1. Thể là giác thì không bất giác; nhưng vì cho thể giác là thể giác nên thành ra bất giác khởi, cũng tức là lúc "một niệm vô minh bỗng khởi".
Hễ tự giác thể giác tánh không thì giác thể liền thanh tịnh; tới đây vẫn còn phải tiến thêm...tới chỗ thường giác bất minh ( hay còn gọi là giác cái thể này chẳng phải là giác, chẳng phải bất giác, chẳng phải chẳng giác chẳng bất giác, chẳng phải lúc giác lúc bất giác) thường tịnh, thường không; cũng chẳng khởi tịnh, khởi không.
Đã nhận rõ xưa do cho thể giác là thể giác thành sanh ra mê loạn; nay giác cái thể giác - phi nhân, phi duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên, chẳng phải nhân duyên sinh, chẳng phải tự nhiên sinh - này rồi thì không lầm lại lỗi xưa được nữa !
2. "nhất thiết" là tất cả, giác là thể của tất cả; tất cả không ngoài thể giác nên sẽ thành bậc Nhất Thiết Trí khi lên địa vị Phật [ cũng tức là nhập Phật tri kiến ]
Tướng của tất cả là không; vì không nên vô thường tức thường; sanh tức diệt; ngộ tức mê; vui tức khổ...tu tức vô tu, cái này là cái kia nên cái này có thì cái kia không thể không có.
Trước là sau, nhân là quả, duyên là phi duyên,...cái đối với nó là nó; nó là cái đối với nó.
Không phân không chia thì phân là chia, chia là phân; tùy theo sự phân của đối phương mà nói ra không có chướng ngại thực tướng của vạn pháp.
Thực tướng của vạn pháp là không, không là tánh của thể giác;
Giác là tánh, không là thể thì nhập diệt thường tịch quang.
Giác là thể, không là tánh thì ứng hiện vô số cõi.
Diệu dụng vô cùng, không thể nói hết được.