Ngộ Thiền

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Trong việc tu học, nếu chỉ hiểu được ý thiền mà cho là đã ngộ, đã thông là một sai lầm chết người !. Nó dẫn hành giả đi hoài trong sự ngộ giả đó. Sự thâm nhập thiền từ đây bị chướng mà trong nhà Thiền thường gọi là Bệnh của người tu Thiền.

Thiền là đốn ngộ, là cái của người trí, nhưng cũng là con dao hai lưỡi. Dễ giết mất huệ mạng tu học khi cái ngã mỗi ngày được nuôi dưỡng bằng cái ngộ giả đó. Cái ngộ giả bản chất là ăn theo cái Ngộ chân thật. Cái Ngộ chân thật, đưa đến cho người tu thiền một niềm vui thật sự của chân tâm, một cái thấu suốt tất cả không còn hoài nghi bất cứ điều gì. Ngộ thật là chạm được vào cả thể tánh, sống được với thể tánh rõ như ban ngày. Từ khi ngộ cho đến bỏ thân tứ đại, tâm đã về an trú.

Người ngày nay, dùng trí của mình mà ngộ thiền. Cái ngộ này thật sự là cái ngộ giả, là ngộ của tri kiến mà hiểu. Nên không sống được với thể tánh, không thâm nhập được thể tánh. Mọi điều vẫn còn mờ mịt về thể tánh, chỉ tưởng tượng ra nó, rồi cảm nhận. Nhưng nguy hiểm nhất là tự cho mình đã ngộ. Mọi công sức tu hành từ đó mà ngưng trệ vì hành giả đã tự mãn nguyện với cái ngộ giả đó.

Như câu truyện của Hắc Phong gởi vậy, rất hay. Là lời nhắc nhở với những ai tự cho mình đã ngộ, học theo hành động của chư tổ, rồi theo đó mà tạo tác cho cái tri kiến tự ngộ của mình. Lời nói và hành động không còn hạnh khiêm cung của người tu đạo. Quát trời, hét đất, mắng người, tổn mất công đức tu hành của mình. Không đáng làm như vậy !!!


Một câu truyện được gửi bởi Hắc phong

Câu Trả Lời Của Người Chết


Khi Mamiya, về sau trở thành một giảng sư đại tài, đến một thiền sư để được chỉ giáo, liền được cho một công án về tiếng vỗ của một bàn tay.

Mamiya chú tâm quán chíếu đến đề thọai đầu này. "Ngươi vẫn chưa cố gắng lắm," vị thiền sư bảo với ngài. "Ngươi vẫn còn quá vướng mắc đến thức ăn, tài, vật và cái tiếng động đó. Tốt hơn nếu ngươi chết đi thì mới giải quyết được vấn nạn."

Lần sau Mamiya đến bái kiến thầy thì lại được hỏi đã được gì để chỉ tiếng động của một bàn tay. Tức thì Mamiya ngã lăn ra như thể đã chết rồi.

"Thôi được, ngươi đã chết," thiền sư quan sát. "Thế nhưng cái tiếng động thì thế nào?"

"Con chưa giải nó được," Mamiya ngước nhìn lên trả lời.

"Người chết không nói được," thiền sư bảo. "Cút ngay!"


___________


Kính quý đạo hữu !

Đọc tiểu phẫm nầy ắt hẳn mọi người trong chúng ta đều nhận ra rằng :

_ Chúng ta không thể làm bộ làm tịch, giởn chơi với Phật pháp được.

Không biết có phải bài nầy muốn nói lên điều đó hay không ?


Hắc Phong Kính !



Giả làm hành động là người đã ngộ, nhưng khi vị Thầy thử thêm một hành động nữa là chết đứng ngay. Vì thực chất là học cái ngộ của người khác, không phải của mình lưu xuất, nên không thể từ mình hiển bày nó được. Sai lại càng sai !


TH.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

D

dieungo

Guest
Chào Tấn Hạnh Ai viết bài viết này vậy?
Tu Học thiền tông không có minh sư ấn chứng thì lấy gì để ấn trứng?
Khi nào biết mình được ấn chứng?
Khi nào biết mình được ngộ?
Ngộ có ngộ thẳng luôn vào tánh không? hay ngộ từ từ!
Pháp môn Niệm phật có phải là thiền không?
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chào Tấn Hạnh Ai viết bài viết này vậy?
Tu Học thiền tông không có minh sư ấn chứng thì lấy gì để ấn chứng?
Khi nào biết mình được ấn chứng?
Khi nào biết mình được ngộ?
Ngộ có ngộ thẳng luôn vào tánh không? hay ngộ từ từ!
Pháp môn Niệm phật có phải là thiền không?


- Tu Học thiền tông không có minh sư ấn chứng thì lấy gì để ấn chứng?

Hành giả tu Thiền, dù sơ cơ hay đã tu sâu rồi đều phải có Thầy ( Bổn sư ) chỉ dẫn. Thiền rất thù thắng, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu tu không đúng phương pháp. Người sơ cơ có thể theo sách hướng dẫn của các HT mà hành thiền. Nhưng một khi đã thực sự muốn chọn Thiền làm kim chỉ nam cho tu học Giải Thoát thì phải có Bổn Sư chỉ dạy tu học. Sự nguy hiểm nếu tu sai thì rất khó cứu vãn.

Bổn Sư giỏi thì sẽ biết cách chỉ dạy và ấn chứng cho bạn trong những bước tiến triển của qúa trình hành thiền. Khi nào sai sẽ nhắc nhở chỉ dạy cho bạn vượt qua.

- Khi nào biết mình được ngộ?

Đây chính là ngàn năm có một thuở. Đến đây thì chỉ có người đã đạt ngộ mới hiểu và kinh qua cảnh giới này. Người đại ngộ rồi thì vẫn chưa hiểu phải làm sao với cảnh giới và trạng thái đó, nó quá bất ngờ và xa lạ trong đời tu của một con người. Tâm trạng và trí tuệ thay đổi hoàn toàn từ đây, phải có minh sư chỉ dạy và ấn chứng cho mới chắc thật không sai lầm. Nói ra cũng không tiện. Nếu bạn muốn tìm hiểu xin nghiên cứu sách thiền sâu sắc thêm nữa.

- Ngộ có ngộ thẳng luôn vào tánh không? hay ngộ từ từ!

* Ngộ có ngộ thẳng luôn vào tánh không: Đây là đại ngộ. Rốt ráo của chư Thầy Tổ. Một lần thấy ngay Bản Lai Diện Mục.

* Hay ngộ từ từ : Chính những người tu thiền và hành thiền đang đi trên con đường này.

Bạn nhớ cho: Thiền không phải chỉ ở ngồi thiền. Mà thiền ở cả 4 tướng: đi ,đứng, nằm, ngồi. Đều giữ tâm lặng lẽ, chánh niệm.

- Pháp môn Niệm phật có phải là thiền không?

* Nếu niệm Phật thì không thiền, ngược lại nếu thiền thì không niệm Phật. Vì Khi thiền mà niệm Phật là động tâm, không thể thiền. Cho nên không thể có chuyện Thiền Tịnh song tu, xin bạn hiểu cho.

* Nếu nói về Tinh yếu của Niệm Phật, thì khi niệm Phật đến nhất tâm bất loạn. Tâm thể như như với tiếng niệm không tán loạn nữa thì đồng bản chất với thiền. Đưa tâm về nhất như không sai khác.

Điểm đến là như nhau, niệm Phật cho đến đạt niệm Phật Tam Muội thì xong, đại sự đã thành. Kiếp này chấm dứt, không luân hồi nữa. Còn nếu chưa thể nhất tâm bất loạn thì phải theo duyên tu, vãng sanh mới biết được là về đâu.


Mến!.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Hương Thiền



Trong các Thiền Tổ Trung Hoa, có lẽ Lục Tổ Huệ Năng là người chỉ dạy và hiển bày cái Chân Thiền hay nhất và rõ ràng nhất. Từng lời dạy của Tổ, không gì không rõ ràng, minh bạch. Từng chữ, từng câu sáng rõ như ban ngày. Không hề một chút giấu diếm ý sâu cạn nào, dù một chút cũng không. Người liễu ngộ, đọc đến đâu mạch thông đến đó. Quyết một mối nghi cũng không còn. Muốn biết thông hay chưa cứ theo lời tổ tự chứng lấy. Nếu mỗi chữ, mỗi lời, liễu liễu không nghi ngại. Như chính mình soi gương, thấy chính gương mặt mình không khác. Thì khi ấy có thể hiểu được cái nhìn của Thế Tôn khi nhìn Tổ sư Ma Ha Ca Diếp khi tay đưa cành hoa sen lên. Nụ cười của Tổ sư Ma Ha Ca Diếp vẫn chưa thôi dứt bao giờ, nụ cười bất diệt của nhà Thiền. Xưa, nay và sau này, nụ cười không bao giờ tắt. Người hiểu được Lục Tổ nói, thấy ngay nụ cười của Tổ sư Ma Ha Ca Diếp hiện tiền không sai khác ngày xưa, không lệch thêm dù một tí tẹo đường môi. Đồng tương đồng, pháp tương pháp.

Ngày Lục Tổ thăng đường giảng pháp, không thể ngồi yên mà chánh pháp hiển bày. Cánh hoa cuối trong năm cánh hoa Thiền giáo Trung Hoa đành phải tỏa hương sắc. Hương sắc này không phải hương sắc thế gian mà có thể ngửi được. Người không ngửi được thì ngơ ra mà ngắm, chỉ thấy sắc mà không thể ngửi được hương. Người ngửi được thì giật mình thản thốt, hương hoa của con nào khác chút gì của Ngài.

Hương hoa ấy đồng tỏa khắp mười phương, thơm đồng nhất không một mùi sai khác.

Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma bảo là hoa nở chỉ năm cánh. Người không hiểu thì tin ngay là năm cánh, cứ nghĩ rằng chỉ thực có năm cánh hoa !. Nhưng Lục Tổ đâu bảo với mọi người ta là cánh hoa cuối !. Hoa của thế gian là hoa của sắc tướng, hoa của nhà Thiền không sắc mà tỏa hương !


Kính tâm đảnh lễ các Tổ sư Thiền Tông, hương hoa của Thiền là bất diệt !

( Kính dâng Thầy hương hoa của lòng con, con rất nhớ Thầy! Vị Bổn Sư đã yêu thương dạy dỗ và nhọc lòng vì con. )



TH.



 
D

dieungo

Guest
Cám ơn TanHanh đã trả lời
* Nếu niệm Phật thì không thiền, ngược lại nếu thiền thì không niệm Phật. Vì Khi thiền mà niệm Phật là động tâm, không thể thiền. Cho nên không thể có chuyện Thiền Tịnh song tu, xin bạn hiểu cho.

* Nếu nói về Tinh yếu của Niệm Phật, thì khi niệm Phật đến nhất tâm bất loạn. Tâm thể như như với tiếng niệm không tán loạn nữa thì đồng bản chất với thiền. Đưa tâm về nhất như không sai khác.
hai câu trên thật sự ngược nhau
đi ,đứng, nằm, ngồi. Đều giữ tâm lặng lẽ, chánh niệm
không phải là 1 niệm sao? niệm phật cũng là 1 niệm. Như vậy thiền vẫn còn niệm.
Nếu niệm Phật thì không thiền, ngược lại nếu thiền thì không niệm Phật. Vì Khi thiền mà niệm Phật là động tâm,
tâm vẫn còn niệm khi thiền vậy làm sao để phân biệt niệm phật và thiền cai nào là động tâm.
Bạn TanHanh cho biết khi nào thì ngồi thiền hết niệm?
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Cám ơn TanHanh đã trả lời
hai câu trên thật sự ngược nhau
không phải là 1 niệm sao? niệm phật cũng là 1 niệm. Như vậy thiền vẫn còn niệm.
tâm vẫn còn niệm khi thiền vậy làm sao để phân biệt niệm phật và thiền cai nào là động tâm.
Bạn TanHanh cho biết khi nào thì ngồi thiền hết niệm?


Nói rỏ như vậy mà đạo hữu vẫn chưa hiểu?

Sao trái ngược nhau? Người tu niệm Phật thì không tu thiền. Người tu thiền thì không niệm Phật.

Kết quả của cả hai phương pháp tu trên là giống nhau. Nhưng khi chọn pháp môn tu thì chỉ chọn một. Bạn hiểu sai nên hỏi lung tung rồi.


Chánh niệm không phải là niệm tiếng Phật. Xin bạn học lại Phật Học Phổ Thông trước khi ứng dụng các pháp môn tu.


Đây là lời khuyên dành cho bạn !
 
D

dieungo

Guest
Chào TanHanh ta đi đứng nằm ngồi mà vẫn giữ tiếng niệm phật trong đầu có phải là chánh niệm không?
Thiền đi đứng nằm ngồi giữ tâm lặng lẽ thì gọi là chánh niệm, vậy niệm phật đi đứng nằm ngồi giữ tiếng niệm phật trong đầu không phải là chánh niệm! tại sao vậy?
Hoan hỉ Xin bạn giải thích cho!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chào TanHanh ta đi đứng nằm ngồi mà vẫn giữ tiếng niệm phật trong đầu có phải là chánh niệm không?
Thiền đi đứng nằm ngồi giữ tâm lặng lẽ thì gọi là chánh niệm, vậy niệm phật đi đứng nằm ngồi giữ tiếng niệm phật trong đầu không phải là chánh niệm! tại sao vậy?
Hoan hỉ Xin bạn giải thích cho!
Lạm bàn.
Thưa Thầy Tấn Hạnh, Thưa "Diệu Ngộ"!
Đi đứng nằm ngồi "giử" tiếng Niệm Phật chưa phải chánh niệm. Vì còn cái để giử, và buông là tâm gặp cảnh khởi ngay!
Nếu buông mà tâm gặp cảnh chẳng khởi gì hết thì vậy "việc gì phải GIỬ và Giử cái gì".
Bởi vậy mới có nói "Tâm là Cảnh, Tâm và Cảnh là một và Tâm Cảnh chẳng phải một chẳng phải khác".

