Nhị Đế dung thông

Nhị Đế dung thông

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Khuyến Thỉnh.

Kính thưa Bác Trừng Hải. Đao Hữu VNBN và các Bạn.

Cổ Đức nói: Tìm Hiểu, Đọc kinh là cốt rõ được Thật nghĩa Phật đã dạy trong kinh. Bởi vậy VQ xin thành tâm sám hối với Bác Trừng Hải, với ĐH VNBN vì VQ thiểu trí nên không thể làm sáng tỏ được nghĩa của kinh.- Ở chủ đề Phật Tri kiến-. Do vậy mà ĐH VNBN hiểu lầm mà sanh ra bất mãn, dẫn đến làm cho Bác Trừng Hải phải nhọc tâm.

Để phần nào bổ khuyết lỗi lầm trên. VQ xin phát nguyện sưu tầm kinh luận của Phật và Tổ để viết một bài chủ đề : NHỊ ĐẾ DUNG THÔNG.- Ở mục Giao lưu tư tưởng đây.

Ở chủ đề này VQ kính thỉnh:

  • Bác Trừng Hải từ bi góp ý thêm cho sáng tỏ.
  • ĐH VNBN nếu có góp ý thảo luận kính xin căn cứ vào Kinh Luận của Phật Thích Ca và chư Tổ.- Vì VQ trí kém, nếu chỉ nói "cương" thì kém lĩnh hội mà phí công của Bạn.
  • Nhất là kính cung thỉnh Các Bạn Đạo ở Diễn Đàn mình góp ý thảo luận và xây dựng.

VQ Kính Thỉnh.

soi111.jpg

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 1. Khởi Đề.- Phương pháp nhận thức Chân Lý.

Tổ Long Thọ nói rằng: "... Các Đức Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Thế tục đế và thứ hai là Đệ nhất nghĩa đế. Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa. Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; nếu không thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn..." (Hết trích)

Theo như lời Phật và Tổ dạy.- Chúng ta muốn thấy được Chân Lý, muốn thể ngộ Niết Bàn, muốn thành Phật...Thì cần phải học để biết về Nhị Đế.

Lại nữa. Người muốn thâm nhập Nhị Đế, cũng cần có phương pháp.

Tổ Quy Sơn dạy phương pháp tu học rằng: Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàng ư kê cổ. Hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn.

Nghĩa:

Nói ra phải phù hợp với kinh điển, luận bàn phải dựa theo khuôn mẫu của người xưa. Hình dáng phải trang nghiêm tề chỉnh, tâm chí phải thong dong siêu thoát.(hết trích)

Nhất là cần liễu giải.- Tri Kiến của chúng sanh. và Tri Kiến Phật.

Thế nào là Tri kiến chúng sanh:
(Chúng sanh) TRI: Là Biết bằng "Thức". Cụ thể là Ý Thức.- Còn gọi là "Tri Thức".
(Chúng sanh) KIẾN: Là thấy bằng Nhãn Thức.
+ Tri Kiến chúng sanh , tức "Tri Thức" là "Mãnh Vụn" của Thức Tâm.
Trong kinh 4 A Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
ĐT ĐL giải rằng: Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.- Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chí.- Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chăng sao bước vào được cửa Không,chỉ ví như cá muôn hóa rông, phí công mà chăng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung.(hết trích)

Bình giảng về vấn đề “Tri thức” khi nghiêng cứu Chân lý.
(Fb: Viên Dung) có nhận thức:
Tri kiến của con người mà nhập đạo được ư ! Thiệt là muốn nấu cát thành cơm !
Muốn biết ít nhiều về Đại Đạo hãy rời mọi sở tri kiến đi.
Nhưng không diệt nguyên thức, thức vô công dụng thì Đạo khai.
Khi Đạo khai mà thức vẫn luôn vô công dụng, từ đây mới gọi là thể nhập.
Nếu chưa đến đây mà khởi tâm luận đạo thì đạo ấy chỉ là đạo Tục Đế mà thôi. (hết trích)

Vâng! VQ cũng đồng nhận thức như thế.- Vì lẽ: Tri kiến của con người là "Dụng" của Tâm, chứ chưa phải là Tâm !
TÂM là gì ?
- Đáp: Loài Hữu tình (như con người) đều có TÂM.
TÂM có 2 biểu hiện: 1. Bản Thể (Tịch- tịnh) 2. Hiện Tượng (Chiếu- động).
  • Con người chỉ nhận biết và Chấp thủ phần Chiếu làm Ý Thức (còn cho là linh hồn, là Tâm ! ).- Thật ra dù là chấp thủ phần Chiếu, hoặc là chấp thủ phần Tịch.- Thì đều là thể bất toàn của Tâm. Nhà Phật gọi là VỌNG TÂM.- Cái Vọng Tâm này bị nhà Phật bác bỏ (gọi là Vô minh).- Đó là TRI KIẾN của CHÚNG SANH.
  • Cái TRI KIẾN của CHÚNG SANH này. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật gọi là "Tri Kiến lập Tri", tức Vô minh Bổn.
Nghĩa là: "Tri Kiến lập Tri", tức cội gốc của Vô minh , gốc rể của Sanh tử luân hồi ưu bi khổ não.
Bởi vậy Đức Phật dạy người tu phải Y TRÍ CHẲNG Y THỨC.
  • Y theo Thức (6 Thức tình), tức là tri kiến chạy theo Hữu Vi Pháp Tướng dẫn đến Vô Minh.
  • Y theo Trí (lìa 6 Thức tình), tức là trở về nguồn Chân, nhập Chân Như Vô Vi, thành Phật Đạo.

Khái quát Phương pháp nhận thức Chân Lý mà bài viết này giới thiệu là:

1/. Y Theo Nhị Đế để Học Phật.
2/. Y cứ kinh luận để học hỏi luận bàn, không nên buông lung phóng túng theo tánh cách phàm phu tục tử.
3/. Y Trí Bất Y Thức.
Nhị Đế dung thông Zem_eo10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 2. Các hiện tượng nghịch lý trong khi học Phật.

Trong Giáo lý Đạo Phật. Có những cặp phạm trù, dường như đối lập nhau, như:

Ngã- Vô Ngã. Thường- Vô Thường. Tịnh- Bất Tịnh.

Thực chất.- Giáo lý căn bản của Phật giáo nằm gọn trong Tứ diệu đế. Nhưng xét cho cùng, chúng ta thấy khởi điểm của đức Phật bắt đầu từ Khổ đế, một chân lý mà có thể tóm tắt vào trong một câu nói của Phật giáo thời kỳ đầu: Hết thảy các pháp là khổ, hết thảy các pháp là vô thường, hết thảy các pháp là vô ngã. Tại sao gọi là Khổ? Vì Vô thường. Tại sao Vô thường? Vì Vô ngã. Như vậy, ta thấy học thuyết Vô Thường, Vô ngã, Khổ (bất tịnh) rất quan trọng đến nỗi Phật thường dạy: Ai hiểu được chân lý Vô Thường, Vô ngã, Khổ (bất tịnh) sẽ chứng được Thánh quả và an trú Niết-bàn .

Nhưng trái khoái thay ! Niết Bàn theo Đại thừa PG thì lại là Thường- Lạc- Ngã- Tịnh.

Như vậy. Phải chăng cái này đúng - Cái kia sai !

Thưa Không. Sự dường như trái nghịch đó là Hàm Tàng Tục Đế và Chân Đế.
  • Tục Đế là Hiện Tượng.
  • Chân Đế là Bản Thể.
  • Một Bản Thể nào cũng đính kèm Hiện Tượng. Một hiện Tượng nào cũng nương theo Bản Thể mà có.
  • Dung Thông Nhị Đế thì chứng Tam Muội Ấn.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ giải thích: 2 bên (Tục + Chân) đều dung hợp nhau thì đó gọi là Nhị đế dung thông tam muội ấn. Cái ấn chánh định là 2 đế nó hợp nhau tức là đừng có tách rời cũng như thế tục và xuất thế đều là dung hợp nhau, chứ đừng nhìn thấy mình là khác người kia là khác mà phải dung hợp không có cái chia ra tách ra theo cái quan niệm thông thường. Đó là nói như vậy để giải thích về 2 đế.

Rồi hỏi tam muội ấn là như thế nào? Chữ ấn là con dấu như mình nói dấu ấn đó, con dấu gì để chỉ cho tam muội mà trong nhà thiền hay gọi là truyền tâm ấn đó. Tức là tâm của ông thầy và tâm đứa đệ tử cái thấy hợp nhau thì gọi là truyền tâm ấn. Ấn là in tức tâm người này và tâm người kia in nhau không có sai biệt cũng như ở trên con dấu, cũng như trên con dấu in xuống giấy chữ trên con dấu và chữ trên giấy có khác nhau hay không? Nó hiện rõ chứ nó không có khác. Vì vậy chữ tam muội ấn là cái ân tam muội tức ấn chánh định muốn được ấn chánh định đó hay mình nói cụ thể muốn đạt được chánh định viên mãn thì đừng còn thấy có 2 đế riêng biệt.

Nhị Đế dung thông Tttu110


Câu chót Phật tử này hỏi sử dụng tam muội ấn để làm gì? Tôi trả lời sử dụng tam muội ấn để thành Phật. (Trích HT. Th Thanh từ)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 3.- Khái quát về Nhị Đế. (bài sưu tầm)

CHÂN ĐẾ & TỤC ĐẾ
Nguyên Quang

Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật, có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai từ "Chân Đế" và "Tục Đế".

Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khổ sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, để chúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới Tục đế, đến thế giới Chân đế.

Cũng vì thế mà ngài Long Thọ Bồ tát nói rằng "... Các Đức Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Thế tục đế và thứ hai là Đệ nhất nghĩa đế. Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa. Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; nếu không thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn..."

Tục đế là một hợp từ: "tục" nghĩa là thế tục hay phàm tục, "đế" nghĩa là chân lý. Tục đế có nghĩa là những cái gì mà người thế tục đồng ý với nhau, gọi là chân lý quy ước hay còn gọi là chân lý tương đối. Còn Chân đế, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lý chân thật không hư vọng, là chân lý tuyệt đối, là chân lý tối thượng, cũng còn gọi là Đệ nhất nghĩa đế, là chân tâm, giác tánh, chân như...

Chân lý tuyệt đối là gì? Không ai biết được ngoại trừ chính chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các ngài cũng không thể nói cho chúng ta biết được. Toàn bộ giáo điển của chư Phật là pháp phương tiện, Ngài "dùng pháp thế gian, (tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh" , cốt để chúng sinh ngộ được cái chân lý tuyệt đối như Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác, vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gian và thời gian.

Thật vậy, xuyên qua lời dạy của Phật và chư Tổ, sở dĩ có sự sai khác là vì tâm chúng sinh bị mê mờ ô nhiễm. Cái Tâm bị bao vây bởi tham sân si, bởi vọng tưởng điên đảo, bởi tham nhiễm các pháp có không. Ngài Sogyal Rinpoche, một đại sư Tây tạng, ví Tâm chúng ta bị vây kín trong một cái bình mà "khoảng không trong bình cũng giống như khoảng không bên ngoài. Khi chúng ta giác ngộ, thì cũng như cái bình vỡ tan thành mảnh vụn... Ngay lúc đó và tại chỗ đó, chúng ta trực nhận được rằng chúng chưa từng bao giờ có sự ngăn cách hay sai khác..."

Vì tâm sinh diệt của chúng sinh luôn luôn dính mắc vào các pháp "có không" nơi thế giới hiện tượng tức thế giới tục đế, nên Đức Phật thấy thật là khó nói về cái mà Ngài đã chứng ngộ, chẳng hạn như nói về Phật tánh, chân tâm, vốn không hình tướng, không số lượng. Nếu nói chúng sinh có Phật tánh là chấp trước, nói không có Phật tánh là hư vọng, nói Phật tánh cũng có cũng không là nói trái ngược nhau, nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận. Nên Phật mới dùng các pháp thế gian phương tiện, "giả lập kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, ... Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi, tạm cho họ gánh một lon, một chén, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa, tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác...".

Cũng chính vì chân lý tuyệt đối này rất khó hiểu, khó nhận, khó nói nên đôi khi Ngài phải dùng những thí dụ bằng lời nói, như trong kinh Pháp Hoa, Phật dùng bẩy thí dụ, trong đó có hai thí dụ là cái nhà lửa và câu chuyện đứa con cùng tử mà ai cũng biết. Ngoài ra còn nhiều kinh khác như Bá Dụ Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh, Bồ Tát Bổn Sanh Kinh, ... Các thí dụ Ngài nói trong kinh dùng phương thức ngụ ngôn, hàm chứa những ý nghĩa thâm thúy, ám thị lý tuyệt đối mà chân lý tuyệt đối này không thể dùng lời trực tiếp mà giảng giải vì lời chỉ là khí cụ diễn đạt cái tư tưởng tương đối, cái có hình, có tướng trong thế giới nhị nguyên.

Chư tổ chứng ngộ cũng vậy, không thể nói cho chúng ta biết được chân lý tuyệt đối là gì, mà quý ngài chỉ dùng những câu chuyện ngụ ngôn, như câu chuyện con rùa và con cá để làm thí dụ mà thôi. Rằng con rùa từ dưới nước bò lên mặt đất, đi một vòng rồi trở về nước, bơi cạnh con cá, kể chuyện đất liền cho nó nghe. Nhưng con cá, vì chưa bao giờ rời khỏi nước, không thể tưởng tượng nổi lại có một môi trường có thể sống được mà không có nước, không bơi lội. Cho nên con rùa đành chịu mang tiếng là nói chuyện viển vông hoang đường, không có trong thực tế.

Cảnh giới tuyệt đối, chân tâm, giác tánh, chân như, mà Phật đã giác ngộ không thể nói cho người chưa chứng ngộ biết được. Vì lẽ đó mà người đời đôi khi cũng phê bình: "Đạo Phật cao siêu quá, không có trong thực tế". Nhưng chính đó mới là cốt tủy của Phật Giáo.

Kinh Kim Cang là kinh liễu nghĩa, nói về cốt tủy của đạo Phật, về chân lý tuyệt đối, cho nên không có pháp gì để nói. Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời vốn là nhân kiên cố của vòng xích luân hồi, đã lôi kéo chúng sinh vào vòng trầm luân muôn vạn kiếp. Ngài phá bỏ không còn một kiến chấp nào và Ngài cũng tuyên bố luôn là Ngài không thuyết pháp: "- Tu Bồ Đề! Ông chớ cho Như Lai có nghĩ rằng: "Ta có nói pháp". Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao? - Vì nếu người nào nói rằng: Như Lai có nói pháp, tức là chê Phật, không hiểu được lời của ta nói. Tu Bồ Đề! Nói pháp, là không có pháp gì nói được, ấy gọi là nói pháp." Có nghĩa là Phật không nói về cái chân lý tuyệt đối, về cái chân tâm, Phật tánh, Chân Như, vì chân lý tuyệt đối vốn chẳng thể dùng ngôn ngữ tương đối thế tục để biểu thị. Ngài chỉ dùng ngôn ngữ thế gian tức chân lý thế tục để chỉ bảo chúng sinh, mà ngôn ngữ thế tục, là pháp tương đối thì không có tự tánh, chỉ do nhân duyên hòa hợp, và do nhân duyên hòa hợp nên không có thật.

