LaughingHaHa

Mộng Du

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .... kính lão ca BT một ly trà [smile]:

ngày xưa, cũng có nhiều lần các vị bồ tát ... đao hữu của đức Phật thất chỉ . thất ý .. hỏng được vui ... nhưng mỗi lần vậy ... thì ngài nói: cái này mí ngày, cái kia mí bữa ... cái đó . thì cho thời gian [smile]

nếu so với các loài thú đi chẳng hạn thì ở Việt Nam chúng ta cũng có câu .. CÁO CHẾT BA NĂM --> QUAY ĐẦU VỀ NÚI ... nếu so như vậy thì kể ra, loài cáo cũng hỏng có TÂM LINH LỢI gì mấy [smile]

bởi vì vậy chắc là phải nói vầy:

lặng lẽ theo nhau ... chẳng phải đi ...

thánh phàm .... khác chút: Ở TỰ QUY

TỰ QUY TĂNG, PHẬT

QUY Y PHÁP

vạn pháp quy tông

Phật triều tôn



cho nên ... ý nghĩa chính của chữ TỰ QUY .... là "ĐỂ NGƯỜI BIẾT VÀO" [smile]


ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
ha ha hah .... kính bác TH một ly trà [smile]:

mí ông tổ cứ bảo nhau là đường vào nhà ông Thạch Đầu rất là trơn ... [smile]

thật ra .. điều hiển hiển nhiên nhất không phải là nhận ra NÓ ....

- mà là NHẬN RA ... NÓ BIẾT, và

- TA không biết [smile]



thí dụ: thập mục NGƯU ĐỒ tới bức thứ tám thì chỉ còn -->> TRĂNG BIẾT

.... chính đức Phật cũng nói: TA LÀ NGÓN TAY CHỈ TRĂNG chứ không phải là MẶT TRĂNG ....

cho nên ... TA BIẾT TA KHÔNG BIẾT .... thì TA ĐẶT CÁI NGƯỜI BIẾT vào .... thí dụ như TA LÀ CON ỐC VẶN VÀO HỎNG VỪA .... thì đặt NGAY CON ỐC VỪA VÀO MÀ VẶN ... còn không nữa .. thì cứ ngay cái lỗ ... ĐẶT NGƯỜI BIẾT VÀO LÀM CON ỐC VỪA Y THẾ luôn [smile]



cũng thế thôi ... NGỌN và GỐC .... là hai người BIẾT và KHÔNG BIẾT

ở NGỌN là HOA .... SỚM NỞ TỐI TÀN .... HOA VUI VÌ NỞ RỘ ... HOA BUỒN KHI TÀN HÉO .... nên HOA KHÔNG BIẾT ....

nhưng ĐẶT GỐC HOA VÀO ... thì GỐC BẢO: cứ đủ ngày đủ tháng ... đủ mùa đủ nhân duyên thời tiết .. thì HOA LẠI NỞ THÔI ....


cho nên .... CỨ ĐẶT CÁI NGƯỜI BIẾT VÀO ..... là xong .... cái người đó SAO LẦM NHÂN QUẢ được ... có ĐƯỜNG có CHANH có ĐÁ thì làm nước ĐÁ CHANH chứ làm gì .... ---> THẬT Y NHƯ THẬT [smile]


NGÀY NÀO .. VN tang tóc ...

đời như CHIM XA BẦY

gục đầu dằn nỗi đắng cay

cố dắt díu nhau về đây ..

NHỜ ĐỜI ... dạy NĂNG LUI TỚI .. [smile]

- thành mến phố quen đường [smile]

- bạn bè .. vài mươi sắc dân ... [smile]

- nước riêng nhưng thân phận chung

ĐÃ HAI MƯƠI NĂM QUA ... rồi cuộc sống ... cũng đã -->> TRỔ HOA


cho nên .. đó là tại vì CÁI NGƯỜI BIẾT .. Ở ĐÂY MÀ [smile]



ờ mà đúng không bác ? [smile]

:lol: :lol:

Ờ ờ, gọi là đúng cũng được :eek:nion34:

Nói như ngài Huệ năng thì pháp môn đốn giáo gồm có ba: Vô tướng, Vô niệm và Vô trú.
Tướng là "Vật thể/Tri giác" nên Vô tướng xem như là không có Vật thể nào gọi là thực tế mặc định hiển nhiên.
Niệm là "Khái niệm/Tri giác" nên Vô niệm là vốn không có một diễn tiến nhận thức khởi đầu và kết thúc hợp lý/logic tức chân lý cả.
Và Trụ là bản tánh mà vạn vật vạn pháp vốn từ đó mà khởi sanh nên Vô trú là bản tánh không.
Cho nên rõ ràng chỗ lập cước của Nam tông đốn giáo tối thượng thừa là phủ nhận cá ngã, phi cá ngã mà thôi.

