ha ha ha [smile]
(I) Thức Mạt Na --> Nhiễm Tịnh Y --> Thân Kiến
Thức mạt na .. còn có tên gọi khác là NHIỄM TỊNH Y [smile] ... sự nhiễm tịnh đó, do chỗ:
- năng chấp ... năng thủ ... năng hữu ... năng ái ... ... lấy cái chỗ NĂNG TÀNG .. NGÃ ÁI CHẤP TÀNG của Tàng Thức làm thật .. và cứ xây dựng trên đó dẫn đến THÂN KIẾN .... làm nên hiện tượng ... ĐIÊN ĐẢO
nhất niệm tham sân khởi ... .nói đúng quy trình diễn tiến xảy ra ..
thì là:
NHẤT NIỆM có trước ... có "THÂN KIẾN âm thầm, lộ liễu xảy ra trước"
rùi thì THAM SÂN mới có sau ..
cho nên nếu dùng quy trình DUY THỨC NÀY đối chiếu với các kinh Nguyên Thủy ... thì đúng là tìm ra cả kho tàng .... về huấn thị ...
(a) Thân Kiến có mặt --> 62 tà kiến có mặt
Lại có thêm tà kiến này được nói lên trong kinh Phạm Võng. Này Gia chủ, do thân kiến có mặt, nên các tà kiến này có mặt. Do thân kiến không có mặt, nên chúng không có mặt - Tương Ưng Bộ
thí dụ ... thì 12 loài chúng sanh .. các loại luân hồi ... điên đảo về các loại vọng tưởng .. dẫn tới luân hồi .. cũng là do ... THÂN KIẾN có mặt [smile] ... như liệt kê trong kinh Thủ Lăng Nghiêm
l. A Nan! Bởi do thế giới có hư vọng luân hồi, điên đảo về động, hòa hợp thành khối --> vọng tưởng thăng trầm, .
2. Bởi do thế giới có tạp nhiễm luân hồi, điên đảo về dục, hòa hợp thành sanh, --> vọng tưởng ngang dọc,
3. Bởi do thế giới có chấp trước luân hồi, hướng về điên đảo, hòa hợp thành noãn (hơi ấm) --> vọng tưởng lăng xăng, v.
4. Bởi do thế giới có biến dịch luân hồi, điên đảo về giả, hòa hợp thành xúc, --> vọng tưởng mới cũ, vì thế nên có loài hóa sanh lưu chuyển nơi quốc độ, như loài thối xác phi hành, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
5. Bởi do thế giới có ngăn ngại luân hồi, điên đảo về chướng, hòa hợp thành trước, --> vọng tưởng tinh sáng.
6. Bởi do thế giới có tiêu tán luân hồi, điên đảo về mê hoặc, hòa hợp thành ám (ám muội) --> vọng tưởng u ẩn.
7. Bởi do thế giới có mường tượng luân hồi, điên đảo về ảnh, hòa hợp thành nhớ, --> vọng tưởng thầm kết, .
8. Bởi do thế giới có ngu độn luân hồi, điên đảo về si, hòa hợp thành ngu, --> vọng tưởng khô khan.
9. Bởi do thế giới có đối đãi luân hồi, điên đảo về ngụy, hòa hợp thành nhiễm --> vọng tưởng ỷ nhờ, .
10. Bởi do thế giới có dẫn dụ luân hồi, điên đảo về tánh, hòa hợp thành chú, --> vọng tưởng kêu gọi.
11. Bởi do thế giới có hợp vọng luân hồi, điên đảo về mường tượng, hòa hợp thành dị --> vọng tưởng xoay vòng.
12. Bởi do thế giới có oán hại luân hồi, điên đảo về sát (hại), hòa hợp thành quái --> vọng tưởng ăn thịt cha mẹ.
(b) Nhìn thấy Thân Kiến --> trước ... là ĐIỀU TỐT [smile]
tất cả thế gian ... lầm mình là vật .. bỏ mất tâm tánh ...
cho nên ... nhìn thấy THÂN KIẾN .. nhìn thấy "VẬT" là điều tốt ... kinh Nguyên Thủy cũng có nhiều đoạn về ...
- tại sao có người học pháp hoài hỏng tiến bộ .. là tại vì HỎNG QUÁN để nhìn thấy THÂN KIẾN [smile] ... đó chính là hiện tượng vạn pháp
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến thân kiến tập khởi?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân;
quán sắc như là tự ngã,
hay tự ngã là có sắc,
hay sắc ở trong tự ngã,
hay tự ngã ở trong sắc.
... quán thọ... quán tưởng... quán các hành...
... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến thân kiến tập khởi.
Con đường đưa đến thân kiến tập khởi có nghĩa là: Sự quán sát đưa đến khổ tập khởi.
cho nên .. hỏng quán sát thấy THÂN KIẾN rõ ràng .. hỏng hiểu tại sao ... KHỔ TẬP KHỞI .. vọng tưởng lại được có và duy trì ...
hỏng DỨT THÂN KIẾN --> làm sao muội lược THAM SÂN SI ... [smile]
--> làm sao hết nghi .. làm sao biết rõ ràng .. làm sao hết tà kiến [smile]
làm sao KIẾN TÁNH ? [smile]
cho nên .. pháp môn như là TỨ NIỆM XỨ .. dẫn đến sự quán sát nhìn thấy:
- THÂN KIẾN .. và cái NGUY HẠI của THÂN KIẾN [smile] ....
(c) cho nên .. các pháp số .. chỉ cần nhìn thấy chúng rõ ràng .. bằng DUY THỨC [smile]
quay lại đối chiếu .. với các KINH NGUYÊN THỦY .. đúng là 1 trời ... rộng mở [smile]
(II) Con Đường Xuất Sanh --> Vô Vi [smile]
Ngài Tu Bồ Ðề (Sudhùti), tu định không tầm (avitakkam samàdhim) và được Thế Tôn tán thán và nói lời cảm hứng :
"Với ai tâm quét sạch,
Nội tâm khéo cắt đứt,
Không còn chút dư tàn,
Vượt qua ái nhiễm ấy.
Ðạt được tưởng vô sắc,
Vượt khỏi bốn ách nạn,
Không đi đến thọ sanh". - Tiểu Bộ Kinh
tất cả thế gian
sống chết nối nhau
sống theo đường thuận
chết theo đường khác
khi VỪA MỆNH CHUNG
- CHƯA DỨT HƠI ẤM
thiện ác 1 đời
đồng thời hiện ra [smile]
cái thuận của sống
cái nghịch của chết
hai luồng tập khí --> xen kẽ lẫn nhau [smile] - Kinh Thủ Lăng Nghiêm
(a) Quét Sạch --> khéo CẮT ĐỨT --> NHỨT ĐAO ... LƯỠNG ---> đoạn [smile]
khi nào cần lửa
lấy 2 thanh gỗ cọ vào nhau
lửa phát
gỗ cháy
tro bay ....
khói diệt ....
ờ mà đúng hông ? [smile]