Đến đây, chúng ta trở lại bài kệ của Bồ Tát long Thọ đã nêu trên phần mở đầụ. Bồ Tát dạy chúng ta rằng nếu chúng ta không phân biệt được chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, tức thế tục đế và chân đế, thì chúng ta không thể hiểu được đạo Phật. Do sự không hiểu và không phân biệt rõ này, chúng ta lại nhập nhằng đem lời Đức Phật nói "Không thể nói pháp Tuyệt Đối", mà cho là Đức Phật nói "Không nói pháp tương đối" là chúng ta vô tình vướng mắc vào sự hủy báng kinh, chứa đựng những lời tâm huyết của Đức Phật. Ngài đã dùng ngôn ngữ và chân lý thế tục để dạy người thế tục biết cách mà tiến dần trên con đường từ bỏ thế tục, trở về bản thể tuyệt đối. Nếu chúng ta không hiểu được điều đó, mà tưởng rằng Đức Phật không nói pháp, thì chúng ta sẽ mất niềm tin nơi kinh, sẽ mất cơ hội có bản đồ chính xác để tìm đường trở lại bản thể chân tâm tuyệt đối.
duc-phat-3.jpg
Bản gốc: www.jps.net/hoasen (Tiền thân của Thư Viện Hoa Sen ngày nay & Nguyên Quang là bút hiệu khác của người chủ biên)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 4.- Cái gọi là "Thành Phật" dưới nhãn quan Nhị Đế.


Cũng có người.- Do kém học hỏi về Nhị Đế. Nên cho rằng: Đắc Phật Quả là Chân Đế. Còn chỉ Đắc Quả Thanh Văn, A la Hán hay Duyên giác, hoặc Chư Thiên đều là Tục Đế !

Vấn đề này Kinh Đại Bát Nhã dạy:

  • Tục đế thì nói có chứng đắc, Chơn đế thì không.
  • Chỉ có phàm phu mới chấp có được (đắc), có mất (thất), có chúng sanh, có Phật, có Bồ đề.

LUẬN ĐTĐ:

....... Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu Bồ tát chẳng tu hành thì làm sao thành tựu được 10 địa ... dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề ?

....... Phật dạy: Đúng như vậy, Bồ tát hành Bồ đề là chẳng có chỗ hành (vô hành xứ). Thế nhưng nếu chưa đầy đủ 10 địa, 6 pháp Ba- la- mật ... thì trọn chẳng được Vô Thượng Bồ Đề. Bồ tát an trú trong tướng sắc ... dẫn đến trú trong tướng Vô Thượng Bồ Đề mà được Vô Thượng Bồ Đề, nhưng chẳng xả pháp sắc, cũng chẳng chấp tướng Vô Thượng Bồ Đề, vì tướng ấy thường tịch diệt, chẳng tăng giảm, chẳng cấu tịnh.

....... Chỉ vì Thế Tục Đế mà nói ra có đắc đạo hay chẳng đắc đạo, có đắc quả hay chẳng đắc quả vậy thôi. Bồ tát được Vô Thượng Bồ Đề, ở trong đệ nhất nghĩa chẳng thấy có sắc ... dẫn đến chẳng thấy có Vô Thượng Bồ Đề.


.............................................00()00


....... Phật muốn nói rõ sự việc trên đây nên hỏi lại ngài Tu Bồ Đề: Ý ông nghĩ sao ? Khi ông đoạn sạch phiền não, ông có thấy có chỗ đắc đạo chăng ? Có pháp nào quyết định có chăng ?

....... Ngài Tu Bồ Đề thưa: Chẳng có chỗ đắc. Vì sao ? Vì con là người trú trong pháp môn vô tướng để vào đạo, thì làm sao có chấp tướng được ?

....... Phật lại hỏi: Ông chẳng chấp pháp, dẫn đến vi tế pháp cũng chẳng chấp. Như vậy do đâu mà nói ông là A- la- hán ?

....... Ngài Tu Bồ Đề thưa: Do thế tục pháp mà nói con là A- la- hán, chẳng phải là đệ nhất nghĩa đế.

....... Chỉ có phàm phu mới chấp có được (đắc), có mất (thất), có chúng sanh, có Phật, có Bồ đề.

....... Do thế tục pháp nên nói có Bồ tát, có hết thảy các sắc pháp. Trái lại, ở nơi Bồ đề thì chẳng có một định pháp nào cả, chẳng có Phật, chẳng có Bồ tát, chẳng có chúng sanh, cũng chẳng có Bồ Đề vậy.

....... Bồ tát quán pháp Bồ đề chẳng có tăng giảm. Vì sao ? Vì các pháp tánh là thường vậy. Bồ tát chẳng đắc pháp tánh, huống nữa là đắc sơ địa ... dẫn đến Thập địa, đắc 6 pháp Ba- la- mật, đắc 37 phẩm trợ đạo ... dẫn đến đắc 18 bất cộng pháp.

....... Nếu nói có chỗ sở đắc, thì đó là hý luận. Vì sao ? Vì ngay từ căn bản, pháp tánh là bất khả đắc vậy. Bởi vậy nên Bồ tát hành các pháp tánh, được thật trí huệ, thường làm lợi ích cho chúng sanh.
(quyển 90)
+++++++++++++++++++++
Nhị Đế dung thông Van_th14

Tư duy: Như đoạn kinh Bát Nhã và Đại Trí Độ Luận trên, thì rõ ràng: Còn thấy có chứng đắc (Dù là Phật Quả) thì cũng chỉ là Tục Đế.- Vì ngay từ căn bản, pháp tánh là bất khả đắc vậy
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 5. * Tương tợ Nghĩa của Nhị Đế.


+ Tục Đế là gì ?
- Còn gọi là Thế tục Đế.+ Thế Đế là gì ?

- C: shìdì; J: setai;
Chân lí, sự thật thế gian hoặc Chân lí tương đối. Thật tại được nhìn từ quan điểm của tâm phân biệt.


Chân lý thì Tự tánh bất nhị chẳng thể diễn tả, nay vì người thế tục nên miễn cưỡng chia làm hai mặt (bề mặt và bề trái) để diễn tả. Việc dùng lời nói phương tiện diễn tả bề trái như bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm phi hữu, phi vô v.v...thế gọi là tục đế.(theo TĐ Minh Thông)

+ Chân Đế là gì ?
  • Còn gọi là Đệ Nhất Nghĩa Đế.
  • Chân đế của tự tánh siêu việt không gian thời gian và số lượng, chẳng thể diễn tả gọi là Chân đế.
(theo Danh từ Thiền học)


+ Đệ Nhất Nghĩa Đế là gì ?

- Phạm: Paramàrtha-satya, Pàli: Paramattha-sacca. Gọi tắt: Đệ nhất nghĩa. Cũng gọi Thắng nghĩa đế, Chân đế, Thánh đế, Niết bàn, Chân như, Thực tướng, Trung đạo, Pháp giới. Đối lại với Thế tục đế. Chân lí sâu xa mầu nhiệm vượt trên tất cả pháp. Là một trong hai đế. Các tông phái Phật giáo định nghĩa Đệ nhất nghĩa đế không giống nhau. Như Thuyết nhất thiết hữu bộ của Tiểu thừa coi sự nhận thức về đối tượng đơn nhất không còn phân giải được nữa là cái tồn tại chân thực, gọi là Thắng nghĩa đế. Học phái Trung quán thì cho rằng các bậc Thánh hiền hiểu rõ lí duyên khởi tính không và thấu suốt sự nhận thức điên đảo của thế tục, cái thấu suốt ấy là đạo lí chân thực, gọi là Chân đế. Kinh bộ Tiểu thừa và Du già hành phái lấy trí tuệ làm đối tượng để lí giải, gọi là Thắng nghĩa đế. Đại thừa thì chủ yếu dựa vào Chân đế và Tục đế để điều hòa sự đối lập thế gian và xuất thế gian, rồi dung hợp 2 đế mà quán xét hiện tượng, gọi là Trung quán, Trung đạo, là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của Đại thừa. Ngoài ra, Thiền lâm thường dùng Đệ nhất nghĩa đế để diễn tả cảnh giới tuyệt đối không thể nghĩ bàn. Đệ nhất nghĩa còn được gọi là Hướng thượng môn, Chính vị đẳng. [X. luận Câu xá Q.32; phẩm Quán tứ đế trong Trung luận Q.4; luận Hiển dương thánh giáo Q.2, Q.6]. (xt. Nhị Đế).
(theo Phật Quang TĐ)

Nhị Đế.

Đáp: Ở trong Phật pháp, phải nên phân biệt hai Đế. Đó là:
  • Thế Đế.
  • Đệ Nhất Nghĩa Đế.
Thế Đế nói có chúng sanh. Đệ Nhất Nghĩa Đế nói chẳng có chúng sanh (vô chúng sanh), nói chúng sanh là không, là bất khả đắc.


Nhị Đế dung thông Chzen_10

+++++++++++++++

Tư duy: Sao gọi là "Tương tợ nghĩa của Nhị Đế" ?
+ Bởi vì không thể rạch ròi phân Tục và Chân Đế.

+ Thế nào là Thế Đế ? Thế nào là Đệ Nhất Nghĩa Đế ?
  • Ở giáo lý Đạo Phật, thường gọi:
  • Thế đế là những pháp Nhân thiên thừa, Nhị thừa. (chủ yếu dạy về nhân quả, luân hồi, tội- phước v.v...
  • Thế Đế: Đế là chân lý, Thế Đế là chân lý còn trong sự phân biệt của thế gian, hay còn gọi là "bán tự giáo". Nghĩa "bán tự giáo" ví như người học trò còn ở bước học ban đầu còn học mẫu tự A, B, C v.v... và chỉ mới mới bặp bẹ tập các ráp vần , do vậy mà chưa thông được nghĩa lý sâu xa.

- Đệ Nhất Nghĩa Đế: Là chân lý rốt ráo trọn nghĩa, là "Mãn tự giáo", nghĩa là câu chữ đã trọn vẹn của những người "bác học".- Ví như những định đề, những công thức toán học bậc cao của trình độ đại học. Những chân lý bậc cao này, có thể ở lớp dưới không hiểu được, mà phải trãi qua một thời gian rèn luyện, tu tập, chứng đắc, mới có thể thâm nhập.
* Đệ Nhất Nghĩa Đế là những nghĩa của các kinh Bát nhã, Pháp hoa, niết bàn v.v... ( Tải được ý nghĩa Chân Như, Tự tánh, Niết Bàn, Phật quả v.v...)

* Nhưng đó chỉ là gượng ép mà chia.- Vì nếu hành giả dẫu tu các pháp về Bát nhã, Pháp hoa, niết bàn v.v... nhẫn đến Pháp Tịnh Độ Niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Nhưng còn chấp có tu, có chứng, có tử, có sanh, có đến, có đi, có phàm phu chúng sanh, có Phật rướt hồn về Tây phương.- Thì đều là Thế Tục Đế, là Bán Tự Giáo.

Thí dụ:
(trích)
Nhị đế trong nhà Phật nói là: tục đế và chân đế. Nói đủ là thế tục đế và chân đế. Thế tục đế là chỉ cho những cái lẽ thực mà của thế gian chấp nhận còn chân đế là cái lẽ thực đúng chân lý chỉ có người giác ngộ mới thấy. 2 cái này thường chúng ta hay mắc kẹt đây là thế tục đế kia là chân đế.

Chân và tục nó có 2 cái lãnh vực riêng, nó có 2 giới hạn. Nói gần dễ hiểu ví dụ tôi xuất gia quý đạo hữu tại gia thì tại gia gọi là người thế tục, người xuất gia là người tu hạnh giải thoát. Nhưng mà nếu nói như vậy đó thì nó chỉ có trúng 1 phần nào thôi chớ không phải là chân lý. Nếu quý đạo hữu ở thế tục mà tâm mình hằng ngày sống hết sức là đạo vị hết sức thanh bạch, còn người xuất gia như chúng tôi còn nghĩ chuyện lợi chuyện danh v..v.. thì sao? Ai là giải thoát? Như vậy cái thế tục và cái xuất thế đó 2 cái có thể là khi mình đặt đây thế tục là thế tục suốt kiếp không? Hẳn là xuất thế thì xuất thế thiệt không? Chỉ là ngôn từ bởi vậy cho nên cái người hiểu đạo không có dính 2 bên, như nảy giờ chư tổ thường dạy là không dính cả 2 bên không kẹt bên thế tục cũng không kẹt bên chân đế. 2 bên đều dung hợp nhau thì đó gọi là nhị đế dung thông tam muội ấn. Cái ấn chánh định là 2 đế nó hợp nhau tức là đừng có tách rời cũng như thế tục và xuất thế đều là dung hợp nhau, chứ đừng nhìn thấy mình là khác người kia là khác mà phải dung hợp không có cái chia ra tách ra theo cái quan niệm thông thường. Đó là nói như vậy để giải thích về 2 đế.- (HT. Th Thanh Từ).

Vì thật ra:

* Chân Đế là Chân lý rốt ráo. Mà Tận cùng Chân lý NGÃ- PHÁP đều KHÔNG.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 6.- Phật Tánh .

Phật Tánh là gì ?

* Phật tánh (Buddhadhātu) có nghĩa là bản chất hoặc bản tánh của Phật. Tất cả chúng sanh đều có bản tánh này như đức Phật, chính nhờ bản tánh này mà trong tương lai chúng sanh sẽ được thành Phật. Đây chính là “cái nhân” để thành Phật nên chữ “tánh” (dhātu) cũng đồng nghĩa như “nhân” (hetu). Khi chúng sanh chưa thành Phật thì bản tánh này gọi là “Như Lai tạng”. Có thể nói tư tưởng này xuất hiện sớm nhất trong kinh “Như Lai tạng”: “Này Thiện nam tử, tuy chúng sanh đang ở trong các thú và phiền não, nhưng có Như Lai tạng thường tại, không bị nhiễm ô, đầy đủ các đức tướng như ta không khác”. Kế đến là tư tưởng “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” trong kinh “Đại Bát Niết bàn” (Mahā-parinirvāṇa-sūtra) và các kinh khác như kinh Đại bảo tích (Mahā-ratnakūṭa-sūtra), kinh Lăng Già (Laṅkāvatāra-sūtra), kinh Thắng Man (Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra). Trong các luận Đại thừa cũng có bàn rất kĩ vấn đề này, như là Bảo tánh luận[4] (Ratna-gotravibhāga-śāstra), Phật tánh luận (Buddhadhātuśāstra), Đại thừa Khởi tín luận (Mahāyāna-śraddhot- pāda-śāstra)…

thuvienhoasen.org
Trên là quán về mặt Tục Đế.

Theo VQ tư duy:

* Quán về Chơn Đế thời thấy:

Phật tánh là "cái tánh chân thật" của TÂM .- Phật Tánh hằng hữu bất biến.

"Cái tánh chân thật" của vạn PHÁP, của vũ trụ vốn là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết' (không thể nghĩ bàn, không thể nói ra được) . Mà kinh điển gọi là Tánh CHÂN NHƯ.

Ở đây nói "Phật Tánh", tức là nói Tánh Chơn Như của Tâm.- Đó là Tự Tánh Tâm Thanh Tịnh Bản Nhiên:

* Tự tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên.- là cái tánh vốn nó thanh tịnh, không có làm khổ ai, không não hại ai, tóm lại là cái Tâm không vô minh: tham, sân, si , mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ v.v....không phẩn ,hận, phú ,não, tật, san, vô tàm, vô úy, trạo cử, hôn trầm, tán loạn, thất niệm, bất chánh tri và không ngã tướng của Tâm Thức.

* Muốn thể nhập Tự Tánh Tâm Thanh Tịnh Bản Nhiên, thì giống ĐH Ba Tuần và ĐH An Long nói:
ĐH An Long nói: CHỈ CẦN TỪ BỎ,RỜI LÌA CÁC KIẾN CHẤP PHÂN BIỆT CỦA Ý ,Ý THỨC VỌNG TƯỞNG CHẤP NGÃ , CHẤP PHÁP...==> CHỨ ĐÂU PHẢI DO TẠO TÁC , HÀNH TRÌ (KIẾN LẬP PHÁP THEO Ý, Ý THỨC VỌNG TƯỞNG LỐI MÒN TƯƠNG TỤC NGÃ CHẤP )
ĐH Ba Tuần nói: Nếu đã sẵn định tu học để làm gì ? Vì tu học không phải lấy thêm cái biết cái hiểu, mà là quên đi cái hiểu cái biết sai lầm, nên đạo lộ lấy xả ly (tiểu thừa), chẳng trụ (đại thừa) để nhận ra vốn thường tự tại tự định, chẳng do tu mà thành, chẳng có cái mà đắc. Do đạo hữu chấp lời người mắt sáng, lại dùng cái thức tình của "kẻ tự bịt mắt" nên thành ra chấp trước vào nhân duyên, kẹt cứng vào tự nhiên sẵn có, nên không rõ ấy thôi.


Vạn pháp tuy nhiều, nhưng theo kinh Thủ Lăng nghiêm tóm lại, gồm có 2 phần.

+ Phần tâm thức, có 2, là Kiến Đại và Thức Đại.

a/. Kiến Đại là 1 trong các nguyên tố tạo thành tâm của con người, đại diện cho kiến, văn, giác, tri (tức thấy, nghe, hay, biết).

b/. Thức Đại, là sự tích lũy, tư duy, nhận thức của con người, gồm có 8 thức là: mắt, tai, mũi, lưõi, thân, ý thức. mạc na thức và A lại da thức.

+ Phần vật chất. Gồm có 5 Đại là: đất, nước, gió, lửa và hư không (địa, thủy, hỏa, phong, không đại).

7 Đại này tánh vốn nó thanh tịnh, không có làm khổ ai, không não hại ai, tóm lại là không vô minh (tham, sân, si v.v.... và không ngã tướng) .- Đó là Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của 7 Đại.

* Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của Kiến Đại và Thức Đại, còn gọi là Tánh Giác hay Phật Tánh.

* Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của 5 Đại là: địa, thủy, hỏa, phong, không đại, còn gọi là Tánh Tịnh hay Pháp Tánh.

* Hòa hợp Phật Tánh và Pháp Tánh, là Tăng Tánh.

Luận Hiển Dương Chánh Giác nói:

“ Phật tánh tại hữu tình

Pháp tánh tại vô tri

Phật Pháp bản lai vô nhị tánh

nhất hoả năng siêu bá vạn sài ”

* Như vậy. Khi Quán về Phật Tánh, thì có Tục Đế và Chơn Đế. Khi Quán được Nhị Đế Dung Thông thì rõ được Phật Tánh là Như Như Bất Động.

Nhị Đế dung thông Tri_qu11
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 7.- Pháp Tánh.

Thưa các Bạn: Cũng tương tợ như Phật Tánh.- Phật tánh là "cái tánh chân thật" của TÂM . Thì Pháp tánh là "cái tánh chân thật" của vạn PHÁP.

* Pháp Tánh là cái tánh thanh tịnh bản nhiên (vốn có) của các pháp, chớ không phải do diệt đi một cái gì đó rồi sau đó pháp tánh mới hiện ra.

* Tánh thanh tịnh bản nhiên đó là Pháp Tánh.

"Cái tánh chân thật" của vạn PHÁP, của vũ trụ vốn là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết' (không thể nghĩ bàn, không thể nói ra được) . Mà kinh điển gọi là CHÂN NHƯ.

Ở đây nói "Phật Tánh", tức là nói Chơn Như của Tâm. Nói "Pháp tánh" , tức là nói Chơn Như của Pháp. Tuy là hai nhưng tận cùng chỉ một NHƯ.

Nghĩa là: Pháp Tánh là cái tánh Thanh Tịnh Bản nhiên (Tự nó như vậy, không do tu tập, tạo tác mà sanh ra) của vạn vật vô tình chúng sanh (như cái cây, cục đá v.v...).- Pháp Tánh vốn không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm, không đến, không đi.- Là Bát Bất mà kinh Bát Nhã nói-

Hỏi: Những gì là Pháp ?
Đáp: Duy Thức học.- Khái quát "Các Pháp" gồm 100 pháp (Xem Đại thừa bách pháp minh môn luận)

kinh Bát Nhã dạy: Ca Diếp Bồ tát bạch Phật: "Pháp tánh của chư Phật nghĩa thế nào ? Mong đức Như Lai giải rộng cho. Theo con hiểu: Pháp tánh có nghĩa là phải xả bỏ sắc thân. Đã xả bỏ sắc thân tức là vô sở hữu, nếu vô sở hữu thì thân không còn. Thân nếu còn tại sao lại nói thân có pháp tánh ? Thân có pháp tánh sao thân lại còn ?

Phật dạy: "Ca Diếp ! Ông chẳng nên nói diệt mới là pháp tánh. Pháp tánh không có diệt.
(hết trích)

Bài Giảng (của HT. Th Từ Thông):

+ Pháp tánh là cái tánh thanh tịnh bản nhiên (vốn có) của các pháp, chớ không phải do diệt đi một cái gì đó rồi sau đó pháp tánh mới hiện ra. Niết Bàn cũng thế. Niết Bàn thường, lạc, ngã, tịnh không phải do diệt (chết) cái thân này mới có Niết Bàn.

+ Cực lạc cũng thế, không phải đợi sau khi chết, đức Phật Di Đà mới rước "hồn" người về Cực Lạc. Người tu đúng, thì phải hưởng dụng Cực Lạc ngay tại đây và bây giờ. Vì : " Phật hiệu Di Đà, Pháp giới tàng thân tùy xứ hiện, Quốc danh Cực Lạc, Tịch Quang chơn cảnh cá trung huyền". Đó là Tự tánh Di Đà, duy tâm tịnh Độ.

Ví như người tu Vô Tưởng Định, tuy họ đã được vào Vô Tưởng Thiên, vẫn hưởng được phước báu cõi Vô Tưởng Thiên, mà thân sắc ấm này vẫn còn.

Kinh dạy: Này Ca Diếp ! Cảnh giới của Như Lai chẳng phải chỗ biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Chẳng nên nói thân của Như Lai là pháp diệt. Ông không nên nghĩ Như Lai ở chỗ nào, đi chỗ nào, thấy, vui, chỗ nào ? Pháp thân của Phật, các thứ phương tiện chẳng thể nghĩ bàn, chẳng phải điều mà các ông biết được.

+ Nếu dùng cái trí hạn hẹp so đo của Nhị thừa, thì không thể thấy biết được Cảnh giới của Như Lai. Phải dùng quán trí của Đại thừa mới có thể thấy được "Tánh thanh tịnh bản nhiên". Tánh thanh tịnh bản nhiên đó là Pháp Tánh.
(hết trích)

+++++++++++++++++++


Tư duy:

* Pháp Tánh:

Là tánh "Thanh tịnh bản nhiên" của vạn pháp. Tánh ấy thường NHƯ, "Như" là không thể nghĩ bàn, nhưng kinh khái quát có các đặc tính như sau:

1/. Bất sanh: Là các pháp do duyên sanh, nhưng duyên không có tự tánh, nên duyên mà "không duyên", nghĩa là không thực có các duyên để sanh các pháp, thật tế các pháp là "Bất sanh".

2/. Bất diệt: Vì không sanh nên đâu có để diệt.

3/. Bất Cấu: Là không có trần cấu, uế trược. Do có sanh. lão, bệnh, tử khổ nên gọi là Cấu uế, nhưng không sanh, thì không có lão, bệnh, tử vì vậy nên không có cấu uế.

4/. Bất Tịnh: Vì vốn không có cấu uế, nên cũng không phân biệt gì là Tịnh.- Đó là Bất tịnh (chẳng có Tịnh).

5/. Bất Tăng: Nghĩa là không thêm (tăng thượng). Vì các pháp xưa nay nó vốn là như vậy: chẳng sanh, chẳng diệt v.v..., nó vốn là NHƯ vậy, nên chẳng có gì Tăng.

6/. Bất Giảm: Vì nó vốn là NHƯ vậy, nên chẳng có gì Giảm.

7/. Bất Đoạn: Chẳng phải đoạn kiến (chết là hết) vì không có sanh, thì đâu có chết để hết.

8/. Bất thường: Cũng chẳng phải thường còn vĩnh viễn: Vì vốn không sanh, thì lấy cái gì để thường còn.

9/. Bất khứ, bất lai: Không đến, không đi vì bản chất các pháp vốn thường hằng khắp cả chỗ, nên không đến, không đi.

10/. Bất Nhất- Bất dị: Không phải một cũng chẳng phải khác. Vì các pháp là Bất Nhị là NHƯ.

Nói tóm lại PHÁP TÁNH là TÁNH RỐT RÁO THANH TỊNH của các Pháp.

Phật Tánh và Pháp Tánh vốn không hai.

Luận Hiển Dương chánh Giác nói:

" Phật Tánh tại hữu tình,

Pháp Tánh tại vô tri.

Phật- Pháp bổn lai vô nhị tánh,

Nhất hỏa năng thiêu bách vạn sài."

Nghĩa là vốn cùng là Chơn như, nhưng tác động vào hữu tình thì gọi là Phật Tánh, tác động Ở vô tình thì là Pháp Tánh đó. Giống như chỉ là một thứ lửa mà có thể đốt tất cả các loại củi vậy.

* Không chỉ riêng Như Lai là rốt ráo thanh tịnh, mà vạn pháp trên cõi đời này tất cả đều rốt ráo thanh tịnh. Thế thì vạn vật ngàn sai muôn khác. Nhưng tất cả đều đồng một tánh là Tánh Thanh Tịnh.


Tuq duy về .- Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên:

Tự tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên.- là cái tánh vốn nó thanh tịnh, không có làm khổ ai, không não hại ai, tóm lại là không vô minh (tham, sân, si v.v.... và không ngã tướng) của vạn pháp.

Vạn pháp tuy nhiều, nhưng theo kinh Thủ Lăng nghiêm tóm lại, gồm có 2 phần.

+ Phần tâm thức, có 2, là Kiến Đại và Thức Đại.

a/. Kiến Đại là 1 trong các nguyên tố tạo thành tâm của con người, đại diện cho kiến, văn, giác, tri (tức thấy, nghe, hay, biết).

b/. Thức Đại, là sự tích lũy, tư duy, nhận thức của con người, gồm có 8 thức là: mắt, tai, mũi, lưõi, thân, ý thức. mạc na thức và A lại da thức.

+ Phần vật chất. Gồm có 5 Đại là: đất, nước, gió, lửa và hư không (địa, thủy, hỏa, phong, không đại).

7 Đại này tánh vốn nó thanh tịnh, không có làm khổ ai, không não hại ai,

* Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của Kiến Đại và Thức Đại (Hữu Tình), còn gọi là Tánh Giác hay Phật Tánh.

* Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của 5 Đại (Vô Tình) là: địa, thủy, hỏa, phong, không đại, còn gọi là Tánh Tịnh hay Pháp Tánh.

* Hòa hợp Phật Tánh và Pháp Tánh, là Tăng Tánh.
đất2.jpg


Kính các Bạn.- Pháp Tánh bất sanh bất diệt.- Nên Pháp Tánh là Chơn Đế.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 8.- Tăng Tánh.

Nghĩa của Tăng là "Hòa Hợp".- Hòa hợp Phật Tánh và Pháp Tánh, là Tăng Tánh.

Ở đây:

+ Phật Tánh là Pháp Vô Sanh, là rốt ráo Không,

+ Pháp Tánh là Pháp Vô Sanh, là rốt ráo Không.

Nên suy ra:

+ Tăng Tánh cũng là Pháp Vô Sanh, cũng là rốt ráo Không.

Nghĩa là: Gọi là Hòa Hợp.- Chỉ như là Hư Không hòa hợp với HƯ KHÔNG vậy thôi.

VQ xin dùng một thí dụ này để thuyết minh:

+ Ví như HƯ KHÔNG rộng lớn vô biên trong vũ trụ.- Vốn nó tự Không mà không do tạo tác mà có. Cái Hư Không này không thể nghĩ bàn.- Dụ cho CHÂN NHƯ Pháp Giới không thể nghĩ bàn.

+ Ví như có một người thợ làm đồ gốm, tạo chiếc bình (giống như bầu rượu) và đậy nắp bình lại.- Khi ấy có một "khoảng hư không nhỏ" bị nhốt lại trong bình.- Cái hư không nhỏ này dụ cho "Tâm Chúng Sanh".

+ Tăng Tánh.- Dụ cho Tâm người tu.- Họ dùng giới- Định- Huệ để "phá vở" chiếc bình (dụ cho sự chấp Ngã và Pháp) đồ gốm ấy.- Khi ấy:

Cái hư không nhỏ dụ cho Tâm Chúng Sanh.- Liền "HÒA HỢP" Với HƯ KHÔNG rộng lớn vô biên trong vũ trụ (dụ Niết Bàn).

* Xin hỏi các Bạn:

+ Có nên chấp rằng : Hư Không nhỏ "hòa hợp" với HƯ KHÔNG lớn ?
- Thưa không.- Vì hư Không là Hư Không, chẳng phải lớn hay nhỏ ! Hư Không tự nó vắng lặng chẳng phải do hòa hợp mà có.

Tăng Tánh cũng vậy.- Tự nó Thanh Tịnh Bản Nhiên. Khế hợp với Chân Như.- Chỉ khi nào nhận ra, khế hợp thì Tự Tăng Tánh sẳn đủ vậy thôi.

Cái lúc "khi nào nhận ra, khế hợp thì Tự sẳn đủ" Đó là Nhập Tri Kiến Phật.- vậy thôi.

Không do Tu, Không do Tạo Tác mà có Tăng Tánh, Không do Tu, Không do Tạo Tác mà có Tri Kiến Phật.- Vì Tăng Tánh, vì Tri Kiến Phật là Chân Đế.
va_phy10.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 9.- Thảo luận về Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên.

ĐH- VNBN rằng:

Tự Tánh cũng chính là Phật Tánh.
Không ít người cho rằng, Phật Tánh gắn liền với tri giác nhận biết. Khi được hỏi, họ sẽ nói luyên thuyên về Phật Tánh với các hành vi nhận biết,....
Nhưng khi bị mê man bất tỉnh thì họ chẳng biết, Phật Tánh của họ ở đâu? Vì lúc bất tỉnh, họ còn chẳng biết họ ở đâu nữa, huống hồ hỏi Phật Tánh.

Mời các cao nhân, trả lời giúp!
(Tất nhiên, VNBN cũng có chủ kiến) - Hết trích-

++++++++++++++++
Vâng câu hỏi này.- Do tiêu đề đã lệch lạc rồi ạ. VNBN nói:
"Tự tánh vốn thanh tịnh mà thường sanh tất cả pháp. Vậy khi mê man bất tỉnh, Tự Tánh tác dụng ra sao?"

VQ trả lời: Thưa Bạn : "Tự tánh vốn thanh tịnh là Pháp VÔ SANH.- nên không sanh tất cả pháp.- Hay nói cách khác: THẤY CÁC PHÁP CÓ SANH LÀ VỌNG TƯỞNG THẤY.- Vì vậy nên : lúc bất tỉnh, họ còn chẳng biết họ ở đâu nữa, huống hồ hỏi Phật Tánh.- VÌ LÚC BẤT TỈNH THÌ VẪN LÀ VỌNG TƯỞNG MÀ THÔI.
HT. Thích Từ Thông giảng:
"Khi thức thì Tưởng,
Khi ngũ (mê) thì Mộng.
Mộng- Tưởng là điên đão.
Lìa Mộng- Tưởng điên đão thì đến Niết Bàn.
(hết trích)

Tổ Trúc Lâm có bài kệ:

Tất cả Pháp Không Sanh,
Tất cả Pháp Không Diệt.
Ai hiểu được lẽ ấy,
Thì chư Phật hiện tiền nào có đến có đi...
(hết trích)
trnh ton.jpg


Nghĩa là:

  • Thấy có Sanh Diệt chỉ là Tục Đế.
  • Nhận ra Pháp Vô Sanh thì đến Chân Đế.


Bạn nên đọc kỷ lại: Phật Tánh- Pháp Tánh- Tăng Tánh (ở trên)

Mến.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 10,- Hỏi: Vô Minh: Tham, sân, si, v.v... là Tự Tánh ? Hay vô Vô Minh: vô Tham, vô sân, vô si, v.v.là Tự Tánh ?

Vấn đề này. Đức Phật khai thị ơ đoạn kinh Bát Nhã sau đây:

Kinh văn: Bạch Thế tôn ! Như lời Phật dạy: Do gìn giữ tâm Bồ đề, gần gũi tứ vô lượng tâm; do tin thuận "nhất thật tướng" của Đại thừa, dứt hết tham, sân, si, mà Bồ tát được "tâm giải thoát".

Bạch Thế tôn ! Lời Phật dạy, con không dám nghi, nhưng theo chỗ con hiểu, nghĩa này dường như chưa trọn nghĩa !(Tục Đế).

Bạch Thế tôn ! Nếu tánh vốn có của tâm không tham, không hệ phược, vậy do nhân duyên gì mà có thể hệ phược và do nhân duyên gì mà có thể hệ phược được tâm ? Ví như vắt sừng, sừng vốn không có sữa, cho nên dù có công, dụng sức bao nhiêu vắt cũng không có sữa. Tâm vốn không tham…sao nay lại có ? Nếu trước vốn không mà sau mới có thì chư Phật và Bồ tát vốn đã không tham, vậy chừng nào sanh tham …trở lại ?

Bạch Thế tôn ? Thạch nữ vốn không con, dù phải bao nhiêu nhơn duyên, thế lực cũng không sao có con được. Tâm vốn không tham, không hệ phược, dù gây tạo nhơn duyên gì cũng không sao sanh tham…được !

Bạch Thế tôn ! Tâm vốn không tham mà lại gọi là "giải thoát" thì chư Phật và Bồ tát có thể nhổ gai trong hư không để ngừa họa cho chúng sanh ư ?

Thế tôn ! Tâm quá khứ đã không thể có, tâm hiện tại cũng không thể có, tâm vị lai lại càng không thể có, vậy "tâm giải thoát" là cái tâm nào ?

Thế tôn ! Ví như ngọn đèn quá khứ không diệt tối, ngọn đèn hiện tại không diệt tối, ngọn đèn vị lai càng không diệt tối vì hai thứ ấy không đồng thời. Tâm cũng vậy, thế sao lại nói là "Tâm giải thoát" ?

HT. Thi Từ Thông - Trực chỉ:

* Cao Quý Đức Vương nêu ba nghi vấn:

Một, tham…có tự tánh, vì có tự tánh cho nên tham làm ô trọc tâm, ràng buộc được tâm ?

Hai, tâm có tự tâm chơn thật, vì vậy sau khi tu hành tâm được giải thoát ?

Ba, tham có tự thể, tâm có tự thể và giải thoát cũng có tự thể ?

Ba nghi vấn này, Bồ tát Cao Quý Đức Vương nhằm mục đích đánh thức tâm nghi của chúng sanh, muốn cho chúng sanh ứng dụng thành ngữ: "Đại nghi, Đại ngộ” trong chốn thiền môn đấy !

Như Lai Thế tôn thì không bao giờ là người nắm tay lại mà bao giờ cũng là người sẵn sàng tung vãi để lợi lạc chúng sanh.

Đức Như Lai ôn tồn bảo: Cao Quý Đức Vương ! Điều căn bản nhận thức để nhận thức chánh pháp Đại thừa trong đạo Phật là: "CÁC PHÁP KHÔNG TỰ TÁNH".

Tâm không tự tánh cho nên trong ba đời: Quá, hiện, vị lai tìm tâm không có. Tham, sân, si, đối tượng buộc ràng hệ phược tâm, tìm thực tánh của nó, không hề có tánh.

Cái gọi là "giải thoát" hệ phược, khiến cho tâm được giải thoát. Sự thật, tâm nào có giải thoát gì đâu, vì nó vốn không hệ phược.

CÁC PHÁP KHÔNG TỰ TÁNH vì không tự tánh cho nên không thể nói quyết định. PHẬT PHÁP BẤT ĐỊNH PHÁP, vì bất định pháp cho nên các pháp chuyển biến hình thành theo nhơn duyên, mà nhơn duyên thì trùng trùng vô tận sanh diệt đổi thay cho nên nhơn và quả của vạn pháp cũng chuyển biến không ngừng.

* Từ nhơn duyên mà tâm trở thành tham kết và bị hệ phược. Cũng từ nhơn duyên mà tâm trở thành thanh tịnh được Đại Niết bàn. Vì vậy, tâm không thể nói quyết định và nhơn duyên cũng không thể nói quyết định, cho đến Pháp tánh, Phật tánh cũng không thể nói quyết định.
Những vấn đề trên, chúng ta cần phải dùng Lý Trung Đạo để quán. Trung Quán Luận Tổ Long Thọ dạy:

Trung Quán Luận, phẩm XXIV, đoạn 18 viết:

"Chúng nhân duyên sanh pháp
Ngã thuyết tức thị Không.
Diệc vi thị giả danh
Diệc thị Trung đạo nghĩa"

(Pháp do các nhân duyên sinh
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo)
thy_ng14.jpg

Từ Pháp môn Trung Đạo này. Tổ Thiên Thai lập thành Tam Quán:

1./ Thấy các pháp do nhân duyên sanh, Thể tánh đều không tức là quán Không.

2/. Thể tánh các pháp là không, song khi duyên hợp giả có, tức là quán Giả.

3/. Không giả đều buông, chỉ còn nhất tâm Chân như, tức là quán Trung đạo đệ nhất nghĩa.

Hành giả nương 3 pháp quán này mà sẽ vào được Thâm nghĩa của Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên nói trên.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,117
Điểm tương tác
709
Điểm
113
Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên

Tâm có Tánh là Không nên vốn Thanh tịnh nhưng do ô nhiễm trần sa, kiến tư mà sanh Tham, Sân và Si.
Bát nhã luận: Không vốn vô ngại nhưng do nhiễm ô (Vì Không vốn vô tác nên cũng không thể tự rủ sạch nhiễm ô) mà làm cho Tâm chấp hữu thành chướng ngại. Lại nữa, các pháp nhiễm ô này vốn là Huyễn (không thật) duyên với Vọng (mậu ngộ) mà sanh nên chúng cũng rốt ráo không.

Như một em bé mới sanh tâm vốn thanh tịnh nhưng khi lớn lên thì lần lần bị nhiễm ô cảnh trần bụi đời mà sanh Tham, Sân và Si. Tuy nhiễm ô Tham, Sân và Si nhưng vì bản nhiên Tánh thanh tịnh nên bằng công phu tu tập Giới, Định, Huệ rủ sạch Tham, Sân, và Si thì lại Thanh tịnh. Xưa sao (thanh tịnh) nay vậy (thanh tịnh) nên có gì gọi là được, có gì gọi là đắc...Không Được, không Đắc...thì có gì gọi là Tu.


trừng hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên

Tâm có Tánh là Không nên vốn Thanh tịnh nhưng do ô nhiễm trần sa, kiến tư mà sanh Tham, Sân và Si.
Bát nhã luận: Không vốn vô ngại nhưng do nhiễm ô (Vì Không vốn vô tác nên cũng không thể tự rủ sạch nhiễm ô) mà làm cho Tâm chấp hữu thành chướng ngại. Lại nữa, các pháp nhiễm ô này vốn là Huyễn (không thật) duyên với Vọng (mậu ngộ) mà sanh nên chúng cũng rốt ráo không.

Như một em bé mới sanh tâm vốn thanh tịnh nhưng khi lớn lên thì lần lần bị nhiễm ô cảnh trần bụi đời mà sanh Tham, Sân và Si. Tuy nhiễm ô Tham, Sân và Si nhưng vì bản nhiên Tánh thanh tịnh nên bằng công phu tu tập Giới, Định, Huệ rủ sạch Tham, Sân, và Si thì lại Thanh tịnh. Xưa sao (thanh tịnh) nay vậy (thanh tịnh) nên có gì gọi là được, có gì gọi là đắc...Không Được, không Đắc...thì có gì gọi là Tu.


trừng hải


tổ đạt ma.jpg


Mô Phật.

Phật ngôn: "Ngô Pháp, niệm vô niệm niệm, hành vô hành hành, ngôn vô ngôn ngôn, tu vô tu tu. Hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ. Ngôn ngữ đạo đoạn, phi vật sở câu, sai chi hào ly, thất chi tu du." (Tứ Thập Nhị Chương Kinh)

Dịch Nghĩa:

Đức Phật dạy: " Pháp của Ta, nghĩ mà không nghĩ; làm mà không làm; nói mà không nói; tu mà không tu. Kẻ biết thì gần, người mê thì xa; đường ngôn ngữ đứt hết, chẳng bị vật gì ràng buộc; sai đi một ly ắt mất trong khoảnh khắc."
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Bài 11.- Vào được Pháp Tánh.

Như trên đã quán. Pháp tánh là "cái tánh chân thật" của vạn PHÁP.- Pháp Tánh là cái tánh thanh tịnh bản nhiên (vốn có) của các pháp, chớ không phải do diệt đi một cái gì đó rồi sau đó pháp tánh mới hiện ra.- Tánh thanh tịnh bản nhiên đó là Pháp Tánh.

* Luận ĐT ĐL: Pháp tánh cũng tức là thật tướng pháp.
Khi đã trừ được hết các kiết sử, đã phá tan được màn vô minh mê ám, thì tâm trở nên thanh tịnh. Lúc bấy giờ, hành giả thật quán được bản tánh thanh tịnh của các pháp. Như vậy là vào được pháp tánh.

Pháp tánh vốn chân thật. Chúng sanh do tà quán mà bị các tà kiến trói buộc. Nếu tỉnh ngộ, hành chánh quán, thì sẽ được giải thoát.
Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la-mật, chẳng dấy niệm nghĩ răng ta sẽ mau được pháp tánh hay ta sẽ chăng vào được pháp tánh. Vì sao? Vì Bồ tát biết rõ pháp tánh là vô tướng, chẳng có xa gần nên chẳng có sự việc mau được hay lâu được, hay chẳng được pháp tánh. Pháp tánh là thật tế, là như như, chẳng có thể được vậy.

Do vì chẳng thấy rõ tự tánh của các pháp mà khởi sanh các tà kiến, cho rằng các pháp xuất sanh từ pháp tánh, hoặc cho rằng các pháp ở ngoài pháp tánh, hoặc cho rằng pháp tánh khác với các pháp. Các bậc Thánh do đã dứt trừ được vô minh, nên vào được thật tướng pháp, rõ biết ở nơi thật tướng thì hết thảy pháp đều là vô tướng, là nhất tướng.
Ví như mặt trời bị mây che khuất, khiến chẳng chiếu ánh sáng được. Khi mây tan biến rồi thì mặt trời lại chiếu ánh sáng trở lại như trước. Vì sao? Vì do mây che lấp mà hư không đã mất đi tánh trong suốt. Khi mây đã tan biến rồi thì tánh trong suốt của hư không lại hiện ra như cũ.
Bởi vậy nên Bồ tát chẳng thấy có pháp nào xuất sanh từ vô minh, chẳng có pháp nào xuất sanh từ pháp tánh, chẳng thấy có pháp nào ngoài pháp tánh, cũng chẳng thấy có pháp nào khác với pháp tánh cả.

Kinh Đại Bát Nhã:

Này Xá Lợi Phất! Khi thật hành Bát nhã Ba-la-mật,Bồ tát Ma-ha-tát chẳng dấy niệm y nơi pháp tánh để phân biệt các pháp.
Bồ tát Ma-ha-tát phải tu tập đúng như vậy, mới được gọi là cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng.

LUẬN:
Hỏi: Thế nào là chẳng dấy niệm y nơi pháp tánh để phân biệt các pháp?
Đáp: Dấy niệm y nơi pháp tánh có nghĩa là chấp pháp tánh. Thế nhưng chấp pháp tánh, quý pháp tánh cũng duyên sanh ra các kiết sử. Bởi vậy nên Bồ tát chẳng dấy niệm y nơi pháp tánh để phân biệt các pháp.
Hỏi: Pháp tánh là ‘không”, là nhất tướng, là vô tướng.
Như vậy làm thế nào mà cỏ thể y nơi pháp tánh để phân biệt các pháp?
Đáp: Pháp tánh diệt được vô minh, tận trừ các kiết sừ phiền não, phá được các pháp tướng. Nhờ vậy mà tâm trở nên thanh tịnh, trí huệ trở nên sáng suốt, khiến có thể phân biệt được các pháp.


+++++++++

Nhị Đế dung thông P71110

Tu tập, quán chiếu như vậy thì Vào được Pháp Tánh. - Nhận ra Chân Đế Đệ Nhất Nghĩa.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên