Nội Thiền .- Bài 37.- Truyền trao y bát.
Sự truyền thừa Pháp Thiền. Theo Sử chép.
- Tiểu giáo Thiền, được công truyền phổ khắp Thượng Toạ Bộ, lẫn Đại Chúng Bộ.
- Đại giáo Thiền được truyền thừa Trong Đại Chúng Bộ.- Kể từ Phật Thích Ca truyền cho Tổ Ca Diếp, kế tục ở Ẩn Độ được 28 đời. Đến đời thứ 28 là Đạt Ma Tổ Sư, Pháp Thiền truyền sang Trung Quốc tiếp tục 6 đời thì đến Lục Tổ Huệ Năng. Lục Tổ phân chi ra thành Ngũ gia Tông Phái.
a/. Truyền trao y bát.
Theo truyền thống Bắc Tông PG. Các Vị Thánh sau khi đắc Thiền, chứng Đạo không gọi là A la Hán như Nam Tông, mà được gọi là TỔ , và được Ấn chứng bằng Y Bát của Vị Tổ đời trước truyền lại.
Ví dụ:
Đức Phật truyền Y bát cho Tổ Ma Ha Ca Diếp làm Tổ thứ nhất, Tổ Ma Ha Ca Diếp truyền cho ngài A Nan làm Tổ thứ nhì v.v...
Khi truyền đến Lục Tổ Huệ Năng (Tổ đời thứ 33). Vì Chánh Pháp đã được Phổ hóa rộng rãi, Thiền Phong, Pháp nhãn đã được thấm nhuần, nên Y bát không truyền trao nữa.
Dưới cửa Lục Tổ có bốn mươi ba người đắc pháp, mỗi mỗi hóa độ một phương, đều là chánh thống, trong đó có Nam Nhạc Hoài Nhượng, Thanh Nguyên Hành Tư và Hà Trạch Thần Hội nổi bậc nhất. Phái Nam Nhạc sau này sanh ra Lâm Tế và Qui Ngưỡng hai tông, phái Thanh Nguyên sau này sanh ra Vân Môn, Pháp Nhãn, Tào Động ba tông. Còn gọi là "Ngũ Gia Tông Phái". Gồm: Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn, Tào Động, Vân Môn.
Như bài kệ tán thán:
“Pháp nhãn tạng được truyền thừa, bắt đầu từ nhứt hoa hiện thoại.
Đạo mạch trường lưu không ngoài ngũ diệp lưu phương.
Dòng Tào Khê, nước chảy từ nguồn.
Pháp Đốn Tiệm sáng soi kim cổ”.
b/. Truyền Tâm Ấn.(Tâm tâm tương Ấn, Tổ Tổ tương truyền )
Tâm Chân Như (Chân Tâm) của chúng sanh hàm chứa hai đặc tính. TỊNH và ĐỘNG.
- Hạng Phàm phu thì chấp "Động", lấy phần "động" tức 6 Tri kiến của 6 giác quan, chúng nó chỉ là biểu hiện của Tâm cho đó là THỨC, Lại chấp lấy Thức Tâm này là NGÃ. Vì vậy "Tâm của chúng sanh" chỉ là VỌNG TÂM. Ngã chấp của chúng sanh chỉ là HUYỄN NGÃ.
Vì "Thức tâm" chỉ là một nữa của Tâm, nên chỉ là một thể BẤT TOÀN. Do Tâm Thức Bất Toàn nên các sự thấy nghe hay biết (6 Tri kiến) của "Vọng Tâm- Huyễn Ngã" đều không đú̀ng "Sự thật" (không khế hợp NHƯ).
- Hàng Nhị Thừa (Thanh Văn- Duyên giác) ngược lại tu "Chỉ"- tu "Quán" Bỏ "Động" về "Tịnh". Thủ chấp Tịnh làm Vô Ngã. cho đó là Niết Bàn. Nhưng chưa biết được rằng "Tịnh" đó cũng là một "thể Bất Toàn" khác ! Nên cũng chưa đến CHÂN NHƯ.
+ Ngộ Tánh Luận Tổ Đạt Ma nói:
Loạn Và Định Đều Rời
- Xả thân chẳng tiếc là đại bố thí.
- Rời hẳn động và tịnh là đại tọa thiền.
- Phàm phu chuyên động.
- Nhị thừa chuyên tịnh.
- Rời động và tịnh hơn hẳn phàm phu và Nhị thừa nên gọi là đại tọa thiền.
- Hiểu được ý này thì biết được tất cả pháp, thì lành được tất cả bệnh, là năng lực đại thiền định.
(hết trích)
Thiền cho hành giả ý chỉ trên. Hành Pháp ấy gọi là "Đốn Pháp", trái với Đốn Pháp là "Tiệm Pháp" (Đốn là thẳng tắc, Tiệm là từ từ).
- Người từ Pháp Thiền Đốn Giáo này mà Thể Nhập Chân Như , được Chân Lý, được Đạo.- Đó là Siêu Việt Tri Kiến.- Đó mới là CHÂN NGÃ (Chân Như mới là CHÂN NGÃ , là TA Thật) ,
- Thường- Lạc- Ngã- Tịnh là 4 đức Niết Bàn. Nên Thể nhập được Chân Ngã tức là được Niết Bàn. Chư Phậ̉t 3 đời đều Nhập Đại Niết Bàn này .
* Chân Như- Chân Ngã không thể dùng Tri Kiến của Phàm phu mà biết được. Đức Phật dạy Phải Dùng Trí Huệ Bát Nhã mà thể nhập. Thế nào là Bát Nhã Trí ?
Ở Hiển Tông Ký. Tổ Thần Hội nói:
"Bát Nhã Vô Tri, Vận Lục Thông, Nhi Hoàng Tứ Trí"
"Bát nhã không biết (Bát Nhã Vô Tri) mà vận lục không thành tựu tứ trí".
Khi sống được với Bát nhã thì không có cái hiểu biết theo phàm tình là phân biệt tốt xấu, thiện ác, hay dở, khen chê v.v... Tất cả những cái đó lặng mất thì sẽ vận dụng được thần thông và rộng truyền bốn chân lý. Nói vô tri mà có tứ trí và sáu thông đâu phải là không biết.
Nói rộng hơn cho dễ hiểu là khi biết vụn vặt giả dối thì không biết cái sâu xa, chân thật.
Thí dụ như những người có cái khôn vặt ở thế gian như khôn lanh, xảo nguyệt, lường gạt, dối trá v.v... thì những người đó không bao giờ hiểu sâu xa về triết lý cao siêu. Bởi họ cứ lẩn quẩn trong cái khôn vặt để lường gạt người đời nên không phát huy được cái khôn chân thật của thánh hiền.
Tóm lại Bát nhã không có cái biết, chạy theo sáu trần giả tướng bên ngoài mà có cái biết tứ trí sáu thông nên gọi là "Không biết mà biết".
(hết trích)
Bát Nhã Chân Trí cũng tức là CHÂN NHƯ LÝ.
* Do đó: Tông chỉ Thiền là truyền đạt CHÂN NHƯ LÝ, (cũng là CHÂN TÂM). "TÂM" ấy chư Phật và Chúng sanh vốn sẳn đủ không sai khác.
Tâm Hành giả khế hợp được "Tâm Chân Như" của Tổ .- Gọi là ĐẮC TÂM ẤN. (Tâm tâm tương Ấn, Tổ Tổ tương truyền).