Gửi bởi lavinhcuong
Hoailinh chưa nói đến ngược dòng. chỉ có điều thắc mắc bấy lâu nay xin được bày tỏ nỗi niềm một chút.
Nếu nói đời nay người chân tu, thì phải biết nhiều kiếp trước đã tu nhiều thiện pháp, tích nóm nhiều đời nhiều công đức, thì ngày nay mới hiện hành cái nghiệp tu chân cầu giải thoát. lẽ ra đời nay phải có đủ cơm ăn áo mặc..chứ. đành rằng là không phải mong cầu và ham muốn vì đã là chân tu mà. cái lẽ nhân quả đáng phải có chứ? cớ sao tích thiện nhiều đời, tu chân giải thoát mà cứ phải lận đận, long đong, vừa lo cái ăn cho qua ngày , cái áo đỡ rách, mà vẫn tích đức tu chân mà cũng khó mà có đủ những thứ bình thường thiết yếu.
Nếu nói có nghiệp xấu thì để đến hôm nay là chân tu đã qua bao nhiêu kiếp thực hành Phật Pháp rồi sao nhiệp chẳng dứt. nếu nói chẳng dứt thì sao vẫn giữ được chân tu...
vì không được rõ , cho nên mong những ai thấu tỏ điều này tận tường chỉ hộ. mà tin vào cái nhân quả công bằng mà bao đời đã tiếp nối trong tâm thức con người
xin đa tạ trước
Kính chào bạn hoailinh!
Câu hỏi này cũng là câu hỏi của vodanh, mối quan tâm của vodanh khi đọc kinh sách ngay từ đầu là để tìm hiểu về vấn đề này. Tuy suy nghĩ nhiều nhưng chỉ thấy lờ mờ, việc có người cùng quan tâm vấn đề này thật tốt.
Nhưng vodanh cảm nhận là
hoailinh chưa thực sự có câu hỏi.
Bởi cái điều kiện, cái hoàn cảnh bối cảnh để nêu câu hỏi của hoailinh nó rất mù mờ, vậy ngay từ đầu câu hỏi đã mù mờ.
Cái phông nền bạn nêu ra là:
-đã tích thiện nhiều đời.
-tích nhiều công đước.
Cái mong muốn là: Được giải thoát.
Cái khó khăn là: cơm áo gạo tiền.
Cái phương tiện là: Tu chân.
Vậy xin hoailinh làm rõ cái phông nền, cái bối cảnh trước:
-hoai linh nói là đã tích thiện nhiều đời, vậy tích thiện là làm cái gì. Nếu hoailinh nói là đã làm phúc bố thí, vậy thì hoailinh lấy gì để bố thí. Nếu lấy của cải ông bà cha mẹ trao lại để bố thí, thì chẳng qua hoailinh cầm cái của người này đưa cho người kia, sao gọi là bố thí. hoailinh làm gì để có của bố thí vậy?
Nếu hoailinh làm việc phước đức thì hoailinh dựa vào cái gì để thực hiện việc phước điền vậy, chẳng phải là có một cái nghề hay một kĩ năng nào đó sao?
Vậy nên khi nói có thể tích thiện mà "đói" là hơi vô lí sao?
Những phần khác hoailinh cũng phải làm cho rõ ràng, khi đó mới có câu hỏi chính xác.
Giờ nói đến cái mục đích, cái mong muốn:
Khi đã có câu hỏi trong tay, tùy theo mong muốn của mình mà ta quyết định sẽ giải nó như thế nào.
Một cách làm cũ kỹ nhưng rất hay, đó là theo dấu người thành công.
Nếu ta quyết định theo "con đường giải thoát" thì ta theo dấu những vị này, họ chắc chắn phải trải qua những khó khăn mà ta gặp phải, chỉ là họ vượt đã qua rồi nên không gọi là khó khăn, hàng ngày họ cũng đương đầu với nó nhưng họ không thấy đó là khó khăn. Họ làm gì, ta làm y như thế.
Nếu quyết định theo con đường sung túc, ta theo dấu những người giàu có, nếu ta muốn vừa giàu có vừa thánh thiện, ta theo dấu những người vừa giàu có vừa thánh thiện. Xem họ đã làm gì. Họ làm gì ta làm nấy.
Giờ nói đến cái khó khăn cơm áo gạo tiền: Nó là giả tạo, nói cách khác là nó không phải là yếu tố quan trọng, bởi khi các yếu tố khác được giải quyết, nó tự biến mất.
Giờ nói đến cái phương tiện tu chân: cái này là trung tâm, quyết định tất cả các cái khác.
Vậy tu chân là tu cái gì? Thực sự vodanh không biết thế nào là chân. Nhưng vodanh thấy rằng tu chẳng phải là rèn luyện để
từ bỏ Tham-Sân-Si sao? Khi cái này đã nhẹ, tu là
luyện tập sự tỉnh thức. Khi khá tỉnh táo lại tu tập
thiền quán để đầu óc bén nhạy, niềm tin vững vàng, tinh thần ổn định. Khi đầu óc hoạt động tốt, ta có thể
cảm nhận những việc vi tế hơn, vậy ta dùng nó để
quán sát bản thân mình, thân tâm mình, quan sát trí năng của ta nó làm việc như thế nào, điều gì là chưa ổn, ta phải trì giới mà sửa nó, phát nguyện mà thay đổi tận gốc.
Khi làm chủ trí năng và tinh thần mạnh mẽ, ta quán đến cái duyên tan hợp, thành công hay thất bại, ta thấy rõ những người thành công thì họ đã làm gì, vì tâm tính họ ra sao, quan điểm nhân sinh họ như thế nào, cái duyên nào đến với họ. Khi đến đây ta có một quyền quan trọng nhất, đó là quyền quyết định ta là ai, ta sẽ là ai. Nghe to thế nhưng lại chẳng có gì.
Tôi xin kể 2 câu chuyện nhỏ như sau.
Câu chuyện về một nhà sinh vật học đầu ngành. Người này vốn xuất thân từ một nhà có truyền thống học tập, tất cả anh chị em đều là tiến sĩ, nhưng riêng người này là kẻ chơi bời liêu lổng, du côn. Vì phá phách mãi cũng chán, lại chẳng có mục đích gì, người Mỹ này đăng kí tham gia chiến tranh tại Việt Nam với vai trò là phi công. Mà anh ta cũng chẳng quan tâm ai chánh ai tà, ai thắng ai thua, anh tham gia như đi đổi gió vậy. Qui định của phi công ném bom là máy bay không được mang bom khi quay về. Một lần nọ sau khi chẳng có mục tiêu nào để ném, anh ta bay ra biển để trút bom, chợt cái chán ngán vì sống không mịc đích trổi dậy mạnh mẽ, anh ta buông bỏ máy bay, nhảy dù xuống biển, mặc cho số phận. Nhưng khi cá ,mập đến, vây vòng trong vòng ngoài, nhiều, rất nhiều. Anh ta chợt muốn sống, cái mong muốn được "sống" trào lên mạnh mẽ, mạnh vô cùng. Một phép lạ đã xảy ra, cá mập khôn gta61n công anh ta. Anh ta rời quân ngũ trở về quê hương, hành trang mà khao khát sự "sống". Anh ta đi học lại từ quyển sách sinh học phổ thông. Thế nhưng chỉ vài năm đã trở thành tiến sĩ, thành nhà khoa học hàng đầu về sinh học. Điều gì đã xảy ra vậy? Từ không có gì đến thành nhà khoa học hàng đầu chỉ sau vài năm? Chẳng phải một dấu ấn tâm linh đã đóng lên người anh ta?
Và khi tìm hiểu những cá nhân kiệt xuất, ta thấy đâu đó xuất hiện dấu ấn của tâm linh, như steve job chẳng hạn, người đã biến những việc không thể thành có thể, chẳng phải tất cả các bộ não hàng đầu về máy tính khẳng định không thể tạo ra cái máy tỉnh vận hành không tỏa nhiệt, điều này được coi như là chân lí , thế mà cái mát tính bảng đã ra đời, hoàn toàn không tỏa nhiệt.
Câu chuyện thứ 2 là câu chuyện về 3 con chó ở nhà tôi. Có 1 con bắt chuột siêu đẳng, nhiều con chuột yếu bóng vía đang bò trên dây điện mà bị nó dọa phải rớt xuống đất. Vậy nó có gì đặc biệt. Nó chạy nhanh hơn chăng, không. Mũi nói thính hơn chăng, không. Nó sủa to hơn chăng, không....và cuối cùng khi cho nó ăn tôi đã phát hiện ra: dù đang đói nhưng khi thấy chuột thì bỏ cả ăn để bắt cho bằng được. Vậy thì khả năng đặc biệt của nó do sự yêu thích đặc biệt của nó mà ra.
Vậy thì qua 2 câu chuyện trên tôi thấy rằng: ngạ quỉ lấy ăn làm mục đích của mình, làm vui thú của mình, nên ăn bao nhiêu cho đủ, Atula lấy sự tranh đấu làm vui, làm sự phấn khích của mình, nên gây sự biết bao giờ dừng. Chư thiên lấy việc làm thiện làm vui, làm bổn phận của mình, nên làm thiện không thấy là vất vả, các vị cao hơn thì lấy sự thông tỏ làm bản tính, Phật lấy sự thanh tịnh như như làm mãn nguyện.
Vậy ta quán chiếu thân tâm là làm cái gì? Ta phải quán xét ta lấy gì làm vui. Điều này mới chứng thực được ta là ai. Nếu ta thấy ai đau khổ mà vui, thì đó là quỉ tính, quỉ lấy nổi đau bất hạnh của người khác làm niềm vui, nếu là quỉ mà không gặp ác duyên mới là phi lí, vậy phải dùng mọi biện pháp cắt đứt niềm vui bất thiện này.
Cũng như vậy, người giàu có suy nghĩ của người giàu, người nghèo có suy nghỉ của người nghèo, người đủ sống có suy nghỉ của người đủ sống. Khi ta muốn thoát nghèo thì phải đoạn trừ những suy nghỉ của người nghèo, khi ta muốn giàu ta phải có suy nghĩ của người giàu có.
Mọi người dể dàng công nhận rằng nghèo là không có tiền, vậy có lắm ngừoi bán vé số trúng vài tỉ, tức có tiền chứ sao, nhưng lại mau chóng quay về bán vé số. Có người nghèo trúng mười mấy tỉ, tiền nhiều chứ ít đâu, lại hoàn nghèo ngay sau đó. Vậy là tại làm sao? Vì họ có suy nghĩ của người nghèo và không thay đổi nó, nên họ chính là họ, nghèo chính là nghèo.
Có câu chuyện một người Bà La Môn hỏi đức Phật là ai, đức phật trả lời:
-ta không phải là thượng đế vì ta không có cái ham muốn đó.
-ta không phải thần vì ta không có cái ham muốn của thần...
Phật dạy rỏ ràng: ta là ai vì ta có suy nghĩ của người đó. Vậy ta nghèo thì rõ ràng ta có cái suy nghỉ của người nghèo.
Kính chia xẻ tư tưởng. Gọi là tư tưởng vì chưa hành được.
Nếu hoailinh muốn đạt được: muốn thành Phật phải hỏi Phật, muốn thành người giàu phải hỏi người giàu.
Còn vodanhladanh chỉ là người đưa duyên chỉ chổ.
Thân chào bạn!