Nhìn sâu pháp Tứ Đế.

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Sanh diệt Tập Đế.

* Ngã chấp.

Là chấp có một "cái ngã", tức là cái tôi, tự chủ, tự tại, trường tồn bất diệt.

Có hai loại ngã chấp. Phân biệt ngã chấp. và Câu sanh ngã chấp.

1/. Phân biệt ngã chấp.

Là thứ chấp ngã thô thiển, do tiêm nhiễm những tà kiến, thấy biết sai lầm. Chấp lấy 5 thủ Uẩn làm tự ngã. Những kiến chấp này từ ý thức mà sanh ra, dễ loại trừ. Khi hành giả tu đến Kiến đạo thì có thể diệt trừ.

2/. Câu sanh ngã chấp.

Là thứ chấp ngã vi tế, loại ngã chấp này từ vô thỉ đến nay do sức hư vọng huân tập bên trong tâm, nó cùng một lần sinh ra với thân. Loại Câu sanh này có hai:

a). chấp lấy thức thứ bảy duyên kiến phần của thức thứ tám, khởi lên tướng kiến phần của thức thứ tám ấy trên tự thức thứ bảy và chấp lấy tướng đó làm thật ngã.- Đây là Mạc na thức.

b). Đây là thức thứ sáu duyên vào tướng năm thủ uẩn được biến hiện trên tự thức nó (ý căn), hoặc duyên chung cả năm thủ uẩn hoặc duyên riêng từng thủ uẩn, khởi lên tướng dạng ấy trên tự thức, rồi chấp lấy tướng đó làm thật ngã.

Loại câu sanh ngã chấp này, rất vi tế, khó đoạn trừ, phải đến " tu đạo sở đoạn hoặc" mới trừ được. ( Những mê lầm nầy, khi tu đạo mới đoạn được. Ðây là sự đoạn trừ những phiền não, sâu kín, đã đam sâu gốc rễ trong tâm thức, biến thành thói quen, như sự chấp ngã, sự say đắm nhục dục, tham, giận, kiêu căng v.v…Ðối với những thứ phiền não nầy, phải cần nhiều công phu tu hành dẻo dai, chắc chắn mới có thể đoạn trừ được. Do đó, mới gọi là “Tu đạo sở đoạn hoặc”.)

Hai loại ngã chấp này, là nguyên nhân sanh ra các loại khổ, nên gọi chúng là Tập Đế.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Sanh diệt Tập Đế.

* Ngã chấp (tt).

Có 2 lĩnh vực mà chúng sanh y cứ vào đó để chấp ngã. Đó là: Tinh thần và thể xác.

a). Ngã chấp về mặc tinh thần: Đó là chấp các ấm thọ, tưởng, hành, thức làm một cái "linh hồn" vĩnh cửu trường tồn, và đậm nét nhất là chấp Ý THỨC làm "Linh hồn", đây là đặc thù của các tư tưởng Thường kiến ngoại đạo.

b). Ngã chấp về mặc thể xác: Đó là chấp cái xác thân do tứ đại giả hợp này làm "Ta"

* Tất cả các chấp về tinh thần và thể xác đều là sai lầm. Vì theo giáo lý Đạo Phật, thì cả tinh thần và thể xác đều là các pháp do nhân duyên giả hợp, mà không có tự chủ, tự tại.

* Pháp chấp.

Là sự chấp chặt về "Ngã tướng" của các pháp. Pháp chấp cũng có 2 chấp là: vật chất và tinh thần.

a). Là chấp mọi "Ngã sở hữu" là những cái của ta, đều là chắc thật, quí giá, cần phải bảo thủ, ôm giữ.

b). Pháp chấp về mặc tinh thần: chấp chặt ý kiến của mình là đúng, chấp những tư tưởng, những pháp tu, những chứng ngộ của mình là đúng, còn của người khác là sai. v.v...

Đức Phật dạy: Muốn thoát khỏi mọi đau khổ, chúng ta cần phải quán chiếu 5 Uẩn đều là không có tự tánh, phải thoát khỏi Ngã chấp và pháp chấp mới đến được Niết Bàn.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Sanh diệt Tập Đế.

* 12 nhân duyên.

Kinh Tăng Nhứt A Hàm :

Gọi là 12 nhơn duyên là: phiền não, nghiệp và khổ, ba món này thay đổi mà làm nhơn làm duyên lẫn nhau mãi mãi vậy.

Bắt đầu là vô minh, ái, và thủ là phiền não. Hành, hữu là nghiệp. Còn bảy món kia là thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, sanh, lão tử là khổ. Do phiền não sanh nghiệp, nhơn nghiệp sanh khổ, nhơn khổ sanh phiền não. Ba món phiền não, nghiệp và khổ này thay nhau sanh luôn chẳng dừng như bánh xe chạy tròn.


grab1401904026medium_pzp1401456534.jpg



Kinh Tương Ưng III, Phẩm Tham Luyến (3) , Đức Phật dạy:

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành ? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt.


Đức Phật dạy sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư là tâm suy nghĩ về sắc thanh hương vị xúc pháp, 6 trần gọi là Hành. Tư là động lực đưa đến tái sanh, tức là tùy bàn tay khéo vụng mà thành bình đẹp xấu.
Ý nghiệp là căn bản sanh tử. Tâm trong sạch là gốc giải thoát. Ý thanh khiết là nền tảng tiến hóa. Ý nghiệp niệm niệm phan duyên, kích động sáu căn, dung thông khắp cơ thể. Bao nhiêu nghiệp thiện ác nặng nhẹ, ý đều làm chủ. Ý nghiệp vi tế rất khó khăn cho chú mục đồng chăn giữ.

"Vô minh, ái, thủ.- Tam phiền não,

Hành hữu nhị chi .- thuộc nghiệp đạo.

tùng thức chí thọ.- tinh sanh tử,

Thất chi đồng danh viết Khổ đạo."

pmnp-tamluan.jpg


12 nhân duyên, là Tập Đế liên kết với Khổ đế. Trong đó 3 món Vô minh, ái, thủ gọi là phiền não (nhân khổ), Hành hữu thuộc về nghiệp. từ thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, thủ, sanh- tử là quả khổ.

Tất cả chi phần 12 nhân duyên đó, sở dĩ có là do Chấp ngã và chấp pháp ( Vô minh) mà sanh ra.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
A. Sanh diệt Tứ Đế.

3/.Sanh Diệt - Diệt Đế.

Diệt tức là Tịch diệt, là vắng lặng, không còn vọng tưởng, là thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Vì còn thấy có sanh diệt để thoát khỏi, còn thấy Niết Bàn để chứng đắc, nên ở đây là nói về Hữu dư y niết Bàn


Diệt Đế (Nirodha Dukkha) tức là Niết Bàn. Trong kinh Niết Bàn dậy: “Các phiền não diệt gọi là Niết bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết bàn”. Niết bàn hay Niết- bàn-na hay Nê-Hoàn là do dịch âm chữ Phạn Nirvana mà ra, Niết bàn có nhiều nghĩa như sau:
- NIẾT (Nir) là ra khỏi; BÀN (vana) là rừng mê, Niết bàn là ra khỏi rừng mê.
- Niết là chẳng; Bàn là dệt. Còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử, không phiền não thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết bàn là không dệt ra sanh tử luân hồi. Chữ Bàn cũng có nghĩa là không ngăn ngại, Niết bàn còn có nhiều nghĩa khác nữa, nhưng không ngoài ba nghĩa: “Bất sanh, giải thoát và tịch diệt”.
Bất sanh, nghĩa là không sanh ra, không sanh các thứ mê lầm tội lỗi.
Giải thoát, nghĩa là thoát ra ngoài sự ràng buộc, không mắc vào các huyền ngã, huyễn pháp.
Tịch diệt, nghĩa là vắng lặng, dứt sạch. Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất cả nguồn gốc mê lầm.
Trong kinh Đại Niết Bàn viết: “Đây là sự bình yên. Đây là sự bình yên tối thượng” (Kinh Đại Niết Bàn tập 1, ấn hành năm 1994, trang 122-181). “Ý thức vị kỷ hay sự chấp ngã chấm dứt” “Nghĩ rằng mình không có linh hồn thường trú, kẻ ấy thoát được những kiêu mạn, vị kỷ do ý niệm “Tôi là - thể hiện”. Như vậy đạt được Niết Bàn, con người an lạc, tự tại, hạnh phúc, thanh tịnh, bất nhiễm, giải thoát.
Vì hai chữ Niết Bàn có nhiều nghĩa như thế nên trong kinh thường để nguyên âm mà không dịch nghĩa. Để diễn tả thêm cho rõ nghĩa hai chữ Niết Bàn, theo Kinh Đại Niết Bàn chia ra làm hai thứ:
1.- Hữu - dư - y Niết - Bàn: (Niết bàn chưa hoàn toàn) Từ quả vị thứ nhất Tu-đà-hoàn đến quả vị thứ ba A-na-hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não, nhưng chưa tuyệt diệt, tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa viên mãn. Sự an vui chưa hoàn toàn, vì phiền não và báo thân còn sót lại, nên gọi là Niết bàn Hữu-dư-y. Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bẩy đời; song ngã chấp đã phục, nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại chứ không bị ràng buộc như chúng sanh.
2.- Vô-dư-y Niết-bàn: (Niết bàn hoàn toàn) - Đến quả vị A-La-Hán, đã đoạn hết phiền não, diệt hết câu sanh ngã chấp, nên hoàn toàn giải thoát cả khổ nhân lẫn khổ quả. Sự sanh tử không còn ràng buộc vị này được nữa, nên gọi là Niết bàn Vô-dư-y. Đây là quả vị tột đỉnh của hàng thanh văn. Đến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết, và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế nên được tự-tại giải thoát ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc, và Vô sắc giới.
Như vậy Niết bàn là tận diệt vô minh hay tri kiến sai lầm về thực tại, tận diệt ái dục hay mọi tham đắm do vô minh đưa lại. Niết bàn là chấm dứt tham, sân, si, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi do vô minh và ái dục dẫn dắt. Niết bàn là tuệ giác về thực tại, là sự giác ngộ viên mãn, là chấm dứt dòng lưu chuyển gây đau khổ và sự bám víu vào tri kiến sai lầm.


http://www.thuvienhoasen.org/tmd-ton...dantoc2-02.htm
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
A. Sanh diệt Tứ Đế.

4/. Sanh Diệt - Đạo Đế.

Đạo là con đường. Đạo Đế là con đường dẫn đến Niết Bàn, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy, mà hầu hết các kinh điển Phật đều nói đến.

Vì pháp này có tu, có chứng, có khởi tu, có diệt tận.- Nên gọi là Sanh Diệt - Đạo Đế.

Đó là 37 phẩn trợ đạo. Pháp này giúp cho người tu hành thành tựu được đạo quả nên gọi là trợ đạo. Gồm:

-4 Pháp Niệm Xứ:

-4 Pháp Chánh Cần:

-4 Pháp Như Ý Túc :

-5 Căn :

-5 Lực:

-7 Pháp Giác Chi:

-8 Pháp Chánh Đạo :

 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
- 4 Pháp Niệm Xứ:

Kinh Quán Niệm (khởi nguyên của pháp quán 4 niệm xứ.)
(Satipatthana Sutta)

Như vầy, tôi nghe: Một thuở nọ Ðức Thế Tôn đang cư trú ở Kammassadhamma, một khu phố của dân Kuru. Lúc bấy giờ ngài gọi chư tăng: "Này các thầy". Chư tăng đáp: "Dạ, thưa Ðức Thế Tôn". Phật nói: "Các thầy lắng nghe, có một con đường duy nhất để thanh lọc bản thân, vượt thắng phiền não, tiêu trừ ưu khổ, đạt tới chánh đạo và chứng nhập Niết Bàn, đó là bốn phép quán niệm. Những gì là bốn?

Ðó là, này các thầy, người hành giả:

1/ Quán niệm thân thể nơi thân thể, tinh chuyên và ý thức rõ ràng về thân thể, làm chủ được mọi tham dục và ưu tư trong cuộc đời.

2/ Quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ, tinh chuyên và ý thức rõ ràng về cảm thọ, làm chủ được mọi tham dục và ưu tư trong cuộc đời.

3/ Quán niệm tâm thức nơi tâm thức, tinh chuyên và ý thức rõ ràng về tâm thức, làm chủ được mọi tham dục và ưu tư trong cuộc đời.

4/ Quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức, ý thức rõ ràng về đối tượng tâm thức, làm chủ được mọi tham dục và ưu tư trong cuộc đời.

Này các thầy, người hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể bằng cách nào?

Người ấy đến một khu rừng hoặc một gốc cây, hoặc một nơi thanh vắng, ngồi xuống theo tư thế kiết già, giữ lưng ngay thẳng và đặt mình trong sự quán niệm. Thở vào người ấy ý thức rõ ràng mình đang thở vào, thở ra người ấy ý thức mình đang thở ra. Hoặc khi thở vào một hơi dài, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở vào một hơi dài'. Khi thở ra một hơi dài, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở ra một hơi dài'. Hoặc khi thở vào một hơi ngắn, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở vào một hơi ngắn'. Khi thở ra một hơi ngắn, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở ra một hơi ngắn'. Người ấy tự mình tập luyện như sau: 'Tôi sẽ thở vào và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ thở ra và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ thở vào và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'. 'Tôi sẽ thở ra và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'.

Cũng như khi xoay một vòng dài, một người thợ tiện khéo tay ý thức rằng mình đang xoay một vòng dài; hoặc khi xoay một vòng ngắn, ý thức rằng mình đang xoay một vòng ngắn. Cũng vậy, người hành giả khi thở vào một hơi dài ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài; khi thở ra một hơi ngắn ý thức rằng mình đang thở ra một hơi ngắn. Người ấy tự mình tập luyện như sau:' Tôi sẽ thở vào và cảm nghiệm toàn thân... Tôi sẽ thở ra và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'.

Cứ như thế, hành giả sống trong sự thường trực quán niệm thân thể nơi thân thể, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc cả bên trong lẫn bên ngoài thân thể. Hoặc quán niệm quá trình sinh khởi nơi thân thể, hoặc quá trình hủy diệt nơi thân thể, hoặc quá trình sinh khởi lẫn quá trình hủy diệt. Hoặc quán niệm: 'Có thân thể đây' đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của thân thể, và như vậy người ấy sống một cách tự do không bám víu vào bất cứ thứ gì trong cuộc đời. Cứ như thế mà người hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể.

Lại nữa, này các thầy, khi đi, hành giả cũng ý thức rằng mình đang đi; khi đứng, ý thức rằng mình đang đứng; khi ngồi, ý thức rằng mình đang ngồi; khi nằm, ý thức rằng mình đang nằm. Bất cứ thân thể mình đang được xử dụng trong tư thế nào, hành giả cũng ý thức được về tư thế ấy.

Cứ như thế, hành giả sống trong sự thường trực quán niệm thân thể nơi thân thể, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc cả bên trong lẫn bên ngoài thân thể. Hoặc quán niệm quá trình sinh khởi nơi thân thể, hoặc quá trình hủy diệt nơi thân thể, hoặc quá trình sinh khởi lẫn quá trình hủy diệt. Hoặc quán niệm: 'Có thân thể đây' đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của thân thể, và như vậy người âý sống một cách tự do không bám víu vào bất cứ thứ gì trong cuộc đời. Cứ như thế mà hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể.

Lại nữa, khi đi tới hoặc đi lui, hành giả cũng ý thức rõ ràng về việc ấy; khi nhìn trước hay nhìn sau...khi cúi xuống hoặc vươn lên...khi mặc áo, mang y bát...khi ăn, uống, nhai, nếm thức ăn...khi đi đại tiện hay tiểu tiện...khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói năng hoặc im lặng, hành giả cũng đều ý thức rõ ràng về mỗi việc.

Cứ như thế, hành giả sống... quán niệm thân thể nơi thân thể.

Lại nữa, hành giả quán niệm rõ ràng về chính thân thể này, bao bọc trong một lớp da và chứa đầy loại bất tịnh, từ gót chân trở lên và từ đỉnh đầu trở xuống, có nào là: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mạc, lá lách, phổi, ruột, bao tử, phân, mật, đờm, máu, mủ, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước bọt, nước ở khớp xương, nước tiểu.

Ví như có một bao tải đựng đủ nhiều loại ngũ cốc, như gạo lứt, gạo hẻo rằng, đậu xanh, đậu ngự, mè, gạo trắng và hai đầu bao tải có thể mở ra. Một người có mắt tốt, khi mở bao ra, thấy rõ mọi loại hạt đựng trong bao: đây là gạo lứt, gạo hẻo rằng, đậu xanh, đậu ngự, mè, gạo trắng. Cũng như thế, khi quán sát về chính thân thể mình, hành giả thấy được mọi thứ từ gót chân lên đỉnh đầu và từ đỉnh đầu xuống đến gót chân, bao bọc trong một lớp da và chứa đầy loại bất tịnh: thuộc về thân thể này, có nào là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mạc, lá lách, phổi, ruột, bao tử, phân, mật, đờm, máu, mủ, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước bọt, nước ở khớp xương, nước tiểu.

Cứ như thế, hành giả sống... quán niệm thân thể nơi thân thể.

Lại nữa, trong bất cứ tư thế nào của thân thể này, hành giả cũng quán chiếu về những yếu tố tạo nên thân thể: 'Trong thân thể này có yếu tố rắn chắc, yếu tố lưu nhuận, yếu tố viêm nhiệt và yếu tố chuyển động'. Như một người đồ tể rành nghề giết một con bò, ngồi giữa ngã tư mà xẻ con bò ra thành nhiều phần, hành giả cũng vậy, trong bất cứ tư thế nào của thân thể này, cũng quán chiếu những yếu tố tạo nên thân thể: 'Trong thân thể này có yếu tố rắn chắc, yếu tố lưu nhuận, yếu tố viêm nhiệt và yếu tố chuyển động'.

Cứ như thế, hành giả sống... quán niệm thân thể nơi thân thể.

Lại ví như khi thấy một xác chết, bị liệng bỏ vào bãi tha ma đã được một ngày, hai ngày hay ba ngày, sình lên, thâm tím, thối rữa, hành giả liền quán chiếu về thân thể mình: 'Chính thân thể ta đây cũng vậy, sẽ trở thành như thế, không có lối nào tránh thoát'.

Cứ như thế, hành giả sống... quán niệm thân thể nơi thân thể.

Rồi như thấy một xác chết bị liệng bỏ trong bãi tha ma, bị quạ rỉa hoặc diều hâu, kên kên, hoặc chó sói rừng ăn và các loài dòi bọ rúc rỉa, hành giả liền quán chiếu về thân thể mình: 'Chính thân thể ta đây cũng vậy, sẽ trở thành như thế, không có lối nào tránh thoát'.

Cứ như thế hành giả sống... quán niệm thân thể nơi thân thể.

Rồi như thấy một xác chết bị liệng bỏ trong bãi tha ma, chỉ còn là một bộ xương dính ít thịt và máu, còn nối liền nhau nhờ gân cốt;... hoặc không còn thịt nhưng còn dính chút máu;... hoặc không còn chút thịt và chút máu nào;... hoặc các khúc xương bị vứt rời rạc đó đây, không còn dính liền nhau nữa, chỗ này là xương tay, chỗ kia là xương bàn chân, chỗ này là xương cẳng, chỗ kia là xương mông, đây là xương sống, kia là đầu lâu, hành giả liền quán chiếu về thân thể mình...

Cứ như thế hành giả sống... quán niệm thân thể nơi thân thể.

Rồi như thấy một xác chết bị liệng bỏ trong bãi tha ma, chỉ còn lại một mớ xương trắng màu vỏ ốc... một mớ xương khô đã hơn một năm... một mớ xương mục tan thành bụi, hành giả liền quán chiếu về thân thể mình...

Cứ như thế hành giả sống... quán niệm thân thể nơi thân thể.

Này các thầy, người hành giả quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ bằng cách nào?

Mỗi khi có một cảm thọ khoái lạc, hành giả ý thức rằng: 'Ta đang có một cảm thọ khoái lạc'. Mỗi khi có một cảm thọ khổ đau, hành giả ý thức rằng: 'Ta đang có một cảm thọ khổ đau'. Mỗi khi có một cảm thọ không khoái lạc cũng không khổ đau, hành giả ý thức rằng: 'Ta đang có một cảm thọ không khoái lạc cũng không khổ đau'. Khi có một cảm thọ khoái lạc vật chất, hành giả ý thức rằng mình đang có một cảm thọ khoái lạc vật chất. Khi có một cảm thọ khoái lạc tinh thần, hành giả ý thức rằng mình đang có một cảm thọ khoái lạc tinh thần. Khi có một cảm thọ khổ đau vật chất... một cảm thọ khổ đau tinh thần, hành giả ý thức rằng mình đang có một cảm thọ khổ đau vật chất... một cảm thọ khổ đau tinh thần. Khi có một cảm thọ vật chất... một cảm thọ tinh thần không khoái lạc cũng không khổ đau, hành giả ý thức rằng mình có một cảm thọ vật chất... một cảm thọ tinh thần không khoái lạc cũng không khổ đau.

Cứ như thế hành giả sống trong sự thường trực quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ, hoặc bên trong hoặc bên ngoài, hoặc cả bên trong lẫn bên ngoài cảm thọ. Hoặc quán niệm quá trình sinh khởi của cảm thọ, hoặc quá trình hủy diệt của cảm thọ, hoặc quá trình sinh khởi lẫn quá trình hủy diệt. Hoặc quán niệm: 'Có cảm thọ đây' đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của cảm thọ, và như vậy người ấy sống một cách tự do, không bám víu vào bất cứ thứ gì trong cuộc đời. Cứ như thế mà hành giả quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ.

Này các thầy, hành giả quán niệm tâm thức nơi tâm thức bằng cách nào?

Mỗi khi tâm thức có tham dục, hành giả ý thức là tâm thức mình có tham dục. Khi không có tham dục, hành giả ý thức là tâm thức mình không có tham dục. Mỗi khi tâm thức có sân hận, hành giả ý thức là tâm thức mình có sân hận. Khi tâm thức không có sân hận, hành giả ý thức là tâm thức mình không có sân hận. Mỗi khi tâm thức có si mê, hành giả ý thức là tâm thức mình có si mê. Khi không có si mê, hành giả ý thức là tâm thức mình không có si mê. Mỗi khi tâm thức có thu nhiếp... là tâm thức mình có thu nhiếp. Khi tâm thức đang tán loạn... là tâm thức mình đang tán loạn. Mỗi khi tâm thức trở thành rộng lớn... là tâm thức mình trở thành rộng lớn. Mỗi khi tâm thức trở thành hạn hẹp... là tâm thức mình trở thành hạn hẹp. Mỗi khi tâm thức đạt đến trạng thái cao nhất... là tâm thức mình đạt đến trạng thái cao nhất. Khi không đạt đến trạng thái cao nhất... là tâm thức mình không đạt đến trạng thái cao nhất. Mỗi khi tâm thức có định... là tâm thức mình có định. Khi không có định... là tâm thức mình không có định. Mỗi khi tâm thức được giải thoát... là tâm thức mình được giải thoát. Khi không có giải thoát... là tâm thức mình không có giải thoát.

Cứ như thế, hành giả sống trong sự thường trực quán niệm tâm thức nơi tâm thức, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc cả bên trong lẫn bên ngoài tâm thức. Hoặc quán niệm quá trình sinh khởi nơi tâm thức, hoặc quá trình hủy diệt nơi tâm thức, hoặc quá trình sinh khởi lẫn quá trình hủy diệt. Hoặc quán niệm: 'Có tâm thức đây' đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của tâm thức, và như vậy người ấy sống một cách tự do không bám víu vào bất cứ thứ gì trong cuộc đời. Cứ như thế mà hành giả quán niệm tâm thức nơi tâm thức.

Này các thầy, hành giả quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức bằng cách nào?

Trước hết hành giả quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức về năm hiện tượng ngăn che. Quán niệm bằng cách nào?

1. Khi có niệm ái dục, hành giả ý thức rằng mình có ái dục. Khi không có ái dục, hành giả ý thức rằng mình không có ái dục. Khi một niệm ái dục chưa sanh, nay bắt đầu phát sanh, hành giả ý thức được sự phát sanh ấy. Khi một niệm ái dục đã sanh, đang được khử diệt, hành giả ý thức được sự khử diệt ấy. Khi một niệm ái dục đã được khử diệt và không còn phát khởi lại nữa, hành giả cũng ý thức được điều đó.

2. Khi có sân hận, hành giả ý thức rằng mình có sân hận. Khi không có sân hận, hành giả ý thức rằng mình không có sân hận. Khi một niệm sân hận chưa sanh, nay bắt đầu phát sanh, hành giả ý thức được sự phát sanh ấy. Khi một niệm sân hận đã sanh, đang được khử diệt, hành giả ý thức được sự khử diệt ấy. Khi một niệm sân hận đã được khử diệt và không còn phát khởi lại nữa, hành giả cũng ý thức được điều đó.

3. Khi có mê muội và buồn ngủ, hành giả ý thức rằng mình có mê muội và buồn ngủ....

4. Khi có giao động và bất an, hành giả ý thức rằng mình có giao động và bất an....

5. Khi có nghi ngờ, hành giả ý thức rằng mình có nghi ngờ....

Cứ như thế, hành giả sống trong sự thường trực quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc cả bên trong lẫn bên ngoài đối tượng tâm thức. Hoặc quán niệm quá trình sinh khởi nơi đối tượng tâm thức, hoặc quá trình hủy diệt nơi đối tương tâm thức, hoặc quá trình sinh khởi lẫn quá trình hủy diệt. Hoặc quán niệm:'Có đối tượng tâm thức đây' đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của đối tượng tâm thức, và như vậy người ấy sống một cách tự do không bám víu vào bất cứ thứ gì trong cuộc đời. Cứ như thế mà hành giả quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức về năm hiện tượng ngăn che.

Tiếp theo, hành giả quán niệm về sự bám víu vào năm uẩn, như đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức. Quán niệm bằng cách nào?

Hành giả quán niệm như sau: 'Ðây là hình sắc vật chất, đây là sự phát sinh của hình sắc vật chất, và đây là sự hủy diệt của hình sắc vật chất. Ðây là cảm thọ, đây là sự phát sinh của cảm thọ, và đây là sự hủy diệt của cảm thọ. Ðây là tri giác, đây là sự phát sinh của tri giác, và đây là sự hủy diệt của tri giác. Ðây là dẫn lực (hành), đây là sự phát sinh của dẫn lực, và đây là sự hủy diệt của dẫn lực. Ðây là ý thức, đây là sự phát sinh của ý thức, và đây là sự hủy diệt của ý thức.

Cứ như thế hành giả sống... quán niệm về sự bám víu vào năm uẩn.

Tiếp theo, hành giả quán niệm về sáu giác quan và sáu loại đối tượng, như đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức. Quán niệm như thế nào?

Hành giả ý thức về mắt và đối tượng của mắt là hình sắc, về sự ràng buộc tạo nên do mắt và hình sắc. Hành giả ý thức về sự ràng buộc chưa sanh nay đang phát sanh, về sự ràng buộc đã phát sanh nay đang được khử diệt, về sự ràng buộc đã được khử diệt và không còn tái phát lại nữa.

Hành giả ý thức về tai và âm thanh,... ý thức về mũi và mùi hương,... ý thức về lưỡi và vị nếm,... ý thức về thân và sự xúc chạm,... ý thức về ý và tư tưởng...

Cứ như thế hành giả sống... quán niệm về sáu giác quan và sáu loại đối tượng.

Tiếp theo, hành giả quán niệm về bảy yếu tố của sự giác ngộ, như đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức. Quán niệm như thế nào?

1. Khi có yếu tố chánh niệm, hành giả ý thức là mình có chánh niệm; khi không có chánh niệm, hành giả ý thức là mình không có chánh niệm. Hành giả có ý thức về một chánh niệm chưa sanh nay đang phát sanh, một chánh niệm đã phát sanh nay đang thành tựu.

2. Khi có yếu tố trạch pháp, hành giả ý thức là mình có trạch pháp...

3. Khi có yếu tố tinh tấn, hành giả ý thức là mình có tinh tấn

4. Khi có yếu tố hoan hỷ, hành giả ý thức là mình có hoan hỷ...

5. Khi có yếu tố khinh an, hành giả ý thức là mình có khinh an...

6. Khi có yếu tố định, hành giả ý thức là mình có định...

7. Khi có yếu tố hành xả, hành giả ý thức là mình có hành xả

Cứ như thế, hành giả sống... quán niệm về bảy yếu tố của sự giác ngộ.

Tiếp theo, hành giả quán niệm về bốn sự thật cao quý như đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức. Quán niệm như thế nào?

Khi sự kiện là khổ đau, hành giả quán niệm: 'Ðây là khổ đau'. Khi sự kiện là nguyên nhân đưa đến khổ đau, hành giả quán niệm: 'Ðây là nguyên nhân đưa đến khổ đau'. Khi sự kiện là sự chấm dứt khổ đau, hành giả quán niệm: 'Ðây là sự chấm dứt khổ đau'. Khi sự kiện là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau, hành giả quán niệm: 'Ðây là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau'.

Cứ như thế, hành giả sống trong sự thường trực quán niệm về bốn sự thật cao quý như đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức, hoặc quán niệm bên trong, hoặc quán niệm bên ngoài, hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài đối tượng. Hoặc quán niệm quá trình sinh khởi nơi đối tượng tâm thức, hoặc quá trình hủy diệt nơi tâm thức, hoặc quá trình sinh khởi lẫn quá trình hủy diệt. Hoặc quán niệm: 'Có đối tượng tâm thức đây' đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của đối tượng tâm thức, và như vậy người ấy sống một cách tự do không bám víu vào bất cứ thứ gì trong cuộc đời. Cứ như thế mà hành giả quán niệm về bốn sự thật cao quý như đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức.

Này các thầy, người nào thực hành bốn phép quán niệm như trên trong bảy năm, người ấy có thể đạt được quả vị chánh trí (1) ngay ở đây và trong đời này, hoặc nếu còn dư báo thì cũng đạt được quả vị không còn trở lại (2). Này các thầy, đừng nói gì đến bảy năm, người nào thực hành bốn phép quán niệm trên trong sáu năm, hoặc năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm hoặc một năm thì cũng có thể trông chờ đạt được quả vị chánh trí ngay ở đây và trong đời này. Này các thầy, đừng nói gì đến một năm, người nào thực hành bốn phép quán niệm trên trong bảy tháng, hoặc sáu tháng, năm tháng, bốn tháng, ba tháng, hai tháng, một tháng, hoặc nửa tháng thì cũng có thể trông chờ đạt được quả vị chánh trí...

Này các thầy, đừng nói gì đến nửa tháng, người nào thực hành bốn phép quán niệm trên trong một tuần, người ấy cũng có thể trông chờ đạt được quả vị chánh trí ngay ở đây và trong đời này, hoặc nếu còn dư báo thì cũng đạt được quả vị không còn trở lại.

Chính vì lý do đó mà tôi đã nói: 'Có một con đường duy nhất để thanh lọc bản thân, vượt thắng phiền não, tiêu diệt khổ ưu, đạt tới chánh đạo, chứng nhập Niết Bàn, đó là con đường của bốn phép quán niệm'. Ðức Thế Tôn nói xong, chư tăng hoan hỷ ghi nhận và làm theo lời ngài.


(1) Chánh trí có nghĩa là A La Hán.
(2) Quả Thánh thứ ba, Bất Lai (A Na Hàm).
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
4 Pháp Chánh Cần:

* Định Nghĩa Tứ Chánh Cần .

Tứ Chánh Cần là 4 sự siêng năng, tinh tấn như chánh pháp mà Đức Phật đã dạy.

Phàm làm việc gì cũng phải có sự tinh tấn siêng năng liên tục, thì mới có được kết quả. Như gà ấp trứng, nếu một ngày ấp, 10 ngày nghĩ, thì trứng không nở được.

Tu hành cũng vậy, muốn chứng đạo, thành A- la- hán cần có sự siêng năng trong chánh pháp, mới có được chánh quả.- Đó là 4 Pháp Chánh Cần, mà đức Phật đã dạy.

* Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng Tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép Tinh tấn ấy là:

1. Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh.

2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác phát sinh.

3. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.

4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.


Kinh pháp cú dạy:

Người hằng tu thiền định,
Thường kiên trì tinh tấn.
Bậc trí hưởng Niết Bàn,
Ðạt an tịnh vô thượng.

DS028.jpg


Người trí dẹp phóng dật,
Với hạnh không phóng dật,
Leo lầu cao trí tuệ,
Không sầu, nhìn khổ sầu,
Bậc trí đứng núi cao,
Nhìn kẻ ngu, đất bằng.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
- 4 Pháp Như Ý Túc :

Còn gọi là Tứ thần túc.

* Thế nào là tứ thần túc ?

TỨ NHƯ Ý TÚC

I.GIỚI THIỆU


Khi chúng ta làm một việc gì, trước hết chúng ta khởi lên ý muốn, rồi nỗ lực làm công việc đó với sự quyết tâm, và tư duy để hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất. Sự tu tập của hành giả cũng vậy, trước hết hành giả sẽ chọn một pháp nào đó (tứ niệm xứ, thất giác chi...) theo ước ý của mình, rồi nỗ lực để thực hành pháp đó, trong quá trình tu tập phải luôn giữ một sự quyết tâm và nhất tâm, đồng thời tư duy để hiểu rõ hơn và tránh sai lạc, theo nghĩa thông thường đây được gọi là Tứ như ý túc. Tuy nhiên theo kinh Nikaya Tứ như ý túc là phương pháp tu tập thiện pháp để đạt đến những khả năng đặc biệt. “Phàm những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, đã thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua tường, qua thành lũy, qua núi như đi ngang hư không, trồi lên, độn thổ, ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không nứt ra như đi trên đất liền, ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim,với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại thần lực, đại uy lực như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên; tất cả những vị ấy đều nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn bốn như ý túc.
Với tính chất này, bốn như ý túc là pháp vô cùng khó khăn cho chúng ta tìm hiểu và thực hành, vì rằng chúng ta chỉ có thể dựa vào kinh nguyên thủy để tìm hiểu và không có người thầy nào hiện nay có đủ khả năng hướng dẫn cho chúng ta bài pháp này cả. Vậy bốn như ý túc là gì: “Có bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với dục định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tâm định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn như ý túc,được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia.”[1]
II.NỘI DUNG
Bất cứ hành giả Phật giáo nào có tâm huyết tu tập đều có kinh nghiệm ít nhiều về bốn như ý túc, tuy nhiên trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo đây là Pháp rất khó hiểu và khó thực hành viên mãn. Vào thời đức Phật, ngoại trừ đức Thế Tôn ra chỉ có một vài vị đại đệ tử như ngài Mục Kiền liên mới thực hành trọn vẹn bốn như ý túc này, vì vậy cho đến nay chưa thấy một bài viết nào đầy đủ và rõ ràng về pháp này, cho nên trong đây chúng tôi cũng chỉ có thể giới thiệu sơ lược với các trích dẫn trong kinh Nikaya mà thôi.
Trong nhiều tài liệu khác thì Như ý túc chưa bao giờ được giải thích rõ ràng, còn trong kinh Nikaya “như ý” tiếng pali là “Iddhi” có nghĩa là thần thông, thần lực: “Này các Tỷ-kheo, thế nào là như ý? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân... có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý (Iddhi.)Này các Tỷ-kheo, thế nào là như ý túc? Con đường nào, đạo lộ nào, này các Tỷ-kheo, đưa đến chứng được như ý, chứng đắc như ý. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc.”[2]
Như vậy Tứ như ý túc là bốn lộ trình tu tập thần thông, cho nên có thể Việt hóa hơn là gọi Bốn như ý túc. Vì rằng thông thường để có thể thực hành thần thông hành giả trước hết phải tu thiền định đạt đến Tứ thiền, ở tầng thiền này tâm hành giả nhu nhuyến uyển chuyển dễ sữ dụng mới có thể vận dụng để thực hiện các năng lực đặc biệt. Cho nên lộ trình tu tập thần thông này bao gồm thứ nhất là thực hành bốn chánh cần kết hợp với ý muốn, khát khao một cách mạnh mẽ để đạt định, nhất tâm, đây gọi là tu tập như ý túc kết hợp với dục định tinh cần hành: “Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo nương tựa dục được định, được nhất tâm, đây gọi là dục định. Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn đoạn diệt, tinh cần,tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Ðối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Những (pháp) này được gọi là tinh cần hành.Như vậy, đây là dục, đây là dục định, và những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành.”[3]
Thứ hai đó là tu tập như ý túc bằng cách thực hánh bốn chánh cần trong đó tính tấn được làm phương tiện để nhất tâm: “Nếu Tỷ-kheo nương tựa tinh tấn, này các Tỷ-kheo, được định, được nhất tâm, đây gọi là tinh tấn định.Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh... Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần,tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Các (pháp) này được gọi là tinh cần hành.Như vậy, đây là tinh tấn, đây là tinh tấn định, những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành.”[4]
Thứ ba là tu tập như ý túc bằng cách thực hành bốn chánh cần trong đó nương tựa tâm để được nhất tâm, được định: “Nếu Tỷ-kheo nương tựa tâm, này các Tỷ-kheo, được định, được nhất tâm, đây gọi là tâm định. Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh... Ðối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần,tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Các (pháp) này được gọi là tinh cần hành.Như vậy, đây là tâm, đây là tâm định, những (pháp) này là tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với tâm định tính cần hành.”[5]
Thứ tư là tu tập như ý túc bằng cách thực hành bốn chánh cần trong đó dùng tư duy làm phương tiện để được định: “Nếu Tỷ-kheo nương tựa tư duy, này các Tỷ-kheo, được định, được nhất tâm, đây gọi là tư duy định.Ðối với ác, bất thiện pháp chưa sanh... đối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không vong thất, làm cho tăng trưửng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Các (pháp) này được gọi tinh cần hành.Như vậy, đây là tư duy, đây là tư duy định, những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành.”[6]
Trong quá trình tu tập bất cứ một đề mục nào, những thiện pháp và ác pháp đều hiện diện trong tâm thức của hành giả, như khi hành giả đang thực hành đề tài niệm hơi thở với tâm tinh tấn, chánh niệm, nhất tâm...(đây là các thiện pháp) mạnh mẽ nhưng một lúc sau nếu tinh tấn lại yếu đi, giãi đãi sẽ tiến đến, buồn ngủ, thất niệm... (ác pháp) bắt đầu xuất hiện. Là một hành giả khéo léo khi tu tập phải biết duy trì tinh tấn một cách đều đặn, không mạnh quá vì có thể khiến sanh trạo cử mà cũng không yếu quá dẫn đến buồn ngủ. Khi hành giả tu tập bốn như ý túc cũng vậy, ý muốn, tinh tấn, nhất tâm, và tư duy phải được duy trì đều đặn, phải liên tục an trú các thiện pháp đang có như chánh niệm, tỉnh giác, nhất tâm... và nếu thiện pháp nào chưa có thì phải làm cho nó sanh khởi, đồng thời nếu thấy tâm trạo cử thì phải cố gắng diệt nó đồng thời đừng để những ác pháp khác như hôn trầm, nghi, thất niệm... xuất hiện. Trong kinh Nikaya đức Phật dạy tu tập Bốn như ý túc như sau: “Có bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn. Tu tập như thế nào làm cho sung mãn như thế nào, này các Tỷ-kheo, bốn như ý túc này có quả lớn,có lợi ích lớn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành (nghĩ rằng):"Như vậy, dục của ta sẽ không có quá thụ động, sẽ không có quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng...". Như vậy, với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm... tinh tấn định... tâm định... tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành (nghĩ rằng): "Như vậy, tư duy của ta sẽ không quá thụ động...". Như vậy,với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục quá thụ động? Dục nào, này các Tỷ-kheo, đi đôi với biếng nhác,tương ưng với biếng nhác, này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục quá thụ động.Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục quá hăng say? Dục nào, này các Tỷ-kheo, đi đôi với trạo cử, tương ưng với dao động, này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục quá hăng say.Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục bị co rút phía trong? Lòng dục nào, này các Tỷ-kheo, đi đôi với hôn trầm thụy miên, tương ưng với hôn trầm thụy miên,này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục bị co rút phía trong.Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục bị phân tán phía ngoài? Lòng dục nào, này các Tỷ-kheo, hướng về phía ngoài, duyên năm dục công đức, bị phân tán, bị phân ly, này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục bị phân tán phía ngoài.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trú với tưởng trước sau đồng đẳng, trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tưởng trước sau của Tỷ-kheo được khéo nắm lấy, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập với trí tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, trú với tưởng trước sau đồng đẳng, trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trú dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào thời dưới như vậy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán thân này, từ bàn chân trở lên, từ đầu tóc trở xuống, bao bọc bởi da, đều đầy những vật bất tịnh; thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận,tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu. Như vậy, này các Tỷ-kheo,Tỷ-kheo trú dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào, thời dưới như vậy.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trú ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào,thời ban ngày như vậy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ban ngày tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành, với hành tướng, đặc tướng, nhân tướng gì, thời ban đêm vị ấy tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành, với hành tướng, đặc tướng, nhân tướng ấy (yehi àkàrehi yehi lingehiyehi nimittehi). Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trú ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, quang tưởng (alokasannà) của Tỷ-kheo, được khéo nắm lấy,tưởng ban ngày được khéo an trú. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.”[7]
Như vậy đoạn kinh trên đức Thế tôn đã trình bày tương đối đầy đủ phương pháp tu tập như ý túc, chúng ta có thể dựa vào đó để tu tập thì sẽ hiểu rõ thêm. Về việc làm thế nào tu tập như ý túc để thực hiện các khả năng đặc biệt? Trong một đoạn kinh được ghi lại những nghi vấn của ngài Ananda được Phật dạy rõ: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra? Ta có biết, này Ananda, làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra.
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do bốn đại tác thành này? Ta có biết, này Ananda, làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới, với thân do bốn đại tác thành này.
Thế Tôn có thể hóa thân (opapàti) với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra. Thế Tôn có thể rõ biết được với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do bốn đại hợp thành. Như vậy,bạch Thế Tôn, Thế Tôn thật là vi diệu, thật là hy hữu!
Thật vậy, này Ananda, Như Lai thật là vi diệu, này Ananda, vì Như Lai đầy đủ vi diệu pháp. Như Lai thật hy hữu, này Ananda, vì Như Lai đầy đủ hy hữu pháp.Khi nào, này Ananda, Thế Tôn định thân trên tâm và định tâm trên thân, trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai lại càng khinh an hơn, càng nhu nhuyến hơn, càng kham nhận hơn, càng chói sáng hơn. Ví như một hòn sắt (hâm nóng) cả ngày, trở thành nhẹ nhàng hơn, nhu nhuyễn hơn, kham nhận hơn,chói sáng hơn. Cũng vậy, này Ananda, khi nào Thế Tôn định thân trên tâm hay định tâm trên thân; trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai lại càng khinh an hơn, nhu nhuyễn hơn, càng kham nhận hơn, càng chói sáng hơn.
Trong khi, này Ananda, Thế Tôn định thân trên tâm hay định tâm trên thân, trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai không mệt nhọc, từ đất bay bổng lên hư không, và thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hóa thành nhiều thân,nhiều thân hóa thành một thân... tự thân có thể bay đến Phạm thiên giới.
Ví như, này Ananda, hoa bông gòn hay hoa cỏ bông dại được gió thổi nhẹ, không mệt nhọc, từ đất bay bổng lên hư không. Cũng vậy, này Ananda, trong khi Thế Tôn định thân trên tâm, hay định tâm trên thân, trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng, khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai không có gì mệt nhọc, có thể từ đất bay bổng lên và thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân... tự thân có thể bay đến Phạm thiên giới.”[8]
III. KẾT LUẬN
Như một thanh sắt khi được nung đỏ trở nên mềm mại, sáng chói, và người thợ rèn có thể nắn thành con dao hay bất cứ vật gì tùy ý, cũng vậy khi tâm hành giả được khéo tu tập, được khéo huấn luyện, trở nên sáng chói, nhu nhuyến, uyển chuyển, dễ sử dụng: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại dễ sử dụng, này các Tỷ-kheo, như tâm có tu tập. Tâm có tu tập, này các Tỷ-kheo, dễ sử dụng.”[9]
Và phương pháp tu tập tâm đạt đến mức độ tối ưu chính là Bốn như ý túc. Và những ai tu tập Bốn như ý túc này đạt đến sung mãn đều có thể sử dụng tâm của mình để thực hiện các khả năng đặc biệt. Đều này có vẻ rất khó tin nhưng nếu chúng ta nhìn vào những thành tựu khoa học công nghệ hiện nay chúng ta sẽ thấy rõ: máy tính, vũ khí hủy diệt... đều do tâm con ngườitạo ra cả, tuy nhiên tất cả đều là tâm phàm phu còn nhiều bất thiện vẫn có thể tạo ra được những điều kỳ diệu như vậy, thì tâm thanh tịnh không có một chấm đen được khéo huấn luyện của các hành giả thì chắc chắn phải vi diệu hơn: “Này Ác ma, Ông thấy gì mà Ông nói với Ta như vậy: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cai trị. Thiện Thệ hãy cai trị không giết hại, không khiến người giết hại... một cách đúng pháp"?
Bạch Thế Tôn, bốn như ý túc đã được Thế Tôn tu tập, làm cho sung mãn, làm cho như thành cỗ xe,làm cho như thành căn cứ địa, kiên trì, chất chứa, khéo áp dụng. Và Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn muốn núi Tuyết Sơn, vua các loài núi trở thành vàng, Thế Tôn có thể quyết định như vậy, và ngọn núi có thể trở thành vàng.”[10]
Đến đây chúng ta đã hiểu sơ lược về Bốn như ý túc và công năng đặc biệt của pháp này. Mặc dù đối với những người phàm phu như chúng ta thật sự là khó khi nghĩ đến những điều phi thường đó, nhưng nếu là một hành giả thực thụ ít nhiều cũng phải biết để tu tập. Vì bốn như ý túc sẽ giúp hành giả biết cách duy trì tâm của mình trong quá trình tu tập bất cứ đề mục nào khác, nếu cầu giải thoát ngay trong hiện tại, tu tập sung mãn Tứ như ý túc sẽ giúp hành giả chứng đắc cứu cánh Niết bàn ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất hoàn: “Tu tập, làm cho sung mãn bốn như ý túc này, được chờ đợi bảy quả, bảy lợi ích. Thế nào là bảy quả,bảy lợi ích?...
Ngay trong hiện tại, lập tức thành tựu chánh trí; nếu ngay trong hiện tại, không lập tức thành tựu chánh trí, thời khi mạng chung, thành tựu chánh trí; nếu khi mạng chung, không thành tựu chánh trí, thì sau khi diệt năm hạ phần kiết sử, được Trung gian Bát-niết-bàn, được Tổn hại Bát-niết-bàn, được Vô hành Niết-hàn, được Hữu hành Niết-bàn, được chứng thượng lưu, sanh Cứu cánh thiên.”


http://ngocsangtrongphap.blogspot.com/2014/04/tu-nhu-y-tuc.html
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
- 5 Căn :

* Ngũ Căn.

