1 Vài câu hỏi về Phật Pháp

M

Minh Phú

Guest
Bạch quý thầy

Ko hiểu sao nick tiachop911 của con đăng nhập vào là báo lỗi, nên con mới tạo nick mới để tạo topic. Con rất ngại làm phiền quý thầy, nhưng thật sự con có nhiều thắc mắc, mong quý thầy hoan hỉ cho con

1/ Vấn đề về luật Nhân-Quả, theo thời gian con suy tư thì rút ra kết luận như sau: Thật sự ko có ai ghi chép tội phước của từng người để rồi sau này trả quả báo tương ứng cả, vì tất cả chúng sanh cùng chung 1 bản thể Như Lai, nên mình hại người cũng như tay phải đánh tay trái, tự làm mình đau. Con suy nghĩ như vậy có đúng ko ạ

2/ Tuy con có tìm hiểu giáo pháp của Phật, và thời gian gần đây con nhận thấy bản thân có nhiều biến chuyển rõ rệt. Nhưng tình trạng tham dục của con vẫn còn rất nặng, nhiều lúc con khó kìm chế được mình. Xin quý thầy hướng dẫn cho con cách kìm chế sự tham dục

3/ Nếu có 1 người muốn tìm hiểu về Phật pháp, càng tìm hiểu lại càng hứng thú và muốn tìm hiểu chuyên sâu. Nhưng người này nhất định ko chịu quy y tam bảo, vì họ đã có theo 1 tôn giáo rồi. Như vậy nếu có người nào cản trở việc học Phật của người này thì liệu đúng hay sai, thưa thầy

4/ Con muốn sang Nepal để viếng các địa danh Phật, xin quý thầy hướng dẫn cho con cách đi và chi phí dự kiến là bao nhiêu ạ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Xin chào tiachop911 !

Lỗi 503 này là tình trạng hiện nay của Diễn đàn chúng ta, ngay như bài trả lời này H/p cũng phải kiên nhẫn lắm _ xoay trở đủ 10 phương _ mới may mắn lọt vào đây được.

Admin đang tìm đủ cách để khắc phục, nhưng chưa "vá lỗi" được.
(bởi kiến thức Tin Học của quý Thầy do tự mày mò _ để phụng sự Phật pháp _ chớ không phải chuyên gia Tin học).

Mong các bạn thông cảm, chờ đợi.

Một điều xin phép bạn, H/p khóa nick Minh Phú, vì đây là pháp danh của Thầy Admin. Bạn vui lòng xài lại nick tiachop911 nhé !

Về câu hỏi :

1/ Vấn đề về luật Nhân-Quả, theo thời gian con suy tư thì rút ra kết luận như sau: Thật sự ko có ai ghi chép tội phước của từng người để rồi sau này trả quả báo tương ứng cả, vì tất cả chúng sanh cùng chung 1 bản thể Như Lai, nên mình hại người cũng như tay phải đánh tay trái, tự làm mình đau. Con suy nghĩ như vậy có đúng ko ạ
Chính xác !

2/ Tuy con có tìm hiểu giáo pháp của Phật, và thời gian gần đây con nhận thấy bản thân có nhiều biến chuyển rõ rệt. Nhưng tình trạng tham dục của con vẫn còn rất nặng, nhiều lúc con khó kìm chế được mình. Xin quý thầy hướng dẫn cho con cách kìm chế sự tham dục
Chuyện "tham dục khó kềm chế" là bình thường.
Có những người nhiều Thiện nghiệp cho nên cảm thấy "Ồ ! tôi chỉ cần ráng một chút là xong !". Xin thưa, chưa chắc người nhiều Thiện nghiệp mà mau tiến bộ hơn người nhiều tham dục.

Theo H/p, người nhiều tham dục vẫn có thể lấy cái tham dục của mình làm "công án" để quán, và do vì "nó" thường trực nơi mình nên vô tình công phu Quán được liên lỉ ngày đêm. Bởi vạn pháp đều có chung đáp số (NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA) cho nên nếu bạn kiên trì _ nắm chặc nguyện ban đầu _ cộng thêm những công đức khác, thì cuối cùng cũng sẽ "đục thủng một lỗ" nơi cái "nhà tù vô minh" mà thoát ra ngoài. Một thông thì tất cả đều xong.

3/ Nếu có 1 người muốn tìm hiểu về Phật pháp, càng tìm hiểu lại càng hứng thú và muốn tìm hiểu chuyên sâu. Nhưng người này nhất định ko chịu quy y tam bảo, vì họ đã có theo 1 tôn giáo rồi. Như vậy nếu có người nào cản trở việc học Phật của người này thì liệu đúng hay sai,...
"càng tìm hiểu lại càng hứng thú và muốn tìm hiểu chuyên sâu." ấy là người có duyên với Phật pháp, nhưng Duyên thì có nhiều cấp độ.

"Nhưng người này nhất định ko chịu quy y tam bảo" Lỗi này có thể do trước đây vị này đã từng gặp những vị Tăng Ni thiếu hạnh kiểm nên mất lòng tin với Chư Phàm Tăng. Nếu người này có Đại duyên gặp được những bậc Thánh Tăng thì họ sẽ được độ.

"Như vậy nếu có người nào cản trở việc học Phật của người này thì liệu đúng hay sai,..."
Không quy y _ chưa quy y _ vẫn có thể tu học Phật pháp được, không nên cản trở người ta, khi họ nhận ra những giá trị độc đáo của Phật giáo, thì họ sẽ lạy mà xin quy y với vị nào mà họ được cảm hóa. (Chuyện tôn giáo cũ chỉ là cái cớ)

4/ Con muốn sang Nepal để viếng các địa danh Phật, xin quý thầy hướng dẫn cho con cách đi và chi phí dự kiến là bao nhiêu ạ
Câu này thì H/p chịu thua.

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Bạch quý thầy


4/ Con muốn sang Nepal để viếng các địa danh Phật, xin quý thầy hướng dẫn cho con cách đi và chi phí dự kiến là bao nhiêu ạ
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạn đã đặt chân lên Ấn Độ rồi đó, vì đại bản danh của trang nhà này đặt tại Ấn Độ. Hy vọng những câu hỏi của bạn sẽ được thầy chủ nhiệm hướng dẫn.
</span></span>
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
4/ Con muốn sang Nepal để viếng các địa danh Phật, xin quý thầy hướng dẫn cho con cách đi và chi phí dự kiến là bao nhiêu ạ

Mấy năm trước Thầy Thích Nhật Từ có tổ chức 1 chuyến hành hương sang Ấn Độ và Nepal trong 2 tuần vào dịp đầu năm,chi phí khoảng 2 hay 3 ngàn đô thì phải,tôi cũng không nhớ rõ lắm.Nhưng năm nay không biết Thầy có tổ chức không nữa vì Thầy đang xây chùa mới.Bạn thử tìm hiểu xem.

Tôi cũng muốn được đi 1 chuyến hành hương như vậy,sang thăm Bồ Đề đạo tràng và vườn Lâm Tỳ Ni,thăm ngôi chùa Việt Nam ở Nepal do Thầy Huyền Diệu xây mà chưa đủ tiền,đang tích cóp dần.Hy vọng được đi 1 chuyến như vậy.

 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Xin chào tiachop911 !

Lỗi 503 này là tình trạng hiện nay của Diễn đàn chúng ta, ngay như bài trả lời này H/p cũng phải kiên nhẫn lắm _ xoay trở đủ 10 phương _ mới may mắn lọt vào đây được.

Admin đang tìm đủ cách để khắc phục, nhưng chưa "vá lỗi" được.
(bởi kiến thức Tin Học của quý Thầy do tự mày mò _ để phụng sự Phật pháp _ chớ không phải chuyên gia Tin học).

Mong các bạn thông cảm, chờ đợi.

Một điều xin phép bạn, H/p khóa nick Minh Phú, vì đây là pháp danh của Thầy Admin. Bạn vui lòng xài lại nick tiachop911 nhé !

Về câu hỏi :

Chính xác !

Chuyện "tham dục khó kềm chế" là bình thường.
Có những người nhiều Thiện nghiệp cho nên cảm thấy "Ồ ! tôi chỉ cần ráng một chút là xong !". Xin thưa, chưa chắc người nhiều Thiện nghiệp mà mau tiến bộ hơn người nhiều tham dục.

Theo H/p, người nhiều tham dục vẫn có thể lấy cái tham dục của mình làm "công án" để quán, và do vì "nó" thường trực nơi mình nên vô tình công phu Quán được liên lỉ ngày đêm. Bởi vạn pháp đều có chung đáp số (NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA) cho nên nếu bạn kiên trì _ nắm chặc nguyện ban đầu _ cộng thêm những công đức khác, thì cuối cùng cũng sẽ "đục thủng một lỗ" nơi cái "nhà tù vô minh" mà thoát ra ngoài. Một thông thì tất cả đều xong.

"càng tìm hiểu lại càng hứng thú và muốn tìm hiểu chuyên sâu." ấy là người có duyên với Phật pháp, nhưng Duyên thì có nhiều cấp độ.

"Nhưng người này nhất định ko chịu quy y tam bảo" Lỗi này có thể do trước đây vị này đã từng gặp những vị Tăng Ni thiếu hạnh kiểm nên mất lòng tin với Chư Phàm Tăng. Nếu người này có Đại duyên gặp được những bậc Thánh Tăng thì họ sẽ được độ.

"Như vậy nếu có người nào cản trở việc học Phật của người này thì liệu đúng hay sai,..."
Không quy y _ chưa quy y _ vẫn có thể tu học Phật pháp được, không nên cản trở người ta, khi họ nhận ra những giá trị độc đáo của Phật giáo, thì họ sẽ lạy mà xin quy y với vị nào mà họ được cảm hóa. (Chuyện tôn giáo cũ chỉ là cái cớ)

Câu này thì H/p chịu thua.

Kính !

Kính Sư bà Hắc phong !

"Theo H/p, người nhiều tham dục vẫn có thể lấy cái tham dục của mình làm "công án" để quán, và do vì "nó" thường trực nơi mình nên vô tình công phu Quán được liên lỉ ngày đêm. Bởi vạn pháp đều có chung đáp số (NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA) cho nên nếu bạn kiên trì _ nắm chặc nguyện ban đầu _ cộng thêm những công đức khác, thì cuối cùng cũng sẽ "đục thủng một lỗ" nơi cái "nhà tù vô minh" mà thoát ra ngoài. Một thông thì tất cả đều xong."
Thưa sư bà, nếu chúng con cứ mãi sống với tham dục cũng đồng nghĩa là sống trong vô minh, sống trong vô minh thì càng ngày càng lún sâu, sao lại có thể sinh ra kết quả "viên thành Phật đạo được ?

Kính xin Sư bà từ bi chỉ giáo !
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính Sư bà Hắc phong !

"Theo H/p, người nhiều tham dục vẫn có thể lấy cái tham dục của mình làm "công án" để quán, và do vì "nó" thường trực nơi mình nên vô tình công phu Quán được liên lỉ ngày đêm. Bởi vạn pháp đều có chung đáp số (NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA) cho nên nếu bạn kiên trì _ nắm chặc nguyện ban đầu _ cộng thêm những công đức khác, thì cuối cùng cũng sẽ "đục thủng một lỗ" nơi cái "nhà tù vô minh" mà thoát ra ngoài. Một thông thì tất cả đều xong."
Thưa sư bà, nếu chúng con cứ mãi sống với tham dục cũng đồng nghĩa là sống trong vô minh, sống trong vô minh thì càng ngày càng lún sâu, sao lại có thể sinh ra kết quả "viên thành Phật đạo được ?

Kính xin Sư bà từ bi chỉ giáo !
E... hèm! câu này khó cho Sư Bà đây!

Thì cứ lún sâu, lún sâu tới đáy, tới đáy rồi mới thấy lổ thủng, có lổ thủng rồi thì chui ra! Vậy mới là Viên mãn Phật Đạo.

Chứ còn trồi lên hụp xuống hoài làm sao tới đáy?

Chúng sanh, hay ba hồi lắm! ba hồi "tham lam" rồi ba hồi "bố thí", ba hồi "sân hận" rồi ba hồi "từ ái", ba hồi "trạch pháp" rồi hôi bà si mê, lẩn qua lẩn quẩn trồi lên hụp xuống vậy làm sao ra khỏi vô minh!

Đúng không hè!

Vổ tay tán thưởng "Sư Bà" cái coi !
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
E... hèm! câu này khó cho Sư Bà đây!

Thì cứ lún sâu, lún sâu tới đáy, tới đáy rồi mới thấy lổ thủng, có lổ thủng rồi thì chui ra! Vậy mới là Viên mãn Phật Đạo.

Chứ còn trồi lên hụp xuống hoài làm sao tới đáy?

Chúng sanh, hay ba hồi lắm! ba hồi "tham lam" rồi ba hồi "bố thí", ba hồi "sân hận" rồi ba hồi "từ ái", ba hồi "trạch pháp" rồi hôi bà si mê, lẩn qua lẩn quẩn trồi lên hụp xuống vậy làm sao ra khỏi vô minh!

Đúng không hè!

Vổ tay tán thưởng "Sư Bà" cái coi !
__________________________________

Hề hề,

Lún sâu quá thì chắc...ngủm củ tỏi rồi vì đâu có "lỗ" mà chui ra, hề hề. Hay hay!

Bơi qua bơi lại vì...cứ ngỡ bơi bằng sức mình nên cũng "ngủm củ toi" luôn, hề hề. Hay hay!

Đúng là "tiến thoái lưỡng nan" mà "tôi ơi đừng tuyệt vọng".

Chỉ đường cho "Sư Bà" cái coi!

Vỗ tay, vỗ tay!
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính Sư bà Hắc phong !

"Theo H/p, người nhiều tham dục vẫn có thể lấy cái tham dục của mình làm "công án" để quán, và do vì "nó" thường trực nơi mình nên vô tình công phu Quán được liên lỉ ngày đêm. Bởi vạn pháp đều có chung đáp số (NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA) cho nên nếu bạn kiên trì _ nắm chặc nguyện ban đầu _ cộng thêm những công đức khác, thì cuối cùng cũng sẽ "đục thủng một lỗ" nơi cái "nhà tù vô minh" mà thoát ra ngoài. Một thông thì tất cả đều xong."
Thưa sư bà, nếu chúng con cứ mãi sống với tham dục cũng đồng nghĩa là sống trong vô minh, sống trong vô minh thì càng ngày càng lún sâu, sao lại có thể sinh ra kết quả "viên thành Phật đạo được ?

Kính xin Sư bà từ bi chỉ giáo !

Xin chào, hoan nghinh chị Hoàng Mai đến với Diễn Đàn Phật pháp Online !

Chị Mai mến, trước tiên H/p xin đính chánh : H/p không phải là Sư bà, chị H/M cứ kêu tên Hắc phong cũng được, vì có thể H/p nhỏ tuổi hơn chị đó !

Câu hỏi của H/M hay lắm.

Này nhé :

1. Vì sao Bồ tát Hộ Minh phải từ cung Trời Đâu Suất giáng trần _ "xuất hiện ư thế" _ để hoàn mãn Sự Nghiệp độ sinh. Từ cung Trời Đâu Suất Ngài thành Phật luôn không được sao ?

2. Vì sao vị Đương lai Hạ Sanh Di Lặc Đại Bồ tát cũng phải xuất hiện nơi Ta Bà Ngũ trược Ác thế này thuyết Long Hoa Tam Hội rồi mới hoàn mãn Sự Nghiệp độ sinh (thành Phật) ?

3. Vì sao chư Bồ tát ở cõi Tây phương Cực Lạc đều phải trở về cõi Ta Bà đầy khổ nạn này để lập công bồi đức ?

4. Vì sao cõi Bắc Cu Lư Châu với cuộc sống "cầu được ước thấy" lại bị xếp vào 1 trong tám nạn (nếu chúng ta phải sanh vào cõi đó) ?

5. Vì sao hoa sen _ một biểu tượng của Phật giáo _ lại chỉ tươi tốt trong bùn nhơ, mà lại không thể sống được nơi gò nỗng cao ráo, èo uột chỗ nước trong ?

Hoàng Mai ơi ! Phật pháp vốn bất ly Thế gian pháp (Phật pháp tại thế gian - Bất ly thế gian giác _ Lục Tổ Huệ Năng), cho nên chư Tổ thường quở những vị "trầm không thủ tịch", "tro lạnh cây khô", Phật cũng quở những vị đệ tử ôm cái vắng lặng để nhập Niết Bàn là "tiêu nha bại chủng".

Rồi trong Luận Bảo Vương Tam Muội cũng nói : Cứu xét tâm tánh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu triệt.

Thế đấy, chính PHIỀN NÃO LÀ BỒ ĐỀ (Duy Ma Cật).

Ở trên H/p đã nói rằng : chỉ cần hành giả đừng quên Phát tâm Ban Đầu (là cầu Chánh Giác), phải kiên trì lập công bồi đức, thì sẽ có lúc bứng tận gốc vô minh _ Giác Ngộ.

Những kẻ Mê thì trôi lăn theo dục vọng phàm tình, do vì không có HẠT GIỐNG BỒ ĐỀ _ tức là PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tức là Nguyện tu cho đến Toàn Giác _ cho nên càng ngày càng lún sâu là chuyện tự nhiên.

Mến !


 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Xin chào tiachop911 !

Lỗi 503 này là tình trạng hiện nay của Diễn đàn chúng ta, ngay như bài trả lời này H/p cũng phải kiên nhẫn lắm _ xoay trở đủ 10 phương _ mới may mắn lọt vào đây được.

Admin đang tìm đủ cách để khắc phục, nhưng chưa "vá lỗi" được.
(bởi kiến thức Tin Học của quý Thầy do tự mày mò _ để phụng sự Phật pháp _ chớ không phải chuyên gia Tin học).

Mong các bạn thông cảm, chờ đợi.

Một điều xin phép bạn, H/p khóa nick Minh Phú, vì đây là pháp danh của Thầy Admin. Bạn vui lòng xài lại nick tiachop911 nhé !

Về câu hỏi :

Chính xác !

Chuyện "tham dục khó kềm chế" là bình thường.
Có những người nhiều Thiện nghiệp cho nên cảm thấy "Ồ ! tôi chỉ cần ráng một chút là xong !". Xin thưa, chưa chắc người nhiều Thiện nghiệp mà mau tiến bộ hơn người nhiều tham dục.

Theo H/p, người nhiều tham dục vẫn có thể lấy cái tham dục của mình làm "công án" để quán, và do vì "nó" thường trực nơi mình nên vô tình công phu Quán được liên lỉ ngày đêm. Bởi vạn pháp đều có chung đáp số (NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA) cho nên nếu bạn kiên trì _ nắm chặc nguyện ban đầu _ cộng thêm những công đức khác, thì cuối cùng cũng sẽ "đục thủng một lỗ" nơi cái "nhà tù vô minh" mà thoát ra ngoài. Một thông thì tất cả đều xong.

"càng tìm hiểu lại càng hứng thú và muốn tìm hiểu chuyên sâu." ấy là người có duyên với Phật pháp, nhưng Duyên thì có nhiều cấp độ.

"Nhưng người này nhất định ko chịu quy y tam bảo" Lỗi này có thể do trước đây vị này đã từng gặp những vị Tăng Ni thiếu hạnh kiểm nên mất lòng tin với Chư Phàm Tăng. Nếu người này có Đại duyên gặp được những bậc Thánh Tăng thì họ sẽ được độ.

"Như vậy nếu có người nào cản trở việc học Phật của người này thì liệu đúng hay sai,..."
Không quy y _ chưa quy y _ vẫn có thể tu học Phật pháp được, không nên cản trở người ta, khi họ nhận ra những giá trị độc đáo của Phật giáo, thì họ sẽ lạy mà xin quy y với vị nào mà họ được cảm hóa. (Chuyện tôn giáo cũ chỉ là cái cớ)

Câu này thì H/p chịu thua.

Kính !

Bạch thầy, con ko có ý mạo phạm và con cũng ko biết thầy admin là Minh Phú. Vì nick này của con gặp trục trặc nên con mới tạo nick mới theo pháp danh của con, mong thầy hoan hỉ

Vấn đề số 3, con có thể hỏi rộng ra 1 chút ko ạ. Con hiện đang là Phật tử, nhưng con muốn tìm hiểu những giáo lý của các tôn giáo khác như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo v.v... để xem giáo lý của họ có gì hay, so với giáo lý của Phật thì thế nào. Con làm như vậy có sai ko thưa thầy

4/ Con muốn sang Nepal để viếng các địa danh Phật, xin quý thầy hướng dẫn cho con cách đi và chi phí dự kiến là bao nhiêu ạ

Mấy năm trước Thầy Thích Nhật Từ có tổ chức 1 chuyến hành hương sang Ấn Độ và Nepal trong 2 tuần vào dịp đầu năm,chi phí khoảng 2 hay 3 ngàn đô thì phải,tôi cũng không nhớ rõ lắm.Nhưng năm nay không biết Thầy có tổ chức không nữa vì Thầy đang xây chùa mới.Bạn thử tìm hiểu xem.

Tôi cũng muốn được đi 1 chuyến hành hương như vậy,sang thăm Bồ Đề đạo tràng và vườn Lâm Tỳ Ni,thăm ngôi chùa Việt Nam ở Nepal do Thầy Huyền Diệu xây mà chưa đủ tiền,đang tích cóp dần.Hy vọng được đi 1 chuyến như vậy.


Mình muốn đi theo kiểu du lịch bụi, tự mua vé máy bay sang đó tự tìm hiểu rồi về, ko đi theo tour. Vì mình cũng đi du lịch bụi ở nhiều nơi rồi, nhưng Nepal thì hơi lạ, nên mình muốn hỏi thêm thông tin :)
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Vấn đề số 3, con có thể hỏi rộng ra 1 chút ko ạ. Con hiện đang là Phật tử, nhưng con muốn tìm hiểu những giáo lý của các tôn giáo khác như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo v.v... để xem giáo lý của họ có gì hay, so với giáo lý của Phật thì thế nào. Con làm như vậy có sai ko thưa thầy



:)

Kính bạn tiachop911 !

Bạn muốn tìm hiểu giáo lý Ngoại đạo là quyền của bạn.

Tuy nhiên

1. Hắc phong không là thầy của ai hết !

2. Kiến thức nhiều mà chi, bạn càng biết nhiều càng tệ hại, bởi vì thế gian pháp thường chỉ làm phân tán sự tập trung, chú ý của bạn vào "vấn đề sanh tử"
Đơn cử như bạn trừng hải và bạn phamvandung57, đây là 2 trường hợp điễn hình, những kiến thức tạp nham đã cướp mất sự "nhạy bén", thông tuệ của hành giả.

Cho nên càng có nhiều kiến thức, hành giả càng xa lìa PHẬT PHÁP.

Bây giờ bạn hoatihon nói đã mõi miệng mà 2 bạn ấy nào có hiểu gì đâu !

Những vị Phật tử đã được nếm vị ngọt của đề hồ muốn chia sẻ niềm hạnh phúc vô biên, không sợ người ngu dốt bằng sợ người đầu óc đã chai sạn, không còn chỗ trống để tiếp thu gì nữa. Đức Phật xưa gọi hạng người này là "Thế trí biện thông" (một trong tám nạn).
Càng thông bao nhiêu lại càng chai sạn bấy nhiêu !

Cho nên, nếu bạn hỏi ý kiến của Hắc phong, thì đây là tư kiến :

_ Bạn đừng ham tìm hiểu tôn giáo khác lúc này (khi bạn chưa đắc quả gì cả). Kiến thức chỉ là SỞ TRI CHƯỚNG mà thôi.

CÀNG BIẾT NHIỀU CÀNG TỆ HẠI.

Mến !
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Kính bạn tiachop911 !

Bạn muốn tìm hiểu giáo lý Ngoại đạo là quyền của bạn.

Tuy nhiên

1. Hắc phong không là thầy của ai hết !

2. Kiến thức nhiều mà chi, bạn càng biết nhiều càng tệ hại, bởi vì thế gian pháp thường chỉ làm phân tán sự tập trung, chú ý của bạn vào "vấn đề sanh tử"
Đơn cử như bạn trừng hải và bạn phamvandung57, đây là 2 trường hợp điễn hình, những kiến thức tạp nham đã cướp mất sự "nhạy bén", thông tuệ của hành giả.

Cho nên càng có nhiều kiến thức, hành giả càng xa lìa PHẬT PHÁP.

Bây giờ bạn hoatihon nói đã mõi miệng mà 2 bạn ấy nào có hiểu gì đâu !

Những vị Phật tử đã được nếm vị ngọt của đề hồ muốn chia sẻ niềm hạnh phúc vô biên, không sợ người ngu dốt bằng sợ người đầu óc đã chai sạn, không còn chỗ trống để tiếp thu gì nữa. Đức Phật xưa gọi hạng người này là "Thế trí biện thông" (một trong tám nạn).
Càng thông bao nhiêu lại càng chai sạn bấy nhiêu !

Cho nên, nếu bạn hỏi ý kiến của Hắc phong, thì đây là tư kiến :

_ Bạn đừng ham tìm hiểu tôn giáo khác lúc này (khi bạn chưa đắc quả gì cả). Kiến thức chỉ là SỞ TRI CHƯỚNG mà thôi.

CÀNG BIẾT NHIỀU CÀNG TỆ HẠI.

Mến !

Lúc nãy con ko biết là sư bà nên có dùng danh từ sai, xin sư bà hoan hỉ cho con

Con xin y giáo phụng hành
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Con xin mạn phép hỏi: Có vị thầy kia rất được nhiều người tôn kính, đồng thời cũng là thầy bổn sư của con. Nhưng cách đây ko lâu, con thấy trong chùa của thầy có 3 điều lạ:

1/ Trong chùa có cái trống làm bằng da trâu, mà theo như thầy Tấn Hạnh đã khai thị cho con là 1 việc làm sai

2/ Các thầy trong chùa có ánh mắt rất lạ, liếc ngang liếc dọc và có vẻ hơi nhiều chuyện (khoảng 1/2 số thầy)

3/ Trong dịp cận Tết, các thầy để dàn âm thanh lớn ngay trước chánh điện và tập trung Phật Tử lại để ca hát những bài yêu đương ủy mị

Sau đó con có ý định ko đến chùa đó nữa và cũng ko có ý định nghe những bài pháp của thầy nữa. Cho con hỏi con làm vậy có nên ko?
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Con xin mạn phép hỏi: Có vị thầy kia rất được nhiều người tôn kính, đồng thời cũng là thầy bổn sư của con. Nhưng cách đây ko lâu, con thấy trong chùa của thầy có 3 điều lạ:

1/ Trong chùa có cái trống làm bằng da trâu, mà theo như thầy Tấn Hạnh đã khai thị cho con là một việc làm sai.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thầy Tấn Hạnh khai thị thế nào về cái trống bằng da trâu, bạn có thể viết ra cho mọi người hiểu được không?.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trống làm bằng da trâu hay da bò là việc rất thường, và theo truyền thống hồi xưa... Trống không làm bằng da trâu hay da bò thì làm sao khi đánh kêu "tùng, tùng...." được. Nếu nói giết trâu lấy da làm trống, mình dùng dùi đánh nó là phạm tội sát sanh, vậy chứ con trâu còn bò thường hay bị người chăn trâu dùng roi đánh đập để điều phục sự bướng bỉnh của nó, có phải là phạm tội không?. Huống chi trong chùa dùng trống để nhắc nhở mọi người khi nghe trống hay lặng tâm, điều phục thân, khẩu, ý thanh tịnh mà nhập vào pháp giới trang nghiêm trong chánh điện...
</span></span>
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
<!--[if gte mso 9]><xml> <o:OfficeDocumentSettings> <o:RelyOnVML/> <o:AllowPNG/> </o:OfficeDocumentSettings> </xml><![endif]-->
[FONT=&quot]Con xin mạn phép hỏi: Có vị thầy kia rất được nhiều người tôn kính, đồng thời cũng là thầy bổn sư của con. Nhưng cách đây ko lâu, con thấy trong chùa của thầy có 3 điều lạ:

1/ Trong chùa có cái trống làm bằng da trâu, mà theo như thầy Tấn Hạnh đã khai thị cho con là 1 việc làm sai[/FONT]
[FONT=&quot]

[/FONT]
[FONT=&quot]Cám ơn bạn tiachop911 đã có lòng tin !

Thầy Tấn Hạnh vì lòng từ bi khi nhìn cái trống liền liên tưởng đến nỗi đau đớn của con trâu khi bị sát hại, điều này rất đáng trân trọng, tuy nhiên theo tư kiến của H/p, người ta giết một con trâu thường vì một trong hai lý do :

1. muốn tế thần linh (có nhiều vị Thần Quỷ ưa mùi máu tanh, thích chuyện giết chóc, họ sẽ cảm thấy rất thỏa mãn khi có cảnh máu đổ đầu rơi).[/FONT]

[FONT=&quot]
2. vì cần thịt để ăn uống nhậu nhẹt.

Chớ không ai giết một con trâu vì cần tấm da, tấm da trâu chỉ là "tận dụng phế phẫm" (bỏ thì phí)[/FONT]

[FONT=&quot]
Cho nên theo thiễn kiến của H/p, chúng ta không nên quá nhạy cảm đến độ "dị ứng" với tiếng trống.

2/ Các thầy trong chùa có ánh mắt rất lạ, liếc ngang liếc dọc và có vẻ hơi nhiều chuyện (khoảng 1/2 số thầy)
Theo H/p, những vị "tân tăng" này chưa thúc liễm thân tâm được.


3/ Trong dịp cận Tết, các thầy để dàn âm thanh lớn ngay trước chánh điện và tập trung Phật Tử lại để ca hát những bài yêu đương ủy mị.
Nếu quả thật như lời bạn nói thì ngôi chùa này chỉ là một "cửa hàng kinh doanh Phật pháp"

Sau đó con có ý định ko đến chùa đó nữa và cũng ko có ý định nghe những bài pháp của thầy nữa. Cho con hỏi con làm vậy có nên ko?
Theo H/p, một "cửa hàng kinh doanh Phật pháp" thì bài pháp họ nói chỉ là những lời "đầu môi chót lưỡi", không có giá trị gì, bạn không cần nghe những điều giả dối ấy, hãy xa lánh ngôi chùa ấy để bảo toàn tín tâm đối với Tam Bảo.

Mến ![/FONT]

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:DoNotOptimizeForBrowser/> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Cám ơn

Xin chào, hoan nghinh chị Hoàng Mai đến với Diễn Đàn Phật pháp Online !

Chị Mai mến, trước tiên H/p xin đính chánh : H/p không phải là Sư bà, chị H/M cứ kêu tên Hắc phong cũng được, vì có thể H/p nhỏ tuổi hơn chị đó !

Câu hỏi của H/M hay lắm.

Này nhé :

1. Vì sao Bồ tát Hộ Minh phải từ cung Trời Đâu Suất giáng trần _ "xuất hiện ư thế" _ để hoàn mãn Sự Nghiệp độ sinh. Từ cung Trời Đâu Suất Ngài thành Phật luôn không được sao ?

2. Vì sao vị Đương lai Hạ Sanh Di Lặc Đại Bồ tát cũng phải xuất hiện nơi Ta Bà Ngũ trược Ác thế này thuyết Long Hoa Tam Hội rồi mới hoàn mãn Sự Nghiệp độ sinh (thành Phật) ?

3. Vì sao chư Bồ tát ở cõi Tây phương Cực Lạc đều phải trở về cõi Ta Bà đầy khổ nạn này để lập công bồi đức ?

4. Vì sao cõi Bắc Cu Lư Châu với cuộc sống "cầu được ước thấy" lại bị xếp vào 1 trong tám nạn (nếu chúng ta phải sanh vào cõi đó) ?

5. Vì sao hoa sen _ một biểu tượng của Phật giáo _ lại chỉ tươi tốt trong bùn nhơ, mà lại không thể sống được nơi gò nỗng cao ráo, èo uột chỗ nước trong ?

Hoàng Mai ơi ! Phật pháp vốn bất ly Thế gian pháp (Phật pháp tại thế gian - Bất ly thế gian giác _ Lục Tổ Huệ Năng), cho nên chư Tổ thường quở những vị "trầm không thủ tịch", "tro lạnh cây khô", Phật cũng quở những vị đệ tử ôm cái vắng lặng để nhập Niết Bàn là "tiêu nha bại chủng".

Rồi trong Luận Bảo Vương Tam Muội cũng nói : Cứu xét tâm tánh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu triệt.

Thế đấy, chính PHIỀN NÃO LÀ BỒ ĐỀ (Duy Ma Cật).

Ở trên H/p đã nói rằng : chỉ cần hành giả đừng quên Phát tâm Ban Đầu (là cầu Chánh Giác), phải kiên trì lập công bồi đức, thì sẽ có lúc bứng tận gốc vô minh _ Giác Ngộ.

Những kẻ Mê thì trôi lăn theo dục vọng phàm tình, do vì không có HẠT GIỐNG BỒ ĐỀ _ tức là PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tức là Nguyện tu cho đến Toàn Giác _ cho nên càng ngày càng lún sâu là chuyện tự nhiên.

Mến !

Cám ơn chị Hắc phong đã khai thị.
Em còn câu này muốn hỏi thêm :
_ theo như câu "Phiền não chính là Bồ Đề", hay như câu "bất ly thế gian giác", vậy em có phải trả áo cho nhà chùa, để quay lại thế gian mà tìm giác ngộ hay không ?

_ em có phải không cần thúc liễm thân tâm, Sân thì cứ Sân, Si thì cứ Si hay không ?

Kính xin chị từ bi chỉ dạy.
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thầy Tấn Hạnh khai thị thế nào về cái trống bằng da trâu, bạn có thể viết ra cho mọi người hiểu được không?.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trống làm bằng da trâu hay da bò là việc rất thường, và theo truyền thống hồi xưa... Trống không làm bằng da trâu hay da bò thì làm sao khi đánh kêu "tùng, tùng...." được. Nếu nói giết trâu lấy da làm trống, mình dùng dùi đánh nó là phạm tội sát sanh, vậy chứ con trâu còn bò thường hay bị người chăn trâu dùng roi đánh đập để điều phục sự bướng bỉnh của nó, có phải là phạm tội không?. Huống chi trong chùa dùng trống để nhắc nhở mọi người khi nghe trống hay lặng tâm, điều phục thân, khẩu, ý thanh tịnh mà nhập vào pháp giới trang nghiêm trong chánh điện...
</span></span>


<!--[if gte mso 9]><xml> <o:OfficeDocumentSettings> <o:RelyOnVML/> <o:AllowPNG/> </o:OfficeDocumentSettings> </xml><![endif]-->[FONT=&quot]

[/FONT]
[FONT=&quot]Cám ơn bạn tiachop911 đã có lòng tin !

Thầy Tấn Hạnh vì lòng từ bi khi nhìn cái trống liền liên tưởng đến nỗi đau đớn của con trâu khi bị sát hại, điều này rất đáng trân trọng, tuy nhiên theo tư kiến của H/p, người ta giết một con trâu thường vì một trong hai lý do :

1. muốn tế thần linh (có nhiều vị Thần Quỷ ưa mùi máu tanh, thích chuyện giết chóc, họ sẽ cảm thấy rất thỏa mãn khi có cảnh máu đổ đầu rơi).[/FONT]

[FONT=&quot]
2. vì cần thịt để ăn uống nhậu nhẹt.

Chớ không ai giết một con trâu vì cần tấm da, tấm da trâu chỉ là "tận dụng phế phẫm" (bỏ thì phí)[/FONT]

[FONT=&quot]
Cho nên theo thiễn kiến của H/p, chúng ta không nên quá nhạy cảm đến độ "dị ứng" với tiếng trống.

Theo H/p, những vị "tân tăng" này chưa thúc liễm thân tâm được.


Nếu quả thật như lời bạn nói thì ngôi chùa này chỉ là một "cửa hàng kinh doanh Phật pháp"

Theo H/p, một "cửa hàng kinh doanh Phật pháp" thì bài pháp họ nói chỉ là những lời "đầu môi chót lưỡi", không có giá trị gì, bạn không cần nghe những điều giả dối ấy, hãy xa lánh ngôi chùa ấy để bảo toàn tín tâm đối với Tam Bảo.

Mến ![/FONT]

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:DoNotOptimizeForBrowser/> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Bạch thầy, bạch sư bà

Thầy Tấn Hạnh chỉ nói ngắn gọn việc lấy da trâu làm trống là việc làm người đời sau thêm vào, ko phải của Phật giáo nguyên thủy, việc này là sai. Và theo cách suy nghĩ của con cũng giống như thầy Tấn Hạnh:

- Nếu không làm bằng da trâu vẫn có thể làm bằng hợp chất plastic, như trống của đoàn diễu hành, vẫn đánh nghe tùng tùng như thường
- Nhà chùa không phải là nơi duy nhất cần da trâu để làm trống. Cơ quan, trường học và nhất là các đội múa lân là nguồn ra rất lớn cho những bộ da trâu. Do đó, con nghĩ người ta giết con trâu vì bộ da của nó là việc bình thường. Như vậy, bộ da lúc này ko còn nằm trong "ngũ tịnh nhục" nữa

Cách suy nghĩ của con không biết có đúng ko, mong quý thầy và sư bà khai thị cho con
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Cám ơn chị Hắc phong đã khai thị.
Em còn câu này muốn hỏi thêm :
_ theo như câu "Phiền não chính là Bồ Đề", hay như câu "bất ly thế gian giác", vậy em có phải trả áo cho nhà chùa, để quay lại thế gian mà tìm giác ngộ hay không ?

_ em có phải không cần thúc liễm thân tâm, Sân thì cứ Sân, Si thì cứ Si hay không ?

Kính xin chị từ bi chỉ dạy.

Chào chị Hoàng Mai !
Cám ơn chị đã hỏi, H/p có ý kiến như vầy :

1. Khi chị kể lại một đoạn "hôi thoại" của chư Tổ xưa, chị dùng từ "Khai thị", "Từ bi", "hứa khả", .... là thích hợp, còn giữa chúng ta với nhau xin hãy lấy lòng thành thật mà bỏ hết những sáo ngữ ấy (nghe nó rất "cải lương").

Người ta thích dùng sáo ngữ để tạo nên những "vầng hào quang giả tạo", chị em mình thì hãy "nói KHÔNG với sáo ngữ" chị nhé !

2. Theo H/p thì chốn già lam chỉ có cái vỏ ngoài là thanh tịnh thôi, còn thực chất thì vẫn ẫn chứa đầy những hơn thua tranh đấu, đầy dẫy những Tham Sân Si. Như vậy thì người thật tâm tu học đâu cần phải thay đổi hoàn cảnh sống để đi tìm Phiền Não mà sống chung đụng cầu mong sao cho nó lóe ra được tia sáng gì không. Ngay nội tâm chúng ta đã có rất nhiều Chúng sinh tâm, hãy độ những Chúng sinh tâm của mình đi.

3.
_ em có phải không cần thúc liễm thân tâm, Sân thì cứ Sân, Si thì cứ Si hay không ?
Theo H/p chỉ những vị ĐÃ GIÁC NGỘ HOÀN TOÀN thì mới không thấy có Giới để giữ, còn tất cả chúng ta đều phải "giằng co" với phàm tâm, với dục vọng. Có sự tương tranh nội tâm thì mới có phát sinh trí huệ.
Những người nhiều Thiện nghiệp, tánh tình ôn hòa dễ dãi, thường thì Trí Tuệ không có điều kiện để phát huy.

Mến !

 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Cám ơn chị Hắc phong đã khai thị.
Em còn câu này muốn hỏi thêm :
_ theo như câu "Phiền não chính là Bồ Đề", hay như câu "bất ly thế gian giác", vậy em có phải trả áo cho nhà chùa, để quay lại thế gian mà tìm giác ngộ hay không ?

_ em có phải không cần thúc liễm thân tâm, Sân thì cứ Sân, Si thì cứ Si hay không ?

Kính xin chị từ bi chỉ dạy.
________________________

Kính đạo hữu Hoàng Mai,

Xin đừng đẩy người vào tuyệt lộ, gây ra sự buộc người phải thốt những lời phạm Giới Luật mà gieo nghiệp cho đời này, đời sau và ngàn đời sau nữa. Bậc thức giả thì ắt đã biết người: "Tâm thì ở Đâu Xuất Nội Viện, Thân thì đỉnh lập tại trần gian mà Mắt thì nhìn thế cục của Bốn Phương Cõi Phật, Tay thì gieo hạt Bồ Đề cho...tia chớp, Miệng thì thốt lời cho bậc lập chí ở Hoàng Mai chỉ là beginner's mind thì vốn đã biết Tâm Bồ Đề kia chỉ là huyễn tướng." Ngang đây ngưng lời cũng được rồi, mong lắm thay.

Gởi riêng đạo hữu tiachop 911: Đạo hữu ngụ ở đâu, năm nay mấy niên rồi. Đạo hữu cũng thiệt là...thú vị. Hí tiếu, hí tiếu.

Đồng Kính, hề hề
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Bạch thầy, bạch sư bà

Thầy Tấn Hạnh chỉ nói ngắn gọn việc lấy da trâu làm trống là việc làm người đời sau thêm vào, ko phải của Phật giáo nguyên thủy, việc này là sai. Và theo cách suy nghĩ của con cũng giống như thầy Tấn Hạnh:

- Nếu không làm bằng da trâu vẫn có thể làm bằng hợp chất plastic, như trống của đoàn diễu hành, vẫn đánh nghe tùng tùng như thường
- Nhà chùa không phải là nơi duy nhất cần da trâu để làm trống. Cơ quan, trường học và nhất là các đội múa lân là nguồn ra rất lớn cho những bộ da trâu. Do đó, con nghĩ người ta giết con trâu vì bộ da của nó là việc bình thường. Như vậy, bộ da lúc này ko còn nằm trong "ngũ tịnh nhục" nữa

Cách suy nghĩ của con không biết có đúng ko, mong quý thầy và sư bà khai thị cho con

Một lần nữa H/p xin nhắc lại HẮC PHONG KHÔNG PHẢI LÀ SƯ BÀ GÌ HẾT !

Và xin không nhận cụm từ "khai thị", chỉ là trao đổi kiến thức cho nhau (nằm trong lục hòa) mà thôi.

Nếu bạn nói lời hay ho, H/p học bạn, nếu H/p nói điều gì sai, bạn đừng thèm để ý !

Bạn tiachop911 ơi !

1. Khi bạn có một vết thương hở, bạn có xức thuốc sát trùng hay không ?

2. Khi bạn bị nhiễm trùng sưng tấy da thịt, đau nhức, bạn có dùng thuốc trụ sinh hay không ?

Nếu bạn có dùng thuốc sát trùng, dùng thuốc trụ sinh là bạn đã trực tiếp sát sinh rồi đó !

Vậy bạn chọn cách nào ? để cho vết thương lở loét đến hoại tử rồi tháo khớp chăng ?

Mến !


 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8


Một lần nữa H/p xin nhắc lại HẮC PHONG KHÔNG PHẢI LÀ SƯ BÀ GÌ HẾT !

Và xin không nhận cụm từ "khai thị", chỉ là trao đổi kiến thức cho nhau (nằm trong lục hòa) mà thôi.

Nếu bạn nói lời hay ho, H/p học bạn, nếu H/p nói điều gì sai, bạn đừng thèm để ý !

Bạn tiachop911 ơi !

1. Khi bạn có một vết thương hở, bạn có xức thuốc sát trùng hay không ?

2. Khi bạn bị nhiễm trùng sưng tấy da thịt, đau nhức, bạn có dùng thuốc trụ sinh hay không ?

Nếu bạn có dùng thuốc sát trùng, dùng thuốc trụ sinh là bạn đã trực tiếp sát sinh rồi đó !

Vậy bạn chọn cách nào ? để cho vết thương lở loét đến hoại tử rồi tháo khớp chăng ?

Mến !



Dạ, tại con thấy mọi người xưng hô như vậy nên con mới gọi theo. Vậy con xưng hô thế nào mới phải phép ạ, con ko dám xưng hô ngang hàng với các bậc đạo cao đức trọng

Thật tình con vẫn chưa hiểu về vấn đề này lắm, có phải vì con cố chấp ko?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên