LƯỢC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
(KỲ 3)
B-TỔ CHỨC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM RA ĐỜI
Vào các ngày 24, 25 và 26 tháng 4 năm 1951, tại chùa Từ Đàm (Huế) diễn ra đại hội Gia Đình Phật Hóa Phổ với sự tham gia của 9 tỉnh hội, chi hội Việt Nam Phật học miền Trung là : Thừa Thiên, Lâm Viên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẳng, Đồng Nai Thượng, Di Linh, Bình Thuận, Can Rang và hai đại biểu miền Bắc là Hà Nội và Hải Phòng. Đại hội đã chính thưa lấy danh hiệu Gia Đình Phật Tử (GĐPT) để thay thế cho tên gọi Gia Đình Phật Hóa Phổ. Ngòai ra, đại hội còn biểu quyết cho ra đời bản Nội Quy Trình của GĐPT. Tại Điều 5 Chương II bản Nội Quy ghi rõ :
“Tại Tổng trị sự hội Việt Nam Phật học có một ban Hướng dẫn Tổng hội Gia Đình Phật Tử để trông coi việc Gia Đình Phật Tử ở các tỉnh hội, Ban Hướng dẫn này họat động như các ngành khác của Tổng Trị sự, chịu trách nhiệm trước Tổng Trị sự về việc điều khiển các ban Hướng dẫn của các Tỉnh Hội”
Như vậy, đến thời điểm này, tổ chức GĐPT vẫn còn là một ngành của hội Việt Nam Phật học (miền Trung) và trên thực tế, các đơn vị GĐPT cũng chỉ xuất hiện ở các tỉnh miền Trung. Tại miền Nam, đến năm 1952 mới bắt đầu thành lập các đơn vị GĐPT trực thuộc Hội Phật Học Nam Việt do cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm hội trưởng. Anh Tống Hồ Cầm là một trong những sáng lập viên chủ yếu của GĐPT miền Nam.
Đến năm 1955, đại hội GĐPT lần hai được tổ chức tại Đà Lạt từ ngày 31/7/1955 đến 03/8/1055. Sau đại hội lần này, một Quyết định xếp cấp huynh trưởng đầu tiên được Ban Hướng Dẫn Tổng Hội ký ngày 10/3/1956. Các Anh, Chị được xếp cấp lần đầu gồm có:
-Cấp Dũng : Anh Võ Đình Cường, pháp danh Nguyên Hùng
-Cấp Tấn :
1)Chị Hòang Thị Kim Cúc, pháp danh Tâm Chánh
2)Anh Nguyễn Châu, pháp danh Nguyên Tín
3)Anh Lương Hòang Chuẩn, pháp danh Nguyên Y
4)Anh Lê Văn Dũng, pháp danh Tâm Đại
5)Anh Nguyễn Xuân Quyền, pháp danh Tâm Thiệt
6)Chị Nguyễn Thị Út, pháp danh Nguyên An
7)Anh Lê Văn Vinh, pháp danh Nguyên Minh
-Cấp Tín : có 34 Anh, Chị
-Cấp Dự Tập : có 46 Anh, Chị
(Theo đặc san “Kỷ niệm 50 năm Gia Đình Phật Tử Việt Nam
do Phân ban GĐPT Thừa Thiên-Huế ấn hành năm 2001)
Năm 1961, trong hòan cảnh bị chánh quyền Ngô Đình Diệm khủng bố, đại hội lần III Gia Đình Phật Tử vẫn diễn ra tại chùa Xá Lợi – Sài Gòn. Vấn đề lớn trong đại hội lần này là tinh thần đòi hỏi thống nhất qua lời thuyết trình của Anh Tống Hồ Cầm, nguyên Trưởng Ban Hướng Dẫn Nam Việt và đạo hữu Nguyễn Đức Lợi, đại diện cho hai hệ thống GĐPT của Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam và Hội Việt Nam Phật Giáo. Trong đại hội lần này có ý kiến đề nghị đổi danh hiệu Gia Đình Phật Tử thành Thanh Niên Phật Tử Việt Nam nhưng không được đại hội chấp thuận.
Đại hội huynh trưởng GĐPT Việt Nam lần thứ tư được tổ chức tại trường trung học Gia Long – Sài Gòn vào ngày 28/6/1964. Đại hội diễn ra trong không khí phấn khởi, tự hào sau những đau thương, mất mát mà đòan viên GĐPT trong cả nước đã gánh chịu trong mùa pháp nạn vừa qua. Hơn 200 đại biểu của 42 tỉnh nhóm họp trong 3 ngày. Đại hội lần này là cột mốc quan trọng đánh dấu sự hợp nhất GĐPT trong một Giáo Hội thống nhất. Ban Hướng Dẫn các phần đã tự nguyện giải tán để thể hiện ý chí thống nhất. Đại hội IV đã phản ảnh sự phát triển, sự lớn mạnh của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trong đại hội lần này, ý tưởng tách rời hai ngành Nam – Nữ sinh họat riêng cũng được thông qua.
Về tổ chức, cả nước (từ vĩ tuyến 17 trở vào) được chia thành 8 Miền :
1.Vạn Hạnh (Bắc Trung nguyên Trung phần)
2.Liễu Quán (Nam Trung nguyên Trung phần)
3.Khuông Việt (Cao nguyên Trung phần)
4.Khánh Hòa ( Miền Đông Nam phần)
5.Huệ Quang (Tiền Giang Nam phần)
6.Khánh Anh (Hậu Giang Nam Phần)
7.Vĩnh Nghiêm (Phật tử Vĩnh Nghiêm)
8.Quảng Đức (Thủ đô Sài Gòn)
Đại hội GĐPT tòan quốc lần thứ năm được tổ chức tại Qui Nhơn vào ngày 01/8/1967. Đây là một đại hội phản ảnh sự trưởng thành của tổ chức GĐPT sau 3 năm thống nhất về tổ chức và ý chí của những người Áo Lam trên tòan quốc. Đại hội đã tu chỉnh Nội Quy và Quy chế huynh trưởng; đề ra chương trình học tập và huấn luyện … làm nền tảng cho họat động GĐPT về sau.
Đại hội Huynh trưởng GĐPT tòan quốc lần thứ sáu ( cũng là đại hội cuối cùng trước khi lịch sử nước Việt Nam lật qua trang mới) được tổ chức tại Đà Nẳng vào các ngày 29, 30, 31/7/1973. Tại đại hội lần này, vấn đề tương trợ huynh trưởng được chính thức đưa vào chương trình nghị sự.
Tại thời điểm này, tổ chức GĐPT VN đã thực sự lớn mạnh với hơn 200.000 đòan viên từ Quảng Trị đến Cà Mau. Đòan thể Áo Lam này đã đóng góp sức lực. mồ hôi và cả xương máu để bảo vệ Đạo Pháp. Họ xứng đáng là đứa con hiếu hạnh của Phật Giáo Việt Nam trong suốt chặng đường hơn 30 năm đồng hành cùng Giáo Hội và dân tộc.
Ta hãy nghe ý kiến của tác giả Nguyễn Lang viết trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận:
“… Gia Đình Phật Tử là một tổ chức giáo dục thiếu nhi quan trọng và có sắc thái độc đáo : có thể nói đó là một trong những nét đặc biệt nhất của đạo Phật tại Việt Nam. Tại các nước Phật Giáo trên thế giới, chưa có tổ chức thiếu nhi nào đông đảo và có tổ chức khéo léo như thế. Vào năm 1973, số lượng vừa huynh trưởng vừa đòan viên của tổ chức này đã lên quá mức 200.000 người…”
( Lần sau : GĐPT giai đọan sau ngày 30-4-1975 )
(KỲ 3)
B-TỔ CHỨC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM RA ĐỜI
Vào các ngày 24, 25 và 26 tháng 4 năm 1951, tại chùa Từ Đàm (Huế) diễn ra đại hội Gia Đình Phật Hóa Phổ với sự tham gia của 9 tỉnh hội, chi hội Việt Nam Phật học miền Trung là : Thừa Thiên, Lâm Viên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẳng, Đồng Nai Thượng, Di Linh, Bình Thuận, Can Rang và hai đại biểu miền Bắc là Hà Nội và Hải Phòng. Đại hội đã chính thưa lấy danh hiệu Gia Đình Phật Tử (GĐPT) để thay thế cho tên gọi Gia Đình Phật Hóa Phổ. Ngòai ra, đại hội còn biểu quyết cho ra đời bản Nội Quy Trình của GĐPT. Tại Điều 5 Chương II bản Nội Quy ghi rõ :
“Tại Tổng trị sự hội Việt Nam Phật học có một ban Hướng dẫn Tổng hội Gia Đình Phật Tử để trông coi việc Gia Đình Phật Tử ở các tỉnh hội, Ban Hướng dẫn này họat động như các ngành khác của Tổng Trị sự, chịu trách nhiệm trước Tổng Trị sự về việc điều khiển các ban Hướng dẫn của các Tỉnh Hội”
Như vậy, đến thời điểm này, tổ chức GĐPT vẫn còn là một ngành của hội Việt Nam Phật học (miền Trung) và trên thực tế, các đơn vị GĐPT cũng chỉ xuất hiện ở các tỉnh miền Trung. Tại miền Nam, đến năm 1952 mới bắt đầu thành lập các đơn vị GĐPT trực thuộc Hội Phật Học Nam Việt do cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm hội trưởng. Anh Tống Hồ Cầm là một trong những sáng lập viên chủ yếu của GĐPT miền Nam.
Đến năm 1955, đại hội GĐPT lần hai được tổ chức tại Đà Lạt từ ngày 31/7/1955 đến 03/8/1055. Sau đại hội lần này, một Quyết định xếp cấp huynh trưởng đầu tiên được Ban Hướng Dẫn Tổng Hội ký ngày 10/3/1956. Các Anh, Chị được xếp cấp lần đầu gồm có:
-Cấp Dũng : Anh Võ Đình Cường, pháp danh Nguyên Hùng
-Cấp Tấn :
1)Chị Hòang Thị Kim Cúc, pháp danh Tâm Chánh
2)Anh Nguyễn Châu, pháp danh Nguyên Tín
3)Anh Lương Hòang Chuẩn, pháp danh Nguyên Y
4)Anh Lê Văn Dũng, pháp danh Tâm Đại
5)Anh Nguyễn Xuân Quyền, pháp danh Tâm Thiệt
6)Chị Nguyễn Thị Út, pháp danh Nguyên An
7)Anh Lê Văn Vinh, pháp danh Nguyên Minh
-Cấp Tín : có 34 Anh, Chị
-Cấp Dự Tập : có 46 Anh, Chị
(Theo đặc san “Kỷ niệm 50 năm Gia Đình Phật Tử Việt Nam
do Phân ban GĐPT Thừa Thiên-Huế ấn hành năm 2001)
Năm 1961, trong hòan cảnh bị chánh quyền Ngô Đình Diệm khủng bố, đại hội lần III Gia Đình Phật Tử vẫn diễn ra tại chùa Xá Lợi – Sài Gòn. Vấn đề lớn trong đại hội lần này là tinh thần đòi hỏi thống nhất qua lời thuyết trình của Anh Tống Hồ Cầm, nguyên Trưởng Ban Hướng Dẫn Nam Việt và đạo hữu Nguyễn Đức Lợi, đại diện cho hai hệ thống GĐPT của Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam và Hội Việt Nam Phật Giáo. Trong đại hội lần này có ý kiến đề nghị đổi danh hiệu Gia Đình Phật Tử thành Thanh Niên Phật Tử Việt Nam nhưng không được đại hội chấp thuận.
Đại hội huynh trưởng GĐPT Việt Nam lần thứ tư được tổ chức tại trường trung học Gia Long – Sài Gòn vào ngày 28/6/1964. Đại hội diễn ra trong không khí phấn khởi, tự hào sau những đau thương, mất mát mà đòan viên GĐPT trong cả nước đã gánh chịu trong mùa pháp nạn vừa qua. Hơn 200 đại biểu của 42 tỉnh nhóm họp trong 3 ngày. Đại hội lần này là cột mốc quan trọng đánh dấu sự hợp nhất GĐPT trong một Giáo Hội thống nhất. Ban Hướng Dẫn các phần đã tự nguyện giải tán để thể hiện ý chí thống nhất. Đại hội IV đã phản ảnh sự phát triển, sự lớn mạnh của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trong đại hội lần này, ý tưởng tách rời hai ngành Nam – Nữ sinh họat riêng cũng được thông qua.
Về tổ chức, cả nước (từ vĩ tuyến 17 trở vào) được chia thành 8 Miền :
1.Vạn Hạnh (Bắc Trung nguyên Trung phần)
2.Liễu Quán (Nam Trung nguyên Trung phần)
3.Khuông Việt (Cao nguyên Trung phần)
4.Khánh Hòa ( Miền Đông Nam phần)
5.Huệ Quang (Tiền Giang Nam phần)
6.Khánh Anh (Hậu Giang Nam Phần)
7.Vĩnh Nghiêm (Phật tử Vĩnh Nghiêm)
8.Quảng Đức (Thủ đô Sài Gòn)
Đại hội GĐPT tòan quốc lần thứ năm được tổ chức tại Qui Nhơn vào ngày 01/8/1967. Đây là một đại hội phản ảnh sự trưởng thành của tổ chức GĐPT sau 3 năm thống nhất về tổ chức và ý chí của những người Áo Lam trên tòan quốc. Đại hội đã tu chỉnh Nội Quy và Quy chế huynh trưởng; đề ra chương trình học tập và huấn luyện … làm nền tảng cho họat động GĐPT về sau.
Đại hội Huynh trưởng GĐPT tòan quốc lần thứ sáu ( cũng là đại hội cuối cùng trước khi lịch sử nước Việt Nam lật qua trang mới) được tổ chức tại Đà Nẳng vào các ngày 29, 30, 31/7/1973. Tại đại hội lần này, vấn đề tương trợ huynh trưởng được chính thức đưa vào chương trình nghị sự.
Tại thời điểm này, tổ chức GĐPT VN đã thực sự lớn mạnh với hơn 200.000 đòan viên từ Quảng Trị đến Cà Mau. Đòan thể Áo Lam này đã đóng góp sức lực. mồ hôi và cả xương máu để bảo vệ Đạo Pháp. Họ xứng đáng là đứa con hiếu hạnh của Phật Giáo Việt Nam trong suốt chặng đường hơn 30 năm đồng hành cùng Giáo Hội và dân tộc.
Ta hãy nghe ý kiến của tác giả Nguyễn Lang viết trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận:
“… Gia Đình Phật Tử là một tổ chức giáo dục thiếu nhi quan trọng và có sắc thái độc đáo : có thể nói đó là một trong những nét đặc biệt nhất của đạo Phật tại Việt Nam. Tại các nước Phật Giáo trên thế giới, chưa có tổ chức thiếu nhi nào đông đảo và có tổ chức khéo léo như thế. Vào năm 1973, số lượng vừa huynh trưởng vừa đòan viên của tổ chức này đã lên quá mức 200.000 người…”
( Lần sau : GĐPT giai đọan sau ngày 30-4-1975 )