Nếu nhìn 37 Phẩm trợ đạo là con đường dẫn đến niết Bàn, thì Pháp "Ngũ Căn" là bước khởi đầu trên lộ trình đó.

- Căn là căn bản, là cội gốc. Ở đây là chỉ cho nguồn gốc để tất cả các thiện pháp xuất phát, để làm nhân tiến đến Niết Bàn.

Có 5 căn. Đó là: TÍN, TẤN, NIỆM, ĐỊNH, HUỆ.

1/. Tín căn.

Niềm tin là căn bản đề vào Đạo.

Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tín là nguồn của Đạo, là mẹ của các công đức hay nuôi lớn tất cả các căn lành" Trong Duy Thức cũng nói: "Tín như hạt châu thủy thanh hay làm cho nước dơ được sạch". Cho nên, muốn điều thiện phát sanh là phải lấy đức tín dẫn đầu.

Nhưng khác với các nguồn tín ngưỡng thế gian. Tín căn của Đạo Phật phải dựa trên tinh thần Chánh tín. Nghĩa là niềm tin có tư duy, quán xét.

Đúc kết về Tín căn, chư Cỗ đức khái quát Tín căn vào 6 điều: 1. Tín Tự, 2. Tín tha, 3. Tín nhân, 4. tín quả, 5 tín sự, 6. Tín lý.

+ Tín Tự. Là tin mình có khả năm thành Phật, có khả năng tu hành để đạt đến Niết Bàn giống như chư Phật.

+ Tín Tha. Là tin lời dạy của đức Phật là chân lý, Pháp của Phật có khả năng giải thoát cho mình nếu được thực hành, Chư Tăng là đoàn thể thanh tịnh, hằng sách tấn, hằng trợ giúp cho mình trên bước đường thành Đạo, chứng quả.

+ Tín nhân- Tín quả, là tin chắc lý nhân quả báo ứng không hề sai lệch, tin rằng chúng ta tu nhân 37 phẩm trợ đạo, thì quả A- la- hán niết Bàn phải đạt được.

+ Tín sự- tín lý. Là tin các pháp Vô lậu học giới- định- huệ sẽ đưa người hành Đạo đến Chân lý giải thoát giác ngộ.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
* Ngũ Căn.

2/. Tấn Căn.

Là lấy sự tinh tấn làm căn bản tu tập, tinh tấn ở đây là siêng năng, hăng hái làm các việc thiện.

3/. Niệm Căn.

Là nhớ nghĩ đến đề mục tu học. Có 6 niệm (lục niệm) mà người tu cần nhớ nghĩ:

+ Niệm Phật: Luôn luôn nhớ tưởng đến đức từ bi và trí tuệ của Phật.

+ Niệm Pháp: Luôn luôn nhớ tưởng đến giáo pháp của Đức Phật, tư duy tu tập để giải thoát.

+ Niệm Tăng: Luôn luôn nhớ tưởng đến hình ảnh trung kiên của Tăng đoàn. Tăng đoàn là những bậc đạo cao đức trọng, đang tiến đến con đường giác ngộ, đang hoằng dương chánh pháp, để ngọn đèn đạo pháp luôn luôn sáng tỏ.

+ Niệm Giới: Luôn nhớ nghĩ về giới luật mình đã lãnh thọ để tu trì.

+ Niệm Thí: Suy xét về hạnh bố thí, Ở đây là xả mọi vọng niệm điên đảo.

+ Niệm Thiên: Là nghĩ nhớ Đệ Nhất nghĩa Thiên, tức là Chân Như Niết Bàn.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
* Ngũ Căn.

4/. Định Căn:

Định là Thiền định. Kinh dạy:

"Các thầy tỳ kheo, tập trung tâm lại thì tâm sẽ ở trong thiền định".

Thiền định Phật giáo, có 3 phương pháp để thiền định: 1. Sa ma tha là Chỉ. 2. Sa ma bát đề là quán. 3. thiền na là chỉ quán song tu.

Lấy 3 pháp này làm căn bản tu tập.- Đó là Định Căn.

5/. Huệ Căn.

Huệ là căn bản trên bước đường tu tập.

Trí huệ của Đạo Phật lấy gạn bỏ Vô minh làm gốc, khác với trí thức ở thế gian lấy huân tập, bổ sung làm gốc.

Kinh căn bản pháp môn đề cập đến 3 loại trí huệ :

1. Tưởng tri: cái thấy biết của tri thức thường nghiệm, cái thấy có hạn cuộc, mang đầy ngã tính, nhị nguyên có phân biệt chủ thể và đối tượng.

2. Thắng tri: cái thấy biết thông qua thiền định, thấy rõ tâm lý và vật lý là một chuỗi duyên sinh vô ngã. Với nhận thức này không có giới hạn, tách biệt, không chủ thể và đối tượng.

3. Liễu tri: trên cơ sở thắng tri dẫn đến đoạn trừ tham ái, sân hận, si mê không còn vướng mắc với tất cả pháp.


Huệ Căn chính là thắng tri và liễu tri này vậy.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
5 Lực.

* NGŨ LỰC

5 Lực là sự kiên cố và kết tụ thần lực của 5 căn: Tín, Tấn, niệm, Định, Huệ.

5 Lực là : Tín lực, Tấn Lực, Niệm lực , Định Lực, Huệ lực.

+ Tín lực là sức mạnh của đức Tin,

+ Tấn lực là sức mạnh của sự Tinh tấn,

+ Niệm lực là sức mạnh của Chánh niệm,

+ Định Lực là sức mạnh của Thiền định ,

+ Huệ lực là sức mạnh của Trí tuệ.

Từ 5 căn mà tu tập kiên cố sẽ phát huy thành 5 thần lực giúp giải thoát.

Tín lực: thần lực của đức tin do tín căn phát sinh.

Tấn lực: thần lực của đức tinh tấn hay là sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, do tấn căn phát sinh.

Niệm lực: thần lực của sự ghi nhớ hay là sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn.

Định lực: thần lực của sự tập trung tư tưởng hay sức mạnh vĩ đại của định căn.

Huệ lực: thần lực của trí tuệ hay sức mạnh vô biên của huệ căn.

- Những hành giả tu trì pháp môn Tịnh Độ được thành tựu, phần nhiều là do Tín lực.

- Những hành giả tu trì Mật tông được thành tựu, phần nhiều là do Tấn lực.

- Những hành giả tu Thiền định bước đầu được thành tựu, phần nhiều là do Niệm lực. (pháp tứ niệm xứ).

- Những hành giả tu Thiền định bước sau được thành tựu, phần nhiều là do Định lực.

- Những vị Pháp sư, giảng sư thuyết giảng kinh luận được rành mạch là do Huệ lực.

Đó là nói những nét nổi trội, chứ thật ra hành giả tu bất cứ pháp môn nào cũng cần có 5 lực để gia cố.

Nói chung 5 lực này giúp cho tiến trình tu học của hành giả đạt được kết quả mong muốn.

 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
- 7 Pháp Giác Chi:

* Thất Giác Chi hay còn gọi 7 phần Bồ Đề.

Thửa Đức Phật còn tại thế. Lúc đó Phật đang tịnh tọa tại vườn Trúc Lâm, thành Vương Xá nhờ dùng thiên nhãn thông mà biết tôn giả Đại Ca Diếp lúc ấy đang lâm bệnh tại động Pipphali. Ngài liền đi đến chỗ tôn giả đang tĩnh dưỡng. Sau khi an tọa. Ngài dạy rằng:

Duc%20Phat.jpg


- Này Đại Ca Diếp! sức khỏe ông như thế nào? Cơn đau có trầm trọng lắm không? Bệnh tình của ông đang phát tác hay đã thuyên giảm? Biến chứng thuận lợi hay bất lợi?

- Bạch Đức Thế Tôn! Cơn đau rất trầm trọng, biến chứng càng ngày càng nguy hiểm, không thuận lợi.

- Này Đại Ca Diếp! điều mà Như Lai đã giác ngộ, đã tu chứng và đã phát triển tròn đủ là Thất Giác Chi. Đó là con đường dẫn đến thượng trí, viên minh và Niết Bàn. Thật vậy, nầy Đại Ca Diếp! đó là bảy nhân sinh trí tuệ mà Như Lai đã giác ngộ, tu chứng, phát triển tròn đủ, con đường dẫn đến thượng trí viên minh Niết Bàn.

Thế nào là Thất giác chi ?

Phật dạy: Đó là Trạch pháp giác chi, niệm giác chi, tinh tấn giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi, hỷ giác chi.

Đây là bài kinh trích trong kinh bộ Nikaya
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
- 7 Pháp Giác Chi:

1 /. Niệm giác chi.

Niệm là ghi nhớ. Ghi nhớ trong chánh pháp, là Niệm giác chi. Kinh Tương Ưng V, Sđd., tr. 83*84 dạy rằng: Niệm Giác chi được nuôi dưỡng bằng "Như lý tác ý".

KINH BÁT NIỆM - Trung A Hàm dạy 8 pháp suy niệm:

“Đây là tám pháp suy niệm của bậc Đại nhân:

1. Đạo từ vô dục chứ không phải từ hữu dục mà chứng đắc.

2. Đạo từ tri túc chứ không phải từ không nhàm tởm mà chứng đắc.

3. Đạo từ viễn ly chứ không phải từ chỗ ưa tụ hội, không phải từ sự sống chỗ tụ hội, không phải từ sự sống hội hợp tụ hội mà chứng đắc.

4. Đạo từ tinh cần chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc.

5. Đạo từ chánh niệm, chứ không phải từ tà niệm mà chứng đắc.

6. Đạo từ chỗ định ý chứ không phải từ loạn ý mà chứng đắc.

7. Đạo từ trí tuệ chứ không phải từ ngu si mà chứng đắc.

8. Đạo từ chỗ không hý luận, ưa sự không hý luận, hành sự không hý luận; chứ không phải từ hý luận, không phải từ sự ưa hý luận, không phải từ sự hành hý luận, mà chứng đắc.


Kinh Bát Nhã dạy 8 Niệm là:

Niệm Phật, Niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Xả, niệm Thiên, niệm hơi thở vào ra, niệm chết.

Niệm giác chi là pháp đối trị với sợ hãi, khủng bố trong tâm. Như kinh dạy:

.Phật dạy các Tỳ kheo rằng :"Này các Tỳ kheo ! Khi ở chốn đồng không, nhà trống, mồ hoang, rừng rậm, núi cao tu 9 tưởng mà sanh tâm sợ hãi, thì các ngươi phải niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Niệm như vậy các ngươi liền được tâm thanh tịnh, giải tỏa được các niềm sợ hãi. Nếu các ngươi không niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng thì phải tìm đến các đệ tử của Phật, chấp tay cung kính, lễ bái, cúng dường. Như vậy các niềm sợ hãi cũng liền được tiêu diệt".

.......Phật lại dạy các Tỳ kheo rằng :"Hàng Chư Thiên chiến đấu với A Tu La, khi lâm trận, niệm "Thất Bảo Tràng", khiến các niềm sợ hãi liền tiêu diệt".

.......Do nhân duyên "8 niệm trừ được khủng bố, sợ hãi", nên Phật dạy các đệ tử phải thường tu 8 niệm
.

Tóm lại Niệm giác Chi, là pháp để đối trị và giúp hành giả đạt đến cứu cánh trí huệ, giải thoát.

 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
- 7 Pháp Giác Chi:

2/. Trạch Pháp giác Chi.

Trạch pháp là chọn lựa pháp tu để thích hợp, lợi lạc, không chọn pháp chỉ có lợi cho mình mà làm phương hại cho người khác và mọi loài chúng sanh. Như câu chuyện vua Trường Thọ trong kinh sau đây:


Kinh Lục Độ Tập quyển 1, bài số 10 nêu dẫn câu chuyện xưa: Bồ Tát làm vị quốc vương tên là Trường Thọ, thái tử tên là Trường Sanh. Nhà vua nhân từ, luôn thương xót chúng sanh và luôn tinh tấn hành thiện. Dao gậy không dùng đến, nhân dân mến mộ, thời tiết điều hòa, lúa thóc được mùa.
Tiểu vương nước láng giềng rất bạo ngược, tham tàn nên dân nghèo, nước yếu kém. Nhà vua nước ấy bảo quần thần:
Ta nghe vua Trường Thọ giàu có, lại có lòng nhân không giết hại, không có quân đội phòng thủ, lại không xa, ta muốn chiếm lấy nước đó, được chăng?
- Quần thần tâu: Được.
Vua liền khởi binh kéo đến biên giới nước lớn. Quan giữ cửa thành vội tâu rõ tình trạng xin gấp rút tìm cách phòng thủ. Vua Trường Thọ họp quần thần, bảo rằng:
- Vua kia đến đây chỉ vì tham nước ta dân đông, nhiều của báu. Nếu giao tranh với họ ắt hẳn sát hại nhiều người. Vì lợi mình mà tàn hại dân, tham lam mà bất nhân, việc ấy ta không làm.
Quần thần đều tâu: - Chúng thần từ lâu đã học tập quân mưu, binh pháp, xin được đem binh đánh diệt bọn chúng, không nhọc thánh quân lo nghĩ.
Vua Trường Thọ nói:
- Ta thắng thì chúng chết, còn ta thua thời ta tiêu tan. Dù binh lính của họ hay
nhân dân của ta đều do trời sinh dưỡng. Trọng thân tiếc mạng, ai mà chẳng vậy. Nhưng để toàn thân mình, mà hại muôn dân thì người hiền không làm.
Quần thần đồng thanh đứng dậy cùng nói:
- Đây là bậc vua trời nhân đức, không thể để mất nước, phải cùng chung nhau kiểm điểm binh mã đem ra chống giặc.
Vua Trường Thọ biết rõ việc ấy nên gọi Thái Tử bảo:
- Vua kia tham nước ta muốn tới chiếm lấy, quần thần vì thân ta chỉ một người mà muốn hại mạng muôn dân. Nên ta giao nước để bảo toàn mạng sống cho dân trời, việc ấy nên chăng?
Thái Tử tâu: xin vâng theo phụ vương!
Thế rồi cha con vượt thành ra đi, thay tên đổi họ, ẩn cư nơi non sâu rừng vắng.
Vua tham kia tự do vào thành, rồi treo giải thưởng là 1000 lạng vàng cho ai bắt được vua cũ. Còn về vua Trường Thọ ra đi, ngồi thiền định dưới gốc cây nơi hoang vắng nghĩ thương chúng sanh lăn lộn cực khổ theo dòng sống chết, không thấy vô thường, khổ, không, vô ngã, vì bị tham dục mê hoặc, khổ càng tăng lên gấp bội.
Có người Phạm Chí từ xa, nghe vua Trường Thọ thích bố thí, cứu giúp kẻ nghèo, cứu mạng sống của chúng sinh, ông tìm đến cũng dừng nghỉ bên gốc cây
này. Đôi bên hỏi thăm nhau, mỗi người kể rõ hoàn cảnh của mình. Vị Phạm Chí kinh ngạc nói:
- Thiên Vương làm sao ra nông nỗi này? Rồi rơi nước mắt tự than thở:
- Nhưng năm tàn của đời tôi không còn bao lâu nữa, nên tôi định đến xin Ngài tiếp sức cho cái mạng thừa này. Nhưng đại vương đã mất nước thời mạng tôi cũng tàn rồi! Vừa nói ông vừa than khóc.
Vua nói:
- Ông nghèo khó, từ xa tìm đến, lại gặp lúc ta mất nước, không có gì giúp ông được, thật ta vô cùng đau xót; Và nói tiếp:
- Ta nghe vua mới đang treo giá bắt ta rất hậu, vậy ông hãy lấy đầu ta đem đến đó để được trọng thưởng.
Phạm Chí không dám nhận lời đề nghị. Nhà vua phân tích: thân này là đồ mục nát, không giữ được lâu. Có sinh ắt có tử, không ai trường tồn được đâu. Nếu ông không lấy rốt cuộc nó cũng thành tro bụi mà thôi. Thế rồi Phạm Chí dắt vua đi… Đến cửa thành cũ, vua bảo Phạm Chí trói mình lại nạp cho vua tham kia. Người trong nước thấy vua như vậy, thương xót, kêu gào thảm thiết. Người Phạm Chí nhận thưởng. Vua mới ra lịnh đem vua Trường Thọ đến ngã tư đường thiêu sống. Biết được tin ấy dân chúng thương xót kéo nhau tới hiện trường vật vả kêu cầu gào khóc. Thái Tử Trường
Sanh giả làm người bán củi tới đứng trước mặt cha. Vua thấy con liền ngửa mặt lên trời nói:
- Nếu trái lời cha dặn, chất chứa hung độc, lòng mang oán hận thời chuốc họa muôn đời, không phải là người con hiếu. Ta vì theo đạo mà tự giết thân mình để cứu giúp chúng sanh, còn sợ là không tròn chút hạnh của đạo hiếu, huống lại làm chuyện ngỗ ngược báo thù sao? Vâng lời ta dạy mới là hiếu vậy.
Thái Tử đau lòng không nở nhìn cha chết nên liền trở về núi sâu. Nhà vua mạng chung, Thái Tử khóc thương vật vả nói:
- Vua cha của ta tuy lúc lâm chung đã có lời dạy hết mực nhân từ, nhưng chắc ta phải trái lời dạy đó, phải diệt trừ loài thú dữ độc hại kia,
Sau khi rời núi Thái Tử tìm chỗ thuê mướn mình làm người trồng rau cho một vị quan. Công việc vườn tược rất tốt. Một hôm vị quan gọi người làm vườn đến hỏi:
- Người còn có khả năng gì nữa? Người kia đáp:
- Khéo cả trăm nghề, tôi đều đứng đầu.
Vị quan mời vua tham kia đến và bảo anh ta nấu ăn dâng lên vua thưởng thức. Vua phát hiện được tài năng của anh, liền hỏi vị quan. Vị quan đem hoàn cảnh hiện tại của anh thưa lên. Vua bèn nhận anh về làm quan ngự thiện (coi việc bếp
núc) rất được tin tưởng. Dần dần Thái Tử Trường Sanh được vua tham cất nhắc lên chức quan cận thần, bảo:
- Con của vua Trường Thọ là kẻ trọng thù với ta, nay ta dùng ngươi làm quan cận vệ.
Thái tử chấp thuận ngay. Một hôm, vua cùng Thái Tử đi săn, Vì rượt đuổi theo con mồi, vua lạc đường chỉ còn lại Trường Sanh bên cạnh. Họ ở trong núi đến ba ngày đói khát, khốn khổ vua bèn tháo kiếm trao cho Trường Sanh, rồi gối đầu lên đùi Thái Tử mà ngủ. Trường Sanh nói:
- Nay ta đã được người mà không giết ư?
Liền rút kiếm muốn chém đầu vua tham, song chợt nhớ lại lời cha dặn: “Trái lời dạy của ta là bất hiếu”, nên dừng lại tra kiếm vào võ. Vua tham tỉnh giấc nói:
- Ta vừa mơ thấy Trường Sanh muốn chém đầu ta. Phải làm sao đây?
Thái Tử đáp: - Núi có quỹ dữ, vui thích việc nung nấu, nhưng có thần bên cạnh, còn lo sợ gì nữa.
Thế là vua ngủ tiếp. Sự việc như trên lại tái diễn đến lần thứ ba, Thái tử liền ném kiếm, nói:
- Ta vì cha ta nhân từ mà tha mạng cho người đó ! Vua tỉnh dậy nói:
Ta mơ thấy Thái tử Trường Sanh đã tha mạng cho ta rồi.
Thái Tử nói rằng, Trường Sanh chính
là tôi đây! Nhớ cha nên đã theo đuổi kẻ thù đến hôm nay! Cha tôi đến lúc chết mà miệng vẫn còn dạy tôi lời nhân từ, tôi tuân theo đạo lý nhẫn nhục, đem thiện trả ác của chư Phật. Nhưng tâm tánh tôi ngu muội, muốn đem hai thứ độc ấy để lẫn vào nhau, ba lần nghĩ tới lời dạy của Cha thì ba lần đều buông kiếm. Vậy xin đại vương hãy giết tôi đi để trừ hậu hoạn. Thân chết, hồn lìa thời ý ác không còn nữa.
Quá đổi xúc động, vua tham hối lỗi, nói:
- Ta làm việc bạo ngược không phân biệt thiện ác, tiên vương của ngươi hạnh cao khiết, thà mất nước chứ không mất hạnh, đáng gọi là bậc thượng Thánh. Ngẫm lại mình, ta là giống sài lang, tàn hại sinh linh để đuợc thỏa mãn lòng tham. Nay mạng sống của ta ở trong tay ngươi, mà ngươi tha không giết, sau này há dám làm trái đạo nữa sao! Tỉnh thần, vua muốn tìm đường trở về nước.
Lúc đó, Trường Sanh mới cho hay, việc lạc đường này đều do mình sắp đặt. Rồi Thái Tử đưa vua ra khỏi rừng, gặp lại các quan tùy tùng. Vua hỏi:
Các ông có biết Thái Tử Trường Sanh không ? Họ đáp: Không. Vua chỉ người này là Thái tử Trường Sanh, nay sẽ trở về nước, còn ta sẽ trở lại nước cũ. Từ nay kết làm anh em, họa phúc có nhau.
Ngày Thái Tử Trường Sanh lên làm vua, cả nước vừa vui vừa buồn, mọi người đều hết lời chúc tụng. Vua tham trở về nước mình, nối lại việc triều cống
như xưa, nên đất nước được thái hòa, nhân dân an lạc. (Kinh Bản Duyên tập 10, Linh Sơn Pháp Bảo Đài Bắc ấn hành năm 2000 dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh).
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
- 7 Pháp Giác Chi:

* Tinh tấn giác chi, Hỷ giác chi, khinh an giác chi, Định giác chi, xả giác chi.

Đó là những chi phần giúp cho sự giác ngộ của người tu.

Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Thất_giác_chi

(Kinh Tương Ưng Bộ V, tiểu mục về bệnh, tr. 82-83, bd. Thích Minh Châu, ghi rõ một số trường hợp Thất giác chi đã giúp các bậc Thánh vô lậu vượt qua được các cơn trọng bệnh, trong khi các pháp môn khác thì không).

Tôn giả Ðại Ca-diếp (Mahà Kassapa) mắc trọng bệnh, đau đớn kịch liệt, khó có thể kham nhẫn. Thế Tôn đến thăm và nói tóm lược Thất giác chi, nghe xong Tôn giả liền lành hẳn bệnh.

Một hôm Thế Tôn lâm trọng bệnh, khi Tôn giả Ðại Thuần-đà (Mahà Cunda) đến hầu Thế Tôn, Thế Tôn bảo Tôn giả nói về Thất giác chi cho Thế Tôn nghe. Tôn giả liền bắt đầu: "Một lần con đã nghe Thế Tôn dạy về Thất giác chi...". Nghe xong, Thế Tôn liền ra khỏi cơn trọng bệnh.

Kinh Tương Ưng không giải thích tại sao Thất giác chi lại có tác dụng trị lành bệnh một cách thần diệu như thế. Kinh cũng không nói rõ là tác dụng trị bệnh ấy có thể xảy đến với bậc Thánh hữu học hay xảy đến với bậc Tùy pháp hành, Tùy tín hành.

Nếu các tâm lý hỷ, xả, khinh an, định hay tinh tấn lực giúp cho bậc Thánh đi ra khỏi bệnh thì tại sao ở Tứ niệm xứ, Ngũ căn, Ngũ lực... không được đề cập đến đặc tính trị bệnh này? Có lẽ bậc Thánh vô học khi nghe Thất giác chi thì thân sắc sẽ phát khởi cảm giác khinh an đặc biệt khiến có thể đẩy lùi cơn bệnh chăng?

Con đường tu tập Thất giác chi là con đường bàng bạc hạnh phúc giải thoát của hỷ, khinh an, lạc, định. Một bước chân đi vào giải thoát của hành giả là một bước đi thanh thoát của khinh an, lạc và hỷ ấy. Hành giả đã biến tất cả những vô thường, khổ đau của cuộc đời đã biến tất cả những vô thường, khổ đau của cuộc đời thành chất liệu giải thoát qua tịnh tưởng, bất tịnh tưởng để ly tham, ly sân và qua chánh niệm trú tâm vào từ, bi, hỷ và xả. Hành giả đã biến những khó khăn, gai góc thành chất liệu làm phát khởi tinh tấn lực; đã biến những rối ren, sương mù của cuộc sống thành chất liệu làm phát khởi Trạch pháp giác chi; đã biến những nghịch cảnh, nghịch lý, vô thường thành chất liệu làm phát khởi Xả, Ðịnh, Khinh an giác chi.

Nói tóm, Thất giác chi nếu được khéo tu tập thì sẽ chuyển biến được khổ đau sinh tử thành giải thoát, Niết-bàn ngay trong hiện tại, thiết lập các đạo tràng tu tập Thất giác chi ở giữa cuộc đời đầy mê vọng, khổ đau này hệt như là thiết lập các nhà máy than trắng để cho tỏa đầy ánh sáng giác ngộ và giải thoát. Tất cả những gì thuộc công việc chuyển hóa đều có mặt trong chúng ta. Tất cả đang chờ đợi sự giác tỉnh và quyết tâm của hành giả ngay từ hiện tại, trên đời này.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
8 Chánh Đạo

* Bát chánh đạo.

gồm có tám chi sau:

- Chánh kiến (skt: samyag-dṛṣṭi, pāli: sammàditthi): thấy đúng.
- Chánh tư duy (skt: Samyak-saṁkalpa, pāli: sammàsankappa): suy nghĩ đúng.
- Chánh ngữ (skt: Samyag-vāc, pāli: sammàvàca): nói đúng.
- Chánh nghiệp (skt: Samyak-karmānta, pāli: samm kammata): làm việc đúng.
- Chánh mạng (skt: Samnyag-ājīva, pāli: sammààjiva): sống đúng.
- Chánh tinh tấn (skt: Samyag-vyāyāma, pāli: sammààyàma): siêng năng đúng.
- Chánh niệm (skt: Samyak-smṛti, pāli: sammà satti): nhớ đúng.
- Chánh định (Samyak-samadhi, pāli: sammà samàdhi): tập trung đúng.

Định nghĩa về tám chi phần của Bát chánh đạo:

"
Này các vị tỳ-khưu, thế nào là chánh tri kiến? Đó là sự thông hiểu về khổ, sự thông hiểu về nguyên nhân của khổ, sự thông hiểu về sự diệt khổ, và sự thông hiểu về con đường diệt khổ.
Thế nào là chánh tư duy? Đó là tư duy về sự xuất ly, tư duy về vô sân, tư duy về vô hại.
Thế nào là chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
Thế nào chánh nghiệp? Đó là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ hành động tà dâm.
Thế nào là chánh mạng? Đó là đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng.
Thế nào là chánh tinh tấn? Đó là tinh tấn ngăn chận không cho khởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn phát khởi các thiện pháp chưa sanh, và tinh tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.
Thế nào là chánh niệm? Đó là sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời.
Thế nào là chánh định? Đó là ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ; rồi làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm; rồi ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú vào Thiền-na thứ ba; rồi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào Thiền-na thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh."
-- Tương Ưng, V-8

Bát Chánh Đạo là con đường giải thoát:

Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát Chánh Đạo nên giáo pháp đó đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán). Các hệ giáo pháp khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát. Nầy Subhada, khi nào các vị sa môn tu tập và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A la hán giải thoát.
-- Kinh Đại Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên