1 Vài câu hỏi về Phật Pháp

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Dạ, tại con thấy mọi người xưng hô như vậy nên con mới gọi theo. Vậy con xưng hô thế nào mới phải phép ạ, con ko dám xưng hô ngang hàng với các bậc đạo cao đức trọng


Chào bạn tiachop911 !

Đã là "tia chớp" tức một hiện tượng vừa thấy đã mất, không ai nắm bắt được thì có lớn có nhỏ chăng ? có sinh trước sinh sau chăng ? có sáng nhiều sáng ít chăng ?

H/p cũng là tia chớp, tạm có loằng ngoằng giữa bầu trời như điểm xuyết cho bức tranh đời mà thôi.

Bạn muốn xưng hô như thế nào cũng được, nhưng bổn phận của H/p là phải đính chính. (Tốt hơn hết nên xưng hô gần gủi thân mật).

Tuy nhiên, nếu có một ai đó gọi H/p là "con quỷ Dạ Xoa" thì trong tâm người ấy đã sinh quỷ, nếu có một ai đó ghẹo H/p bằng những ngôn từ "hầm hố" thì trong tâm bạn ấy đã sinh "hầm hố", chứ lời nói như gió nhẹ thoảng qua, nào có tổn hại ai được, phải không bạn ?

Thật tình con vẫn chưa hiểu về vấn đề này lắm, có phải vì con cố chấp ko?
Có phải bạn còn thắc mắc : Khi ta có ghẻ, có nên dùng thuốc sát trùng, thuốc trụ sinh hay không chứ gì ?

Nếu là một Phật tử thuần thành, khi đến với Phật pháp chúng ta nguyện cúng dường toàn bộ (tất cả) Thân Khẩu Ý của mình cho đức Phật.

Đức Phật có nhận "vật phẫm" cúng dường này hay không ?

Xin thưa : Đức Phật không có nhận "cái xác chết chưa chôn" này để làm gì cả. Đức Phật "ký gởi" lại cho chúng ta quản lý để duy trì Phật pháp _ không cho đoạn tuyệt.

Chúng ta _ người Phật tử thuần thành _ tạm thời nhận sự ủy thác chăm sóc cái xác thân này, thì chúng ta có bổn phận phải chăm sóc tốt cho cái xác thúi này để có thể làm tốt Phật sự. Nếu nghĩ được như vầy thì cái quả báo sát sinh để bảo quản "cái tháp thờ Phật"(thân tứ đại), dù có bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng rất vui mà chấp nhận quả báo.

Thế nào là Phật sự ?

Cái này tự bạn hãy tìm câu trả lời đi nhé !

H/p có thể gợi ý cho bạn bằng đoạn Kinh văn này :

Lúc ấy các Thiên nữ hỏi ông Duy Ma Cật rằng: " - Chúng tôi làm thế nào ở nơi cung ma ?".


Ông Duy Ma Cật đáp:

_ Này các chị, có Pháp môn tên là "Vô tận đăng", các chị nên học. Vô tận đăng là ví như một ngọn đèn mồi đốt trăm ngàn ngọn đèn, chỗ tối đều sáng, sáng mãi không cùng tận. Như thế đó các chị ! Vả lại một vị Bồ Tát mở mang dẫn dắt trăm nghìn chúng sanh phát tâm Bồ Đề, đạo tâm của mình cũng chẳng bị tiêu mất, tùy nói Pháp gì đều thêm lợi ích cho các Pháp lành, đó gọi là "Vô tận đăng". Các chị dầu ở cung Ma mà dùng Pháp môn "Vô Tận Đăng" nầy làm cho vô số Thiên nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác, đó là báo ơn Phật, cũng là làm lợi ích cho tất cả chúng sanh".


http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung4.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8


Chào bạn tiachop911 !

Đã là "tia chớp" tức một hiện tượng vừa thấy đã mất, không ai nắm bắt được thì có lớn có nhỏ chăng ? có sinh trước sinh sau chăng ? có sáng nhiều sáng ít chăng ?

H/p cũng là tia chớp, tạm có loằng ngoằng giữa bầu trời như điểm xuyết cho bức tranh đời mà thôi.

Bạn muốn xưng hô như thế nào cũng được, nhưng bổn phận của H/p là phải đính chính. (Tốt hơn hết nên xưng hô gần gủi thân mật).

Tuy nhiên, nếu có một ai đó gọi H/p là "con quỷ Dạ Xoa" thì trong tâm người ấy đã sinh quỷ, nếu có một ai đó ghẹo H/p bằng những ngôn từ "hầm hố" thì trong tâm bạn ấy đã sinh "hầm hố", chứ lời nói như gió nhẹ thoảng qua, nào có tổn hại ai được, phải không bạn ?

Có phải bạn còn thắc mắc : Khi ta có ghẻ, có nên dùng thuốc sát trùng, thuốc trụ sinh hay không chứ gì ?

Nếu là một Phật tử thuần thành, khi đến với Phật pháp chúng ta nguyện cúng dường toàn bộ (tất cả) Thân Khẩu Ý của mình cho đức Phật.

Đức Phật có nhận "vật phẫm" cúng dường này hay không ?

Xin thưa : Đức Phật không có nhận "cái xác chết chưa chôn" này để làm gì cả. Đức Phật "ký gởi" lại cho chúng ta quản lý để duy trì Phật pháp _ không cho đoạn tuyệt.

Chúng ta _ người Phật tử thuần thành _ tạm thời nhận sự ủy thác chăm sóc cái xác thân này, thì chúng ta có bổn phận phải chăm sóc tốt cho cái xác thúi này để có thể làm tốt Phật sự. Nếu nghĩ được như vầy thì cái quả báo sát sinh để bảo quản "cái tháp thờ Phật"(thân tứ đại), dù có bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng rất vui mà chấp nhận quả báo.

Thế nào là Phật sự ?

Cái này tự bạn hãy tìm câu trả lời đi nhé !

H/p có thể gợi ý cho bạn bằng đoạn Kinh văn này :

Lúc ấy các Thiên nữ hỏi ông Duy Ma Cật rằng: " - Chúng tôi làm thế nào ở nơi cung ma ?".


Ông Duy Ma Cật đáp:

_ Này các chị, có Pháp môn tên là "Vô tận đăng", các chị nên học. Vô tận đăng là ví như một ngọn đèn mồi đốt trăm ngàn ngọn đèn, chỗ tối đều sáng, sáng mãi không cùng tận. Như thế đó các chị ! Vả lại một vị Bồ Tát mở mang dẫn dắt trăm nghìn chúng sanh phát tâm Bồ Đề, đạo tâm của mình cũng chẳng bị tiêu mất, tùy nói Pháp gì đều thêm lợi ích cho các Pháp lành, đó gọi là "Vô tận đăng". Các chị dầu ở cung Ma mà dùng Pháp môn "Vô Tận Đăng" nầy làm cho vô số Thiên nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác, đó là báo ơn Phật, cũng là làm lợi ích cho tất cả chúng sanh".


http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung4.htm

Vậy con xin xưng hô là "đạo hữu". Bạch đạo hữu:

Con ko có thắc mắc về việc có nên dùng thuốc sát trùng để rửa vết thương hay ko, vì con nghĩ, cần phải hy sinh những việc nhỏ nhặt để đạt được những lợi ích lớn lao hơn

Con chỉ thắc mắc về vấn đề trống da trâu trong chùa. Vì con nghĩ, hoàn toàn có thể sử dụng trống bọc bằng hợp chất có chức năng tương tự, trống da trâu ko phải là lựa chọn duy nhất và bắt buộc phải có

P/S: Con biết con còn trẻ, bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa và lối sống khác nhau. Nếu con có dùng lời lẽ chưa đúng mong đạo hữu hoan hỉ
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Vậy con xin xưng hô là "đạo hữu". Bạch đạo hữu:

Con ko có thắc mắc về việc có nên dùng thuốc sát trùng để rửa vết thương hay ko, vì con nghĩ, cần phải hy sinh những việc nhỏ nhặt để đạt được những lợi ích lớn lao hơn

Con chỉ thắc mắc về vấn đề trống da trâu trong chùa. Vì con nghĩ, hoàn toàn có thể sử dụng trống bọc bằng hợp chất có chức năng tương tự, trống da trâu ko phải là lựa chọn duy nhất và bắt buộc phải có

P/S: Con biết con còn trẻ, bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa và lối sống khác nhau. Nếu con có dùng lời lẽ chưa đúng mong đạo hữu hoan hỉ

Xin cám ơn bạn tiachop911 đã xem H/p là đạo hữu.

Bạn cứ xưng là tiachop911 là được rồi, H/p xin "mua" từ "con" của bạn. Còn từ "bạch" thì nếu bạn không muốn H/p giảm thọ, cũng xin đừng dùng.

Con chỉ thắc mắc về vấn đề trống da trâu trong chùa. Vì con nghĩ, hoàn toàn có thể sử dụng trống bọc bằng hợp chất có chức năng tương tự, trống da trâu ko phải là lựa chọn duy nhất và bắt buộc phải có
Đây là một sáng kiến đáng để cho các chùa làm theo.

Mến !
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8


Xin cám ơn bạn tiachop911 đã xem H/p là đạo hữu.

Bạn cứ xưng là tiachop911 là được rồi, H/p xin "mua" từ "con" của bạn. Còn từ "bạch" thì nếu bạn không muốn H/p giảm thọ, cũng xin đừng dùng.

Đây là một sáng kiến đáng để cho các chùa làm theo.

Mến !

Tôi chân thành cám ơn đạo hữu. Tôi lại có thêm 1 số thắc mắc:

1/ Trong kinh Pháp Hoa, có nhắc đến Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. 2 vị này có đối thoại với đại chúng lúc Phật nhập đại định. Vậy xin hỏi, 2 vị này có phải đệ tử của Phật Thích Ca ko, và Phật Thích Ca thu nhận trong trường hợp nào. Nếu ko phải thì 2 vị này từ đâu đến

2/ Trong nhiều tác phẩm, có nhắc đến việc thường vào khoảng canh 3, có ánh sáng phát ra từ nơi tịnh xá của Phật, đó là lúc các vị chư thiên đến vấn đạo người. Vậy cho hỏi, các vị chư thiên mà người xưa miêu tả có phải là chúng sanh ở hành tinh khác, nghe ở trái đất có Phật Thích Ca chứng quả Vô Thượng Bồ Đề nên thường xuyên đến vấn đạo ko?
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Bạch thầy, bạch sư bà

Thầy Tấn Hạnh chỉ nói ngắn gọn việc lấy da trâu làm trống là việc làm người đời sau thêm vào, ko phải của Phật giáo nguyên thủy, việc này là sai. Và theo cách suy nghĩ của con cũng giống như thầy Tấn Hạnh:

- Nếu không làm bằng da trâu vẫn có thể làm bằng hợp chất plastic, như trống của đoàn diễu hành, vẫn đánh nghe tùng tùng như thường
- Nhà chùa không phải là nơi duy nhất cần da trâu để làm trống. Cơ quan, trường học và nhất là các đội múa lân là nguồn ra rất lớn cho những bộ da trâu. Do đó, con nghĩ người ta giết con trâu vì bộ da của nó là việc bình thường. Như vậy, bộ da lúc này ko còn nằm trong "ngũ tịnh nhục" nữa

Cách suy nghĩ của con không biết có đúng ko, mong quý thầy và sư bà khai thị cho con
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin thanhminh cùng tiachop911,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi cũng chẳng phải là thầy Tăng, mà chỉ là Phật tử tục gia, già lẩm cẩm thích trò chuyện thảo luận về những vấn đề, thắc mắc của của bạn trẻ để giúp cho đầu óc không bị "mụ, lú lẩn vì tuổi tác"...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chuyện thầy Tấn Hạnh nói trống chùa làm bằng da trâu cũng là phạm luật, vì theo tôi còn nhớ chuyện này, hồi Phật còn tại thế, có một vị đem cúng dường cho ngài Xá Lợi Phật một đôi dép làm bằng da bò. Ngài Xá Lợi Phật hỏi Phật có nên dùng không. Phật nói không được phép dùng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Do câu chuyện này, thử nhìn lại thời bây giờ có ai thi hành đúng theo lời Phật dạy dù là chuyện nhỏ nhặt như đôi dép không nhỉ!?
</span></span>
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Tôi chân thành cám ơn đạo hữu. Tôi lại có thêm 1 số thắc mắc:

1/ Trong kinh Pháp Hoa, có nhắc đến Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. 2 vị này có đối thoại với đại chúng lúc Phật nhập đại định. Vậy xin hỏi, 2 vị này có phải đệ tử của Phật Thích Ca ko, và Phật Thích Ca thu nhận trong trường hợp nào. Nếu ko phải thì 2 vị này từ đâu đến


Cám ơn tiachop911 đã hỏi.

_ "Văn Thù là Phật, Phật là Văn Thù". Phổ Hiền là Phật, Phật là Phổ Hiền.

Đức Phật, Ngài Văn Thù, Ngài Phổ Hiền có phải là ba hay không ? Người nào nói "Phật khác, Văn Thù khác", người đó chưa hiểu Phật, chưa hiểu Văn Thù !

Người nào nói "Phật khác, Phổ Hiền khác", người đó chưa hiểu Phật, chưa hiểu Phổ Hiền !

Lấy ví dụ : Thầy Thích Minh Phú trên mọi giao dịch với Phật tử, với Giáo Hội thì mọi người phải ghi là Đại Đức Thích Minh Phú. Trên diễn đàn ảo này chúng ta dùng từ Admin, thì AdminĐại Đức Thích Minh Phú có phải là 2 vị hay không ? Rồi gần đây chúng ta lại thấy có vị Kỹ Thuật Viên xuất hiện, chúng ta thắc mắc "Cái vị mới xuất hiện này là ai ?". _ Xin thưa cũng là Thầy Minh Phú đó, nhưng tùy lúc tùy nơi, cần cái danh gì cho thích hợp thì sử dụng cái danh ấy.

Cho nên nói 2 vị Đại Bồ tát này là đệ tử của đức Phật cũng được, nói Văn Thù là "mẹ của Chư Phật" cũng đúng, nói Phổ Hiền là Thầy của Chư Phật cũng đúng. Mỗi cách nói được dùng trong những trường hợp khác nhau.

Qua nhận định trên, nếu chúng ta còn hỏi 2 vị này từ đâu đến thì .....cũng rất buồn cười, phải không bạn ?

Những câu chuyện tiền thân Phật Thích Ca, tiền thân Phật A Di Đà, tiền thân Ngài Văn Thù, tiền thân Ngài Phổ Hiền; chỉ là nhằm dạy cho những Phật tử non trẻ những tấm gương sáng cần noi theo, đây là Phương tiện thuyết, xin chớ cho là thật.

2/ Trong nhiều tác phẩm, có nhắc đến việc thường vào khoảng canh 3, có ánh sáng phát ra từ nơi tịnh xá của Phật, đó là lúc các vị chư thiên đến vấn đạo người.

Theo thiễn ý của Hắc phong, chuyện Chư Thiên đến học đạo với Đức Phật là chuyện "nhục nhãn" (chỉ ghi nhận sóng ánh sáng từ b' đến b'', còn những sóng ánh sáng có biên độ thấp hơn b' và cao hơn b'' thì mắt thường không thấy. Bằng chứng là những tia hồng ngoại, tia tử ngoại đó, chúng ta nào có thấy được đâu) KHÔNG THẤY. Nhưng không nên cho là "không có" những gì mà ta chưa đủ khả năng thấy.

Bởi đức Phật là Bậc Thiên Nhân Sư mà !

Vậy cho hỏi, các vị chư thiên mà người xưa miêu tả có phải là chúng sanh ở hành tinh khác, nghe ở trái đất có Phật Thích Ca chứng quả Vô Thượng Bồ Đề nên thường xuyên đến vấn đạo ko?
Xin lỗi bạn ! Hình như bạn đã nhầm :

_ Đức Phật Thích Ca là Giáo Chủ cõi Ta Bà, mà cõi Ta Bà không phải chỉ gói gọn trên trái đất này. Cõi Ta Bà là cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (Thái Dương hệ chúng ta chỉ là một Thế Giới _ theo Kinh Phật. Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới là 3 lần nhân nghìn tức 1.000.000.000 Thế giới) Nói nôm na cho dễ hiểu : Tất cả những tinh tú trên bầu trời mà chúng ta có thể thấy được và chưa thấy hết ĐỀU TRONG CÕI TA BÀ cả ! (Vì cùng chung một cơn Đại Mộng).
Cõi Ta Bà lại còn trùm khắp những cõi Trời (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, ..Sắc Cứu Kính, .....Phi tưởng Phi phi tưởng xứ) trùm khắp vô số cõi Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh. Những cảnh giới này chỉ những vị đã có Thiên Nhãn mới thấy, còn khoa học vật chất vĩnh viễn không bao giờ thấy được (ngoại trừ cõi Súc sinh).

Cái hiểu rằng Phật Thích Ca thành đạo chỉ ở trái đất này là cái hiểu sai !

Mến !
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Tôi chân thành cám ơn đạo hữu. Tôi lại có thêm 1 số thắc mắc:

1/ Trong kinh Pháp Hoa, có nhắc đến Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. 2 vị này có đối thoại với đại chúng lúc Phật nhập đại định. Vậy xin hỏi, 2 vị này có phải đệ tử của Phật Thích Ca ko, và Phật Thích Ca thu nhận trong trường hợp nào. Nếu ko phải thì 2 vị này từ đâu đến

2/ Trong nhiều tác phẩm, có nhắc đến việc thường vào khoảng canh 3, có ánh sáng phát ra từ nơi tịnh xá của Phật, đó là lúc các vị chư thiên đến vấn đạo người. Vậy cho hỏi, các vị chư thiên mà người xưa miêu tả có phải là chúng sanh ở hành tinh khác, nghe ở trái đất có Phật Thích Ca chứng quả Vô Thượng Bồ Đề nên thường xuyên đến vấn đạo ko?
tiachop119 mến!
Tôi chỉ là một cư sỉ tu tại gia đình, ý tôi chưa trọn vẹn, thô thiển nhưng vì Tu là luôn luôn nhắc lại giáo pháp Phật Đà trong lòng nên củng xin trình bày một vài thiển ý.

1/ Trong Kinh Văn Đại Thừa thường nhắc đến 2 vị Bồ Tát là Ngài Văn Thù và Ngài Phổ Hiền, riêng Kinh Văn Nam Tông không biết có không (hình như là không có) và Kinh Văn Đại Thừa thường sử dụng ngụ ý, ẩn ý, vì vậy có thể hiểu 2 Vị Bồ Tát trên là 2 ngụ ý, Ngài Văn Thù ngụ ý là "Trí tuệ bản nhiên", Ngài Phổ Hiền là "dụng của Tâm bản nhiên" tức là "Hạnh". Phật củng có Ngài Đại Trí Văn Thù, Ngài Đại Hạnh Phổ Hiền bên trong mà chúng ta nghe 10 danh hiệu của Phật , trong đó "Chánh Biến Tri" là Ngài Văn Thù, "Minh Hạnh Túc" tức Ngài Phổ Hiền vậy.

Chúng ta củng có 2 Ngài Bồ Tát trong mỗi con người của chúng ta vậy, đó là "Trí Tuệ bản nhiên", và "Dụng của Tâm bản nhiên", mà chúng ta không thèm ngó tới, quên đi. Vì bởi so đo, suy lường, phân biệt.

Trí tuệ bản nhiên là gì? là thấy, nghe, hay, biết mà chỉ đơn thuần là thấy, nghe, hay, biết, nên mới gọi là bản nhiên.
Chúng sanh, "thấy" nhưng sau đó hàng trăm hàng vạn cái, hàng con hàng cháu, từ cái "thấy" đó xuất hiện, rồi đứng trên chổ phân biệt hàng con cháu đó mà sinh tâm nên mới có từ "chúng sanh", có nghĩa là "Tập chủng duyên sanh".

Dụng của Tâm bản nhiên là gì? Thí dụ như gặp ai đói rách cơ hàn, nghe ai bị thiên tai lụt lội là tâm từ bi trổi dậy, tâm từ bi nầy ai củng có, đó chính là tâm bản nhiên và khởi từ tâm bản nhiên mà làm thì là "Dụng" là hạnh.

Chúng sanh lại khác, cứu người thì ta được gì? , cái nầy là so đo, hoăc là ai đáng cứu hơn gia đình con cái tôi không đầy đủ?, cái nầy là suy lường, Khởi từ "Tâm từ bi" như vậy không còn là "tâm bản nhiên", nên mới gọi là chúng sanh.


2/ Việc của Phật chỉ có đồng như Phật mới biết. Cái biết của chúng ta rất hạn chế, vô cùng hạn chế, như năm lá trên tay so với lá trên rừng.

Cái cần phải biết là: Khổ, nguyên nhân của Khổ, cách thức diệt Khổ, và đi đến chấm dứt Khổ.. Như người bị tên bắn trúng, thì đến Thầy thuốc chạy chửa. Chớ đừng do dự, đừng hỏi "mũi tên này từ hướng nào tới?, tại sao tôi lại trúng tên?"

Nói ngoài lề, chúng ta sẻ rỏ biết tất cả khi Giác Ngộ hoàn toàn, Toàn Giác, thành vị Phật.
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8


Cám ơn tiachop911 đã hỏi.

_ "Văn Thù là Phật, Phật là Văn Thù". Phổ Hiền là Phật, Phật là Phổ Hiền.

Đức Phật, Ngài Văn Thù, Ngài Phổ Hiền có phải là ba hay không ? Người nào nói "Phật khác, Văn Thù khác", người đó chưa hiểu Phật, chưa hiểu Văn Thù !

Người nào nói "Phật khác, Phổ Hiền khác", người đó chưa hiểu Phật, chưa hiểu Phổ Hiền !

Lấy ví dụ : Thầy Thích Minh Phú trên mọi giao dịch với Phật tử, với Giáo Hội thì mọi người phải ghi là Đại Đức Thích Minh Phú. Trên diễn đàn ảo này chúng ta dùng từ Admin, thì AdminĐại Đức Thích Minh Phú có phải là 2 vị hay không ? Rồi gần đây chúng ta lại thấy có vị Kỹ Thuật Viên xuất hiện, chúng ta thắc mắc "Cái vị mới xuất hiện này là ai ?". _ Xin thưa cũng là Thầy Minh Phú đó, nhưng tùy lúc tùy nơi, cần cái danh gì cho thích hợp thì sử dụng cái danh ấy.

Cho nên nói 2 vị Đại Bồ tát này là đệ tử của đức Phật cũng được, nói Văn Thù là "mẹ của Chư Phật" cũng đúng, nói Phổ Hiền là Thầy của Chư Phật cũng đúng. Mỗi cách nói được dùng trong những trường hợp khác nhau.

Qua nhận định trên, nếu chúng ta còn hỏi 2 vị này từ đâu đến thì .....cũng rất buồn cười, phải không bạn ?

Những câu chuyện tiền thân Phật Thích Ca, tiền thân Phật A Di Đà, tiền thân Ngài Văn Thù, tiền thân Ngài Phổ Hiền; chỉ là nhằm dạy cho những Phật tử non trẻ những tấm gương sáng cần noi theo, đây là Phương tiện thuyết, xin chớ cho là thật.



Theo thiễn ý của Hắc phong, chuyện Chư Thiên đến học đạo với Đức Phật là chuyện "nhục nhãn" (chỉ ghi nhận sóng ánh sáng từ b' đến b'', còn những sóng ánh sáng có biên độ thấp hơn b' và cao hơn b'' thì mắt thường không thấy. Bằng chứng là những tia hồng ngoại, tia tử ngoại đó, chúng ta nào có thấy được đâu) KHÔNG THẤY. Nhưng không nên cho là "không có" những gì mà ta chưa đủ khả năng thấy.

Bởi đức Phật là Bậc Thiên Nhân Sư mà !

Xin lỗi bạn ! Hình như bạn đã nhầm :

_ Đức Phật Thích Ca là Giáo Chủ cõi Ta Bà, mà cõi Ta Bà không phải chỉ gói gọn trên trái đất này. Cõi Ta Bà là cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (Thái Dương hệ chúng ta chỉ là một Thế Giới _ theo Kinh Phật. Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới là 3 lần nhân nghìn tức 1.000.000.000 Thế giới) Nói nôm na cho dễ hiểu : Tất cả những tinh tú trên bầu trời mà chúng ta có thể thấy được và chưa thấy hết ĐỀU TRONG CÕI TA BÀ cả ! (Vì cùng chung một cơn Đại Mộng).
Cõi Ta Bà lại còn trùm khắp những cõi Trời (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, ..Sắc Cứu Kính, .....Phi tưởng Phi phi tưởng xứ) trùm khắp vô số cõi Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh. Những cảnh giới này chỉ những vị đã có Thiên Nhãn mới thấy, còn khoa học vật chất vĩnh viễn không bao giờ thấy được (ngoại trừ cõi Súc sinh).

Cái hiểu rằng Phật Thích Ca thành đạo chỉ ở trái đất này là cái hiểu sai !

Mến !

À, hình như tôi thấy có sự tương đồng giữa Quán Thế Âm - Đại Thế Chí và Văn Thù Sư Lợi - Đại Hành Phổ Hiền. Chân thành cám ơn đạo hữu rất nhiều
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Tôi xin hỏi đạo hữu H/P, thường tôi ko ăn chay vào ngày 15 hoặc mồng 1 hoặc các ngày lễ tết vì những ngày đó tôi thấy những nơi bán đồ chay rất chen chúc, ai cũng cố gắng ăn để lấy phước (vì người ta nói ăn ngày đó tốt hơn ngày thường) và đồ ăn cũng bán mắc hơn ngày thường, chưa kể họ làm ẩu vì quá đông khách. Tôi thường ăn vào các ngày thường, có khi liên tục 3-4 ngày, có khi 1-2 ngày, cũng có khi ăn 1 buổi. Tôi ăn như vậy có tốt ko?
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Tôi xin hỏi đạo hữu H/P, thường tôi ko ăn chay vào ngày 15 hoặc mồng 1 hoặc các ngày lễ tết vì những ngày đó tôi thấy những nơi bán đồ chay rất chen chúc, ai cũng cố gắng ăn để lấy phước (vì người ta nói ăn ngày đó tốt hơn ngày thường) và đồ ăn cũng bán mắc hơn ngày thường, chưa kể họ làm ẩu vì quá đông khách. Tôi thường ăn vào các ngày thường, có khi liên tục 3-4 ngày, có khi 1-2 ngày, cũng có khi ăn 1 buổi. Tôi ăn như vậy có tốt ko?

Câu này H/p kính nhờ quý thầy cô, quý đạo hữu góp lời.

Kính !.
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Tôi xin hỏi đạo hữu H/P, thường tôi ko ăn chay vào ngày 15 hoặc mồng 1 hoặc các ngày lễ tết vì những ngày đó tôi thấy những nơi bán đồ chay rất chen chúc, ai cũng cố gắng ăn để lấy phước (vì người ta nói ăn ngày đó tốt hơn ngày thường) và đồ ăn cũng bán mắc hơn ngày thường, chưa kể họ làm ẩu vì quá đông khách. Tôi thường ăn vào các ngày thường, có khi liên tục 3-4 ngày, có khi 1-2 ngày, cũng có khi ăn 1 buổi. Tôi ăn như vậy có tốt ko?
ĐH tiachop911 thân mến ! Vấn đề ăn chay là để trưởng dưỡng lòng từ bi đối với các loài động vật và cũng để giảm bớt nghiệp sát cho chính bản thân của người ăn chay. Do đó, việc ăn chay càng nhiều ngày càng quý, không kể vào ngày nào. Nếu ăn chay bất cứ ngày nào trong tuần và tu tập tâm thương người mến vật cũng đều được, mấy ngày ấy đều trở nên cát tường quý báu cả.
Nếu ĐH sợ hàng quán vào hai ngày mồng 1 và ngày rằm đông khách là không sạch sẻ thì ĐH có thể tự mua rau đậu về nhà chế biến mà ăn vì chay Tâm không phải chay thức ăn nên khi ăn chay mà Tâm không chay thì phước đức cũng chẳng có .
Phát tâm ăn chay như là một pháp môn tu đầu tiên, tối thiểu cho các Phật tử tại gia, mỗi tháng ăn chay 2 ngày là kể đến công của các bậc Tổ Sư Phật giáo Đại thừa. Các nhà Đại thừa thực hiện rất đúng tôn ý của Đức Phật. Để khuyến khích Phật tử hạn chế nghiệp sát và phát triển bi tâm, trong buổi đầu tu học Phật, chư Tăng Đại thừa đã chọn các ngày trong tháng như mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 để tiêu chuẩn hoá các ngày ăn chay tuỳ theo sự phát tâm của mỗi người, 2 ngày, 4 , 6, hoặc 10 ngày. Theo truyền thống của cả Nam truyền và Bắc truyền, vào ngày đầu tháng (mùng một) và ngày trăng tròn (rằm) chư Tăng của hai truyền thống đều tụ họp lại tại một trú xứ nào đó gần nhất để lắng nghe vị cao đức trùng tuyên giới luật và để phát lồ sám-hối những điều sai lầm mà đã lỡ tạo. Đây là truyền thống có từ thời Phật còn tại thế. Do đó, việc chư tăng hội họp lại vào ngày đầu tháng và rằm để kiểm thảo, nhắc nhở lẫn nhau, hai ngày này trở thành ngày hội của chư Tăng lúc bấy giờ. Và cũng từ đó, hai ngày này có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo không những cho hàng xuất gia mà cả cho hàng cư sĩ tại gia. Sau này các bậc Tổ sư đã giới thiệu 2 ngày (mùng một và rằm) hàng Phật tử tại gia không nên dùng huyết nhục của loài động vật và cũng để nuôi lớn lòng bi mẫn đối với chúng sanh.

Khi đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài A Nan hỏi Phật rằng:
"Bạch Phật , tại sao trước kia, Phật cho các Ðệ tử ăn ngũ tịnh nhục (Ngũ tịnh nhục là năm thứ thịt thanh tịnh:
a) Thịt ăn mà không thấy người giết.
b) Thitc ăn mà mình không nghe tiếng con vật bị giết kêu.
c) Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết cho mình.
d) Thịt con thú tự chết.
e) Thịt con thú khác ăn còn dư), mà nay Ngài lại cấm tuyệt ăn thịt cá?"
Phật trả lời Ngài A Nan: Vì trình độ các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa, thực hành đúng lý đặng, nên khi ta còn nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các ông tạm dùng ngũ tịnh nhục. Ðến nay trình độ các ông đã cao, lãnh thọ được giáo pháp Ðại Thừa, nên ta cấm tuyệt ăn thịt cá. Còn ăn thứ ấy, thì còn phạm giới sát sanh, nếu không trực tiếp sát thì cũng gián tiếp sát, làm mất hạt giống từ bi bình đẳng, không thể nào tu hành thành Phật được.
Lời Phật dạy đã rõ ràng: Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng.
Thật thế, Phật tử là người đã theo đạo từ bi, thì không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống.
Thân chào,

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên