T

Nghi về Ngã & Vô Ngã.

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Bài 30.- Nghi về Ngã & Vô Ngã.

Thưa Cù Đàm! Cù Đàm có ngã không?
Đức Như Lai nín lặng

Thế thì tại sao cái CHÂN THẬT (Pháp???) CỨU KÍNH Ngài THẤY được lại không nói, mà phải dùng PHƯƠNG TIỆN?


Bài 30.- Nghi về Ngã & Vô Ngã.
Phẩm 26. K NB

Lại có Phạm Chí Tiên Ni hỏi Phật: Thưa Cù Đàm! Cù Đàm có ngã không?

Đức Như Lai nín lặng.

Tiên Ni lại hỏi: Thưa Cù Đàm! Cù Đàm không có ngã ư?

Đức Như Lai cũng nín lặng.

Thế nên hôm nay tôi sẽ giảng đề tài Phật giáo Thiền tông thực tế đến không ngờ, đại chúng chú tâm lắng nghe, lãnh hội để tu hành.
Ngày xưa tôi đọc lịch sử của đức Phật rất thắc mắc về điểm này.

Khi Ngài đi tu, trải qua năm năm tầm đạo, sáu năm khổ hạnh trong rừng già, chịu bao nhiêu khó khổ, cũng chỉ vì giải quyết vấn đề thoát ly sanh tử cho mình và tất cả chúng sanh. Sau bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ-đề, Ngài giác ngộ viên mãn, thành Phật. Lẽ ra đạt được mục đích tối hậu ấy xong, đức Phật liền thực hiện chí nguyện độ sanh ngay, nhưng Ngài lại trù trừ, không muốn đi giáo hóa. Mãi cho đến khi trời Đế Thích, trời Phạm Thiên xuống đảnh lễ, tha thiết yêu cầu Ngài chỉ dạy chúng sanh,

Ngài bảo: “Ta sợ nói ra, chúng sanh không hiểu”.

Như vậy pháp TỨ ĐẾPHƯƠNG TIỆN độ sanh ban đầu của đức Phật.

Thế thì tại sao cái CHÂN THẬT (Pháp???) CỨU KÍNH Ngài THẤY được lại không nói, mà phải dùng PHƯƠNG TIỆN?"

Thế nên biết giáo pháp của đức Phật, bắt đầu từ TỨ ĐẾ trở đi đều là PHƯƠNG TIỆN hết,

Chớ không phải là chỗ CỨU KÍNH.
HT. Thích Thanh Từ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Vô ngã là gì ạ?
Ý niệm (chấp tâm sanh diệt ngã mạn) về NGÃ là sự HIỂU BIẾT SAI LẦM.
Sự thật là KHÔNG CÓ ngã hay KHÔNG CÓ atta.

Vô Ngã nghĩa là không phải cái gì đó, không phải ai đó,

Chỉ làm mà thôi. (Như Lai có thể được THẤY, được NGHE, được CẢM THỌ & được NHẬN BIẾT – là “NHƯ THẾ, NHƯ THỊ, NHƯ NHƯ.’)

Chỉ sử dụng mà thôi, (Như Lai có thể được THẤY, được NGHE, được CẢM THỌ & được NHẬN BIẾT – là “NHƯ THẾ, NHƯ THỊ, NHƯ NHƯ.’)

Chỉ trải nghiệm mà thôi, (Như Lai có thể được THẤY, được NGHE, được CẢM THỌ & được NHẬN BIẾT – là “NHƯ THẾ, NHƯ THỊ, NHƯ NHƯ.’)

Chỉ biết mà thôi. (Như Lai có thể được THẤY, được NGHE, được CẢM THỌ & được NHẬN BIẾT – là “NHƯ THẾ, NHƯ THỊ, NHƯ NHƯ.’)

và:
SỰ THẬT về Vô Ngã không phải là ai đó hay cái gì đó.

Khi bạn hỏi nếu KHÔNG CÓ ai cả, thì ai đang hành thiền,

KINH CETANA SUTTA: CHỚ DỰNG LẬP Ý NIỆM (Ý THỨC)​

Đó là NẮM GIỮ (chấp ngã mạn) vào SỰ THẬT; do KHÔNG BIẾT về SỰ THẬT, nên chúng ta có thói quen (chấp ngã mạn) NẮM GIỮ.

KINH CETANA SUTTA: CHỚ DỰNG LẬP Ý NIỆM (Ý THỨC)​

NẮM GIỮ (chấp tâm sanh diệt ngã mạn) vào một Ý NIỆM (chấp tâm sanh diệt ngã mạn), SỬ DỤNG với Ý NIỆM (chấp tâm sanh diệt ngã mạn) NẮM GIỮ là SAI;

Còn Vô Ngã là:
Để SỬ DỤNG mà thôi, để trải nghiệm mà thôi, để biết mà thôi, không phải để NẮM GIỮ là cái gì đó. (Như Lai có thể được THẤY, được NGHE, được CẢM THỌ & được NHẬN BIẾT – là “NHƯ THẾ, NHƯ THỊ, NHƯ NHƯ.’)


Hỏi rằng,
Nếu KHÔNG CÓ Ngã nghĩa là bạn đang NẮM GIỮ (chấp ngã mạn) vào tình huống Vô Ngã là cái gì đó?
Như thế là SAI.

Nếu chúng ta hiểu SỰ THẬT là Vô Ngã thì sẽ KHÔNG CÓ LỖI nắm giữ, LỖI nắm giữ LIÊN QUAN đến TÂM.
Nếu THỰC SỰ hiểu SỰ THẬT vô ngã hay tính không, chúng ta sẽ không sử dụng sai lầm sự thật vô ngã.

Do không thấu suốt SỰ THẬT – Vô Ngã – nên có Lỗi (chấp ngã mạn) NẮM GIỮ, Lỗi (chấp ngã mạn) NẮM GIỮ sẽ không kết thúc, và cứ thế hết lỗi (chấp ngã mạn) này đến lỗi (chấp ngã mạn) khác.
Thiền sư Ottamathara



Trung tâm Thabarwa Thanlyin, Myanmar – 18/1/2015
Xin cảm ơn quý đạo hữu đã thực hiện bản dịch
Nguồn: FB Thiền sư Ottamathara
chú thích:
Pháp Vô Ngã là:
"Tất cả vạn vật, muôn pháp, muôn sự luôn ở TRẠNG THÁI NHƯ THỊ, NHƯ NHƯ, NHƯ THẾ."

KINH CETANA SUTTA: CHỚ DỰNG LẬP Ý NIỆM (Ý THỨC)​

Phật Tri Kiến:
“Như Lai, khi thấy cái được thấy, không dựng lập một [vật như] cái được thấy.
“Như Lai không dựng lập một cái không được thấy.
“Như Lai không dựng lập một [vật] dự kiến sẽ được thấy.
“Như Lai không dựng lập (cái ta thấy, cái tôi thấy) một người thấy.

“Các tỳ kheo, do vậy,
Như Lai – Y HỆT KHÔNG KHÁC trong khi ĐỐI CẢNH với tất cả các HIỆN TƯỢNG [mà các HIỆN TƯỢNG (con người, muôn vật, vạn pháp) này] có thể được THẤY, được NGHE, được CẢM THỌ & được NHẬN BIẾT – là “NHƯ THẾ, NHƯ THỊ, NHƯ NHƯ.’
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn​


Tuy nhiên, đọc kỹ trong kinh A-hàm thấy ghi bốn câu, nguyên văn chữ Hán là:

Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử.


Chính bốn câu này mới nói lên hết ý nghĩa thâm trầm về sự kiện Đức Phật mới ra đời.

Có Phật tử thắc mắc:
Đạo Phật là đạo VÔ NGÃ,
Tại sao Đức Phật mới ra đời một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói ‘Duy NGÃ độc tôn’,

Như vậy là đề cao cái NGÃ quá mức rồi, thế thì việc này có mâu thuẫn với giáo lý VÔ NGÃ không?”.
Đó là vấn đề mà tất cả chúng ta cần phải nắm cho vững.

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”,
Nghĩa là trên trời dưới trời chỉ có Ta là hơn hết.

Tại sao Ta hơn hết?

Vì trong tất cả thế gian, Ta đã vượt khỏi sanh già bệnh chết.

Phật hơn tất cả thế gian vì Ngài đã qua khỏi sanh già bệnh chết.
Như vậy câu nói đó KHÔNG PHẢI đề cao cái NGÃ.

Tinh thần Phật giáo Phát triển đi thẳng vào cái NGÃ của Pháp thân,
chớ KHÔNG PHẢI cái ngã của THÂN này.

Nên nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là chỉ cho NGÃ Pháp THÂN.

Như chúng ta đã biết NGÃ của thân tứ đại ngũ uẩn này vô thường sanh diệt, không có nghĩa gì, nên Đức Phật nói VÔ NGÃ.

VÔ NGÃ là VÔ cái ngã tứ đại ngũ uẩn
, nhưng Pháp THÂN là thể bất sanh bất diệt, nó trên hết.

Vì vậy Phật nói “Duy NGÃ độc tôn”.

Trong kinh Kim cang có bài kệ:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu NGÃ, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”, tức là nếu dùng sắc thấy Ta, dùng âm thanh cầu Ta, người đó HÀNH ĐẠO TÀ, không thể thấy Như Lai.
Như vậy chữ NGÃ này chỉ cho NGÃ gì?
NGÃ của Pháp THÂN nên không thể dùng sắc tướng, âm thanh mà CẦU.
Nếu ai dùng sắc tướng âm thanh mà cầu Pháp thân, đó là TÀ.

Nếu chúng ta nhìn hình tướng của Đức Phật qua tám mươi vẻ đẹp, ba mươi hai tướng tốt, thì hiện giờ:

Ngài còn không? Đã hoại rồi.

Thế nên những gì có hình tướng đều vô thường, đều tan hoại.

Phật dạy “Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấy Như Lai”.
Như Lai này là Như Lai bất sanh bất diệt nơi mọi người.

Hiện giờ chúng ta thấy các tướng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là THẬT,
Bởi THẬT nên cứ DÍNH với nó mãi.
Một lời khen cho là THẬT nên nhớ mãi,
một lời chê cho là THẬT nên trằn trọc ngủ không yên.
Một hình tướng hoặc đẹp hoặc xấu hiện trước mắt, chúng ta cũng không quên, do đó TÂM không bao giờ AN.

Không AN là TÂM nào? Tâm VỌNG TƯỞNG điên đảo, cứ trào lên DÍNH với sáu trần.

Khi biết các Pháp là duyên hợp hư giả thì thấy TƯỚNG mà KHÔNG PHẢI TƯỚNG, do đó TÂM KHÔNG DÍNH với sáu trần.
Do KHÔNG DÍNH với sáu trần nên TÂM an ổn.

Ngược lại với TÂM AN ổn là TÂM dấy động, Tâm SANH DIỆT. Chấp Tâm SANH DIỆT làm Tâm mình, nên bị nó dẫn đi trong luân hồi.

Trái lại, tất cả NIỆM SANH DIỆT (Tâm SANH DIỆT) lặng xuống, cái CHƯA TỪNG SANH DIỆT (VÔ SANH) HIỆN TIỀN,

Đó mới là Như Lai bất sanh bất diệt.

Người tu phải tìm đến chỗ CỨU CÁNH CHÂN THẬT.
Chớ không phải chỉ tạo phước nho nhỏ trên hình tướng sanh diệt, rồi lại phải tiếp tục đi trong sanh tử, chịu khổ đau luân hồi hết đời này đến kiếp nọ.

Tóm lại, chúng ta nhớ tưởng đến Đức Phật không phải chỉ là Đức Phật ở Ấn Độ, mà chính là Pháp thân Phật bất sanh bất diệt ngay nơi chính mình.
Đức Phật đó chỉ hiển hiện khi nào tâm ta không còn vọng tưởng điên đảo chạy theo sáu trần. Vọng tưởng lặng rồi thì Đức Phật hiện tiền. Đó là thấy đúng lẽ thật, đúng chân lý.

Làm sao chúng ta phải nhận ra vị Phật ngay nơi mình.

Nói cách khác là làm cho Đức Phật của chính mình hiển lộ, thông qua sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Các căn tiếp xúc với các trần, dùng trí tuệ quán chiếu biết nó KHÔNG THẬT nên không dính mắc, không bị nó lôi dẫn.

Nếu tâm niệm còn dính còn chấp thì tâm niệm đó là tâm niệm cuồng loạn, sanh diệt, không thể nào an vui giải thoát được.

Không còn dính chấp vào các tướng hư giả mới là TÂM chân thật, là duy ngã độc tôn.

Bấy giờ thấy chỉ thấy, nghe chỉ nghe, THƯỜNG BIẾT rõ ràng mà không bị các pháp bên ngoài làm nhiễu loạn.
Đó chính là Đức Phật trong mỗi chúng ta.

Hòa thượng Thích Thanh Từ
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28

hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân.​


Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân. Ý nghĩa của từ hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân theo Tự điển Phật học như sau:

hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân có nghĩa là:

(Hàn Lu là con chó mực rất thông minh của nước Hàn vào thời Xuân Thu Trung Quốc).

NGƯỜI quăng ra cục xương, con chó (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) đuổi theo CỤC XƯƠNG mà cắn.
Sư tử thì phát hiện người quăng CỤC XƯƠNG mà cắn ngay NGƯỜI đó.

NGƯỜI đó dụ cho TỰ TÁNH,
CỤC XƯƠNG dụ cho lời nói của chư Phật chư Tổ.

Nếu HƯỚNG vào LỜI NÓI LÃNH HỘI là con chó (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách).
HƯỚNG vào vào TỰ TÁNH LÃNH HỘI mới là con sư tử.

Trên đây là ý nghĩa của từ hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.
3. Đức Phật có thuyết về sự chân thật của NGÃ không?
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,654
Điểm tương tác
236
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Hữu Vi Kiến Phật !...Ích Gì .???
Một Ngày Ăn Đấy...Mười Thì Ăn Đâu .! ?..
Niệm Phật Chẳng Phải Danh Cầu ,
Niệm Phật NHƯ PHẬT Đồng Mầu NHƯ NHƯ...
NHƯ NHƯ ...CHÁNH TRÍ ...Chẳng Hư .
VÔ SANH -AN LẠC = NHƯ CHƯ BA ĐỜI !
Thập Trụ ...Mà Chửa Tới Nơi ...
Chẳng" NHIẾP THỌ PHẬT " ...Như Lời : Khó Phân.
"TỰ TÍNH " Tự Chẳng Xa Gần ....
" NHIẾP PHẬT" =TÍNH PHẬT =PHÁP THÂN NHƯ ...ĐÀ .
NHƯ : ĐÀ ...ĐỒNG GIỐNG GIÁ NA ,
VÔ DƯ ...TẤT TẬT = CHÍNH LÀ CHỦNG TÔNG .
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28

Con chó có “Phật tánh” không?

HT. Thích Thanh Từ

Có người đến hỏi ngài Triệu Châu Tùng Thẩm:

"Bạch Hòa thượng, con chó (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) Phật tánh không?"

Ngài đáp: "KHÔNG".

Ông hỏi tiếp:

"Tại sao trong Kinh nói:

‘Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh’, mà riêng con chó (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) KHÔNG CÓ Phật tánh?"

Ngài trả lời đơn giản: "Vì bị NGHIỆP THỨC che đậy cho nên nói con chó (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) KHÔNG."

Con chó (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) KHÔNG THẤY, KHÔNG BIẾT Phật tánh, tuy CÓ mà cũng như KHÔNG.


Có người khác đến hỏi:

"Bạch Hòa thượng, con chó (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) CÓ Phật tánh không?"

Ngài đáp: ""

Ông ấy lại hỏi:

"Con chó (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) đã Phật tánh?
VÌ SAO chui vào ĐÃY DA NHƠ NHỚP như vậy?"

Ngài trả lời:

"Vì con chó (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) BIẾT (chấp ngã mạn) mà CỐ PHẠM."


Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tại sao phải tu?

Biết là trí tuệ, là Phật tánh, mà không tránh LỖI (chấp ngã mạn, tâm sanh diệt) nên phải đọa làm thú chui vào đãy da.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28

hàn lu trục khối (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) nói một người đều riêng có một ngã, đây là nhiều ngã, thời không đúng nghĩa.


Tiên Ni nói: “ Tôi chẳng nói tất cả chúng sanh đồng một ngã. Mà tôi nói mỗi người đều riêng có một ngã”.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ông nói một người đều riêng có một ngã, đây là nhiều ngã, thời không đúng nghĩa. Vì như trước kia ông nói, ngã khắp tất cả chỗ. Nếu đã khắp tất cả thời tất cả chúng sanh lẽ ra phải đồng một nghiệp căn?
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
NGHIỆP đối với người liễu đạo KHÔNG THẬT có, cho nên nói BẢN LAI KHÔNG.

Thân là huyễn hóa, vọng tưởng là hư ảo thì NGHIỆP làm sao thật được, chỉ là duyên hợp giả có, có gì là quan trọng.

Đối với người chưa liễu đạo thì THÂN THẬT, TÂM cũng THẬT, thì NGHIỆP làm sao không thật được!

Đến trần cảnh bên ngoài là thật có hay là không?

Ví như cái bàn ở trước mặt chúng ta là có hay là không? Với con mắt phàm tục thì cái bàn là thật có.

Nhưng với con mắt trí tuệ Bát-nhã thì cái bàn thể tánh là không, do duyên hợp giả có.

Như hiện nay chúng tôi đưa bàn tay lên, rồi co năm ngón lại thành nắm tay.

Như vậy nắm tay này là có hay là không?

Khi chưa co năm ngón lại thì nắm tay không có.

Khi năm ngón tay co lại thì gọi đó là nắm tay.

Trong nắm tay này phân tích mỗi ngón rời nhau cũng không có nắm tay.

Thể của nắm tay là KHÔNG, do duyên hợp GIẢ CÓ, khi đủ duyên thì hợp, khi thiếu duyên thì tan, KHÔNG CÓ gì là THẬT.

Các sự vật ở đời này là như vậy, thể tánhKHÔNG, duyên hợp GIẢ CÓ. Như cái bàn này do nhiều miếng gỗ rời rạc hợp lại, đóng đinh vào thành cái bàn.

Đó là tướng duyên hợp, còn thể tánh nguyên là KHÔNG.

Như thế từ nắm tay, cái bàn đến tất cả sự vật hiện có hình tướng ở thế gian này, đều là tướng duyên hợp, thể tánh là KHÔNG.

Bởi tánh KHÔNG, duyên hợp giả có, cho nên kinh Kim Cang nói :

"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai".

Phàm tất cả cái gì có HÌNH TƯỚNG đều là HƯ GIẢ, nếu ngay các tướng mà THẤY KHÔNG THẬT tức là thấy Phật.

Nếu thấy rõ như vậy là chúng ta thấy bằng trí tuệ Bát-nhã.

Trí tuệ Bát-nhã tức là GIÁC, GIÁC tức là Phật. (giác không phải đức Phật???)

Từ sự vật cho đến thời gian không gian cũng không có cái gì là thật.

Về thời gian chúng ta đã đặt ra thời quá khứ, thời hiện tại, thời vị lai.

Khái niệm về thời gian được căn cứ trên sự quay của trái đất, rồi phân định ra ngày tháng năm, thời tiết v.v…

Như vậy thời gian không có thật,

Chú thích:
Biết là trí tuệ, là Phật tánh = GIÁC tức là Phật = TỰ TÁNH = Pháp Thân = Tánh KHÔNG....v...v.....

giác không phải đức Phật giác. Vì đức Phật cũng KHÔNG THẬT CÓ.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28

hàn lu trục khối (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) HƯỚNG vào LỜI NÓI (xí quách) dưới đây mà vọng tưởng LÃNH HỘI.

Ca Diếp Bồ tát thưa: Bạch Thế Tôn ! Chúng sanh trong hai mươì lăm cõi có NGÃ không ?

Đức Phật dạy: Này Thiện Nam tử ! NGÃ đồng nghĩa với NHƯ LAI TÀNG????

NHƯ LAI TÀNG đồng nghĩa với PHẬT TÁNH.????

Tất cả chúng sanh đều có PHẬT TÁNH ấy. Do vậy, chúng sanh trong hai mươi lăm cõi đều có NGÃ??????.

NGÃ hay PHẬT TÁNH là cái vốn có của chúng sanh trong hai mươi lăm cõi;

vậy mà từ lâu chúng sanh bị vô minh phiền não ngăn che lấp kín nên không nhận biết.

Thử liệng cục xí quách khác xem hàn lu trục khối (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) HƯỚNG vào LỜI NÓI (xí quách) khác coi con hàn lu có LÃNH HỘI.



NGHIÊN CỨU VỀ TRIẾT HỌC NHƯ LAI TẠNG
Nguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận
Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh

Chương 8. (Chương Cuối)
SỰ QUYẾT TRẠCH VỀ NHƯ LAI TẠNG VÀ PHẬT TÁNH
Thuyết Như lai tạng của kinh Lăng-già

Như Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh(I) nói:

“Trong tu-đa-la, đức Thế tôn nói:
TỰ TÁNH của Như lai tạng là thanh tịnh, chuyển thành 32 tướng, nhập vào trong thân tất cả chúng sanh.
Giống như VIÊN NGỌC có giá trị lớn được buộc trong chiếc áo dơ, tạng của Như lai luôn thường trụ, bất biến cũng như vậy, nhưng bị buộc vào trong chiếc áo dơ ấm giới, bị tham dục, nhuế, si, những vọng tưởng trần lao không thật làm ô nhiễm. …

Vì sao đức Thế tôn, cũng giống như NGOẠI ĐẠO, nói có NHƯ LAI TẠNG vậy?

Này Đại Huệ!
Ta nói Như lai tạng, không giống với cái ngã do ngoại đạo nói.
Đức Phật cũng chỉ TÙY DUYÊNnói, NÓI đâu BỎ đó.
vì người khác có NGHE cũng chẳng hiểu gì, GIỮ lại làm chi.

Này Đại Huệ!
Có lúc nói là không, vô tướng, vô nguyện, như, thật tế, pháp tánh, pháp thân, niết-bàn…, các cú [từ] như vậy là nói về Như lai tạng mà thôi,

Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác vì nhằm trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] vô ngã nên nói đến môn Như lai tạng
– cảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu. … Nhằm khai mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã nên nói về Như lai tạng, khiến họ lìa cái vọng tưởng về ngã kiến không thật, nhập vào cảnh giới ba môn giải thoát, hi vọng họ mau chóng được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.
Vì vậy Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác nói về cái tạng của Như lai NHƯ THẾ. …

Nhằm lìa các kiến chấp của ngoại đạo thì phải dựa vào cái tạng vô ngã của Như lai.”

Kinh Lăng-già giải thích rằng:

Như lai tạng có các tên gọi khác nhau - NHƯ (tathatā), THẬT TẾ (bhūtakoṭi), PHÁP TÁNH (dharma-dhātu), v.v., là ‘cảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu.’
Chân như, pháp giới, v.v., mà thường thấy trong kinh, vì sao lại phải gọi là Như lai tạng vậy?
Đức Phật nói ra, chỉ ứng vào căn cơ trình độ người đối diện, chủ yếu để người đó nhận ra “SỰ THẬT” mà ngài muốn,
Ngôn từ hoàn toàn không quan trọng. Cho nên, nói cũng như KHÔNG,

THẤY ra” mới là chính yếu.

Đây là PHƯƠNG TIỆN nhằm ‘trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] VÔ NGÃ,’

‘KHAI mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã.’

Trong dòng trôi lăn của sanh tử và giải thoát, ngoại đạo đều chủ trương có ‘ngã’.

. Phật nói VÔ NGÃ (nirātman), là điều mà ngoại đạo, cũng như những người thông thường không dễ gì tin và chấp nhận được.

Không có ngã, thì ai là kẻ tạo nghiệp, ai chịu quả báo?
Không có ngã, thì sự giải thoát không phải là bằng với sự không có gì cả ư?
Cái vô ngã và niết-bàn (nirvāṇa) mà Phật nói ấy, là chỗ sợ hãi của ngoại đạo và những kẻ phàm phu ngu si thông thường.

Bất đắc dĩ, đành phải lấy CHÂN NHƯ nói là Như lai tạng, nói gần với thần ngã của ngoại đạo.
Người sau, không ngay đó mà TỰ THẤY SỰ THẬT, cứ CHẤP vào ngôn từ kinh điển, hiểu theo Ý mình, rồi gán cho đó là lời Phật dạy.

Nếu hỏi lại, Phật có nói "LỜI đó?" không?, CHẮC Ngài cũng sẽ trả lời:

Như Lai nói HỒI nào, đâu có NHỚ? Sư Thầy HT. Viên Minh nói....​

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,963
Điểm tương tác
784
Điểm
113

hàn lu trục khối (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) HƯỚNG vào LỜI NÓI (xí quách) dưới đây mà vọng tưởng LÃNH HỘI.

Ca Diếp Bồ tát thưa: Bạch Thế Tôn ! Chúng sanh trong hai mươì lăm cõi có NGÃ không ?

Đức Phật dạy: Này Thiện Nam tử ! NGÃ đồng nghĩa với NHƯ LAI TÀNG????

NHƯ LAI TÀNG đồng nghĩa với PHẬT TÁNH.????

Tất cả chúng sanh đều có PHẬT TÁNH ấy. Do vậy, chúng sanh trong hai mươi lăm cõi đều có NGÃ??????.

NGÃ hay PHẬT TÁNH là cái vốn có của chúng sanh trong hai mươi lăm cõi;

vậy mà từ lâu chúng sanh bị vô minh phiền não ngăn che lấp kín nên không nhận biết.

Thử liệng cục xí quách khác xem hàn lu trục khối (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) HƯỚNG vào LỜI NÓI (xí quách) khác coi con hàn lu có LÃNH HỘI.



NGHIÊN CỨU VỀ TRIẾT HỌC NHƯ LAI TẠNG
Nguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận
Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh

Chương 8. (Chương Cuối)
SỰ QUYẾT TRẠCH VỀ NHƯ LAI TẠNG VÀ PHẬT TÁNH
Thuyết Như lai tạng của kinh Lăng-già

Như Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh(I) nói:

“Trong tu-đa-la, đức Thế tôn nói:
TỰ TÁNH của Như lai tạng là thanh tịnh, chuyển thành 32 tướng, nhập vào trong thân tất cả chúng sanh.
Giống như VIÊN NGỌC có giá trị lớn được buộc trong chiếc áo dơ, tạng của Như lai luôn thường trụ, bất biến cũng như vậy, nhưng bị buộc vào trong chiếc áo dơ ấm giới, bị tham dục, nhuế, si, những vọng tưởng trần lao không thật làm ô nhiễm. …

Vì sao đức Thế tôn, cũng giống như NGOẠI ĐẠO, nói có NHƯ LAI TẠNG vậy?

Này Đại Huệ!
Ta nói Như lai tạng, không giống với cái ngã do ngoại đạo nói.


Này Đại Huệ!
Có lúc nói là không, vô tướng, vô nguyện, như, thật tế, pháp tánh, pháp thân, niết-bàn…, các cú [từ] như vậy là nói về Như lai tạng mà thôi,

Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác vì nhằm trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] vô ngã nên nói đến môn Như lai tạng
– cảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu. … Nhằm khai mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã nên nói về Như lai tạng, khiến họ lìa cái vọng tưởng về ngã kiến không thật, nhập vào cảnh giới ba môn giải thoát, hi vọng họ mau chóng được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.
Vì vậy Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác nói về cái tạng của Như lai NHƯ THẾ. …

Nhằm lìa các kiến chấp của ngoại đạo thì phải dựa vào cái tạng vô ngã của Như lai.”

Kinh Lăng-già giải thích rằng:

Như lai tạng có các tên gọi khác nhau - NHƯ (tathatā), THẬT TẾ (bhūtakoṭi), PHÁP TÁNH (dharma-dhātu), v.v., là ‘cảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu.’
Chân như, pháp giới, v.v., mà thường thấy trong kinh, vì sao lại phải gọi là Như lai tạng vậy?


Đây là PHƯƠNG TIỆN nhằm ‘trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] VÔ NGÃ,’

‘KHAI mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã.’

Trong dòng trôi lăn của sanh tử và giải thoát, ngoại đạo đều chủ trương có ‘ngã’.

. Phật nói VÔ NGÃ (nirātman), là điều mà ngoại đạo, cũng như những người thông thường không dễ gì tin và chấp nhận được.

Không có ngã, thì ai là kẻ tạo nghiệp, ai chịu quả báo?
Không có ngã, thì sự giải thoát không phải là bằng với sự không có gì cả ư?
Cái vô ngã và niết-bàn (nirvāṇa) mà Phật nói ấy, là chỗ sợ hãi của ngoại đạo và những kẻ phàm phu ngu si thông thường.

Bất đắc dĩ, đành phải lấy CHÂN NHƯ nói là Như lai tạng, nói gần với thần ngã của ngoại đạo.
Hi hi hi
VNBN phụ Đức Thế Tôn đem phần thưởng cho bạn nhưng bạn lại chê nhỉ.
Cũng dễ hiểu, vì người chưa đủ duyên nên sanh ra như vậy!

Dĩ nhiên NGÃ mà Đức Thế Tôn dạy không phải là mấy cái NGÃ của ngoại đạo rồi hén.

Như Lai dùng mọi phương tiện để phá chấp tất cả tri kiến sai lầm, ĐỂ LÀM GÌ?

Chính là để giúp các bạn hiển lộ cái gọi là "Bản Mặt Thật" của các bạn.
Rất tiếc là bạn vẫn ôm đồm phương tiện vô ngã của Như Lai nên chẳng biết điều mà Ngài mong mỏi.

Thử hỏi xem: Đâu mới là Thích Ca Mâu Ni Thật?

Kẻ nào nói Không Có thì chính là đang phủ nhận sự tồn tại của Đức Thế Tôn.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Hi hi hi
VNBN phụ Đức Thế Tôn đem phần thưởng cho bạn nhưng bạn lại chê nhỉ.
Cũng dễ hiểu, vì người chưa đủ duyên nên sanh ra như vậy!

Dĩ nhiên NGÃ mà Đức Thế Tôn dạy không phải là mấy cái NGÃ của ngoại đạo rồi hén.

Như Lai dùng mọi phương tiện để phá chấp tất cả tri kiến sai lầm, ĐỂ LÀM GÌ?

Chính là để giúp các bạn hiển lộ cái gọi là "Bản Mặt Thật" của các bạn.
Rất tiếc là bạn vẫn ôm đồm phương tiện vô ngã của Như Lai nên chẳng biết điều mà Ngài mong mỏi.

Thử hỏi xem: Đâu mới là Thích Ca Mâu Ni Thật?

Kẻ nào nói Không Có thì chính là đang phủ nhận sự tồn tại của Đức Thế Tôn.
Bộ mặt thật của:
Kính xin quí vị đại chúng thứ lỗi cho cái Tên gọi vô nhất bất nhị vô minh dốt nát thất học.

Thất học dốt nát đến độ KHÔNG BIẾT cái câu hỏi là:
CÁI GÌ CHỨNG MINH cái gì là cái Tên gọi vô nhất bất nhị?

hàn lu trục khối (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) HƯỚNG vào LỜI NÓI (xí quách) dưới đây mà vọng tưởng LÃNH HỘI.

Ca Diếp Bồ tát thưa: Bạch Thế Tôn ! Chúng sanh trong hai mươì lăm cõi có NGÃ không ?

Đức Phật dạy: Này Thiện Nam tử ! NGÃ đồng nghĩa với NHƯ LAI TÀNG????

NHƯ LAI TÀNG đồng nghĩa với PHẬT TÁNH.????

Tất cả chúng sanh đều có PHẬT TÁNH ấy. Do vậy, chúng sanh trong hai mươi lăm cõi đều có NGÃ??????.

NGÃ hay PHẬT TÁNH là cái vốn có của chúng sanh trong hai mươi lăm cõi;

vậy mà từ lâu chúng sanh bị vô minh phiền não ngăn che lấp kín nên không nhận biết.

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,963
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Bộ mặt thật của:

hàn lu trục khối (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách) HƯỚNG vào LỜI NÓI (xí quách) dưới đây mà vọng tưởng LÃNH HỘI.

Ca Diếp Bồ tát thưa: Bạch Thế Tôn ! Chúng sanh trong hai mươì lăm cõi có NGÃ không ?

Đức Phật dạy: Này Thiện Nam tử ! NGÃ đồng nghĩa với NHƯ LAI TÀNG????

NHƯ LAI TÀNG đồng nghĩa với PHẬT TÁNH.????

Tất cả chúng sanh đều có PHẬT TÁNH ấy. Do vậy, chúng sanh trong hai mươi lăm cõi đều có NGÃ??????.

NGÃ hay PHẬT TÁNH là cái vốn có của chúng sanh trong hai mươi lăm cõi;

vậy mà từ lâu chúng sanh bị vô minh phiền não ngăn che lấp kín nên không nhận biết.

Hi hi hi, nếu muốn học đạo thì phải ngoan một chút.
Lời Phật dạy, nếu không hiểu thì hãy thưa hỏi, VNBN sẽ giải thích.

Còn làm như bạn thì chẳng khác nào đang bôi bác lời dạy của Phật.

Hỏi cho ra hỏi, trích dẫn thì cho ra trích dẫn.

KHÔNG ĐIỂM, VỀ CHỖ NGỒI, CHƯA XỨNG ĐÁNG ĐỂ ĐƯỢC NGHE ĐẠI PHÁP!

Thương thay, tánh nào tật đó, chưa có tiến bộ!
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Hi hi hi, nếu muốn học đạo thì phải ngoan một chút.
Lời Phật dạy, nếu không hiểu thì hãy thưa hỏi, VNBN sẽ giải thích.

Còn làm như bạn thì chẳng khác nào đang bôi bác lời dạy của Phật.

Hỏi cho ra hỏi, trích dẫn thì cho ra trích dẫn.


KHÔNG ĐIỂM, VỀ CHỖ NGỒI, CHƯA XỨNG ĐÁNG ĐỂ ĐƯỢC NGHE ĐẠI PHÁP!

Thương thay, tánh nào tật đó, chưa có tiến bộ!
Bộ mặt thật của Thất học dốt nát
Kính xin quí vị đại chúng thứ lỗi cho cái Tên gọi vô nhất bất nhị vô minh dốt nát thất học.

Thất học dốt nát đến độ KHÔNG BIẾT cái câu hỏi là:
CÁI GÌ CHỨNG MINH cái gì là cái Tên gọi vô nhất bất nhị?

hàn lu trục khối (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách)

 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
THẾ NÀO LÀ PHẬT PHÁP ?
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

DUYÊN SANH:
Pháp DUYÊN KHỞI ấy, dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy.
Thấy Duyên khởi là thấy sự thật Vô Ngã của các pháp (hữu vi và vô vi),


Nhìn về mặt không gian, vạn vật đều do các duyên chung hợp thành hình.
Cho nên nói
"Các pháp từ duyên sanh".
Duyên là chỉ cho nhiều phần tử tổ hợp thành một vật thể.

Vật thể KHÔNG TỰ CÓ, phải do nhiều nguyên tố hay nhiều phần tử chung hợp.

Nói tới duyên sanh là không chấp nhận sự đơn thuần, mà khẳng định là hợp thể.

Vạn vật có hình tướng trên quả địa cầu và kể luôn quả địa cầu đều do các duyên chung hợp thành hình (an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy).

Cho đến những thứ không có hình tướng (Ý niệm, suy nghĩ, nhận thức), chỉ có tác động, cũng thuộc duyên sanh (an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy).

Con người, TƯ TƯỞNG dấy khởi cũng phải có sáu cơ quan làm chỗ tựa và đối diện với trần cảnh bên ngoài.

Nếu ba phần - tư tưởng (sáu thức), cơ quan (sáu căn), trần cảnh (sáu trần) mà thiếu một thì, không sao dấy khởi được.
Thế nên mọi tác động có ra, đều do duyên hợp (an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy). mà có.
Pháp DUYÊN KHỞI ấy, dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
THẾ NÀO LÀ PHẬT PHÁP ?
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

NHÂN QUẢ
chú thich: thuyết nhân quả nghiệp báo bắt đầu Ấn độ giáo được giải thích rất giống thuyết Lý Duyên Khởi.
Chỉ có một điều khác là Ấn độ giáo là Thần Giáo quyết định nhân quả nghiệp báo cho vạn pháp.
Còn Lý Duyên Khởi Vô Ngã. Do bởi Duyên Khởi là NHÂN DUYÊN quyết định nhân quả nghiệp báo cho Đức Phật, vạn vật.

Thấy Duyên khởi, NHÂN QUẢ là thấy sự thật Vô Ngã của các pháp (hữu vi và vô vi),


Tất cả sự vật có HÌNH TƯỚNG, có tác động đều HÌNH THÀNH bằng Nhân Quả.
Nhân Quả trùm khắp cả mọi sự vật, không một sự vật nào có thể thoát ngoài nhân quả được.

Đây là nói Nhân Quả trên vạn vật có hình tướng.
Chúng ta có thể KHẲNG ĐỊNH rằng:
"Tất cả loài sinh vật trên quả địa cầu và cả quả địa cầu này đều nằm gọn trong lòng NHÂN QUẢ".

Tuy nhiên, Nhân Quả, không phải đơn giản như nhiều người đã hiểu:

"Gây Nhân lành được Quả lành, tạo Nhân dữ bị Quả dữ."

Vẫn có những trường hợp dường như trái lại.

Bởi vì Nhân Quả là một dòng biến động theo thời gian.
Thời gian có quá khứ, hiện tại, vị lai thì Nhân Quả không thể chặn một quãng mà đoán định được.
Chúng ta muốn hiểu thấu đáo Nhân Quả phải căn cứ vào ba thời mà khảo sát.
Nắm chắc lý Nhân Quả.
Chúng ta sẽ có sức tự tín mãnh liệt, vì không còn lệ thuộc vào sức thiêng liêng (đức Phật, niệm Phật a di đà) bên ngoài.

Nhân Quả là dòng biến động sinh diệt tiếp nối, nên nó là hiện thân của Vô thường.
Vì vô thường nên mãi lăn lộn trong vòng sanh diệt, cũng là thành quả của luân hồi.
Chủ thuyết Nhân Quả không phải cố định cứng khằn, mà linh động thăng giáng, tùy theo sự đủ (duyên) thiếu (duyên) các Nhân (duyên khởi tập hợp không đủ duyên) của nó.

Tác động của Ý còn thầm lặng bên trong chưa phát lộ ra, song nó rất nguy hiểm.
Vì thân miệng đều do nó chủ động sai khiến. Nó dấy Nhân lành thì thân miệng theo đó tạo Nhân lành, nó dấy nhơn dữ thì thân miệng theo đó tạo nhơn dữ.
Cho nên, người hiểu lẽ nhơn quả đối với tác động của ý, phải dè dặt tối đa.
Tác động của ý có nhơn quả cũng y hệt thân miệng.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Lý Duyên Khởi là Vô Ngã???
Vô Ngã là Vô Sanh???
Vô Sanh là Như Thị, Như Thế, Như Như.????
Như Thế, Như Như là Không Đến, Không Đi????


từ từ còn tiếp....????
chú thích: ngài Thích Duy Lực dạy "nói xong phải xả bỏ cho sạch."
?????? = không hội.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,963
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Lý Duyên Khởi là Vô Ngã???
Vô Ngã là Vô Sanh???
Vô Sanh là Như Thị, Như Thế, Như Như.????
Như Thế, Như Như là Không Đến, Không Đi????


từ từ còn tiếp....????
chú thích: ngài Thích Duy Lực dạy "nói xong phải xả bỏ cho sạch."
?????? = không hội.
Pháp có 3 tầng như trong Kinh Giải Thâm Mật dạy: Biên Kế Sở chấp tánh, Y Tha Khởi Tánh và Viên Thành Thật Tánh.


Lý Duyên Khởi chưa phải là rốt ráo. Nó thuộc về Y Tha Khởi Tánh.
Rốt Ráo là phải nói đến Viên Thành Thật Tánh.

Bản thân bạn vẫn còn bị cái màng bọc của Y Tha Khởi Tánh giam giữ trong ấy mà đòi biết về Phật Tánh, về Như Lai Tạng, .... thì chỉ là ếch ngồi đáy giếng. Bớt nói lại, nghiên cứu nhiều hơn sẽ tốt cho bạn.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Pháp có 3 tầng như trong Kinh Giải Thâm Mật dạy: Biên Kế Sở chấp tánh, Y Tha Khởi Tánh và Viên Thành Thật Tánh.


Lý Duyên Khởi chưa phải là rốt ráo. Nó thuộc về Y Tha Khởi Tánh.
Rốt Ráo là phải nói đến Viên Thành Thật Tánh.


Bản thân bạn vẫn còn bị cái màng bọc của Y Tha Khởi Tánh giam giữ trong ấy mà đòi biết về Phật Tánh, về Như Lai Tạng, .... thì chỉ là ếch ngồi đáy giếng. Bớt nói lại, nghiên cứu nhiều hơn sẽ tốt cho bạn.
Ngu vốn không TỰ BIẾT cái NGÃ mình NGU.

Tổ Long Thọ nói:

* Ngã bất đắc nghĩa là cái “Ta” chẳng dựng lập được.
Vì cái ta vốn không thật có.
Vì vậy cái ta không biết được ta.- bất đắc ,bất giác- (Pháp bất tri pháp.).- ĐTĐL-
Ngã bất đắc nghĩa là cái “Ta” chẳng dựng lập được. Vì cái ta vốn không thật có. Vì vậy cái ta không biết được ta.- bất đắc ,bất giác- (Pháp bất tri pháp.).- ĐTĐL-
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
309
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Ngu vốn không TỰ BIẾT cái NGÃ mình NGU.

Tổ Long Thọ nói:

* Ngã bất đắc nghĩa là cái “Ta” chẳng dựng lập được.
Vì cái ta vốn không thật có.
Vì vậy cái ta không biết được ta.- bất đắc ,bất giác- (Pháp bất tri pháp.).- ĐTĐL-
Bộ mặt thật của Thất học dốt nát
Kính xin quí vị đại chúng thứ lỗi cho cái Tên gọi vô nhất bất nhị vô minh dốt nát thất học.

Thất học dốt nát đến độ KHÔNG BIẾT cái câu hỏi là:
CÁI GÌ CHỨNG MINH cái gì là cái Tên gọi vô nhất bất nhị?

hàn lu trục khối (vô nhất bất nhị cẩu xực xí quách)

 

chichi

Registered
Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
83
Điểm tương tác
5
Điểm
8
tự độ, tôi biết 90% ông là người thầy đầu tiên và cũng là cuối cùng tôi nhận trong đạo nhiệm màu này. cũng 90% là ông đang cố ý né tránh tôi như muốn khước từ mối quan hệ đó. 10% ông là một kẻ đang "bắt trước" để gây hiểu nhầm. tôi đã quá non nớt vì ko nhận ra điều này sớm hơn khi đọc bài của ông. tôi thực sự rất muốn nghe lý do ông đưa ra lựa chọn như vậy. bằng toàn bộ lòng can đảm, đây là bài viết đầu tiên tôi vươn mình ra khỏi phạm vi giới hạn để nói với ông những lời này. bằng toàn bộ sự tôn trọng, tôi sẽ lắng nghe những lời ông muốn nói một cách thấu đáo. ~

tây du ký 1986, tôn ngộ không bị chính người thầy đầu tiên của mình "đuổi đi", anh ta không hiểu mình đã phạm sai lầm gì nên đã thử hỏi lại nhiều lần... nhưng anh ấy không nhận được câu trả lời mà phải chấp nhận hiện thực đang xảy ra, nén cảm xúc rời đi. tôi không hiểu mục đích của việc này là gì, bây giờ cũng thế, ko hiểu, ko hiểu, ko thể chấp nhận. ông đừng lo về việc tôi đang bị tình cảm chi phối, là tôi đón nhận nó, ko phải do dục vọng. do nhân duyên gì mà tôi lại có cảm xúc này? là do các "nét vẽ" trong quá khứ đã ảnh hưởng đến bức tranh ở hiện tại. ~

bức tranh đó là "chân dung" của "phật" (sự thật), vì sự hiện hữu của cơ thể này, vì sự tồn tại của bản thân tôi mà bức tranh luôn thay đổi. vì bức tranh luôn thay đổi nên cảm xúc không thể cố định và biểu hiện ra trên thân xác này của tôi, những ai không khóc mà nước mắt tự rơi sẽ hiểu. tôi không vẽ đè lên nét vẽ cũ (ký ức) để xóa nó đi, tôi biết nó vẫn ở đó, chả xóa đi đâu được, chỉ là khi làm vậy, hiện thực của bức tranh sẽ thay đổi thôi. nếu tôi theo đuổi dục vọng, tôi sẽ vẽ ra những thứ mình thích, nhưng đó là một cách ngu xuẩn. ~

bởi vì sự thật là thực tại của bức tranh chứ không phải ý tưởng của các nét vẽ mới hiện lên. lúc tôi vẽ con gà, cứ ảo tưởng đó là con gà nhưng không phải, khi các nét vẽ trước đó ảnh hưởng (nhân duyên?) thì thực tại bức tranh ko phải là con gà nữa. vậy làm sao để thấy được toàn cảnh bức tranh để biết nên vẽ những nét nào cho phù hợp với ý muốn? xin lỗi tự độ, tôi không thấy được bức tranh nhiệm màu đó, phật mới là người thấy toàn bộ nó. nhưng tôi biết cách để thực hiện được cái nhìn toàn diện ấy. ~

cái nhìn nhị nguyên (phân ly, bóc tách, phân biệt) giúp ta có cái nhìn đa chiều về các pháp được quan sát (các nét vẽ). giống như tự độ nói:
"Kết quả của cái NHÌN PHÂN LY đó là chúng ta (nguyên nhân duyên khởi) đã TẠO ra những môn trìết học, nghệ thuật, khoa học, y học, sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… BIỆT LẬP nhau."
càng có nhiều hiểu biết, càng có nhiều trải nghiệm thị cái nhìn nhị nguyên ngày càng mở rộng, rộng đến không tưởng, nhưng không thể chạm đến hiện tại đang vẽ của bức tranh. ~

vì sao? việc bóc tách các nét vẽ và truy tìm sự thật tương tự trò giải đố, biết nét vẽ hiện tại và đoán nét vẽ liền trước, như vậy thì lặp lại vòng nhân duyên đến bao giờ để tìm được toàn bộ nét vẽ "đã từng được vẽ"? hơn nữa trong lúc tồn tại, các nét vẽ mới lại tiếp tục được hình thành rồi. mắc kẹt ở nhị nguyên, miệng đọc kinh sách, tay hành bố thí, tâm hướng di đà, mãi cũng chẳng nhìn được sự thật. chưa kể còn hay nghĩ mình hơn người vì nhìn ra được nhiều nét vẽ hơn, hiểu sâu hơn, hay nói lời sai trái nhưng vẫn nghĩ là đúng vì chỉ thấy được nhiêu đó nhân duyên (nét vẽ cũ) nên thấy sao nói vậy. ~

may sao vẫn có những người kiểm soát được hành vi và lời nói, đó là bởi họ đã thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên và hướng đến nhất nguyên rồi. nhất nguyên đã xóa bỏ ranh giới phân chia khái niệm và thống nhất nó lại làm 1. tất cả sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều là biểu hiện của một thực thể duy nhất, không có sự phân ly thực sự giữa các sự vật. mọi thứ đều kết nối và hòa hợp với nhau, không có sự tách biệt giữa bản thân và vũ trụ. là sao? nếu như nhị nguyên là dựa vào nét vẽ hiện tại để suy ra các nét vẽ trước đó, ai hiểu càng sâu nhân duyên tức là suy được càng nhiều nét vẽ thì nhất nguyên kết nạp tất cả các nét vẽ "đã biết" thành 1 thể. ~

tức là nhị nguyên sẽ thấy nhiều nét vẽ rời rạc, nhưng những người có cái nhìn nhị nguyên sẽ không chịu thống nhất chúng vì họ nghĩ chúng không liên quan đến nhau và vô lý nếu quy về làm 1. cho nên có nét vẽ thì họ suy luận được nét liền trước, trước nữa hoặc trước nữa, có nét thì ko suy ra được vì thiếu dữ kiện, rốt cuộc là một mớ nét vẽ rời rạc. người có cái nhìn nhất nguyên đã từng nhìn nhận dưới góc nhìn nhị nguyên, tất nhiên, họ từ đó mà thoát ra cơ mà. ~

sự nhàm chán, bất lực trước vòng lặp vô tận của nhân duyên (quá nhiều nét vẽ rời rạc) khiến họ dần thừa nhận cái nhìn thống nhất của nhất nguyên (dần dần thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do) - họ ôm trọn, thừa nhận toàn bộ nét vẽ đã biết và khiến họ đạt tự tại trong những nét đang có. tại sao thừa nhận? vì cái nhìn nhị nguyên đã đủ lớn, sự nhàm chán và tuyệt vọng sinh ra. bỗng chợt nhận ra liên kết bấy lâu của các pháp (nét vẽ), niềm hạnh phúc lại trào dâng. ~

tuy ko còn chấp phân biệt (vì biết rằng các pháp vốn là một thể như nhau) nhưng như thế chưa đủ để thấy toàn bộ sự thật đang hiện hữu của bức tranh. họ bị mắc kẹt là vì đang rất an vui và tự tại với những gì đang có (tự vẽ ra chiếc lồng và sống trong đó), nó mang lại cảm giác gần với thần. khi chưa thể thấy tột cùng của các pháp đồng nghĩa với việc không thể thấy toàn diện bức tranh. câu này của tự độ:
"Với trí tuệ thấu tột CỘI NGUỒN của các PHÁP như vậy, nên đối với Phật, PHÁP GIỚI cũng chính là mình, hay kinh gọi là PHÁP THÂN."
giả sử đưa ta một bức vẽ có sẵn, ta nhìn thấy toàn bộ nét vẽ trước đó nên khi vẽ, ta luôn hiểu mình đang vẽ gì. ~

từ cái nhìn nhất nguyên, phá vỡ cái lồng ràng buộc đó thêm một lần, tức là bước gần tới phật một bước... tôi đã dừng chân tại điểm này, toàn bộ những gì tôi nói là nhận định cá nhân. đừng hỏi tôi rằng "vậy cái tôi đang ngồi vẽ ra và nhận thức cả bức tranh kia là ai?", tôi không biết trả lời, tôi đã dừng chân tại điểm này rồi. hành trình đó chưa có kết quả cho câu hỏi này. nếu tôi đang có sự sai lầm lệch lạc khiến ông đưa ra lựa chọn như vậy, hy vọng ông có thể chỉ rõ và tôi sẽ thực hiện lắng nghe như đã nói. nếu là một lý do khác, tôi sẵn sàng đối mặt, 0 lo sợ về hậu quả. nếu là sự im lặng, tôi sẽ gửi lời cảm ơn tới ông cũng trong im lặng và âm thầm rời đi, tất nhiên, ký ức của tôi in hằn tên ông, a di đà phật. ~
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top