Trừng Hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha ... kính bác TH một ly trà [smile]:

có một đoạn pháp ngữ ... giữa 1 NGƯỜI BIẾT và 1 NGƯỜI KHÔNG BIẾT .... HAI VỊ TỔ ... và HAI THƯỜNG TRÚ NHÂN .. một THƯỜNG TRÚ NHÂN bị một VỊ TỔ BỊT MẮT mất [smile]


Sư ngồi thiền không để ý đến ai. Tổ thấy thế bèn hỏi:

"Ở đây làm gì?"
Sư đáp: "Quán tâm."
Tổ hỏi: "Ai quán, tâm là vật gì?"

Sư nghe không đáp được bèn đứng dậy làm lễ, hỏi và biết được Tổ là Thiền sư Đạo Tín. sư chỉ Tổ vào hang phía sau tạm nghỉ. Thấy thú dữ lăng xăng, Tổ ra vẻ sợ, sư hỏi:

"Ngài vẫn còn cái đó sao?"


Tổ hỏi lại: "Cái đó là cái gì?"

Sư không đáp được. Một lát sau, Tổ viết lên bàn toạ của sư chữ "Phật" (佛) . Sư trông thấy giật mình, Tổ hỏi:

"Vẫn còn cái đó sao?"

Sư nghe không hội bèn làm lễ cầu xin chỉ dạy. Tổ bèn dạy:

"Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tấc vuông. Diệu đức như hà sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hoá, cả thảy đều ở tâm ngươi… Không có tam giới có thể ra, không có Bồ-đề có thể cầu… Chỉ tâm ngươi tự tại, chớ khởi tham sân, chớ ôm lòng lo buồn, rỗng rang vô ngại, mặc tín tung hoành, chẳng làm việc thiện, chẳng làm việc ác, đi đứng ngồi nằm, mắt thấy gặp duyên thảy đều là diệu dụng của Phật. Vì vui vẻ không lo buồn nên gọi là Phật."

Sư hỏi: "Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật? Cái gì là tâm?"

Tổ đáp: "Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm."

Sư hỏi: "Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị?"

Tổ đáp: "Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng theo danh, vọng tình từ đâu khởi? Vọng tình đã chẳng khởi,

chân tâm mặc tình biết khắp . Ngươi chỉ tuỳ tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là Pháp thân thường trụ, không đổi thay."- Pháp Dung



Bởi vì cái đó là PHẬT .. nên .. SỢ nó cũng biết ... mà KHÔNG SỢ nó cũng biết ... SANH nó cũng biết .. TỬ nó cũng biết ... hay NIẾT BÀN nó cũng biết luôn [smile]


và bởi vì "NÓ LÀ NGƯỜI BIẾT" ... khi có NGƯỜI CHẲNG BIẾT [smile]

nên cái người CHẲNG BIẾT "CẢN ĐƯỜNG HỎNG CHO NGƯỜI BIẾT" làm việc [smile]

-->> AI SẼ LÀ NGƯỜI NGHỊCH LÝ ĐÂY ?




ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
ha ha ha ... kính bác TH một ly trà [smile]:

có một đoạn pháp ngữ ... giữa 1 NGƯỜI BIẾT và 1 NGƯỜI KHÔNG BIẾT .... HAI VỊ TỔ ... và HAI THƯỜNG TRÚ NHÂN .. một THƯỜNG TRÚ NHÂN bị một VỊ TỔ BỊT MẮT mất [smile]


Sư ngồi thiền không để ý đến ai. Tổ thấy thế bèn hỏi:

"Ở đây làm gì?"
Sư đáp: "Quán tâm."
Tổ hỏi: "Ai quán, tâm là vật gì?"

Sư nghe không đáp được bèn đứng dậy làm lễ, hỏi và biết được Tổ là Thiền sư Đạo Tín. sư chỉ Tổ vào hang phía sau tạm nghỉ. Thấy thú dữ lăng xăng, Tổ ra vẻ sợ, sư hỏi:

"Ngài vẫn còn cái đó sao?"


Tổ hỏi lại: "Cái đó là cái gì?"

Sư không đáp được. Một lát sau, Tổ viết lên bàn toạ của sư chữ "Phật" (佛) . Sư trông thấy giật mình, Tổ hỏi:

"Vẫn còn cái đó sao?"

Sư nghe không hội bèn làm lễ cầu xin chỉ dạy. Tổ bèn dạy:

"Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tấc vuông. Diệu đức như hà sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hoá, cả thảy đều ở tâm ngươi… Không có tam giới có thể ra, không có Bồ-đề có thể cầu… Chỉ tâm ngươi tự tại, chớ khởi tham sân, chớ ôm lòng lo buồn, rỗng rang vô ngại, mặc tín tung hoành, chẳng làm việc thiện, chẳng làm việc ác, đi đứng ngồi nằm, mắt thấy gặp duyên thảy đều là diệu dụng của Phật. Vì vui vẻ không lo buồn nên gọi là Phật."

Sư hỏi: "Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật? Cái gì là tâm?"

Tổ đáp: "Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm."

Sư hỏi: "Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị?"

Tổ đáp: "Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng theo danh, vọng tình từ đâu khởi? Vọng tình đã chẳng khởi,

chân tâm mặc tình biết khắp . Ngươi chỉ tuỳ tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là Pháp thân thường trụ, không đổi thay."- Pháp Dung



Bởi vì cái đó là PHẬT .. nên .. SỢ nó cũng biết ... mà KHÔNG SỢ nó cũng biết ... SANH nó cũng biết .. TỬ nó cũng biết ... hay NIẾT BÀN nó cũng biết luôn [smile]


và bởi vì "NÓ LÀ NGƯỜI BIẾT" ... khi có NGƯỜI CHẲNG BIẾT [smile]

nên cái người CHẲNG BIẾT "CẢN ĐƯỜNG HỎNG CHO NGƯỜI BIẾT" làm việc [smile]

-->> AI SẼ LÀ NGƯỜI NGHỊCH LÝ ĐÂY ?




ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

Phải chăng vì vây mà người xưa thường ngôn Thiền tông là Phật tâm tông. Vậy cái TÂM ấy là gì mà chứa diệu đức như hà sa?

Thiền mật tông cho rằng cái tâm vi diệu ấy vốn là thực tại đống nhất không bị chia cắt bởi hố thẳm vô minh (Phiền não, Vọng tưởng) được Hòa thượng Trí Quang giải nghĩa trong GIẢI THÂM MẬT KINH rằng đó chính là sự câu sanh giữa Tâm Phật và Tâm thế gian (Bản tánh tịnh).
Và được dòng Lâm tế Liễu quán tuyên ngôn bằng hai câu kệ sau:

Thực tế đại đạo
Tánh hải thanh trừng.


Hề hề, Trừng Hải







 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah a. kính bác TH một ly trà [smile]:

Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật

Ngũ Đế, Tam Hoàng thị hà vật ?

nay là NÓ ... mai là NÓ

tối ngày NGHỊCH LÝ ... đó là TA [ha ha hahahaha ]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hì hì...

Chào mọi người!

Theo Tịch Nhiên thấy thì

Nói nghịch cũng không phải sai. Nói thuận cũng không thể dính

Thể vốn vô sanh xét tột đường hướng thì bổn phận của học nhân là chữ Nạp!

Hèn gì mấy cụ cứ tự xưng là Nạp Tăng khì khì...

Hoá hết vạn duyên trì tự tánh

Sanh tự vô sanh liễu tánh không

Tằng tằng, nhậm vận không thêm bớt

Y, ta đồng mạng chớ bảo 2
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn TN một ly trà [smile]:

Ai biết rằng ai: biết TỈNH SAY ?

nên Tăng ... một đạo ... thủ: AN BẦN

hồng trần đỏ rực ... lòng như nước

nhân quả như khuôn .. cũng chẳng lầm [smile]


chắc vậy nên chúng ta thường thấy .... các vị Tăng cứ AN BẦN THỦ ĐẠO [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Kính khúc huynh!

Theo tiểu đệ thì hành giả thủ đạo là bổn phận. Mà an bần mới thủ được thì chưa phải là không lọt vào giai cấp, địa vị... Hì hì...

Trong mọi hoàn cảnh lý kia chẳng mất. Không có cảnh nào mà lý kia không nhiếp nên chỗ hộ niệm không dính gì đến chuyện phú hay bần... Hi hi...

Cho nên cái danh xưng Bần Tăng chỉ ám chỉ một người vô sự thôi hì hì...

Lão huynh đồng ý không? :icon_cuinlove:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha ... kính bạn TN một ly trà [smile]

hồi xưa ông Trạng Trình hỏng biết nghĩ gì khi ổng viết:

Phú quý Hồng trần --> mộng

bần cùng --> bạch --> phát sinh;

Hỏa thôn đa khuyển phệ

Mục giã --> dục nhân canh (người thấy thì nhớ canh chừng ... smile) - Sấm Trạng Trình



chắc là ý của ổng nói là ... MỘNG chỉ là NGỌN .... hỏng phải là GỐC đâu .... [smile]

- chắc vì vậy mà về sau cũng nhiều người VIẾT BÀI THƠ NGƯỜI ÁO TRẮNG ... có lẽ cũng chỉ là để THẤY TRĂNG mà chỉ ....ha hahahahha

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha.... tiếp nhé [smile]

à nói tới ÁO TRẮNG thì Trạng Trình cũng nói theo "THÁI ẤT CHÂN KINH" [smile] là ngay ở trong lòng mỗi người đã có một bảo giang ... và khi VỊ MINH QUÂN CHÚA ấy xuất hiện ... thì bất chiến tự nhiên thành bởi vì: ÁO của người ấy TRẮNG và TINH KHÔI [smile]

phân phân tùng bách khởi

nhiễu nhiễu xuất ĐÔNG CHINH

bảo giang --> THIÊN TỬ --> xuất

- bất chiến tự nhiên thành


ngày xưa ...nhà thơ Huy Cận khi tiếp cận với tư tưởng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn cũng có cảm nhận được sự tinh khôi ... nhiệt huyết của họ ... nên viết bài thơ ÁO TRẮNG tặng cho Nhất Linh:

Tặng Nhất Linh

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.

Em đẹp bàn tay --> ngón ngón thon;

Em duyên đôi má --> nắng hoe tròn.

Em lùa gió biếc --> vào trong tóc

Thổi lại phòng anh --> cả núi non.


Em nói, --> anh nghe --> tiếng lẫn lời;

Hồn em --> anh thở --> ở trong hơi.


Nắng thơ dệt sáng trên tà áo, [smile]

Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.


nhưng có lẽ ... tui thích nhất là coi cái ẨN DỤ NÀY TỪNG BƯỚC trong Kinh Pháp Hoa [smile] ... bởi vì Kinh Pháp Hoa trình bày trình tự ....

- TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT ... kinh nói rằng: Các vị Đại Bồ tát ở cõi nước phương khác đông hơn số cát của tám sông Hằng xin Phật cho ở tại quốc độ Ta Bà này sau khi Phật nhập diệt để rộng nói kinh Pháp Hoa ....

Lúc đức Phật nói lời đó, đất của toàn thể đại thiên cõi Ta Bà đều chấn động, nứt ra và từ đó có vô lượng nghìn muôn ức vị Đại Bồ tát đồng thời vọt lên. Các vị ấy toàn thân màu hoàng kim, đủ ba mươi hai tướng tốt cùng vô lượng ánh sáng.

Các vị cùng ở trong không gian phía dưới quốc độ Ta Bà này,

--> nghe tiếng đức Thế Tôn nói như vậy nên từ đó dũng xuất (vọt lên)…”



- sau đó thì mới tới phẩm Như Lai Thọ Lượng ... và Như Lai Thần Lực [smile]


cho nên .... chắc cũng là những chiếc ÁO TRẮNG thôi [smile] .... tuy chẳng có gì ... nhưng lại là GỐC RỄ NỀN TẢNG ...


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16/4/09
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Hướng thượng nhất lộ ...


Nó là cái gì ?


Nghịch lý của Kiến Tánh

Mục tiêu tu tập theo Thiền tông (Chan, Zen, Son) là Kiến Tánh. Kiến Tánh có cái nghịch lý này:

1. Tánh (trong chữ Kiến Tánh) có sẵn ở nơi mỗi người. Vì có sẵn như vậy nên Tánh không phải do "làm" mà thành, không phải do "tạo" mà có.

2. Đã có sẵn rồi mà nó lại còn rất hiển nhiên, hiển nhiên nhất nữa. Hiển nhiên nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó nơi bạn mà bạn nghĩ là hiển nhiên nhất thì nó còn hiển nhiên hơn cái mà bạn chỉ ra.

3. Đã có sẵn, lại hiển nhiên nhất, thế nhưng nó lại rất khó nhận ra. Khó nhận ra vì từ xưa đến nay trong nhân loại rất ít người nhận ra. Ngay cả trong những thành phần gọi là ưu tú, tinh hoa của nhân loại như những danh nhân, bác học, tư tưởng gia, triết gia, khoa học gia, học giả, văn nghệ sĩ và ... tu sĩ cũng rất ít người nhận ra. Nên mới bảo là khó nhận ra.

Có sẵn, hiển nhiên nhất, nhưng lại rất khó nhận ra. Đó là cái nghịch lý của chuyện Kiến Tánh. :icon_winkle:


:icon_prost:

Đã hiển nhiên nhất mà nó còn gần gũi nhất. Gần gũi nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó ở nơi bạn mà bạn thấy là "gần gũi" nhất thì nó còn gần gũi hơn cái mà bạn chỉ ra. Vậy "nó" là cái gì ? :icon_winkle: Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên có bài kệ:

從來共住不知名
任運相將只麼行
自古上賢猶不識
造次凡流豈可明

Tòng lai cộng trú bất tri danh
Nhậm vận tương tương chỉ ma hành
Tự cổ thượng hiền do bất thức
Tạo thứ phàm lưu khởi khả minh ?

Chung ở từ lâu chẳng biết y
Lặng lẽ theo nhau chỉ thế đi
Hiền thánh từ xưa, còn chẳng biết
Há lũ phàm phu biết được gì ? :icon_winkle:



:icon_prost:

向上一路
千聖不傳
學人勞形
如猴捉影

Hướng thượng nhất lộ
Thiên thánh bất truyền
Học nhân lao hình
Như hầu tróc ảnh

Một con đường hướng thượng,
Ngàn vị thánh chẳng truyền.
Kẻ tu học nhọc thân,
Như ... khỉ già bắt bóng! :icon_winkle:


:icon_prost:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .... kính đại lão KKT một ly trà [smile]:


Tâm Hữu Linh Tây --> Nhứt Điểm --> Thông

một núi ở đây ... đủ bát phương

một đường hướng thượng ... Đông đến Tây

một TÂM ... một núi tu di đỉnh

vạn pháp từ Tây ---> NHỨT ĐIỂM .... thông [smile]


từ Đông khổ lắm .... chân lên đỉnh

từ Tây .... xuống dễ ... vạn tùy duyên

hỏi ai biết lộ .... TÂY LAI Ý

chỉ thẳng chơn tâm ..... sự lý đầy [smile]



tình yêu đến ... [smile]

- NHẸ NHƯ .... cõi mơ


vào tim ta .... đơn ... sơ

bằng những vần thơ


ngày tình yêu đến

- ngày .... EM .... mất đi bình yên .... [smile]



ờ .. mà đúng không (smile)

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Nói gì thì nói xưa nay cũng chỉ là 1 Tâm này.

Cứ nhận cái hư vọng là ta thật biến thái mà hí hí....

5 uẩn hư vọng, sóng đuổi sóng

Biển tánh trạm nhiên chẳng thêm bớt :icon_lachtot:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha ... kính bạn TN một ly trà [smile]:


Không Đồng Nghĩa --> Thông (1)


núi tu di .. địa thủy hỏa phong

đều đồng một tánh .... ấy đồng: KHÔNG

ở chân ngàn kiếp ... đâu là ĐỈNH ?

nhân pháp ngã không ... đấy NHỊ KHÔNG [smile]


tánh thường minh diệu nên nói diệu

tánh minh thường chẳng kẹt nơi mình

ngàn phương 1 hướng .... quy tụ ĐỈNH (2)

một đỉnh ngàn phương .... vạn kiếp hoa [smile]

ờ mà đúng không ??

:lol: :lol:


(1) trong Sơ Đồ Tâm của Vi Diệu Pháp ... thì ngay ở 15 tâm sắc giới đã hình thành một chữ "THÔNG" .... nói đúng hơn đó là dấu hiệu của sự TỤ ĐỈNH: bắt đầu từ những ĐIỂM KHÔNG đầu tiên đã hình thành [smile]

phathocchuyende.wordpress.com


(2) chữ Định: chữ định trong phật giáo có hai nghĩa chính ... cả hai nghĩa thường được dùng với danh từ "Chánh Định" trong Bát Chánh Đạo

- một nghĩa của danh từ Định = chính là sự tập trung vào đúng chỗ (right concentration)

- một nghĩa khác của danh từ Định = chính là chữ Thông, Biết, .... mà thông là tâm thông .. mà biết là tâm biết (right mindfulness)

cũng vì vậy mà sự thực hành... dù là bất cứ sự thực hành của pháp nào . cũng có hai nghĩa cho điểm tựa đó ...

Kinh Sa Môn Quả, trong Kinh Trường Bộ ... nói đến SỰ TẬP TRUNG tới mức nhìn thấy được điểm tụ hội cả tất cả các sắc pháp (smile)

và cũng từ điểm tu hội đó ... bắt đầu con đường ĐẠI DỤNG (smile)

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.

--> Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hic...

Tiểu đệ thấy huynh nói chuyện hơi lằng nhằng . Theo tiểu đệ thì.

Khởi một niệm biển tánh phát quang tức tự tánh thành Phật. Khởi một niệm phiền não cột buộc tức tự tánh thành phàm phu!

Khác nhau mỗi cái sự dụng tức nhân quả cảm ứng. Tự tánh sẵn sàng theo hiểu biết và nghiệp lực mà cảm hiện các pháp.

Hành giả như những dòng hải lưu loạn xạ trong biển mà không biết rằng nơi nào cũng toàn là nước hì hì.... :heocon042:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .... kính bạn TN một ly trà [smile]

Tâm Hữu Linh Tây --->> NGÃ --> Tự --> Phân

tâm hữu linh tây --> nhứt điểm --> thông

ngã hữu linh tây ... ngã tự --> phân

vạn hữu từ đâu .. quy một đỉnh

khổ ải vô biên ... ngã tự linh [smile]


Ờ .... như trái táo trên cành chín

đâu biết đêm ngày sáng tối phân (1)

Ờ như cứ đứng bên thềm khổ

định được đêm ngày .... ĐỊNH --> BÁCH PHÂN (2) (3)



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:


(1) Chư Tổ bảo:

ra mút đầu sào ... buông tay hố thắm .... tuyệt tử tái tô

nhứt đao lưỡng đoạn [phập ]

->> sự sống chia làm hai phần ....---> KHÔNG LIỀN ĐƯỢC NỮA



nhứt đao lưỡng đoạn [phập ]

->> sự sống chia làm hai phần ....---> KHÔNG LIỀN ĐƯỢC NỮA [/b]



(2) ngày xưa có một vi thiên sư dạy đệ tử của ngài phân biệt ngày đêm .. Làm Sao để biết: khi nào ngày bắt đầu .... và đêm kết thúc ?

vị đệ tử đó .. tham thiền nhiều ngày ..... cuối cùng hiểu được ..... NGÀY ĐÊM phân biệt khi những ký hiệu của sự phân chia ngày đêm xuất hiện: KHỔ --> TẬP --> DIỆT


(3) Trạng Trình miêu tả một thực trạng thật là rối bời ... của một điểm trong dòng lịch sử:

phân phân tùng bách khởi

nhiễu nhiễu xuất Đông chinh

Ở một thời cuộc rối ren ... thì đúng là rối ren lằng nhằng ... thiếu cụ thể thiệt .. cho tới khi ... chúng ta quyết định được: ĐÂU LÀ NƠI BẮT ĐẦU ... và ĐÂU LÀ ĐIỂM TỰA cho những khởi đầu ấy [smile]


ngon như là trái táo --> CHÍN [smile]

thơm như vườn hoa --> KÍN [smile]

mong manh như dây tờ --> TRẦM [smile]

nhẹ nhàng như là .... --> MÂY KHÓI [smile]


Ai biết -->> từ khi .... NHỨT ĐIỂM --> THÔNG



Ta sẽ chờ người nơi cuối bãi

dạt về rã mục ... sắc hương xưa

ta sẽ đưa người nơi dấu ái

riêng trời độ lượng có ta đưa - Hoàng Ngự Thiên


ngay cái nơi ... những dấu hiệu của NHỨT ĐAO LƯỠNG ĐOẠN XUẤT HIỆN .... ngay cái lúc bơ vơ ấy

--> đặt NHỨT ĐIỂM vào ..... nhứt điểm như ngọn đèn .... đứng vững trước gió mà [smile] .....
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16/4/09
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Kiến Tánh


Kiến Tánh


Nó là cái gì ?


Nghịch lý của Kiến Tánh

Mục tiêu tu tập theo Thiền tông (Chan, Zen, Son) là Kiến Tánh. Kiến Tánh có cái nghịch lý này:

1. Tánh (trong chữ Kiến Tánh) có sẵn ở nơi mỗi người. Vì có sẵn như vậy nên Tánh không phải do "làm" mà thành, không phải do "tạo" mà có.

2. Đã có sẵn rồi mà nó lại còn rất hiển nhiên, hiển nhiên nhất nữa. Hiển nhiên nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó nơi bạn mà bạn nghĩ là hiển nhiên nhất thì nó còn hiển nhiên hơn cái mà bạn chỉ ra.

3. Đã có sẵn, lại hiển nhiên nhất, thế nhưng nó lại rất khó nhận ra. Khó nhận ra vì từ xưa đến nay trong nhân loại rất ít người nhận ra. Ngay cả trong những thành phần gọi là ưu tú, tinh hoa của nhân loại như những danh nhân, bác học, tư tưởng gia, triết gia, khoa học gia, học giả, văn nghệ sĩ và ... tu sĩ cũng rất ít người nhận ra. Nên mới bảo là khó nhận ra.

Có sẵn, hiển nhiên nhất, nhưng lại rất khó nhận ra. Đó là cái nghịch lý của chuyện Kiến Tánh. :icon_winkle:


:icon_prost:


Đã hiển nhiên nhất mà nó còn gần gũi nhất. Gần gũi nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó ở nơi bạn mà bạn thấy là "gần gũi" nhất thì nó còn gần gũi hơn cái mà bạn chỉ ra. Vậy "nó" là cái gì ? :icon_winkle:



:icon_prost:


一超直入如來地
Nhất siêu trực nhập Như Lai địa.

Một nhẩy vào liền đất Như Lai.
(Chứng Đạo Ca - Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác)


:icon_prost:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16/4/09
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Kiến Tánh


Nó là cái gì ?


Nghịch lý của Kiến Tánh

Mục tiêu tu tập theo Thiền tông (Chan, Zen, Son) là Kiến Tánh. Kiến Tánh có cái nghịch lý này:

1. Tánh (trong chữ Kiến Tánh) có sẵn ở nơi mỗi người. Vì có sẵn như vậy nên Tánh không phải do "làm" mà thành, không phải do "tạo" mà có.

2. Đã có sẵn rồi mà nó lại còn rất hiển nhiên, hiển nhiên nhất nữa. Hiển nhiên nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó nơi bạn mà bạn nghĩ là hiển nhiên nhất thì nó còn hiển nhiên hơn cái mà bạn chỉ ra.

3. Đã có sẵn, lại hiển nhiên nhất, thế nhưng nó lại rất khó nhận ra. Khó nhận ra vì từ xưa đến nay trong nhân loại rất ít người nhận ra. Ngay cả trong những thành phần gọi là ưu tú, tinh hoa của nhân loại như những danh nhân, bác học, tư tưởng gia, triết gia, khoa học gia, học giả, văn nghệ sĩ và ... tu sĩ cũng rất ít người nhận ra. Nên mới bảo là khó nhận ra.

Có sẵn, hiển nhiên nhất, nhưng lại rất khó nhận ra. Đó là cái nghịch lý của chuyện Kiến Tánh. :icon_winkle:


:icon_prost:


Đã hiển nhiên nhất mà nó còn gần gũi nhất. Gần gũi nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó ở nơi bạn mà bạn thấy là "gần gũi" nhất thì nó còn gần gũi hơn cái mà bạn chỉ ra. Vậy "nó" là cái gì ? :icon_winkle:


:icon_prost:


Thiên nhiên thật là "kỳ diệu" ...​
1. Thiên nhiên tạo ra vạn vật và con người và đặt vào đó những định luật để vận hành. Những định luật này thật tuyệt vời. Cứ ngửa mặt nhìn trời để quán sát sự vận chuyển của các tinh tú hay nhìn ngay sự sống và sự sinh hoạt của vạn vật trên trái đất này là đủ thấy sự tuyệt vời này. Thế nhưng điều "kỳ diệu" là ở chỗ những định luật này thường rất đơn giản và hiển nhiên (tức là không hề giấu diếm!) nhưng thường lại rất khó nhận ra! Hiển nhiên, không hề giấu diếm, nhưng lại rất khó nhận ra. Đó là sự "kỳ diệu" của những định luật mà thiên nhiên tạo ra.

2. Hãy lấy ngay định luật vạn vật hấp dẫn (the law of gravity). Đây là cái định luật bảo rằng mọi vật "hút" lẫn nhau. Định luật này do Newton (1643-1727) khám phá ra khi ông nằm dưới gốc cây táo và thấy một quá táo rụng và rơi xuống đất. Trước Newton sao cả nhân loại không ai nhận ra ? :icon_winkle: Mọi người đều sinh hoạt, đi đứng, chạy nhảy trên mặt đất. Khi nhảy lên thì sẽ rớt lại xuống đất. Thế nhưng không ai thắc mắc là tại sao lại như vậy. Tại sao nhảy lên, rồi lại rớt xuống đất ? Nếu bị gạn hỏi thì chắc sẽ gãi đầu suy nghĩ mà trả lời rằng: tại ... "nặng" ! Tại nặng nên nhảy lên rồi lại rớt xuống ! :icon_winkle: Nếu tại nặng mà rớt, thì tại sao không ... rớt ra ngoài không gian mà lại cứ phải rớt xuống đất ? Rớt tuốt luốt ra ngoài không gian cũng được vậy chứ ? :icon_winkle:

Cho nên khi Newton nhìn thấy quả táo tự nhiên mà rụng, tức là không có một lực nào tác động vào nó ngay lúc đó, thì đáng lẽ nó có thể hoặc ... lơ lửng tại chỗ, hoặc là chuyển động. Mà chuyển động thì cũng có thể hoặc là rơi xuống đất, hoặc là rơi vào không gian. Thế nhưng sao nó cứ ... nhất định là phải rơi xuống đất ! Newton mới khám phá ra rằng nó phải rơi xuống đất chỉ vì quả đất hút nó. Tức là cái mà ta gọi là "nặng" hay trọng lượng của một vật, chính là cái lực mà quả đất hút vật này. Một người nặng 60kg có nghĩa là quả đất "hút" người này bằng một lực là 60kg (ngược lại, người này cũng "hút" quả đất một lực là 60kg). Đây là một định luật lớn và rất quan trọng được gọi là định luật hấp dẫn giữa vạn vật. Định luật này rất hiển nhiên vì ai cũng kinh nghiệm trực tiếp cái trọng lượng hay cái "nặng" ở nơi mình. Thế nhưng nó cũng rất khó nhận ra vì không mấy ai nhận ra rằng cái "nặng" này là cái lực mà quả đất "hút" mình.

3. Trở lại với đề tài Kiến Tánh của chủ đề này. Thiên nhiên cũng đặt vào trong mỗi người một cái Tánh. Cái Tánh này như đã nói là một cái "có sẵn, hiển nhiên nhất, gần gũi nhất". Thế nhưng nó lại cũng "rất khó nhận ra" ! Cho nên Kiến Tánh (kiến Tánh thành Phật) cũng là một định luật "kỳ diệu" của thiên nhiên. :icon_winkle:

Thật rất kỳ ... Thật rất kỳ ...

Phật Thích Ca đã viết:

Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy.
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe.
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng.
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Kinh Bàhiya


Thiền sư Động Sơn Lương Giới đã viết:


也大奇!也大奇!
無情說法不思議
若將耳聽終難會
眼處聞時方得知

Dã đại kì, Dã đại kì
Vô tình thuyết pháp bất tư nghì
Nhược tương nhĩ thính chung nan hội
Nhãn xứ văn thì phương đắc tri.


Cũng rất kì ! Cũng rất kì !
Vô tình thuyết pháp chẳng nghĩ nghì

Nếu lấy tai nghe trọn khó hội
Phải nghe bằng mắt mới liễu tri.




:icon_prost:

 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16/4/09
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Công Án


Ở cửa Đông thành La Phiệt, có một bà già cùng sanh một ngày với Phậtkhông muốn gặp Phật. Mỗi khi thấy Phật đến liền trốn tránh. Mặc dù như thế nhưng nhìn qua nhìn lại bên Đông bên Tây đều thấy Phật, rồi dùng tay che mặt thì cả mười ngón tay, cho đến bàn tay, thảy đều là Phật.



:icon_prost:​
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16/4/09
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Kiến Tánh

*** Nghĩ ***

Trong tiếng Tàu có 4 chữ sau đây có cùng một nghĩa là "nghĩ". Hãy chú ý ý nghĩa quan trọng của 4 chữ này, chúng xuất hiện rất nhiều trong kinh điển Đại thừa và ngữ lục Thiền tông bằng chữ Hán.

= tưởng = ý = niệm = nghĩ = thought/thinking


1. Huệ Năng (638-713) - Pháp Bảo Đàn Kinh

惠能云。不思善不思惡。正與麼時那箇是明上座本來面目。惠明言下大悟

Huệ Năng vân。 Bất tư thiện bất tư ác。 Chánh dữ ma thời na cá thị Minh thượng tọa bản lai diện mục。 Huệ Minh ngôn hạ đại ngộ。

Huệ Năng bảo: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy cái gì là mặt thật xưa nay (bản lai diện mục) của Thượng tọa Minh ?” Huệ Minh ngay câu nói đó liền đại ngộ.


2. William Shakespeare (1564-1616)

There is nothing either good or bad but thinking makes it so.

Không có gì là thiện hay ác mà chỉ do NGHĨ mà có như vậy.


3. Vương Dương Minh (1472-1528)

無善無惡心之體,

有善有惡意之動,
知善知惡是良知,

為善去惡是格物。

Vô thiện vô ác tâm chi thể,
Hữu thiện hữu ác ý chi động,
Tri thiện tri ác thị lương tri,
Vi thiện khứ ác thị cách vật。


Không thiện không ác là thể của Tâm.
Có thiện có ác là động của Ý.
Biết thiện biết ác là Lương Tri. (*)

Làm thiện bỏ ác là cách vật.

(*) Lương Tri ở đây cũng chính là Trí Tuệ Bát Nhã bên Phật giáo, hay Trí Vô Sư (trí tuệ không cần thầy mà vẫn biết)



4. Hư Vân (1840-1959) - Tham Thiền Yếu Chỉ

上焉者一念永歇,直至無生,頓證菩提,毫無絡索。


Thượng yên giả nhất niệm vĩnh hiết, trực chí vô sanh, đốn chứng bồ đề, hào vô lạc tác。

Bậc thượng, một niệm hằng dứt, thẳng đến vô sanh, liền chứng Bồ-đề, không còn một mảy may ràng buộc.


5. Thích Ca Mâu Ni (624-543 TCN) - Kinh Bàhiya / Tiểu Bộ Kinh, phần Phật Tự Thuyết (Udàna)

Phật dạy Bàhiya, một người "ngoại đạo" chưa từng nghe biết đến Phật pháp, mới gặp Phật lần đầu, hãy thực hành như sau:

Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy.
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe.
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng.
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.


Bàhiya thực hành và chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn liền chứng A La Hán!


6. "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy" chính là Chánh Pháp Nhãn Tàng của Phật Thích Ca! (Chánh Pháp Nhãn Tàng 正法眼藏 = con mắt tàng chứa chánh pháp). Kiến Tánh chính là nhận ra "con mắt" này! Tức là nhận ra con mắt này là "cái gì" ở nơi mình! Nhận ra cái gì này một cách rõ ràng và cụ thể giống như lật bàn tay lên và thấy rõ lòng bàn tay như thế nào! Vì nhận rõ như vậy nên cũng đồng nghĩa là có thể chỉ cho người khác (bất cứ người nào!) cũng thấy được như vậy, và thấy ngay lập tức nữa! Không có chuyện ăn nói "ấm ớ, ỡm ờ, lấp lửng, mơ hồ" :D Tất cả những cái này là dấu hiệu của "chưa kiến tánh" :D

Thời xưa có khẩu đầu thiền (thiền đầu môi) thì ngày nay có thiền ỡm ờ, thiền ấm ớ, thiền lấp lửng, thiền mơ hồ ... :D Còn có cả "thiền duyên dáng" nữa. :) Tức là dùng ngôn ngữ giống như các Thiền sư ngày xưa. :D Các bạn này không hiểu rằng Phật tánh đâu lệ thuộc gì Phật giáo! Dù không có Phật hay các Thiền sư xuất hiện ở đời thì Phật tánh vẫn sẵn sàng ở nơi mỗi người. Cho nên vẫn có thể nói về Phật tánh một cách "độc lập" với lời của Phật, Tổ và các Thiền sư! :D

Chót hết, hẳn là có bạn sẽ hỏi KKT chỉ ra cho thấy Kiến Tánh là gì. Đương nhiên là KKT chỉ được (nói được thì phải làm được!). Thế nhưng vì một lý do riêng KKT không làm điều này. :) Chính xác thì là "chưa" làm, có thể một lúc nào đó sẽ làm, nhưng hiện giờ thì chưa. :D Xin lỗi các bạn vậy. :) KKT viết những cái này để "gợi ý" các bạn hãy "tự" tìm kiếm đó. :)
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. laughinghaha
Bên trên