Chào chị Thanh Trúc và các bác !
Hoatihon xin góp lời chỗ này, các bác và chị Thanh Trúc nghe thử :
CHÀY KÌNH :
Cái chày dộng chuông (đại hồng chung _ đại đồng chung), có lẻ ngày xưa nhà chùa thường chạm khắc hình con cá kình như vầy :
(Ngày nay phần nhiều các chùa không chạm khắc gì trên chày)
Vì theo truyền thuyết loài cá kình (cá voi _ cá ông) hay dí đánh loài bồ lao _ một loài quái thú biến thể của loài rồng _ sống lưỡng cư (vừa trên cạn vừa dưới nước); con bồ lao bị cá kình đánh thì kêu rống lên âm vang rất to, cho nên trên những cái đại hồng chung thường được chạm khắc hình 2 con bồ lao liền thân tạo thành cái quai treo chuông :
Hình phác họa con bồ lao đơn lẻ
Con bồ lao kép thành quai treo chuông.
KHÁCH TANG HẢI :
"Tang" là cây dâu, "Hải" là biển, chữ "tang hải" là nói gọn của cụm từ "Tang điền biến vi thương (thanh) hải" [ruộng dâu biến thành biển xanh], ý nói sự vô thường của thế gian.
Trong trường hợp này, theo hoatihon ông Chu Mạnh Trinh đã vì âm điệu của thơ mà dùng từ không chính xác, lẻ ra phải là khách tang bồng* (người của sông hồ) mới có nghĩa.
* Cũng như Nguyễn Công Trứ đã từng viết :
Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái
Cái công danh là cái nợ nần.
Thực ra, nếu viết đúng cú pháp phải viết là :
Tang hồ bồng thỉ nam nhi trái
Cái công danh là cái nợ nần.
"Tang" là gổ dâu, "hồ" là cây cung, "bồng" là cỏ bồng, "thỉ" là mủi tên. Nguyên cụm từ này có nghĩa đen là "cây cung bằng gổ dâu và mủi tên làm bằng cỏ bồng" (Cỏ bồng thì không sát thương ai được). Tục truyền, ngày xưa ở Trung Quốc, hễ đẻ con trai thì dùng loại cung tên này bắn sáu phát; bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, còn một phát xuống đất. Ngụ ý của việc làm này là sau này trưởng thành, người con trai sẽ mang chí lớn “hai vai gánh vác sơn hà”, tung hoành dọc ngang giữa trời đất.
Kính góp ý !.