Nhìn sâu pháp Tứ Đế.

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Kính thưa Quý Thiện Tri Thức. Kính Quý ĐH trên diễn đàn.

Bài kinh đầu tiên đức Phật dạy cho hàng đệ tử là pháp Tứ Đế.

Lời nhắc nhở cuối cùng lúc Phật Niết Bàn ở kinh Di giáo cũng là pháp Tứ Đế.

Tứ Đế, rất vi diệu nên gọi là Tứ Diệu Đế, rất Chân Thật, nên gọi là Tứ Chân Đế, rất Thánh thiện nên gọi là Tứ Thánh Đế v.v...

Vậy thì nên chăng, chúng ta cần thẩm thấu sâu xa, cần tiêu hóa chậm rải như trâu ăn cỏ, đề tìm ra chất sống mà nuôi lớn pháp thân huệ mạng.

Kính mời Quý vị hãy cùng với kẻ chậm chạp này, lần mò Nhìn sâu pháp Tứ Đế.

Trân trọng kính mời.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính thưa Quý Thiện Tri Thức. Kính Quý ĐH trên diễn đàn.

Bài kinh đầu tiên đức Phật dạy cho hàng đệ tử là pháp Tứ Đế.

Lời nhắc nhở cuối cùng lúc Phật Niết Bàn ở kinh Di giáo cũng là pháp Tứ Đế.

Tứ Đế, rất vi diệu nên gọi là Tứ Diệu Đế, rất Chân Thật, nên gọi là Tứ Chân Đế, rất Thánh thiện nên gọi là Tứ Thánh Đế v.v...

Vậy thì nên chăng, chúng ta cần thẩm thấu sâu xa, cần tiêu hóa chậm rải như trâu ăn cỏ, đề tìm ra chất sống mà nuôi lớn pháp thân huệ mạng.

Kính mời Quý vị hãy cùng với kẻ chậm chạp này, lần mò Nhìn sâu pháp Tứ Đế.

Trân trọng kính mời.

Kính trưởng bối Ngọc Quang!
Sinh tử là chuyện lớn, vô thường rất chóng. Thế nên hãy thẩm thấu chánh pháp liễu liễu chứ từ tốn như trâu ăn cỏ e rằng cỏ xanh thành nội mất!
Kính!
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
chào Ngọc Quang

Kính thưa Quý Thiện Tri Thức. Kính Quý ĐH trên diễn đàn.

Bài kinh đầu tiên đức Phật dạy cho hàng đệ tử là pháp Tứ Đế.

Lời nhắc nhở cuối cùng lúc Phật Niết Bàn ở kinh Di giáo cũng là pháp Tứ Đế.

Tứ Đế, rất vi diệu nên gọi là Tứ Diệu Đế, rất Chân Thật, nên gọi là Tứ Chân Đế, rất Thánh thiện nên gọi là Tứ Thánh Đế v.v...

Vậy thì nên chăng, chúng ta cần thẩm thấu sâu xa, cần tiêu hóa chậm rải như trâu ăn cỏ, đề tìm ra chất sống mà nuôi lớn pháp thân huệ mạng.

Kính mời Quý vị hãy cùng với kẻ chậm chạp này, lần mò Nhìn sâu pháp Tứ Đế.

Trân trọng kính mời.

Muốn được Ngọc Quang nói thế nào là pháp thân huệ mạng? huệ mạng cũng ăn cũng tiêu hóa như trâu bò sao?. huệ mạng nằm ở chỗ nào trong thân, ăn như thế nào, ăn thứ gì mong Ngọc Quang nói dùm, chỉ rõ.
cám ơn nhiều
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Muốn được Ngọc Quang nói thế nào là pháp thân huệ mạng? huệ mạng cũng ăn cũng tiêu hóa như trâu bò sao?. huệ mạng nằm ở chỗ nào trong thân, ăn như thế nào, ăn thứ gì mong Ngọc Quang nói dùm, chỉ rõ.
cám ơn nhiều

Thưa ngài auduongphong.

Đọc kinh, nghe giáo phải biết tùy cơ lực chọn, khéo léo nhận ra thí dụ.- Đó gọi là như trâu ăn cỏ.

* Pháp thân thì, ngài vừa nói ở bài "hỏi về tam thân Phật", đó.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?27857-Hỏi-về-tam-thân-Phật/page2

* Huệ mạng, là lấy trí huệ làm mạng, trí huệ này nằm khắp pháp thân chỗ nào cũng có, mà chỉ có với người có trí, người ấy mới thấy được.

Kinh thủ Lăng nghiêm nói:

- Nếu người đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, trước tiên phải lấy phân nhuyễn mịn của loài trâu trắng ở Tuyết Sơn, hòa với đất vàng và mười thứ thảo mộc thơm như Chiên Đàn, trầm hương v.v... để làm nền đạo tràng;

Kinh niết bàn có nói đến cỏ Phì nhị để cho loài trâu trắng ăn. như vầy:

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như núi Tuyết có một vị thuốc tên là “Dược vị”. Thuốc đó rất ngọt, ở dưới lùm bụi rậm, người không thấy được. Có người nghe mùi thuốc liền biết chỗ đó chắc có thuốc ấy. Thuở trước có vua Chuyển Luân ở nơi núi Tuyết nầy đặt những bộng cây để tiếp lấy thuốc. Lúc thuốc đó chín thời từ đất chảy ra chứa vào trong bọng cây, mùi vị thuốc ngọt ngon. Sau khi Vua đã băng, thời thuốc đó hoặc chua, hoặc mặn, hoặc ngọt, hoặc đắng, hoặc cay, hoặc lạt, tùy địa phương của thuốc sanh ra mùi vị đều khác nhau. Nhưng vị thật của thuốc đọng ở nơi núi như mặt trăng tròn. Người phàm ít phước dầu có đào xới chỉ luống khốn khổ mà không thể được. Lúc có Thánh-Vương ra đời, vì phước lớn của Vua, liền đặng vị thật của thuốc.

Nầy Thiện-nam-tử ! Mùi vị tạng Như-lai cũng như vậy, bị các rừng bụi phiền não che đậy, chúng sanh mê mờ chẳng thấy được.

“Dược vị” trên kia dụ cho Phật tánh. Bởi các phiền não nên sanh ra các thứ mùi vị sai khác như là địa ngục, súc sanh, ngạ quỹ, Trời, người, nam, nữ, Sát-lợi, Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà v.v…

Phật tánh hùng mãnh không thể hư hoại, vì thế nên không ai có thể sát hại được. Nếu sát hại được thời Phật tánh dứt, nhưng Phật tánh trọn không thể dứt, vì không bao giờ tánh có thể dứt được.

Như tánh của ngã tức là tạng Như-Lai không có gì phá hoại, đốt cháy được tánh ấy. Dầu không có thể phá hoại, nhưng chẳng thấy được. Nếu chứng đặng vô thượng chánh đẳng chánh giác mới thấy được tánh. Do cớ đó nên không ai có thể sát hại được
.

Thưa Bạn:

Nuôi lớn Huệ mạng, ví như chăn trâu, thuần hóa con trâu từ đen, dần dần thành trắng (mục ngưu đồ), nhờ ăn cỏ phì nhị ( ngộ Phật tánh), uống nước cam lồ (nghe pháp), mà sẽ có được thứ phân nhuần nhiễn, có được thứ sửa tốt ( pháp nhũ) để điều chế thành vị cam lồ (chân lý). Các thứ đó mới làm được đàn tràng Thủ lăng nghiêm để cúng dường Phật.

Đây là dùng thí dụ để người nghe tự hiểu thôi.

Cung Kính ạ.


5z.jpg
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Tam chuyển Pháp luân

Nội dung tứ Đế:

(Trung Bộ I, kinh Tượng tích dụ, đại kinh trang 184)

"Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này là to lớn trong tất cả dấu chân về mặt to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong tứ Thánh đế" --

(A) Lần Đầu Chuyển Pháp Tứ Đế—The First Turning of the Four Noble Truths:

1) Đây là Khổ. Tánh của Khổ là bức bách: This is Suffering. Its nature is oppression.

2) Đây là Tập hay nguyên nhân của Khổ. Tánh của Tập là chiêu cảm: This is accumulation. Its nature is enticement.

3) Đây là Diệt hay sự chấm dứt đau khổ. Sự dứt Khổ có thể chứng đắc: This is Cessation. Its nature is that it can be realized.

4) Đây là Đạo hay con đường dứt khổ. Con đường dứt Khổ có thể tu tập được: This is the Way. Its nature is that it can be cultivated.


(B) Lần Thứ Nhì Chuyển Pháp Tứ Đế—The Second Turning of the Four Noble Truths:

1) Đây là Khổ, con phải biết: This is Suffering. You should know it.

2) Đây là Tập hay nguyên nhân của Khổ. Con phải đoạn trừ: This is accumulation. You should cut it off.

3) Đây là Diệt hay sự chấm dứt đau khổ. Con phải chứng đắc: This is Cessation. You should realize it.

4) Đây là Đạo hay con đường dứt khổ. Con phải tu tập: This is the Way. You should cultivate it.

(C) Lần Thứ Ba Chuyển Pháp Tứ Đế—The Third Turning of the Four Noble Truths:

1) Đây là Khổ. Ta đã biết, không cần biết thêm nữa: This is Suffering. I have already known it and need not know it again.

2) Đây là Tập hay nguyên nhân của Khổ. Ta đã đoạn hết, không cần đoạn thêm nữa: This is accumulation. I have already cut it off and need not cut it off again.

3) Đây là Diệt hay sự chấm dứt đau khổ. Ta đã dứt sạch, không cần dứt thêm gì nữa: This is Cessation. I have already realized and need not realize it any more.

4) Đây là Đạo hay con đường dứt khổ. Ta đã tu thành, không cần tu thêm nữa: This is the Way. I have already successfully cultivated and need not cultivate it any more.


(Đây là Nội dung Tam Chuyển Pháp Luân Tứ Đế của Đức Thế Tôn)
trích:
http://www.thuvienhoasen.org/phatphapcanban1-04.htm
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Kính thưa Bác Ngọc Quang.

Xin cho cháu hỏi:

Tứ Đế chỉ có 4 là Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Vì sao đức Phật lại phải chuyển đến 3 lần ?
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Kính thưa Bác Ngọc Quang.

Xin cho cháu hỏi:

Tứ Đế chỉ có 4 là Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Vì sao đức Phật lại phải chuyển đến 3 lần ?

* 4 Tầng bậc Tứ Đế.

Xin cảm ơn Bạn Minh Tâm đã vào thảo luận.

Vâng ! Thưa các Bạn. Pháp Tứ đế tuy là đơn giản, nhưng lại có chiều sâu vô tận. vì thế đức Phật đã 3 lần chuyển pháp luân, và vô số lần triển khai, giải thích đề người tu học có thể nương theo lời dạy mà thẩm thấu sâu xa.

Đại khái khi nói về Tứ Đế, chư Tổ thường dạy về 4 tầng bậc sâu thẩm khác nhau:

+ Sanh Diệt Tứ Đế.

+ Vô Sanh Tứ Đế.

+ Vô Lượng Tứ Đế,

+ Vô Tác Tứ Đế.

Sau đây chúng ta sẽ lần lược khảo sát và thảo luận vào chi tiết....
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Sanh Diệt Tứ Đế.

* A. Sanh diệt Tứ Đế.

Là quán : Khổ, Tập, Diệt, Đạo qua các hiện tượng đối đãi, sanh diệt bằng con mắt nhục nhãn thấy được.

Như Nguyễn Gia Thiều trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc, diễn tả:

Đòi những kẻ thiên ma bách chiết,
Hình thì còn bụng chết đòi nau,
Thảo nào khi mới chôn nhau,
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!

Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,
Ai bày trò bãi bể nương dâu,
Trắng răng đến thuở bạc đầu,
Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần.

Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc,
Lớp cùng thông như đúc buồng gan,
Bệnh trần đòi đoạn tâm toan,
Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da.

Gót danh lợi bùn pha sắc xám,
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu,
Nghĩ thân phù thế mà đau,
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.

Mùi tục vị lưỡi tê tân khổ,
Đường thế đồ gót rỗ kỳ khu,
Sóng cồn cửa bể nhấp nhô,
Chiếc thuyền bào ảnh lô xô mặt ghềnh.


1/. Sanh diệt Khổ Đế: Là chân lý cuộc sống là Khổ.

Những nổi khổ của thế nhân trong cuộc sống, có thể cô đọng thành tam khổ, hoặc bát khổ. Đó là:

a/. Tam khổ:

+ Khổ khổ.

+ Hoại khổ.

+ Hành khổ.

b/. Bát khổ:

+ Sanh khổ.

+ Lão khổ,

+ Bệnh khổ.

+ Tử khổ.

+ Cầu bất đắc khổ.

+ Ái biệt ly khổ.

+ Oán tắng hội khổ.

+ Ngủ ấm suy thạnh khổ.

 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
1/. Sanh diệt Khổ Đế.

* Khổ khổ.

Là khổ lại chồng thêm khổ. Như câu chuyện Liên Hoa Sắc Tỳ Kheo Ni ở Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân:

Bấy giờ có một vị Tỷ Khưu Ni tên là Hoa Sắc hỏi những người con gái rằng:

- Tại sao các ngươi lại khóc?

- Vì không được như ý nguyện.

- Các ngươi nguyện điều gì?

- Chúng tôi muốn xuất gia mà không được chấp thuận.

- Các ngươi muốn xin xuất gia thì ta sẽ độ cho.

Những người con gái nghe rồi, lòng sinh vui mừng nói với Bà Hoa Sắc rằng: "Bạch Hòa Thượng, chúng con khi còn tại gia, gặp nhiều thống khổ, họ hàng ly tán, lại bị xẻo mũi, cắt tay, chặt hết tay chân, đau đớn khôn cùng”.

Lúc ấy Bà Hoa Sắc bảo các đệ tử rằng: "Những nỗi tân khổ của các người đâu đáng kể. Khi ta còn tại gia đã phải gánh chịu không biết bao nhiêu khổ cực.” Những người con gái họ Thích liền quỳ xuống, chắp tay, xin Thầy nói lại căn nguyên của các nỗi khổ còn tại gia cho nghe. Bấy giờ Bà Hoa Sắc Tỷ Khưu Ni mới vào đại định, dùng sức thần thông, phóng hào quang lớn, chiếu khắp cõi Diêm Phù Đề, chiêu tập những người có duyên với Phật Pháp, Thiên, Long, Quỷ Thần, Nhân và Phi Nhân. Rồi giữa đại chúng, Bà tự nói rằng: "Khi ở tại gia, ta là người nước Xá Vệ, cha mẹ gả ta cho người phương bắc. Theo phong tục nước ấy, người đàn bà khi mang thai, gần ngày sinh nở phải về nhà cha mẹ mình. Cứ như thế, vài năm một lần, sau lại mang thai. Có một kỳ gần đến ngày sinh, hai vợ chồng ta, về nhà cha mẹ đi được nửa đường thì gặp một con sông, nước sông tràn đầy, chảy xiết, đường sá vắng tanh, lại nhiều giặc cướp. Khi tới sông, thì trời vừa sẩm tối, không thể qua được, đành ngủ lại trên bờ sông. Lúc canh một thì bụng chuyển đau, ta liền ngồi dậy và không bao lâu sinh được một trai.

Trong đám cỏ trên bờ sông, có một con rắn độc, thấy mùi máu tươi, nó mới tìm đến, nhưng chưa đến chỗ ta nằm. Trong khi đó thì chồng ta và người đầy tớ đang ngủ ở giữa đường. Rắn đến chỗ người đầy tớ và cắn chết ngay, rồi lại nơi chồng ta, vì ngủ không biết, nên cũng bị nó cắn chết. Lúc ta hô: "Rắn! Rắn!” Không thấy chồng ta trả lời. Sau khi cắn chết chồng ta và người đầy tớ rồi, nó lại cắn luôn cả trâu, ngựa. Sáng hôm sau, ta thấy thân thể của chồng sưng phồng, thối nát, xương thịt tan rã, ngổn ngang trên đất. Ta đau buồn sợ hãi quá đến nỗi ngất đi rồi vật vã than khóc, đập đầu, rứt tóc, thân hình lấm láp, tỉnh rồi lại mê, qua mấy ngày liền, đau khổ buồn thương như vậy.

Một mình ở lại bờ sông cho đến khi nước sông rút bớt, ta mới cõng đứa con nhỏ sau lưng, còn đứa hài nhi mới sinh thì bọc vào trong áo, lấy thắt lưng buộc chặt rồi ngậm ở nơi miệng mà lội qua sông. Khi đến giữa dòng, ta quay lại nhìn đứa con lớn còn ngồi trên bờ, thì thấy một con mãnh hổ đang hồng hộc chạy tới: ta vừa cất tiếng tri hô, bỗng đứa hài nhi rơi theo dòng nước. Ta vội cúi xuống mò tìm, đứa hài nhi đã chẳng thấy, thì đứa con nhỏ trên lưng, vì không tay giữ, cũng lại té xuống sông và bị dòng nước cuốn đi. Trong khi đó, thì đứa con lớn trên bờ kia bị hổ ăn thịt. Nhìn cảnh ấy, lòng ta tan nát, đứt từng khúc ruột, máu trào ra miệng, kêu gào than khóc; chỉ trong một buổi sớm ta đã phải chứng kiến bao cảnh tang tóc như vậy?

Khi lên đến bờ sông, ta liền ngã lăn bất tỉnh. Một lúc sau, ta thấy một bọn người đi đến. Trong đám người đó, có một ông Trưởng giả là bạn của cha mẹ ta. Ta vội hỏi thăm tin tức cha mẹ, thì được người Trưởng giả cho biết rằng, nhà cha mẹ ta vừa cháy đêm trước và cha mẹ đều bị chết thiêu. Được biết tin ấy, ta lại chết ngất, hồi lâu mới tỉnh. Vừa đúng lúc đó, có năm trăm tên cướp đến chận đường cướp phá bọn ông Trưởng giả kia. Bấy giờ tên tướng cướp bắt ta dẫn đi, rồi ép ta làm vợ, giao cho ta giữ cửa, khi bị người đuổi, gặp lúc nguy cấp, phải mở cho mau. Ít lâu sau, một hôm, chồng ta cùng bọn giặc đi cướp giật bị các tài chủ trong làng, hợp lực đuổi bắt, phải bỏ chạy về. Lúc đó, trong nhà ta vừa sanh con, chồng ta đứng ngoài, gọi hai ba lần, nhưng không ai mở cửa. Bấy giờ, y tự cho rằng ta muốn hại y. Nghĩ rồi, y liền trèo tường mà vào và hỏi tại sao ta không mở cửa? Ta nói là vì vừa mới sinh nở nên không kịp ra mở cửa. Thấy thế, tên tướng cướp mới nguôi giận và bảo ta rằng: "Người ta hễ có thân thì tất có con. Vì ngươi sinh đẻ mà suýt nữa nguy hại cho ta. Đứa con này có ích gì, đem giết cho mau!” Nhưng lòng ta thương xót, không nỡ đem giết. Bấy giờ tên tướng cướp rút dao chặt hết chân tay đứa trẻ rồi bảo ta phải ăn cho hết, nếu không chịu ăn, y sẽ chém đầu. Vì quá sợ hãi nên ta phải ăn, sau khi ăn xong, y hết tức giận.

lienhoasac.jpg


Sau đó chồng ta tiếp tục đi cướp phá. Một hôm bị nhà Vua bắt được, đem ra trị tội. Cái phép trị giặc là phải xử tử và người vợ của tội nhân cũng bị chôn theo chồng. Lúc ấy, ta mặc toàn đồ anh lạc. Có kẻ tham lợi, ban đêm đến đào mả để lấy của báu và bắt ta đem đi. Nhưng ít lâu sau, nhà Vua cho người đi dò xét và ta lại bị bắt. Sau khi bắt được ta, nhà Vua theo luật mà xử như trị tội giặc. Phép trị của tội nhân cũng bị chôn theo. Nhưng chôn không được kỹ, nên đêm đến các loài hổ lang ra bới lên để ăn tử thi, nhờ thế mà ta thoát chết. Khi ra khỏi mả, hồn ta mê man, mặc dầu cứ đi mà không biết đi đâu. Dọc đường ta gặp nhiều người, ta liền nhờ họ chỉ cho một nơi yên ổn, để diệt trừ mọi nỗi lo âu sầu muộn. Bấy giờ có một vị Trưởng lão thuộc dòng Bà La Môn, rủ lòng thương xót, nói với ta rằng: "Lão từng nghe nói, trong giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nhiều yên vui, không còn khổ não.”

Được nghe xong, ta thấy vui mừng vô hạn. Ta liền đến chỗ Ngài Đại Ái Đạo, Kiều Đàm Di Tỷ Khưu Ni cầu xin xuất gia. Sau khi xuất gia, ta cứ lần lượt y theo giáo pháp mà tu tập, cho đến khi chứng được đạo quả A La Hán, đầy đủ tam minh, lục thông và tám món giải thoát.

Các ngươi thấy chưa? Khi còn ở tại gia, ta đã phải trải qua những nỗi khổ đau như vậy. Nhưng cũng nhờ thế mà ngày nay ta mới chứng được đạo quả.

Những người con gái họ Thích nghe xong, lòng rất vui mừng, chứng được pháp nhãn. Đại chúng nghe rồi, đều cùng phát tâm, cầu đạo Vô thượng.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
1/. Sanh diệt Khổ Đế.

* Hoại khổ.

Nghĩa là tiến trình: Sanh, lão, bệnh, tử, hay Thành, trụ, hoại, không.- Nó làm cho đau khổ.

Như câu chuyện sau:

Tôi và em yêu nhau được 4 năm rưỡi. Em là một người hoàn hảo trong mắt tôi vì biết đối nhân xử thế, biết cân bằng trong việc học tập và công việc.

Chuyện tình yêu của chúng tôi diễn ra rất tốt đẹp với sự ủng hộ của hai bên gia đình. Nhưng số phận thật trớ trêu đối với em. Đến kì cuối cùng của đại học, em đã bị u xơ tử cung với kích thước khá lớn. Đối với một phụ nữ chưa sinh con thì đó quả thực là một nỗi đau lớn.

Nhưng em rất lạc quan và đã điều trị bằng phương pháp an toàn nhất. Tôi và bố mẹ luôn ở bên cạnh giúp em vượt qua khó khăn đó. Tôi cũng xác định, nếu trường hợp xấu nhất xảy ra tôi vẫn lấy em làm vợ vì tôi yêu em hơn chính bản thân mình.

Thời gian thấm thoát trôi qua, gần hết đợt điều trị cũng là chuẩn bị đến thời điểm tôi và em về chung một mái nhà theo kế hoạch đã định. Em đã chuyển chỗ làm việc mới với nhiều áp lực và xa hơn chỗ cũ. Nhưng chính thời điểm đó em chủ động rời xa tôi vì em thấy kết quả điều trị không như em mong muốn.

Tôi đã khóc và thương em rất nhiều vì tôi không thể làm gì hơn việc âm thầm, chân thành chờ đợi để nuôi hi vọng (Ảnh minh họa)

Em không nói lí do chính xác mà em rời xa tôi vì biết nếu nói thật tôi không chấp nhận điều đó và càng thương yêu em hơn. Vì thế em đã dùng đủ mọi cách để làm tôi hiểu lầm. Thậm chí còn dựng ra một vở kịch em có người khác bằng cách cho tôi đọc tin nhắn của em.

Tôi biết được lí do mà em chủ động rời xa tôi bằng cách bí mật hợp tác với mẹ em để tìm nguyên nhân. Mỗi lần em về nhà, đêm đêm hai mẹ con lại tâm sự cùng nhau. Mẹ em đã phân tích và khuyên em nên cân nhắc về quyết định đó.

Em vẫn cương quyết và thậm chí còn bảo thủ với quyết định của mình. Tôi cũng đã nói chuyện đó với bố mẹ tôi và bố mẹ cũng tôn trọng quyết định của tôi. Tôi cũng rất nỗ lực bày tỏ sự chân thành của tôi đối với em nhưng em vẫn chẳng mảy may thay đổi ý định.

Tôi hiểu, em đang dùng lí trí và sự quyết tâm để kìm nén tình cảm từ trước tới giờ em dành cho tôi. Thậm chí em còn nhắn tin nói với tôi rằng em căm thù tôi vì đã nhờ những người xung quanh phân tích và khuyên nhủ em.

Tôi đã khóc và thương em rất nhiều vì tôi không thể làm gì hơn việc âm thầm, chân thành chờ đợi để nuôi hi vọng. Tôi cũng xác định, trước mắt không để mọi người bị cuốn vào vòng xoáy của tôi và em nữa. Mọi người sẽ tập trung tìm phương pháp tốt hơn để chữa bệnh cho em.

Tôi đã viết một email cho em đồng ý chấp nhận sự chia tay vì em không chịu gặp trực tiếp tôi, nhắn tin em không nhắn lại và gọi điện em cũng không nhấc máy. Trong thâm tâm tôi nghĩ nếu không thể sống thiếu nhau thì tất yếu sẽ quay lại với nhau.

Theo chị, tôi phải làm gì lúc này? Liệu có hi vọng gì về kết thúc có hậu của một cuộc tình này không?



Đó là tiến trình hoại diệt của qui luật vô thường làm cho phải đau khổ.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
1/. Sanh diệt Khổ Đế.

* Hành khổ.

Hành: Là sự sinh diệt, vận hành của tâm thức. Sự vận hành này do Vô minh, chấp 5 uẩn làm ngã mà sanh đau khổ. Trong Kinh Phật nói, mỗi sát na (khoảng chớp mắt) có sáu mươi niệm sinh diệt. Nó như dòng thác chảy, thay đổi tiếp nối rất nhanh, không đứng yên một chỗ, nhưng chúng ta chỉ thấy trên giả tướng của hành ấm, ví như dòng thác là do từng giọt nước liên tục tuông chảy, rồi cho đó là thật có .

Sự vận hành do vô minh, nên chúng nó đưa đến người đến ưu, bi, khổ, não. như câu chuyện sau đây:


Sa đọa vì giấc mơ làm người mẫu nổi tiếng

Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/chuyen-y...iac-mo-lam-nguoi-mau-noi-tieng/#ixzz3h8nbeHFb

Khi bước vào tuổi 15, tôi đã lớn phổng phao hơn tất cả các bạn nữ trong lớp. Dáng người cao, nước da trắng hồng của tôi khiến cho không biết bao nhiêu người ghen tị. Nhưng tôi thì không quan tâm quá nhiều đến chuyện này. Tôi chỉ tập trung vào học tập mà thôi.
Vào cấp 3, tôi cho phép mình được sống thoải mái hơn. Tôi hay đi chơi hơn và một lần khi đến dự sinh nhật một người bạn mới quen, tôi gặp Hiển, là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Thời gian nói chuyện với nhau không nhiều nhưng tôi cảm thấy rất quý mến Hiển.
Nhiều lần đến nhà Hiển chơi, tôi được anh cho xem rất nhiều bức ảnh chụp các bạn nữ trong trang phục rất nhí nhảnh, đáng yêu. Hiển nói tôi rất phù hợp để trở thành người mẫu. Anh dẫn tôi đến studio nơi anh làm việc. Tất cả mọi thứ xuất hiện trước mắt tôi là một ekip làm việc rất chuyên nghiệp. Và tôi đã thực sự thích thú khi trở thành một người mẫu ảnh.
Một trong số những bức ảnh của tôi đã được đưa lên trang bìa của một tạp chí. Tôi lấy làm hãnh diện vì điều đó. Tôi mang tờ tạp chí đi khắp nơi khoe bạn bè. Càng được nhiều bạn bè, người thân khen ngợi tôi càng có quyết tâm để trở thành một người mẫu chuyên nghiệp và nổi tiếng.
Lần đầu tiên tôi có tiền triệu trong túi. Cuộc sống của tôi bắt đầu thay đổi rất nhiều. Tôi dần dần xao nhãng việc học hành. Tất cả thời gian tôi dành cho việc đi mua sắm và chụp ảnh. Bố mẹ tôi là những người làm nghề buôn bán nhỏ nên suốt ngày họ ở cửa hàng. Lại thêm tin tưởng vào kết quả học tập của tôi nên họ không mấy khi dành thời gian quan tâm tới tôi. Vì thế mà tôi càng có cơ hội để làm những gì mình thích.
Lúc đầu tôi rất háo hức khi được làm người mẫu ảnh cho Hiển. Nhưng thông qua nhiều người bạn cùng trong giới người mẫu, họ nói muốn nổi tiếng thì tôi phải chụp những mẫu ảnh thật sexy, gợi cảm. Khi được xem những bức ảnh kiểu như vậy, tôi cảm thấy khá ngại ngùng. Nhưng họ nói phải diễn tự nhiên và bạo dạn trước ống kính thì mới mong được nhiều người biết đến.
Tôi gặp Hiển và trao đổi với anh về điều này. Hiển không đồng ý và nói lứa tuổi tôi không thích hợp với những kiểu chụp ảnh như thế. Thấy Hiển từ chối chụp ảnh cho tôi, tôi đã giận anh và không còn tham gia những buổi chụp ảnh của anh nữa. Thay vào đó tôi tìm gặp những cô bạn cùng nghề hỏi han về người chụp những bức ảnh sexy kia.
Họ giới thiệu Long cho tôi. Anh ta hứa sẽ giúp tôi trở thành một người mẫu nổi tiếng. Tôi hoàn toàn tin tưởng và đã nghĩ đến ngày tôi được tất cả mọi người biết đến và ngưỡng mộ.
Tôi dành thời gian đến studio chụp ảnh nhiều hơn. Những bức ảnh của tôi càng ngày càng sexy hơn. Nhiều người đã biết đến tôi và nói rằng tôi sẽ còn tiến xa hơn nữa trong nghề. Ngỡ tưởng đó là những lời khen thật lòng nên hoàn toàn không biết rằng mình đang đi lầm đường lạc lối.
Ngoài thời gian chụp ảnh, Long dẫn tôi đến những quán bar và vũ trường nơi gặp gỡ những người mà anh ta nói rằng họ có ảnh hưởng trong giới người mẫu. Tôi tự hiểu chỉ có khiến họ vui tôi mới nhận được những cơ hội lớn. Vậy là tôi ra sức lấy lòng họ, chiều chuộng họ trong những bữa tiệc rượu.
Lần đầu tiên tôi bị say, gần như không còn biết gì hết. Chỉ mơ hồ có ai bế tôi lên… Ngày hôm sau khi tỉnh dậy, tôi biết mình đã mất đi cái quý giá nhất của người con gái. Tôi càng đau đớn khi không thể biết được kẻ tồi tệ nào đã làm điều này với tôi. Tôi cay đắng và tủi nhục tìm đến Long. Nhưng những gì tôi nhận được là sự thờ ơ lạnh lùng của anh ta. Long phủ nhận mọi trách nhiệm và thản nhiên nói nếu tôi muốn nổi tiếng thì phải chấp nhận tất cả, không ai cho không ai cái gì.
Quá sốc trước cú vấp ngã đầu tiên trong cuộc đời. Tôi không còn đủ lí trí để biết nên làm gì cho đúng. Nghỉ học thường xuyên, thi lại nhiều lần và kết quả là tôi không đủ điều kiện để học tiếp. Chán chường, tôi lao vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Bố mẹ biết chuyện mắng mỏ tôi dữ dội. Tất cả chỉ như “đổ thêm dầu vào lửa”, tôi càng buông thả mình hơn. Giờ đây trong con mắt mọi người tôi đã trở thành một đứa con gái hư hỏng.
Những đêm về khi không còn ai bên cạnh, tôi lại tiếp tục chìm trong men rượu, nhưng chính lúc này tôi mới cảm thấy vị đắng của cuộc đời. Tôi đã mất tất cả chỉ vì giấc mơ làm người mẫu nổi tiếng, một giấc mơ thật hão huyền. Liệu còn cơ hội nào cho tôi để có thể làm lại từ đầu?
Theo VNE
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
8 Khổ.

1/. Sanh Khổ: Là trong cuộc sanh sống là khổ.

Như câu chuyện đức Phật dạo 4 cửa thành:

Nhận ra bốn tướng khổ ở đời

Một hôm, nhân ngày lễ Hạ điền, Thái tử theo vua cha ra đồng xem dân chúng cày cấy. Cảnh xuân, mới nhìn qua, thật là đẹp mắt, nào hoa lá tốt tươi, muôn chim đua hót; nào bầu trời quang đãng, gió xuân phơi phới. Cảnh tượng có vẻ thái bình, an lạc lắm. Nhưng tâm hồn Thái tử không phải là một tâm hồn hời hợt, xét đoán một cách nông nổi.

Trái lại, Ngài nhìn sâu vào trong cảnh vật và đau đớn nhận thấy rằng cõi đời không đẹp đẽ an vui như khi mới nhìn qua. Ngài thấy người nông phu và trâu bò làm việc một cách cực nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt, để đổi lấy bát cơm, nắm cỏ. Chim chóc tranh nhau ăn tươi nuốt sống côn trùng đang giãy giụa trên những luống đất mới cày.

Cũng trong lúc ấy, trong bụi rậm người thợ săn đang nhắm bắn những con chim kia, và trong khu rừng gần đấy, bọn hổ báo đang rình bắt người thợ săn. Thật là một cảnh tương tàn tương sát, không phút giây nào ngừng! Chỉ vì miếng ăn để sống mà người và vật dùng đủ mọi phương kế để giết hại lẫn nhau không biết gớm. Ngài nhận thức rõ ràng sự sinh sống là khổ.


images
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
8 Khổ.

2/. Lão khổ:

Cái chân lý.- già là khổ, chắc chắn rằng đoạn đường khổ sở ai rồi cũng qua.

Nếu có bạn nào chưa trãi qua, thì hãy xem bài thơ này nhé:

BÀI THƠ TUỔI GIÀ

Lâu nay cứ tưởng mình già
Bây giờ mới biết quả là y chang
Suốt ngày nói chuyện thuốc thang
Gặp nhau lại kể cả tràng chuyện xưa
Tivi dỗ giấc ngủ trưa
Sức khoẻ lại giảm, mắt mờ, da nhăn
Đọc chữ phóng đại mấy trăm
Lại còn đãng trí, tần ngần, hay quên
Cả ngày mỏi mắt đi tìm
Hết tìm khoá cửa lại tìm khoá xe
Nhiều hôm thăm viếng bạn bè
Được dăm ba phút nằm phè ngủ ngon

Tóc bạc chen chúc tóc non
Không dám nhổ nữa sợ còn bình vôi
Kiến thức mới nuốt chẳng trôi
Bước ra khỏi cửa trùm người áo len
Ra đường chẳng ai gọi tên
Cứ gọi chú, bác có phiền hay không ?
Khi lên xe buýt dẫu đông
Dăm người nhường chỗ 'Mời ông cứ ngồi
Lại hay nhạy cảm, tủi đời
Thích được săn sóc hơn thời ngày xưa

Thấy tình nhân trẻ vui đùa
Mà lòng chua xót phận vừa cuối thu
Xuốt ngày trung tiện lu bù
Cơm thì phải nhão, phở cho thật mềm
Thích nghe tiếng hỏi, lời khen
'Lúc này thon thả, trẻ hơn dạo nào'
Thức ăn cứ lấy ào ào
Ăn thì chẳng nổi mà sao cứ thèm
Ngủ trưa giấc cứ dài thêm
Đứng, ngồi, 'chuyện ấy' ngày thêm chậm rì
Đánh răng, tìm thuốc loại gì
Để răng được trắng không thì khó coi

Cà phê chỉ hớp một hơi
Đêm về trắng mắt nhìn trời đếm sao
Gặp người cùng tuổi như nhau
Thường hay hỏi 'Bác thế nào ? Khoẻ không?'
Cell Phone thì khổ vô ngần
Lúng ta lúng túng thường không trả lời
Để chuông reo mãi một hồi
Mở ra thì đã chậm rồi còn đâu ?
Bệnh tật nó đến từ đâu
Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường
Tránh né việc nặng là thường
Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài

Đi chơi càng khổ gấp hai
Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe
Giữ thân cho khỏi tròn xoe
Vòng hai sao cứ bè bè phình to
Thang lầu càng nghĩ càng lo
Chỉ sợ trượt ngã khổ cho thân này
Ngủ thì chẳng ngủ được say
Bốn năm giờ sáng dậy ngay tức thì

Sinh nhật, sinh nhiếc làm gì
Cái chuyện lẻ tẻ ấy thì nên quên
Vẫn hay nhìn kiếng thường xuyên
Xem chân dung đã trở nên thế nào
Buồn tình đếm thử xem sao
Bao nhiêu triệu chứng ấy bao nhiêu già !

(Vô Danh)

images


 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
8 Khổ.

3/. Bệnh khổ:

Dân gian thường nói "không ốm, không đau làm giàu mấy lát". Thật vậy đau ốm, bệnh hoạn là một nỗi khổ, nó đeo bám con người, không ai thoát khỏi sự chi phối của nó.

có một thi sĩ than về bệnh như vầy:

“Bệnh tật đeo theo để khổ đời,

Con người vì bệnh phải mòn hơi.

Bệnh xui quân tử không tròn chí.

Bệnh khiến nam nhi phải lỡ thời.

Bệnh chuyển trần gian thành địa ngục.

Bệnh mờ non nước áng mây trời,

Phải chăng không bệnh là hy hữu,

Nên mộng xuân hồng phải tả tơi”.


(???)

Tổ Quy sơn dạy:

Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cọng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vị bội.

Vì nghiệp lực kết buộc mà có thân thể, thì chưa ai thoát khỏi cái lụy của hình hài. Nên bẩm thụ thể chất tiết ra của cha mẹ, vay mượn những yếu tố tương quan mà hợp thành. Tuy được bốn thứ đại chủng hỗ trợ, nhưng chính bốn thứ này lại luôn luôn đối nghịch lẫn nhau.
(đó là bệnh).

Trong Tương ưng bộ kinh III (chương I, phần Nakulapità), Đức Phật dạy vị gia chủ già nua Nakulapità đang quằn quại trong bệnh khổ như sau: “Này gia chủ, quả thật là thân ông bệnh hoạn, ốm đau. Ai mang cái thân này lại cho là không bệnh, dù chỉ trong giây phút, người ấy là người ngu si. Do vậy, này gia chủ, ông cần phải học tập như sau: ‘Dù cho thân tôi có bệnh, tâm tôi sẽ không bị bệnh’. Này gia chủ, ông cần phải tu tập như thế”.

Lời dạy của Đức Phật không chỉ dành cho gia chủ Nakulapità mà còn dành cho tất cả chúng ta, giúp chúng ta chuẩn bị tâm thái để vững vàng vượt qua bệnh khổ.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
8 Khổ.

4/. Tử khổ:

Là khổ vì cái chết. Khi cái chết đến thì muôn vàn khổ sở hiện ra, tứ đại phân ly là một nỗi cực hình.

Có người trong cuộc sống rất khổ sở, nên muốn đi tìm cái chết, nhưng khi đối diện cái chết là sợ hơn sợ bất cứ cái khổ nào. như cậu chuyện

Thần Chết và lão tiều phu, sau đây:

Lão tiều vác củi cành một bó,
Củi đã nhiều, niên-số lại cao.
Lặc-lè chân đá chân xiêu,
Lom-khom về chốn thảo-mao khói mù.
Tủi thân-phận, kỳ-khu khó nhọc,
Đặt bó sài ở dọc lối đi.
Than rằng: — Sung-sướng nỗi gì,
Khắp trong thế-giới ai thì khổ hơn?
Bữa no đói luôn cơn buồn-bã;
Vợ nào con vất-vả trăm chiều,
Hết thuế lính lại thuế sưu.
Quanh năm khách nợ còn điều gì vinh?
Hỡi thần Chết thương tình chăng tá,
Đến lôi đi cho dã một đời.

images


Chết đâu dẫn lại tức thời,
— Hỏi già khi nãy kêu vời lão chi?
Lão-tiều thấy cơ nguy cuống sợ:
— Nhờ tay ngài nhắc đỡ lên vai.

Thơ rằng:
Đành chết là hết nợ,
Sao mà ai cũng sợ?
Mới hay bụng thế-gian;
« Khổ mà sống còn hơn! »


(???)
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
8 Khổ.

5/. Ái biệt ly khổ:

Thương yêu mà phải xa lìa là khổ. Thật vậy trong tất cả chúng ta, hẳn là không ai mà không trải qua nỗi khổ này. Sanh ly và tử biệt. Sống mà phải cách xa không gần gủi được. hoặc gần nhau trong gang tất nhưng phải tử biệt ngàn thu. Như câu chuyện bà mẹ và đứa con chết sau đây:

Có một câu chuyện vào thời Đức Phật, người mẹ sanh ra duy nhất một đứa con trai, chẳng may bị rắn cắn chết, bà ấy đau khổ đến mức cuồng điên, ẵm xác con lang thang tìm gặp hết vị Đạo sư này đến vị Đạo sư nọ để cầu xin cứu sống con mình, hầu mong người con được cải tử hoàn sanh nhưng chẳng ai có thể giúp con bà sống lại được.Cuối cùng, bà nghe nói Đức Thế Tôn Gotama có phương pháp giúp con người có thể đạt đến bất tử vô sanh. Với niềm hy vọng đó, bà tìm đến gặp Ngài.

Khi đến trước mặt Ngài, bà nói: Bạch Đức Thế Tôn, con đã lặn lội khắp nơi, tìm đến các vị chân sư, triết gia, hiền triết, các vị giáo chủ để xin họ cứu giúp con trai của con được cải tử hoàn sanh nhưng chẳng ai giúp được con cả. Đức Thế Tôn liền bảo:

- Bà hãy đến gõ cửa từng nhà nơi xóm làng bà ở, xin mỗi nhà vài hạt cải, nơi nhà nào từ trước đến giờ chưa có người chết thì hãy mang về đây, ta sẽ làm cho con trai bà sống lại.
Nghe nói thế, bà mẹ quá đỗi vui mừng liền ra đi ngay. Đến nhà những người dân trong làng, nhưng khi gõ cửa để hỏi nhà nào chưa có người chết thì cho bà vài hạt cải, lập tức bà nhận được cái lắc đầu từ chối vì nhà nào cũng đều đã có người chết. Bỗng nhiên, tâm của bà lóe lên ý nghĩ rằng Đức Thế Tôn muốn bà chứng nghiệm: Con người được sanh ra rồi chết đi là lẽ đương nhiên. Bà liền tỉnh ngộ, ôm xác đứa con quay trở về, đem chôn cất. Sau đó, bà đến gặp Đức Thế Tôn đảnh lễ và xin quy y.


images
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
8 Khổ.

6/. Oán thù gặp gở. (oán tắng hội khổ).

Oan gia, thù oán mà gặp gở là một nỗi khổ.

như câu chuyện sau đây:

Oan oan tương báo

Thuở xưa vào thời chánh pháp của Đức Phật Thích Ca, có một vị trưởng giả giàu có. Vị này có hai người vợ, người vợ lớn không con, người vợ nhỏ sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, cả gia đình nhờ thế mà vui vẻ.

Khi ấy người vợ lớn sinh lòng sân hận, đố kỵ, luôn tìm cách để hại đứa bé con người vợ nhỏ, nhưng bên ngoài bà tỏ ra hết lòng thương yêu, chiều chuộng, không một chút ganh tỵ nào.

Một hôm người vợ nhỏ đi vắng, người vợ lớn lén lấy cái kim ghim vào đỉnh đầu đứa bé. Đứa bé từ ấy phát bệnh la khóc suốt ngày, bỏ ăn, bỏ uống, thân hình tiều tụy, qua bảy hôm thì chết. Trong nhà ai cũng sầu khổ. Người vợ lớn cũng tỏ ra đau đớn, tiếc thương. Còn người vợ nhỏ thì vật mình xuống đất, khóc than thảm thiết suốt cả ngày đêm. Nhưng cả nhà chẳng ai biết được vì sao đứa bé ấy chết. Về sau bà vợ nhỏ biết được do lòng ganh tị của người vợ lớn và chính bà ấy giết. Bà vợ nhỏ lập tâm báo thù. Bà đến chùa hỏi các thầy tỳ kheo: “Bạch đại đức, muốn toại nguyện lòng mong cầu, phải làm công đức gì?” Các thầy tỳ kheo đáp: “Muồn toại nguyện lòng mong cầu thì phải thọ trì bát quan trai giới, điều cầu xin sẽ được như ý.

Nghe xong, bà xin thọ bát quan trai giới. Sau đó bảy ngày bà chết đầu thai làm con gái bà vợ lớn, thân tướng đẹp đẽ. Bà vợ lớn thương yêu, quí trọng hơn vàng, nhưng oan nghiệt thay, đứa bé ấy chỉ sống được một năm rồi chết khiến cho người mẹ khổ sở đau đớn khôn cùng, khóc lóc thảm thương, bỏ ăn quên ngủ. Oan oan tương báo như thế đến bảy lần, bà vợ lớn đoán biết đây là sự báo oán của người vợ nhỏ.

Cho đến lần cuối cùng, bà vợ lớn sinh được một bé gái lại càng đẹp đẽ, thân thể đoan trang hơn mấy lần trước, nhưng lần này đứa bé sống được 14 tuổi, sắp có gia đình. Một hôm đang đêm nàng bước ra khỏi cửa, liền ngã lăn ra chết. Bà mẹ khóc lóc kêu gào la hét suốt ngày, lòng thương con cùng cực, khiến bà phát cuồng, không còn biết gì nữa. Bà để xác con giữa nhà, chẳng chịu liệm càng nhìn xác con càng thấy đẹp lạ thường.

Một buổi sáng nọ, các thầy tỳ kheo thiền định, dùng từ tâm quán khắp tâm chúng sinh, thấy người đàn bà ấy bị một chuỗi oan nghiệt nối dài và nay chính là lúc nhờ sự đau khổ cùng tột có thể làm tâm bà bừng sáng. Sau khi dùng từ tâm quán sát, thầy tỳ kheo liền khoác y ôm bát, đến nhà bà vợ lớn khất thực. Đến nơi trước nhà vắng vẻ, bên trong nghe tiếng khóc than quằn quại, thầy rung tích trượng, hồi lâu có kẻ đầy tớ mang cơm ra cúng: “Bạch Ngài, bà chủ con bận việc không thể ra, xin Ngài từ bi nạp thọ”. Thầy sa môn im lặng, không mở bát ra mà nói: “Ta muốn gặp thí chủ”.

Người đầy tớ trở vào thưa cùng bà vợ lớn rằng thầy sa môn nuốn gặp bà. Bà chủ nói: “Ta có chuyện buồn khổ, chỉ muốn chết thôi, ta không muốn gặp ai cả, mày hãy mang cơm ra cúng dường thầy sa môn ấy và xin Ngài hãy đi đi. Nhưng khi người giúp việc mang cơm ra, Ngài cũng không nhận và nói như trước. Bà vợ lớn tự nghĩ: “Ta đang lúc khổ sở mà vị sa môn này chẳng hiểu được tâm ta, sai ngưởi đem cúng dường mà chẳng nhận, quyết muốn gặp ta, không biết Ngài muốn gì?” Khi bà bước ra, thầy sa môn vừa trông thấy liền hỏi: “Này thí chủ, vì sao bà có vẻ sầu khổ, đầu tốc rối bù, mặt mày hốc hác tiều tụy đến thế?”. “Bạch Ngài, từ ngày tôi có gia đình đến nay, sinh bảy đứa con gái đứa nào cũng đẹp đẽ dễ thương, nhưng khi đến một hoặc hai ba tuổi thì chết, duy chỉ có đứa con này đến 14 tuổi, đêm hôm vừa bước ra khỏi nhà liền té xuống đất chết ngay. Tôi quá khổ sở, chỉ có muốn chết nữa mà thôi”. Nói xong bà khóc nức nở. Thầy sa môn bảo: “ Hãy rửa mặt, chải đầu rồi ta sẽ nói cho bà nghe”. Nhưng bà ta vẫn khóc, thầy sa môn nói: “Này bà, người vợ nhỏ của ông chủ nhà này vì sao chết?”. Bà vợ lớn nghe nói trong lòng bối rối sợ hãi, tự nghĩ sao vị sa môn này lại biết được việc nhà ta?

Thầy sa môn nói: “Người vợ nhỏ của nhà này sinh được một đứa con trai, vì sao đưa con ấy lại chết đi?”. Bà vợ lớn nghe nói trong lòng càng sợ hãi, run rẩy chẳng nói nên lời. “Này bà, do bà giết đứa bé ấy, nên người mẹ của nó đau khổ rồi chết theo, vì oan oan tương báo, người mẹ của đứa bé quyết báo thù, nên bảy lần sinh làm con của bà rồi lại chết, để bà phải đau khổ mà chết theo như bà đã gây ra cho người vợ nhỏ. Giờ đây đứa con bà vừa mới chết, bà hãy xa ra thì sẽ biết đứa con ấy thể nào?”. Nghe vị sa môn nói, bà quay lại thì toàn thân đứa con ấy tan rã, hôi thối vô cùng. Trong lòng cảm thấy hổ thẹn khủng kiếp, bà cúi đầu đảnh lễ vị sa môn cầu xin cứu độ.

“Ngày mai bà hãy đến chùa ta sẽ làm lễ qui y cho”. . Ngay khi ấy, xác đứa con gái liền biến thành rắn độc, biết được bà vợ lớn sẽ đi thọ giới, nên rắn nằm ngang chặn giữa đường. Thầy sa môn nói với rắn : “Oan nghiệt đã trải qua mấy đời. Người vợ lớn chỉ giết có một người con của nhà ngươi, tại sao nhà ngươi lại làm khổ người ta đến bảy lần. Tội nhà ngươi rất lớn, hôm nay lại muốn cản đường không cho người ta đi quy y tam bảo nữa, tội này đời đời sẽ đọa vào địa ngục, hiện tại nhà ngươi chỉ là thân rắn đâu được thân người”.

Rắn nghe nói, liền nhớ lại kiếp trước, đau đớn trong lòng, vặn mình uốn khúc, đập đầu xuống đất, hướng về vị sa môn mà sám hối. Vị sa môn nói : Hai người đời trước đã tạo oan nghiệt gây khó cho nhau. Vậy kể từ nay tội lỗi mỗi người sẽ được chấm dứt, đời đời không được có ý niệm giết hại nhau nữa. Cả hai đều ăn năn, rắn độc nhờ sức chú nguyện của vị sa môn liền được thác sinh làm thân người.




images
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
8 Khổ.

7/. Ngũ Ấm xí thạnh khổ:

Ngũ Ấm xí thạnh khổ: Là sự khổ về sự lẩy lừng, khích động của 5 ấm, là Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

+ Từ Uẩn. có nghĩa là sự tích tụ, tập họp lại thành một nhóm.

+ Từ Ấm. mang ý nghĩa bị vô minh, phiền não cộng sinh, che khuất.

+ Sắc: là về phần vật chất.

+ 4 ấm kia, là về phần tinh thần.

Ngũ Ấm xí thạnh khổ: Là sự khổ về sự lẩy lừng, thiêu đốt, của thân và tâm.

+ Sắc ấm xí thạnh, là sự khổ về thân thể phong phú quá mà sanh bịnh.

+ Thọ ấm xí thạnh, là sự khổ về các cảm thọ vui buồn v.v…

Như cậu chuyện cả nhà Trình Giảo Kim ngày xưa:

Khi về già Trình Giảo Kim (người đời đường) nghĩ lại những vui buồn trong cuộc sống, có lúc làm cườp, có lúc làm vua v.v... nhưng nay ngẩm lại được con cháu đầy nhà , được sống ngoài trăm tuổi, được ngũ đại đông đường (5 đời chung một nhà), Ông ta vui sướng quá, bền cười ngấc lên, cừơi đến đứt hơi mà chết. Người con của Trình Giảo Kim đã gần trăm tuổi, vì quá thương cha, khóc ngất lên mà chết theo cha.

Đó là sự khổ về các cảm thọ vui buồn v.v… gọi là Thọ Ấm xí thạnh khổ.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
8 Khổ. 7/. Ngũ Ấm xí thạnh khổ (tt).

* Tưởng + Hành + Thức ấm xí thạnh khổ.

Là sự khổ do suy tưởng, nhận thức sai lầm sanh khổ.

Ví dụ:

Có những người có máu mê đánh đề. khi thấy con chó chạy qua đường, liền nghĩ rằng, mình nên đánh con số 11. Thấy mưa thì liên tưởng đánh con rồng số 50, 90 , v.v... chí đến khi ngũ nằm chiêm bao cũng suy tưởng mà đem tiền của ra phung phí, đề rồi đồng tiền cực khổ của chồng con, vợ con bị hao mất, có khi mang nợ, rồi thì vợ chồng xào xáo, gia đình tan vở, cũng là do Tưởng ấm xí thạnh mà ra.

Cũng có những người tuy không đánh đề, cờ bạc, nhưng lại mê tín dị đoan quá đổi, cứ đi non này núi nọ, cúng bái, xin lộc, xin tài mà không lo làm ăn chân chất, đến nổi trở thành người "cõi trên", người không ra người, ngợm không ra ngợm. Đó cũng là do Tưởng ấm xí thạnh mà ra.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Tập Đế.

* Sanh diệt Tập Đế.

Tất cả những cái gọi là Khổ, thì đều có cái nhân để sanh ra khổ. Đó là Tập Đế.

* TẬP: là một tổ hợp, một sự “Kết tập”, chứa nhóm hay còn gọi là Nội kết.

* Đế là chân lý đương nhiên nó vậy.

Trong Đạo Phật có một cái từ là "kiết sử", hay là nội kết, tức là những gút mắc trong lòng ta. - Đó là Nguyên nhân sanh ra các Khổ.

Có nhiều "kiết sử", và gọi chung chúng là VÔ MINH. Cái vô minh căn bản nhất là CHẤP NGÃ và CHẤP PHÁP. Chính chúng nó làm căn bản để nảy sinh ra Tham. sân, si, ái để làm nội kết, làm cho chúng sanh đau khổ, sanh ra có sanh tử luân hồi.

pmnp-luanhoi.jpg


Những Kiết sử Vô minh-Ái-thủ (hoặc Tham-Sân-Si), là nguyên nhân để nảy sinh ra những khổ đau bất hạnh cho chính Tác giả, chứ không phải do một đấng Thượng Đế hay một thế lực vô hình nào mang đến. Điều này thì những người đệ tử Phật chúng ta it nhiều đã biết rồi và đó gọi là Sanh diệt Tập đế .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên