Ba Tuần

Nhất thiết duy Tâm

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Kính thưa mọi người tâm là gì? Rác cũng không biết. Mà lại nghe nói chẳng rõ tâm thì đạo khó tầm, nay cũng 1phen tìm hiểu cái tâm này xem.mong được mọi người chỉ bảo ạ.

Tâm là cái gì? Là cái ta muốn hiểu nhưng mà lại không hiểu được vì sao, vì ta đang đem tâm tìm tâm,vì bước vào phân biệt( bước thêm 1bước ). Vậy ngay nơi đó dừng lại ,tâm là cái gì?.tâm là cái gì là tâm ,gọi là tâm mạn nghi

Có ba giai đoạn:
- Giai đoạn Vô: là giai đoạn khi chưa làm chúng sanh, chưa khởi niệm bất giác. Giai đoạn này chưa có sự phân định nào cả nên sự suy lường chẳng đến được.

- Giai đoạn Vô Minh: niệm bất giác khởi, bắt đầu phân định, phát triển dần dần theo qui luật nhân - duyên -quả.

- Giai đoạn Minh: kể từ lúc chứng Phật quả. Mọi phân định đã rõ ràng, không còn nhân duyên nào không rõ, không còn phân định làm hai nào nữa.

Tâm nào ? ở một giai đoạn hay cả ba?

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Vnbn mới viết tổng quát thể thôi. Nhưng Ngài kết tội Vnbn không rõ Tâm rồi gật qua cho Ngài Ba Tuần. Nay Vnbn muốn biết cái hiểu của Ngài về Tâm và giải thích tại sao phải là "nhất thiết" duy tâm tạo, không nhất thiết được không, mời bạn chia sẽ?

:018: Mấy cái này căn bản quá mà cũng không biết, căn bản không có mà cứ bàn luận những điều cao siêu bảo sao cứ bị hổng giò té ạch ạch :D

Tâm có nghĩa là Tâm thức, Ý thức, Tinh thần....Nói theo ngôn ngữ dân dã thì con người gồm có 2 phần là phần xác và phần hồn. Tâm tức là phần hồn đó, là cái đang hỏi tâm là gì đó :D

Còn'Nhất thiết' là từ Hán Việt, được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là 'Tất cả'. Giống như đạo Thiên chúa nói'Tất cả do Chúa tạo ra' mà VNBN hỏi'Tại sao phải là tất cả? Không tất cả được không?..." thì nghe có hài lắm không? :D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
1. Thể là giác thì không bất giác; nhưng vì cho thể giác là thể giác nên thành ra bất giác khởi, cũng tức là lúc "một niệm vô minh bỗng khởi".

Hễ tự giác thể giác tánh không thì giác thể liền thanh tịnh; tới đây vẫn còn phải tiến thêm...tới chỗ thường giác bất minh ( hay còn gọi là giác cái thể này chẳng phải là giác, chẳng phải bất giác, chẳng phải chẳng giác chẳng bất giác, chẳng phải lúc giác lúc bất giác) thường tịnh, thường không; cũng chẳng khởi tịnh, khởi không.

Đã nhận rõ xưa do cho thể giác là thể giác thành sanh ra mê loạn; nay giác cái thể giác - phi nhân, phi duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên, chẳng phải nhân duyên sinh, chẳng phải tự nhiên sinh - này rồi thì không lầm lại lỗi xưa được nữa !

2. "nhất thiết" là tất cả, giác là thể của tất cả; tất cả không ngoài thể giác nên sẽ thành bậc Nhất Thiết Trí khi lên địa vị Phật [ cũng tức là nhập Phật tri kiến ]

Tướng của tất cả là không; vì không nên vô thường tức thường; sanh tức diệt; ngộ tức mê; vui tức khổ...tu tức vô tu, cái này là cái kia nên cái này có thì cái kia không thể không có.

Trước là sau, nhân là quả, duyên là phi duyên,...cái đối với nó là nó; nó là cái đối với nó.

Không phân không chia thì phân là chia, chia là phân; tùy theo sự phân của đối phương mà nói ra không có chướng ngại thực tướng của vạn pháp.

Thực tướng của vạn pháp là không, không là tánh của thể giác;

Giác là tánh, không là thể thì nhập diệt thường tịch quang.

Giác là thể, không là tánh thì ứng hiện vô số cõi.

Diệu dụng vô cùng, không thể nói hết được.



Ba Tuần còn đang bí ở chỗ 'Tất cả do tôi tưởng tượng ra', giờ nói đến TÁNH GIÁC lại trở thành mâu thuẫn. Nếu'Tất cả do tôi tưởng tượng ra' mà đúng thì cái TÁNH GIÁC cũng là do Ba Tuần tưởng tượng ra chứ đâu có thật. Còn nếu thật có tánh giác thì hóa ra câu'Tất cả do tôi tưởng tượng ra' lại thành ra sai bét :018:


-------


Riêng bản thân TÁNH GIÁC đã có vấn đề rồi. Dù Ba Tuần cho rằng nó là cái TÔI hay không phải cái TÔI đều dẫn đến'con đường chết' :D

1. Tánh giác là tôi: Nếu tôi đã luôn sáng suốt thì nói'bất giác' hay'vô minh' thì hóa ra tự vả mồm.
2. Tánh giác không phải là tôi: Nếu vậy thì dù nó có giác hay bất giác cũng chẳng liên quan gì đến ta.

Vấn đề này trước đây nhiều người bí lù rồi, không riêng gì Ba Tuần :D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Có ba giai đoạn:
- Giai đoạn Vô: là giai đoạn khi chưa làm chúng sanh, chưa khởi niệm bất giác. Giai đoạn này chưa có sự phân định nào cả nên sự suy lường chẳng đến được.

- Giai đoạn Vô Minh: niệm bất giác khởi, bắt đầu phân định, phát triển dần dần theo qui luật nhân - duyên -quả.

- Giai đoạn Minh: kể từ lúc chứng Phật quả. Mọi phân định đã rõ ràng, không còn nhân duyên nào không rõ, không còn phân định làm hai nào nữa.

Tâm nào ? ở một giai đoạn hay cả ba?


Hí hí :D VO-NHAT-BAT-NHI vẫn chưa bỏ cái lối diễn giải 12 nhân duyên kiểu đó à? Trước đây bị chỉ ra chỗ sai vẫn còn cố chấp sao?

Theo cách hiểu như vậy thì thành ra là diệt vô minh của kiếp trước, còn vô minh của ngươi vẫn bày ra đó cho vui. Ấy là chưa nói đến vô minh của kiếp trước thì không thể diệt, vì nó thuộc về quá khứ thì làm sao thay đổi được :D
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính các Bạn.

Qua các đoạn thảo luận của các Bạn. VQ rút ra một kinh nghiệm. Đó là:

VÌ CÁC BẠN NGHĨ RẰNG AI CŨNG HIỂU ĐƯỢC NHƯ MÌNH, NÊN NÓI LƯỚT QUA NHANH QUÁ, MÀ KHÔNG GIẢI THÍCH KỶ !

Nên dẫn đến, người xem không nắm được ý của diễn giả. Như bài viết của Bạn rickpham

sao ta tìm hoài mà không thấy tâm nhỉ? Vậy sao nó tạo nên vạn vật, chẳng lẽ phật lừa chúng ta hay sao?

Trở lại vấn đề. VQ kính xin các Bạn từ từ nói thêm cho rõ .- (sẽ rất cảm ơn).

Nhãn đầu mùa hỏi:

1/.
Thì mọi người hay giảng nói từ vô thỉ vốn là Phật , chỉ vì một niệm bất giác nên thành chúng sinh đó. híc.....

ĐH Ba Tuần đáp:

2/.
Vô thỉ vốn là Phật thì không mê muội được đâu !

Nên biết, vô thỉ chẳng phải là Phật
.

Ở các đoạn đối đáp trên. Các Bạn nói đến "Vô thỉ", mà chưa giải thích.- Vô Thỉ là Gì ? Cái gì Vô Thỉ. Tâm Vô Thỉ ? Niệm Vô thỉ. Vô Minh vô thỉ ? hay ái dục vô thỉ ? v.v... và v.v...

Vì vậy dẫn đến người xem khởi suy luận lung tung, như:

Đúng vậy, vô thỉ chỉ chứa khả năng thành Phật.

Các Bạn có thể vui lòng giải thích rõ thêm. VQ thay lời đọc giả xin vô cùng biết ơn.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ba Tuần còn đang bí ở chỗ 'Tất cả do tôi tưởng tượng ra', giờ nói đến TÁNH GIÁC lại trở thành mâu thuẫn. Nếu'Tất cả do tôi tưởng tượng ra' mà đúng thì cái TÁNH GIÁC cũng là do Ba Tuần tưởng tượng ra chứ đâu có thật. Còn nếu thật có tánh giác thì hóa ra câu'Tất cả do tôi tưởng tượng ra' lại thành ra sai bét :018:


-------


Riêng bản thân TÁNH GIÁC đã có vấn đề rồi. Dù Ba Tuần cho rằng nó là cái TÔI hay không phải cái TÔI đều dẫn đến'con đường chết' :D

1. Tánh giác là tôi: Nếu tôi đã luôn sáng suốt thì nói'bất giác' hay'vô minh' thì hóa ra tự vả mồm.
2. Tánh giác không phải là tôi: Nếu vậy thì dù nó có giác hay bất giác cũng chẳng liên quan gì đến ta.

Vấn đề này trước đây nhiều người bí lù rồi, không riêng gì Ba Tuần :D

Kinh Phật nói rõ:

"Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh"

- Nếu cho tánh giác là tánh giác tức lọt vào lỗi "minh", trái với thuyết "chẳng minh"

- Nếu cho tánh giác phát sinh vô minh thì lọt vào lỗi "vô minh", trái với thuyết "chẳng vô minh"

Cũng thế, nếu cho tánh giác là ta hay chẳng phải là ta (cũng như các bạn đang cho rằng khởi thủy là Phật - tức vốn là Phật - hay khởi thủy chẳng phải là Phật tức chúng sinh) - đều là kẹt vào phân biệt nhi biên, bị ngôn ngữ phân biệt làm cho lầm lẫn - chẳng phải chân thật tướng của thể giác tánh không.

Khi Phật hỏi Ngài Văn Thù rằng:

- Ngươi là Văn Thù, lại có Văn Thù nào "Thị Văn Thù" - tức là Văn Thù; hay "Phi thị Văn Thù" - tức chẳng phải là văn thù chăng ?

Ngài Văn Thù đáp:

- Con là chân Văn Thù, chẳng "Thị Văn Thù" - tức chẳng là Văn Thù, chẳng tự cho là Văn Thù - Tại sao ? Nếu có "thị" - nghĩa cho là, là - tức là có hai Văn Thù, mà nay chẳng phải không có Văn Thù, trong đó thật chẳng có hai tướng - Thị và Phi.

[ Tức không còn kẹt vào lỗi - cho tánh giác là tánh giác - từ vô thỉ nữa ]

/* vô thỉ = không có bắt đầu, ý chỉ lúc thời gian - không gian chưa xác định.

 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Kinh Phật nói rõ:

"Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh"

- Nếu cho tánh giác là tánh giác tức lọt vào lỗi "minh", trái với thuyết "chẳng minh"

- Nếu cho tánh giác phát sinh vô minh thì lọt vào lỗi "vô minh", trái với thuyết "chẳng vô minh"

Cũng thế, nếu cho tánh giác là ta hay chẳng phải là ta (cũng như các bạn đang cho rằng khởi thủy là Phật - tức vốn là Phật - hay khởi thủy chẳng phải là Phật tức chúng sinh) - đều là kẹt vào phân biệt nhi biên, bị ngôn ngữ phân biệt làm cho lầm lẫn - chẳng phải chân thật tướng của thể giác tánh không.

Khi Phật hỏi Ngài Văn Thù rằng:

- Ngươi là Văn Thù, lại có Văn Thù nào "Thị Văn Thù" - tức là Văn Thù; hay "Phi thị Văn Thù" - tức chẳng phải là văn thù chăng ?

Ngài Văn Thù đáp:

- Con là chân Văn Thù, chẳng "Thị Văn Thù" - tức chẳng là Văn Thù, chẳng tự cho là Văn Thù - Tại sao ? Nếu có "thị" - nghĩa cho là, là - tức là có hai Văn Thù, mà nay chẳng phải không có Văn Thù, trong đó thật chẳng có hai tướng - Thị và Phi.

[ Tức không còn kẹt vào lỗi - cho tánh giác là tánh giác - từ vô thỉ nữa ]

/* vô thỉ = không có bắt đầu, ý chỉ lúc thời gian - không gian chưa xác định.


Đại Ca nói hay lắm, nhưng vốn là không phải giác , cũng phải là không giác hay chẳng phải minh hay chẳng phải vô minh.
Vậy từ đâu , cái gì mà nổi niệm bất giác?
Cái gì cho cho tánh giác là ta hay chẳng phải là ta?

- cái gì cho tánh giác là tánh giác tức lọt vào lỗi "minh", trái với thuyết "chẳng minh"?

- cái gì cho tánh giác phát sinh vô minh thì lọt vào lỗi "vô minh", trái với thuyết "chẳng vô minh"?

Nếu nói là Tâm , vậy Tâm là cái gì?
nếu ta tu học để trở về cái chẳng minh, chẳng vô minh; chẳng giác , chẳng bất giác... rồi nó thình lình nổi niệm bất giác thì có công cốc à?
Xin Đại Ca nói rõ với, đệ hơi dốt thông cảm hề hề..
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Đại Ca nói hay lắm, nhưng vốn là không phải giác , cũng phải là không giác hay chẳng phải minh hay chẳng phải vô minh.
Vậy từ đâu , cái gì mà nổi niệm bất giác?
Cái gì cho cho tánh giác là ta hay chẳng phải là ta?

- cái gì cho tánh giác là tánh giác tức lọt vào lỗi "minh", trái với thuyết "chẳng minh"?

- cái gì cho tánh giác phát sinh vô minh thì lọt vào lỗi "vô minh", trái với thuyết "chẳng vô minh"?

Nếu nói là Tâm , vậy Tâm là cái gì?
nếu ta tu học để trở về cái chẳng minh, chẳng vô minh; chẳng giác , chẳng bất giác... rồi nó thình lình nổi niệm bất giác thì có công cốc à?
Xin Đại Ca nói rõ với, đệ hơi dốt thông cảm hề hề..

Phật bảo Phú Lâu Na:

- Ví như người mê ở một xóm làng, nhận lầm phương Nam thành phương Bắc, vậy sự mê lầm này từ mê ra hay từ ngộ ra ?

Phú Lâu Na đáp:

- Người mê như vậy chẳng từ mê ra, cũng chẳng từ ngộ ra. Tại sao ?

+ Mê vốn chẳng gốc, làm sao từ mê ra
+ Ngộ chẳng sanh mê, sao nói từ ngộ ra ?

Phật nói:

- Người mê kia đang trong lúc mê, bỗng có người ngộ chỉ thị cho ngộ, Phú Lâu Na, ý ngươi thế nào ?

Người ấy dẫu mê, đối với xóm làng này còn mê lại được chăng ?

Giác được cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sanh "mê lại "!

Sự mê này vốn chẳng có gốc, tánh của nó là không, xưa vốn chẳng mê, do vọng chấp nên tựa như có mê có giác !

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Hí hí :D VO-NHAT-BAT-NHI vẫn chưa bỏ cái lối diễn giải 12 nhân duyên kiểu đó à? Trước đây bị chỉ ra chỗ sai vẫn còn cố chấp sao?

Theo cách hiểu như vậy thì thành ra là diệt vô minh của kiếp trước, còn vô minh của ngươi vẫn bày ra đó cho vui. Ấy là chưa nói đến vô minh của kiếp trước thì không thể diệt, vì nó thuộc về quá khứ thì làm sao thay đổi được :D

Vnbn đang diễn tả hành trình của một cá nhân từ lúc nó chưa xuất hiện, rồi khởi niệm bất giác bắt đầu làm chúng sanh vô minh, cuối cùng thành Phật, chứ không phải diễn tả thập nhị nhân duyên.

12 nhân duyên ở chỗ nào vậy? Vô minh kiếp trước kiếp sau gì rối ben cả.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43


Giác được cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sanh "mê lại "!




Này đừng có trích dẫn nữa . Đại Ca có muốn trích dẫn không?
Những điều đại ca trích dẫn thì người nào mà tu học theo Phật Đạo đều biết cả. Đại Ca cứ trả lời thẳng câu hỏi của tôi . bằng không thì nói thẳng một câu là không biết.
Cứ luẩn quẩn mãi làm chi.
Giác được cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sanh "mê lại "!
cái chi mê, cái chi giác?
Vậy cái chi giác, cái chi mê? nó là gì , là khoai hay sắn, nó từ đâu ra ....?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Này đừng có trích dẫn nữa . Đại Ca có muốn trích dẫn không?
Những điều đại ca trích dẫn thì người nào mà tu học theo Phật Đạo đều biết cả. Đại Ca cứ trả lời thẳng câu hỏi của tôi . bằng không thì nói thẳng một câu là không biết.
Cứ luẩn quẩn mãi làm chi.
Giác được cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sanh "mê lại "!
cái chi mê, cái chi giác?
Vậy cái chi giác, cái chi mê? nó là gì , là khoai hay sắn, nó từ đâu ra ....?

Thì đến Phật cũng chỉ trả lời tới đó thôi !

Còn ai muốn hơn Phật thì phải tự tìm hiểu lấy vậy.

/* Nên nhớ pháp hội này có cả Ngài Phú Lâu Na, Tu Bồ Đề, Đại Ca Diếp...những Thánh Tăng vô lậu; bậc thượng thủ trong hàng Thanh Văn, mà đối với vấn đề này lúc ấy còn ngơ ngác; không lẽ "nhãn đầu mùa" muốn nhảy cóc hay sao ?!!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Kính các Bạn.

Qua các đoạn thảo luận của các Bạn. VQ rút ra một kinh nghiệm. Đó là:

VÌ CÁC BẠN NGHĨ RẰNG AI CŨNG HIỂU ĐƯỢC NHƯ MÌNH, NÊN NÓI LƯỚT QUA NHANH QUÁ, MÀ KHÔNG GIẢI THÍCH KỶ !

Nên dẫn đến, người xem không nắm được ý của diễn giả. Như bài viết của Bạn rickpham



Trở lại vấn đề. VQ kính xin các Bạn từ từ nói thêm cho rõ .- (sẽ rất cảm ơn).

Nhãn đầu mùa hỏi:

1/.

ĐH Ba Tuần đáp:

2/.

Ở các đoạn đối đáp trên. Các Bạn nói đến "Vô thỉ", mà chưa giải thích.- Vô Thỉ là Gì ? Cái gì Vô Thỉ. Tâm Vô Thỉ ? Niệm Vô thỉ. Vô Minh vô thỉ ? hay ái dục vô thỉ ? v.v... và v.v...

Vì vậy dẫn đến người xem khởi suy luận lung tung, như:



Các Bạn có thể vui lòng giải thích rõ thêm. VQ thay lời đọc giả xin vô cùng biết ơn.

Kính Thầy VQ, khả năng thành Phật chính là tánh giác hay bản thể, tánh không,... Bất kì thời nào nó cũng thế, dù là vô thỉ hay vô chung, hay là gì đi nữa. Câu nói của VNBN ở trên chỉ để nhắc nhở người đọc chớ chấp vô thỉ không có gì.

VNBN có đưa ra ba gia giai đoạn cho một cá nhân:

- Giai đoạn Vô :Đúng hơn là Vô Ký, chưa có tâm phân biệt hay chưa có khởi niệm (bất giác), còn gọi là vô tình chúng sanh, trạng thái của tâm là vô ký nên chúng ta (hữu tình) không thể chấp nhận và không thấy đâu là "một chúng sanh" theo nghĩa'chúng sanh thành Phật".

- Giai đoạn Vô Minh: niệm bất giác khởi, tâm phân biệt xuất hiện. Còn gọi là hữu tình chúng sanh. Thập nhị nhân duyên dùng ở giai đoạn này. Ở giai đoạn này, cá nhân vẫn còn hiện hữu trạng thái vô kí của giai đoạn Vô.

- Giai đoạn Minh: kể từ lúc chứng Phật quả. Mọi phân định đã rõ ràng, không còn nhân duyên nào không rõ, không còn phân định làm hai nào nữa. Không còn tồn tại trạng thái vô ký ở bất kì khía cạnh nào nữa.

Câu hỏi " làm sao khởi dậy niệm bất giác" cũng chính là câu hỏi "làm sao cá nhân chuyển từ giai đoạn Vô sang Vô Minh".

Một cá nhân, tạm luận thì có hai thứ: THỂ VÀ DỤNG, không thể thiếu một trong hai. Thể thì bất động, không hình tướng. Dụng thì động, có hình tướng. Hai thứ này không phải là một nhưng chúng không thể tách rời nhau. Không có Thể thì một người không thể vừa nghe, vừa nhìn, vừa ăn cơm,... đó là sức thâu tóm bao quát mọi thứ, không có Thể thì không thể có bất kì thứ gì được sanh ra vì các dụng đều bị rời rạc và gián đoạn, chẳng có liên kết. Nhưng Thể không sanh ra Dụng mà chỉ giúp các Dụng tương tục.

Do đó, ở bất kì giai đoạn nào trong ba giai đoạn trên thì Thể vẫn giữ nguyên như thế. Còn dụng thì đi từ chỗ thấp đến chỗ cao, từ chỗ chưa triệt để đến chỗ triệt để và nhờ Thể dẫn dắt cả, nhờ có Thể mà cá nhân ở giai đoạn Vô bước sang giai đoạn Vô Minh, rồi từ giai đoạn Vô Minh sang giai đoạn Minh.

 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Thì đến Phật cũng chỉ trả lời tới đó thôi !

Còn ai muốn hơn Phật thì phải tự tìm hiểu lấy vậy.

/* Nên nhớ pháp hội này có cả Ngài Phú Lâu Na, Tu Bồ Đề, Đại Ca Diếp...những Thánh Tăng vô lậu; bậc thượng thủ trong hàng Thanh Văn, mà đối với vấn đề này lúc ấy còn ngơ ngác; không lẽ "nhãn đầu mùa" muốn nhảy cóc hay sao ?!!

Thì mục này là của Đại Ca, mà nhãn tôi ngu dốt mới hỏi .híc.....
Nay Đại Ca lại trách người ngu dốt sao lại đi hỏi .Hì.....
Chắc ngày Xưa Đức Phật còn tại thế, mà có người hỏi đạo , e có lẽ cũng chê cười là ngu dốt rồi đòi nhảy cóc.... híc....
Báo cáo Đại Ca là em không nhảy cóc, chỉ muốn có bước nhảy mô mà nhảy một phát là vô , thì Đại Ca chỉ cho biết . cám ơn Đại Ca nhiều
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Thì mục này là của Đại Ca, mà nhãn tôi ngu dốt mới hỏi .híc.....
Nay Đại Ca lại trách người ngu dốt sao lại đi hỏi .Hì.....
Chắc ngày Xưa Đức Phật còn tại thế, mà có người hỏi đạo , e có lẽ cũng chê cười là ngu dốt rồi đòi nhảy cóc.... híc....
Báo cáo Đại Ca là em không nhảy cóc, chỉ muốn có bước nhảy mô mà nhảy một phát là vô , thì Đại Ca chỉ cho biết . cám ơn Đại Ca nhiều

Chẳng những chê, mà còn trách:

Kinh Lăng Nghiêm đã viết:
Tại sao chúng sinh trong tam giới của thế gian và các hàng Thanh Văn, Duyên Giác của xuất thế gian muốn dùng cái tâm sở tri để suy lường Vô Thượng Bồ Đề của Như Lai;

Muốn dùng lời nói của thế gian để nhập Tri Kiến Phật đâu có thể được !

Còn nói:

Đã gọi là vọng [ vọng chấp] thì làm sao có nhân.

Nếu có cái nhân sao còn gọi là vọng ?

Chỉ do các vọng tưởng xoay vần, tự làm nhân cho nhau, từ mê thêm mê, trải qua vô lượng kiếp, dù được Phật phát minh đại nghĩa, còn chẳng chịu quay về.

Cái nhân mê như vậy, do mê tự có, biết cái mê vô nhân thì vọng chẳng chỗ dựa, sanh còn chẳng có, lấy gì để diệt ?!
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Kính các Bạn.

Qua các đoạn thảo luận của các Bạn. VQ rút ra một kinh nghiệm. Đó là:

VÌ CÁC BẠN NGHĨ RẰNG AI CŨNG HIỂU ĐƯỢC NHƯ MÌNH, NÊN NÓI LƯỚT QUA NHANH QUÁ, MÀ KHÔNG GIẢI THÍCH KỶ !

Nên dẫn đến, người xem không nắm được ý của diễn giả. Như bài viết của Bạn rickpham



Trở lại vấn đề. VQ kính xin các Bạn từ từ nói thêm cho rõ .- (sẽ rất cảm ơn).

Nhãn đầu mùa hỏi:

1/.

ĐH Ba Tuần đáp:

2/.

Ở các đoạn đối đáp trên. Các Bạn nói đến "Vô thỉ", mà chưa giải thích.- Vô Thỉ là Gì ? Cái gì Vô Thỉ. Tâm Vô Thỉ ? Niệm Vô thỉ. Vô Minh vô thỉ ? hay ái dục vô thỉ ? v.v... và v.v...

Vì vậy dẫn đến người xem khởi suy luận lung tung, như:



Các Bạn có thể vui lòng giải thích rõ thêm. VQ thay lời đọc giả xin vô cùng biết ơn.

Ngài vienquang6 nói chí phải. Do bạn Ba Tuần không đi thẳng vào vấn đề ngay từ đầu mà cố ý chạy lòng vòng, chỉ phí thời gian thôi.



Kinh Phật nói rõ:

"Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh"

- Nếu cho tánh giác là tánh giác tức lọt vào lỗi "minh", trái với thuyết "chẳng minh"

- Nếu cho tánh giác phát sinh vô minh thì lọt vào lỗi "vô minh", trái với thuyết "chẳng vô minh"

Cũng thế, nếu cho tánh giác là ta hay chẳng phải là ta (cũng như các bạn đang cho rằng khởi thủy là Phật - tức vốn là Phật - hay khởi thủy chẳng phải là Phật tức chúng sinh) - đều là kẹt vào phân biệt nhi biên, bị ngôn ngữ phân biệt làm cho lầm lẫn - chẳng phải chân thật tướng của thể giác tánh không.

Khi Phật hỏi Ngài Văn Thù rằng:

- Ngươi là Văn Thù, lại có Văn Thù nào "Thị Văn Thù" - tức là Văn Thù; hay "Phi thị Văn Thù" - tức chẳng phải là văn thù chăng ?

Ngài Văn Thù đáp:

- Con là chân Văn Thù, chẳng "Thị Văn Thù" - tức chẳng là Văn Thù, chẳng tự cho là Văn Thù - Tại sao ? Nếu có "thị" - nghĩa cho là, là - tức là có hai Văn Thù, mà nay chẳng phải không có Văn Thù, trong đó thật chẳng có hai tướng - Thị và Phi.

[ Tức không còn kẹt vào lỗi - cho tánh giác là tánh giác - từ vô thỉ nữa ]

/* vô thỉ = không có bắt đầu, ý chỉ lúc thời gian - không gian chưa xác định.



Nếu vậy thì cái Bản Giác đó có liên quan gì đến Tâm, đến'Nhất thiết duy tâm', đến vô minh và giác ngộ...? Nếu không liên quan thì quăng nó vô sọt rác đi chứ đem vô đây làm chi vậy? :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ngài vienquang6 nói chí phải. Do bạn Ba Tuần không đi thẳng vào vấn đề ngay từ đầu mà cố ý chạy lòng vòng, chỉ phí thời gian thôi.






Nếu vậy thì cái Bản Giác đó có liên quan gì đến Tâm, đến'Nhất thiết duy tâm', đến vô minh và giác ngộ...? Nếu không liên quan thì quăng nó vô sọt rác đi chứ đem vô đây làm chi vậy? :D


Đợi họp hội đồng các vị "đại Bồ Tát", để tìm cách diễn giải khác xem có giúp được gì không.

Hoặc là tìm cách diễn giải khác, hoặc là cứ bỏ đấy; đợi lúc nào húc đầu vô đá...tự vỡ vậy.

 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Vnbn đang diễn tả hành trình của một cá nhân từ lúc nó chưa xuất hiện, rồi khởi niệm bất giác bắt đầu làm chúng sanh vô minh, cuối cùng thành Phật, chứ không phải diễn tả thập nhị nhân duyên.

12 nhân duyên ở chỗ nào vậy? Vô minh kiếp trước kiếp sau gì rối ben cả.

Có liên quan nên doccoden mới nói. Trong 12 nhân duyên thì 'vô minh' là chi đầu tiên. Còn VNBN thì vừa bổ sung thêm, cho rằng 'khởi niệm bất giác bắt đầu làm chúng sanh vô minh, cuối cùng thành Phật'

Hay là bạn cho rằng có 2 loại vô minh? :D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Đợi họp hội đồng các vị "đại Bồ Tát", để tìm cách diễn giải khác xem có giúp được gì không.

Hoặc là tìm cách diễn giải khác, hoặc là cứ bỏ đấy; đợi lúc nào húc đầu vô đá...tự vỡ vậy.

Ba Tuần có diễn giải hồi nào đâu mà cho rằng'để tìm cách diễn giải khác' :D

Đang nói'Nhất thiết duy tâm', bí quá nhảy sang Tánh giác. Nhưng lại cho rằng nó không phải là minh hay vô minh, vậy thì có liên quan gì đến chuyện đang nói hay không?

Đừng đánh trống lãng làm mất thời gian nữa.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ba Tuần có diễn giải hồi nào đâu mà cho rằng'để tìm cách diễn giải khác' :D

Đang nói'Nhất thiết duy tâm', bí quá nhảy sang Tánh giác. Nhưng lại cho rằng nó không phải là minh hay vô minh, vậy thì có liên quan gì đến chuyện đang nói hay không?

Đừng đánh trống lãng làm mất thời gian nữa.

Doccoden diễn giải thử xem !
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Doccoden diễn giải thử xem !

Trước đây tôi đã diễn giải rồi. Nói tóm tắt thì Phật nói duy tâm là để bác bỏ duy vật, chứ chấp vào duy tâm lại sai. Nôm na cũng như dùng tay phải đánh tay trái thôi, dùng mỡ nó rán nó :icon_winkle:



“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: Pháp gì có nên già, chết có? Duyên pháp gì nên già, chết có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có sanh nên có già, chết. Duyên sanh nên có già, chết. Cũng như vậy, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc.
Pháp gì có nên danh sắc có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có thức nên có danh sắc. Duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy đều biết ngang thức mà lui không thể vượt qua nó. Nghĩa là duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc,..., duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần là nguyên nhân của khổ uẩn.
Lớn thay nguyên nhân ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng.
Làm thế nào không có già, chết? Cái gì diệt thời già, chết diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không sanh thời không già, chết. Sanh diệt thời già, chết diệt.
Làm thế nào có được không sanh, không hữu, không thủ, không ái, không thọ, không xúc, không lục nhập, không danh sắc, cho đến cái gì diệt thời danh sắc diệt?
Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có thức thời không có danh sắc. Thức diệt thời danh sắc diệt.
Làm thế nào để không có thức? Cái gì diệt thời thức diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có danh sắc thời không có thức. Danh sắc diệt thời thức diệt.
Lúc đó Ta lại tự nghĩ, cái đạo mà Ta vừa ngộ có thể đạt được, tức là, danh sắc diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt. Do danh sắc diệt mà lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt,..., sanh diệt thời già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não diệt. Như vậy là thuần diệt những khổ uẩn.
Lớn thay sự tiêu diệt ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng. Điều này cũng giống như người bộ hành sau bao thuở lang thang trong cánh đồng hoang vắng rốt cuộc thấy một con đường cổ, con đường bao người trước đã đi qua. Ta bèn noi theo đó mà đi, và gặp làng mạc, cung điện, vườn tược, núi rừng, hồ sen, thành quách, và nhiều cảnh trí khác từng làm nơi an thân lập mệnh của bao người trước.”

(Tương Ưng Bộ, XII.65)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. thiên nhãn

TOP 5 Tài Thí

Bên trên