát triển với chấp thủ, dẫn đến khổ đau. Và phản ứng này chỉ sinh khổ do ngu muội về bản chất chân thật của chúng ta. Ngu muội, Tham ái và sân hận là ba cội nguồn phát triển khổ đau trong đời sống chúng ta..
<o></o>
Khi đã tận tri khổ đau và nguồn gốc khổ đau, vậy câu hỏi đặt ra :Làm thế nào để chấm dứt khổ đau? Bằng cách nhớ lại quy luật của Nghiệp, của Nhân quả: "Nếu cái này hiện khởi thì cái kia hiên khởi; cái kia hiện khởi từ cái này. Nếu cái này không hiện khởi thì cái kia không hiện khởi; cái kia sanh diệt từ sự sanh diệt của cái này" . Không thể có cái gì sinh khởi mà không có nguyên nhân. Nếu nguyên nhân bị trừ diệt thì quả cũng không còn. Bằng cách này tiến trình sinh khởi khổ đau có thể bị đảo ngược:
<o></o>
Nếu Vô minh bị trừ diệt và tiêu diệt hoàn toàn, thì phản ứng (Hành) bị tiêu diệt;
Nếu phản ứng bị tiêu diệt thì ý thức (Thức) bị tiêu diệt;
Nếu thức bị tiêu diệt, thì tinh thần và vật chất (Danh, Sắc) bị tiêu diệt;
Nếu danh, sắc tiêu diệt thì sáu căn tiêu diệt.
Nếu sáu căn tiêu diệt, xúc chạm tiêu diệt
Xúc chạm tiêu diệt, cảm giác thọ tiêu diệt.
Nếu cảm giác thọ tiêu diệt thì khát ái và không ưa thích cũng không còn chỗ nương nên cũng tiêu diệt.
Nếu khát ái và không ưa thích tiêu diệt; chấp thủ tiêu diệt.
Nếu chấp thủ tiêu diệt, thì tiến trình hình thành tiêu diệt;
nếu tiến trình hình thành tiêu diệt thì sinh tiêu diệt;
Nếu sinh tiêu diệt, suy tàn và chết tiêu diệt cùng với buồn đau, than vãn khổ đau về vật lý , tinh thần và khổ não.
<o></o>
Đây là toàn bộ tiến trình chấp dút khổ đau
Nếu chúng ta không còn vô minh thì sẽ không có những phản ứng mê mờ để đem đến các hình thức khổ đau. Và nếu không còn khổ đau nữa, chúng ta sẽ yên bình thực sự và hạnh phúc thực sự . Luân hồi khổ đau có thể chuyển thành giải thoát.
<o></o>
Tuy nhiên không thể tác động vào khâu đầu tiên là vô minh được. Vì ta chưa biết cái gì là vô minh. Nhưng trong chuỗi nhân duyên này, chỉ cần tác động vào một mắt xích là nó sẽ đứt tung ra tất cả. Mắt xích mà đức Phật chỉ cho chúng ta là " ái " .
Chỉ cần xúc cảnh mà không sinh tình thì mắt xích sau tự đứt.
Gặp người đẹp không ham thích, gặp nghịch cảnh không tức giận, gặp nguy hiểm không sợ sệt, gặp kẻ thù không ghét bỏ v v... giữ được như vậy thì dần dần tâm mình sẽ tĩnh lặng, và "Nước trong trăng hiện" tâm tĩnh thì trí sẽ sáng tỏ ra và khi ta kiến tánh tức là đã thoát ra khỏi vòng luân hồi rồi đó.
<o></o>
<o></o>
Thập nhị nhân duyên là thuyết Phật nói ra, gồm có 12 nhân duyên làm cho ta trôi lăn trong vòng luân hồi. 12 nhân duyên ấy gồm có :
Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, Thủ, hữu, sinh, tử
<o></o>
Vô minh là không được sáng suốt, mà không sáng suốt thì lầm lẫn. Mà lầm lẫn là một ý niệm.
Ý niệm sai lầm lúc đầu kéo dài (tức lưu hành trong thời gian) sẽ cho ta một nhận thức sai lầm.
Nhận thức sai lầm đó là gì? Là tưởng rằng ta là có thật.
Ngã niệm đó là chấp ngã. Do chấp ngã mới phải thọ thai
Vì thọ thai nên mới có hình hài gọi là sắc, và các phần đi theo là thọ , tưởng hành thức gọi chung là danh
Chúng ta có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý để nhận thức các sự vật , (sáu cái đó gọi là lục nhập)
Do sáu căn này tiếp xúc với sáu trần là sắc. thanh, hương, vị, xúc, pháp và cho ta sự cảm thụ sự vật. (là xúc và thụ)
Do sự cảm thụ đó, ta phát sinh yêu, ghét, giận hờn v v… .Tất cả những cái đó gọi chung là ái .
Ưa thích ai nghĩ đến người ấy đã đành, mà ghét ai cũng không quên được họ. Càng nghĩ càng ghét, càng giận. Như thế gọi là “ thủ “ tức là giữ gìn. Khi ta đã giữ gìn nhưng chủng tử như thế thì ta tạo ra nghiệp, tức là “ Hữu “. Hữu là có, tức là có cái nghiệp, có cái ta.
Xét như vậy thì biết rằng ta có mặt ở đờI này chỉ để trả nợ cái “nghiệp” mà thôi. Vì vậy ta phải sinh ra.
Mà đã sinh ra thì phải chết.
Chết mà trong đời có tạo nghiệp thì phải luân hồi để trả nghiệp.
Vì vậy chúng ta trôi lăn mãi trong sinh tử. luân hồi.
<o></o>
Do bởi chuỗi nhân quả, nhân duyên sinh khởi này, chúng ta đi vào trạng thái hiện tại của sự hiện hữu và đối diện với khổ đau tương lai. cuối cùng chân lý hiện khởi, đức Phật chỉ rõ rằng: Khổ đau bắt nguồn từ sự ngu muội mê mờ về thực tại của bản chất chân thật của chúng ta, về hiện tượng với nhãn hiệu "cái tôi". Và nguyên nhân kế tiếp của khổ đau là luân hồi, một thói quen phản ứng của tinh thần. Mê mờ bởi ngu muội, chúng ta đã tạo ra những phản ứng của sự tham ái, sân hận và những phản ứng này phát triển với chấp thủ, dẫn đến khổ đau. Và phản ứng này chỉ sinh khổ do ngu muội về bản chất chân thật của chúng ta. Ngu muội, Tham ái và sân hận là ba cội nguồn phát triển khổ đau trong đời sống chúng ta..
<o></o>
Khi đã tận tri khổ đau và nguồn gốc khổ đau, vậy câu hỏi đặt ra :Làm thế nào để chấm dứt khổ đau? Bằng cách nhớ lại quy luật của Nghiệp, của Nhân quả: "Nếu cái này hiện khởi thì cái kia hiên khởi; cái kia hiện khởi từ cái này. Nếu cái này không hiện khởi thì cái kia không hiện khởi; cái kia sanh diệt từ sự sanh diệt của cái này" . Không thể có cái gì sinh khởi mà không có nguyên nhân. Nếu nguyên nhân bị trừ diệt thì quả cũng không còn. Bằng cách này tiến trình sinh khởi khổ đau có thể bị đảo ngược:
<o></o>
Nếu Vô minh bị trừ diệt và tiêu diệt hoàn toàn, thì phản ứng (Hành) bị tiêu diệt;
Nếu phản ứng bị tiêu diệt thì ý thức (Thức) bị tiêu diệt;
Nếu thức bị tiêu diệt, thì tinh thần và vật chất (Danh, Sắc) bị tiêu diệt;
Nếu danh, sắc tiêu diệt thì sáu căn tiêu diệt.
Nếu sáu căn tiêu diệt, xúc chạm tiêu diệt
Xúc chạm tiêu diệt, cảm giác thọ tiêu diệt.
Nếu cảm giác thọ tiêu diệt thì khát ái và không ưa thích cũng không còn chỗ nương nên cũng tiêu diệt.
Nếu khát ái và không ưa thích tiêu diệt; chấp thủ tiêu diệt.
Nếu chấp thủ tiêu diệt, thì tiến trình hình thành tiêu diệt;
nếu tiến trình hình thành tiêu diệt thì sinh tiêu diệt;
Nếu sinh tiêu diệt, suy tàn và chết tiêu diệt cùng với buồn đau, than vãn khổ đau về vật lý , tinh thần và khổ não.
<o></o>
Đây là toàn bộ tiến trình chấp dút khổ đau
Nếu chúng ta không còn vô minh thì sẽ không có những phản ứng mê mờ để đem đến các hình thức khổ đau. Và nếu không còn khổ đau nữa, chúng ta sẽ yên bình thực sự và hạnh phúc thực sự . Luân hồi khổ đau có thể chuyển thành giải thoát.
<o></o>
Tuy nhiên không thể tác động vào khâu đầu tiên là vô minh được. Vì ta chưa biết cái gì là vô minh. Nhưng trong chuỗi nhân duyên này, chỉ cần tác động vào một mắt xích là nó sẽ đứt tung ra tất cả. Mắt xích mà đức Phật chỉ cho chúng ta là " ái " .
Chỉ cần xúc cảnh mà không sinh tình thì mắt xích sau tự đứt.
Gặp người đẹp không ham thích, gặp nghịch cảnh không tức giận, gặp nguy hiểm không sợ sệt, gặp kẻ thù không ghét bỏ v v... giữ được như vậy thì dần dần tâm mình sẽ tĩnh lặng, và "Nước trong trăng hiện" tâm tĩnh thì trí sẽ sáng tỏ ra và khi ta kiến tánh tức là đã thoát ra khỏi vòng luân hồi rồi đó.
<o></o>