Về thiền, thì đi đứng nằm ngồi gì củng "giử" tâm "lặng lẻ". Nói là vậy, chứ tâm lặng lẻ rồi thì có gì để giử! Chầm chầm mà giử tâm cho nó "lặng lẻ" củng là thất chánh niệm.
Cái đã qua kiễm soát, cái sẻ đến phòng bị. Vậy thì ngay bây giờ và tại đây đã mất chánh niệm rồi.

Chúng ta là kẻ sơ cơ, mò mẫm vào giáo lý siêu việt của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong hoàn cảnh đó, chuyện chánh niệm là giử câu Niệm Phật ở tất cả đi đứng nằm ngồi, và kịp thời phát hiện tạp niệm nào xen vô giống như người canh cửa giử trộm (Tạp niệm), nó vi tế và ẩn núp đại tài, có khi giả "làm vị Phật, vị Bồ tát".
Giử cửa được thì là chánh, còn không là "thất"

Tu thiền củng vậy. Không phải giử tâm lặng lẻ trong bốn tướng, như vậy khác nào lấy tay đè mặt nước cho nó đừng nổi sóng. Tu thiền đơn giản chỉ là Nhìn, Thấy, Biết , con sóng to nhìn rỏ ràng con sóng to, thấy con sóng to, biết rỏ ràng con sóng to. Con sóng nhỏ củng vậy, li ti lăng tăng củng vậy.
Như người quản thú trong rạp xiếc. Con vượn tánh tình ra sao, con ngựa hung dử như thế nào.
Đó là chánh niệm, còn mình theo con vượn, hóa thân làm vượn đó là thất chanh niệm.

Con có nói sai gì, xin Quý Thầy và các đạo hửu chỉ dạy cho.

Kính
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Lạm bàn.
Thưa Thầy Tấn Hạnh, Thưa "Diệu Ngộ"!
Đi đứng nằm ngồi "giử" tiếng Niệm Phật chưa phải chánh niệm. Vì còn cái để giử, và buông là tâm gặp cảnh khởi ngay!
Nếu buông mà tâm gặp cảnh chẳng khởi gì hết thì vậy "việc gì phải GIỬ và Giử cái gì".
Bởi vậy mới có nói "Tâm là Cảnh, Tâm và Cảnh là một và Tâm Cảnh chẳng phải một chẳng phải khác".

Về thiền, thì đi đứng nằm ngồi gì củng "giử" tâm "lặng lẻ". Nói là vậy, chứ tâm lặng lẻ rồi thì có gì để giử! Chầm chầm mà giử tâm cho nó "lặng lẻ" củng là thất chánh niệm.
Cái đã qua kiễm soát, cái sẻ đến phòng bị. Vậy thì ngay bây giờ và tại đây đã mất chánh niệm rồi.

Chúng ta là kẻ sơ cơ, mò mẫm vào giáo lý siêu việt của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong hoàn cảnh đó, chuyện chánh niệm là giử câu Niệm Phật ở tất cả đi đứng nằm ngồi, và kịp thời phát hiện tạp niệm nào xen vô giống như người canh cửa giử trộm (Tạp niệm), nó vi tế và ẩn núp đại tài, có khi giả "làm vị Phật, vị Bồ tát".
Giử cửa được thì là chánh, còn không là "thất"

Tu thiền củng vậy. Không phải giử tâm lặng lẻ trong bốn tướng, như vậy khác nào lấy tay đè mặt nước cho nó đừng nổi sóng. Tu thiền đơn giản chỉ là Nhìn, Thấy, Biết , con sóng to nhìn rỏ ràng con sóng to, thấy con sóng to, biết rỏ ràng con sóng to. Con sóng nhỏ củng vậy, li ti lăng tăng củng vậy.
Như người quản thú trong rạp xiếc. Con vượn tánh tình ra sao, con ngựa hung dử như thế nào.
Đó là chánh niệm, còn mình theo con vượn, hóa thân làm vượn đó là thất chanh niệm.

Con có nói sai gì, xin Quý Thầy và các đạo hửu chỉ dạy cho.

Kính


Cảm ơn đạo hữu CT đã góp ý !

Hai vấn đề nêu trên của đạo hữu đều không sai, đã làm rỏ ý hơn đối với đạo hữu DieuNgo.

- Niệm Phật đơn giản trước khi nhất tâm bất loạn, thì bước đầu là cần xuyên suốt chữ niệm Phật không cho gián đoạn ( đây gọi là chánh niệm của niệm Phật ). Khi nhớ là niệm ngay, khi quên là mất mình, gián đoạn tiếng niệm Phật. Sực tỉnh là niệm Phật, cứ như thế từ từ sẽ quen và dễ chuyên tâm không gián đoạn nữa. Sau một thời gian nhất định sẽ nhất tâm, nếu thật sự tiến tu.

- Còn về phần Thiền trong 4 oai nghi :

Chánh niệm của Thiền là lặng lẽ của hằng biết mà không khởi tâm. Như đi thì biết mình đang đi, đạp trúng hòn đá thì biết chân đạp trúng hòn đá...Khi ngồi thì biết ngồi, khi đứng thì biết đứng...Khi đi đại tiểu tiện thì biết đại tiểu tiện...khi nói thì biết mình nói gì, cần gì, tuyệt không khởi niệm về các chuyện khác ngoài mục đích...Làm gì cũng giữ tâm vào chuyện đó một cách rõ ràng không tán loạn. Đặc biệt khi khởi tâm suy nghĩ hay sắp đặt việc gì thì khi xong phải buông bỏ, không để tâm phụ thuộc vào việc đó sẽ sanh ra vọng tưởng. Phải khéo trong việc tu thiền. Không phải cố giữ chặt không cho khởi niệm, người lâm lâm như thây chết. Cũng không phải để tâm tự do buông xả mặc cho vọng tưởng khởi mà không sợ. Phải trung đạo, hằng biết của ngũ căn, cái gì cũng tỏ tường mà không khởi vọng niệm. Đó là chánh niệm của thiền.



 
D

dieungo

Guest
Chào ChieuThanh
Về Pháp môn niệm Phật
Đi đứng nằm ngồi "giử" tiếng Niệm Phật chưa phải chánh niệm. Vì còn cái để giử, và buông là tâm gặp cảnh khởi ngay!
Người mới tu tập thì cần phải như thế này
Niệm Phật đơn giản trước khi nhất tâm bất loạn, thì bước đầu là cần xuyên suốt chữ niệm Phật không cho gián đoạn ( đây gọi là chánh niệm của niệm Phật ). Khi nhớ là niệm ngay, khi quên là mất mình, gián đoạn tiếng niệm Phật. Sực tỉnh là niệm Phật, cứ như thế từ từ sẽ quen

Về Thiền tông
Về thiền, thì đi đứng nằm ngồi gì củng "giử" tâm "lặng lẻ". Nói là vậy, chứ tâm lặng lẻ rồi thì có gì để giử! Chầm chầm mà giử tâm cho nó "lặng lẻ" củng là thất chánh niệm.
Cái đã qua kiễm soát, cái sẻ đến phòng bị. Vậy thì ngay bây giờ và tại đây đã mất chánh niệm rồi.
Người mới tu tập thì cần phải
đi thì biết mình đang đi, đạp trúng hòn đá thì biết chân đạp trúng hòn đá...Khi ngồi thì biết ngồi, khi đứng thì biết đứng...Khi đi đại tiểu tiện thì biết đại tiểu tiện...khi nói thì biết mình nói gì, cần gì, tuyệt không khởi niệm

Khi đã vượt qua giai đoạn trên thì không cần phải làm cái viếc cố giữ nữa mà tâm nó sẽ hằng như thế
lặng lẽ hằng biết
hoặc
có tiếng niệm phật trong đầu và hằng biết

như vậy Thiền và niệm Phật có giống nhau không?
Khi đạt được trạng thái "hằng như thế" thì gọi là có định lực.
Khi có định lực này thì gọi là chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, hay tứ thiền?
Xin ChieuThanh, TanHanh hoan hỉ cho biết!
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Cái câu : "có tiếng niệm phật trong đầu và hằng biết " là do đạo hữu viết. Chứng tỏ đạo hữu là người hiểu về pháp môn niệm Phật rất nhiều. Nhưng vẫn hỏi TH những câu hỏi mang nội dung lòng vòng tới lui, dường như căn bản, mà cũng dường như không phải căn bản.

Nhưng TH vẫn trả lời cho dù thế nào đi chăng nữa. Nhưng nếu đạo hữu làm như vậy không phải để học hỏi và ứng dụng thực hành, thì đạo hữu đã lấy mất thời gian của TH để TH có thể viết nhiều hơn nữa về Phật pháp để chia sẽ với các đạo hữu khác.

Những điều đạo hữu hỏi đều có trong Phật Học Phổ Thông của HT Thích Thiện Hoa. Đạo hữu hãy tìm và học. Nếu đạo hữu muốn hỏi, hãy hỏi những tinh yếu và những điều khó tìm thấy hay tự mình không hiểu được. TH sẽ hết lòng giúp đạo hữu giải nghi, nếu trong khả năng TH có thể làm được.

Vài lời chia sẽ cùng đạo hữu !

TH xin trích về TỨ THIỀN trong Thiền Căn Bản cho đạo hữu tham khảo.

TƯỚNG TU CHỨNG
TỨ THIỀN

1. Sơ thiền.- Hành giả tuy được nhất tâm mà định lực chưa thành, còn bị phiền não ở Dục giới làm não loạn, phải tạo phương tiện tiến lên học Sơ thiền, trách bỏ ái dục.
Thế nào là trách bỏ ái dục?
- Hành giả quán cái lỗi ái dục ở Dục giới là tội ác, bất tịnh, nghĩ tưởng Sơ thiền là an ổn khoái lạc.
Quán lỗi ái dục thế nào? Biết ái dục là vô thường, oán thù, không thật như huyễn như hóa. Khi nghĩ đến ái dục là tâm si mê nổi loạn, huống là đã bị dâm dục cột trói. Cái vui trên cõi trời còn chưa phải thường an ổn, huống chi cái vui trong cõi người. Lòng người mê đắm ái dục không chán nhàm, như lửa gặp củi, như bể hứng các dòng sông, như vua Đảnh Sanh tuy được trời mưa bảy báu, làm vua bốn châu thiên hạ, trời Đế Thích chia nửa tòa cho ngồi vẫn thấy chưa đủ, như vua Chuyển Kim Luân Na-hầu-sa, bị ái dục thúc bách đến phải đọa làm con mãng xà. Lại như những vị tiên ăn trái cây, mặc áo cỏ, ở trong núi sâu, khổ hạnh cầu đạo vẫn chưa khỏi bọn giặc ái dục phá hoại. Cái vui của ái dục rất ít mà sự thù oán, ác độc quá nhiều. Người đắm mê ái dục thường gần bạn ác, bạn lành lánh xa. Ái dục là thứ rượu độc làm người ngu mê say sưa đến chết. Ái dục là thứ xảo quyệt sai sử người ngu muôn ngàn nhọc nhằn không chút tự do. Chỉ có lìa ái dục thì thân tâm an ổn khoái lạc không cùng tận. Ái dục không thể được, như chó gặm xương khô. Tìm cầu ái dục khó nhọc khổ sở mới được, được thì rất khó mà mất lại quá dễ. Nó tạm bợ chốc lát như mộng vừa thấy, tỉnh giấc đã mất. Ái dục là tai họa, tìm cầu đã khổ, được nó cũng khổ, được nhiều khổ nhiều, như lửa gặp củi càng nhiều càng cháy mạnh. Dục như thịt thúi bầy quạ giành nhau. Tóm lại, người mê ái dục như con thiêu thân nhảy vào lửa, như cá nuốt câu, như nai theo tiếng, như khát uống nước muối. Tất cả chúng sanh bị cái hoạn ái dục đến nỗi không chỗ khổ nào mà chẳng đến.
Thế nên, phải biết ái dục là độc hại, phải cầu Sơ thiền tiêu diệt lửa ái dục. Hành giả nhất tâm chuyên cần tin vui khiến tâm tăng tiến, ý không tán loạn, quán ái dục tâm nhàm chán, trừ các kiết sử phiền não che đậy, được định Sơ thiền, lìa ngọn lửa dữ ái dục, được định mát mẻ, như khi nắng gặp bóng mát, như kẻ nghèo được của báu. Khi ấy được cái vui mừng của Sơ thiền, suy nghiệm trong thiền định bao nhiêu thứ công đức, xem xét phân biệt cái nào tốt, cái nào xấu liền được nhất tâm.
Người tu thiền được tướng nhất tâm thế nào?
- Người ấy vẻ mặt vui tươi, đi từ từ êm ái, ngay thẳng không mất nhất tâm, mắt không đắm sắc, do thần đức thiền định nên không tham danh lợi, phá dẹp kiêu mạn, tánh nết nhu hòa, không ôm lòng độc hại, không có san tham tật đố, tâm trong sạch tin chân chánh, bàn luận không tranh hơn thua, thân không lừa dối, nói năng dễ dãi, hòa nhã, biết hổ thẹn, tâm thường nhớ giáo pháp, siêng năng tinh tấn giữ giới trọn vẹn, tụng kinh nhớ suy nghĩ y pháp thực hành, ý thường vui vẻ, việc đáng giận không giận, trong bốn thứ cúng dường nếu không thanh tịnh không thọ, nếu cúng dường thanh tịnh thì thọ mà biết lượng sức nhận vừa đủ, bàn luận không tự thỏa mãn, nói năng rất ít, có liêm cách biết kính những bậc Thượng tọa, Trung tọa, Hạ tọa, thầy lành bạn tốt thì thường gần gũi vâng lời chỉ dạy, ăn uống có chừng mực không mê mùi vị, ưa ở chỗ vắng vẻ, dù khổ dù vui tâm không xao động, không oán thù cạnh tranh, không ưa thưa kiện. Có những tướng như thế là biết người được tướng nhất tâm.
2. Nhị thiền.- Bởi hai thứ giác, quán nên loạn tâm thiền định, như nước lóng trong sóng dậy liền đục. Hành giả bên trong đã được nhất tâm mà còn bị giác, quán làm não loạn, như làm nhọc muốn nghỉ, như ngủ muốn yên. Khi ấy phải học không giác, không quán cho định thanh tịnh phát sanh. Bên trong thanh tịnh vui vẻ được vào Nhị thiền, tâm rất lặng lẽ xưa chưa từng có, nay mới được trạng thái này nên rất mừng.
3. Tam thiền.- Khi ấy tâm quán cái mừng cũng là hoạn họa, như giác, quán ở trước, tập hành pháp không mừng. Rời bỏ cái mừng liền được cái vui của các bậc Hiền Thánh. Biết chắc chắn nhất tâm, hằng bảo vệ vào Tam thiền. Đã bỏ cái mừng, biết chắc nhớ nghĩ bảo vệ cái vui. Thánh nhân nói bảo vệ vui, vì người thường khó bỏ được, bởi lui về quá khứ chưa bao giờ có cái vui này, nên nó là bậc nhất. Thế nên tất cả Thánh nhân nói: “Trong tất cả tịnh địa, Từ là vui bậc nhất.”
4. Tứ thiền.- Vui cũng là họa hoạn. Vì sao? Vì trong cái thiền bậc nhất, tâm không có động chuyển, bởi nó là vô sự. Nếu có động thì có chuyển, có chuyển là có khổ. Thế nên Tam thiền cho vui là hoạn, muốn dùng cái thiện diệu bỏ cái khổ vui này. Trước bỏ ý lo mừng, trừ khổ vui, gìn giữ tâm niệm thanh tịnh được vào Tứ thiền nhất tâm thanh tịnh không khổ không vui. Cho nên Phật nói: “Gìn giữ rất thanh tịnh gọi là đệ Tứ thiền.” Bởi vì đệ Tam thiền bị cái vui làm xao động nên gọi là khổ. Đệ Tứ thiền diệt trừ khổ vui gọi là chỗ không xao động.
 

ThichNguyenChau

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2012
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Thưa Tấn Hạnh.

Về Thiền tịnh song tu nếu không có pháp môn này thì không lẽ bài thơ sau là giả sao?

Hữu Thiền Hữu Tịnh Độ
Du nhi Đới Giác Hổ
Hữu Thiền Vô Tịnh Độ
Thập nhơn cửu thác lộ
Vô Thiền Hữu Tịnh Độ
Vạn nhơn đắc vạn nhơn
Vô Thiền Vô Tịnh độ
Thiết sàn Tịnh Đồng trụ
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Thưa Tấn Hạnh.

Về Thiền tịnh song tu nếu không có pháp môn này thì không lẽ bài thơ sau là giả sao?

Hữu Thiền Hữu Tịnh Độ
Du nhi Đới Giác Hổ
Hữu Thiền Vô Tịnh Độ
Thập nhơn cửu thác lộ
Vô Thiền Hữu Tịnh Độ
Vạn nhơn đắc vạn nhơn
Vô Thiền Vô Tịnh độ
Thiết sàn Tịnh Đồng trụ

Kính Thầy ThichNguyenChau, vạn hoa vạn pháp...!

Người trí thì biết dụng, dù trở ngại cung~ thành thắng duyên. Huống chi các pháp tu, chỉ là phương tiện! Khéo dụng! Khéo dụng !

Cái dạy chung cho người học đạo hay căn bản thì phải rỏ ràng, dê~ dụng. Nhưng với người trí, thì không có thước đo...


TH nói ít, thầy hiểu nhiều!

Kính!
 

ThichNguyenChau

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2012
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Kính Thầy ThichNguyenChau, vạn hoa vạn pháp...!

Người trí thì biết dụng, dù trở ngại cung~ thành thắng duyên. Huống chi các pháp tu, chỉ là phương tiện! Khéo dụng! Khéo dụng !

Cái dạy chung cho người học đạo hay căn bản thì phải rỏ ràng, dê~ dụng. Nhưng với người trí, thì không có thước đo...


TH nói ít, thầy hiểu nhiều!

Kính!

Kính Tấn Hạnh!

Có thể do Thầy nói kg có Thiền Tịnh Song Tu nên tôi mới lấy bài thơ này thôi!

A Di Đà Phật! Đúng là không nên phân biệt Chấp trước
 

Cầu Đạo

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 12 2012
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Địa chỉ
Sài Gòn
Kính các vị,
Cầu Đạo xin nêu lên 1 ít suy nghĩ của mình. Nếu có gì sai sót mong các vị góp ý đôi lời.
Theo Cầu Đạo, Tịnh cũng cần phải có Thiền. Thiền ở đây là TỈNH hay không MÊ nghĩa là không bị niệm theo cảnh trần, theo vọng tưởng của mình.

Khi niệm Phật, cần nhất là phải biết mình đang niệm Phật. Có người sẽ thắc mắc "Ủa tui đang niệm Phật mà?". Nhưng sự thật đôi khi không phải vậy.

Ví dụ như khi ta đang chạy xe ngoài đường, ta sẽ dễ nhận ra những lúc MÊ của mình. Đó là những lúc ta chạy theo thói quen vì đã đi quá quen thuộc trên 1 con đường.
Nhưng khi ta cần chạy hướng khác thì đôi lúc ta cứ theo thói quen mà đi theo hướng cũ. Lúc đi lộn rồi mới nhận ra. Đây là MÊ.

Cũng như vậy, ta niệm Phật thì ta phải nghe rõ tiếng niệm Phật từng tiếng một, biết mình đang niệm Phật. Khi có vọng tưởng nổi lên lúc niệm Phật ta phải nhận ra liền đây là vọng tưởng khởi lên.
Nếu ta chạy theo vọng tưởng này mà suy nghĩ ra tiếp cái khác thì ta đang bị vọng tưởng đó kéo ta chạy theo mà không phải ta chủ động như ta chủ động niệm Phật.
Đây chính là MÊ. Nhận thức rõ ràng cảm giác từ các giác quan và dụng tâm chính xác vào việc đang làm trong mọi thời khắc thì là TỈNH.
Kính
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Một câu truyện được gửi bởi Hắc phong

Câu Trả Lời Của Người Chết

Khi Mamiya, về sau trở thành một giảng sư đại tài, đến một thiền sư để được chỉ giáo, liền được cho một công án về tiếng vỗ của một bàn tay.
Mamiya chú tâm quán chíếu đến đề thọai đầu này. "Ngươi vẫn chưa cố gắng lắm," vị thiền sư bảo với ngài. "Ngươi vẫn còn quá vướng mắc đến thức ăn, tài, vật và cái tiếng động đó. Tốt hơn nếu ngươi chết đi thì mới giải quyết được vấn nạn."
Lần sau Mamiya đến bái kiến thầy thì lại được hỏi đã được gì để chỉ tiếng động của một bàn tay. Tức thì Mamiya ngã lăn ra như thể đã chết rồi.
"Thôi được, ngươi đã chết," thiền sư quan sát. "Thế nhưng cái tiếng động thì thế nào?"
"Con chưa giải nó được," Mamiya ngước nhìn lên trả lời.
"Người chết không nói được," thiền sư bảo. "Cút ngay!"

___________

Giả làm hành động là người đã ngộ, nhưng khi vị Thầy thử thêm một hành động nữa là chết đứng ngay. Vì thực chất là học cái ngộ của người khác, không phải của mình lưu xuất, nên không thể từ mình hiển bày nó được. Sai lại càng sai !


TH.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>NGƯỜI CHẾT KHÔNG NÓI</B>
<I>(Trích sách Giai Thoại Thiền, Viên Đức sưu tầm, trang 113)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một vị đệ tử đã tư duy lâu ngày về một công án<SUP><B>(*)</B></SUP> mà vẫn không giác ngộ, rất lấy làm hổ thẹn. Vị thiền sư nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chú về thử ba tháng nữa xem.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba tháng sau, vẫn không có hiệu quả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chú về thử ba tuần nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba tuần sau vẫn không giác ngộ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ba ngày nữa, nếu mà không giác ngộ thì chết đi cho rồi, chứ tu mà làm gì nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba ngày sau, vị đệ tử xuất hiện, thiền sư hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sao, công án đi đến đâu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bạch thầy, con rất hổ thẹn vì chưa tìm ra được. Con sẽ tự tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị thiền sư quát lên:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thì tự tử đi!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người đệ tử liền rút dao mổ bụng chớp nhóang, và ngã gục xuống. Vị thiền sư chăm chú nhìn vào nét mặt của người hấp hối và hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tự tử thì được rồi, nhưng công án đã tìm ra chưa?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phều phào, vị đệ tử nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bạch thầy, chưa!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị thiền sư bắn viên đạn cuối cùng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Câm đi, người chết không có nói bao giờ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(*) Công án: <I>Những mẫu chuyện hoặc lời nói, hoặc cử chỉ... có vẻ khó hiểu như những nghi án, thường được giới học thiền dùng làm phương tiện tạo mối nghi tình trọn vẹn trong tâm thức, một chuẩn bị tất yếu làm cơ duyên cho sự biến thông của trí tuệ tự tại.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">-------------------------
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Đôi khi vì muốn khai ngộ cho đệ tử, thiền sư đã không ngần ngại dùng biện pháp hơi tàn nhẫn như trên. Đối với một công án của thiền, khi được trao cho người đệ tử, thì thời gian ngộ đạo có mau chậm tùy theo căn cơ, có người ngộ tức thì, có ngươi phải mất một thời gian lâu dài ba, bốn năm hay ba, bốn chục năm mới "nấu chín công án". Ở đây vị thiền sư đã thất bại vì "dục tốc bất đạt"...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên