Mộng Du

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Phật Thích Ca Thành Đạo

Khi nhìn vào sự kiện Phật Thích Ca thành đạo, chúng ta ghi nhận được điều gì ? Riêng KKT thì KKT ghi nhận được 2 điều rất quan trọng sau đây:

1. Mang thân người là có thể thành Phật

Phật Thích Ca là một nhân vật "lịch sử", tức là một con người có thật. Tức là cách đây 25 thế kỷ có một vị hoàng tử tên là Tất Đạt Đa đã đắc đạo thành một vị Phật là Phật Thích Ca. Tất Đạt Đa là một con "người" đã đắc đạo thành một vị Phật. Từ sự kiện này chúng ta ghi nhận được một điều rất quan trọng là: nếu Tất Đạt Đa là một con "người" đã có thể đắc đạo thành một vị Phật thì chúng ta đây, cũng là một con "người", nên chúng ta cũng có thể đắc đạo thành một vị Phật !!!

Hầu hết mọi người chắc đều tưởng rằng sinh ra làm "người" thì cũng sẽ chết như một "người". Cũng không khác gì muôn loài vật khác, sinh ra làm chó, mèo thì cũng sẽ chết như chó, mèo. Nếu không có sự kiện Phật Thích Ca thành đạo thì có lẽ mọi người đều tưởng như vậy. Nay nhờ có Phật Thích Ca thành đạo mà chúng ta biết được rằng chúng ta sinh ra làm "người" nhưng lại có cơ hội được ... chết (nhập diệt) như một vị Phật! Phật không phải là Thánh, Thần, Tiên, Trời, hay ... Thượng đế. Phật vẫn là người, nhưng là một người ... "siêu"! Phật là siêu nhân vì ngoài những chức năng và khả năng mà một "người" vẫn có (đi, đứng, chạy, nhẩy, nói năng, suy nghĩ, lý luận, ghi nhớ, tưởng tượng, phát minh, sáng tạo, thủ công, mỹ nghệ, v.v..) thì Phật còn có thêm những chức năng và khả năng mới. Đó là Tam Minh, Lục Thông, Tam Thân, Tứ Trí. Bất khả tư nghì! Cho nên mới nói rằng được mang thân người là một cơ hội vô cùng hãn hữu! Một cơ hội để trở thành Phật.

2. Có thể thành Phật ngay trong kiếp sống này

Điều thứ hai lại còn quan trọng hơn điều thứ nhất nữa. Đó là: nếu Tất Đạt Đa đã thành Phật ngay trong kiếp sống mang thân người đó, thì chúng ta đây, đang mang thân người, cũng có thể thành Phật ngay trong kiếp sống này, ngay trong hiện tại này, chứ không phải ở một thời gian hay kiếp sống nào khác!

Khi nhận thức được như vậy thì mới thấy kiếp sống đang có trong hiện tại thật là vô cùng quý giá! Quý giá vì có thể dùng nó để trở thành một vị Phật. Mới thấy rằng những gì đeo đuổi từ bấy lâu như danh lợi, tình tiền, công danh, sự nghiệp, ngay cả sự nghiệp vĩ đại hay lưu danh muôn thuở gì gì đó, cũng không đáng một "xu teng" nếu so sánh với cơ hội để có thể vượt khỏi cái giới hạn làm người mà trở thành một siêu nhân!

Vua Trần Thái Tông viết trong Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm:
“Công danh cái thế, chẳng qua một giấc mộng dài; phú quý kinh người, khó tránh “vô thường” hai chữ. Tranh nhân chấp ngã, rốt cuộc là không; khoe giỏi khoe hay rốt cùng chẳng thực. Tứ đại rã rời thôi già trẻ; núi khe mòn mỏi hết anh hùng. Tóc xanh chưa thấy mà mầu bạc đã pha. Kẻ mừng mới đi mà người điếu đã tới. Một bao máu mủ, bao năm khổ luyến ân tình; bảy thước xương khô, mặc sức tham xan tiền của. Thở ra không hẹn thở vào; ngày nay không tin ngày kế. Trôi nổi sông yêu giờ nào nghỉ, nấu nung nhà cháy biết bao thôi?” (Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang)

Cho nên:

人身難得今已得,
佛法難聞今已聞,
此身不向今生度,
更向何生度此身。?


Nhân thân nan đắc, kim dĩ đắc

Phật pháp nan văn, kim dĩ văn
Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân người khó được, nay đã được
Phật pháp khó nghe, nay đã nghe
Thân này chẳng thẳng đời này độ

Lại đợi đời nào độ thân này ?


:D :D :D
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thử bà già MỘNG DU này thêm một lần nữa!

CÓ người Giác Ngộ không? Có Đức Phật chứ.

CÓ người thành Phật không??? Đức Phật nói "SẼ THÀNH???" REALLY??? He said that???

Đức Phật là Người! Chỉ là Người đầu tiên, và duy nhất (không có người hai) Giác Ngộ!
Chánh Đẳng Chánh Giác mà CÓ người thứ hai thì chẳng phải là Chánh Đẳng Chánh Giác nữa rồi.

Đức Phật không phải THÀNH Phật đâu nà!
Xưa nay CÓ người nào SẼ THÀNH cái que cứt khô đâu nà???" Phản khoa học vật lý.

Đức Phật Giác Ngộ cái gì???
Đức Phật là người đầu tiên, và duy nhất (không có người hai) Giác ngộ ra Pháp DUYÊN KHỞI!

Pháp DUYÊN KHỞI là CHÂN LÝ chứng minh:
"Đức Phật và vạn vật đều do DUYÊN KHỞI mà CÓ!
Do DUYÊN KHỞI mà CÓ nên Đức Phật và vạn vật là KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ!"

Như vậy!
KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ như bà già KKT MỘNG DU này làm gì có "NĂNG, SỞ" mà THÀNH que cứt khô cũng không được nữa là.

MỞ MẮT CHIÊM BAO mà bày đặt TU thành Phật. REALLY? ???
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
À còn mấy ông Tổ Thiền Tông giác ngộ cái gì???....Sao mà nhiều người Giác Ngộ quá vậy???

Có một điều chắc chắn là Tổ Thiền Tông không phải Giác Ngộ Pháp DUYÊN KHỞI!
Chỉ có một NGƯỜI duy nhất (không có người thứ hai) Giác Ngộ Pháp DUYÊN KHỞI là Đức Phật .

Vậy mấy ông Tổ Thiền Tông giác ngộ cái gì???

Sự Thật là Tổ Thiền Tông chẳng giác ngộ cái gì!
Chỉ NHẬN XÉT về cái TÂM TÁNH con người, và vạn vật theo chiều hướng khác hẳn với Đức Phật!...

Tổ Thiền Tông NHẬN XÉT rằng con người, và vạn vật:
"Cái THÂN VÔ NGÃ này CÓ cái Bản Thể, Bản Nguyên gọi là Bản TÂM, Bản TÁNH!"

Đừng quên rằng Đạo Giáo của Trung Hoa cũng nói về Bản Thể, Bản Nguyên của con người, và vạn vật là ĐẠO.

Như vậy!
Cái Bản TÂM, Bản TÁNH của con người, và vạn vật mà Tổ Thiền Tông NHẬN XÉT chỉ là BIẾN THÁI của cái gọi là ĐẠO.

Lão Tử đã từng nói: "Nói ĐẠO là gì???... thì không phải là ĐẠO."

Kết luận!
Phật Giáo Nguyên Thủy là Tôn Giáo THỰC TẾ!
Giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy vì con người mà THUYẾT!

Còn Phật Giáo Đại Thừa, Thiền Tông là Tôn Giáo của KHÁI NIỆM TRỪU TƯỢNG!
Giáo lý Phật Giáo Đại Thừa, Thiền Tông vì Bản Nguyên, Bản Thể mà THUYẾT.

Đức Phật nói:
"Tất cả chỉ là PHƯƠNG TIỆN! Không phải là CỨU CÁNH!"

Triệu Châu, Lâm Tế, Huệ Năng đơn giản là THÀNH cái que cứt khô mà tự cứu tự độ được ai vậy ta????

Thử bà già KKT MỘNG DU này xong!
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
À còn mấy ông Tổ Thiền Tông giác ngộ cái gì???....Sao mà nhiều người Giác Ngộ quá vậy???

Có một điều chắc chắn là Tổ Thiền Tông không phải Giác Ngộ Pháp DUYÊN KHỞI!
Chỉ có một NGƯỜI duy nhất (không có người thứ hai) Giác Ngộ Pháp DUYÊN KHỞI là Đức Phật .

Vậy mấy ông Tổ Thiền Tông giác ngộ cái gì???

Sự Thật là Tổ Thiền Tông chẳng giác ngộ cái gì!
Chỉ NHẬN XÉT về cái TÂM TÁNH con người, và vạn vật theo chiều hướng khác hẳn với Đức Phật!...

Tổ Thiền Tông NHẬN XÉT rằng con người, và vạn vật:
"Cái THÂN VÔ NGÃ này CÓ cái Bản Thể, Bản Nguyên gọi là Bản TÂM, Bản TÁNH!"

Đừng quên rằng Đạo Giáo của Trung Hoa cũng nói về Bản Thể, Bản Nguyên của con người, và vạn vật là ĐẠO.

Như vậy!
Cái Bản TÂM, Bản TÁNH của con người, và vạn vật mà Tổ Thiền Tông NHẬN XÉT chỉ là BIẾN THÁI của cái gọi là ĐẠO.

Lão Tử đã từng nói: "Nói ĐẠO là gì???... thì không phải là ĐẠO."

Kết luận!
Phật Giáo Nguyên Thủy là Tôn Giáo THỰC TẾ!
Giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy vì con người mà THUYẾT!

Còn Phật Giáo Đại Thừa, Thiền Tông là Tôn Giáo của KHÁI NIỆM TRỪU TƯỢNG!
Giáo lý Phật Giáo Đại Thừa, Thiền Tông vì Bản Nguyên, Bản Thể mà THUYẾT.

Đức Phật nói:
"Tất cả chỉ là PHƯƠNG TIỆN! Không phải là CỨU CÁNH!"

Triệu Châu, Lâm Tế, Huệ Năng đơn giản là THÀNH cái que cứt khô mà tự cứu tự độ được ai vậy ta????

Thử bà già KKT MỘNG DU này xong!
bạn nói về Đạo Lão với Đạo mà các lão già Thiền Tông nói xem giống chỗ nào , khác chỗ nào, biến thái ra sao? nên nói và biện luận cụ thể, hi vọng là Lão Tử không đồng với Thích Ca , cũng chẳng đồng với mấy lão già Thiền Tông BIẾN THÁI mà bạn đã gắn cho các cụ.
Và có một điều tôi muốn bạn và tin là sẽ nhận lời trả lời câu hỏi.
Người tu theo đạo Phật có nên đọc cả hai dòng kinh Nguyên Thủy và Đại Thừa không? nếu có vì sao. không vì sao?
Một người đọc cả hai so với một người chỉ đọc nguyên thủy người nào hiểu rõ và sâu sắc lại đi nhanh hơn trên con đường giác ngộ, tại sao?
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Kiến Tánh


Hoàng Bá Hy Vận - Truyền Tâm Pháp Yếu


Nếu trực hạ đốn ngộ được tự tâm, thì tức Tâm là Phật. Không khởi niệm tu hành một pháp môn nào, không chấp trước một cảnh sở chứng nào. Đó chính là đạo Vô thượng, là Chân Như Pháp Tánh.

:) :) :)


Lâm Tế Nghĩa Huyền - Lâm Tế Ngữ Lục

Nếu nói Phật là cứu cánh thì tại sao sau 80 năm Phật lại
còn phải nằm chết giữa hai cây Ta La trong rừng Câu Thi La? Phật bây giờ ở đâu? Nên biết rằng: Phật và ta cùng sinh tử không khác. Các ngươi nói Phật có thần thông. Vậy A tu la, Đế thích v.v... có thần thông, đều là Phật cả sao?... Thần thông của Phật là vào thế giới sắc không bị sắc đánh lừa, vào thế giới âm thanh không bị âm thanh đánh lừa, vào thế giới hương không bị hương đánh lừa, vào thế giới mùi vị không bị mùi vị đánh lừa, vào thế giới cảm xúc không bị cảm xúc đánh lừa, vào thế giới tư tưởng không bị tư tưởng đánh lừa... Đạt lục thần thông tức là đạt tới không tướng của lục trần... tuy còn là thân ngũ

uẩn hữu lậu nhưng thực là đang đi thần thông trên đất.

:) :) :)
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi....

Hello lão huynh!

Người xưa nói Tức Tâm tức Phật là để tiếp dẫn hậu học chứng ngộ lý chân như tối thượng. Tâm tâm xưa nay chẳng khác, tâm tự vô tâm. Thời trẻ đã qua, đương thể vô trụ tất thảy chỉ là bản tâm tự tại, nên biết Phật cũng vô trụ. Bản tâm vốn vô tâm mà tự tại xa lìa hết thảy so đo tính toán tức là chân Pháp xưa nay chẳng khác vậy!

Như Thị tức thường. Như Thị vô trụ. Pháp này không thực vì Tâm tự vô tâm nên không dùng Tâm để cầu tâm, pháp này cũng không hư dối vì mỗi con sóng đều đầy đủ biển lớn. Vì vậy tuy là nhất chân Pháp giới vẫn có riêng dòng Tâm Ấn trao truyền! Một trong nhiều, nhiều trong 1. Lập thì vạn tượng đều có tên, chẳng lập thì tên Tâm cũng không ai gọi.

1 và biến hóa của 1. Các cảnh giới không lìa Tâm Pháp nên nói ngộ rồi đồng chưa ngộ là nói duy tâm Pháp Bình đẳng. Tức chỉ duy Tâm trí, ngu đều bình đẳng... Trí ngộ pháp Bình đẳng thì vô ngôn thông.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn HVT 1 ly trà [smile]

đề tài là: MỘNG DU [smile] .... cho nên ... NHƯ THỊ QUÁN SÁT =>

là THỂ [như] .... DỤNG [quán sát] .... để "ĐƯỢC THẤY MÌNH ĐANG ĐƯỢC CHỮA LÀNH" [smile]

TRỰC CHỈ CHƠN TÂM --> là THỂ DỤNG ==> là đứng BỜ NÀY --> THẤY BỜ KIA [smile] ... là LÝ ĐẮC --> QUA ĐƯỢC BỜ BÊN KIA ...

cho nên ... thể dụng đó ... là NHƯ THỊ QUÁN SÁT ...

còn hình thức được chữa lành là --> TIỆM LY SINH TỬ [smile]

và đó cũng là nội dung của ĐỆ NHẤT GIÁC NGỘ ===> NHƯ THỊ QUÁN SÁT .. tiệm ly sinh tử ... [smile]

*** đã nói thấy .. thì phải thấy HẾT .. mới nhiều cụ thể .. đã nói giác thì luôn tỉnh giác .. mới là TOÀN GIÁC .. cho nên khi đức Phật nhập diệt .. ngài cũng lần lượt tuần tự đi QUA HẾT CÁC BẬC THIỀN [smile]

*** thấy tâm, thấy pháp, thấy trần, thấy vọng, thấy bờ này, thấy bờ kia, thấy tập khí, thấy diệt ... thấy ĐẠO [smile] ... điển hình như là Tín Tâm Minh ... Tam Tổ Tăng Xán ngay từ mí câu đầu đã phân biệt NHẤT NHỊ .. và ổng thấy còn nhiều hơn .. thấy những "CỤ THỂ" = QUÁN SÁT NHƯ THỊ mà thấy được bao nhiêu trường hợp THỂ DỤNG khác [smile] ... năng sở, có không, thủ xả, truy tìm ... dè dặt thận trọng .. vv.... ổng thấy nhiều quá chừng .. chứ đâu có THẤY ÍT [smile]


Kinh Pháp Hoa ... khi NHƯ = là CHƠN TÂM .. thì THỊ là PHƯƠNG TIỆN .. cho nên KINH có phẩm nói tới "TÂM PHƯƠNG TIỆN" ...

tùy tâm phương tiện ... là 1 VỊ PHÁP VƯƠNG chứ hỏng phải là ... người CẦU PHÁP [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .... kính bạn HVT 1 ly trà [smile]

THỂ DỤNG --> Phương Pháp "KHÔNG LẤY - KHÔNG BỎ" TRONG THIỀN QUÁN --> TỰ TÁNH

iTrong Tín Tâm Minh Tam Tổ Tăng Xán, ngay trong những câu đầu tiên .. sau khi phân biệt và khẳng định Nhất và Nhị .. đã chỉ rõ phương pháp này ...

Mạc trục hữu duyên,

Vật trụ không nhẫn,

Nhứt chủng bình hoài,

Dẫn nhiên tự tận.

Dịch nghĩa:

Chớ đuổi duyên trần,

Cũng đừng không nhẫn.

Một lòng bằng phẳng,

Lặng yên tự dứt. - Tín Tâm Minh Giảng Giải, Thích Thanh Từ


Bi giờ chúng ta bắt đầu bằng 1 số nguyên lý chính:

i. Nhứt Chủng = Như Lai Tạng: Tự nó đầy đủ công đức ... tự nó ... là "BỔN LAI VÔ NHẤT VẬT" ... nhưng phải để NHỨT CHỦNG LÀM VIỆC CỦA NÓ [smile] --> tức là "BÌNH HOÀI" ... đừng có xớ rớ đụng vô [smile]


ii. Chớ đuổi duyên trần: có nghĩa là cái gì tới, thấy nghe .. trong những lúc đó --> ÔM ĐỒM ÔM VÔ làm chi cho cực thân --> AN NHÀN là tốt hơn

iii. Vật Trụ cũng vậy ... phàm sở hữu tướng .. hư thị giai vọng .. có VẬT GÌ mà hỏng hư đâu .. càng VẬT TRỤ ... càng lo toan tính toán .. càng lắm trần lao ...

--> cho nên: (ii) và (iii) là KHÔNG BỎ - KHÔNG LẤY ... bỏ cũng tốn công ... mà lấy cũng phiền toái

và cứ KHÔNG BỎ KHÔNG LẤY ... để (i) làm việc .. tự nó .. đầy đủ công đức

1 LÒNG BẰNG PHẲNG

LẶNG YÊN TỰ DỨT [smile]


Đó là 1 phương pháp của Thiền Tông .. cho nên .. ngài Vinh Gia Huyền Giác viết trong Chứng Đạo Ca:

tuyệt học [smile]

vô vi [smile - khỏi làm tốn trần lao .. không bỏ không lấy]

--> NHÀN ĐẠO NHÂN [smile]

bất trừ vọng tưởng

bất cầu chân

vô minh thực tánh --> tức PHẬT TÁNH

ảo hóa --> không thân --> tức Pháp Thân



cho nên .. đó là phương pháp THỂ DỤNG mà chư tổ sử dụng khi THIỀN ... theo Thiền Tông [smile]




ờ mà đúng không ? [smile]


:lol: :lol:
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Ha ha...

Chào @khuclunglinh huynh!

Theo kiến giải nơi tiểu đệ thì mỗi con sóng đều đầy đủ nguyên cả biển lớn.

Kinh Lăng Nghiêm có đoạn : như người đi về hướng Đông thì thấy mặt trăng theo về hướng Đông, người đi về hướng Tây thì thấy mặt trăng theo về Tây.

Nương thân căn mà tự thể quy về biệt xứ là chỗ hành hoạt của thế gian tạm gọi vô minh thừa ( vốn là diệu dụng như thế nhưng chưa có cái nhìn toàn diện nên có tên vô minh ).

Hành giả Phật Pháp biết việc này nên chuyển các hành hoạt trở lại quy Tâm thành độc giác thừa và bồ tát thừa. Độc giác thừa tức lìa sự chấp tự thể quy về thân căn mà quay lại chấp tâm thành gốc @@. ( Quan điểm riêng của tiểu đệ kkk). Nên chưa thấy rõ được lý vô trụ.

Hành giả Thiền Tông thì biết cả 2 nên không chấp trụ thừa nào ứng duyên liền sài.

Biết rõ mỗi thừa đều là diệu dụng của chân như nên mấy ông già Thiền Tông thường nói : Công hạnh tam thừa còn là cọc cột lừa để cảnh sách chỗ chấp tâm vi tế.

Chỉ thấy tất thảy duy tâm dụng bình đẵng thì hiện kiếp an vui tự tại với tâm pháp.

Bởi chuyển thức thành trí nên trí tự biết gốc Thường

Bởi trí quán lại thức thường nên lạc hiện

Bởi tự thể nhất như nên ngã hiện

Bởi ngã tự tại nên tịnh độ hiện

Tứ Đức hiển lộ là do hành giả có được cái nhìn toàn diện về Tâm, tánh . Giống như thầy bói xem voi chúng ta phải đi loanh quanh khắp con voi thì tất cả hướng nhìn đều là nhìn con voi, khi tất cả hướng nhìn đều dung thông thì hỗ trợ thành cái nhìn toàn diện.

Người ta hay nói nhìn một vấn đề ở khía cạnh phiến diện thì cái nhìn đó chưa tỏ suốt, uhm vấn đề gì cũng vậy chúng ta phải kinh nghiệm để có cái nhìn toàn diện. Khi có cái nhìn toàn diện thì nghe cái câu : thấy không chỗ thấy là cái thấy siêu việt ắt sẽ cười to hì hì....

Chốt hạ :

Không từ chỗ nào đến mà tướng đến

Chẳng đi về đâu mà tướng hoại

Tâm Pháp đại dụng xưa nay thường mà biến khắp

Sanh tử như mộng vô cùng tận vẫn chân thường

Kinh sách để lại vì một tâm mà thuyết

Người đời sau là ai? Vẫn Sài bản tâm này, ha ha...

Bất kỳ ai đốn ngộ bản tâm pháp, hiện đời đều thành tựu

Thấy toàn thể, dụng toàn thể

Tất cả cảnh giới đều tùy thời dùng đến

Một trong nhiều, tự biển có nhiều sóng

Nhiều trong một, tự sóng đủ biển lớn

Lúc nương sóng lập ngôn, khi tựa biển lập địa

Chân như sẵn đủ, dùng chia chẻ

Tùy sự chia phần, vẫn y nguyên

Diệu Pháp như Lai đều hiển hiện

Hành giả ngất ngây chiêm ngưỡng pháp

Biến chuyển viên thông đà ra ni.

Hì hì...

Cảnh giới biến hóa viên thông này làm tiểu đệ nhớ đến bài kệ không nhớ của ai nhưng tả cảnh giới này rất hay:

Theo nhau cùng ở chẳng biết y
Tằng tằng, nhậm vận chỉ ma phi ( câu này khó dịch được biến hóa viên mãn tương tự : sanh sanh, chuyển nạp cứ tiếp diễn - ý nguyên tác có động, có thọ tương hỗ lẫn nhau rất tuyệt )
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn HVT một ly trà [smile]

NGUỒN với GỐC --> THỢ với THẦY --> QUY CĂN ĐẮC CHỈ --> TÙY CHIẾU THẤT TÔNG --> LỤC CĂN là ĐẦU MỐI CỦA GIẢI THOÁT [smile]

dữ dội

và dịu êm

ồn ào và lặng lẽ

SÓNG --> không hiểu nổi mình [smile]

SÓNG --> tìm ra tận --> BỂ [smile]

ÔI cơn sóng ngày xưa ...

và ngày sau vẫn thế

SÓNG phiền não muộn sầu

--> bên trong là BIỂN RỘNG


Sóng thét gào từ đâu ?

duyên GIÓ --> nước ... thét gào


duyên SÓNG lặng từ đâu ?

GIÓ yên --> dòng biển lặng


Xưa và nay vẫn thế [smile]

- CHỨA ĐỰNG,

với

- ẨN TÀNG

đủ SÓNG, BĂNG, HƠI ... BÃO ...

thường chỉ NƯỚC + với DUYÊN [smile]



từ bao giờ ... SÓNG hỏi

- biến khắp ?

với

- chân thường ?

từ bao giờ SÓNG hiểu ....

khi nào .... NƯỚC với DUYÊN [smile]



cho nên người xưa nhìn sóng cũng vậy .. .mà nhìn băng cũng vậy ... cho tới nhìn nước cũng vậy .... thấy đông nghĩ là đông .. thấy tây nghĩ là tây ... mà thiệt ra .. đông tây ... đều chỉ 1 TÂM MÀ RA HẾT [smile]

cái mẫu số chung chứa đựng tất cả những hình tướng đông tây năm bắc, bát phương vạn hướng .. đều là 1 TÂM

- LỤC CĂN .... cũng được đếm là 1 một [smile]


cho nên QUY CĂN ĐẮC CHỈ --> TÙY CHIẾU THẤT TÔNG ...

tùy chiếu theo bóng của SÓNG GIÓ .... BĂNG TUYẾT HƠI BÃO ...

nhưng nới tất cả bắt đầu .... là CĂN [smile]


cho nên ... LỤC CĂN là đầu mối của GIẢI THOÁT [smile]



Truy Tìm Nguồn với Gốc .. Đi Kiếm Thợ với Thầy

hôm qua đi ra đường

chiếc xe nó nằm đường

giựt mình ta mới hỏi:

- XE hãng nào làm ra ?? [smile]


truy tìm nguồn với gốc

kiếm hỏi thợ với thầy

từ đâu mà tất cả ...

--> KIẾN TÁNH .... CHỈ CHÂN THƯỜNG [smile]


ờ mà đúng không ? [smile]
 
Last edited:

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Kiến Tánh


Hsu Yun.jpg


Hòa thượng Hư Vân (1840-1959) - Tham Thiền Yếu Chỉ


直下認得此清淨自性,隨順無染,二六時中,行住坐臥,心都無異,就是現成的佛,不須用心用力,更不要有作有為,不勞纖毫言說思惟。

Trực hạ nhận đắc thử thanh tịnh tự tánh, tùy thuận vô nhiễm, nhị lục thời trung,hành trụ tọa ngọa, tâm đô vô dị, tựu thị hiện thành đích phật, bất tu dụng tâm dụng lực, cánh bất yếu hữu tác hữu vi, bất lao tiêm hào ngôn thuyết tư duy。


Thẳng đó nhận được tự tánh thanh tịnh này, tùy thuận không nhiễm ô, trong hai mươi bốn giờ đi đứng ngồi nằm tâm không khởi vọng, ấy là hiện thân thành Phật; chẳng cần dụng tâm dụng lực, cũng chẳng cần tạo tác thi vi, không nhọc một mảy may suy nghĩ nói năng.



:) :) :)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính đại lão KKT 1 ly trà [smile]

"THẲNG ĐÓ" --> là "THẲNG ĐÂU ??? (smile)

vẫn có rất nhiều khi .... nhiều khi Ý THỨC nói "THẲNG ĐÓ" vẫn là ĐI ĐÂU ĐÂU --> vẫn chỉ là "THẲNG VÀO LỐI MỘNG" --> MỘNG DU [smile]


PHÁP THÂN [smile] này vĩnh cửu

trải qua muôn lượng kiếp vẫn ung dung đi vào --> mọi kiếp sống

bất tăng ... bất giảm .. bất cấu .. bất tịnh



---> ĐI ĐÂU ? [smile]

---> THẲNG ĐÂU ? [smile]

:lol: :lol:



*** CHƯƠNG 7: NHƯ LAI TẠNG

Nói đến nghĩa lý thâm sâu của thánh đế thì vi tế khó hiểu, không thuộc phạm vi suy nghĩ ước lượng. Đó là điều người trí có thể hiểu được, mà cả thế gian không thể tin.


Bởi vì sao ?

Vì đây là nói về Như Lai tạng rất sâu xa,

Như Lai tạng là cảnh giới của Như Lai,

Như Lai tạng không phải là chỗ mà tất cả Thanh văn Duyên giác có thể biết đến được.



Từ nơi Như Lai tạng mà nói nghĩa của Thánh Đế Như Lai tạng là chỗ rất sâu xa, nên nói thánh đế rất sâu xa vi tế khó hiểu không thuộc phạm vi của tư lương. Đó là chỗ người trí có thể hiểu được mà cả thế gian không thể tin (smile)

CHƯƠNG 13: TỰ TÁNH THANH TỊNH

Đúng vậy ! Đúng vậy ! Tự tánh thanh tịnh tâm mà có nhiễm ô là điều khó hiểu rõ được, đó là hai pháp khó hiểu rõ được là tự tánh thanh tịnh tâm là điều khó hiểu rõ.

Tâm ấy bị phiền não nhiễm ô cũng là điều khó hiểu rõ,


chỉ có ngươi và sức Bồ tát Ma ha tát đã thành tựu đại pháp

mới có thể --> nghe và nhận lãnh,

còn bao nhiêu Thanh văn --> chỉ biết tin lời Phật nói.
[smile] - Kinh Thắng Man
 
Last edited:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
ha ha hah ... kính đại lão KKT 1 ly trà [smile]

"THẲNG ĐÓ" --> là "THẲNG ĐÂU ??? (smile)

vẫn có rất nhiều khi .... nhiều khi Ý THỨC nói "THẲNG ĐÓ" vẫn là ĐI ĐÂU ĐÂU --> vẫn chỉ là "THẲNG VÀO LỐI MỘNG" --> MỘNG DU [smile]


PHÁP THÂN [smile] này vĩnh cửu

trải qua muôn lượng kiếp vẫn ung dung đi vào --> mọi kiếp sống

bất tăng ... bất giảm .. bất cấu .. bất tịnh



---> ĐI ĐÂU ? [smile]

---> THẲNG ĐÂU ? [smile]

:lol: :lol:



*** CHƯƠNG 7: NHƯ LAI TẠNG

Nói đến nghĩa lý thâm sâu của thánh đế thì vi tế khó hiểu, không thuộc phạm vi suy nghĩ ước lượng. Đó là điều người trí có thể hiểu được, mà cả thế gian không thể tin.


Bởi vì sao ?

Vì đây là nói về Như Lai tạng rất sâu xa,

Như Lai tạng là cảnh giới của Như Lai,

Như Lai tạng không phải là chỗ mà tất cả Thanh văn Duyên giác có thể biết đến được.



Từ nơi Như Lai tạng mà nói nghĩa của Thánh Đế Như Lai tạng là chỗ rất sâu xa, nên nói thánh đế rất sâu xa vi tế khó hiểu không thuộc phạm vi của tư lương. Đó là chỗ người trí có thể hiểu được mà cả thế gian không thể tin (smile)

CHƯƠNG 13: TỰ TÁNH THANH TỊNH

Đúng vậy ! Đúng vậy ! Tự tánh thanh tịnh tâm mà có nhiễm ô là điều khó hiểu rõ được, đó là hai pháp khó hiểu rõ được là tự tánh thanh tịnh tâm là điều khó hiểu rõ.

Tâm ấy bị phiền não nhiễm ô cũng là điều khó hiểu rõ,


chỉ có ngươi và sức Bồ tát Ma ha tát đã thành tựu đại pháp

mới có thể --> nghe và nhận lãnh,

còn bao nhiêu Thanh văn --> chỉ biết tin lời Phật nói.
[smile] - Kinh Thắng Man
Rất hay nha @khuclunglinh huynh!

Đây là chỗ ngàn tay ngàn mắt Quán Âm. Tiểu đệ cứ thắc mắc sao lại chỉ được gọi là Bát Địa???

Có lẽ trí quán và thể như vẫn còn có chỗ chưa tương hợp mới còn ngằn mé vi tế khó nhận ra, như kinh nghiệm con voi dưới mọi góc độ thì khi chỉ nhìn một phần con voi cũng chiêu ra đủ toàn phần kinh nghiệm nhân quả đã xác tín lẫn nhau không thể lầm lẫn bởi tất cả kinh nghiệm đã ăn khớp như một bức tranh đã hoàn chỉnh vậy.

Huynh thấy thế nào?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... kính bạn HVT một ly trà [smile]

TA là NGÓN TAY CHỈ TRĂNG --> còn ÔNG là NGHÌN MẮT NGHÌN TAY [smile]


I. TA là NGÓN TAY CHỈ TRĂNG

tu thân ... dây yếu tựa giàn

nhìn TRĂNG trên đỉnh .... nghĩa thầy .. ân sư [smile]



ông Phật ổng cả đời dạy người ta cái Ý THỨC --> để chỉ TRĂNG ... và cái thức đó được huấn luyện trở thành TRÍ TUỆ ...

nếu chúng ta nhìn vào thập mục ngưu đồ ... thì Bức Tranh thứ Bảy là --> VẦNG TRĂNG xuất hiện ... khi đó ... vẫn còn NGƯỜI và TRÂU ... và cái ý thức đó ... tuy đã thấy trăng [smile - có thông] .. nhưng vẫn còn chưa thật sự chỉ còn vầng trăng .. vì vẫn còn trâu còn người ... nhưng đã thấy trăng .. đã có thức huyền chỉ [smile]

bất thức huyền chỉ

đồ lao tụng niệm - Tín Tâm Minh, Tăng Xán


cho nên .. những người .. những nhân vật ... cả đời dạy chúng ta hoán chuyển, tăng thượng ý thức để mà nhận ra VẦNG TRĂNG TRÊN ĐỈNH đó ... là phật .. là thày ... là pháp .. là sư ... là TAM BẢO [smile]


II. còn ÔNG là NGHÌN MẮT NGHÌN TAY [smile]

Bức tranh thứ TÁM là "NGƯỜI TRĂU ĐỀU MẤT" --> CHỈ CÒN VẦNG TRĂNG .. cũng có nghĩa là ... cái Ý và TRÂU đã chỉ còn chỉ trăng --> VÔ LÂU --> CHỈ CÒN VẦNG TRĂNG --> HIỆP TỔ, HIỆP TÔNG [smile] .. và đã tự nguyện biến mất .. chỉ còn cái "TRÍ CHỈ TRĂNG" ...

Duy Thức nói tới Bát Địa thì xả bỏ được "CÂU SANH NGÃ CHẤP" .. tới chỗ "DỤNG CÔNG VÔ NGẠI" ... chữ NGHI thì là gắn liền với chữ NGẠI .. NGHI HẾT => VÔ NGẠI ==> TUỆ [smile] là không còn nghi gì nữa [smile] .. chỉ có trăng thôi [smile]

nhưng vẫn còn .... "vô số nghiệp báo" .... ở trong Dị Thục Thức vì khi đó .. "Tàng Thức" chỉ còn gọi Dị Thục Thức [smile]

Hơn nữa .. Ý Thức là TÂM VƯƠNG ... nhưng "TOÀN THÂN LÀ TAI MẮT" ... ở trong bên trong ... đều là những quần thuần .. cũng là ngũ tiểu vương .. nếu tiểu vương hỏng xong thì ý thức cũng chưa xong ... cho nên ... những tay mắt ấy ở khắp các xứ ... nếu chưa xong thì cũng không có tác thành sở trí [smile]


III. Tại Sao Chỉ là Bát Địa --> tại vì CỬU ĐỊA tức là .....


À mà còn vấn đề này nữa .. cái BIẾT "BÊN TRONG" rất là quan trọng ... muốn hiểu tại sao chỉ là BÁT ĐỊA .. thì phải nhìn luôn tới CỬU ĐỊA luôn [smile] --> bởi vì CỬU ĐỊA thật là .... NHIỀU KINH KHỦNG [smile]

Cửu Địa = Thiên Huệ Địa = Bồ Tát đã có thập lực, lục thông, tứ vô sở úy, bát giải thoát ... [smile]


chỉ nhìn vào Thập Lực thôi thì cũng đủ thứ biết luôn .... biết biết biết biết biết biết [smile]

- Biết rõ tính khả thitính bất khả thi trong mọi trường hợp;

- Biết rõ luật nhân quả, quả báo, tức là Nghiệp nào tạo quả nào;

- Biết rõ nguyên nhân nào dẫn đến con đường tái sinh nào;

- Biết rõ các thế giới với những yếu tố thành lập của chúng;

- Biết rõ cá tính của chúng sinh;

- Biết rõ căn cơ học đạo cao thấp của mọi chúng sinh;

- Biết tất cả các cách thiền định;

- Biết rõ các tiền kiếp của chính mình;

- Biết rõ sự tiêu huỷtái xuất của chúng sinh;

- Biết các lậu hoặc (sa. āsrava) sẽ chấm dứt như thế nào.


*** ba cái biết cuối cùng trong Thập Lực chính là TAM MINH [smile]
*** Lục Thông thì cũng liệt kê luôn rùi [smile]

cho nên CỬU ĐỊA [smile] ... cũng chính là ... "tu vi" tương đương cỡ "Phật Thích Ca" khi ngài ấy giác ngộ dưới cây bồ đề đó [smile]


*** tên cửu địa này hay quá .. THIÊN ==> số ngàn .. số nhiều ... "HUỆ" là hỏng nghi, hết ngại ... .... muôn ngàn chỗ .. hỏng chỗ nào nào có nghi, có ngại [smile]

Đặc biệt là trong kinh Nguyên Thủy .... chúng ta có thể nhìn rõ được "BÁT ĐỊA" = cái "HUYỀN CHỈ" --> NGÓN TAY CHỈ TRĂNG nó chỉ đúng ... là chỗ "NGƯỜI TRÂU BẤT ĐỘNG" --> có tác dụng gì ... và những kinh Nguyên Thủy nói về "tam minh" mà đức Phật lãnh hội được dưới gốc cây bồ đề khi mà ngài giác ngộ .. cũng là bắt đầu từ chỗ đó [smile]

A. Có Tam Minh

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,
--> Ta dẫn tâm, hướng tâm đến sanh tử trí về chúng sanh.


Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, --> Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí.


B. Có Bát Giải Thoát (minh thứ ba)

và đặc biệt là Kinh Trung Bộ .. khi nói tới MINH THỨ BA ... tức là

Chư Tỷ-kheo, trong đêm canh ba, Ta chứng được minh thứ ba, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật nhiệt tâm tinh cần.

Chư Tỷ-kheo,

giống như trong khu rừng rậm rạp có một hồ nước lớn thâm sâu, và một đoàn nai lớn sống gần một bên.

Có một người đến, không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn.

Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, đưa đến hoan hỷ, người ấy sẽ chận đóng con đường này lại, sẽ mở con đường nguy hiểm, sẽ đặt con mồi đực, sẽ đặt con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy, sau một thời gian đoàn nai lớn ấy gặp ách nạn và hao mòn dần.

Chư Tỷ-kheo, có một người đến, muốn đoàn nai ấy được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn.

Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, người ấy sẽ mở con đường này, sẽ đóng con đường nguy hiểm lại, sẽ đem con mồi đực đi, sẽ hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy đoàn nai lớn ấy sau một thời gian sẽ được tăng trưởng, hưng thịnh, thành mãn. Chư Tỷ-kheo, Ta nói ví dụ ấy để giải thích ý nghĩa như sau: Chư Tỷ-kheo, hồ nước lớn, thâm sâu chỉ cho các dục. Chư Tỷ-kheo, đoàn nai lớn chỉ cho các loài hữu tình. Chư Tỷ-kheo, con người không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho ác ma.

Chư Tỷ-kheo, con đường nguy hiểm chỉ cho con đường tà đạo có tám ngành, tức là tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Chư Tỷ-kheo, con mồi đực chỉ cho hỷ và tham. Chư Tỷ-kheo, con mồi cái chỉ cho vô minh.


Chư Tỷ-kheo, còn người muốn chúng được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ chỉ cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

:lol: :lol:
 
Last edited:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Ồ hoá ra là vậy. Cảm ơn @khuclunglinh huynh nhiều.

Đến đây giống như khu vườn chỉ trồng toàn cây quý không còn cỏ dại. Từ, bi, hĩ , xã hiện hành linh động nơi tâm hành giả chính là của báu của báu trong nhà ha ha ha...

Từ, bi, hĩ, xã, hiện hành vô ngại là thành quả nói cách khác nó là đạo quả vô lậu phải không? Uhm đến đây thì mới rõ ràng Phật Đạo tu hành không phải chỗ các môn phái khác biết được, rất xâu xa mà lại trực nhiên hạo đãng
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Kiến Tánh

Người kiến tánh thì múa đao giữa trận cũng vẫn kiến tánh! :)


見性之人。言下須見。若如此者。譬如輪刀上陣。亦得見之。

Kiến tánh chi nhân。 ngôn hạ tu kiến。 nhược như thử giả。 thí như luân đao thượng trận。 diệc đắc kiến chi。

Người kiến tánh ngay lời nói phải liền thấy, nếu được như vậy cho dù có múa đao giữa trận cũng vẫn thấy tánh (lời Ngũ tổ Hoằng Nhẫn trong Pháp Bảo Đàn Kinh)


toddle gigle.gif


:) :) :)

 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Thời gian suy nghĩ, mây bay ngàn dặm !


Hồi Trí Bảo thiền sư (thiền sư Việt Nam, phái Vô Ngôn Thông) còn chưa giác ngộ, có một hôm bị một vị tăng hỏi: "Sinh từ đâu tới, chết đi về đâu?" - Trí Bảo còn đang vận dụng sự suy nghĩ để trả lời thì vị tăng kia cười nói: "Thời gian suy nghĩ, mây bay ngàn dặm". Tâm tư chưa chín, những cố gắng kia chẳng có nghĩa lý gì. (Nẻo Vào Thiền Học - Nhất Hạnh)


有僧問生從何來死從何去師擬(x)僧云擬(x)之間白雲萬里師無對僧便叱云好寺無佛

Hữu tăng vấn。sinh tùng hà lai tử tùng hà khứ。sư nghĩ (x) tăng vân。nghĩ (x) chi gian bạch vân vạn lý。sư vô đối tăng tiện sất vân。hảo tự vô Phật。

Có lần, có vị Tăng hỏi: "Sanh từ đâu lại, chết sẽ về đâu?". Sư trầm ngâm suy nghĩ, thì vị tăng ấy bảo: "Trong lúc ngẫm nghĩ thì mây trắng đã bay xa ngàn dặm". Sư không đáp được. Vị Tăng ấy liền quát: "Chùa tốt mà không có Phật". (Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát dịch)



1580849045419.png


:) :) :)
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Ha ha....
Kính lão huynh @LaughingHaHa một đoạn hoà hợp tăng.

Như người mắt sáng thì mở mắt đâu đâu cũng rõ ràng, đạo nhãn là mắt do ngàn mắt hợp thành. Như một cái xe gồm nhiều bộ phận nhỏ hợp thành. Vốn chẳng phải tự có vì hiển lộ mà chẳng lìa thể tánh nên rốt sau mới gọi là thành dụng.

Thế gian hay nói "khôn đâu khôn trẻ, khỏe đâu khỏe già " tức là nói tâm nhãn của kinh nghiệm nơi sự từng trải là rộng lớn theo thời gian. Sở thấy mỗi người mỗi khác chính do tâm nhãn mỗi người mỗi khác.

Bởi do ngàn mắt mà hiệp thành nên gọi là thấy toàn diện, khi thấy toàn diện mới là thấy không chỗ thấy. Bởi tưởng biến thì thể khác nên một mắt trong ngàn mắt mà mờ thì toàn thể không minh bạch.

Bởi vậy chẳng phải là không suy nghĩ cố gắng là vô ích chỉ là "tâm tư chưa chín" mà thôi!

Kính!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chúc các đạo hữu khỏe,

"Tâm tư chưa tới", quả là dụng công phu còn kẹt nơi nhị biên, nếu thật tới chỗ "chim bay qua" không dấu vết há lẽ giật mình Tâm lại còn Tư nữa chi ?

Lại hỏi: Chết rồi, đi về đâu ?

Nói thử một câu xem.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Chúc các đạo hữu khỏe,

"Tâm tư chưa tới", quả là dụng công phu còn kẹt nơi nhị biên, nếu thật tới chỗ "chim bay qua" không dấu vết há lẽ giật mình Tâm lại còn Tư nữa chi ?

Lại hỏi: Chết rồi, đi về đâu ?

Nói thử một câu xem.

Ha ha...

Một đoạn công án xưa:

Hỏi : khi tằm khô, cây ngã thì thế nào?
Đáp: Chỉ đi theo đến vậy!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 5)
Bên trên