VÔ NGÃ - Một công cụ hữu ích của Phật tử.

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Chào các bạn đạo,chào các Phật tử chân chính.

Ngộ không hôm nay muốn bàn đến một vấn đề khó mà dễ . Đó là Vô Ngã.

Vô ngã khó ở chỗ nào ?

Nó khó ở chỗ thực hành,khó ở chỗ "tự nhận biết".

Còn nói Vô Ngã dễ là dễ như thế nào ?

Thực ra,đa phần các Phật tử ngày nay đều có sự thuận lợi là có rất nhiều sách vở,kinh kệ,bài giảng ... của các vị Cao Tăng,Đại Đức,của các vị Cư Sĩ có đạo hạnh cao thâm viết ra cho chúng ta về những "tri thức" mà các vị đó có được qua đời tu của họ.Cho nên,Vô Ngã dễ là vì thế.Dễ vì khi đọc những lý giải,những trải nghiệm,những hiểu biết của họ về Vô Ngã thì ta sẽ hiểu ngay và gật gù : Ồ ! Thì ra là vậy ... !

Nhưng thực tế,những gì chúng ta tiếp thu được từ những bài giảng,bài viết,sách vở của các vị Tiền Bối đó chỉ là những mớ kiến thức mà chúng ta đi vay mượn mà thôi.Nó nào phải của chúng ta ! Nó giống như khi đi học chúng ta quay cóp,chép bài của bạn,của sách giáo khoa ... Đó không phải do tự chúng ta thấu hiểu, do tự chúng ta sống trọn vẹn với Vô Ngã.

Vậy tại sao ngộ không tôi lại nói Vô Ngã là công cụ hữu hiệu cho Phật tử chúng ta ?

Vâng,chắc các bạn cũng biết,nền tảng cơ bản của Đạo Phật nằm ở trong ba chữ :

KHỔ-VÔ THƯỜNG-VÔ NGÃ

Mà trong đó,chữ Khổ và chữ Vô Thường giúp ta nhận ra Đạo.Còn chữ Vô Ngã chính là chữ giúp ta hành Đạo.

Bất kỳ một Tôn Giáo,một Hệ tư tưởng hay một Học thuyết nào đều có hai phần : Lý Thuyết và Thực Hành.Lý thuyết muốn đúng thì phải có sự thực hành ấn chứng kèm theo.Chúng luôn tỷ lệ thuận với nhau.Lý thuyết càng đúng thì thực hành lại càng đúng,lý thuyết mà sai thì dĩ nhiên,thực hành sẽ sai.

Đạo Phật là đạo tu Tâm,xoay quanh cái Tâm và vì cái Tâm.Con người chúng ta bao gồm hai phần : THÂN và TÂM.

Con Người = Thân + Tâm

Mà chúng ta thường hay gọi bản thân mình là TÔI,TA,CHÚNG TÔI,CHÚNG TA,CỦA TÔI,CỦA TA ... cho nên có thể viết :

TA = Thân + Tâm

Như vậy cái TA nó đại diện cho Con người,cho chúng ta.Cái TA này có nhận thức được khổ và vô thường thì chúng ta mới biết đuọc Đạo,cái TA này biết được vô ngã thì chúng ta mới hành được Đạo.

Đạo Phật mà không có Vô Ngã thì không phải Đạo Phật.

Như vậy,điểm mấu chốt ở đây là cái TA phải nhận thức được VÔ NGÃ cái đã.Cái TA này phải hiểu,phải biết VÔ NGÃ là gì cái đã rồi mới nói chuyện đến sống với VÔ NGÃ.

Chính ở chỗ này mà Phật tử ngày nay được lợi lạc hơn các Phật tử ngày xưa.Ngày nay chúng ta có thể chỉ cần ngồi nha là biết hết các tin tức,các kiến thức,các sự kiện...xảy ra ở mọi nơi trên Thế Giới.Các Phật tử ngày nay không phải trèo đèo,lội suối để tìm Thầy tầm Đạo.Họ chỉ cần thông qua internet là có thể biết " À ! Vô ngã là vậy" mà không cần phải tìm Thầy học Đạo...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Bây giờ nói đến phần VÔ NGÃ là công cụ cho Phật tử chúng ta.

Theo kinh nghiệm riêng của ngộ không tôi,thường thì các Phật tử khi tham gia Đạo Phật là sẽ theo một Pháp môn nào đó.Mà đa phần khi mới biết đến Đạo Phật là các Phật tử gần như hoa mắt chóng mặt trước một rừng kinh kệ.Họ không biết phải bắt đầu tìm hiểu từ đâu,từ bài kinh nào,từ cuốn sách nào...?

Và thế là gần như họ nhắm mắt đưa chân tham gia các Pháp môn mà hầu như chưa tìm hiểu kỹ càng.Điều này khiến cho sau một thời gian tu học,có một số Phật tử thối chí,nản lòng vì ... chả hiểu gì hết từ những phương pháp tu tập,nghi thức-bài kinh tụng cho đến ý nghĩa của giáo lý Đạo Phật.Họ chỉ biết thực hành theo số đông như một cái máy,lặp lại như con vẹt các bài tụng niệm với suy nghĩ : nếu không bổ ngang thì cũng bổ ngửa,tức là dù gì thì cũng có đuọc công đức,gieo được một hạt mầm với nhà Phật rồi ...

Vậy nên muốn cải thiện được tình hình này,muốn cho các Phật tử không uổng công tu học,không tốn thời gian một cách vô ích thì các Phật tử nên nắm rõ cái nền tảng,cái cốt lõi,cái nền móng của Đạo Phật :

Đó chính là VÔ NGÃ.

Biết đuọc Vô Ngã là coi như đã mở được he hé cánh cửa để vào Đạo.Cho dù các Phật tử tu tập bất kỳ Pháp môn nào,tu tập bất kỳ phương pháp nào ... chỉ cần nắm vững Vô Ngã thì sẽ có trong tay một công cụ hết sức hữu dụng trong quá trình tu tập.

Ngộ không tôi xin nhắc lại là NẮM VỮNG chứ chưa phải là GIÁC NGỘ vô ngã nhé.

Nắm vững Vô Ngã thì nó sẽ là cánh buồm cho con thuyền tu học của người Phật tử đi đến bến bờ.Nắm vững Vô Ngã thì nó sẽ là ngọn đèn chiếu sáng giúp cho người Phật tử tiến bước trên con đường học Đạo.Nắm vững Vô Ngã thì nó sẽ là thanh kiếm chém hết tất cả các chướng duyên cản bước các Phật tử.

Và nắm vững vô ngã thì chúng ta sẽ dễ đạt được VÔ NGÃ thực sự thông qua sự thực hành liên tục.Ông bà xưa nói : " trăm hay không bằng tay quen" hay "mưa dầm thấm đất" là vậy.

Muốn đạt đuọc Vô Ngã thì trước tiên ta phải biết về Vô ngã cái đã.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đạo hữu Ngộ Khộng có nhận định rất hay. Nay Ng Chiếu muốn đạo hữu chia sẻ làm thế nào để một người chưa hiểu Phật pháp hiểu được Vô Ngã mà không cần phải đọc tụng kinh hay tu học theo số đông hiểu về Vô Ngã một cách đúng nhất.

Kính.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Đạo hữu Ngộ Khộng có nhận định rất hay. Nay Ng Chiếu muốn đạo hữu chia sẻ làm thế nào để một người chưa hiểu Phật pháp hiểu được Vô Ngã mà không cần phải đọc tụng kinh hay tu học theo số đông hiểu về Vô Ngã một cách đúng nhất.

Kính.

Chào bạn Nguyên Chiếu,chào các bạn đạo.

Mấy hôm nay do bận công việc về khuya dậy sớm nên ngô không chưa viết tiếp cái phần quan trọng nhất mà bạn Nguyên Chiếu đã hỏi.Mấy lần muốn chia sẻ tiếp với mọi người nhưng rồi lại không biết viết gì.Nguồn cảm hứng đã mất,những suy nghĩ không thể sắp xếp một cách mạch lạc được nên ngộ không chưa dám viết ra...Bởi nếu viết về Vô Ngã mà chỉ dùng những từ ngữ học thuật,những câu cú lý thuyết suông thì thà đừng viết còn hơn.Những cái đó thì các vị Cao Tăng,Tiền Bối với trình độ công phu sâu dày họ đã viết rất nhiều rồi.Chỉ cần tra google là sẽ tìm ra rất nhiều.

Thôi thì chúng ta nói chuyện đời vậy.

Ngộ không tôi từ ngày biết Phật pháp thì lại hay thích quan sát chuyện đời,chuyện xã hội.Từ những chuyện ở trong nhà ra đến chuyện hàng xóm,từ những chuyện ở trên báo đài-ti vi cho đến chuyện ngoài đường,từ những chuyện vi mô như hai vợ chồng hàng xóm gây lộn cho đến chuyện vĩ mô như Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông...Đọc,xem,nghe,nhìn mà cảm thấy trong một ngày có biết bao nhiêu là sự kiện xảy ra,bao nhiêu thông tin được đăng tải ...

Cuộc sống thật kỳ lạ !!!

Nó là một tổng hòa của vô lượng các sự vật hiện tượng diễn biến trong từng giây,từng phút,từng sát na trôi qua.Từ sự biến đổi của các hạt vật chất nhỏ bé cho đến những biến đổi to lớn của trời đất như động đất-núi lửa-sóng thần,từ sự kiện một vụ tông xe cho đến việc ai sẽ là Tổng Thống của nước Mỹ kỳ này ... Cuộc sống như một dòng chảy không ngừng,bất tận.Ai đó đã nói " Không ai có thể tắm trên cùng một dòng sông " quả chí lý.

Qua những lúc ngồi ngẫm nghĩ sự đời như vậy,ngộ không tôi chợt nhận ra rằng : Thế Giới này không phải được hình thành từ những gì to lớn,vĩ mô...Mà Thế Giới này được hình thành từ những gì nhỏ bé,đơn giản.Cuộc sống là một chuỗi các sự kiện xảy ra trong từng ngày,từng giờ,từng phút,từng giây,từng sát na.Cuộc đời của mỗi người được hình thành từ một chuỗi những hành động mà chúng ta tạo ra từng giờ,từng phút,từng giây...Tất cả những gì xảy ra trên Thế Giới này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Bây giờ tôi mới thấu hiểu lý thuyết Chao,lý thuyết về hiệu ứng cánh bướm là như thế nào ...

Và càng hiểu như vậy tôi lại càng khâm phục Đức Phật,càng cảm thấy may mắn vì mình biết được Phật Pháp.Hơn 2000 năm trước Ngài đã tổng kết một câu mà bao quát trọn vẹn mọi sự vật hiện tượng xảy ra trên cõi đời này :

Cái này có thì cái kia có
Cái này không thì cái kia không
Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này diệt thì cái kia diệt

Duyên Khởi có thể nói là phần hay nhất trong Đạo Phật.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Đúng vậy !

Thế Giới này được sinh ra do sự liên kết của những điều nhỏ bé,đơn giản.Cuộc sống được hình thành từ một chuỗi các sự kiện xảy ra trên Thế Giới này.Cuộc đời con người được tạo ra bởi một chuỗi các hành vi mà chúng ta tạo tác trong từng phút,từng giây...Và sự thành Đạo của Đức Phật cũng vậy.Nó không đến từ sự cao siêu huyền bí nào cả,nó không đến từ một sự tình cờ ngẫu nhiên nào hết.Và nó càng không đến từ một phép màu hay thần thông siêu phàm nào cả.Nó là kết quả của 1 chuỗi những Nhân mà Ngài đã gieo xuống cho đến khi hái Quả.Nó chính là qui luật Nhân Quả.

Đến đây,tôi lại nhớ trên diễn đàn này hình như có một số vị hay ca ngợi Lục Tổ Huệ Năng mà cho rằng Ngài Thần Tú là thất bại...những vị đó hình như chưa hiểu rõ Luật Nhân Quả rồi.Không phải bỗng dưng mà có 1 vị Lục Tổ Huệ Năng làm tiều phu đốn củi thất học mà ngộ được Đạo,cũng chả phải tự nhiên mà có 1 Ngài Thần Tú công phu miên mật mà chưa đạt Đạo.Tất cả đều là Nhân-Quả,đều dùng Duyên khởi để mà luận...Mà nực cười nhất là họ chê Ngài Thần Tú và muốn học đòi Lục Tổ ngộ Đạo.Những người đó quả là không hiểu rõ Nhân Quả là gì vậy.

Vậy đấy,

Tu tập Phật pháp không cứ bởi những điều cao siêu huyền hoặc,tu tập Phật pháp không nhất định phải từ những điều to tát.Nó bắt đầu từ sự đơn giản tầm thường như việc "tắm rửa và ngồi thiền 10 phút" mà hôm bữa ông mộ phần đã chê bai.Hôm trước có vị nào hỏi câu :

"Đại ý Phật Pháp là gì?"

Theo ngộ không tôi thì đại ý Phật Pháp chính là sự đơn giản.Lấy sự "bình thường" của Lục Tổ mà đạt Đạo,nhưng phải lấy sự "miên mật" của Ngài Thần Tú làm bệ phóng cho sự tu học.

Tôi luôn nhắc nhở mình như vậy cuối mỗi buổi hành Thiền.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Ông có phải là minh định không hả
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Đạo hữu Ngộ Khộng có nhận định rất hay. Nay Ng Chiếu muốn đạo hữu chia sẻ làm thế nào để một người chưa hiểu Phật pháp hiểu được Vô Ngã mà không cần phải đọc tụng kinh hay tu học theo số đông hiểu về Vô Ngã một cách đúng nhất.

Kính.

Trở lại với câu hỏi của bạn Nguyên Chiếu.

Có rất nhiều Phật tử cho rằng Vô Ngã chỉ là Pháp đối trị với cái Ngã mà Phật thuyết để phá bỏ chấp thủ.Nhưng ngộ không tôi thì lại không nghĩ vậy.Vô ngã và Ngã luôn song hành với nhau,chúng luôn tồn tại vừa để đối lập nhưng cũng vừa hỗ trợ lẫn nhau.Điều này phù hợp với lời Phật dạy : Cái này có thì cái kia có ...

Theo tôi,Vô ngã là một cảnh giới,một trạng thái của Tâm mà chúng ta có thể đạt đến nếu biết cách tu tập.Vô ngã chính là một thái độ,một phương pháp để nhìn nhận lại chính bản thân mình.Khi ta đã hiểu được chính mình,hiểu đuọc con người của mình thì từ đó ta sẽ "điều chỉnh" hay gọi là "sửa" lại bản thân mình cho phù hợp.

Trạng thái vô ngã đơn giản nhất có rất nhiều như : lòng vị tha,sự hy sinh,tình thương ... và thậm chí tình yêu cũng là 1 trạng thái vô ngã.Trong chiến tranh,giữa sự nguy hiểm sống và chết,có nhiều người sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu đồng đội,hay người mẹ sẵn sàng hy sinh bản thân để cứu con,người yêu sẵn sàng vì người mình yêu mà hy sinh tính mạng... Đó là những biểu hiện trạng thái vô ngã ở mức độ sơ cơ.

Như vậy,vô ngã trước hết là sự quên đi bản thân mình,không coi bản thân mình là quan trọng.Chính vì vậy mà người ta hay nói : Đạo Phật lấy Từ Bi làm gốc.Khi chúng ta tham gia các Phật sự,các Thầy thường khuyến khích chúng ta làm những việc thiện,giúp người,giúp đời ... đó là cách chúng ta bắt đầu học về Vô Ngã vậy.Hay khi chúng ta lên chùa,cầm chổi quét sân chùa giúp các Thầy,vệ sinh các toa lét,lau sàn nhà thì đó cũng là cách thực hành vô ngã ...

Học và hiểu Vô Ngã một cách tốt nhất và hiệu quả nhất chính là như vậy.

Bởi chúng ta càng làm giảm cái Ngã của chúng ta nhỏ đi chừng nào thì Vô Ngã sẽ càng lớn lên chừng đó.

Tất nhiên,đây chỉ là những điều căn bản nhất,sơ cơ nhất về Vô Ngã mà thôi ... Nhưng theo ngộ không tôi nghĩ thì cuộc sống được hình thành từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất,thế giới được hình thành từ những hạt vi mô,cuộc đời chúng ta sẽ ra sao cũng do chính những hành vi nhỏ nhặt đó mà quyết định...

Đó là hiện tượng cộng hưởng.Đó là sự "miên mật" của Ngài Thần Tú.
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Trở lại với câu hỏi của bạn Nguyên Chiếu.

Có rất nhiều Phật tử cho rằng Vô Ngã chỉ là Pháp đối trị với cái Ngã mà Phật thuyết để phá bỏ chấp thủ.Nhưng ngộ không tôi thì lại không nghĩ vậy.Vô ngã và Ngã luôn song hành với nhau,chúng luôn tồn tại vừa để đối lập nhưng cũng vừa hỗ trợ lẫn nhau.Điều này phù hợp với lời Phật dạy : Cái này có thì cái kia có ...
- Bởi tự ngã nên không lìa được chấp ngã. Thế nên, người tu hành cần lưu tâm để giữ cho chính mình một cuộc sống thung dung tự tại, tự do, muốn sống cuộc sống tự tại, tự do người tu hành phải chuyên luyện một Tâm vô ngại. Lìa vật không có tâm, bỏ tâm không có vật
Theo tôi,Vô ngã là một cảnh giới,một trạng thái của Tâm mà chúng ta có thể đạt đến nếu biết cách tu tập.Vô ngã chính là một thái độ,một phương pháp để nhìn nhận lại chính bản thân mình.Khi ta đã hiểu được chính mình,hiểu đuọc con người của mình thì từ đó ta sẽ "điều chỉnh" hay gọi là "sửa" lại bản thân mình cho phù hợp.
Vô ngã = lìa tự ngã bằng tâm vô ngại đây là điều người học đạo phải làm. Nói "vô ngã chính là một thái độ,một phương pháp...." có lẽ chưa thật lắm!
Trạng thái vô ngã đơn giản nhất có rất nhiều như : lòng vị tha,sự hy sinh,tình thương ... và thậm chí tình yêu cũng là 1 trạng thái vô ngã.Trong chiến tranh,giữa sự nguy hiểm sống và chết,có nhiều người sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu đồng đội,hay người mẹ sẵn sàng hy sinh bản thân để cứu con,người yêu sẵn sàng vì người mình yêu mà hy sinh tính mạng... Đó là những biểu hiện trạng thái vô ngã ở mức độ sơ cơ.

Như vậy,vô ngã trước hết là sự quên đi bản thân mình,không coi bản thân mình là quan trọng.Chính vì vậy mà người ta hay nói : Đạo Phật lấy Từ Bi làm gốc.Khi chúng ta tham gia các Phật sự,các Thầy thường khuyến khích chúng ta làm những việc thiện,giúp người,giúp đời ... đó là cách chúng ta bắt đầu học về Vô Ngã vậy.Hay khi chúng ta lên chùa,cầm chổi quét sân chùa giúp các Thầy,vệ sinh các toa lét,lau sàn nhà thì đó cũng là cách thực hành vô ngã ...

Học và hiểu Vô Ngã một cách tốt nhất và hiệu quả nhất chính là như vậy.

Bởi chúng ta càng làm giảm cái Ngã của chúng ta nhỏ đi chừng nào thì Vô Ngã sẽ càng lớn lên chừng đó.

Tất nhiên,đây chỉ là những điều căn bản nhất,sơ cơ nhất về Vô Ngã mà thôi ... Nhưng theo ngộ không tôi nghĩ thì cuộc sống được hình thành từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất,thế giới được hình thành từ những hạt vi mô,cuộc đời chúng ta sẽ ra sao cũng do chính những hành vi nhỏ nhặt đó mà quyết định...

Đó là hiện tượng cộng hưởng.Đó là sự "miên mật" của Ngài Thần Tú.
Cuộc sống gắn liền với thiên chức, gia đình, xã hội, đất nước. Phải làm mới có mà ăn, phải dệt mới có mà mặc, phải lao động mới có mà sống, mà ở. Là nhân sinh không ai chối bỏ được điều này. Nếu "tâm linh" mờ đục thì cuộc sống nhân sinh thường hay lầm lạc. Không thể triệt tiêu những gì chi phối đến tự ngã mà phải hóa giải sự chi phối ấy ở nội tâm bằng tâm vô ngại =nương vào tánh Không mà Tâm không có gì trở ngại
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Trở lại với câu hỏi của bạn Nguyên Chiếu.

Có rất nhiều Phật tử cho rằng Vô Ngã chỉ là Pháp đối trị với cái Ngã mà Phật thuyết để phá bỏ chấp thủ.Nhưng ngộ không tôi thì lại không nghĩ vậy.Vô ngã và Ngã luôn song hành với nhau,chúng luôn tồn tại vừa để đối lập nhưng cũng vừa hỗ trợ lẫn nhau.Điều này phù hợp với lời Phật dạy : Cái này có thì cái kia có ...

Theo tôi,Vô ngã là một cảnh giới,một trạng thái của Tâm mà chúng ta có thể đạt đến nếu biết cách tu tập.Vô ngã chính là một thái độ,một phương pháp để nhìn nhận lại chính bản thân mình.Khi ta đã hiểu được chính mình,hiểu đuọc con người của mình thì từ đó ta sẽ "điều chỉnh" hay gọi là "sửa" lại bản thân mình cho phù hợp.

Trạng thái vô ngã đơn giản nhất có rất nhiều như : lòng vị tha,sự hy sinh,tình thương ... và thậm chí tình yêu cũng là 1 trạng thái vô ngã.Trong chiến tranh,giữa sự nguy hiểm sống và chết,có nhiều người sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu đồng đội,hay người mẹ sẵn sàng hy sinh bản thân để cứu con,người yêu sẵn sàng vì người mình yêu mà hy sinh tính mạng... Đó là những biểu hiện trạng thái vô ngã ở mức độ sơ cơ.

Như vậy,vô ngã trước hết là sự quên đi bản thân mình,không coi bản thân mình là quan trọng.Chính vì vậy mà người ta hay nói : Đạo Phật lấy Từ Bi làm gốc.Khi chúng ta tham gia các Phật sự,các Thầy thường khuyến khích chúng ta làm những việc thiện,giúp người,giúp đời ... đó là cách chúng ta bắt đầu học về Vô Ngã vậy.Hay khi chúng ta lên chùa,cầm chổi quét sân chùa giúp các Thầy,vệ sinh các toa lét,lau sàn nhà thì đó cũng là cách thực hành vô ngã ...

Học và hiểu Vô Ngã một cách tốt nhất và hiệu quả nhất chính là như vậy.

Bởi chúng ta càng làm giảm cái Ngã của chúng ta nhỏ đi chừng nào thì Vô Ngã sẽ càng lớn lên chừng đó.

Tất nhiên,đây chỉ là những điều căn bản nhất,sơ cơ nhất về Vô Ngã mà thôi ... Nhưng theo ngộ không tôi nghĩ thì cuộc sống được hình thành từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất,thế giới được hình thành từ những hạt vi mô,cuộc đời chúng ta sẽ ra sao cũng do chính những hành vi nhỏ nhặt đó mà quyết định...

Đó là hiện tượng cộng hưởng.Đó là sự "miên mật" của Ngài Thần Tú.


Chào bạn ngộkhông.

Nếu bạn cho rằng "Vô ngã là một cảnh giới,một trạng thái của Tâm" thì như vậy hóa ra Phật đã nói sai khi cho rằng "Vạn pháp đều vô ngã". Còn như cho rằng Phật nói đúng thì chứng tỏ bạn đã hiểu sai về vô ngã.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Trở lại với câu hỏi của bạn Nguyên Chiếu.

Có rất nhiều Phật tử cho rằng Vô Ngã chỉ là Pháp đối trị với cái Ngã mà Phật thuyết để phá bỏ chấp thủ.Nhưng ngộ không tôi thì lại không nghĩ vậy.Vô ngã và Ngã luôn song hành với nhau,chúng luôn tồn tại vừa để đối lập nhưng cũng vừa hỗ trợ lẫn nhau.Điều này phù hợp với lời Phật dạy : Cái này có thì cái kia có ...


Đề nghị bạn đưa ra ví dụ để cho thấy Vô ngã và Ngã "hỗ trợ lẫn nhau" ra sao nhé :D
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hôm nay tinh thần lại cảm thấy sảng khoái,vui vẻ ... tiếp tục chủ đề Vô ngã.

Ngộ không tôi khi đọc cuộc đời Đức Phật thì thường hay thắc mắc :

Phật chứng Vô Ngã khi nào ?

Ngài nhận ra Khổ và Vô Thường khi Ngài còn là một thiếu niên.Ngài đi bốn cổng thành để nhìn ra sự Khổ và Vô Thường mà một kiếp người phải mang.Nhưng còn Vô Ngã ? Tôi chưa đọc thấy bản kinh nào về việc Đức Phật chứng Vô Ngã cả,chỉ thấy nói Ngài nhờ giác ngộ 12 nhân duyên mà thành Đạo.

Vậy Vô Ngã có thật không ? Nó là gì ?

Vô ngã dịch theo nghĩa đen đơn giản nhất là "không phải ta,không phải của ta".Mà Đức Phật có nói,cái gì mà Vô thường thì sẽ khổ,mà Khổ thì cần quán Vô ngã...Vậy thì Vô ngã phải là một trạng thái phải có thật,phải tồn tại thì Ngài mới nói vậy.

Sau khi Đức Phật dứt áo ra đi cầu Đạo,trải qua 6 năm tu khổ hạnh nhưng Ngài vẫn cảm thấy chưa hài lòng dù đã đạt được những thành tựu nhất định.Tại sao lại như vậy ? Tại sao Đức Phật lại không hài lòng với những gì mình đã đạt được ? Sáu năm trời tu khổ hạnh ép xác nhưng Đức Phật lại cảm thấy chưa viên mãn.Phải chăng vì lúc này Ngài chưa chứng được Vô Ngã nên vẫn cảm thấy chưa phải là Đạo mà Ngài cần tìm ?

Theo suy nghĩ của ngộ không tôi,Đức Phật có lẽ nhận ra được Vô Ngã,chứng được Vô Ngã có lẽ chính là giây phút uống ly sữa của nàng Sujata.Ly sữa đã mang lại sự sống cho thân xác khỏe mạnh,ly sữa đã mang lại sức sống cho một tấm thân gầy mòn qua 6 năm tu khổ hạnh ... Có lẽ nhờ thế mà Ngài cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của cái gọi là " cái này không phải là ta,cái này không thuộc về ta " .Ý nghĩa Trung Đạo chả phải là sự phá bỏ chấp thủ,phá bỏ cực đoan sao ?

Vậy Vô Ngã thực sự là gì ?
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Muốn hiểu Vô Ngã thì ta phải hiểu NGÃ là gì trước đã.

NGÃ nói nôm na là tập khí của chúng ta tích tụ từ nhiều đời nhiều kiếp (ứng với luật Nhân-Quả).Cái Ngã của chúng ta chính là những hành vi,những suy nghĩ của chúng ta qua từng giây,từng phút ... Chúng kết tụ lại qua quá trình ta sống,suy nghĩ và hành động.Cái Ngã này như là tấm gương phản chiếu lại cái NHÂN-QUẢ mà chúng ta thọ lãnh.Chính vì thế mà tư tưởng Đại Thừa lại xây dựng hình ảnh Tam thân Phật : Ứng thân,Báo thân,Pháp thân.

Tất cả đều dựa trên luật Nhân-Quả để mà luận.

Vậy,Vô ngã chính là sự phá bỏ,sự đoạn trừ những tập khí mà chúng ta tích tụ đó.Tâm bất giác Vô minh mà sinh ra vọng tâm.Những vọng tâm này gây ra Nghiệp,tạo ra tập khí...Vậy thì muốn trở lại Chân Tâm,muốn phá vỡ màng Vô Minh che mờ Tâm chúng ta thì phải ngộ ra Vô Ngã.

Đó có lẽ chính là điều mà Đức Phật chưa tìm thấy suốt 6 năm tu khổ hạnh,dù Ngài có đạt được Thiền định đi chăng nữa.Chỉ khi nào ngộ ra đuọc cảnh giới Vô Ngã và sống trọn vẹn với nó thì chúng ta mới giải phóng được cái Tâm vô minh này.Lúc đó thì Trí Huệ mới đuọc phát triển mạnh mẽ để tiếp bước trên con đường tu tập...49 năm Đức Phật quên mình thuyết Pháp,đó là Ngài vì PHÁP hay vì Chúng Sinh ? Hiểu được Vô Ngã thì sẽ hiểu rằng Ngài vì cả hai.Pháp và Chúng sinh đều cần lẫn nhau.Nhờ Pháp mà chúng sinh hiểu Đạo,nhờ chúng sinh mà Pháp được hiển bày và tồn tại.

Đó chẳng phải là Vô Ngã và Ngã luôn song hành và hỗ trợ lẫn nhau sao?
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Chào bạn ngộkhông.

Nếu bạn cho rằng "Vô ngã là một cảnh giới,một trạng thái của Tâm" thì như vậy hóa ra Phật đã nói sai khi cho rằng "Vạn pháp đều vô ngã". Còn như cho rằng Phật nói đúng thì chứng tỏ bạn đã hiểu sai về vô ngã.

Chào bạn đạo doccoden,

Tôi không hiểu bạn nghĩ như thế nào về câu "Vạn pháp đều vô ngã" ?

Chả lẽ Tâm không phải là Pháp ?

Nếu Tâm là Pháp thì Tâm phải có trạng thái,có cảnh giới Vô ngã chứ ?

Còn nếu Tâm không là Pháp thì Phật cũng bó tay .
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Đề nghị bạn đưa ra ví dụ để cho thấy Vô ngã và Ngã "hỗ trợ lẫn nhau" ra sao nhé :D

Chả lẽ phải hỏi câu này sao ?

Phật nói : cái gì vô thường là khổ,mà khổ thì phải quán vô ngã..."

vậy chúng không hỗ trợ nhau là gì ?

doccoden chính là một ví dụ đó thôi...

theo suy nghĩ của ngộ không tôi,đỉnh cao của Vô Ngã chính là lòng Từ Bi,chính vì thế mới có câu : Đạo Phật lấy Từ Bi làm gốc...Đó chính là ý nghĩa Ba La Mật của đạo Phật.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hôm nay tinh thần lại cảm thấy sảng khoái,vui vẻ ... tiếp tục chủ đề Vô ngã.

Ngộ không tôi khi đọc cuộc đời Đức Phật thì thường hay thắc mắc :

Phật chứng Vô Ngã khi nào ?

Ngài nhận ra Khổ và Vô Thường khi Ngài còn là một thiếu niên.Ngài đi bốn cổng thành để nhìn ra sự Khổ và Vô Thường mà một kiếp người phải mang.Nhưng còn Vô Ngã ? Tôi chưa đọc thấy bản kinh nào về việc Đức Phật chứng Vô Ngã cả,chỉ thấy nói Ngài nhờ giác ngộ 12 nhân duyên mà thành Đạo.

Kinh Vô ngã tướng :D


Vậy Vô Ngã có thật không ? Nó là gì ?

Vô ngã dịch theo nghĩa đen đơn giản nhất là "không phải ta,không phải của ta".Mà Đức Phật có nói,cái gì mà Vô thường thì sẽ khổ,mà Khổ thì cần quán Vô ngã...Vậy thì Vô ngã phải là một trạng thái phải có thật,phải tồn tại thì Ngài mới nói vậy.

Sau khi Đức Phật dứt áo ra đi cầu Đạo,trải qua 6 năm tu khổ hạnh nhưng Ngài vẫn cảm thấy chưa hài lòng dù đã đạt được những thành tựu nhất định.Tại sao lại như vậy ? Tại sao Đức Phật lại không hài lòng với những gì mình đã đạt được ? Sáu năm trời tu khổ hạnh ép xác nhưng Đức Phật lại cảm thấy chưa viên mãn.Phải chăng vì lúc này Ngài chưa chứng được Vô Ngã nên vẫn cảm thấy chưa phải là Đạo mà Ngài cần tìm ?

Theo suy nghĩ của ngộ không tôi,Đức Phật có lẽ nhận ra được Vô Ngã,chứng được Vô Ngã có lẽ chính là giây phút uống ly sữa của nàng Sujata.Ly sữa đã mang lại sự sống cho thân xác khỏe mạnh,ly sữa đã mang lại sức sống cho một tấm thân gầy mòn qua 6 năm tu khổ hạnh ... Có lẽ nhờ thế mà Ngài cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của cái gọi là " cái này không phải là ta,cái này không thuộc về ta " .Ý nghĩa Trung Đạo chả phải là sự phá bỏ chấp thủ,phá bỏ cực đoan sao ?

Vậy Vô Ngã thực sự là gì ?

Hí hí :D cứ câu sau đá câu trước thế này thì khác gì tự vả mồm mình :D

Câu trước thì nói "không phải ta,không phải của ta" nhưng câu sau thì nói uống ly sữa cho thân xác khỏe mạnh...


Chào bạn đạo doccoden,

Tôi không hiểu bạn nghĩ như thế nào về câu "Vạn pháp đều vô ngã" ?

Chả lẽ Tâm không phải là Pháp ?

Nếu Tâm là Pháp thì Tâm phải có trạng thái,có cảnh giới Vô ngã chứ ?

Còn nếu Tâm không là Pháp thì Phật cũng bó tay .


Tôi không nói Tâm mà nói đến Cục đá, mà cục đá thì làm gì có tri giác nên nói đến trạng thái hay cảnh giới này nọ về nó thì có phải là bị khùng hay không? :D


Chả lẽ phải hỏi câu này sao ?

Phật nói : cái gì vô thường là khổ,mà khổ thì phải quán vô ngã..."

vậy chúng không hỗ trợ nhau là gì ?

doccoden chính là một ví dụ đó thôi...

theo suy nghĩ của ngộ không tôi,đỉnh cao của Vô Ngã chính là lòng Từ Bi,chính vì thế mới có câu : Đạo Phật lấy Từ Bi làm gốc...Đó chính là ý nghĩa Ba La Mật của đạo Phật.


Tôi hỏi : Vô ngã và Ngã hỗ trợ lẫn nhau ra sao?
chứ không phải là hỏi: khổ và Vô ngã hỗ trợ lẫn nhau ra sao?


Bạn lại tự vả mồm nữa rồi :D

Trước nói vô ngã là "không có ta", giờ nói "đỉnh cao của Vô Ngã chính là lòng Từ Bi" => lòng từ bi này không phải là lòng từ bi của ta mà là của ai đó khác :D
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Kinh Vô ngã tướng :D




Hí hí :D cứ câu sau đá câu trước thế này thì khác gì tự vả mồm mình :D

Câu trước thì nói "không phải ta,không phải của ta" nhưng câu sau thì nói uống ly sữa cho thân xác khỏe mạnh...





Tôi không nói Tâm mà nói đến Cục đá, mà cục đá thì làm gì có tri giác nên nói đến trạng thái hay cảnh giới này nọ về nó thì có phải là bị khùng hay không? :D





Tôi hỏi : Vô ngã và Ngã hỗ trợ lẫn nhau ra sao?
chứ không phải là hỏi: khổ và Vô ngã hỗ trợ lẫn nhau ra sao?


Bạn lại tự vả mồm nữa rồi :D

Trước nói vô ngã là "không có ta", giờ nói "đỉnh cao của Vô Ngã chính là lòng Từ Bi" => lòng từ bi này không phải là lòng từ bi của ta mà là của ai đó khác :D

đề nghị ông độc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng ... hic

miễn bình loạn.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Bài học đầu tiên về Vô Ngã.

Nhân dịp khóa tu một ngày chùa Hoằng Pháp,tôi có quen với một anh bạn đạo mới.Hai người chúng tôi ngồi trò chuyện tán gẫu trên trời dưới đất.Sau khi đã bàn luận đủ thứ chuyện thì chúng tôi lại quay về chuyện Đạo,chuyện chùa.Anh bạn của tôi kể chuyện về việc làm Phật sự của mình trong dịp Tết ở ngôi chùa gần nhà.

Trong dịp Tết vừa rồi,anh cùng một số Phật tử tham gia làm công quả cho ngôi chùa vì chùa ít người,chỉ có Sư Thầy và hai chú Tiểu.Mọi người đều được Sư Thầy phân công mỗi người một công việc,người thì làm bếp,người thì làm việc tiếp khách ... Riêng ông bạn tôi không hiểu sao được Sư Thầy phân công việc quét dọn vệ sinh và cọ rửa toa lét.Ngày đầu tiên ông bạn tôi hoan hỷ làm việc,ngày thứ hai thì bắt đầu cảm thấy hơi không thích lắm.Và đến ngày thứ ba thì ông bạn tôi cảm thấy buồn bực. : Tại sao mình cứ phải quét dọn và làm vệ sinh toa let trong khi mọi người được làm những công việc khác tốt hơn ?

Anh bạn vừa kể vừa cười và nói : Dù nghĩ như vậy nhưng anh vẫn làm tròn công việc,nhưng đôi khi trong lòng vẫn nảy lên sự so sánh như vậy rồi cảm thấy hơi tủi thân và lại nghĩ vẩn vơ : "Hay là Sư Thầy ghét mình nên mới phân công như vậy ? ". Tuy anh biết rằng đó là suy nghĩ tầm bậy nhưng vẫn không kìm nổi mà thỉnh thoảng lại nghĩ xấu cho Sư Thầy như vậy.

Nghe anh bạn kể chuyện tôi ngay lúc đó cũng chẳng nghĩ được gì,chỉ cười và trêu anh rằng : "Có khi vì anh làm tốt công việc quá nên Sư Thầy mới tín nhiệm anh mà giao cho công việc quan trọng,như vậy là đúng người đúng việc rồi còn gì !" ... Hai chúng tôi cùng cười vui vẻ với nhau ...

Đến khi xong khóa tu về nhà,không hiểu sao việc mà tôi nhớ nhất lại là câu chuyện của người bạn mới.Nhớ câu chuyện của anh rồi lại nhớ đến bài thơ : Bài học quét là của thi sĩ Diệu Nhân.

BÀI HỌC QUÉT LÁ

Vâng lời Thầy con đi quét lá
Lá vàng rơi lả tả khắp nơi
Lá khô rơi như một kiếp con người
Giờ phút cuối là về cùng cát bụi

Con vừa quét sạch một gốc cây
Quay trở lại đã thấy đầy lá rụng
Con hỏi: nếu như gió đừng rung động
Thì lá kia hẳn còn ở trên cành?

Một kiếp người cũng thế quá mong manh
Một hơi thở nếu đi rồi không đến nữa
Tạ ơn Thầy cho con bài học nhỏ
Mà thâm sâu như một triết lý không cùng

Con ra về lòng luống những bâng khuâng
Lá và con cũng trong vòng sinh diệt
Lá vừa sinh đã có mầm hủy diệt
Con vừa sinh đã hẹn có ngày đi

Một làn gió đâu có sức mạnh gì
Mà lá rơi không thể nào cưỡng lại
Hơi thở con như làn gió ấy
Nếu không về thì con sẽ đi đâu?

Đã lâu rồi con vẫn lặn hụp chìm sâu
Trong mê mải con đi tìm sự nghiệp
Con vẫn ước có căn nhà rộng đẹp
Con vẫn mơ con cái học thành tài

Con vẫn mong vẫn đợi một ngày mai
Lũ con cháu trở nên người thành đạt
Con vẫn chưa có gì cho con hết
Làm hành trang khi cất bước lên đường

Tạ ơn Thầy cho con chút tư lương
Là bài học quét lá vàng rơi rụng
Lá và con cũng có cùng số phận
Đi về đâu là do con chọn lấy con đường




Nghĩ đến bài thơ này tôi lại nảy sinh suy nghĩ : Nếu thi sĩ Diệu Nhân được Thầy phân công lau chùi toa lét 3 ngày như anh bạn của tôi thì sẽ như thế nào ? Liệu có bài thơ nào hay như bài thơ "Bài học quét lá" ra đời không ?


Nghĩ vậy tự nhiên lòng tôi bỗng băn khoăn tự hỏi : Nếu là tôi mà "được" Sư Thầy phân công như vậy thì tôi sẽ nghĩ gì ? Sẽ ra sao ? ... Chà !! Tôi sẽ hoan hỷ làm việc lau chùi toa let trong khi những người khác thì lại được làm những công việc "nhẹ nhàng" hơn ? ...


Tự nhiên tôi cảm thấy không chắc chắn lắm với chính bản thân mình.


Tâm lý con người thật phức tạp.Nếu như Sư Thầy phân công mỗi người có một ngày lau chùi toa let thì có lẽ tôi sẽ hoan hỷ làm việc.Nhưng nếu như tôi phải làm liên tục trong 3 ngày mà những người khác không phải làm thì chắc tôi cũng sẽ giống anh bạn kia.Sẽ nảy sinh ra sự so sánh,sự hờn tủi,sự đố kỵ và nghĩ "xấu" cho Sư Thầy.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Nghĩ vẩn nghĩ vơ tự nhiên tôi cảm thấy như nhận ra được rằng : Bài học đầu tiên về Vô Ngã là đây.Bài học về Vô Ngã như trong câu thơ đầu của bài thơ "Bài học quét lá",đó là "Vâng lời THẦY".

Tôi xin nhấn mạnh chữ "THẦY".

Chúng ta khi ở ngoài xã hội thì là đủ các hạng người.Người là Giáo Sư,người là Bác Sĩ,người là Kỹ Sư,hoặc là người Công Nhân hoặc là người Nông Dân...Nhưng khi bước vào chùa thì chúng ta không còn phân biệt gì nữa cả,đơn giản chúng ta đều giống nhau là Phật tử.Và bài học đầu tiên của chúng ta là "Vâng lời".Khi vâng lời thì có nghĩa là chúng ta đã chấp nhận bỏ qua cái Tôi của mình,bỏ qua cái Kinh nghiệm sống mà mình tích lũy bao năm,bỏ qua cái khối kiến thức mà chúng ta đã ôm vào để "Vâng lời".Tất nhiên là chúng ta vâng lời với ý thức của một người trưởng thành chứ không phải vâng lời như của một em bé.Và tất nhiên chúng ta vâng lời với vị "Thầy" chứ không phải bất kỳ ai.

Chữ THẦY tôi để trong ngoặc kép.

Chữ Thầy ở đây là tôi muốn nói đến 2 trường hợp : một vị Thầy dạy ta kiến thức,dạy ta giáo lý Phật Pháp tức dạy ta lý thuyết,còn một vị Thầy dạy cho ta thực tiễn trong việc tu học.

Vị Thầy dạy ta về lý thuyết thì có thể là các vị Tăng,Ni và cũng có thể là cuốn Kinh,quyển sách.Còn về vị Thầy dạy cho ta thực tiễn trong việc tu tập thì muôn hình vạn trạng,muôn màu muôn vẻ.Vị Thầy đó chính là Cuộc Sống,là cuộc đời của mỗi chúng ta.Có một nhà hiền triết nào đó đã nói : Lý thuyết thì màu xám còn Cây đời mãi xanh tươi...Đúng vậy,chỉ có từ thực tế,từ những gì chúng ta gặp gỡ,ứng xử trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mới chính là vị Thầy dạy cho ta thực tiễn là gì...

Nghĩ đến đây tự nhiên tôi lại cảm thấy khâm phục người bạn đạo mới của mình.Tôi tự nhủ : anh thật là đáng quí và tốt đẹp biết bao mà tự bản thân anh không biết .Việc anh khi phải lau chùi toa let 3 ngày liền mà anh vẫn làm tròn bổn phận dù cho tâm ý không thích không có gì là xấu cả.Đó chính là lẽ thường tình của chúng ta,những Con Người với đầy đủ tập khí sâu dày của mình.Điều tốt đẹp và đáng quí ở đây là anh đã chiến thắng chính bản thân mình,chiến thắng đuọc thói "ích kỷ,hẹp hòi" của mình như lời anh tự nhận xét để vẫn hoàn thành tốt công việc mà Sư Thầy đã giao.

Anh bạn đạo của tôi đã học đuọc bài học đầu tiên về VÔ NGÃ.Đó là sự "Vâng lời".
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Khi chúng ta "Vâng lời" chính là lúc chúng ta học đuọc cách "Quên bản thân mình",khi chúng ta quên bản thân mình là lúc chúng học đuọc chữ "Hy sinh",khi chúng ta học đuọc chữ hy sinh là lúc chúng ta chạm đuọc vào VÔ NGÃ.Khi học lý thuyết,ai cũng có thể đọc thuộc làu làu " Vô ngã là không phải tôi,không phải của tôi,không thuộc về tôi" nhưng khi gặp chuyện thì "tất cả mọi cái đều là của tôi,đều thuộc về tôi" mà hầu như chúng ta chẳng băn khoăn gì hết.Giữa lý thuyết và thực hành là cả một khoảng không gian mà tùy thuộc vào chúng ta mà không gian đó có thể nhỏ hẹp như lỗ kim,nhưng nó cũng có thể vô cùng như vũ trụ vậy.

Khoảng không gian đó nhỏ hẹp hay rộng lớn tùy thuộc vào việc vị "Thầy" thực tiễn dạy được cho chúng ta điều gì.Hay nói cách khác là chúng ta học được gì,thu được gì khi áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Và tôi thường hay băn khoăn tự hỏi : Vô Ngã thực sự là gì ? Nó là một cảnh giới của Tâm?Nó là một Chân Lý ? Hay Vô Ngã chỉ là một khái niệm do chính chúng ta tự nghĩ ra mà thôi ? Tại sao tôi có thể hiểu và đọc làu làu rằng "Cái này không phải là tôi,không thuộc về tôi" hoặc "Cái này do nó không tự có mà do duyên hợp cho nên nó không có tự tánh" nhưng khi đụng chuyện trong thực tế cuộc sống thì " tất cả mọi cái đều là của tôi,thuộc về tôi,của riêng tôi" ?

NGÃ và VÔ NGÃ

Thường và Vô Thường

Khổ và Lạc

Cực Lạc và Ta Bà

Niết Bàn và Vô Minh

v.v...

Những cặp khái niệm đối lập,những cặp phạm trù đối lập ... Nhìn chúng bỗng nhiên tôi nhớ đến một định luật Vật lý phổ biến mà ai đi học cũng đều biết.Đó là định luật "Bảo toàn năng lượng" :

_ "Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi,nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác"

Và bây giờ ta thay chữ "Năng lượng" bằng những khái niệm khác vào.Ví dụ :

- Phật không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi,Phật chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

- Niết bàn không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi,Niết bàn chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

- Chúng sanh không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi,chúng sanh chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

- Vô minh không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi,Vô minh chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Ở đây ta bắt gặp Lý Như Huyễn của nhà Phật,ta thấy thấp thoáng bóng Duyên khởi,ta thấy Nhân-Quả và Luân hồi ... những giáo lý hết sức cơ bản của Đạo Phật

Tất cả những khái niệm,phạm trù đối lập này đều xoay quanh một vấn đề quan trọng mà Đức Phật muốn nói :Không cái gì là tồn tại độc lập một mình được cả,không có gì tự bản thân nó mà thành cả.Tất cả đều dựa vào nhau,tương tác lẫn nhau,hỗ trợ nhau,đối nghịch nhau để mà thành,để mà phát triển.Mà như vậy thì tất cả đều là "không phải tôi,không phải của tôi,không phải tự ngã của tôi" tức là Vạn Pháp đều Vô Ngã.

Như vậy,Vô ngã không phải là vấn đề siêu hình hay huyền bí gì cả.Vô Ngã là có thật,là Chân Lý,là cái mà chúng ta có thể nắm bắt.

Và chúng ta có thể nắm bắt Vô Ngã bằng bước đầu đơn giản nhất : Đó là "Vâng lời".

Và khi nghĩ như vậy,tự nhiên tôi lại thầm mong rằng Tết sang năm Sư Thầy sẽ lại phân công anh bạn của tôi việc quét dọn và cọ rửa toa let suốt 3 ngày liền.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên