- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,832
- Điểm tương tác
- 766
- Điểm
- 113
VNBN tranh thủ thời gian viết thêm chủ đề này, mong các bạn cùng trao đổi.
Từ Ngã trong các tôn giáo được định nghĩa là Thực Thể Chân Thật của mỗi cá nhân hay còn gọi Mình Thật.
Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni không phủ nhận sự tồn tại của Ngã mà là bác bỏ những quan niệm sai lầm về Ngã. Lý Thuyết đó là Vô Ngã.
VÔ NGÃ nghĩa là KHÔNG PHẢI LÀ NGÃ. Nhiều người học Phật không cẩn thận, cứ hiểu nghĩa là KHÔNG CÓ NGÃ thì hoàn toàn sai lầm, không hiểu lời dạy của Phật.
Đức Phật dạy: Ngũ Uẩn không phải là Mình, không phải của mình. Ý nói ngũ uẩn không phải Ngã.
Rộng hơn, Đức Phật dạy: vạn pháp Vô Ngã, nghĩa là tất cả các hiện tượng sự vật từ hữu vi đến vô vi đều không phải là Ngã.
Toàn Kinh Điển Nam Truyền, Đức Thế Tôn chỉ dừng lại ở việc nói về Lý Vô Ngã để bác bỏ các tư tưởng và nhận thức sai lầm, giúp đệ tử có nhu cầu thoát khổ trói buộc dứt bỏ các tà kiến và dứt bỏ tham sân si. Tuy nhiên, Đức Thế Tôn chưa chỉ ra Ngã là gì trong các kinh điển Nam Truyền. Không phải Ngài che dấu hoặc phủ nhận tồn tại của Ngài mà là do căn cơ của đệ tử chỉ muốn thoát khổ của hiện tại, họ không có nhu cầu tìm hiểu Mình rốt cuộc là cái gì! Giống như người đang bị thương, chủ yếu họ trị vết thương hiện tại chứ không muốn tri vết nguồn gốc của việc bị thương bấy lâu nay trong sanh tử.
Nhiều học giả, chỉ tin và chỉ dùng Kinh Nam Truyền, không thấy Phật nói đến Ngã Chân Thật nên bèn vội vàng kết luận là KHÔNG CÓ NGÃ, hết sức sai lầm. Điều này khiến cho người học hướng đến thánh quả nhị thừa và cho đó là cao nhất! Trong diễn đàn này là docoden học rất tốt Kinh Điển Nam Truyền nhưng tiếc là chỉ tin trong đó, chưa dám vượt ra cho nên thành tựu cao nhất chỉ có thể là Duyên Giác Thừa.
Tóm lại toàn bộ Kinh Điển Nam Truyền, Đức Phật chỉ phá bỏ các quan niệm sai lầm về Ngã mà chưa nói Ngã Chân Thật là cái gì.
Đức Phật triển khai nói về Ngã Chân Thật trong các bộ Kinh Bắc Truyền (Đại Thừa).
Đức Phật nói đến Bát Nhã làm nền móng để pháp chấp về pháp, về ngã.
Sau đó, Đức Phật tuyên nói Phật Tánh và nhiều tên gọi khác cùng nghĩa là Ngã Chân Thật, Tâm thể, Tánh viên giác, Như Lai Tạng, Chân Tâm, ....
Xin Trích một đoạn Kinh làm thí dụ:
Như vậy, Đức Phật nói pháp vô ngã la để dứt bỏ tà kiến về Ngã nhưng một số vị không hiểu bèn cho rằng không có Ngã.
Và Đức Phật khẳng định: "Hôm nay đức Như-Lai nói ngã chơn thật gọi là Phật tánh".
Để được Phật dạy như vậy, các đệ tử phải qua rất nhiều sự huấn luyện của Phật, vì nếu không thấm nhuần lý thuyết vô ngã thì sẽ rơi vào tà kiến, khi rơi vào tà kiến thì việc tu hành sẽ không được thành quả rốt ráo (Phật Quả).
Từ Ngã trong các tôn giáo được định nghĩa là Thực Thể Chân Thật của mỗi cá nhân hay còn gọi Mình Thật.
Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni không phủ nhận sự tồn tại của Ngã mà là bác bỏ những quan niệm sai lầm về Ngã. Lý Thuyết đó là Vô Ngã.
VÔ NGÃ nghĩa là KHÔNG PHẢI LÀ NGÃ. Nhiều người học Phật không cẩn thận, cứ hiểu nghĩa là KHÔNG CÓ NGÃ thì hoàn toàn sai lầm, không hiểu lời dạy của Phật.
Đức Phật dạy: Ngũ Uẩn không phải là Mình, không phải của mình. Ý nói ngũ uẩn không phải Ngã.
Rộng hơn, Đức Phật dạy: vạn pháp Vô Ngã, nghĩa là tất cả các hiện tượng sự vật từ hữu vi đến vô vi đều không phải là Ngã.
Toàn Kinh Điển Nam Truyền, Đức Thế Tôn chỉ dừng lại ở việc nói về Lý Vô Ngã để bác bỏ các tư tưởng và nhận thức sai lầm, giúp đệ tử có nhu cầu thoát khổ trói buộc dứt bỏ các tà kiến và dứt bỏ tham sân si. Tuy nhiên, Đức Thế Tôn chưa chỉ ra Ngã là gì trong các kinh điển Nam Truyền. Không phải Ngài che dấu hoặc phủ nhận tồn tại của Ngài mà là do căn cơ của đệ tử chỉ muốn thoát khổ của hiện tại, họ không có nhu cầu tìm hiểu Mình rốt cuộc là cái gì! Giống như người đang bị thương, chủ yếu họ trị vết thương hiện tại chứ không muốn tri vết nguồn gốc của việc bị thương bấy lâu nay trong sanh tử.
Nhiều học giả, chỉ tin và chỉ dùng Kinh Nam Truyền, không thấy Phật nói đến Ngã Chân Thật nên bèn vội vàng kết luận là KHÔNG CÓ NGÃ, hết sức sai lầm. Điều này khiến cho người học hướng đến thánh quả nhị thừa và cho đó là cao nhất! Trong diễn đàn này là docoden học rất tốt Kinh Điển Nam Truyền nhưng tiếc là chỉ tin trong đó, chưa dám vượt ra cho nên thành tựu cao nhất chỉ có thể là Duyên Giác Thừa.
Tóm lại toàn bộ Kinh Điển Nam Truyền, Đức Phật chỉ phá bỏ các quan niệm sai lầm về Ngã mà chưa nói Ngã Chân Thật là cái gì.
Đức Phật triển khai nói về Ngã Chân Thật trong các bộ Kinh Bắc Truyền (Đại Thừa).
Đức Phật nói đến Bát Nhã làm nền móng để pháp chấp về pháp, về ngã.
Sau đó, Đức Phật tuyên nói Phật Tánh và nhiều tên gọi khác cùng nghĩa là Ngã Chân Thật, Tâm thể, Tánh viên giác, Như Lai Tạng, Chân Tâm, ....
Xin Trích một đoạn Kinh làm thí dụ:
(Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phẩm Như Lai Tánh)
Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh ấy rất sâu như vậy, khó biết khó thấy, chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác đến được. Người trí phải quan sát như vậy để rõ biết Phật tánh.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : :” Phật tánh vi-tế khó thấy như vậy, thế sao nhục nhãn mà có thể thấy được.”
Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Như trời Phi-tưởng Phi-Phi- tưởng kia, cũng chẳng phải hàng nhị thừa biết được, chỉ tin theo khế-kinh mà biết.
Nầy Thiện-nam-tử ! Hàng Thanh-Văn Duyên Giác tin thuận theo kinh Đại- Niết- Bàn nầy tự biết thân mình có Phật tánh.
Nầy Thiện-nam-tử ! Vì thế nên phải tinh tấn tu tập kinh Đại-Niết-Bàn. Phật tánh đó chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác đến được.”
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Hàng chúng sanh phàm phu chẳng phải Thánh đều nói có ngã”.
Phật nói : “ Ví như hai người làm bạn thân nhau : Một người là vương tử, một người là dân hèn, hai người đó thường qua lại nhau, lúc đó người nghèo thấy vương tử có một con dao tốt, trong lòng thích muốn, thời gian sau, vương tử mang dao trốn qua nước khác. Một hôm, người dân hèn ngủ nhờ nhà người khác, giữa giấc ngũ mơ nói con dao ! con dao ! Người nhà nghe được bắt nộp cho vua. Vua gạn hỏi : Nhà ngươi nói con dao, nay ở đâu ? Người dân bèn thuật rõ việc trước. Nay nhà vua dầu giết thần, banh xẻ tay chân cũng không thể tìm được dao. Thần cùng vương tử vốn là bạn thân, trước kia, dầu mắt được thấy con dao, nhưng còn không dám chạm đến, huống lại cố ý lấy.
Vua lại hỏi : “ Lúc nhà ngươi thấy dao, hình dạng giống thứ gì “.
Người dân bèn thưa : “ Tâu Đại-Vương, thần thấy con dao ấy giống như sừng dê đen”.
Vua nghe xong, vui mừng cả cười, bảo rằng : “ Nhà ngươi chớ sợ, ta tha cho ngươi, trong kho tàng của ta, đều không có thứ dao ấy, huống là ngươi thấy con dao nơi vương tử”.
Lúc đó nhà vua lại hỏi các quan : “ Các khanh từng thấy con dao đó chăng ?” Nói xong vua liền băng. Triều thần liền lập vương tử khác lên làm vua.
Tân Vương lại hỏi các quan : “ Các khanh từng thấy con dao đó chăng ? Hình dáng nó như thế nào ?”
Các quan đồng tâu : “ Chúng thần từng thấy hình nó như sừng dê đen”.
Vua nói : “ Trong kho tàng của ta, chỗ nào mà có thứ dao hình dạng như vậy ?”
Lần lượt bốn vị tân Vương tra tìm con dao ấy đều chẳng đặng.
Sau đó, vị Vương tử đào vong ngày trước, trở về nước, được tôn làm vua. Khi lên ngôi xong, tân Vương nầy lại hỏi các quan : “ Các khanh có thấy con dao đó chăng ? Hình dạng nó thế nào ?”
Các quan tâu : “ Chúng tôi đều thấy”. Rồi đua nhau trình bày hình dáng của con dao. Người thì nói sắc dao thanh tịnh như hoa sen xanh. Người lại nói hình như sừng dê. Người thì nói dao màu hồng đỏ như lửa. Người lại nói dao đen tuyền như rắn đen.
Nhà vua cả cười bảo : “ Các khanh đều chẳng thấy biết hình dáng thật của con dao của ta”.
Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát xuất hiện nơi đời nói tướng chơn thiệt của ngã cũng như vậy. Nói xong bỏ đi. Như Vương-tử mang con dao tốt trốn qua nước khác.
Người phàm phu ngu mê cho rằng tất cả đều có ngã, có ngã. Như người dân hèn ngũ nhờ nhà người khác, mơ nói con dao ! con dao !
Hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác hỏi các chúng sanh, tướng của ngã như thế nào ? Đáp rằng : “ Tôi thấy tướng của ngã lớn bằng ngón tay cái. Có kẻ nói, như hột gạo. Có kẻ nói như hột cỏ. Cũng có kẽ nói tướng của ngã ở trong tâm, sáng rỡ như mặt trời”.
Những chúng sanh đó đều chẳng biết tướng của ngã. Như các quan chẳng biết hình dáng của con dao.
Bồ-Tát nói tướng trạng của ngã, hàng phàm phu chẳng rõ biết, vọng tưởng ra các hình tướng của ngã, như những người nói hình dáng của con dao, giống như sừng dê đen v.v…
Các hạng phàm phu đó, tuần tự nối nhau mà sanh những tà kiến.
Vì dứt những tà kiến đó, nên đức Như-Lai hiện ra đời, nói pháp vô-ngã. Vương- tử bảo các quan : Trong kho tàng của ta không có thứ dao như vậy.
Nầy Thiện-nam-tử ! Hôm nay đức Như-Lai nói ngã chơn thật gọi là Phật tánh. Phật tánh như vậy ở trong phật pháp của ta, như con dao tốt kia.
Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh ấy rất sâu như vậy, khó biết khó thấy, chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác đến được. Người trí phải quan sát như vậy để rõ biết Phật tánh.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : :” Phật tánh vi-tế khó thấy như vậy, thế sao nhục nhãn mà có thể thấy được.”
Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Như trời Phi-tưởng Phi-Phi- tưởng kia, cũng chẳng phải hàng nhị thừa biết được, chỉ tin theo khế-kinh mà biết.
Nầy Thiện-nam-tử ! Hàng Thanh-Văn Duyên Giác tin thuận theo kinh Đại- Niết- Bàn nầy tự biết thân mình có Phật tánh.
Nầy Thiện-nam-tử ! Vì thế nên phải tinh tấn tu tập kinh Đại-Niết-Bàn. Phật tánh đó chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác đến được.”
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Hàng chúng sanh phàm phu chẳng phải Thánh đều nói có ngã”.
Phật nói : “ Ví như hai người làm bạn thân nhau : Một người là vương tử, một người là dân hèn, hai người đó thường qua lại nhau, lúc đó người nghèo thấy vương tử có một con dao tốt, trong lòng thích muốn, thời gian sau, vương tử mang dao trốn qua nước khác. Một hôm, người dân hèn ngủ nhờ nhà người khác, giữa giấc ngũ mơ nói con dao ! con dao ! Người nhà nghe được bắt nộp cho vua. Vua gạn hỏi : Nhà ngươi nói con dao, nay ở đâu ? Người dân bèn thuật rõ việc trước. Nay nhà vua dầu giết thần, banh xẻ tay chân cũng không thể tìm được dao. Thần cùng vương tử vốn là bạn thân, trước kia, dầu mắt được thấy con dao, nhưng còn không dám chạm đến, huống lại cố ý lấy.
Vua lại hỏi : “ Lúc nhà ngươi thấy dao, hình dạng giống thứ gì “.
Người dân bèn thưa : “ Tâu Đại-Vương, thần thấy con dao ấy giống như sừng dê đen”.
Vua nghe xong, vui mừng cả cười, bảo rằng : “ Nhà ngươi chớ sợ, ta tha cho ngươi, trong kho tàng của ta, đều không có thứ dao ấy, huống là ngươi thấy con dao nơi vương tử”.
Lúc đó nhà vua lại hỏi các quan : “ Các khanh từng thấy con dao đó chăng ?” Nói xong vua liền băng. Triều thần liền lập vương tử khác lên làm vua.
Tân Vương lại hỏi các quan : “ Các khanh từng thấy con dao đó chăng ? Hình dáng nó như thế nào ?”
Các quan đồng tâu : “ Chúng thần từng thấy hình nó như sừng dê đen”.
Vua nói : “ Trong kho tàng của ta, chỗ nào mà có thứ dao hình dạng như vậy ?”
Lần lượt bốn vị tân Vương tra tìm con dao ấy đều chẳng đặng.
Sau đó, vị Vương tử đào vong ngày trước, trở về nước, được tôn làm vua. Khi lên ngôi xong, tân Vương nầy lại hỏi các quan : “ Các khanh có thấy con dao đó chăng ? Hình dạng nó thế nào ?”
Các quan tâu : “ Chúng tôi đều thấy”. Rồi đua nhau trình bày hình dáng của con dao. Người thì nói sắc dao thanh tịnh như hoa sen xanh. Người lại nói hình như sừng dê. Người thì nói dao màu hồng đỏ như lửa. Người lại nói dao đen tuyền như rắn đen.
Nhà vua cả cười bảo : “ Các khanh đều chẳng thấy biết hình dáng thật của con dao của ta”.
Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát xuất hiện nơi đời nói tướng chơn thiệt của ngã cũng như vậy. Nói xong bỏ đi. Như Vương-tử mang con dao tốt trốn qua nước khác.
Người phàm phu ngu mê cho rằng tất cả đều có ngã, có ngã. Như người dân hèn ngũ nhờ nhà người khác, mơ nói con dao ! con dao !
Hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác hỏi các chúng sanh, tướng của ngã như thế nào ? Đáp rằng : “ Tôi thấy tướng của ngã lớn bằng ngón tay cái. Có kẻ nói, như hột gạo. Có kẻ nói như hột cỏ. Cũng có kẽ nói tướng của ngã ở trong tâm, sáng rỡ như mặt trời”.
Những chúng sanh đó đều chẳng biết tướng của ngã. Như các quan chẳng biết hình dáng của con dao.
Bồ-Tát nói tướng trạng của ngã, hàng phàm phu chẳng rõ biết, vọng tưởng ra các hình tướng của ngã, như những người nói hình dáng của con dao, giống như sừng dê đen v.v…
Các hạng phàm phu đó, tuần tự nối nhau mà sanh những tà kiến.
Vì dứt những tà kiến đó, nên đức Như-Lai hiện ra đời, nói pháp vô-ngã. Vương- tử bảo các quan : Trong kho tàng của ta không có thứ dao như vậy.
Nầy Thiện-nam-tử ! Hôm nay đức Như-Lai nói ngã chơn thật gọi là Phật tánh. Phật tánh như vậy ở trong phật pháp của ta, như con dao tốt kia.
Như vậy, Đức Phật nói pháp vô ngã la để dứt bỏ tà kiến về Ngã nhưng một số vị không hiểu bèn cho rằng không có Ngã.
Và Đức Phật khẳng định: "Hôm nay đức Như-Lai nói ngã chơn thật gọi là Phật tánh".
Để được Phật dạy như vậy, các đệ tử phải qua rất nhiều sự huấn luyện của Phật, vì nếu không thấm nhuần lý thuyết vô ngã thì sẽ rơi vào tà kiến, khi rơi vào tà kiến thì việc tu hành sẽ không được thành quả rốt ráo (Phật Quả).